VĂN MINH HÓA 9 (Thập Tự Chinh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cổ nhân thường nói "ôn cố tri
tân", chúng ta hãy coi lại lịch sử của hai
thế kỷ chiến tranh đẫm máu do những
đoàn viễn chinh chữ thập Công Giáo La Mã phát động
chống những người Hồi Giáo ở Trung Đông
trong hai thế kỷ từ 11 đến 13. Những bài
học lịch sử sẽ soi sáng cho chúng ta trong nhiều
vấn đề của thời cuộc hôm nay và cũng
để hiểu thêm thực chất của một tôn
giáo thường hay vỗ ngực tự xưng là đạo
của Công bằng bác ái!
Đoàn quân thập tự gồm hàng
trăm ngàn người được điều
khiển bởi các hiệp sĩ chuyên nghiệp, xuất
phát từ hai nước Ý và Pháp. Đoàn quân của Pháp chia
làm hai nhánh: nhánh quân ở miền Bắc tập trung
tại Normandie, nhánh quân ở miền Nam tập trung
tại Toulouse. Cả hai nhánh này tiến quân thẳng
tới Constantinople.
Về thành tích giết người tàn
bạo của thập tự quân tại Jerusalem trong
những ngày đầu của cuộc thánh chiến
hiện nay vẫn còn một chứng tích lịch sử
độc đáo. Đó là bức thư của vị
tướng tổng-chỉ-huy thập tự quân gửi
từ Jerusalem về Vatican để báo cáo tin mừng
chiến thắng lên Giáo Hoàng Urban II. Bức thư này
hiện được lưu trữ tại Văn khố
của Tòa Thánh. Trong thư có đoạn viết như sau:
"Đức Thánh Cha có biết chúng con đã đối
xử với kẻ thù của chúng ta ở Jerusalem ra sao
không? Tại cổng thành Solomon và trong Đền Thánh,
đoàn kỵ binh của chúng con phải đi qua những
vũng máu dơ bẩn của quân Hồi Giáo Saracenes
ngập cao đến đầu gối của những
con ngựa". (If You would
know how we treated our enemies at Jerusalem know that in the portico of
Solomon and in the Temple, our men rode through the unclean blood of Saracenes
which came up to the knees of the horses - Deceptions and Myths of the Bible,
by Lloyd Graham, p. 462)
Đối với Do
Thái Giáo và Ki Tô Giáo thì Jerusalem là thánh địa duy nhất
của họ. Đối với Hồi Giáo thì thánh
địa quan trọng nhất là Mecca (thủ đô
của nước Ả Rập Saudi). Thánh địa
thứ hai là Medina, một thành phố cách thủ đô Mecca
250 dặm về phía Bắc. Và Jerusalem là thánh địa
thứ ba của Hồi Giáo vì tương truyền
rằng Muhammad đã lên trời từ thành phố này.
Lý do dẫn đến cuộc Thập Tự Chinh thứ 7 là vụ quân Hồi đánh chiếm thánh địa
Jerusalem vào năm 1244. Vatican trao nhiệm vụ tổ chức cuộc thánh chiến cho vua
Pháp Louis IX. Nhà vua tuân lệnh và nhận tiền của Vatican chuẩn bị tổ chức cuộc
viễn chinh thập tự lần thứ 7 trong vòng 4 năm.
Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo, được kêu gọi bởi Giáo hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quý tộc là những người tình nguyện cầm lấy cây thập giá với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh. Quân thập tự đến từ khắp Tây Âu, và đã có một loạt các chiến dịch không liên tục giữa năm 1095 và 1291. Các chiến dịch tương tự ở Tây Ban Nha và Đông Âu tiếp tục vào thế kỷ 15. Các cuộc Thập Tự Chinh được chiến đấu chủ yếu giữa người Công giáo La Mã chống lại người Hồi giáo và các tín hữu Kitô giáo theo Chính Thống giáo Đông phương trong Byzantium, với các chiến dịch nhỏ hơn tiến hành chống lại người Slav ngoại giáo, Balts ngoại giáo, Mông Cổ, và người Kitô giáo ngoại đạo [1].
Chính Thống giáo Đông phương cũng tham gia chiến đấu chống lại lực
lượng Hồi giáo trong một số cuộc Thập Tự Chinh. Thập tự chinh được thề
và đã được cấp một ơn toàn xá bởi Đức Giáo hoàng [1][2].
Các cuộc Thập Tự Chinh ban đầu có mục tiêu thu hồi lại Giêrusalem và Đất Thánh khỏi ách thống trị của Hồi giáo và các chiến dịch của họ đã được xuất phát từ lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo đế chế Byzantine để được sự giúp đỡ nhằm chống lại sự mở rộng của người Thổ Seljuk theo đạo Hồi tới Anatolia. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả các chiến dịch đương thời và sau đó được thực hiện ở thế kỷ 16 ở vùng lãnh thổ bên ngoài Levant [3], thường là để chống lại ngoại giáo, và nhân dân bị khai trừ giáo tịch [4], cho một hỗn hợp của các lí do tôn giáo, kinh tế, và chính trị [5]. Sự kình địch giữa các quốc gia Kitô giáo và Hồi giáo đã dẫn liên minh giữa các phe phái tôn giáo chống lại đối thủ của họ, chẳng hạn như liên minh Kitô giáo với Vương quốc Hồi giáo của Rûm trong cuộc Thập Tự Chinh thứ năm.
Các cuộc Thập Tự Chinh đã có một số thành công tạm thời, nhưng quân Thập tự cuối cùng bị buộc phải rời khỏi Đất Thánh. Tuy nhiên các cuộc Thập Tự Chinh đều tác động từ chính trị, kinh tế và xã hội sâu rộng ở châu Âu. Bởi vì các cuộc xung đột nội bộ giữa các vương quốc Thiên chúa giáo và quyền lực chính trị, một số cuộc thám hiểm thập tự chinh đã chuyển hướng từ mục tiêu ban đầu của họ, chẳng hạn như cuộc Thập Tự Chinh thứ tư, dẫn đến sự chia cắt của Constantinopolis Thiên chúa giáo và sự phân vùng của đế chế Byzantine giữa Venice và quân Thập tự. Cuộc Thập tự chinh thứ sáu là cuộc thập tự chinh đầu tiên xuất phát mà không có sự cho phép chính thức của Đức Giáo hoàng [6]. Các cuộc Thập Tự Chinh thứ bảy, thứ tám và thứ chín đã dẫn đến kết quả là chiến thắng của Mamluk và triều đại Hafsid, như cuộc Thập Tự Chinh thứ chín đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc Thập Tự Chinh ở Trung Đông [7].
Cũng sang thế kỷ 11, Đế quốc Byzantine (Đế quốc Đông La Mã) chỉ còn lại một vài vùng đất ở châu Âu. Lúc này, nguy cơ người Hồi giáo tràn sang phía Tây đã hiện hữu đối với người Kitô giáo đặc biệt là sau khi quân đội Seljuk đánh bại quân Byzantine trong trận Manzikert năm 1071 và bắt được cả hoàng đế Romanus IV thì con đường tiến về Constantinopolis đã được khai thông. Suleyman, một thủ lĩnh người Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh của ông thậm chí còn định cư ngay tại Niacea, chỉ cách Constantinopolis vài dặm. Để giành lại các vùng đất đã mất ở Tiểu Á, Hoàng đế Byzantine kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Tây nhưng không có kết quả. Sau đó, họ kêu gọi sự giúp đỡ từ Giáo hoàng và để đổi lại, họ hứa sẽ xóa bỏ sự phân ly giữa Chính thống giáo Đông phương và Công giáo La Mã xảy ra năm 1054. Ngày 27 tháng 11 năm 1095 tại Hội nghị giám mục, Giáo hoàng Urban II (tại vị 1088-1099) kêu gọi các hiệp sỹ, hoàng tử phương Tây và tín đồ Kitô giáo đến giúp đỡ tín hữu Kitô giáo phương Đông đồng thời giành lại những vùng Đất Thánh đã mất.
Mặc dù những cuộc thánh chiến mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng giới sử học cho rằng bên trong nó còn có các động cơ kinh tế, chính trị, xã hội:
Ngay sau đó, một đội quân thực sự được tổ chức tốt do giới quý tộc lãnh đạo đã lên đường tiến hành cuộc thập tự chinh chính thức lần thứ nhất. Những chỉ huy gồm có: Robert xứ Normandy (con trai của William the Conqueror); Godfrey xứ Bouillon cùng hai anh trai là Baldwin xứ Boulogne và Robert xứ Flanders; Raymon IV xứ Toulouse; Bohemond I xứ Antioch, Tancred xứ Taranto,... Họ dẫn đầu 4 đạo quân theo nhiều hành trình đường bộ và đường biển đến Constantinople năm 1096 và 1097 để từ đó tấn công nhà Seljuk ở Rum. Cuối tháng 4 năm 1097, đội quân thập tự chinh tiến vào lãnh thổ của người Seljuk và giành được thắng lợi đầu tiên trong trận Dorylaeum[10] ngày 1 tháng 7 năm 1097. Chiến thắng có tính chất bước ngoặt của thập tự quân là việc đánh chiếm thành phố cảng Antioch[11] và đã giành được thắng lợi sau cuộc vây hãm kéo dài 8 tháng, mở thông đường tiến về Jerusalem. Ngày 7 tháng 6 năm 1099, Thập tự quân tới Jerusalem và bắt đầu vây hãm thành phố. Ngày 15 tháng 7 năm 1099, thập tự quân đột kích chiếm Jerusalem và tàn sát các tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo cũng như cả Chính thống giáo Đông phương[12]. Trong khi đoàn quân chủ yếu tiến đến Antiochia và Jerusalem thì Baldwin xứ Boulogne tách đội quân của mình ra để chiếm Edessa[13], nơi ông thiết lập Công quốc thập tự quân đầu tiên ở phương Đông. Sau đó với sự giúp đỡ của hạm đội của Venice và Genoa, Thập tự quân chiếm được toàn bộ bờ Đông Địa Trung Hải và thiết lập bá quốc Tripoli và 1 số tiểu quốc khác.
Kết quả của Thập tự chinh thứ nhất là đã lập ra một loạt những Công quốc Thập tự quân: Edessa, Antioch, Tripoli... và đặc biệt là Jerusalem trải rộng trên khắp vùng Cận Đông.
Các sự kiện Jaffa và Antioch bị người Hồi giáo chiếm lại đã dẫn đến cuộc Thập tự chinh do Vua Louis IX tiến hành. Cuộc viễn chinh lần này nhằm đến Tunisia, Thập tự quân tấn công Tunis nhưng ngày 25 tháng 8 năm 1270, Louis IX chết ở gần Tunis vì bệnh dịch hạch. Sau đó đội quân của Louis IX cùng với đoàn Thập tự quân do hoàng tử Anh Edward tiếp tục tiến hành cuộc Thập tự chinh nhưng không đạt kết quả nào. Cuộc tấn công Tunis ngừng lại còn hoàng tử Edward dẫn quân tới Acre. Những hoạt động của đội quân do hoàng tử Edward chỉ huy trong những năm 1271 - 1272 có tài liệu gọi là Thập tự chinh thứ chín, có tài liệu lại ghép vào cùng với Thập tự chinh thứ tám. Trong hai năm này, hoàng tử Edward cũng không đạt được kết quả nào đáng kể cho đến khi ông đình chiến và quay trở về Anh để kế thừa ngôi báu sau cái chết của nhà vua Henry III. Đây cũng là cuộc viễn chinh cuối cùng trong thời Trung Cổ của người Kitô giáo tới miền Đất Thánh. Năm 1289, Tripoli bị người Hồi giáo chiếm và tới năm 1291, khi Acre cũng rơi vào tay họ thì giai đoạn của các cuộc Thập tự chinh thời trung cổ kết thúc.
Dấu ấn lịch sử của Thập tự chinh trong thế giới Hồi giáo không đậm nét bằng ở phương Tây mặc dù những vị vua Hồi giáo chống lại người Kitô giáo như Nur ad-Din,...đặc biệt là Saladin cũng rất được ngưỡng mộ và kính trọng. Đối với người Hồi giáo, Thập tự chinh là những sự kiện đầy tàn bạo và dã man và những cuộc chiến đấu của họ chống lại Thập tự quân được gọi là Thánh chiến.
CÁC CUỘC THẬP TỰ CHINH CỦA CÔNG GIÁO LAMÃ CHỐNG HỒI GIÁO
(.earthlink.net)
Tiếng La Tinh CRUX có
nghĩa là Thánh Giá hoặc Chữ Thập, biểu
tượng của đạo Ki Tô. Từ chữ Crux phát
sinh ra danh từ CRUSADE có nghĩa là cuộc viễn chinh của
đoàn quân Công Giáo từ Âu Châu kéo qua các nước lân
cận để tấn công những người Hồi
Giáo trong thời Trung Cổ. Những người lính trong
đoàn quân viễn chinh Công Giáo này đều mang huy hiệu
chữ thập ở phía trước ngực và phía sau
lưng nên được gọi là Thập Tự Quân
(Crusaders). Suốt trong hai thế kỷ từ 11 đến
13 (1096-1291) những đoàn quân thập tự này đã gieo
rắc biết bao kinh hoàng tang tóc cho những người
Hồi Giáo Ả Rập. Hình ảnh tàn bạo man rợ của
đoàn quân Công Giáo Âu Châu đã in sâu vào tim óc của thế
giới Hồi Giáo nói chung và của những người
Hồi Giáo Ả Rập nói riêng. Đến nỗi ngày nay,
người Hồi Giáo đã đồng hóa Công Giáo với
chủ nghĩa thực dân đế quốc. Mỗi khi lên
án hành động bành trướng bá quyền của Tây
Phương, họ thường tố cáo hành vi đó là
"Tân chiến tranh thập tự". (Neo-Crusade).
Để trình bày về đề tài này,
chúng tôi tham khảo các tài liệu sau đây:
1. The
CRUSADES, by Brenda Staleup, Green Haven Press xuất bản 2000.
2. The Oxford Illustrated History of
Medieval Europe, by George Holmes, Oxford University Press 1986.
3. The Cross and the Crescent, by Malcoms
Billing, Sterling Publication 1988.
NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH
Có hai nguyên nhân dẫn
đến chiến tranh thảm khốc giữa hai tôn giáo
anh em (fraternal faiths) kéo dài 195 năm là: sự xung đột
như nước với lửa về giáo lý và sự tranh
chấp lãnh thổ giữa hai tôn giáo (nhưng thực
chất cả hai đều là đế quốc).
1. Sự xung
đột về giáo lý
Mặc dầu kinh
Koran là Kinh Thánh của đạo Hồi (Koran: The Muslim
Gospel) công nhận Jesus là vị tiên tri đứng hàng
thứ hai sau Muhammad, nhưng Koran phủ nhận tính cách
thiêng liêng của Jessus. Koran gọi các phép lạ của
Jesus là những trò ảo thuật học mót ở Babylon
(Magic and such things as come down at Babylon - Koran 2:102).
Kinh Koran hoàn toàn phủ nhận tội
tổ tông, hoàn toàn phủ nhận cái chết của Jesus
trên thập giá. Koran khẳng định người Do Thái
không giết và không đóng đinh Jesus (The Jews killed him not,
nor cruxified him - Koran 4:157)
Muhammad thù ghét Công Giáo vì đạo này
thờ ảnh tượng, vi phạm điều răn
thứ hai của Maisen. Một điều nữa mà Muhammad
ghét cay ghét đắng là thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi của
đạo Ki Tô. Đối với Muhammad, đạo Ki Tô
là Đa Thần Giáo, đi ngược lại chủ
thuyết độc thần của tổ phụ Abraham.
Hồi Giáo và đạo Do Thái là hai đạo Độc
Thần đúng nghĩa vì chỉ thờ một Thiên Chúa Duy
Nhất (Monotheist Religion = Only-One-God Religion). Công Giáo La Mã
thờ ảnh tượng, thờ ba Thiên Chúa, quá tôn sùng bà
Maria và các thánh do họ tự phong... do đó Công Giáo là
một tà đạo đa thần chứ không phải là
đạo Thiên Chúa đúng nghĩa.
Muhammad cũng ghét đạo Do Thái vì Do Thái
gọi Thiên Chúa bằng số nhiều Elohim (số
nhiều của El). Đạo Hồi gọi Thiên Chúa
bằng số ít. Danh từ El trong tiếng Ả Rập là
Il. Đi liền với Il có chữ "ah" là một
mạo tự (article) trong ngôn ngữ Ả Rập. Vì
thế Il thành Il-ah. Khi chuyển sang Anh Ngữ, các chữ I
đổi thành A, vì thế Il - ah thành ALLAH (cũng như
Ibrahim trong tiếng Ả Rập đổi thành Abraham trong
tiếng Anh).
Muhammad gọi chung những người
theo đạo Do Thái và Ki Tô Giáo là "Những tín
đồ của các sách thánh kinh" (The People/The followers of
the Books) hoặc gọi chung là "Những kẻ không tin
Thiên Chúa Allah" (The Unbelievers). Riêng đối với các
tín đồ Công Giáo, Muhammad gọi là "Những kẻ
thờ thần tượng". (The Idolers).
Trong kinh Koran, Muhammad công khai kêu gọi các
tín đồ đạo Hồi Giáo phải chiến
đấu chống lại những kẻ theo Do Thái,
đạo Ki Tô và tất cả những ai không tin theo
đạo Hồi. Trong vùng kiểm soát của Hồi Giáo,
bất cứ một ai ngoại đạo đều
phải nộp thuế thân và phải chấp nhận
một địa vị thấp kém trong xã hội. (Fight
those who do not believe God and His Messenger, those who among the People of
the Books, fight them until they personnally pay tax on non - Muslims
adknowledging their inferiority - Koran, sura 9).
Những người Công Giáo thờ
ảnh tượng bị coi là hạng người dơ
bẩn và bị cấm vào các đền thờ Hồi Giáo
(The idolers are nothing but unclean, so they shall not approach the sacred
mosques - Koran 9:28).
Các người Do Thái và Ki Tô bị cấm
không được xây nhà thờ mới hay sửa chữa
nhà thờ cũ, cấm đeo thánh giá trước
ngực, không được đọc kinh to tiếng và
cấm ngặt rước kiệu trên đường
phố. Người Ki Tô Giáo bị coi là đa thần giáo
có thể bị sát hại bất cứ lúc nào. Kinh Koran
chương 9 câu 5 đã qui định: "Khi những
tháng thánh qua đi, các ngươi hãy giết những
kẻ đa thần bất cứ nơi nào bắt gặp
chúng, hãy phục kích để bắt chúng" (When the sacred
months have passed away then kill the polytheists wherever you saw them, take
them captives and wait for them in every ambush - Koran Sura 9: verse 5).
Người Tây Phương gọi
những câu thơ nói trên là "Những câu thơ của
đao binh" (The verses of the swords). Trong thực tế,
những câu thơ của kinh Koran đã tạo nên sự
dũng mãnh của những đoàn quân Hồi Giáo trong công
cuộc mở mang nước Chúa Allah (The Kingdom of Allah).
Chỉ trong một thế kỷ, đoàn quân Hồi Giáo
đã chiếm hết Bắc Phi, Trung Đông, một
phần Âu Châu và tràn tới Trung Á, tới tận biên
giới Trung Quốc. Nhưng đồng thời những
câu thơ nói trên cũng đã gây hận thù sâu sắc
giữa các tôn giáo anh em và cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến các cuộc thánh chiến.
2. Sự tranh chấp lãnh thổ
giữa hai tôn giáo
Từ thế kỷ
thứ nhất đến thế kỷ thứ 6, toàn vùng
Bắc Phi và Trung Đông thuộc về lãnh thổ của
các giáo phái Ki Tô. Nhưng đến đầu thế
kỷ thứ 7, đạo Hồi xuất hiện và bành
trướng với tốc độ vũ bão chưa
từng thấy khiến cả thế giới phải
ngạc nhiên.
Chỉ trong 10 năm kể từ khi
Mohammad qua đời, quân Hồi chiếm trọn bán
đảo Ả Rập bao la (bằng 4 lần tiểu bang
Texas hoặc 8 lần Việt Nam) chiếm các nước
Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía tây của nước
Iran. Hai năm sau, quân Hồi chiếm Bắc Phi, Carthage và
Hy Lạp.
Qua đầu thế kỷ 8 (711 - 716) quân
Hồi dám đánh chiếm một nước Âu Châu nổi
tiếng sùng đạo Công Giáo, đó là nước Tây Ban
Nha. Trong thời gian đó, kỵ binh Hồi Giáo chiếm
trọn Ba Tư (Iran) và từ đây xuất quân chiếm
hết các nước Trung Á ở phía Nam nước Nga,
chiếm trọn vùng Bắc Ấn (tức Pakistan và
Afganistan ngày nay) đánh qua biên giới Trung Quốc và đụng trận
với quân nhà Đường trên sông Talas năm 751.)
Ki Tô giáo bị mất rất nhiều
đất và đồng thời cũng mất rất
nhiều tín đồ. Tuy nhiên, trong thời gian đó
đế quốc La Mã và Ki Tô bị lâm vào tình trạng chia
rẽ và suy yếu nên không dám thực hiện một hành vi
trả đũa nào cả!
Đến đầu thế kỷ 11, Ki
Tô giáo chia thành hai giáo phái với hai giáo đô thù nghịch
nhau. Đó là Công Giáo La Mã (Roman Catholic) đóng đô tại
Vatican và Giáo Hội Chính Thống Giáo Đông Phương
(The Eastern Orthodox Church) đóng đô tại Byzantine, còn
được gọi là Constantinople tức Istambul, thủ
đô của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Năm 1091, quân Hồi tấn công Byzantine.
Hoàng đế Alexius Comnenus đứng đầu Giáo
Hội Chính Thống Giáo tuy không ưa Công Giáo nhưng
cũng đành phải gửi văn thư chính thức yêu
cầu giáo hoàng La Mã đem quân đến cứu giúp. Vatican
lúc đó muốn giúp Byzantine thì ít nhưng điều quan
tâm hàng đầu là tái chiếm thánh địa Jerusalem
để giáo dân toàn Âu Châu được tự do
đến đó hành hương. Mối thù lớn nhất
của dân Công Giáo Âu Châu đối với đạo
Hồi là trong thời gian chiếm đóng Jerusalem, quân
Hồi đã triệt phá Nhà Thờ Kính Mộ Chúa (Church of
the Holy Sepulchre). Tội triệt phá nhà thờ Mộ Chúa
trở thành lý do chính cho cuộc thánh chiến trả thù
của Công Giáo. Lý do thứ hai được nêu lên là
vụ người Hồi Giáo hành hạ những
người Công Giáo Âu Châu đi hành hương ở
Jerusalem năm 1076. Những người hành hương
sống sót trở về Âu Châu đã kể nhiều
chuyện về sự ngược đãi của
người Hồi khiến cho dân Âu Châu rất phẫn
nộ.
Tu sĩ Peter Hermit là người hết
sức cuồng nhiệt vận động quần chúng
tín đồ Công Giáo ở các nước Âu Châu tham gia
cuộc thánh chiến chống Hồi Giáo. Các giáo dân Âu Châu
vào thời đó đa số là những nông dân thất
học và cuồng tín, nhất là giới thanh thiếu niên, trong
số đó có rất nhiều trẻ vị thành niên đã
mù quáng ghi tên tham gia vào đoàn quân chữ thập. Lịch
sử Âu Châu đã gọi đoàn quân chữ thập này là
"Đoàn quân Nông Dân" hoặc "Đoàn quân con
nít" (Popular Crusade - The Children's Crusade).
Vào thời đó, Âu Châu đang ở trong
thời đại bóng tối tinh thần (The Dark Age) nên
từ vua tới dân, từ các tu sĩ đến các
bổn đạo, tất cả đều không có một
chút hiểu biết nào về Hồi Giáo, không có một chút
kiến thức nào về tình hình chính trị xã hội và
địa thế của các nước phương Đông.
Sự thiển cận về kiến thức và tinh
thần cuồng tín tôn giáo đã mau chóng biến việc tái
chiếm Jerusalem khỏi tay quân Hồi thành một khát
vọng thiêng liêng vô cùng cuồng nhiệt. Chẳng mấy
chốc đã có hàng trăm ngàn nông dân ghi tên, trong số
đó có ít nhất là 60.000 trẻ vị thành niên!
CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ
NHẤT
(1096-1099)
Như
trên đã trình bày, sự vận động cho cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân Thập
Tự khởi đầu từ năm 1091 do sự cầu viện của hoàng đế Byzantine, nhưng mãi tới năm
1096, tức 5 năm sau, mới thực hiện được.
Trên đường hành quân, khi đi ngang
qua đồng bằng sông Rhin, đoàn quân thập tự
của Pháp đã lùng bắt những người Do Thái
rồi đưa họ ra những bãi hoang chém giết
tập thể. Hiện nay tại vùng đồng bằng
sông Rhin thuôc nước Đức có nhiều nơi
vẫn còn ghi dấu bằng những bia đá ghi tên
những người Do Thái bị sát hại trong dịp này.
Vào mùa thu năm 1096, một đạo quân
thứ ba của Pháp tập trung tại Clairmont đi
thẳng đến Rome để kết hợp với
50.000 quân Ý. Sau đó liên quân Pháp-Ý cùng kéo đến
Constantinople. Vua và triều đình Byzantine vô cùng ngạc nhiên
khi thấy đoàn quân thập tự chỉ là một
đám nông dân rách rưới bẩn thỉu và có quá
nhiều trẻ vị thành niên ngơ ngác. Vua Byzantine
lập tức ra lịnh cho quân đội ngăn chặn
không cho đoàn quân ô hợp này vào thành phố. Tuy nhiên, nhà
vua cung cấp cho đoàn quân này một số lương
thực,thực phẩm và cho quân đội áp tống
đám thập tự quân này đến Boporus thuộc
miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong lúc đoàn quân thập tự trú
đóng tại Boporus thì bị quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ
Kỳ bất thần tấn công giết chết rất
nhiều. Đoàn quân còn lại tiếp tục đi
tới Anatolia, một thành phố thuộc phần
đất Á Châu của Thổ Nhĩ Kỳ rồi
đến bao vây thành phố Hồi Giáo Antioch ở phía
cực nam nước Thổ.
Trong lúc đang bao vây thành Antioch, đoàn
thập-tự-quân bất ngờ bị quân Hồi Giáo Iraq
kéo đến bao vây vòng ngoài từ ngày 21-10-1097 đến
ngày 3-6-1098. Đoàn thập tự quân bị kẹt ở
giữa vì thành Antioch quá kiên cố không thể xâm nhập,
trong khi đó đoàn quân Iraq lại quá hùng hậu nên
thập tự quân không thể phá được vòng vây. Sau
hơn 5 tháng bị vây hãm quá chặt, thập tự quân
cạn hết lương thực nên bị chết đói
rất nhiều. Cuối cùng, ngày 3-6-1098, đoàn quân
thập tự buộc lòng phải chấp nhận một
trận quyết tử để mở đường
máu phá vỡ vòng vây của quân Hồi Giáo Iraq.
Đoàn quân chữ thập tiếp tục
lên đường trong hơn một năm mới tới
được Jerusalem. Tại thành phố thánh địa
này lúc đó có rất ít quân Hồi phòng thủ nên đoàn
thập tự quân đã chiếm thành phố thánh
địa một cách dễ dàng vào ngày 15-7-1099. Sau khi
chiếm Jerusalem, thập tự quân ra lịnh cấm
người Hồi Giáo không được leo lên tháp cao
ở đền thờ để kêu gọi mọi người
đọc kinh, không được ăn chay trong tháng
Ramadan, không được xây đền thờ mới,
cấm sửa chữa đền thờ cũ. Tất cả
những tín đồ Công Giáo cải sang đạo Hồi
đều bị tử hình.
Chỉ trong vòng vài tuần lễ
đầu chiếm đóng Jerusalem, đoàn thập tự
quân tàn sát những người đàn ông Do Thái và
người Hồi Giáo Ả Rập tổng cộng lên
đến 30.000 người. Thánh địa của cả
ba tôn giáo độc thần biến thành một nhà xác
khổng lồ. Lý do là vì số người chết
nhiều hơn quân số của thập tự quân tại
Jerusalem và không có ai lo chuyện chôn người chết
cả. Cho tới năm tháng sau, các cống rãnh và các thung
lũng ở Jerusalem vẫn còn sặc mùi hôi thối
của các xác chết.
Cuộc chiến tranh thứ nhất
của Thập Tự Quân Công Giáo La Mã (The First Crusade) là
một ấn tượng ghê tởm nhất đối
với người Hồi Giáo và Do Thái Giáo, và là một bài
học kinh nghiệm nhớ đời cho toàn thế
giới Hồi Giáo về sự man rợ khủng
khiếp của bọn tín đồ Công Giáo cuồng tín.
Tuy nhiên, cũng do cuộc chiến tranh này
mà người Âu Châu đã có cơ hội hiểu biết
về thế giới Ả Rập và Hồi Giáo. Họ
không ngờ thế giới Hồi Giáo quá rộng lớn,
bao trùm một vùng lãnh thổ từ Bắc Phi qua Âu Châu
tới tận Viễn Đông. Họ không ngờ Hồi
Giáo cũng là một nền văn minh, trong đó có
nhiều bộ môn khoa học, toán học, triết học
tiến bộ vượt xa Âu Châu. Cũng từ đó,
người Âu Châu đã dần dần tự giác ngộ
để tự giải thoát ra khỏi thời đại
đen tối (The Dark Age).
Kết quả lớn nhất của
cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân
chữ thập là sự hình thành một vương
quốc trực thuộc Vatican. Vương quốc này trãi
dài 800 km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải
mang tên "Vương Quốc La Tinh Jerusalem" (Latin
Kingdom of Jerusalem) bao gồm: Hai tỉnh Antioch và Edessa ở
phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nước Syria,
nước Liban, xứ Judia và xứ Gallilee, trong đó có
thành phố thánh địa Jerusalem.
Tòa thánh Vatican trực tiếp cai trị
bằng cách phong vương cho người đứng
đầu vương quốc này. Nhưng thay vì gọi là
"vua" của vương quốc, tòa thánh gọi là
"Người Bảo Vệ Mộ Chúa" (Protector of the
Holy Sepulchre). Vương quốc La Tinh Jerusalem tồn
tại được 88 năm (từ 1099 đến 1187)
qua 7 đời vua do Vatican chọn lựa và tấn phong.
Trong 88 năm cai trị vương quốc Jerusalem, quân
thập tự đã tàn sát rất nhiều người
Hồi Giáo và Do Thái Giáo, bất kể họ là người
già, phụ nữ hay trẻ em. Quân thập tự cũng
xây cất rất nhiều pháo đài và lâu đài phòng
thủ kiên cố để bảo vệ vương
quốc, đến nay vẫn còn những di tích lịch
sử để lại tại các nước Trung Đông
dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.
CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ HAI
(1147-1149)
Nguyên nhân dẫn
đến cuộc Thập Tự Chinh thứ hai (The Second
Crusade) là do biến cố quân Hồi Giáo thuộc giáo phái
Sunni từ các nước Ả Rập và Thổ Nhĩ
Kỳ tấn công tái chiếm tỉnh Edessa thuộc
Vương Quốc La Tinh Jerusalem.
Để thực hiện quyết tâm
phục thù, Vatican ra lệnh cho vua Pháp là Louis VII và vua Ý là
Courad III phối hợp với nhau tổ chức cuộc
Thập Tự Chinh thứ hai. Năm 1147, liên quân Pháp Ý trong
đoàn quân chữ thập lên đường đến
Thổ Nhĩ Kỳ để chiếm lại Edessa
nhưng đã hoàn toàn bị thất bại. Tàn quân rút
chạy về phía nam thuộc lãnh thổ Liban và Syria.
Đến năm 1949, toàn bộ đám tàn quân nầy
bị quân Hồi tiêu diệt tại Damacus (thủ đô
Syria ngày nay).
CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ BA
(1190-1192)
Quân Thập Tự của Vatican chiếm
Jerusalem năm 1096 là một kỷ niệm ô nhục và
đau đớn cho thế giới Hồi Giáo.
Người Hồi Giáo đã phải nuốt hận
chịu đựng trong gần một thế kỷ
mới có cơ hội phục thù. Cái nhân của cơ
hội phục thù là sự xuất hiện của một
nhân vật lừng danh thế giới, đó là vị
tướng bách chiến bách thắng Saladin (1137-1193)
gốc người Kurd theo giáo phái Sunni. Ông được
dân Ai Cập và Syria tôn lên làm vua (Sultan). Nhân vật Saladin
trở nên một nhân vật huyền thoại trong
nhiều tác phẩm văn chương của các
nước Âu Châu thời đó. Quả thật, Saladin
đã thu phục được nhân tâm của nhiều dân
tộc theo đạo Hồi. Dưới sự lãnh
đạo của ông, quân Hồi đã tái chiếm Jerusalem
và nhiều phần đất khác của vương
quốc La Tinh vào năm 1187. Toàn thế giới Hồi Giáo
Ả Rập vui mừng vì thánh địa thứ ba đã
được tái chiếm và danh dự của Hồi Giáo
đã được phục hồi.
Nỗi vui mừng chiến thắng
của Hồi Giáo càng lớn bao nhiêu thì nỗi đau
của Vatican và Giáo Hội Công Giáo càng thấm thía ê chề
bấy nhiêu. Do rút tỉa kinh nghiệm của những
thất bại trước đây, lần này Vatican
chuẩn bị chu đáo hơn với sự hội ý
của ba ông vua đầy quyền lực tại Âu Châu là
vua Pháp, vua Đức và đặc biệt là vua Anh Richard I
- người được mệnh danh là "Richard Trái
Tim Sư Tử" (Richard The Lion - Hearted).
Cũng xin nói thêm ở đây là Giáo Hội
Công Giáo Anh tách rời khỏi giáo quyền của Vatican do
vua Henri VIII chủ xướng vào năm 1534. Trước
đó, các vua Anh đều thần phục giáo quyền
Vatican như hầu hết các vua khác ở Âu Châu. Cuộc
thập tự chinh thứ ba có tới 3 hoàng đế Âu
Châu điều khiển nên các sử gia thường
gọi cuộc thập tự chinh này là "Cuộc
Thập Tự Chinh của các vua" (The Crusade of the kings).
Vua Anh Richard I đích thân điều
khiển cuộc viễn chinh từ 1190 cho đến khi
chiến dịch kết thúc vào năm 1192. Trong hai năm
chinh chiến, đoàn quân chữ thập tái chiếm
hầu hết lãnh thổ của Vương Quốc La Tinh
Jerusalem. Nhưng thành phố quan trọng nhất là thánh
địa Jerusalem thì lại không chiếm được.
Quân Hồi chặn đứng đoàn quân chữ thập
của Richard I tại thành phố Acre ở phía bắc
Jerusalem. Trong thời gian trú đóng tại Acre (1191-1192) vua
Anh Richard The Lion - Hearted đã ra lệnh chém đầu
tập thể trên 3000 người Hồi Giáo Ả
Rập. Vụ này đã đi vào lịch sử Hồi Giáo
như một bằng chứng về tội ác diệt
chủng của Giáo Hội Công Giáo La Mã. (The Cross and The
Crescent by Malcom Billing - page 116). Hiện nay, tại Thư
Viện Quốc Gia của Pháp (Bibliotheque Nationale) có lưu
trữ một bức họa thời Trung Cổ vẽ
cảnh Vua Richard The Lion-Hearted ngồi trên khán đài
chứng kiến đoàn quân thập tự chém đầu
tập thể những người Hồi Giáo.
CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ
TƯ
(1201-1204)
Giáo Hội Công Giáo La Mã rất thù ghét Giáo Hội Chính Thống là một giáo hội
Ki Tô tách rời khỏi giáo quyền Vatican vào giữa thế kỷ 11. Trong thời gian thập
tự quân chiếm đóng Jerusalem, các tín đồ đạo Chính Thống ở Âu Châu bị cấm không
được đến hành hương thánh địa. Các giáo dân và tu sĩ đạo Chính Thống tại
Jerusalem đều bị ngược đãi tàn tệ. Đó là những lý do khiến cho hoàng đế
Byzantine và giáo hội Chính Thống không thể ngồi yên trước sự lộng hành của
Vatican. Để tránh bị lâm vào cái thế "lưỡng đầu thọ địch", hoàng đế Byzantine và
giáo hội Chính Thống thương thuyết với vua Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả hai bên
đạt tới việc ký hòa ước cam kết không gây chiến tranh xâm chiếm lẫn nhau.
Hòa ước Byzantine - Thổ Nhĩ
Kỳ làm cho mối bất hòa giữa Vatican và Chính
Thống Giáo càng trở nên sâu sắc. Bọn diều hâu
ở Âu Châu lúc đó là các hiệp sĩ (Knights) trong
những nước Công Giáo cuồng tín đã lập
những kiến nghị yêu cầu tòa thánh Vatican phát động
cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư để tiêu
diệt đế quốc Byzantine và Chính Thống Giáo.
Vatican lợi dụng dịp này ban hành những thông
điệp phổ biến cho giáo dân khắp Châu Âu về
sự phản bội của Byzantine và Chính Thống Giáo.
Cuộc viễn chinh lần này được Vatican ủy
nhiệm cho các thủ lãnh hiệp sĩ Ý và Đức
thực hiện.
Trên danh nghĩa, cuộc Thập Tự
Chinh thứ tư nhằm trừng phạt Byzantine và Chính
Thống Giáo nhưng mục tiêu chính là để tiêu
diệt một đồng minh tương lai của
Hồi Giáo. Cuộc chiến kéo dài trong 3 năm từ 1201
đến 1204, đoàn quân Thập Tự chiếm trọn
lãnh thổ đế quốc Byzantine. Vatican đặt tên
cho lãnh thổ này là "Đế Quốc La Tinh
Constantinople" (The Latin Empire of Constantinople). Vatican chia
đế quốc này thành nhiều thái ấp (feuds) và phong
chức lãnh chúa cho các hiệp sĩ có công để cai
trị các thái ấp đó. Vatican đã biến toàn vùng
đế quốc Byzantine xưa kia thành một xã hội
phong kiến. Các lãnh chúa thu thuế của dân và trích ra
một phần để nộp cho Vatican. Đế
quốc La Tinh Constantinople tồn tại được 57
năm (1204-1261).
CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ
NĂM
(1217-1221)
Cuộc thập
tự chinh thứ năm không có một nguyên nhân chính
trị hay tôn giáo nào mà hoàn toàn do sự bốc đồng
của vua Andrew nước Hungary. Hungary chỉ là một nước
nhỏ nằm ở giữa Châu Âu. Vua Andrew là người
cuồng tín và có quá nhiều ảo vọng quyền
lực. Ông ta đã không luờng sức của mình, tự
ý thành lập một đạo quân thập tự rồi
kéo quân đến tấn công một nước xa xôi là Ai
Cập. Ông ta may mắn thành công trong việc chiếm thành
phố Dannietta của Ai Cập. Người Ai Cập nhân
danh Hồi Giáo thương thuyết với Andrew là nếu
nhà vua chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai
Cập thì Hồi Giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo
Hội Công Giáo. Vua Andrew đã kiêu hãnh bác bỏ đề
nghị này và kéo quân tiến đánh thủ đô Cairo
của Ai Cập. Quân Hồi Giáo Ai Cập hết sức
phẫn nộ đã mãnh liệt phản công tiêu diệt
hoàn toàn quân xâm lược của Andrew vào năm 1221.
CUỘC THẬP TỰ CHINH THỨ SÁU
(1228-1229)
Cuộc thập
tự chinh lần này do Vatican giao cho vua Đức Frederic II
thực hiện để trả thù cho Andrew. Vatican đã
cấp cho vua Frederic một ngân khoản rất lớn
để võ trang thật hùng hậu cho đoàn quân thập
tự. Tuy nhiên, vua Frederic là một nhà quân sự bất tài,
đã phạm phải những lỗi lầm nghiêm
trọng về chiến thuật nên toàn bộ đoàn quân
chữ thập mới đặt chân lên đất Ai
Cập đã bị tiêu diệt. Riêng bản thân vua Frederic
II bị quân Hồi Giáo Ai Cập bắt sống. Vatican
đã phải trả một số tiền rất lớn để
chuộc mạng cho Frederic, y được quân Hồi
phóng thích cho về nước an toàn.
CUỘC THẬP TỰ CHINH CUỐI CÙNG
(1248-1254)
Năm 1248, vua Louis IX đích thân chỉ huy
cuộc viễn chinh, kéo quân qua các nước Syria, Liban,
Palestine... Đi tới đâu đều bị quân Hồi
phục kích tấn công đến đó. Cuôc chiến dai
dẳng không phân thắng bại khiến cho binh sĩ vô
cùng chán nản. Sáu năm sau,
đoàn quân thập tự vẫn không tới
được Jerusalem. Đến năm 1254, quân Hồi
tổng phản công Louis IX phải bỏ chạy, những
kẻ sống sót tìm đường trở lại Âu Châu.
Đến năm 1291, quân Hồi chiếm
lại tất cả những phần đất đã
mất về tay đoàn quân chữ thập trước
đây, chấm dứt hoàn toàn Vương Quốc La Tinh
Jerusalem sau 195 năm tồn tại.
Cũng xin nói thêm ở đây là trong
lịch sử các cuộc viễn chinh thập tự có hai
vua Pháp mang tên Louis tham dự. Vua Louis VII bị thất
bại nhục nhã trong cuộc thập tự chinh lần
thứ hai (1147-1149) và vua Louis IX bị thất bại trong
cuộc thập tự chinh cuối cùng (1248-1254). Tuy nhiên,
Louis IX đã được lòng Vatican nên ông này đã được
Vatican phong thánh. Vì thế, người Pháp không còn gọi
Louis IX là vua nữa mà gọi là Saint Louis. Tên của ông
đã được dùng để đặt tên cho
một thành phố lớn tại Hoa Kỳ vì thành phố
này có nhiều người Mỹ gốc Pháp.
NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG GHI VỀ CÁC CUỘC THẬP TỰ CHINH
1. Vấn
đề: có bao nhiêu cuộc thập tự chinh?
Khi nghiên cứu
về những cuộc viễn chinh của đoàn quân
chữ thập thời Trung Cổ, chúng ta sẽ gặp
nhiều tài liệu sử học đưa ra những con
số khác nhau về những cuộc chiến tranh của
thập tự quân. Có tài liệu nói là 6 trận, có tài
liệu nói 7, 8 hoặc nhiều hơn. Lý do chính yếu làm
cho các sử gia bối rối không thể nêu lên con số
chính xác vì cuộc chiến của thập tự quân kéo dài
gần 2 thế kỷ (195 năm). Trong thời gian dài
dằng dặc đó đã xảy ra nhiều cuộc
chuyển quân của thập tự quân giả dạng làm
những đoàn người đi hành hương hoặc
đoàn người đi buôn bán... nhưng sau đó họ
vẫn có thể thực hiện được những
cuộc tấn công vào quân Hồi Giáo.
Một điều
phức tạp hơn nữa là sau thế kỷ 11,
nhiều giáo hội Công Giáo Âu Châu tách rời khỏi giáo
quyền Vatican như Chính Thống, Anh Giáo và Tin Lành. Vatican tổ
chức những đoàn quân cũng mang danh là Thập
Tự Quân đi đàn áp những kẻ ly khai đó.
Trường hợp rõ nét nhất là cuộc Thập Tự
Chinh lần thứ tư (1201-1204) Vatican đánh chiếm
hoàn toàn lãnh thổ đế quốc Byzantine của Chính
Thống Giáo. Vậy có nên coi cuộc thập tự chinh này
là một trong những cuộc Thập Tự Chinh chống
Hồi Giáo hay không? Nhiều sử gia trả lời là có vì
mục tiêu chính của Vatican là triệt hạ một
đồng minh mới của Hồi Giáo.
2. Nhiều con cháu
của thập tự quân trở thành Hồi Giáo
Những thập
tự quân Âu Châu đến Jerusalem trong cuộc viễn
chinh đầu tiên năm 1096, sau mấy chục năm
định cư tại đây, họ dần dần
hiểu được thực tại và tỉnh ngộ
chứ không còn cuồng tín như trước. Vì tại
Jerusalem không có phụ nữ Âu Châu nên lính thập tự
đều lấy vợ Ả Rập Hồi Giáo. Từ
thế hệ thứ hai, thứ ba trở đi, hầu
hết con cháu của thập tự quân đều thành
người Hồi Giáo. Do đó, khi xảy ra cuộc
thập tự chinh thứ hai (1147 tức sau 51 năm) và
thập tự chinh thứ ba (1190, tức sau lần thứ
nhất gần một thế kỷ) những con cháu
của thập tự quân đợt đầu đều
rất thù ghét những người Âu đến sau. Họ
là những chiến sĩ Hồi Giáo chống đối
mãnh liệt nhất những đợt thập tự chinh
2 và 3.
3. Nạn buôn nô lệ:
Các cuộc chiến tranh
của thập tự quân tại Trung Đông đã làm cho
tệ nạn buôn bán nô lệ trở thành một kỹ
nghệ phát đạt. Cả hai phe Hồi Giáo cũng
như thập tự quân đều chú tâm bắt sống
tù binh và bắt thường dân ở các vùng chiếm
đóng để đem bán tại các chợ ở khắp
miền Trung Đông. Các thiếu nữ đẹp luôn luôn
là một món hàng đắt giá nhất được các
nhà giàu hoặc các quan quyền mua về làm tì thiếp hay nô
lệ tình dục.
4. Giá máu quá đắt cho một chuyện hoang
đường.
Trong suốt năm
1095, Giáo Hoàng Urban II đi khắp các nước Công Giáo Âu
Châu kích động quần chúng tín đồ đầu
quân tham gia đoàn quân thập tự hoặc đóng góp tiền
bạc để tài trợ cho cuộc chiến thần
thánh nhằm bảo vệ ngôi mộ của Chúa. Nhưng
ngôi mộ của Chúa (The Holy Sepulchre) chỉ là chuyện hão
huyền vì nó chẳng bao giờ có. Nếu Chúa đã
sống lại và lên trời thì làm gì có mộ của Chúa?
Còn nếu Chúa đã bị quân La Mã đóng đinh trên
thập giá thì theo luật của La Mã là mọi tử
tội đã chết trên thập giá phải bị vứt
xác ra bãi hoang cho kên kên và chó hoang ăn thịt. Trong lịch
sử La Mã tuyệt đối không có chuyện xác tử
tội được trao cho người nhà đem về
chôn cất tử tế ở trong mồ. Jesus bị quân La
Mã xếp vào loại tử tội nguy hiểm chẳng
lẽ lại được La Mã dành cho một đặc
ân ngoại lệ duy nhất là trao cho người nhà
đem về chôn trong mồ hay sao? Chuyện ngôi mộ
của Jesus là một chuyện hão huyền của bọn
đại bịp. Nhưng câu chuyện hão huyền ấy đã
làm đổ máu của ba triệu người, trong số
đó có ít nhất là 60.000 trẻ em.
Sử gia Lloyd M. Graham
đã viết về vấn đề này như sau:
"Chúng ta hãy quan tâm đến những cuộc chiến
tranh của Thập Tự Quân, đó là những cuộc chiến
tranh khủng khiếp nhằm bảo vệ "ngôi mộ
của thánh Chúa mà nó chẳng bao giờ có, thế mà ba
triệu người đã bị giết một cách vô ích,
trong số đó có sáu mươi ngàn trẻ em".
(Consider the Crusades, those hellish wars for a "holy sepulchre" that
never existed, three million people neeedlessly butchered, among them sixty
thousand children - Deception and Myths of the Bible, page 350).
Ba triệu sinh
mạng là giá máu quá đắt mà nhân loại đã phải
trả cho một chuyện hoang đường của đạo đa thần Công Giáo La Mã. Ba triệu người
đã tức tưởi chui xuống những nấm
mồ có thật chỉ vì một nấm mồ không có
thật của một người được mệnh
danh là Chúa Cứu Thế!
Charlie Nguyễn
Thập tự chinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Các cuộc Thập Tự Chinh ban đầu có mục tiêu thu hồi lại Giêrusalem và Đất Thánh khỏi ách thống trị của Hồi giáo và các chiến dịch của họ đã được xuất phát từ lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo đế chế Byzantine để được sự giúp đỡ nhằm chống lại sự mở rộng của người Thổ Seljuk theo đạo Hồi tới Anatolia. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để mô tả các chiến dịch đương thời và sau đó được thực hiện ở thế kỷ 16 ở vùng lãnh thổ bên ngoài Levant [3], thường là để chống lại ngoại giáo, và nhân dân bị khai trừ giáo tịch [4], cho một hỗn hợp của các lí do tôn giáo, kinh tế, và chính trị [5]. Sự kình địch giữa các quốc gia Kitô giáo và Hồi giáo đã dẫn liên minh giữa các phe phái tôn giáo chống lại đối thủ của họ, chẳng hạn như liên minh Kitô giáo với Vương quốc Hồi giáo của Rûm trong cuộc Thập Tự Chinh thứ năm.
Các cuộc Thập Tự Chinh đã có một số thành công tạm thời, nhưng quân Thập tự cuối cùng bị buộc phải rời khỏi Đất Thánh. Tuy nhiên các cuộc Thập Tự Chinh đều tác động từ chính trị, kinh tế và xã hội sâu rộng ở châu Âu. Bởi vì các cuộc xung đột nội bộ giữa các vương quốc Thiên chúa giáo và quyền lực chính trị, một số cuộc thám hiểm thập tự chinh đã chuyển hướng từ mục tiêu ban đầu của họ, chẳng hạn như cuộc Thập Tự Chinh thứ tư, dẫn đến sự chia cắt của Constantinopolis Thiên chúa giáo và sự phân vùng của đế chế Byzantine giữa Venice và quân Thập tự. Cuộc Thập tự chinh thứ sáu là cuộc thập tự chinh đầu tiên xuất phát mà không có sự cho phép chính thức của Đức Giáo hoàng [6]. Các cuộc Thập Tự Chinh thứ bảy, thứ tám và thứ chín đã dẫn đến kết quả là chiến thắng của Mamluk và triều đại Hafsid, như cuộc Thập Tự Chinh thứ chín đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc Thập Tự Chinh ở Trung Đông [7].
Bối cảnh, nguyên nhân, động cơ
Khoảng thế kỷ thứ 7, những người đứng đầu đạo Hồi tiến hành các cuộc trường chinh xâm chiếm các vùng đất mới. Từ năm 660 đến năm 710, các giáo sĩ Hồi giáo đã chiếm được một lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ. Đến năm 720, kỵ binh Hồi giáo chiếm Tây Ban Nha rồi thọc sâu vào đến tận lãnh thổ Pháp; từ năm 830 đến năm 976 Sicilia và miền nam Ý rơi vào tay người Hồi giáo. Lúc này, những đoàn hành hương của tín đồ Kitô giáo về các miền Đất Thánh mà trong đó Palestine là nơi thiêng liêng nhất bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 4 và đến thế kỷ 11 đã trở nên rất thịnh hành. Người Thổ Seljuk Hồi giáo không cố ý ngăn cản những đoàn hành hương nhưng họ thu rất nhiều loại thuế, phí gây ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng Kitô giáo[cần dẫn nguồn].Cũng sang thế kỷ 11, Đế quốc Byzantine (Đế quốc Đông La Mã) chỉ còn lại một vài vùng đất ở châu Âu. Lúc này, nguy cơ người Hồi giáo tràn sang phía Tây đã hiện hữu đối với người Kitô giáo đặc biệt là sau khi quân đội Seljuk đánh bại quân Byzantine trong trận Manzikert năm 1071 và bắt được cả hoàng đế Romanus IV thì con đường tiến về Constantinopolis đã được khai thông. Suleyman, một thủ lĩnh người Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh của ông thậm chí còn định cư ngay tại Niacea, chỉ cách Constantinopolis vài dặm. Để giành lại các vùng đất đã mất ở Tiểu Á, Hoàng đế Byzantine kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Tây nhưng không có kết quả. Sau đó, họ kêu gọi sự giúp đỡ từ Giáo hoàng và để đổi lại, họ hứa sẽ xóa bỏ sự phân ly giữa Chính thống giáo Đông phương và Công giáo La Mã xảy ra năm 1054. Ngày 27 tháng 11 năm 1095 tại Hội nghị giám mục, Giáo hoàng Urban II (tại vị 1088-1099) kêu gọi các hiệp sỹ, hoàng tử phương Tây và tín đồ Kitô giáo đến giúp đỡ tín hữu Kitô giáo phương Đông đồng thời giành lại những vùng Đất Thánh đã mất.
Mặc dù những cuộc thánh chiến mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng giới sử học cho rằng bên trong nó còn có các động cơ kinh tế, chính trị, xã hội:
- Tôn giáo: việc thánh chiến để bảo vệ và lấy lại những vùng đất của người Kitô giáo được hậu thuẫn bởi thay đổi quan trọng trong phong trào cải cách Giáo hội đang diễn ra. Trước khi Giáo hoàng Urban II phát ra lời kêu gọi, quan niệm Chúa sẽ thưởng công cho những ai chiến đấu vì chính nghĩa đã rất thịnh hành. Công cuộc cải cách của Giáo hội đã dẫn đến một thay đổi quan trọng: chính nghĩa là không chỉ là chịu đựng tội lỗi trong thế giới mà phải là cố gắng chỉnh sửa chúng.[8]. Các đạo quân thập tự chinh là tiêu biểu cho tinh thần ấy trong giai đoạn Giáo hội đang cải tổ mạnh mẽ.
- Kinh tế, chính trị: những cuộc thập tự chinh diễn ra trong thời kỳ mà dân số châu Âu phát triển mạnh mẽ và các học giả cho rằng trên khía cạnh này nó có động cơ tương tự như cuộc tấn công của người Đức vào phương Đông cũng như cuộc xâm chiếm của người Tây Ban Nha[cần dẫn nguồn]. Những cuộc thập tự chinh nhằm mục đích chiếm giữ những vùng đất mới để mở rộng sự bành trướng của phương Tây với các quốc gia Địa Trung Hải. Tuy nhiên thập tự chinh khác với những cuộc tấn công, xâm chiếm của người Đức và người Tây Ban Nha ở chỗ nó chủ yếu dành cho tầng lớp hiệp sỹ và nông dân du cư ở Palestine.
- Xã hội: tầng lớp hiệp sỹ đặc biệt nhạy cảm với sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số châu Âu trong giai đoạn này. Họ được đào tạo, huấn luyện để tiến hành chiến tranh và trong bối cảnh dân số phát triển mạnh mẽ, những cuộc xung đột để giành đất đai đã xảy ra. Giáo hoàng Urban II đã nói với các hiệp sỹ của nước Pháp như sau: "Đất đai mà các bạn cư ngụ thì quá hẹp đối với một dân số lớn; nó cũng không thừa của cải; và nó khó lòng cung cấp đủ thực phẩm cho những người trồng trọt trên nó. Đây là lý do vì sao các bạn phải tàn sát và tàn phá lẫn nhau."[8] Như vậy, họ được khuyến khích đi viễn chinh để giành đất và trên góc độ nào đó các cuộc thập tự chinh là phương tiện bạo lực nhằm rút bạo lực ra khỏi đời sống thời Trung Cổ.[9] cũng như đem lại lợi ích kép như lời Thánh Bernard thành Clairvaux đã nói: "Sự ra đi của họ làm cho dân chúng hạnh phúc, và sự đến của họ làm phấn khởi những người đang thúc giục họ giúp đỡ. Họ giúp cả hai nhóm, không những bảo vệ nhóm này mà còn không áp bức nhóm kia.".[9]
Các cuộc Thập tự chinh
Về danh sách các cuộc thập tự chinh, chưa có sự thống nhất cao trên thế giới, danh sách này có thể lên đến 9 cuộc tùy quan điểm.Thập tự chinh thứ nhất (1095 - 1099)
Ngay sau đó, một đội quân thực sự được tổ chức tốt do giới quý tộc lãnh đạo đã lên đường tiến hành cuộc thập tự chinh chính thức lần thứ nhất. Những chỉ huy gồm có: Robert xứ Normandy (con trai của William the Conqueror); Godfrey xứ Bouillon cùng hai anh trai là Baldwin xứ Boulogne và Robert xứ Flanders; Raymon IV xứ Toulouse; Bohemond I xứ Antioch, Tancred xứ Taranto,... Họ dẫn đầu 4 đạo quân theo nhiều hành trình đường bộ và đường biển đến Constantinople năm 1096 và 1097 để từ đó tấn công nhà Seljuk ở Rum. Cuối tháng 4 năm 1097, đội quân thập tự chinh tiến vào lãnh thổ của người Seljuk và giành được thắng lợi đầu tiên trong trận Dorylaeum[10] ngày 1 tháng 7 năm 1097. Chiến thắng có tính chất bước ngoặt của thập tự quân là việc đánh chiếm thành phố cảng Antioch[11] và đã giành được thắng lợi sau cuộc vây hãm kéo dài 8 tháng, mở thông đường tiến về Jerusalem. Ngày 7 tháng 6 năm 1099, Thập tự quân tới Jerusalem và bắt đầu vây hãm thành phố. Ngày 15 tháng 7 năm 1099, thập tự quân đột kích chiếm Jerusalem và tàn sát các tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo cũng như cả Chính thống giáo Đông phương[12]. Trong khi đoàn quân chủ yếu tiến đến Antiochia và Jerusalem thì Baldwin xứ Boulogne tách đội quân của mình ra để chiếm Edessa[13], nơi ông thiết lập Công quốc thập tự quân đầu tiên ở phương Đông. Sau đó với sự giúp đỡ của hạm đội của Venice và Genoa, Thập tự quân chiếm được toàn bộ bờ Đông Địa Trung Hải và thiết lập bá quốc Tripoli và 1 số tiểu quốc khác.
Kết quả của Thập tự chinh thứ nhất là đã lập ra một loạt những Công quốc Thập tự quân: Edessa, Antioch, Tripoli... và đặc biệt là Jerusalem trải rộng trên khắp vùng Cận Đông.
Thập tự chinh thứ hai (1147 - 1149)
Thập tự chinh thứ ba (1189 - 1192)
Thập tự chinh thứ tư (1202 - 1204)
Thập tự chinh thứ năm (1217 - 1219)
Thập tự chinh thứ sáu (1228 - 1229)[20]
Thập tự chinh thứ bảy (1248 - 1254)
Thập tự chinh thứ tám (1270)
Thập tự chinh thứ chín 1271–1272
Thập tự chinh phía Bắc (Baltic và Đức)
Các cuộc thập tự chinh khác
Ngoài những cuộc thập tự chinh tới miền Đất Thánh, một số hoạt động quân sự khác trong giai đoạn này cũng được gọi là Thập tự chinh như: chiến dịch quân sự chống lại giáo phái Albi ở vùng Languedoc, Pháp từ năm 1209 đến năm 1229; sự kiện thực hư lẫn lộn xảy ra năm 1212 khi hàng loạt trẻ em kéo tới Ý được gọi là Thập tự chinh của trẻ em; hay các hoạt động quân sự chống lại người Tarta, những cuộc hành binh đến Thụy Điển, vùng Balkan... cũng được coi là Thập tự chinh.Các hiệp sỹ tham gia thập tự chinh
Ngay sau cuộc Thập tự chinh thứ nhất, các hiệp sỹ đã hình thành nên một tầng lớp mới, tầng lớp quân đội-tôn giáo. Những phẩm chất như sự cống hiến, kỷ luật và kinh nghiệm tu hành của họ được kết hợp vào mục đích quân sự của các cuộc thập tự chinh. Tầng lớp này cung cấp các đội bảo vệ vũ trang cho những đoàn hành hương về Đất Thánh, bảo vệ dân cư và trở nên rất cần thiết cho các vương triều phương Tây cũng như đóng vai trò quan trọng trong xã hội châu Âu thời kỳ đó.- Hiệp sỹ dòng Đền (hay Hiệp sỹ Đền thờ; Tiếng Pháp: Ordre du Temple) do các hiệp sỹ Pháp thành lập đầu thế kỷ 12. Họ sống chung với nhau trong các khu nhà hoặc cộng đồng riêng và tôn chỉ là 3 lời thề tu sỹ: nghèo khó, thanh khiết và phục tùng. Họ tự ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ Công quốc Jerusalem, đảm bảo sự an toàn cho các tuyến đường nối tây Âu với các Công quốc Thập tự quân. Các Hiệp sỹ Đền thờ cũng đảm nhận việc vận chuyển, bảo vệ tiền bạc rất cần thiết cho những cuộc thập tự chinh diễn ra liên tục và do vậy trở thành thể chế ngân hàng quan trọng nhất của thời đại[22]. Năm 1321, các hoạt động của Hiệp sỹ Đền thờ bị Giáo hoàng ra lệnh cấm.
- Hiệp sỹ Cứu tế Thánh Gioan hay gọi ngắn gọn là Hiệp sỹ Cứu tế (Anh ngữ:Knights Hospitaller): do các hiệp sỹ ở Jerusalem thành lập vào khoảng năm 1103. Tuy quân số không đông bằng Hiệp sỹ Đền thờ nhưng họ đã giữ vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ Công quốc Jerusalem trong suốt thời gian xảy ra những cuộc Thập tự chinh. Năm 1291, sau khi thành Acre thất thủ, tổng hành dinh của Hiệp sỹ Cứu tế dời đến Cyprus rồi sau đó đến đảo Rhodes và cuối cùng là đảo Malta. Cùng với các hiệp sỹ ở Malta, họ cai trị hòn đảo này cho đến năm 1798 khi Napoléon Bonaparte chiếm Malta trên con đường chinh phục Ai Cập. Các hiệp sỹ trở thành Giai cấp tối cao (sovereign order) ở Malta và còn tồn tại đến ngày nay như một nhóm chuyên làm các công việc bác ái.
- Hiệp sĩ Giéc-man (tiếng Đức: Deutscher Orden): được thành lập vào khoảng năm 1190 ở Acre để bảo vệ các đoàn hành hương người Đức đến Palestine. Tổng hành dinh của họ sau được dời đến Venezia, rồi Transynvania[23] năm 1211 và cuối cùng là đến Phổ năm 1299. Các Hiệp sỹ Giécman đã trở thành đội quân tiên phong của Đức mở rộng lãnh thổ về phía đông và chiếm được một vùng đất dọc theo biển Baltic. Năm 1525, trong phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu, Albert thành Brandenburg, một đại địa chủ theo học thuyết của Martin Luther đã nắm quyền kiểm soát ở đây và giải trừ quyền hành của tầng lớp Hiệp sỹ Giécman.
Dấu ấn của Thập tự chinh
Hai lực lượng chính đối đầu nhau trong những cuộc thập tự chinh là những người Kitô giáo và Hồi giáo có quan điểm đánh giá rất khác nhau về những cuộc Thập tự chinh. Đối với phương Tây, Thập tự chinh là những cuộc viễn chinh mạo hiểm nhưng anh hùng, những người tham gia thập tự chinh, dù rất nhiều trong số họ đã bỏ mình nơi chiến địa được xem là tiêu biểu cho sự dũng cảm và tinh thần hiệp sỹ. Richard tim Sư tử được xem là vị vua đắc thủ tất cả những đức tính của một hiệp sỹ kiểu mẫu - gan dạ, thiện chiến, phong độ uy nghi, ngay cả sự nhạy bén để soạn những bài ca trữ tình của giới ca sĩ hát rong.[24]. Louis IX, vị vua đã băng hà trong cuộc Thập tự chinh ở Tunisia, với đức tính ngoan đạo, khổ hạnh cũng như công lý mà ông đem lại cho nền quân chủ Pháp thậm chí trong suốt cuộc đời mình, vua Louis đã được xem là bậc thánh.[25]. Cao lớn, đẹp trai, lịch thiệp và quả cảm, vua Friedrich I Barbarossa, cũng giống như vị vua trước đó là Charlemagne, đã giành được vị trí lâu dài trong ký ức và huyền thoại của thần dân.[26]. Godfrey xứ Bouillon, với chiến công cùng với một nhóm hiệp sỹ của mình là những người đầu tiên vượt qua tường thành để xâm nhập Jerusalem và chiếm lại Đất Thánh trong cuộc vây hãm ở Thập tự chinh thứ nhất đã trở thành huyền thoại. Ông được người châu Âu thời ấy xếp vào một trong số Chín biểu tượng của tinh thần hiệp sỹ trong mọi thời đại, được ca ngợi trong những bản trường ca, một thể loại vốn phổ biến ở Pháp thời trung cổ. Cuộc tấn công Antioch cũng là chủ đề của bản Trường ca Antioch dài hơn 9.000 câu thơ. Những bài hát của ca sĩ hát rong ở khắp châu Âu ca ngợi những thủ lĩnh, những hiệp sỹ thập tự chinh và những mối tình lãng mạn của họ.Dấu ấn lịch sử của Thập tự chinh trong thế giới Hồi giáo không đậm nét bằng ở phương Tây mặc dù những vị vua Hồi giáo chống lại người Kitô giáo như Nur ad-Din,...đặc biệt là Saladin cũng rất được ngưỡng mộ và kính trọng. Đối với người Hồi giáo, Thập tự chinh là những sự kiện đầy tàn bạo và dã man và những cuộc chiến đấu của họ chống lại Thập tự quân được gọi là Thánh chiến.
Ảnh hưởng của Thập tự chinh
Mặc dù các cuộc Thập tự chinh không tạo ra sự hiện diện thường xuyên và vững chắc của phương Tây tại Tiểu Á nhưng sự tiếp xúc giữa văn hóa phương Đông và phương Tây đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hai nền văn hóa này.- Kỹ thuật quân sự: sau những cuộc Thập tự chinh đầu tiên, Thập tự quân đã phải tiến hành các chiến dịch phòng thủ quy mô lớn ở những tiền đồn xa xôi và điều này khiến cho kỹ thuật phòng vệ, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng lâu đài phát triển. Các lâu đài có thiết kế công sự tháp treo để thuận lợi cho việc bắn vũ khí, ném gỗ, đá, dầu... vào những người tấn công; lối vào lâu đài được bố trí các góc, tường ngăn không cho đối phương công phá trực tiếp. Các lâu đài Hồi giáo cũng có bước phát triển tương tự. Cùng với kỹ thuật phòng thủ, các phương tiện công thành như máy bắn đá, máy phá thành bằng những khúc gỗ lớn...trở nên tinh vi và hiệu quả hơn; các kỹ thuật đào đất, đặt chất nổ...cũng có bước phát triển.
- Kinh tế: mặc dù không có số liệu thống kê tin cậy về thu nhập cũng như phí tổn của các cuộc Thập tự chinh nhưng chắc chắn rằng chúng rất tốn kém, đặc biệt là đối với phương Tây do họ phải tiến hành viễn chinh. Chiến tranh đã làm cạn kiệt dần nguồn lực của phương Tây dẫn đến phải áp dụng thuế ở mức độ cao. Để tài trợ cho Thập tự chinh thứ ba, năm 1188, với sự cho phép của Giáo hoàng, các vương công đã đánh thuế trực thu 10% trên thu nhập của tất cả tu sỹ và người dân có thu nhập gọi là Thuế thập phân Saladin. Thuế cũng kéo theo sự phát triển của các kỹ thuật quản lý, thu thuế, chuyển tiền...Mặt khác, Thập tự chinh kích thích thương mại giữa phương Đông và phương Tây: các sản phẩm như đường, gia vị,... từ phương Đông được buôn bán rất mạnh; các mặt hàng xa xỉ như vải lụa...cũng được phát triển sản xuất ngay tại châu Âu.
- Các cuộc thăm dò: Thập tự chinh đã kích thích những cuộc thăm dò của người phương Tây đến những nền văn hóa phương Đông. Khởi phát là các công quốc có Thập tự quân, các tu sỹ rồi đến thương gia; họ đã thâm nhập sâu vào lục địa châu Á và đầu thế kỷ 13 đã đến Trung Hoa. Những chuyến đi của họ, đặc biệt là của Marco Polo đã cung cấp cho châu Âu nguồn thông tin đa dạng và quý báu về Đông Á, tạo tiền đề cho những nhà hàng hải tìm kiếm các lộ trình mới để buôn bán với Trung Hoa vào cuối thế kỷ 15 và thế kỷ 16. Khát vọng thăm dò, chiếm đoạt các nền văn hóa khác, và mở rộng Kitô giáo là một phần mà các cuộc Thập tự chinh đã truyền cảm hứng cho chủ nghĩa đế quốc sau này.[27].
- Chính trị:
- Văn hóa:
Chú thích
- ^ a b Riley-Smith, Jonathan. The Oxford History of the Crusades New York: Oxford University Press, 1999. ISBN 0-19-285364-3.
- ^ Riley-Smith, Jonathan. The First Crusaders, 1095–1131 Cambridge University Press, 1998. ISBN 0-521-64603-0.
- ^ Như lãnh thổ Hồi giáo ở Al-Andalus, Ifriqiya, và Ai Cập, cũng như ở Đông Âu
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênCathEnc
- ^ e.g. the Albigensian Crusade, the Aragonese Crusade, the Reconquista, and the Northern Crusades.
- ^ Halsall, Paul (December năm 1997). “Philip de Novare: Les Gestes des Ciprois, The Crusade of Frederick II, 1228–29”. Medieval Sourcebook. Fordham University. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.—"Gregory IX had in fact excommunicated Frederick before he left Sicily the second time"
- ^ The Gospel in All Lands By Methodist Episcopal Church Missionary Society, Missionary Society, Methodist Episcopal Church, pg. 262
- ^ a b Mortimer Chambers,...; Tr. 314.
- ^ a b Mortimer Chambers,...; Tr. 315.
- ^ Dorylaeum: một thành phố cổ thuộc Tiểu Á, phế tích của nó ở gần thành phố Eskisehir ngày nay.
- ^ Antioch: một thành phố cổ ở địa điểm nay là thành phố Antakya, Thổ nhĩ kỳ.
- ^ Mortimer Chambers,...; Tr. 317.
- ^ Edessa: thành phố cổ phía nam Thổ nhĩ kỳ, ở vị trí nay là Sanliurfa (Urfa)
- ^ Acre: một thành phố cảng nằm ven vịnh Haifa, Israel.
- ^ Dịch giả: Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hằng, Trần Văn La. Lịch sử thế giới trung đại. Trang 54. Nhà xuất bản giáo dục.2006.
- ^ Zara: một thành phố thuộc Croatia ngày nay, nằm ven biển Adriatic.
- ^ Mortimer Chambers,..; Tr. 321.
- ^ Damietta: thành phố cảng ở Ai Cập, cách Cairo 200 km về phía bắc.
- ^ Pelagus: tên thật là Pelagio Galvani (? - 1230), Hồng y người Tây Ban Nha.
- ^ Có tài liệu không coi đây là một cuộc Thập tự chinh riêng rẽ mà ghép nó vào cuộc Thập tự chinh thứ năm
- ^ Mansoura hay El Mansurah: một thành phố trong vùng châu thổ sông Nin, cách Cairo 120 km về phía đông bắc.
- ^ Mortimer Chambers,...; Tr. 321.
- ^ Transynvania: một vùng đất trong lịch sử bao gồm lãnh thổ miền Trung Tây Romania ngày nay.
- ^ Mortimer Chambers,...; Tr.348.
- ^ Mortimer Chambers,...; Tr.354.
- ^ Mortimer Chambers,...; Tr.357.
- ^ Mortimer Chambers,...; Tr. 323.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 06:42, ngày 18 tháng 2 năm 2014.
Nhận xét
Đăng nhận xét