Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Phút giây cảnh giác 6

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                          Mời trộm vào nhà - Thợ sơn dỏm - Sợi dây chuyền

Phẫn nộ với thông tin thất thiệt về xưởng sản xuất Coca Cola "bẩn" ở Việt Nam

Hồng Minh - Hồng Phúc, Theo Trí Thức Trẻ 01:04 05/11/2015

Những hình ảnh về xưởng sản xuất làm giả Coca Cola rất bẩn thỉu này được đăng tải trên một fanpage đã thu hút tới hơn 50.000 lượt chia sẻ và hàng nghìn comments, khiến nhiều người vốn là tín đồ của loại đồ uống này hoang mang. Tuy nhiên, thực tế, đây hoàn toàn không phải là hình ảnh ở Việt Nam.

Thông tin cảnh báo về xưởng Coca Cola này xuất phát từ một trang fanpage trên mạng xã hội Facebook vào ngày 3/11 vừa qua với nội dung về một xưởng sản xuất Coca Cola giả: "Share cho anh em bạn bè và gia đình cẩn thận nhé!" và còn khẳng định "Do mình tự giết mình thôi".

coca-e9dbc
Cảnh báo về xưởng sản xuất Coca Cola giả được đăng tải trên một trang fanpage chỉ trong 1 ngày qua thu hút tới gần 30.000 lượt like, 50.000 lượt share và hơn 6.000 comments chia sẻ. - (Ảnh chụp màn hình)

Cùng với thông tin khiến nhiều người hoang mang, admin fanpage này còn đăng tải một loạt những hình ảnh về dây chuyền sản xuất ở xưởng này vô cùng nhếch nhác, mất vệ sinh với những bao bì, thùng chứa thủ công, hoen gỉ. Bên cạnh đó là những hóa chất, nguyên liệu không rõ nguồn gốc". 

c2-993ca
Dây chuyền sản xuất được cho là làm từ những ống nước và những chum vại đã cũ kĩ, hôi hám trong một nhà xưởng được làm từ gạch đã hoen ố.

c3-993ca

c4-993ca
Nguyên liệu đựng trong những chai nhựa và túi nilon không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

c5-993ca
Những hình ảnh về dây chuyền sản xuất coca cola giả được chia sẻ khiến nhiều người giật mình 

Những hình ảnh này sau khi được đăng tải đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của người dùng mạng. Chỉ sau một ngày đăng tải, bài chia sẻ đã nhận được hàng chục nghìn lượt like, share cũng như bình luận. Dù chưa biết thực hư, nhưng những hình ảnh đằng sau quá trình sản xuất của loại đồ uống đến từ thương hiệu giải khát hàng đầu thế giới đã khiến cho hàng nghìn người bình luận tỏ ra giật mình và hoang mang, lo lắng. 

Tuy nhiên, chỉ bằng một vài động tác tìm kiếm hình ảnh đơn giản qua Google, chúng tôi đã nhanh chóng tìm ra nguồn gốc của những bức ảnh này. Và nó hoàn toàn không đến từ Việt Nam. Những thông tin cho rằng dây chuyền sản xuất Coca trên ở Việt Nam là không đúng sự thật. Thực tế, những hình ảnh trên được lấy từ một đợt truy quét hàng giả của chính quyền thành phố Gujranwala, Pakistan. Tại đây các nhà chức trách đã phát hiện được một xưởng sản xuất sử dụng hóa chất độc hại để làm giả các loại nước ngọt như Coca cola, Sprite, Mountain Dew rồi đem cung cấp cho các thành phố khác như Sheikhupura, Lahore. 

Không rõ vì lí do câu like share hay chưa kiểm chứng kĩ đã vội vàng đưa lên, mà các admin Fanpage này đã tạo ra những thông tin thất thiệt vô cùng tai hại. Hàng nghìn tài khoản Facebook khác thì ngay khi nhìn thấy hình ảnh này đã được tự động "bật" nút like, share và... chửi và không cần biết nguồn gốc hình ảnh như thế nào, việc share đi một thông tin như thế có ảnh hưởng gì không. 

Trên thực tế, nếu tinh ý và thận trọng một chút khi xem những hình ảnh này là có thể nhận ra bối cảnh không hề giống ở Việt Nam. Đồng thời, đây không cũng phải lần đầu những thông tin thất thiệt kiểu này được tung lên mạng. Một số người dùng mạng tỉnh táo đã nhận ra và kịp thời lên tiếng trấn an và vạch trần sự thật.

"Mình đã xem một chương trình thực tế của nhà máy Cola bên nước ngoài rồi nhé. Người ta có dây chuyền làm cola cẩn thận, sạch sẽ, đảm bảo. Công ty người ta sản xuất cả dây chuyền, cả 1 công ty lớn toàn thế giới. Các bạn đừng nhặt những hình ảnh của cơ sở sản xuất giả rồi tung tin đồn thất thiệt", nickname T.H lên tiếng.

coca-6b4b4
Nhiều người dùng mạng tinh ý đã nhận ra đây không phải là hình ảnh ở Việt Nam - (Ảnh chụp màn hình).

Dưới đây là những hình ảnh khác được báo chí địa phương ghi lại tại đất nước này:

c6-993ca
Bên trong xưởng sản xuất sử dụng hóa chất độc hại để làm giả các loại nước ngọt tại Pakistan

c7-993ca
Là tình trạng nhếch nhác, mất vệ sinh nghiêm trọng

c8-993ca

Đã quá nhiều trường hợp cảnh báo về thói quen like, share một cách vô tội vạ, khi sự việc chưa hề được kiểm chứng khiến cho cộng đồng mạng và dư luận xã hội hoang mang. Chưa kể, nếu nghiêm trọng hơn, những thông tin kiểu này còn có thể làm ảnh hưởng đến cả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, trước mỗi nguồn thông tin trôi nổi, người dùng mạng ở Việt Nam cần hết sức tỉnh táo để chứng tỏ mình là người dùng thông minh. Bởi nhiều khi chỉ cần một thao tác tìm kiếm hình ảnh trên Google rất đơn giản, hoặc chịu khó đọc kĩ các comment để suy đoán là bạn đã có thể phân biệt được thực hư vấn đề. 

Hành vi cung cấp thông tin không đúng sự thật trên internet là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, Điều 64 khoản 3 điểm a quy định hành vi Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000đ – 30.000.000đ (Đối với tổ chức vi phạm) và từ 10.000.000đ – 15.000.000đ (Đối với cá nhân vi phạm).
“Việc cung cấp thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thông tin, khiến cho người tiếp nhận thông tin hoang mang, lo lắng dẫn đến trật tự xã hội không được đảm bảo. Vì vậy để tránh tình trạng này, trước khi đưa thông tin lên mạng internet, mạng xã hội, người đưa thông tin cần tỉnh táo, thận trọng kiểm tra mức độ chính xác của nguồn tin. Nếu thông tin không đảm bảo, nửa vời, nhất quyết không sử dụng thông tin đó để vừa không làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, vừa tránh nguy cơ bị pháp luật xử lý.

Câu chuyện phẫn nộ phía sau bức ảnh em bé bị trói và nhét vào thùng các-tông

Hồng Minh - Hồng Phúc, Theo Trí Thức Trẻ 17:37 09/10/2015

Những bức ảnh ghi lại cảnh tượng 1 bé gái bị trói chặt chân tay bằng băng dính rồi nhét vào thùng các-tông được chia sẻ rộng rãi trên facebook khiến nhiều người sợ hãi. Người chia sẻ hình ảnh cho biết đây là nạn nhân của nạn buôn trẻ em nhưng câu chuyện thực tế còn đáng sợ hơn nhiều.

Bức ảnh được một tài khoản facebook có tên N.T.H chia sẻ với nội dung như sau: "Hình ảnh này mình lấy ở face của 1 bạn sống bên Malaysia. Buôn trẻ em từ Malaysia sang Thái đấy ạ! Các mẹ cẩn thận hơn nhé! Giờ ai mà đăng mấy cái bài dạy con tự tìm đường về nhà với để con tự do thì muốn tế cho 1 trận! Bảo vệ con vẫn là trên hết các mẹ ạ!"

them-d075e
Đoạn chia sẻ cùng với những bức ảnh được chia sẻ khiến nhiều người dùng mạng hoang mang - (Ảnh chụp màn hình Fb N.T.H)

Từ những bức ảnh này, có thể thấy hình ảnh một bé gái chỉ khoảng 8, 9 tuổi trong tình trạng không mảnh vải che thân bị trói chặt hai tay, hai chân bởi băng dính. Miệng của bé cũng bị bịt chặt lại và máu vẫn còn vương trên mặt. Xung quanh em bé là khung cảnh đầy những rác và bẩn thỉu.

Theo thông tin của người chia sẻ hình ảnh, em bé chính là nạn nhân của nạn buôn bán trẻ em. Cũng theo người này, khi phát hiện, bé vẫn còn sống. Em bé tội nghiệp bị một nhóm người đánh thuốc mê hay thuốc ngủ rồi trói lại nhét vào thùng các-tông cùng với xe chở hàng.

"Các mẹ cẩn thận nhé! Gửi con bây giờ cũng nhắc các bà thường xuyên không sai 1 li hối hận cả đời! Nhìn thế này bé có được cứu cũng bị chấn động tâm lý mạnh không biết sau này nó còn ám ảnh con đến thế nào nữa", facebook N.T.H cảnh báo.

Chỉ sau gần 1 ngày được chia sẻ trên trang facebook cá nhân của người dùng mạng Việt Nam, những bức ảnh này đã thu hút hàng trăm lượt like và sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Hầu hết mọi người đều tỏ ra bất bình trước hành động dã man, vô nhân đạo của người đã hành hạ bé. Một số người khác có con nhỏ còn tỏ ra hoang mang và sợ hãi hơn.

"Ôi nhìn mà không cầm lòng được. Con mình dứt ruột đẻ ra mà bị những người này đối xử dã man. Sao càng ngày càng ác thế", một người dùng mạng bình luận.

Một facebook khác có con nhỏ cũng tỏ ra hoang mang: "Sợ quá. Phải cẩn thận với bọn trẻ, quan tâm và răn đe thật nhiều để cảnh giác với bọn xấu".
hinh-225dc
Những bình luận bày tỏ thương xót và phẫn nộ với hành động tội ác đối với em bé - (Ảnh chụp màn hình).

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, sự việc đã xảy ra tại Indonesia hồi đầu tháng 10 vừa qua. Sự thật còn đau lòng hơn những gì người dùng Việt Nam đang chia sẻ, em bé không phải là nạn nhân của nạn buôn người, cũng không còn sống mà đã bị bắt cóc và giết chết sau khi tan học.

Vào thời điểm đó, dư luận đất nước này cũng đã sôi sục khi những bức ảnh này được đăng tải lên Facebook. Thông tin và hình ảnh vụ việc được đăng tải trên các báo địa phương từ ngày 5/10 vừa qua. 

bao-1b075
Thông tin về em bé được đăng tải trên báo Malaysia vài ngày trước - (Ảnh chụp màn hình)

Qua tìm hiểu, được biết, nạn nhân chỉ mới 9 tuổi. Báo chí địa phương đưa tin, xác của bé được tìm thấy vào ngày thứ 6 (2/10) tại quận Kalideres, phía Tây Jakarta, Indonesia. Danh tính đứa trẻ được xác định là Putri Nur Fauziah, con thứ 3 của cặp vợ chồng Asep Saepuloh và Ida Fitriyani. Putri đã bị bắt cóc khi tan học.

Khi được phát hiện, em bé đã chết được khoảng 4 tiếng. Xác của Putri hoàn toàn khỏa thân, có nhiều vết cắt, bầm tím trên cơ thể, bộ phận sinh dục và hậu môn có dấu hiệu bị xâm hại. Cảnh sát cũng tìm được trong hộp một số áo quần được cho là của bé.

Hiện tung tích của nhóm người đã thực hiện hành vi tội ác với bé vẫn đang được lực lượng chức năng địa phương tích cực truy lùng và làm rõ.

Đây không phải là lần đầu tiên những người dùng mạng ở Việt Nam chia sẻ những thông tin gây hoang mang nhưng thực tế lại không có thật ở Việt Nam. Vào ngày 22/9, một bức ảnh chụp lại cảnh một người đàn ông bị trương phình nằm chờ chết vì hút thử shisha pen được chia sẻ trên facebook khiến nhiều người rùng mình. Thế nhưng qua tìm hiểu, đây lại là hình ảnh được chụp ở Campuchia và đây là một du lịch người Úc được phát hiện tử vong trong khách sạn sau khi lên cơn đau tim.

Trước đó, hình ảnh cậu bé bị dúi đầu vào chum nước tiểu vì ăn trộm dừa được chia sẻ rầm rộ vào ngày 22/6 cũng khiến cư dân mạng phẫn nộ để rồi sau đó nhờ thông tin báo chí xác minh, nhiều người mới biết được sự thật vụ việc không hề xảy ra ở Việt Nam.

Đã quá nhiều trường hợp cảnh báo về thói quen share không có ý thức khiến cho cộng đồng mạng và dư luận xã hội hoang mang, lo lắng. Có lẽ người dùng mạng ở Việt Nam cần tỉnh táo hơn trong mỗi nút like, share của mình bởi những thông tin trên mạng xã hội chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng được kiểm chứng và có tác dụng cảnh báo thực sự.

Hành vi cung cấp thông tin không đúng sự thật trên internet là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, Điều 64 khoản 3 điểm a quy định hành vi Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000đ – 30.000.000đ (Đối với tổ chức vi phạm) và từ 10.000.000đ – 15.000.000đ (Đối với cá nhân vi phạm).

“Việc cung cấp thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thông tin, khiến cho người tiếp nhận thông tin hoang mang, lo lắng dẫn đến trật tự xã hội không được đảm bảo. Vì vậy để tránh tình trạng này, trước khi đưa thông tin lên mạng internet, mạng xã hội, người đưa thông tin cần tỉnh táo, thận trọng kiểm tra mức độ chính xác của nguồn tin. Nếu thông tin không đảm bảo, nửa vời, nhất quyết không sử dụng thông tin đó để vừa không làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, vừa tránh nguy cơ bị pháp luật xử lý.

Sự thật về bức ảnh bị thòng lọng thắt cổ giữa đường ở Hà Nội

Trí Thức Trẻ, Theo 14:48 22/05/2017

Một chủ tài khoản facebook vừa đăng tải hình ảnh một nạn nhân bị dây điện thòng lọng cứa ngang cổ, khi đang đi trên một con đường ở Hà Nội và phải nhập viện.

Theo chia sẻ của tài khoản facebook “Công chúa ...”, tối ngày 19-5, người thân của bạn này khi đi làm về qua đường Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) thì bị sợi cáp dây điện thòng xuống cứa cổ.
Do trời mưa, đường lại tối, không kiểm soát được nên người này đã bị dây cáp thắt vào cổ và kéo dài một đoạn. Được biết, dây cáp này do người cắt cáp sơ suất để dây thòng xuống bằng với người đi đường.
Rất may là người thân của bạn này phanh xe kịp và vững tay lái nên không bị ngã. Sau đó đã có bạn đi đằng sau gỡ sợi cáp ra giúp nạn nhân.

Tấm hình đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Sự việc đã thu hút sự chú ý của hàng chục nghìn người và cũng có nhiều ý kiến xung quanh độ xác thực của bức ảnh, khiến chủ nhân đăng thông tin trên nhận rất nhiều chỉ trích.
Xác minh qua số điện thoại của chủ nhân đăng bức ảnh, một cô gái trẻ xác nhận bức ảnh trên là do mình chụp và đăng lên trang cá nhân nhằm giúp người dân cảnh giác với tình huống “quái gở” này.
Tuy nhiên khi chúng tôi đề nghị để được liên hệ với nạn nhân, thì cô gái này từ chối cung cấp thông tin.
“Anh nhà em lành lắm ạ, anh ấy không muốn xuất hiện và không muốn trình báo. Gia đình cũng vận động anh ấy làm đơn đến cơ quan công an nhưng anh không muốn. Do em thấy xót xa nên sau 2 ngày bị tai nạn em đã chụp lại rồi đăng để cảnh báo cho mọi người thôi ạ”, cô gái nói.
Đâu là sự thật
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, chúng tôi tìm đến con phố Phương Mai, nằm trên địa bàn quận Đống Đa.
Tìm tất cả các điểm có cột điện “cõng” theo nhiều loại dây của các hãng viễn thông, có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, hỏi những người dân xung quanh về sự việc trên, chúng tôi đều nhận được cái lắc thẳng thừng.

Hầu hết người dân đều cho biết, trong những ngày vừa qua không có vụ tai nạn nào như trên.
Quan sát cây cột điện có hàng chục loại dây cáp đi ngang qua đường tại ngõ 1, phố Phương Mai, chúng tôi đứng lại hỏi bà Trần Thị Soi (65 tuổi), từng bán hàng lâu năm tại đây.
Bà Soi cho biết “Tôi bán hàng ở đây cả ngày đến nửa đêm, trong những ngày gần đây chả thấy có vụ việc nào như vậy. Chỉ có một vụ hy hữu cách đây vài năm, giữa ban ngày có một người bị sợi dây điện ngoắc vào cổ rồi được đưa đi viện...” , bà Soi cho biết.
Đến đầu ngõ 15 của con phố này, điểm có nhiều đường dây của các hãng viễn thông và cũng là nơi các loại “mạng nhện” đan xen nhiều nhất, bà Trần Thu Hòa – bán hàng ăn, nói với chúng tôi: “Cả họ nhà tôi thay nhau bán hàng ở đây cả ngày lẫn đêm, mấy ngày qua không có ai bị dây quấn cổ như các anh nói”.
Anh Huy, con trai bà Hòa đứng gần đấy cũng nói chen ngang: “Dọc tuyến phố này có ít nhất 3 cổng của 3 bệnh viện, có vài tiệm karaoke. Mọi sinh hoạt mua bán diễn ra như ban ngày, nếu có chuyện đó thì đã đồn ầm lên rồi”, anh Huy cười.

"Mọi sinh hoạt mua bán diễn ra như ban ngày, nếu có chuyện đó thì đã đồn ầm lên rồi”, anh Huy - một người dân cười khẳng định.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Công an phường Phương Mai cho biết, trong những ngày qua không có bị hại nào đến trình báo và đơn vị này cũng chưa nhận được bất cứ thông tin nào liên quan đến sự việc như trên.
Sau đó, chúng tôi đem tấm hình mà tài khoản facebook “Công chúa ...” đã đăng lên facbook cá nhân hỏi một bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Việt Đức.
Theo vị bác sĩ này, tùy theo mức độ kiêng kị và môi trường sinh sống cũng như chế độ chăm sóc đối với nạn nhân mà vết mổ sẽ khác nhau. Nhưng theo quan sát thì vết mổ của người trong tấm hình trên có thể đã được phẫu thuật trước đó khoảng 2 tuần đối với một bệnh nhân thông thường.
Tìm hiểu trên trang facebook cá nhân đăng nội dung vụ việc trên, chúng tôi nhận thấy cô gái đăng tải tấm hình chuyên mua bán hàng qua mạng, liệu có phải đây là một chiêu bài nhằm câu like và thu hút khách hàng?
Phát ngôn sai sự thật trên Facebook có thể bị phạt tù
Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết:
Hành vi bịa đặt, thêu dệt các câu chuyện chết người, tai nạn, hiếp dâm, đánh nhau ở một địa điểm nào đó trên Facebook là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 226 Bộ luật hình sự ghi rõ, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet: "Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Chia sẻ về việc một số cá nhân dùng Facebook không lành mạnh, luật sư Hòe cho biết:
"Hiện nay, các bạn trẻ có xu hướng sử dụng trang cá nhân của mình với mục đích không lành mạnh, ví dụ đăng tải hình ảnh hoặc các bài viết có nội dung không phù hợp để thể hiện bản thân là hoàn toàn trái với đạo đức xã hội.
Hơn thế nữa, nếu việc đăng tải đó nhằm mục đích tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, vi phạm các điều cấm mà pháp luật quy định sẽ trở thành hành vi vi phạm pháp luật".

Sự thật loại biệt dược không mùi có thể “sai khiến” phụ nữ?

Đời Sống & Pháp Luật, Theo 11:57 27/05/2015

Thời gian gần đây, tại tỉnh Thanh Hóa bỗng nhiên rộ lên thông tin về một loại biệt dược có công hiệu vô cùng đặc biệt, đó là có thể "sai khiến" phụ nữ.

Theo đó, người phụ nữ nào uống phải loại biệt dược này sẽ bị người khác giới “sai khiến” dễ dàng, đặc biệt là những nhu cầu về dục vọng. Điều đáng nói là loại thuốc này không có mùi vị và rất khó phát hiện nên người bị hại không thể nào biết được cách phòng tránh nếu như ai đó cố tình hãm hại mình. Chính từ những thông tin về loại biệt dược kinh dị này mà rất nhiều chị em, đặc biệt là các bạn nữ trẻ tuổi đang vô cùng lo lắng.
“Món quà của quỷ sa tăng”
Quá trình thu thập thông tin ở một số địa bàn của tỉnh Thanh Hóa cho thấy, loại biệt dược này đã bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Thanh Hóa từ khoảng 2-3 tháng trở lại đây và được bán bí mật trong những nhóm thanh niên chơi bời, thường hay tụ tập đêm hôm. Theo đó, loại biệt dược này được nhiều thanh niên gọi với cái tên “Món quà của quỷ sa tăng” để miêu tả về công hiệu của nó. Bất cứ người phụ nữ nào dù lớn hay ít tuổi nếu như uống phải loại thuốc này đều sẽ bị người khác giới “sai khiến” một cách dễ dàng, đặc biệt là trong chuyện phòng the.
Tìm mua loại thuốc này ở Thanh Hóa không khó, chỉ cần bắt mối với một thanh niên nào đó chơi bời là ngay lập tức có thể mua được. Thường thì loại biệt dược này được bán theo kiểu “sang tay”, người này truyền tay cho người kia và chính vì thế mà giá cả cũng có sự thay đổi, dĩ nhiên, mỗi lần “qua cầu” thì sẽ tăng lên một giá. Cho đến khi phóng viên trực tiếp tác nghiệp mua được một lọ biệt dược này thì giá của nó đã lên tới 600 nghìn đồng.


Thuốc kích dục. Ảnh minh họa.
Quan sát bên ngoài, loại biệt dược này được bọc bằng một loại hộp giấy màu xanh có in hình một cô gái ăn mặc hết sức bốc lửa. Cùng với đó, trên vỏ còn in hàng loạt chữ Trung Quốc giống như nhãn hiệu. Phần bên trong là một lọ thủy tinh màu trắng đựng một loại dung dịch không màu, giống như nước lọc. Tuy nhiên, cho đến khi được nhìn thấy phần lõi của hộp biệt dược thì người mua phải bỏ tiền ra mua thì mới được cầm tận tay.
Mở nắp loại biệt dược này ra thì không thấy có bất cứ mùi vị nào, nó giống nước lọc. Tuy nhiên, theo lời giới thiệu của một thanh niên tên T., 22 tuổi, người trực tiếp bán loại thuốc này thì chỉ cần vài giọt cho vào cốc nước, người uống phải sẽ trở nên điên dại, như một con thú hoang. Theo tìm hiểu, T. cũng chỉ có một lọ, bán sang tay kiếm lời chứ thực chất chưa bao giờ sử dụng. Người thanh niên này còn khẳng định “mình đã có người yêu nên chẳng phải dùng đến nó, chỉ mấy thằng thích nhanh, chẳng kiên trì tán tỉnh thì mới phải dùng đến loại này mà thôi…”.
Cũng theo lời giới thiệu của T., thường thì mấy nhóm thanh niên mới lớn hay mua loại này và không hiểu rõ là dùng vào mục đích gì. Cũng có khi là mấy ông trung niên mua để về cho… vợ sử dụng nhưng vì là loại thuốc đặc biệt nên việc mua bán diễn ra hết sức bí mật, chẳng ai biết rõ người bán cũng như người mua. T. mua được lọ thuốc này cách đây hơn một tháng, mang về nhà cất giấu, cũng nghĩ đến việc sử dụng nhưng chẳng bao giờ phải động đến nên cho đến bây giờ phải mất tới cả tuần lễ đi tìm người sang tay để “thu hồi vốn”.
Xuất hiện một khoảng thời gian và cho đến nay vẫn chưa thực sự ghi nhận trường hợp nào bị hãm hại nhưng loại biệt dược này đã khiến cho rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là các cô gái trẻ ở Thanh Hóa luôn lo lắng. Theo phản ánh của nhiều người thì họ rất sợ hãi mỗi khi đi giao tiếp với bạn bè khác giới, đặc biệt là mới quen. Vì quá lo sợ và để đề phòng mà nhiều người đã chủ động hạn chế giao tiếp trong xã hội, thậm chí cắt cả liên lạc bạn bè.

Một dạng thuốc kích dục mạnh

Trao đổi thông tin với đại diện Công an thành phố Thanh Hóa, được biết, loại biệt dược này thực chất là một dạng thuốc kích dục. Những tin đồn liên quan có thể xuất phát từ việc người dân phát hiện có một loại thuốc kích dục nào đó, rồi từ đây một số người thêu dệt nên câu chuyện về những sự vụ cụ thể để khiến nhiều người lo lắng.
Cũng theo phía Công an thành phố Thanh Hóa thì khoảng giữa tháng 3/2015, đơn vị này cũng đã bắt giữ được một vụ buôn bán thuốc kích dục và công cụ hỗ trợ. Nếu theo miêu tả thì loại biệt dược mà người dân đang đồn thổi có đặc điểm rất giống với loại thuốc kích dục mà lực lượng Công an thành phố Thanh Hóa đã bắt giữ được.
Theo đó, vào ngày 17/3/2015, lực lượng trinh sát hình sự đã bắt giữ được hai đối tượng là Dương Văn Phương và Phạm Ngọc Tuấn (đều 25 tuổi, trú tại xã Đan Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ). Tại hiện trường, công an thu giữ được 14 khẩu súng bắn đạn bi – loại súng có tính sát thương cao, 9 bình xịt hơi cay, 13 dùi cui điện (loại 3000W, 704V), 9 lọ thuốc kích dục. Qua quá trình khai báo, hai đối tượng này đã thú nhận mua thuốc kích dục và công cụ hỗ trợ từ bên Trung Quốc, rồi sau đó vượt biên vào Việt Nam mang đến một số các thành phố để tiêu thụ.
Với những thông tin mà hai đối tượng này cung cấp, có thể thấy, loại thuốc kích dục này đã ngấm ngầm tràn vào Việt Nam qua một con đường nào đó và có thể hiện tại vẫn đang được bán trôi nổi ngoài thị trường. Không riêng gì tại Thanh Hóa mà ở rất nhiều địa phương khác, đặc biệt là các thành phố lớn, việc buôn bán các loại dược phẩm kích thích đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Những loại thuốc kích thích ngụy trang ở nhiều dạng như nước, khí, hoặc là kẹo, viên sủi… Và khi ai đó vô tình ăn phải thì chất kích thích sẽ tác động lên dây thần kinh và không sao có thể kiểm soát được hành vi của bản thân.
Khoản 5, Điều 9, Nghị định 93/2011/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế quy định.
Phạt tiền từ trên 15 triệu đồng đến gấp đôi giá trị của toàn bộ số thuốc thu được theo giá bán của cơ sở kinh doanh nhưng không quá 40 triệu đồng đối với hành vi buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu, thuốc không được phép lưu hành trên thị trường.
Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ thuốc, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét