Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

HIỆN THỰC KỲ ẢO 31(Cái bang)

 NGHỀ...ĂN MÀY

Con ơi nhớ lấy lời cha:
Ăn nào thì cũng chẳng qua ăn tiền!

Ăn trên là được ưu tiên
Ăn trắng, không giỏi cũng quyền trong tay
Ăn hôi là lũ đầu sai 
Ăn tham là bọn mặt mày tráo trâng
Ăn gian có mắt láo liêng
Ăn trộm là đám ngày đêm rình mò...
Ăn cướp, đích thị mặt-rô
Ăn quỵt thì đúng là đồ giả nhân...

Ăn nào thì cũng là ăn
Ăn xin hiền nhất, lụy trần cảm thông
Lê la tạo vẻ khổ công
Te tua khốn đốn chờ lòng nông sâu
Khôn may, cứ thế quơ vào
Góp gió thành bão, tào lao hóa giàu
Chẳng ai biết đó là đâu
Xác xơ sung túc, cúi đầu đại gia!

Con ơi nung nấu lời cha:
Trăm nghề chọn một, quyết nghề cái bang! 

                                        Trần Hạnh Thu

(ĐC sưu tầm trên NET)


Ăn mày để lại triệu USD khi qua đời

Một cụ bà ở Arab Saudi, từng là ăn mày trên những con phố trong nhiều thập niên, để lại khối tài sản trị giá hơn một triệu USD khi qua đời.

Cụ ông 99 tuổi đi ăn xin làm từ thiện
Ảnh minh họa: Shutterstock.
Ảnh minh họa: Shutterstock.
Bà Eisha từng đi ăn xin trong suốt 50 năm qua trên những con đường ở Jeddah, thành phố phía nam Saudi Arabia, NDTV cho hay. Bà qua đời ở tuổi 100 tại nhà riêng vào cuối tuần trước, để lại khối tài sản trị giá hơn một triệu USD.
Tài sản bà để lại gồm 4 căn nhà ở quận Al-Balad, thành phố Jeddah, trị giá gần 800.000 USD và nhiều trang sức, đồng xu vàng trị giá 266.000 USD. Những gia đình đang sống trong 4 căn nhà này cho biết Eisha chưa bao giờ thu tiền thuê nhà của họ.
Ahmed Al-Saeedi, một người bạn từ thuở nhỏ của Eisha, cho biết bà không còn người thân nào từ khi mẹ cùng chị gái qua đời. 
"Họ nhận được sự cảm thông và hỗ trợ của mọi người, đặc biệt là trong lễ Eid. Eisha tiếp tục ăn xin sau khi mẹ và chị gái qua đời", Saudi Gazette dẫn lời Al-Saeedi nói. "Bà ấy chỉ là một người mù, không còn họ hàng".
Ông từng khuyên Eisha ngừng đi ăn xin khi biết bà là triệu phú. Tuy nhiên, Eisha từ chối và nói rằng số tài sản trên là để dành cho lúc khó khăn. Al-Saeedi cho biết ông nhận được một bản di chúc của bà Eisha với mong muốn phân phát số tài sản trên cho người nghèo. Ông đã liên hệ với nhà chức trách nhưng chưa nhận được phản hồi.
Như Tâm

    Gã "ăn mày triệu phú" tái xuất trên phố Hà Nội


    Gã ăn mày ở ngã tư Tôn Đức Thắng – Văn Miếu sau một thời gian giấu mình vì bị báo chí "vạch mặt" sáng ngửa mũ xin tiền tối chạy xe Novo, lại mới xuất hiện với bộ dạng cũ ở ngã tư giao đường Hoàng Cầu với Đê La Thành. Gã vẫn rách rưới, đầu tóc bù xù, chống gậy, lê đôi chân lở loét và dị tật xin tiền nhưng hầu hết người đi đường đều ngoảnh mặt...
    Gã ăn mày ở ngã tư Tôn Đức Thắng – Văn Miếu sau một thời gian giấu mình vì bị báo chí "vạch mặt" sáng ngửa mũ xin tiền tối chạy xe Novo, lại xuất hiện với bộ dạng cũ ở ngã tư giao đường Hoàng Cầu với Đê La Thành. Gã vẫn rách rưới, đầu tóc bù xù, chống gậy, lê đôi chân lở loét và dị tật xin tiền nhưng hầu hết người đi đường đều ngoảnh mặt...
    Gã ăn mày tái xuất ở ngã tư Đê La Thành giao với Hoàng Cầu với bộ dạng đáng thương
    Gã ăn mày tái xuất ở ngã tư Đê La Thành giao Hoàng Cầu với bộ dạng đáng thương.
    Dù qua báo chí, nhiều người qua đường đã biết bộ mặt thật của kẻ "ăn mày triệu phú" này, nhưng từ đầu tháng 3, gã duy trì sáng xin ở ngã tư gần Văn Miếu, trưa "trực" ở ngã tư Đê La Thành.
    Hễ đèn đỏ là gã lại sà mình vào dòng người để xin tiền
    Gã len lỏi vào dòng người dừng đợi đèn xanh.
     Cứ đèn đỏ là gã lại lết "đôi chân dị tật" ra lòng đường "ăn mày" lòng thương hại...
    Gã ăn mày bỏ chạy do người qua đường mắng chửi nhiều
    Nhiều người biết "mặt thật" của gã nên coi như không có gã trên đường
    Trưa 13/3, do bị người qua đường ngoảnh mặt, tẩy chay, gã bỏ về phía Đê La Thành ra ngã tư Láng Hạ.
    Hình ảnh gã ăn mày sáng ăn xin tối đi novo. Ảnh Giáo dục Việt Nam.
    Hình ảnh gã ăn mày bị "vạch mặt": sáng xin ăn, tối đi novo. "Thu nhập" ăn xin của gã cao nhất đến vài chục triệu đồng một tháng. Ảnh: Giáo dục Việt Nam.
    Mong cơ quan chức năng sớm có biện pháp để gã ăn mày này không còn lếch thếch trên phố, lợi dụng lòng thương của người khác kiếm lời, làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
    Vũ Minh

    Chuyện lạ: Ăn xin, đồng nát giấu tiền tỷ trong túi rách

    Ông già ăn mày có tới 25 cây vàng hay ve chai sở hữu nhà biệt thự tiền tỷ là những thông tin khiến nhiều người ngã ngửa bởi từ trước tới nay họ được cho là đối tượng nghèo nhất trong xã hội.
    Cụ già ăn xin mất 25 cây vàng
    Sau vụ cướp tài sản của một ông già ăn xin ở Đồng Tháp, không ít người phải ngỡ ngàng bởi ông sở hữu một tài sản đáng nể. Sau vụ cướp, ông Nguyễn Văn Cưng (86 tuổi), ngụ xã Tân Thành, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) đã đi trình báo có tới 25 lượng vàng trong túi quần.
    đại-gia-đồng-nát, tỷ-phú, tài-sản, tiền-tỷ, tài-sản-khổng-lồ, cây-vàng, 25-cây-vàng, ăn-xin-đại-gia
    Ông lão ăn xin sau vụ bị cướp số vàng.
    Theo cơ quan chức năng, do mâu thuẫn gia đình, ông Cưng đã bỏ ra ngoài sống lang thang và thường đi ăn xin ở các chợ trên địa bàn Đồng Tháp. Số tiền có được ông đều mua vàng và mang theo trong người.
    Sau khi bắt được các đối tượng, cơ quan chức năng đã thu hồi được gần 4,5 lượng vàng 1 sợi dây chuyền, 1 nhẫn, 1 lắc tay kim loại màu vàng và thu giữ trên 29 triệu đồng tiền mặt. Hiện vụ việc đang được công an huyện Tam Nông tiếp tục điều tra làm rõ.
    50 cây vàng trong lều rách nát
    Cách đây không lâu, một bà cụ neo đơn ở Đà Lạt đột tử cũng đã để lại 50 cây vàng. Bà cụ Phạm Thị Hiền (82 tuổi) sống neo đơn trong ngôi nhà nhỏ tại một con hẻm của Đà Lạt. Sự ra đi đột ngột của bà khiến không chỉ bệnh viện mà cơ quan chức năng cũng phải bối rối khó xử vì số tài sản giá trị của bà để lại. Mọi người mới vỡ lẽ quá khứ của một con người neo đơn có cuộc sống ẩn giật tưởng chừng rất nghèo túng.
    đại-gia-đồng-nát, tỷ-phú, tài-sản, tiền-tỷ, tài-sản-khổng-lồ, cây-vàng, 25-cây-vàng, ăn-xin-đại-gia
    Ngôi nhà xập xệ của bà cụ ở trong một con hẻm
    Tổng số vàng bà cụ mang theo người có tới 50 lượng. Ngoài ra, bà còn có giấy xác nhận gửi 233,8 chỉ vàng tại một ngân hàng và giấy gửi 350 triệu đồng tại một ngân hàng khác.
    Ông già đồng nát xây nhà 5 tỷ không bán
    Tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, người dân thường nhắc tới ông Huỳnh Hộ là một người “càn dở”. Sống giữa con phố sầm uất nhất nhìn phố huyện, ngôi nhà của ông khác kỳ lạ. Nó được xây từ những hòn đá, viên gạch do ông nhặt được suốt 35 năm qua.
    đại-gia-đồng-nát, tỷ-phú, tài-sản, tiền-tỷ, tài-sản-khổng-lồ, cây-vàng, 25-cây-vàng, ăn-xin-đại-gia
    Nhà độc giá 5 tỷ không bán
    Theo người dân cho hay, ngôi nhà của ông ở vị trí đắc địa, giá bạc tỷ, có người trả giá 5-6 tỷ đồng nhưng ông quyết không bán. Ông Hộ đã từ chối cuộc sống nhàn nhã tuổi già mà tự “hành xác” mình để mỗi ngày vẫn bán sức lao động trên chiếc xe bò cũ nát.
    Bà già bán bún để lại gia tài nghìn tỷ
    Năm 2011, dư luận cũng từng xôn xao thông tin bà T.K.P (66 tuổi, ở quận Tân Phú, TP HCM) đột tử để lại khối tài sản khoảng 1.000 tỷ đồng. Người phụ nữ quá cố này không có chồng con, trước đây từng mở hàng bún và sau đó cho thuê nhà xưởng.
    đại-gia-đồng-nát, tỷ-phú, tài-sản, tiền-tỷ, tài-sản-khổng-lồ, cây-vàng, 25-cây-vàng, ăn-xin-đại-gia
    Bà già bán bún có tài sản khổng lồ
    Tài sản của bà P. gần như không đếm xuể, phải đếm trong vòng 1 tuần mới xong: gồm 100 cây vàng, tiền mặt, 1 triệu USD, trang sức có rất nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm (trong đó có nhiều sổ ghi số tiền hàng chục tỷ đồng). Ngoài ra, còn có rất nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú,TPHCM, tỉnh Bình Dương, Tây Ninh… cũng do bà P. đứng tên.
    Khánh Chi (Tổng hợp)

    Đại gia xổ số phải đi ăn mày sau khi tiêu hết 4,5 tỷ

    Ngủ ngoài đường, ăn bánh mì bố thí... là những gì ông Bùi Hiền Hòa (45 tuổi – ngụ phường Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) phải trả giá cho những ngày ăn chơi.
    Ông Hòa đi lang thang khắp nơi.
    Hơn ba năm trước (2010), nhờ trúng liền một lúc 3 tờ vé số, tổng giá trị lên đến 4,5 tỷ đồng, ông Hòa được đổi đời. Thế nhưng thay vì tìm cách để tiền sinh thêm tiền, ông lại ra sức tiêu xài hoang phí, ăn chơi đàn đúm. Tiền hết, ông Hòa quay về kiếp nghèo khó, thậm chí còn mạt vận hơn xưa.
    “Lên đời” nhờ trúng số tiền tỷ
    Hòa sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Mồ côi cha từ thuở nhỏ, Hòa và mẹ sống nương tựa nhau trong căn nhà tạm bợ thuộc một khu đất nhà nước sắp thu hồi. Nhà đã nghèo, mẹ Hòa lại thường xuyên đau ốm. Để có tiền lo cái ăn cái mặc, lo tiền thuốc thang cho mẹ, Hòa phải làm đủ thứ nghề. Vất vả là thế nhưng tiền Hòa kiếm được chỉ như “gió vào nhà trống”. Căn bệnh mẹ Hòa phải chịu đựng không có dấu hiệu thuyên giảm. Thương chàng trai hiền lành chịu khó, Phượng – người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu trú gần nhà, cũng thường xuyên đến nhà an ủi, chăm sóc mẹ già thay cho Hòa.
    Vốn xuất thân từ gia đình khá giả, Phượng được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng. Tình cảm giữa Phượng và Hòa rất chân thành và ngày càng sâu đậm. Biết chuyện, gia đình Phượng ra sức cản ngăn. Họ lo con gái vất vả nếu lấy Hòa làm chồng. Nhưng cãi lời cha mẹ, Phượng quyết định cùng Hòa xây dựng hạnh phúc gia đình. Từ ngày có Phượng về chung sống, Hòa yên tâm lo đi làm kiếm tiền thang thuốc cho mẹ. Nhưng do bệnh tình quá nặng, mẹ Hòa đã không thể qua khỏi. Đang chịu tang mẹ, vợ chồng Hòa mất nốt chỗ che nắng che mưa vì mảnh đất đã đến hạn thu hồi. Không than vãn, vợ chồng Hòa nhanh chóng tìm căn hộ để ở trọ. Hai đứa con nhỏ lần lượt ra đời. Chị Phượng phải nghỉ làm để ở nhà trông con. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều do một tay Hòa đảm trách.
    Chỉ có một người kiếm tiền, vợ chồng Hòa và hai đứa con bữa đủ, bữa thiếu. Vì thế, dù tiết kiệm đến đâu, vợ chồng Hòa vẫn sống cảnh thiếu trước hụt sau. Hoàn cảnh khó khăn, cùng quẫn càng thổi bùng lên trong Hòa ước mơ trúng số. Mỗi ngày đi làm về, anh lại chừa ra ít tiền để mua vé số với hi vọng được đổi đời. Sau thời gian dài kiên trì, vận may đã mỉm cười với anh. Hòa trở thành tỷ phú sau khi trúng liền 3 tờ vé số độc đắc tổng trị giá 4,5 tỷ đồng. Từ ngày ấy, cuộc đời Hòa chuyển theo một hướng khác. Có trong tay bạc tỷ, Hòa bắt đầu thay đổi tính tình, sinh ra nhiều tật xấu mà dẫu nằm mơ chị Phượng cũng không thể ngờ chồng sẽ mắc phải.
    Thuở hàn vi, Hòa thuê căn nhà trọ nằm sâu hút trong con hẻm ngoằn nghèo cách bến xe buýt 91B khoảng 3km. Khi có lộc trời, Hòa sắm ngay căn nhà bạc tỷ nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ. Có nhà, Hòa đón vợ con về ở cùng nhưng mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay Hòa quản lý. Như để “tự đền bù” cho cái thời nghèo khổ, Hòa trở nên mê mệt hàng hiệu. Và tất nhiên, những cuộc đỏ đen sát phạt nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của vị đại gia mới nổi.
    Lý lẽ của Hòa là làm vất vả mấy chục năm qua đã đủ rồi, giờ có tiền trong tay phải hưởng thụ “tới bến”. Hòa mong ước vận may sẽ tiếp tục đến, nên sáng nào cũng chi nhiều tiền để mua hàng chục tờ vé số. Sau đó, người đàn ông một thời chăm chỉ, ham làm lại “rung đùi” đợi tới trưa để đi đánh bạc. Tới chiều, Hòa chăm chú mở đài dò số, nhưng tuyệt nhiên vận số tốt đẹp không tái diễn lần thứ hai. Cuộc sống xa hoa kéo dài suốt cả năm trời, tài sản kếch xù của “đại gia” Hòa cứ theo những cuộc chơi trác táng vơi dần. Nhiều lần, chị Phượng nhỏ to khuyên nhủ chồng, Hòa chẳng những gạt phăng lời vợ mà còn la ó, chửi mắng thậm tệ.
    Cái giá chơi bời
    Giữa trưa nắng, người dân Ninh Kiều chứng kiến một gã đàn ông say bí tỉ nằm vạ trên vỉa hè, bên cạnh là một ổ bánh mì nhăn nhúm. Trên mặt hắn đầy rẫy những vết trầy xước, tím tái. Nằm một hồi lâu, người này lại lồm ngồm ngồi dậy như một ông già. Đôi mắt hắn liếc dọc liếc ngang. Miệng hắn bắt đầu lẩm bẩm rồi la hét to dần. Bên cạnh nơi hắn đứng có một số thùng giấy và mấy thanh mướp vụn. Hắn quơ tay với lấy và quăng tung tóe chúng ra đường giữa lúc trên đường đầy xe qua lại.
    Căn nhà nhỏ vợ Hòa thuê lại.
    Những người đi đường đều trố mắt nhìn hắn. Quăng xong đống giấy vụn ra đường, hắn bắt đầu bước cao bước thấp đi trên vỉa hè. Hắn đi loạng choạng, cứ hai ba bước lại té ngã một lần. Vô tình hắn ngã trúng ổ bánh mì, hắn với tay lấy ổ bánh mà ăn ngấu nghiến. Ăn hết ổ bánh mì vụn, hắn lại tiến đến vị trí những anh xe ôm gần đó và chỉ thẳng vào mặt từng người mà chửi rủa. Những người xe ôm ở đây dường như quá quen với những hành động nửa điên, nửa tỉnh này nên chẳng ai chấp nhất. Khoảng năm phút sau khi chửi rủa mọi người, hắn lại trơ tráo quay sang xin từng đồng tiền lẻ để mua rượu.
    Đó chính là Hòa – người từng một thời “lên đời” nhờ trúng số độc đắc. Ngủ ngoài đường, ăn bánh mì vụng là việc làm thường nhật của người đàn ông này. Những ngày ăn chơi trác táng qua nhanh, hiện Hòa phải gánh chịu nhiều khoản nợ lớn. Căn nhà mới mua ở trung tâm thành phố cũng trở thành vật gán nợ. Đến hạn xiết nợ, Hòa cùng vợ con ngậm ngùi thu nốt những món đồ còn thuộc về mình rồi dắt díu nhau tìm một phòng trọ ở tạm. Những ngày sống xa hoa trở thành ký ức, khiến người đàn ông 45 tuổi trở nên thân tàn ma dại như trên.
    Tiếp chuyện phóng viên, ông Trần Bửu Long – một người bạn thân của ông Hòa kể lại: “Ông Hòa trước đây là một người nghèo khó, mưu sinh với đủ thứ nghề, ai thuê gì làm đó. Ông Hòa bỗng trở thành người giàu có nhờ trúng số. Vốn dĩ, ông Hòa là người hiền lành, chịu khó làm ăn, dành dụm từng đồng bạc lẻ để chăm lo cho gia đình. Sau khi trúng số, tính tình ông đột nhiên trở nên thay đổi, tiêu tiền như nước, trong khi không chịu làm việc. Ông trở thành kẻ ham mê cờ bạc, cùng thói quen uống rượu như uống nước khiến số tiền trúng số nhanh chóng tiêu tan. Tiền hết, ông Hòa quay về kiếp sống bần hàn nơi đầu đường xó chợ, ngửa tay xin từng đồng bạc lẻ của những người xung quanh để mua từng ngụm rượu. Thiệt tình, tôi cũng thấy tiếc cho ông ấy, có tiền mà chẳng biết giữ, giờ ra nông nỗi này”.
    Theo tìm hiểu, khi tài sản tiêu tán gần hết, Hòa cũng dồn tiền mua một chiếc xe cà tàng để hành nghề xe ôm. Chạy được dăm ba cuốc, người đàn ông này lại mang số tiền kiếm được “nướng” vào vé số. Hết tiền đổ xăng đưa rước khách, Hòa lại về nhà nã vợ tiền. Có bao nhiêu tiền trong tay, anh ta tiếp tục mua vé số. Sống trong cảnh nghèo, Hòa luôn hi vọng một ngày trời lại thương, rồi cuộc sống sung sướng từng được nếm trải sẽ quay về. Chạy xe ôm được dăm ba tháng, chiếc xe của Hòa bị hư hỏng. Vị “đại gia” một thời không sửa chữa nữa mà bỏ liều, từ đó tối ngày ôm chai rượu, lê lết khắp các đường phố ăn xin. Thế nhưng, hễ có men rượu trong người, Hòa lại ra sức chửi rủa những người xung quanh, chẳng chừ một ai. Thậm chí có lúc anh ta như điên cuồng, cởi áo chạy lông nhông khắp phố.
    Dù giận chồng nghiện rượu, nhưng chị Phượng vẫn cắn răng chịu đựng. Mặc cảm với mọi người, một mình chị Phượng làm mọi việc để gánh vác gia đình, nuôi hai đứa con thơ dại. Chồng đã hoàn toàn đổi thay, nhưng chị Phượng không đành lòng rũ bỏ. Chị vẫn mong hai đứa con thơ có một gia đình đầy đủ, với cha mẹ yêu thương. Về phía người chồng, Hòa thường cảm thấy vô cùng mặc cảm và xấu hổ vì đã từng đối xử tệ bạc với vợ con. Đến mức, anh từng nhiều ngày không về nhà để tránh đối diện với ba mẹ con và để lương tâm thanh thản hơn.
    Trao đổi với phóng viên, chị Phượng tỏ rõ buồn rầu: “Phải chi trước đây, ổng chịu nghe lời tôi khuyên thì cuộc đời ổng đâu ra nông nỗi ngày. Ngày xưa, ổng hiền lắm, chỉ biết lo làm ăn, không biết ăn chơi là gì. Vậy mà từ ngày trúng số, ổng thay đổi hoàn toàn, tôi không nhận ra ổng nữa. Tiền từ trên trời rơi xuống, không phải vất vả kiếm ra nên ổng tiêu xài hoang phí như vứt qua cửa sổ. Giờ tiền bạc hết rồi, ổng lại lún sâu vào rượu chè, chẳng còn biết hay dở thế nào nữa. Tôi thương hai con thơ dại nên không đành lòng bỏ ông ấy. Tôi ước gì ngày xưa, ông ấy đừng trúng số. Có lẽ nếu vẫn nghèo, vẫn phải căng sức lao động, tính tình ổng sẽ không đổi thay. Và giờ này, có lẽ gia đình tôi vẫn hạnh phúc”. 

    Chuyện kẻ ăn mày bội bạc trên đất Nga


    Mấy ngày đi công tác ở Nga, tôi đã được nghe câu chuyện về một người đàn ông Việt sống lang thang trên đất Nga suốt hai chục năm nay mà tôi không đưa tên thật của anh ta vào đây mà chỉ tạm thời dùng một cái tên là Đ để cho bạn đọc tiện theo dõi.
    Người kể câu chuyện này cũng yêu cầu không  đưa tên thật của anh ta vì chị cũng không muốn anh ta phải chịu thêm đau khổ. Và chữ cái Đ. hoàn toàn không phải chữ cái tên của anh ta mà tôi chỉ đặt một cách vô tình thôi.

    Đ. sang Nga học đại học và ở lại Nga làm ăn. Những năm tháng đầu vô cùng khó khăn. Có một cô gái Việt làm ăn ở Nga đã đem lòng yêu thương Đ. Chị đã dành hết tình thương yêu cho Đ. và lo cho anh một cuộc sống đầy đủ. Sau hai năm yêu nhau, hai người làm lễ cưới. Đó là một trong những lễ cưới ấn tượng nhất trong cộng đồng người Việt ở Nga. 

    Sau ngày cưới, chị đưa Đ. đi hưởng tuần trăng mật ở một nơi nghỉ mát nổi tiếng nhất ở Nga. Rồi sau đó hai người có với nhau một đứa con gài. Cuộc sống của họ tưởng chỉ có hạnh phúc bất tận và không gì có thể phá vỡ hạnh phúc ấy.

    Nhưng cuộc đời luôn luôn mang đến cho ta những điều ngoài sức tưởng tượng. Chung sống với nhau được 5 năm, anh ta bắt đầu phản bội chị. Lúc đó, Đ. đã là một kẻ sung túc. Một lần, anh ta bàn với chị dồn tiền để mua một lô hàng lớn. Nghe vậy chị đồng ý, vì lúc đó hai vợ chồng chị đang làm ăn vô cùng thuận lợi. Hơn nữa, chị yêu thương Đ. vô điều kiện. Chị sẵn sàng làm mọi thứ để cho chồng chị hạnh phúc.

    Nhưng chị đâu biết đó là một âm mưu của anh ta nhằm chiếm đoạt số tài sản lớn mà chị đã có được trong nhiều năm làm ăn trên đất Nga. Sau khi có được một số tiền rất lớn mà vợ đưa cho, anh ta đã dựng lên một vụ cướp và nói với chị là toàn bộ số tiền chị đưa đã bị cướp. Nghe tin đó, chị đã chết lặng người nhưng lại thương anh ta vô hạn.

    Sau khi có được số tiền lớn ấy, anh ta bắt đầu thay đổi cách cư xử với chị. Và chị cũng bắt đầu phát hiện anh ta thường bỏ nhà đi chơi. Những người bạn làm ăn đã nói với chị về quan hệ của anh ta với một cô gái khác. Nhưng chị không tin, vì chị đã yêu thương và làm tất cả cho anh ta.

    Nhưng đến một ngày, chính chị đã chứng kiến chuyện đó. Trái tim chị tưởng vỡ tan tành. Chị tưởng chị không sống được nữa. Có lúc, chị đã nghĩ đến cái chết. Nhưng lúc đó, tình yêu thương với đứa con đã giữ chị lại. Những năm tháng đó, chị sống mà như đã chết rồi. Chị trở nên ốm đau thường xuyên. Công việc làm ăn ngày càng sa sút.

    Cho đến một buổi tối, Đ. nói với chị rằng anh ta không thể tiếp tục sống với chị được nữa. Anh ta đòi ly hôn. Lúc đó, chị quả thực coi như đã chết. Chị ốm và không ra khỏi nhà suốt một tháng. Sau một tháng, chị ngồi dậy và ký vào đơn ly hôn mà anh ta đã soạn sẵn để bên giường bệnh. Ký xong, chị bế con đi thuê nhà ở nơi khác.

    Lúc đó, chị chỉ còn lại một ít tiền để hai mẹ con chị sống cho qua ngày. Nhưng bạn bè làm ăn đã không bỏ mẹ con chị. Họ luôn bên chị, an ủi và động viên rồi giúp chị làm lại. Với tài tháo vát của mình, chỉ hai năm sau, chị đã tạo dựng lại cơ ngơi làm ăn của mình một cách vững vàng và dần dần chị đã trở thành một doanh nghiệp có vị trí ở Nga.

    Còn Đ.. tưởng với số tiền cướp được từ người vợ cũ, anh ta sẽ làm ăn yên ổn. Nhưng với những kẻ vô ơn bội bạc, hình như luôn luôn có sẵn một kết cục cho họ. Công việc làm ăn của Đ. ngày càng sa sút. Một nguyên nhân của sự sa sút là cô gái mà Đ. đã bỏ vợ con để chạy theo chỉ là một cô gái quen hưởng thụ mà không chịu làm ăn gì cả.


    Rồi như một kịch bản có sẵn của cuộc đời, khi tiêu đến những đồng tiền cuối cùng của Đ., cô ta bỏ đi theo một gã đàn ông khác giàu có hơn. Anh ta rơi vào vực thẳm của những khó khăn. Anh ta chạy đi vay tiền của những người trong cộng đồng người Việt. Nhưng chẳng ai muốn và dám cho anh ta vay dù chỉ một đồng. Họ đều biết sự bội bạc và đểu cáng của Đ. Họ biết anh ta là kẻ thất đức và chỉ vì tiền.

    Không được ai giúp đỡ, và vốn là kẻ ăn bám, Đ. không thể nào nuôi nổi bản thân. Cuối cùng anh ta đã trở thành một kẻ lang thang, vật vờ xin ăn, ăn mày khắp khu người Việt kinh doanh. Rồi đến một ngày, những người Việt cũng không muốn giúp anh ta nữa. Cuối cùng Đ. đã tìm đến cầu xin người vợ cũ mà anh ta đã phản bội và cướp trắng một số tài sản lớn của chị. 

    Khi thấy kẻ ăn mày là người mình từng thương yêu hết mực và là bố của đứa con mình, chị đã không cầm được nước mắt. Chị giúp anh ta nhưng với một điều kiện là không được gặp gỡ đứa con. Mỗi tuần, chị sẽ cho anh ta một số tiền đủ sống trong tuần đó với một điều kiện hãy tu nhân tích đức và hằng ngày dọn dẹp trông coi khu buôn bán của người Việt.

    Một ngày, anh ta cầu xin chị chấp nhận một yêu cầu: đừng cho bố mẹ anh ta biết về số phận của con trai họ. Lâu nay, họ vẫn tin tưởng con trai họ đang sống và làm việc ở Nga như là một nhà khoa học. Lúc đầu, chị từ chối. Nhưng  một ngày anh ta mang những lá thư của bố mẹ mình, những người nông dân ở một làng quê nghèo khổ viết cho anh ta, cho chị đọc. Sau khi đọc xong những lá thư đó, chị động lòng. Chị thấy thương họ và chị chấp nhận lời cầu xin của anh ta. C

    hị cũng thường xuyên gửi tiền về giúp đỡ bố mẹ chồng cũ như chị từng làm trước kia.  Chị đã động viên, an ủi  họ. Và trong thư chị, anh ta vẫn là một nhà khoa học cần  mẫn  làm việc và thương nhớ bố mẹ. Hằng năm, chị đều nói con chị viết thư và gửi quà về cho ông bà nội. Dù có thế nào thì đó cũng là dòng máu của con  chị. Dù  thế nào thì sau này, con chị cũng phải có một phần trách nhiệm với gia đình của nó. 

    Nhưng  mỗi khi  đọc thư con chị viết cho ông bà nội nó, chị  lại  khóc suốt đêm. Có rất  nhiều lần chị muốn viết thư nói với bố mẹ chồng chị  rằng   con trai họ và  chị đã chia   tay. Nhưng không hiểu sao chị không làm được điều đó.

    Mấy năm sau, Đ. mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời nơi đất khách quê người. Chị đã lo việc tang lễ và quyết định mang tro cốt của anh ta về với bố mẹ anh ta.  Chị đã chịu tang như chị đang là vợ chính thức của anh ta. Đưa anh ta về quê nhà, chị lo tất cả mọi việc tang lễ. Không một ai trong gia đình Đ. biết được anh ta đã đối xử với mẹ con chị như thế nào và cuộc đời của anh ta bi thảm như thế nào trước khi mất.

    Và 3 năm sau ngày Đ. mất, chị mới chính thức viết thư về cho bố mẹ anh ta xin phép đi bước nữa. Nhưng chị cũng xin gia đình Đ. cho chị được chăm sóc bố mẹ anh ta đến khi họ trăm tuổi. Và chị đã chăm sóc chu đáo, thật lòng với bố mẹ Đ. cho đến khi họ qua đời. Khi nghe tin họ qua đời, chị đã tìm cách đưa con về để chịu tang ông bà nội nó.

    Cuộc đời thật biết bao thăng trầm, biết bao khúc ngoặt không ai ngờ tới. Số phận của Đ. và chị có thể cho chúng ta tin rằng: trời phật có mắt. Hãy sống với lòng yêu thương thực sự thì hạnh phúc và sự may mắn sẽ đến với ta.
    Theo Pháp Luật & Cuộc Sống

    Cụ bà ăn xin qua đời, để lại hơn 1 triệu USD

    Một cụ bà hành nghề ăn xin hơn 50 năm qua ở Ả Rập Saudi vừa qua đời ở tuổi 100, để lại khối tài sản bí mật trị giá hơn 1 triệu USD!
    Ảnh minh họa (Hindustan Times)
    Times of India hôm 20-3 đưa tin cụ Eisha, bị khiếm thị, đột tử tại nhà riêng sau nhiều năm mò mẫm ăn xin trên những con đường ở thành phố Jeddah. Khối tài sản bí mật cụ để lại gồm có 4 ngôi nhà thuộc quận Al-Balad (thành phố Jeddah) trị giá 3 triệu Riyal (tương tương 799.935 USD) và nhiều trang sức, tiền vàng trị giá 1 triệu Riyal (tương đương 266.645 USD).
    Ông Ahmed Al-Saeedi, một người quen của cụ bà quá cố cho biết, cụ Eisha không có người thân nào khác ngoài mẹ và chị gái – cả hai cũng hành nghề ăn xin. Ông này khẳng định sự giàu có của cụ Eisha có được một phần nhờ tài sản thừa kế sau khi mẹ và chị gái qua đời.
    Cũng theo lời ông Ahmed, trước khi qua đời, cụ Eisha ngỏ ý muốn để lại toàn bộ tài sản giúp đỡ những người nghèo. Ý nguyện này đã được thông báo tới chính quyền địa phương nhưng tới nay chưa có phản hồi, ông Ahmed cho biết.
    Ông cũng cho biết thêm rằng khi biết bà Eisha sở hữu khối tài sản khổng lồ như vậy, ông đã khuyên bà nghỉ ăn xin, nhưng cụ không chịu và nói rằng cụ muốn tiếp tục ăn xin để ... chuẩn bị cho những ngày khó khăn!
    Theo Linh San (Nld.com.vn)

    Chuyện người ăn mày giữ báu vật triệu đô

    Câu chuyện nghe như hoang đường nhưng lại là sự thật. Trong cuộc đời này, có những chuyện chúng ta chẳng bao giờ tin được lại làm nên đời sống của thế giới này.

    Khi lên 10 tuổi, ông Đ. được một người họ hàng đưa ra Hà Nội ở cho một gia đình giàu có. Chủ của gia đình đó được mọi người gọi là ông Trưởng Cúc. Gia đình ông này làm nghề kim hoàn và buôn bán vàng bạc. Ông Đ. giúp gia đình ông này dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo và rửa bát.

    Ông Trưởng Cúc có hai người vợ nhưng cũng chỉ sinh được một cậu con trai tên là Phát, bằng tuổi ông Đ. Vì thế, ông Đ. và cậu con trai của gia đình ông Trưởng Cúc tuy là phận cậu chủ và người ở nhưng lại rất thân nhau. Hai cậu bé chẳng mấy khi rời nhau. Chính vì thế mà gia đình chủ rất yêu quý ông Đ, thường xuyên may quần áo cho và cho ngồi ăn cơm cùng cậu con trai họ.

    Đã có một đôi lần ông chủ và cậu Phát về thăm quê quán ông Đ. Năm 1941, ông chủ gửi cậu Phát lúc đó mới 14 tuổi sang Paris học. Khi chia tay, hai cậu bé ôm nhau khóc nức nở không muốn rời xa nhau. Cả hai cậu bé không ngờ sau cuộc chia tay ấy, hơn 50 năm sau họ mới gặp lại nhau.

    Cậu Phát sang Paris học rồi không về nước như dự định vì đất nước có quá nhiều thay đổi. Sau năm 1945, việc kinh doanh vàng bạc của ông Trưởng Cúc phải dừng lại, một phần vì thời thế thay đổi, một phần vì ông rơi vào bệnh tật triền miên. Ông bán hết mấy ngôi nhà ở phố Hàng Bạc và Hàng Gai lo thuốc thang mà bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Cuối cùng, ông phải thuê một căn nhà nhỏ để ở.

    Cũng lúc đó, bà vợ thứ hai còn trẻ của ông bế đứa con gái nhỏ bỏ ra đi và không bao giờ thấy trở về nữa. Ông Trưởng Cúc mấy lần giục ông Đ. trở về quê vì không còn cần đến người giúp việc, không muốn ông Đ. phải chăm sóc mình lúc đau ốm. Nhưng vì những năm tháng ở với gia đình ông Trưởng Cúc, ông Đ. được yêu thương như con đẻ nên ông Đ. không nỡ bỏ đi.

    Mỗi khi ông Trưởng Cúc giục về quê quán, ông Đ lại nói: “Con ở lại với ông, bao giờ cậu Phát về nước thì con xin ông con về quê”. Mỗi lần nghe ông Đ. nói vậy, ông Trưởng Cúc lại khóc vì xúc động. Ông Trưởng Cúc biết ông Đ. thương tình cảnh mà ở lại giúp chứ biết đến ngày nào cậu Phát mới về.

    Nhưng rồi bệnh tình ông Trưởng Cúc càng ngày càng trầm trọng. Khi biết mình không thể sống được bao lâu nữa, ông Trưởng Cúc gọi ông Đ. đến đưa cho một cái túi và nói: “Gia tài của tôi chẳng còn gì, chỉ còn mỗi vật này. Tôi nhờ anh giữ cho tôi. Khi nào thằng Phát về thì anh trao lại cho nó. Nếu nó không trở về nữa thì là của anh. Coi như là tôi cảm ơn anh đã chăm sóc tôi trong những năm tháng bệnh tật”.


    Ông Đ. đã hứa với ông chủ của mình sẽ giữ cái túi đó bằng mọi giá và sẽ đợi cho đến ngày cậu Phát trở về. Hai tháng sau đó, ông Trưởng Cúc mất. Ông Đ. lo mai táng cho ông Trưởng Cúc rồi trở về quê. Đến lúc này ông Đ. mới mở cái túi ra xem thì mới giật mình vì cái túi đó đựng một chiếc bình hoa bằng vàng. Ngay đêm đó, ông Đ. đã bí mật vượt qua cánh đồng vào dãy núi gần làng ông và chôn chiếc bình vàng vào một nơi kín đáo để đợi ngày cậu Phát trở về thì giao lại cho cậu ấy.

    Ông trở về quê lấy vợ và sinh được hai cô con gái. Một chiều đi làm về, ông bị cảm và liệt mất nửa người. Gần một năm sau, ông mới có thể đi lại được nhưng một cái chân và một cái tay của ông không bao giờ trở lại bình thường được nữa. Ông trở thành một người tàn tật. Kể từ ngày ông gặp tai nạn, gia đình  ngày càng sa sút. Họ sống trong cảnh nghèo túng tưởng không còn đường sống. Cuối cùng, ông phải chống gậy đi ăn mày.

    Có những lần ông Đ. đi ăn mày cả tháng trời mới về nhà. Có lẽ cuộc đời này không có gì khổ hơn bằng kẻ đi ăn mày. Ông phải chịu bao đói rét, nắng mưa, đau ốm. Đêm đêm ông ngủ bờ ngủ bụi, ăn gạo, ngô sống, uống nước sông nước hồ. Có nhiều đêm ông ngồi khóc dưới một gốc cây giữa cánh đồng hiu quạnh mịt mù mưa bão.

    Những lúc ấy, ông đã nghĩ tới cái chết. Nhưng nghĩ đến lời hứa với ông Trưởng Cúc, ông Đ. lại lê gót trở về. Một năm đôi ba lần ông bí mật vào dãy núi đào cái túi đựng chiếc bình hoa bằng vàng lên. Chỉ khi biết chiếc bình hoa vẫn còn ở đó thì ông mới yên tâm.

    Đến năm 50 tuổi, sức khỏe không cho phép ông đi ăn mày được nữa. Ông ở nhà làm chổi rơm. Cứ mươi ngày ông lại khoác mấy chục chổi rơm đến các chợ trong vùng để bán. Và ngày ngày, ông vẫn ngóng đợi cậu Phát trở về. Nhưng rồi sau 40 năm kể từ ngày cậu Phát sang Paris học, ông Đ. vẫn không nhận được tin tức gì của cậu Phát.

    Đã có lúc, ông Đ. nghĩ cậu Phát sẽ chẳng bao giờ về nước nữa. Và cũng có lúc ông Đ. đã nghĩ hay là mang chiếc bình hoa vàng đi bán. Nếu bán chiếc bình hoa ấy thì cuộc đời của gia đình ông sẽ đổi thay và không bao giờ phải sống trong đói nghèo như thế nữa. Nhưng ngay sau đó, ông lại gạt ngay đi ý nghĩ bán chiếc bình hoa ra khỏi đầu. Khi ông chưa có tin tức chính thức về cậu Phát thì ông không thể bán chiếc bình hoa được.

    Thực tế, chuyện chuyện bình hoa bằng vằng chỉ có ông Trưởng Cúc và ông biết. Ông Trưởng Cúc đã mất rồi. Cho dù cậu Phát trở về thì cũng chẳng hay biết gì về chiếc bình bằng vàng ấy của cha cậu. Nhưng cho dù chẳng có ai biết thì ông cũng không cho phép mình chiếm chiếc bình hoa làm của riêng.

    Ông chỉ nghĩ đơn giản đó không phải là tài sản của ông, không phải ông làm ra mà là của người khác. Ông Trưởng Cúc tin ông và coi ông là người trung thực nên mới nhờ giữ chiếc bình bằng vàng cho con trai mình. Nếu khi ông Đ. chết mà cậu Phát chưa trở về thì ông sẽ phải tìm một người tin tưởng để nhờ giữ chiếc bình, đợi cậu Phát trở về hay con cháu của cậu ấy.

    Khi ông Đ. vào tuổi 70 thì ông Phát từ Pháp trở về. Ông Phát đã tìm được đường về quê ông Đ. Ông Phát trở về tìm ông Đ. không phải vì chiếc bình vàng bởi ông Phát chẳng hay biết gì về chuyện đó, mà chỉ để tìm lại một người bạn thuở thiếu thời, và cũng để hỏi thăm về cha đẻ mình. Khi ông Phát bước đến trước mặt, ông Đ. kêu lên: “Có phải cậu Phát không?”.

    Ông Đ. nhận ra ngay vì ông Phát khi già giống cha mình y như đúc. Hai người ôm lấy nhau mà khóc. Đêm đó, ông Phát ngủ lại nhà ông Đ. Hai người nói chuyện với nhau đến khuya thì ông Đ. cầm xẻng và bảo ông Phát đi theo mình vào núi. Ông Phát không hiểu có chuyện gì, lập cập đi theo ông Đ.

    Đến một khe núi, ông Đ. bảo ông Phát soi đèn pin cho mình đào. Một lúc sau, ông Đ. lôi lên một chiếc túi. Ông Đ. phủi sạch và đưa cho ông Phát rồi nói: “Trước khi cụ nhà ông mất có nhờ tôi đưa cái này cho ông khi ông trở về. Tôi đã giữ nó từng ấy năm đợi ông. Giờ ông đã về, cụ nhà dưới suối vàng mỉm cười được rồi”.

    Ông Phát run rẩy mở chiếc bọc ra và kinh ngạc nhận ra đó là một chiếc bình bằng vàng vô cùng giá trì. Sau này, ông Phát đã nhờ các chuyên gia đồ cổ đánh giá và họ nói chiếc bình hoa này có giá cả triệu đô. Ông Phát ôm chiếc bình và khóc. Ông khóc vì tình yêu thương của người cha đẻ dành cho ông. Ông khóc vì không thể nào nghĩ rằng trên đời này lại có người trung thực, không tham lam như ông Đ., đặc biệt là khi ông biết được cuộc đời ông Đ. từng phải đi ăn mày nhiều năm trời. 

    Ông Phát đã trao chiếc bình vàng cho ông Đ. và nói rằng chiếc bình ấy, món quà ấy phải thuộc về ông Đ., rằng cụ Trưởng Cúc sẽ vô cùng tự hào và mãn nguyện về ông khi con trai cụ đã hiểu được lẽ làm người; ó lẽ đó chính là điều mà cụ Trưởng Cúc khi sống và khi cho con trai mình đi học mong muốn nhất.

    Ông Đ. cảm tạ tấm lòng của ông Phát, nhưng không nhận món quà ấy. Ông Đ. nói với ông Phát rằng: “Lòng tin của cụ nhà đối với tôi và tấm lòng thành của ông đối với tôi là món quà quý giá nhất và tôi xin nhận. Còn chiếc bình này là kỷ vật cuối cùng của cha mình thì ông phải giữ lấy”.

    Từ đó, hằng năm ông Phát đều về nước và đều về thăm quê ông Đ. Hai người đã trở thành một đôi bạn già thân thiết và thủy chung. Ông Phát đã nhờ ông Đ. mua một mảnh đất, dựng một ngôi nhà để mỗi khi về nước ông có thời gian ở bên người bạn già tàn tật. Họ sống một cuộc sống giản dị và thanh thản. Nhưng họ đã trở thành những ví dụ đẹp đẽ trong cuộc đời này. Câu chuyện của họ quả thực như một câu chuyện cổ tích trong thời hiện đại. Hay nói đúng hơn là họ đã làm ra một câu chuyện cổ tích cho chúng ta.
    Theo Pháp Luật & Cuộc Sống

    Thành tỷ phú nhờ nghề ăn xin

    Một người đàn ông ở Yemen trở thành một trong những giàu có nhất ở quê ông sau 10 năm tha hương đi ăn xin kiếm sống.

    beggar-3820-1380707650.jpg
    Ảnh minh họa: Dailyspeculations
    Năm 2003, ông Mohammed Taher, quyết định rời quê nhà ở tỉnh Lahij thuộc miền nam Yemen và đi đến nước láng giềng Ảrập Xêút để kiếm sống khi tài sản hầu như chỉ là con số không.
    Mấy tháng đầu, ông Taher làm thợ mộc ở thành phố cảng Jeddah, ven bờ Biển đỏ thuộc Ảrập Xêút. Sau đó ông phát hiện ra những người ăn xin ở đây kiếm được nhiều hơn số tiền mà ông được trả.
    Mohammed Taher nảy ra ý định thử đi ăn xin, và quả nhiên ý tưởng đó đã thành công. Chỉ trong có vài tháng, ông đã kiếm được cả một khoản tiền lớn. "Ông ấy quyết định chuyển sang nghề ăn xin chuyên nghiệp và tiếp tục đi xin cho tới tận hôm nay", trang tin Sinbad của Yemen viết về sự nghiệp của ông Taher.
    Theo Emirates247, mới đây ông Taher vừa trở về thăm nhà. Việc làm đầu tiên của ông là tặng vợ một chiếc Land Cruiser Toyota và một mảnh đất vì lòng chung thủy và sự cống hiến của bà cho gia đình cũng như mọi nỗ lực của bà để gìn giữ gia đình trong suốt 10 năm ông tha hương.
    "Ông Taher dường như kiếm được gia tài lớn nhờ nghề ăn xin và hiện cho xây dựng một khách sạn và nhiều cửa hàng mua sắm trong tỉnh", trang Sinbad bình luận.
    Hướng Dương

    Hành nghề ăn xin, trở thành triệu phú

    (Dân trí) - 1 người đàn ông ăn xin, thường xuyên xuất hiện tại trung tâm thương mại Xidan ở thủ đô Bắc Kinh đã khiến cộng đồng mạng Trung Quốc xôn xao khi thân thế thật bị tiết lộ. Thực chất, ông là 1 triệu phú đang sở hữu khoản gia tài khổng lồ.

    Thông tin về thân thế của người đàn ông ăn xin này được tiết lộ sau khi 1 cư dân mạng đăng tải thông tin của ông lên trang web Mop.com, một trong những diễn đàn lớn nhất Trung Quốc.

    Sở dĩ, thân thế của người đàn ông ăn xin này được chú ý bởi vì ông khá nổi tiếng, với cách “hành nghề” khá đặc trưng của mình. Ông thường xuyên quỳ trên mặt đất và liên tục quỳ lạy những người đi qua để có được sự thông cảm và xin được tiền. Bên cạnh ông luôn có sự xuất hiện của 1 người phụ nữ lớn tuổi, nằm trùm kín chăn và dường như đang bị bệnh rất nặng.

    Liên tục dập đầu để xin tiền người qua đường, bên cạnh có 1 người nằm trùm chăn như đang bệnh nặng

    Tuy nhiên, mánh khóe này sau đó đã bị lật tẩy tại 1 nhà ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh. Khi người đàn ông này vẫn đang “diễn” lại trò cũ để xin tiền, thì người đàn bà đang nằm trong chăn đột nhiên… bật dậy và bỏ chạy vì sự xuất hiện của các cán bộ quản lý đô thị tại sân ga.

    Các cán bộ quản lý tại trung tâm thương mại Xidan cho biết đã nhìn thấy người đàn ông này ăn xin với hình thức trên nhiều lần trên đường phố và thường xuyên phải yêu cầu ông ngừng việc này. Tuy nhiên, ông tiếp tục trốn tránh các cán bộ quản lý để tiếp tục “hành nghề”, và bỏ chạy mỗi khi họ đến gần.

    “Chúng tôi không biết ông ấy đã kiếm được bao nhiêu tiền, và chúng tôi không có thẩm quyền pháp lý để phạt ông ta” - Một nhân viên từ phòng quản lý trung tâm thương mại Xidan cho biết.

    Sau khi bài viết về thân phận người đàn ông được đăng tải lên diễn đàn, nhiều người khẳng định ông ta kiếm được 4.000 Nhân dân tệ (tương đương 626 USD) mỗi giờ, tuy nhiên nhiều người cho rằng số tiền này là quá lớn.

    Hiện chưa rõ, tài sản khổng lồ của người đàn ông này kiếm được do hành nghề ăn xin, hay thực chất đây chỉ là “công việc làm thêm” của ông ta.
    Huy Phạm
    Theo ChinaDaily

    7 "hotboy ăn mày" lừng danh thế giới


    Có người vô gia cư nhờ chơi cổ phiếu mà trở thành triệu phú, lại có người ăn mày nổi danh vì đứng ra tranh cử vào chức thị trưởng.

    7 "hotboy ăn mày" lừng danh thế giới
    ảnh minh họa
    “Tiến sĩ ăn mày” nổi tiếng nhất New York
    Chris sống ở New York (Mỹ) và bản thân anh ta cũng không nhớ rõ quê hương của mình ở đâu, từ khi nào lưu lạc tới thành phố phồn hoa này…
    Hằng ngày Chris ngủ trên vệ đường Mercer, sáng sáng dạo bộ trong thành phố và cung cấp ý tưởng thiết kế sáng tạo cho hàng loạt các hãng thời trang nổi tiếng. Lý do là Chris luôn tìm được các phụ kiện và phục trang cá tính trong thùng rác và phối hợp chúng lại với nhau tạiothành style lập dị nhưng “đẹp mê hồn”.
    Không xem đồng hồ vẫn đoán chuẩn giờ
    Một cụ già 78 tuổi sống lang thang trên đường phố Bournemouth (Anh) sở hữu khả năng hết sức đặc biệt: dù không bao giờ đeo đồng hồ trên tay vẫn có thể đoán chuẩn xác thời gian giờ giấc.

    Một sinh viên đại học bản địa vì quá ngưỡng mộ tài năng này đã đăng tải hình ảnh của cụ lên Facebook cá nhân, thành lập nhóm “fan hâm mộ” nhân vật đặc biệt này. Chỉ sau vài tuần, số lượng người truy cập và gia nhập “tổ chức” này đã lên tới 4.506 người, phủ rộng khắp các quốc gia Australia, Mỹ, Nam Phi…
    Nổi tiếng nhờ giọng nói




    Tháng 1/2011 một người vô gia cư tên là Ted Williams đã nổi tiếng bằng chính giọng nói của mình. Đoạn quay dài 90 giây ông được ghi lại được tung lên Youtuve và nhanh chóng trở thành đề tài “hot” nhất tại Anh và Mỹ. Trong đó, Ted đứng bên lề đường thành phố Columbus, tiểu bang Ohio (Mỹ) và trên tay là tấm biển ghi dòng chữ: "Giọng nói của tôi là món quà do Chúa ban tặng".
    Người ăn mày tranh cử ghế thị trường Paris




    Ngày 15/1/2008 một người vô gia cư tên là Jean-Marc Restoux sống tại khu Saint-Germain-des-Prés chuẩn bị tham gia cuộc tranh cử ghế thị trưởng thành phố Paris. Theo giới thiệu, Jean bắt đầu “hành nghề” ăn mày trên phố từ năm 1980 và cho tới nay đã sở hữu vốn sống hết sức phong phú.

    Người ăn xin dùng điện thoại truy cập internet hằng ngày
    Đối với những người vô gia cư nghèo đói, một tấm chăn ấm hay một đĩa thức ăn ngon có lẽ là món quà ý nghĩa nhất với họ. Tuy nhiên, một người vô gia cư trên đường phố Washington (Mỹ) lại hy vọng có người hảo tâm giúp thay mới điện thoại. Đây là phương tiện “làm ăn” của người đàn ông này và đồng thời cũng là đồ chơi giải trí mỗi lúc “nhàn rỗi”. Anh cho biết: “Tôi viết blog đều đặn hằng ngày và có rất nhiều người bạn quen biết trên internet”.
    Ăn mày chơi cổ phiếu trở thành triệu phú




    Kurt Degerman đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn lang thang vô gia cư. Với quyết tâm làm giàu, Kurt đã ra sức... ăn xin và tích góp tiền đầu tư cổ phiếu. Tích tiểu thành đại, năm 2009, ông đã “thắng đậm” trong một vụ chung vốn làm ăn và bỗng dưng trở thành triệu phú ăn mày đầu tiên trong lịch sử.

    Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=269685#ixzz2weWstf87
    doc tin tuc www.xaluan.com


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét