Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Dư luận xã hội 8 (Miếu Bản Thổ)

-Chính quyền "của dân, do dân và vì dân" mà không tôn trọng dân, còn hành động kiểu "chơi cha" là...không đúng rồi!
-Hành động như vậy là tâm chưa sáng, chưa hiểu nghĩa "thương dân", chưa thấm nhuần chân lý "nước lấy dân làm gốc", chưa phải "vì nhân dân phục vụ".
-Đành rằng biến đổi là đặc trưng cơ bản của vận động tự nhiên-xã hội, đành rằng qui hoạch-xây dựng là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng phải "nắm vững" mối quan hệ biện chứng phá-xây để biết "giật mình" mà cẩn trọng, cân nhắc. Không có "phá" đi trước mở đường thì không thể có "xây". Xây chính là dựng nên cái mới trên nền tảng kế thừa tinh hoa cái cũ ("xây" của "người cũ" và "thiên nhiên cũ"!) nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc sống trong thời đại mới. Nếu thiếu hiểu biết (chỉ cần nói đến đó thôi chứ chưa nói đến mưu mô tham nhũng!), cứ "cắm đầu" mà qui hoạch-xây tràn lan (theo những luận chứng "kinh thế cục cứt (?)!"), thì thật chí nguy, không khéo lại hóa ra...phá hoàn toàn(!) từ diện tích đất trồng trọt đến núi cao sông dài, từ cảnh quan thiên tạo hồn hậu đến môi trường sinh thái tự nhiên sẵn tiềm tàng và dồi dào thức ăn sạch, từ di sản với những tập quán tín ngưỡng thờ cúng mang bản sắc độc đáo mà cũng thấm đẫm đạo lý của người Việt đến những chứng tích lịch sử hàm chứa nguyên vẹn những mách bảo về khí thiêng sông núi Việt cũng như về truyền thống hiền hòa nhưng quật khởi của dân tộc Việt. Thật lo lắng cho tương lai đất nước và cho hậu thế lắm thay! (Có thể nào nỗi lo này cũng chỉ như nỗi lo...con bò trắng răng, chăng?)
-“Người xưa nói: quan làm công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do, hạnh phúc cho mọi người. Cho nên, Chính phủ nhân dân bao giờ cũng đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết thảy” - Hồ Chí Minh 
-Trong thời buổi có nhiều nét tương tự như buổi đầu "tích lũy tư bản" ở phương Tây đầy nhiễu nhương này, ai thực sự hiểu được và triển khai thực hiện được chính xác tinh thần câu giáo huấn trên của Hồ Chí Minh, người đó là hiền tài, là anh hùng của đất nước Việt cũng như của dân tộc Việt!
ĐC


(ĐC sưu tầm trên NET)

Hàng trăm người dân Mễ Trì vẫn bám trụ đòi đường vào miếu cổ

Chiều 26.3, có mặt tại khu vực trụ sở UBND xã Mễ Trì, theo phóng viên ghi nhận, hàng trăm người dân vẫn tụ tập trước cửa trụ sở UBND xã, treo cờ hội, lập bàn thờ, căng biển làng văn hóa, quyết đòi đường vào miếu Bản Thổ.

Hàng trăm người dân địa phương vẫn quyết tụ tập trước cửa UBND xã Mễ Trì để treo cờ hội, lập bàn thờ, đòi đường vào miếu Bản Thổ.
Hàng trăm người dân địa phương vẫn quyết tụ tập trước cửa UBND xã Mễ Trì để treo cờ hội, lập bàn thờ, đòi đường vào miếu Bản Thổ.
Trước đó, theo phản ánh của người dân, chính quyền xã đã bán đất công của làng cho Công ty Điện lực Từ Liêm trong khi mảnh đất này là con đường mà nhiều năm nay, người dân địa phương vẫn sử dụng để đi vào ngôi miếu cổ Bản Thổ. Vì vậy, vào đêm 24.3, gần 700 người dân của hai thôn Mễ Trì Hạ và Mễ Trì Thượng (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm) đã tập trung lại, tổ chức thuê máy xúc san gạt, đổ bê tông con đường từ miếu Bản Thổ đến trước cổng UBND xã.
Khi phát hiện sự việc, cũng trong đêm 24.3 huyện Từ Liêm đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động, dân phòng… đến ngăn cản người dân thi công con đường. Nhiều người dân đã khẳng định, trong quá trình ngăn cản người dân, lực lượng chức năng có mang theo súng và bắn chỉ thiên 2 lần. Đến rạng sáng 25.3, khi lực lượng chức năng ra về, người dân tiếp tục hoàn thành việc đổ bê tông con đường vào miếu.
Chiều 26.3, khi phóng viên  có mặt tại hiện trường, vẫn có hàng trăm người dân tập trung trước cửa trụ sở UBND xã, treo cờ hội, lập bàn thờ, căng biển làng văn hóa để quyết đòi đường vào miếu cổ.

Chị Đỗ Thị Hoa, người dân xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ cho biết: “Từ đêm 24.3 đến nay, gia đình tôi thay phiên nhau tập trung ở đây cùng người dân địa phương để quyết đòi lại con đường. Nguyện vọng của người dân là mong muốn được nghe lời giải thích của lãnh đạo xã, nhưng chưa nhận được câu trả lời cụ thể bởi các lãnh đạo xã đều không có mặt ở trụ sở UBND xã”.
Theo người dân địa phương, miếu Bản Thổ có niên đại từ năm 945 và được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hải, một người dân khác của xã Mễ Trì khẳng định: “Khi làng mở hội, chúng tôi chỉ có con đường duy nhất này để rước lễ. Tuy nhiên, chính quyền xã đã tự ý bán đất công của làng cho Công ty Điện lực Từ Liêm mà không hề có cuộc họp nào với người dân, cắt mất đường đi của dân”.

Ông Hải cũng nhấn mạnh, khi người dân phản ứng thì lực lượng chức năng đã bắn súng chỉ thiên với mục đích giải tán đám đông. Nhiều người dân khác của xã Mễ Trì khi được hỏi cũng tỏ ra rất bức xúc và thể hiện quyết tâm đòi lại con đường hoặc phải nhận được câu trả lời thỏa đáng của lãnh đạo xã về vấn đề này.
Vào trong trụ sở UBND xã, theo ghi nhận của phóng viên , các lãnh đạo UBND xã đều không có mặt, cửa phòng làm việc đều khóa trái.

Trước đó, vào ngày 25.3, trả lời báo chí xung quanh sự việc này, bà Nguyễn Thị Hường, Phó Chủ tịch phụ trách mảng văn hóa, xã hội của xã Mễ Trì cho biết: Từ năm 2007, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định thu hồi một số diện tích đất tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì và cho Công ty Điện lực thành phố Hà Nội thuê để xây dựng nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm.
Các diện tích đất này có dính vào đoạn đường dân sinh trên, khiến họ không còn được sử dụng như trước nữa. Mặt khác, việc khớp nối hạ tầng trong khu vực này chưa được thực hiện, do vậy việc đi lại của nhân dân rất khó khăn. Vì vậy, ngày 8.8.2013, UBND xã đã quyết định khớp nối tạm thời đoạn đường này. Do nhân dân chưa hiểu nên mới xảy ra tình trạng tụ tập để phản đối vì nghĩ rằng chính quyền làm đường cho Công ty Điện lực Từ Liêm nên không cho dân đi nữa.
Về thông tin công an đã bắn súng dọa người dân trong đêm 24.3, bà Hường cho biết: Bà có nghe phản ánh đó, còn thực hư thế nào thì không nắm rõ do bà không có mặt ở hiện trường vào thời điểm này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét