TT&HĐIII - 26/e
Nguyễn Huệ 1 đêm đánh tan nát 5 vạn quân Thái Lan
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
CHƯƠNG V: XUÂN LỬA ĐỐNG ĐA
“Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của
ta. Từ xưa đên nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn; nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước.”
(Hồ Chí Minh)
"Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!"
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!"
(Trích bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Đình Thi)
"Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
(Trích bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Khoa Điềm)
(Tiếp theo)
***
Sau khi cử Trương Văn Ba ở lại Gia Định, Nguyễn Huệ trở về Qui Nhơn.
Sử sách nhà Nguyễn và một số thư từ của các giáo sĩ ở Gia Định thời đó đều ghi lại việc tấn công người Hoa của Tây Sơn vào năm 1782, do những người Hoa này đã hỗ trợ cho chúa Nguyễn chống lại Tây Sơn. Việc người Hoa trợ giúp cho chúa Nguyễn khiến họ gây nên mối thù với Tây Sơn và Nguyễn Nhạc đã coi người Hoa là đối thủ chiến tranh cần phải diệt trừ. Ngoài ra, phần lớn ngoại thương ở miền Nam khi đó nằm trong tay thương nhân người Hoa, một sắc dân từ ngoại quốc, khiến Tây Sơn thấy rằng cần phải loại bỏ thế lực kinh tế của họ để tránh mối đe dọa với triều đình Đại Việt sau này.

Sách "Lịch sử Gia Định-Sài Gòn trước 1802" dẫn lại từ "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, một viên quan người Hoa của nhà Nguyễn năm 1820 đã mô tả cuộc tấn công người Hoa ở Gia Định do Nguyễn Nhạc chỉ huy năm 1782 ghi lại việc quân Tây Sơn làm trong những lần nam tiến:
- "Năm 1776 khi mới tiến vào Gia Định thì quân Tây Sơn đã tàn phá Cù lao Phố, một vùng thương mại sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong. Họ dỡ phòng ốc gạch, ngói đem hết về Quy Nhơn khiến dân cư bỏ chạy lưu tán khắp nơi. Năm 1778 khi chúa Nguyễn đã giành lại được Cù lao Phố thì kiểm điểm lại, dân cư còn chưa tới 1% lúc trước".
- "Từ Bến Nghé tới Sài Gòn xác chết ngổn ngang, vứt cả xuống sông, nước không chảy được, hai ba tháng sau dân cũng không dám ăn tôm, cá... mọi người đều khổ sở".
- ''Người Trung Hoa, bất luận binh lính hay dân buôn, mới đến hay ở lâu, đều bị bắt giết, thây chất ngổn ngang vất đầy sông ngòi, đến nỗi nước ý không chảy, cả tháng hơn người ta không ai dám ăn tôm cá, uống nước sông. (...) Những ai có hàng Trung Hoa trong nhà như vải, lụa, trà thuốc, hương giấy... đều vứt cả ra đường mà không người dám lượm. Andre Tôn (thư ngày 1-7-1784) nói có từ 10.000 đến 12.000 người chết''.
Hành động trả thù và giết người ấy là thường thấy dưới xã hội phong kiến. Nhưng bất luận thế nào thì cách hành xử người Hoa như thế của Nguyễn Nhạc cũng là bất nhân, không thu phục được lòng người.
Trong thời gian còn chống trả Tây Sơn tại Nam Bộ, Nguyễn Ánh nhiều lần thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (hay Bá Đa Lộc) để cầu viện người Pháp nhưng không thu được nhiều kết quả. Do đó Ánh có ý chuyển sang cầu viện ở Xiêm La.
Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh từ Hà Tiên sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Vọng Các (Bangkok). Theo quan điểm của các tác giả Việt Nam hiện đại là Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng thì đây là lần "cõng rắn cắn gà nhà" đầu tiên của Nguyễn Ánh. Không còn lực lượng, Nguyễn Ánh từ Phú Quốc đã sang cầu cứu vua Xiêm.
Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh từ Hà Tiên sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Vọng Các (Bangkok). Theo quan điểm của các tác giả Việt Nam hiện đại là Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng thì đây là lần "cõng rắn cắn gà nhà" đầu tiên của Nguyễn Ánh. Không còn lực lượng, Nguyễn Ánh từ Phú Quốc đã sang cầu cứu vua Xiêm.
Năm
1784, vua Xiêm sai Chất-xi-đa đem thủy binh về Hà Tiên hộ tống Nguyễn
Ánh đến Băng-cốc. Tháng 7 năm ấy, 50.000 quân Xiêm cùng 300 chiến thuyền
do hai tướng Xiêm là Châu Tăng và Châu Xương chỉ huy, Nguyễn Ánh và
Châu Văn Tiếp dẫn đường, tiến sang xâm lược nước ta. Chúng đánh chiếm
được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Sa Đéc rồi tiến đến Mân Thít (Vĩnh
Long). Tại Mân Thít, quân Tây Sơn chống cự kịch liệt, giết chết Chu Văn
Tiếp, nhưng trước lực lượng áp đảo của giặc, đành phải rút lui. Chúng
đánh tiếp Trà Tân (Định Trường) và Ba Lai (Bến Tre). Quân Tây Sơn do
tướng Trương Văn Ba chỉ huy, vừa đánh cầm cự vừa rút lui, giữ vững được
thành Gia Định và Mỹ Tho.
Đi
đến đâu quân Xiêm cũng thả sức đốt phá, cướp bóc và giết người hết sức
tàn bạo đến đó, cho nên bị dân chúng oán hận, ngay cả chúa Nguyễn Ánh cũng phải nói trong 1 bức thư gởi cho linh mục J. Liot: "Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài
sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn ngày một mạnh,
thế quân Xiêm ngày một suy. Cớ ấy qua tháng chạp, mùng tám vừa thất lợi,
các giai hội tản...". Quân Xiêm cho thuyền chở đầy vàng bạc, của cải cướp được đem
về nước. Chiến thắng bước đầu cũng làm cho chúng trở nên kiêu ngạo và
chủ quan khinh địch.
Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Long Nhượng tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào đánh.
Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Long Nhượng tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào đánh.
Trước tình hình đó, khoảng đầu tháng giêng năm 1785, Nguyễn Huệ dẫn quân vào Gia Định. Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần đoạn sông Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, quyết tâm đánh một trận tiêu diệt hết quân Xiêm. Ông xuống Mỹ Tho lập đại bản doanh.
Chiêu
Tăng, Chiêu Xương và Nguyễn Ánh lên kế hoạch mở trận tấn công toàn diện
đánh tiêu diệt quân Tây Sơn vào đêm 9 tháng 12 năm Giáp Thìn (1785).
Chúng cho rằng đó sẽ là một đòn bất ngờ và chí tử đối với Nguyễn Huệ.
Nhưng
Nguyễn Huệ đã nắm chắc tình hình. Biết rằng quân Xiêm và quân Nguyễn
Ánh sẽ xuôi dòng sông Tiền tiến đánh mình, ông đã chọn khúc sông từ Rạch
Gầm đến Xoài Mút (dài khoảng 6 km, lòng sông rộng, ở giữa có cù lao
Thới Sơn) làm nơi quyết chiến chiến lược.
Súng thần công của quân Tây Sơn được tìm thấy tại căn cứ thủy binh Tây
Sơn ở cảng Thị Nại (Quy Nhơn), hiện được trưng bày trong Bảo tàng Tây
Sơn (Bình Định)

Sau
khi đã bố trí trận địa phục kích, đêm mồng 8 rạng ngày 9 tháng 12 năm
Giáp Thìn (tức 19-1-1785), Nguyễn Huệ cho lực lượng thuyền nhẹ đến trước
căn cứ Trà Tân đánh khiêu chiến nhử địch. Quân Xiêm lợi dụng thủy triều
xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ
của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho (nơi Nguyễn Huệ đặt đại bản doanh), nhử đối
phương lọt vào trận địa mai phục đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút. Chủ quan, cậy ưu thế về quân
số, các tướng Xiêm và Nguyễn Ánh huy động toàn lực lượng thủy bộ của
mình đánh đuổi và lọt vào trận địa phục kích.
Khi quân
Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn bắn pháo ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền,
khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Nguyễn Huệ ra lệnh tổng
phản công, quân Tây Sơn từ các phía cả trên bộ, dưới thủy cùng dồn đánh
mãnh liệt. Bên
cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm
rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền
cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân
Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La
ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện. Thế là trong phút chốc quân Tây Sơn đã đại phá tan tành đám quân cướp nước và bán nước.
Một mô hình tàu chiến được cho là của thủy quân Tây Sơn, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Tây Sơn (Bình Định)
Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn.
. Chỉ trong khoảng vài giờ sáng ngày hôm ấy, chừng hơn 40 ngàn quân Xiêm - Nguyễn Ánh và hơn 300 thuyền chiến bị tiêu diệt hoàn toàn. Chỉ còn độ vài ngàn quân Xiêm chạy thục mạng theo đường bộ qua Chân Lạp về nước. Nguyễn Ánh cùng một nhóm quân sót lại (còn khoảng 800 trong tổng số 4000 người), cũng theo gót quân xâm lược, chạy trốn sang sống lưu vong bên đất Xiêm. Cánh quân Xiêm trên bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy. Sử cũ chép: “Người Xiêm La sau trận thua năm Giáp Thìn, ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.

Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn.
. Chỉ trong khoảng vài giờ sáng ngày hôm ấy, chừng hơn 40 ngàn quân Xiêm - Nguyễn Ánh và hơn 300 thuyền chiến bị tiêu diệt hoàn toàn. Chỉ còn độ vài ngàn quân Xiêm chạy thục mạng theo đường bộ qua Chân Lạp về nước. Nguyễn Ánh cùng một nhóm quân sót lại (còn khoảng 800 trong tổng số 4000 người), cũng theo gót quân xâm lược, chạy trốn sang sống lưu vong bên đất Xiêm. Cánh quân Xiêm trên bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy. Sử cũ chép: “Người Xiêm La sau trận thua năm Giáp Thìn, ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.
Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn, để Đô đốc Đặng Văn Trấn ở lại giữ đất Gia Định.
Trận
Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng
lẫy nhất trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc Việt. Theo các nhà
nghiên cứu lịch sử quân sự thì xét các diễn biến của trận đánh này,
người ta thấy trong tất cả các hoạt động nhằm tiêu diệt địch, Nguyễn Huệ
luôn tỏ ra thận trọng và khôn khéo: thu lượm tin tình báo để nắm chắc
địch tình, nắm rất vững địa hình địa vật và qui luật nước triều lên
xuống trong hai ngày 19 và 20-1-1785 ở khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút để
chọn đúng thời điểm nước rút mạnh cho địch mắc bẫy, huy động được lực
lượng quần chúng địa phương tham gia phục vụ chiến dịch… Trận thắng này
cũng đã bộc lộ nét đặc sắc hiếm có trong thiên tài quân sự của Nguyễn
Huệ, đó là: hành quân thần tốc, đánh rất nhanh và thắng rất nhanh, giải
quyết chiến trường chỉ bằng một trận đánh quyết liệt, vũ bão trong khi
lực lượng có trong tay ít hơn nhiều so với lực lượng địch (trong trận
này quân Tây Sơn chỉ có 2 vạn trong khi quân Xiêm có đến 5 vạn).
Chiến
thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã giải quyết cơ bản tình hình Đàng Trong, mở
ra điều kiện thuận lợi cho quân khởi nghĩa Tây Sơn tiến đánh Đàng Ngoài
lật đổ chế độ Lê - Trịnh, thu giang sơn về một mối, tiến tới thống nhất
nước nhà.
Sau
khi đánh tan quân Xiêm, đuổi Nguyễn Ánh chạy mất dạng ra khỏi bờ cõi,
Nguyễn Huệ nhanh chóng hành quân ra phía bắc nhằm đánh thành Phú Xuân. Chiến dịch Phú Xuân 1786 là loạt
trận đánh giữa quân Tây Sơn và chúa Trịnh trong cuộc nội chiến nước Đại
Việt cuối thế kỷ 18. Chiến dịch này là một phần của Chiến tranh
Trịnh-Tây Sơn, mở đầu cho cuộc bắc tiến thắng lợi của quân Tây Sơn trong
quá trình tiêu diệt thế lực họ Trịnh tại Bắc Hà.
Chiến dịch Phú Xuân bao gồm
việc đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ từ sông Gianh trở vào nam tới Thuận
Hóa, mà trọng điểm là thành Phú Xuân.
Lúc này Hoàng Ngũ Phúc đã chết (1775), Bùi Thế Đạt và kế tiếp là Phạm Ngô Cầu, Hoàng Đình Thể thay thế trấn giữ Phú Xuân.
Chỉ
vài ngày trong tháng 6-1786, quân Tây Sơn đã đánh chiếm được Phú Xuân,
giết chết ba cha con Hoàng Đình Thể (còn Phạm Ngô Cầu giương cờ trắng đầu
hàng), giải phóng một dải đất từ Thuận Hóa đến nam sông Gianh.
Chiến
thắng Phú Xuân là một trong những chiến dịch qui mô lớn, có ý nghĩa
chiến lược của quân Tây Sơn. Về mặt nghệ thuật quân sự thì dù đã hơn 200
năm trôi qua, nó vẫn được lòng người ngưỡng mộ, vẫn là bài học tác
chiến có giá trị về nhiều mặt. Để tìm hiểu sâu hơn chiến dịch này cho thỏa lòng ngưỡng mộ, chúng ta sẽ "lên mạng" lần giở lại lịch sử.
Năm 1782, Trịnh Sâm chết, hai con
là Trịnh Khải và Trịnh Cán tranh nhau làm chúa. Trịnh Khải giết người
phụ tá Hoàng Đình Bảo của Trịnh Cán (còn nhỏ), giành lấy ngôi chúa. Thủ
hạ của Đình Bảo là Nguyễn Hữu Chỉnh chạy vào nam đầu hàng Tây Sơn.
Tháng 3 năm 1786, dân Bắc Hà
bị nạn đói, giá gạo tăng vọt, thây chết nằm liền nhau. Trịnh Khải hạ
lệnh ai nộp của sẽ trao cho quan chức, nhưng không ai hưởng ứng, bèn
dùng sắc lệnh bắt ức nhà giàu để lấy tiền chia ra phát chẩn.
Nhận thấy thời cơ đánh Bắc Hà, thực hiện thống nhất đất nước đã đến, Nguyễn Huệ đề nghị Nguyễn Nhạc đánh ra bắc nhưng Nguyễn Nhạc ngần ngại chưa quyết.
Sang tháng 4 năm đó, Phạm Ngô
Cầu sai sứ là Nguyễn Phú Như vào Quy Nhơn mượn tiếng trao đổi vấn đề
biên giới, nhưng thực ra muốn dò tình hình Tây Sơn. Phú Như vốn có quen
biết với Nguyễn Hữu Chỉnh, bèn mang tình hình Thuận Hóa nói lại. Hữu
Chỉnh bèn xin Nguyễn Nhạc ra quân đánh Thuận Hóa. Lúc đó Nguyễn Nhạc mới
quyết định.
Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tổng
chỉ huy các cánh quân thủy bộ, Vũ Văn Nhậm làm tả quân đô đốc, Nguyễn
Hữu Chỉnh làm hữu quân đô đốc, Nguyễn Lữ chỉ huy đội dự bị thủy quân.
Theo giáo sĩ La Grand de la Liraye trong cuốn Notes historiques sur la
nation annamite, tổng số quân Tây Sơn tham chiến gồm 5.000 tiền quân,
2.000 hậu quân và 3.000 thủy binh, tất cả 1 vạn người.
Phía quân Trịnh có trên 3 vạn
quân. Từ khi Hoàng Ngũ Phúc và Bùi Thế Đạt rút đi (1775) đã bố trí lực
lượng phòng bị. Từ sông Gianh tới đèo Hải Vân, có nhiều đồn để cứu ứng
cho nhau. Tuy nhiên, đất Thuận Hóa trong nhiều năm không có chiến tranh,
quân số tuy khá đông nhưng phòng thủ không chặt chẽ. Chủ tướng Phạm Ngô
Cầu chuyên làm việc buôn bán, không sắm sửa khí giới phòng bị lương
thực nên quân Trịnh và dân đều chán nản khinh thường.
Ý định của Nguyễn Huệ là nhằm triệt để lợi dụng thời
tiết mùa hè, gió nồm thổi mạnh có thể đưa thủy quân tiến nhanh ra đánh
phá phía bắc, lập kế hoạch đánh bất ngờ ở các điểm phòng thủ
quân Trịnh từ sông Gianh trở vào, từ Hải Vân trở ra và từ cạnh sườn vào
Phú Xuân. Toàn bộ bộ binh tập trung đánh đèo Hải Vân rồi tiến ra Phú Xuân.
Ở
chiến dịch Phú Xuân, xét về tương quan lực lượng thì số quân Trịnh
nhiều hơn số quân Tây Sơn từ 2 đến 3 lần. Trên cơ sở phân tích, phán
đoán xuất sắc tình thế, Nguyễn Huệ đã chọn hướng tiến công chủ yếu là
hướng Hải Vân - Phú Xuân. Hơn 3 vạn quân Trịnh bố trí phòng ngự trên
tuyến địa hình rất có lợi. Muốn hạ được thành Phú Xuân, quân Tây Sơn
trước hết phải giải quyết được hệ thống phòng ngự có thành lũy kiên cố
của quân Trịnh trên đèo Hải Vân. Để kết hợp với hướng chủ yếu (bất ngờ
tập kích, đánh nhanh, diệt gọn để phát triển chiến dịch, tập trung binh
lực vào mục tiêu then chốt là thành Phú Xuân), tướng Nguyễn Lữ được giao
trọng trách chỉ huy đội thủy binh đánh vu hồi sâu vào dải phòng ngự -
phòng tuyến sông Gianh. Hiểm hơn nữa, Nguyễn Huệ còn cho một cánh án ngữ
sông Gianh, một cánh đánh các đồn quân Trịnh ở Bố Chính, Leo Heo, lũy
Đồng Hới để rồi hợp với bộ binh từ Phú Xuân tiến ra đánh Dinh Cát, tạo
thế cô lập hoàn toàn 2 vạn quân Trịnh ở Phú Xuân phải bị động chống đỡ,
không thể rút chạy ra bắc và cũng không được chi viện từ phía bắc. Mũi
vu hồi sông Gianh không những có ý nghĩa về mặt quân sự mà còn là đòn
tâm lý giáng vào đạo quân Trịnh trấn thủ trong thành Phú Xuân.
Biết Phạm Ngô Cầu là người tin vào
việc bói toán, Nguyễn Huệ sai một thủ hạ người Hoa giả làm thày bói tới
Phú Xuân ra mắt quận Tạo Phạm Ngô Cầu, khuyên Cầu nên lập đàn giải hạn.
Quận Tạo nghe theo, bèn lập đàn chay ở chùa Thiên Mụ trong 7 ngày 7 đêm,
bắt quân phục dịch vất vả. Trong khi tướng sĩ phía Trịnh mất cảnh giác
thì quân Tây Sơn bắt đầu lên đường ra bắc ngày 28 tháng 4 âm lịch tức 25
tháng 5 năm 1786.
Đèo Hải Vân tuy xung yếu,
đồn lũy kiên cố nhưng từ nhiều năm quân Trịnh đã khá trễ nải trong việc
phòng thủ. Chủ tướng quân Trịnh tại đây là Hoàng Nghĩa Hồ.
Khoảng trung tuần tháng 5
âm lịch năm 1786, đạo quân bộ của Tây Sơn do Nguyễn Huệ đích thân chỉ
huy đã tập kích bất ngờ nơi này, quân Trịnh không kịp trở tay. Hoàng
Nghĩa Hồ mang quân ra địch bị thua trận và chết tại chiến trường. Đánh chiếm được Hải Vân, Nguyễn Huệ lập tức thúc quân tiến thẳng ra Phú Xuân.
Trong lúc Nguyễn Huệ tác chiến ở
phía nam thì Nguyễn Lữ mang quân thủy ra sông Gianh. Tại đây, quân Tây
Sơn chia làm 2 cánh. Một cánh án ngữ sông Gianh ngăn viện binh Trịnh từ
bắc sông Gianh kéo vào; cánh kia tiến xuống chiếm đồn Bố Chính và lũy
Đồng Hới.
Tuy tại đây có không ít đồn phòng
thủ nhưng các cánh quân Trịnh tại đây đều có tinh thần chiến đấu thấp.
Khi quân Tây Sơn kéo đến, các tướng sĩ Bắc Hà đều bỏ thành lũy chạy
trốn. Khi quân Tây Sơn chiếm được Bố Chính sắp tiến vào Leo Heo thì quân
Trịnh tại đây cũng bỏ chạy, nhưng bị dân địa phương bắt nộp cho quân
Tây Sơn.
Quân Tây Sơn tiến đánh lũy
Đồng Hới (lũy Thầy) do Phái Vị hầu và Ninh Tốn chỉ huy. Tuy thành lũy
khá kiên cố nhưng tinh thần quân Trịnh tại đây cũng bạc nhược. Hai tướng
Trịnh sợ bị đánh từ cả đường thủy lẫn đường bộ, không dám chống cự bèn
theo đường núi trốn thoát về Bắc. Ngày 26 tháng 5 âm lịch tức 21 tháng
6, quân Tây Sơn chiếm đóng lũy Đồng Hới.
Trong khi Phạm Ngô Cầu vẫn đang cầu
cúng ở chùa Thiên Mụ thì tàn quân Trịnh ở Hải Vân chạy về báo tin Hoàng
Nghĩa Hồ tử trận. Quận Tạo hoảng sợ, biết mình mắc mưu quân Tây Sơn,
vội lệnh cho quân sĩ về thành chuẩn bị đối phó, nhưng các tướng sĩ vất
vả phục dịch nhiều ngày nên mỏi mệt và tinh thần chiến đấu suy nhược.
Để ly gián các tướng Trịnh
giữ Phú Xuân là Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể, Nguyễn Huệ theo kế của
Nguyễn Hữu Chỉnh, dùng Chỉnh đứng tên nhân danh người quen cũ, viết thư
dụ hàng Hoàng Đình Thể, song lại sai người cố ý đưa thư nhầm cho Phạm
Ngô Cầu. Phạm Ngô Cầu đang bối rối và mỏi mệt lại tiếp nhận thư của
Nguyễn Hữu Chỉnh gửi Hoàng Đình Thể, bắt đầu nghi ngờ Đình Thể không hết
lòng chiến đấu. Bản thân quận Tạo cũng sinh ý định hàng Tây Sơn. Quận
Tạo bèn dìm bức thư đó không đưa cho quận Thể.
Không lâu sau quân Tây Sơn
kéo đến sát thành Phú Xuân. Đạo thủy quân của Vũ Văn Nhậm chỉ huy tới
cửa biển thì gặp một tàu Bồ Đào Nha. Tàu này vốn của thương nhân thường
tới làm ăn tại Phú Xuân nên họ ủng hộ Phạm Ngô Cầu chống Tây Sơn. Quân
Tây Sơn bèn bao vây đốt phá tàu, thuyền trưởng và các sĩ quan người Bồ
Đào Nha bị quân Tây Sơn quăng xuống biển. Tàu bị đốt cháy, được phá làm
từng mảnh dùng làm cầu phao, còn các thủy thủ được Tây Sơn thu dụng. Thắng tàu Bồ Đào Nha, thủy quân Tây Sơn theo sông Hương áp sát thành, trong khi đó bộ binh Tây Sơn cũng tiến đến vây thành.
Trong thành, Phạm Ngô Cầu
bàn nên hàng, còn Hoàng Đình Thể muốn đánh. Vì quận Thể quyết chiến,
quận Tạo để quận Thể mang quân nghênh chiến, còn mình giữ thành.
Hoàng Đình Thể mang quân
lên mặt thành chống cự, tập trung pháo bắn xuống dữ dội. Bộ binh Tây Sơn
bị pháo bắn phải giãn vòng vây lùi ra xa. Nguyễn Huệ điều quân bộ lên
thuyền thủy binh ở bờ sông Hương, dùng đại bác bắn lên thành chống lại
pháo quân Trịnh, nhưng từ mặt nước lên mặt thành quá cao (hơn 2 trượng)
nên đại bác Tây Sơn bắn không tới. Một chiến thuyền Tây Sơn bị bắn chìm.
Nguyễn Huệ buộc phải hạ
lệnh cho quân Tây Sơn ngưng chiến. Lúc đó là tháng 5 đang mùa nước lũ.
Thông thường ban ngày mực nước sông Hương thấp, tới đêm nước dâng cao.
Biết quy luật nước lên xuống, Nguyễn Huệ bèn đổi chiến thuật không đánh
ban ngày mà đánh ban đêm.
Đêm ngày 20 tháng 5 âm lịch
tức 15 tháng 6 năm 1786, nước dâng ngập chân thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ
hạ lệnh tiến công. Thủy quân Tây Sơn tiến đến nã pháo vào trong thành.
Hỏa lực quân Trịnh mất tác dụng. Hoàng Đình Thể không thể dùng pháo binh
chống lại quân Tây Sơn được nữa, phải cùng các con và thuộc tướng Vũ Tá
Kiên mở cửa thành ra nghênh địch.
Đánh nhau được 1 canh giờ,
Hoàng Đình Thể thuốc súng và đạn đều hết, bèn sai người vào thành xin
tiếp viện, nhưng Phạm Ngô Cầu đóng cửa thành không cứu viện. Đình Thể
cùng hai người con và tì tướng là Vũ Tá Kiên dựa vào thành lũy để bày
trận, đem hết sức lực chiến đấu. Nhưng trong lúc quận Thể đang chiến đấu
thì trên mặt thành, quận Tạo đã kéo cờ trắng xin hàng. Hai người con
quận Thể phóng ngựa ra trận, ngựa bị què, bèn xuống ngựa đánh bộ, bị
trọng thương, chết tại mặt trận. Đình Thể cùng Tá Kiên lần lượt tử trận.
Có thể nói khi
đánh thành Phú Xuân, mặc dù lúc đầu một vài chiến thuyền của quân Tây
Sơn bị thiệt hại vì hỏa lực pháo binh Trịnh áp chế từ trên thành lũy
kiên cố, nhưng khéo lợi dụng thủy triều lên, mực nước sông lên cao, quân
Tây Sơn đã tập kích bất ngờ vào ban đêm, giáp chiến với quân Trịnh,
đồng thời phát huy tối đa hỏa lực pháo binh của mình, kiềm chế pháo binh
địch ở hướng chính diện, pháo kích mãnh liệt, áp đảo ở những hướng
khác. Toàn bộ đội hình phòng ngự của quân Trịnh bị bất ngờ giáng đòn
mãnh liệt, phải căng lực lượng ra đối phó, bộc lộ sơ hở ở một hướng nhất
định, tạo điều kiện cho quân Tây Sơn chớp thời cơ tổ chức mũi đột kích
mạnh, chọc thủng dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của cả tuyến phòng ngự.
Nguyễn Huệ thúc quân ồ ạt
tiến lên chiếm thành. Ngô Cầu mở cửa thành kéo xe quan tài ra hàng, đốc thị
Nguyễn Trọng Đang chết ở trong đám loạn quân. Trận đánh nhanh chóng kết thúc bằng sự đầu hàng của quân Trịnh. Thuận Hóa thuộc về Tây
Sơn.
Lực lượng quân Trịnh bị tiêu diệt
gần hết, chỉ còn vài trăm người chạy thoát ra ngoài thành nhưng bị dân
địa phương đón đường giết chết. Chỉ có một người lính duy nhất sống sót
được chạy về Dinh Cát báo tin thất trận ở Phú Xuân. Trấn thủ Dinh Cát là
con rể chúa Trịnh nghe tin thất kinh, bỏ Dinh Cát chạy song sau đó bị
bắt cùng 200 thuộc hạ.
Vùng kiểm soát của quân Trịnh
ở Nam sông Gianh đã bị cánh quân Nguyễn Lữ tấn công đánh chiếm đồng
thời với trận chiến tại thành Phú Xuân. Tới ngày 21/6/1786, quân Tây Sơn
chiếm xong Lũy Thầy và tới ngày 22/6/1786 thì chiếm nốt Dinh Cát bỏ
trống.
Chiến dịch Phú Xuân 1786 diễn
ra trong 28 ngày, quân Tây Sơn tiêu diệt đại bộ phận quân Trịnh ở phía
nam sông Gianh – vùng đất mà chính quyền Lê - Trịnh mới mở từ cuộc chiến
năm 1774-1775 và khiến chính quyền chúa Trịnh vốn suy yếu càng đẩy
nhanh tới tan rã. Nhân đà thắng lợi này, Nguyễn Huệ thúc quân tấn công
ra bắc. Lực lượng họ Trịnh nhanh chóng bị đánh bại và chính quyền chúa
Trịnh sụp đổ 1 tháng sau đó.
Chiến
thắng Phú Xuân đã tạo điều kiện cho quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy tài
tình của vị anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ, tiếp tục mở những trận
đánh gối đầu và thắng liên tiếp trên đường ra Bắc. Quân thủy của Nguyễn
Huệ, với mấy trăm thuyền chiến lướt sóng như bay. Cảnh tượng đó khi xuất
hiện ở vùng biển Nghệ An, được các phụ lão Nghệ An, Thanh Hóa quan
chiêm và tấm tắc với nhau: “Đây là một hành động ít có ở đời!”.
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét