Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

VĂN MINH HÓA 11/a (Đấu tranh giai cấp)

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Quốc tế ca

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Quốc tế ca (tiếng Pháp: L'Internationale) là bài ca tranh đấu nổi tiếng nhất của những người công nhân theo xã hội chủ nghĩa và là một trong những bài hát được nhiều người biết đến nhất trên thế giới. Nguyên bản tiếng Pháp được sáng tác năm 1870 bởi Eugène Pottier (18161887), sau này là một thành viên trong Công xã Paris). Pierre Degeyter (18481932) phổ thơ thành nhạc năm 1888. (Lúc ban đầu họ dự định hát theo điệu nhạc của bài La Marseillaise.) Quốc tế ca đã trở thành bài hát quen thuộc trong các thành phần cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt. Người ta thường hát với tay phải nắm chặt giơ lên.
Tại nhiều quốc gia châu Âu, bài hát đã bị cấm vào đầu thế kỷ 20 vì liên hệ với chủ nghĩa cộng sản và có thông điệp lật đổ chính phủ tư bản.

Phiên bản tiếng Nga được chọn làm quốc ca của Liên Xô từ 1917 đến 1944; khi Liên Xô chọn bài quốc ca khác ("Quốc ca Liên bang Xô viết") thì "Quốc tế ca" trở thành đảng ca của Đảng Cộng sản Liên Xô. Lời tiếng Nga do Aron Kots (Arkadiy Yakolevich Kots) soạn vào năm 1902 và được phổ biến trong một nguyệt san tiếng Nga in tại Luân Đôn.
"Quốc tế ca" chẳng những chỉ được những người cộng sản mà còn những người theo chủ nghĩa xã hội hát. Nó cũng là bài hát của các sinh viên trong cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 chống đối chính phủ Trung Hoa.
Nhạc của bài Quốc tế ca vẫn còn thuộc bản quyền tại Pháp cho đến năm 2014, nhưng bản quyền không được các thành phần cánh tả tuân theo. Trong năm 2005 một nhà làm phim đã phải trả 1000 Euro để sử dụng bài này trong phim.
                                     


Lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1-5
Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Tại Việt Nam, đây là một ngày mà mọi người dân ai ai cũng được nghỉ ngơi, vui chơi không phải làm việc. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được lịch sử cũng như ý nghĩa trọng đại của ngày Quốc tế Lao động, nhất là các bạn trẻ thế hệ 8X, 9X.

Trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng.
Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy".
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ngày Quốc tế Lao động ở một số nước trên thế giới
Tại Đức
Người Đức chọn Ngày lao động quốc tế vào 1/5. Tất cả công nhân, người lao động đều được nghỉ trong dịp này. Theo truyền thống, mọi người thường cài một bông hoa cẩm chướng đỏ trên ve áo. Thói quen này bắt nguồn từ cuộc biểu tình ngày 1/5/1890, hôm đó những người tham gia đoàn diễu hành đã dùng hoa cẩm chướng đỏ làm dấu hiệu để nhận ra nhau.
Tại Australia
Tại xứ sở của những chú Kanguru, ngày Quốc tế Lao động thay đổi theo từng vùng. Vào ngày 1/5, chỉ một số Nghiệp đoàn của Đảng Xã hội và Cộng sản tổ chức kỷ niệm trọng thể cho công nhân và người lao động. Nhưng ở miền tây, người dân lại lấy ngày 4/3 để nghỉ ngơi, vui chơi. Còn vùng Queensland và miền bắc lại chọn ngày 6/5. Thủ phủ Canberra, thành phố lớn Sydney và miền nam Australia thì lấy ngày 7/10.
Tại Canada
Người dân Quebec tổ chức mit-tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động vào ngày 29/4 hằng năm. Hàng ngàn người tuần hành trên đại lộ Viau, sau đó đổ về công viên Maisonneuve nghe đọc diễn văn và xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Tại Mỹ
Tháng 1/1884, tại thành phố công nghiệp Chicago, Đại hội liên đoàn Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, thời gian làm việc của công nhân sẽ là 8h/ngày”. Vì lẽ đó mà 1/5 được chọn là Ngày quốc tế lao động của Mỹ. Hằng năm cứ vào ngày này, hợp đồng mới giữa chủ và công nhân lại được ký kết. Người dân trên toàn nước Mỹ thường tổ chức diễu hành qui mô lớn.
Tại Hà Lan
Vào ngày 1/5, người dân ở bang Fribourg, một bang nhỏ của Hà lan lại tổ chức ca hát, chia bánh kẹo và thưởng tiền lẻ cho trẻ với quan niệm đó là ngày đầu tiên của mùa xuân nên làm như vậy sẽ đem lại may mắn cho cả năm. Thông thường, người Hà Lan vẫn làm việc vào 1/5, chỉ một số công ty và tổ chức nước ngoài cho phép nhân viên được nghỉ.
Tại Nhật Bản
Nhật Bản không kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của tháng 5, mọi người đều được nghỉ làm và tổ chức các lễ hội.
Tại Pháp
Ngày 1/5/1891, một cuộc biểu tình lớn của công nhân đã xảy ra ở vùng Fourmies, miền Bắc nước Pháp. Để dẹp loạn, binh lính quốc gia đã xả súng và bắn chết 10 người trong đó có một cô gái tên là Marie Blindeau, mang trên mình bộ quần áo trắng tinh khiết. Để tưởng nhớ sự kiện này người Pháp đã lấy hoa Linh lan, một loài hoa nhỏ có màu trắng, hương thơm dịu nhẹ, nở vào ngày đầu tiên của tháng Năm làm biểu tượng, linh hồn của ngày 1/5. Hằng năm, cứ vào dịp này, người Pháp náo nức trang hoàng nhà cửa và tặng bạn bè một bó hoa Linh lan.


CL tổng hợp từ: N.M (tổng hợp Internet)
http://thainguyen.edu.vn

Công xã Paris

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:17, ngày 15 tháng 12 năm 2013.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một từ dùng để chỉ những làn tư tưởng xã hội hiện đại đầu tiên. Mặc dù, theo đúng nghĩa mà nói, mọi người sống tại bất kỳ một thời điểm lịch sử nào đều có thể là người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng, từ này thường được dùng nhất để chỉ những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng trong hai mươi lăm năm đầu tiên của thế kỷ 19. Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, những nhánh khác của chủ nghĩa xã hội đã vượt trội hơn so với phiên bản không tưởng về mặt phát triển trí tuệ và số người ủng hộ. Những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phong trào hiện đại cho cộng đồng định trước và các tổ chức hợp tác.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời từ khi con người có ý thức. Nó thể hiện qua câu truyện cổ tích, sử thi. Nó thể hiện khát vọng công bằng, tự do, khát vọng chinh phục tự nhiên. Nó còn đóng góp việc hình thành tôn giáo. Tuy vậy theo Engels thì chủ nghĩa này vẫn chưa chín muồi vì những lý luận chưa chín muồi đó chính là phù hợp với tình trạng chưa chín muồi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán sâu sắc chủ nghĩa tư bản và lên tiếng bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, nó không thấy được bản chất của chủ nghĩa tư bản, không vạch ra được con đường giải phóng nhân dân lao động và phủ nhận đấu tranh giai cấp.

Những nhà tư tưởng

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chủ nghĩa xã hội khoa học là thuật ngữ được Friedrich Engels nêu ra để mô tả các lý thuyết về kinh tế-chính trị-xã hội do Karl Marx và ông sáng tạo. Thuật ngữ này đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày một cách có hệ thống và nêu bật lên được những điều kiện và tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học đó là nó chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hội mới không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã ước nhưng không thực hiện được.

Thuật ngữ

Theo các nhà nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin thì chủ nghĩa xã hội khoa học về mặt lý luận nằm trong khái niệm “chủ nghĩa xã hội”, là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo nghĩa hẹp thì chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã dựa trên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời cũng dựa trên những cơ sở lý luận khoa học về các quy luật kinh tế, quan hệ kinh tế... để luận giải một cách khoa học về quá trình nảy sinh cách mạng xã hội chủ nghĩa, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, gắn liền với sứ mệnh lịch sử có tính toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác- Lênin (bao gồm cả 3 bộ phận). Nghĩa rộng của chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lênin khẳng định: “chủ nghĩa xã hội khoa học tức là chủ nghĩa Mác”. Vì triết học Mác lẫn kinh tế chính trị Mác đều dẫn đến cái tất yếu lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo họ, những người lãnh đạo, tổ chức cùng nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng lâu dài và triệt để đó chỉ có thể là giai cấp công nhân hiện đại, thông qua đảng của nó. V.I.Lênin nhận định: "bộ "Tư bản" - tác phẩm chủ yếu và cơ bản ấy trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học... những yếu tố từ đó nảy sinh ra chế độ tương lai”.

Nội dung

Nội dung quan trọng của lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một thành tích chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo Mác và Ăng-ghen là những người công nhân sẽ xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Ph. Ăngghen phát biểu rằng
Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại
Sau này V.I. Lênin cũng phát biểu rằng:
Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa
Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác và Ph. Ăng ghen trình bày trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
  • Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  • Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
  • Địa vị kinh tế - xã hội khách quan tạo cho họ khả năng làm việc đó, tức là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp và khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 07:56, ngày 30 tháng 10 năm 2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét