Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

TT&HĐ III - 28/b

                                                         NGUYỄN TRI PHƯƠNG

                                                           Tổng Đốc Hoàng Diệu

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


CHƯƠNG VII (XXVIII): BẤT KHUẤT

“… Tinh thần Hà Nội, tính cách Hà Nội - đó là tổng hợp tất cả những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn Việt Nam cao quí… Hà Nội khởi dậy từ trong lòng mình sức trẻ mới của một xã hội đang đi lên kết hợp với truyền thống nghìn xưa quyện trong không khí mà mỗi tấc đất đều thấm máu anh hùng của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”
(Trích xã luận báo Nhân Dân, số ra ngày 26-12-1972)
 
"Khi ai hỏi đến tác phẩm lớn nhất của dân tộc mình, công trình kiến trúc vững nhất của giống nòi mình, người Việt có thể kiêu hãnh đáp rằng : «Đó là lãnh thổ mà bao nhiêu đời dân Việt đã góp công sức tạo thành và không ngừng nghỉ điểm tô». Đó là chứng chỉ cụ thể và hùng hồn nhất của cái tinh thần bất khuất, đó cũng là cái văn bằng xứng đáng hơn hết của óc sáng tạo thiên tài.
(...) 
Có lẽ chúng ta sẽ công bình hơn khi nói rằng trí thức Việt còn có nhiều người thông minh đến độ lỗi lạc tuyệt vời, và nhiều người sống rất đam mê lý tưởng, không ngừng hy sinh cho sự tồn tại, vươn cao của dân tộc họ. Chúng ta, dù ở quốc gia nào khác, cũng nghiêng mình trước họ, vì họ là niềm kiêu hãnh của một giống nòi."
(Trích "Người Việt cao quý" - Chương V - tác giả A. Pazzi)
 
"Đối diện với quân đội Mỹ là cả một dân tộc kiên quyết như quả núi đá, có một tâm hồn cao thượng đáng khâm phục, một tinh thần dũng cảm vô song, không hề biết sợ trước bất cứ kẻ thù nào".
(Báo Thế Giới (Le Monde) của Pháp)
 
 
 
 
(Tiếp theo)
 
                                                                          ***

Biết tỏng tinh thần đã bại liệt của Tự Đức và cái cơ thể rệu rã lạc hồn của quân triều đình Huế, Gácniê đã triệt để tận dụng thời cơ, đánh chiếm các tỉnh thành Hưng Yên (24-11-1873), Hải Dương (4-12), Ninh Bình (5-12), Nam Định (10-12).
Tuy nhiên, tại Hải Dương, Nam Định, nghĩa quân do các văn thân yêu nước dẫn đầu đã nhanh chóng được tập hợp lại, tổ chức đóng giữ các nơi xung yếu, không cho giặc nống về nông thôn, và chuẩn bị chiếm lại tỉnh thành. Trong khi đó, nhân lực lượng quân Pháp ở Hà Nội còn mỏng manh, dân quân ta tăng cường đánh phá. Lực lượng triều đình gồm quân thứ Sơn Tây do Hoàng Tá Viêm chỉ huy và quân thứ Bắc Ninh do Trương Quang Đản chỉ huy cùng hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, kéo về tạo thế bao vây Hà Nội. Toàn quân Pháp cố thủ trong thành đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.
Sẵn tinh thần chủ hòa đầy bạc nhược, ngay sau khi thành Hà Nội thất thủ, triều đình Huế phái Trần Đình Túc, Trương Gia Hội cùng hai giáo sĩ Gia Tô là Sohier và Danzelger ra Hà Nội để điều đình với Garnier nhưng Garnier đã cho quân binh đánh chiếm thêm nhiều nơi khác ở Bắc Kỳ. Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định nối nhau thất thủ. Tự Đức liền khiến Tam Tuyên tổng thống Hoàng Tá Viêm sung tiết chế Bắc Kỳ quân vụ và tham tán Tôn Thất Thuyết đem theo 1.000 quân đến đóng ở phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh lo việc phòng ngự. Tuy nhiên, quân tăng phái triều đình ra đến Thanh Hóa thì phải ngưng lại vì thành Ninh Bình đã bị quân Pháp đánh chiếm. Trong khi Garnier đánh chiếm thành Nam Định thì ở Sơn Tây, Quân cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy hoạt động mạnh và đánh chiếm lại đồn phòng thủ của quân Pháp ở Phủ Hoài và nhiều tiền đồn ở sát Hà Nội chỉ vài cây số. Garnier phải cử tàu Scorpion chở 15 lính tăng viện cho Bain de la Coquerie và ngay sau đó tàu này phải ra cửa Cấm chờ tàu Decrès chở quân tăng viện từ Sài Gòn ra.
 
Lưu Vĩnh Phúc
Liu Yongfu.jpg
Tiểu sử
Sinh 10 tháng 10 năm 1837
Khâm Châu, Quảng Đông (Nay là Khâm Châu, Quảng Tây)
Mất 1917 (79–80 tuổi)
Khâm Châu, Quảng Đông (Nay là Khâm Châu, Quảng Tây)
Binh nghiệp
Phục vụ Trung Quốc, Việt Nam
Tham chiến Trận Cầu Giấy (1873)
Trận Cầu Giấy (1883)
Trận Phủ Hoài
Battle of Palan
Trận Sơn Tây (1883)
Trận Hưng Hóa (1884)
Trận Tuyên Quang (1884)
Trận Hòa Mộc

                                    Black Flag ambush.jpg
                                                    Quân Cờ Đen tổ chức phục kích

 
Nghe tin đó, ngày 18 tháng 12 năm 1873, sau khi cử y sĩ Harmand giữ chức quản trị quân sự cùng với 25 lính thủy giữ thành Nam Định,  Gácniê quay trở về Hà Nội để dự trù một cuộc hành quân phản công ở Phủ Hoài vào ngày 21 tháng 12 năm 1873 nhằm cứu nguy. Tuy nhiên, vào buổi chiều ngày 19 tháng 12 năm 1873, Gácniê phải đón tiếp đoàn thương nghị của triều đình Huế do Trần Đình Túc, Trương Gia Hội cầm đầu cùng với 2 giáo sĩ Gia Tô, Garnier liền niêm yết cáo thị tạm ngừng chiến để thương nghị tìm giải pháp hòa bình. Tới ngày 21 tháng 12, Gácniê đang ngồi nghị bàn với phái đoàn của triều đình Huế thì được khẩn báo là quân binh triều đình cùng với quân Cờ đen ở Sơn Tây phối hợp đang tiến đến cổng thành Hà Nội. Gácniê dẫn một toán quân ra chặn đánh. Sáng ngày 21-12-1873, Lưu Vĩnh Phúc đem quân đến sát thành khiêu chiến. Gácniê liền phân công cho Bain mang 30 binh sĩ giữ cửa thành phía Bắc còn tự mình lãnh trách nhiệm chống giữ cổng thành phía Tây. Khoảng 500, 600 quân Cờ đen xuất hiện, đứng đầy trên đường lộ Phủ Hoài. Cách xa ở phía sau nhóm quân Cờ đen là quan binh triều đình Huế. F. Gácniê dùng trọng pháo từ trong thành bắn ra gây rối loạn hàng ngũ quân Cờ đen và quan binh triều đình khiến họ phải rút chạy.
F. Gácniê lập tức mang 18 binh sĩ và một khẩu đại bác xông ra cửa thành Đông Nam để truy kích. Quân Pháp hung hăng đuổi theo, mắc mưu, bị phục kích ở Cầu Giấy. Đavricua bị giết chết ở đền Voi Phục, Gácniê bị giết chết ở cuối làng Giảng Võ, một số đông lính bỏ mạng, số còn lại chạy được về thành. Kể thêm, trong lúc truy kích, Gácniê bị vấp phải một cái hố nhỏ, ngã xuống. Quân Cờ Đen xông ra bao vây giết chết Gácniê và một binh sĩ khác rồi mổ bụng, móc tim, cắt đầu hai người mang đi, bỏ xác lại  Bốn người đồng đội khác của Gácniê cũng bị giết trong cuộc truy kích nầy (gồm có Dagorne, Bonifay, Sorre, và phó chỉ huy Balny). Người ta chỉ tìm thấy xác của Gácniê và Dagorne; 5 cái đầu của những người chết bị đưa đi bêu khắp đường phố Hà Nội từ ngày 21 tháng 12 năm 1873 đến ngày 05 tháng 1 năm 1874.
Đại tá Thomazi, nhà sử học Đông Dương thuộc Pháp, ghi lại những giờ phút cuối cùng của Garnier như sau: 
"Giữa ngày 21 tháng 12 năm ấy, khi đang bàn luận với các sứ bộ An Nam thì tên thông dịch vào báo rằng quân Cờ Đen (tức quân Lưu Vĩnh Phúc) đang đánh thành ở cửa Tây. Garnier kéo ra trận tiền nơi lính Tây đang nã súng, buộc quân Cờ Đen phải rút lui sau lùm tre. Liền đó một cỗ pháo nòng 40 mm được kéo ra. Garnier gọi một toán lính hơn một chục người rồi giao cho ba tên kéo cỗ súng ra ngoài cổng thành đuổi theo quân địch. Vì súng thì nặng nên không đi nhanh được, Garnier sau đó ra lệnh bỏ lại với vài tên lính. Chín tên lính còn lại thì Garnier chia thành ba nhóm. Hai nhóm truy kích vòng ra hai phía tả hữu còn Garnier thì dẫn nhóm trực chỉ lối giữa. Đuổi khoảng 1 cây số rưỡi thì Garnier trượt chân ngã xuống ở chân dốc đê La Thành. Một toán quân Cờ Đen ẩn đằng sau đê ùa ra, súng bắn tràn. Lúc đó Garnier đã bỏ xa hai tên lính hộ vệ 100 mét. Một tên trúng đạn chết; tên kia cũng bị thương. Garnier gào to: "Hỡi những người lính anh dũng, hãy lại đây với ta, ta sẽ đánh cho chúng một trận chí tử!" Sau đó Garnier cố tự vệ dùng súng côn bắn sáu phát. Giặc ùa đến bổ vây dùng giáo và kiếm đâm chém, chặt đầu rồi bỏ chạy, để lại một thi thể đầy thương tích rùng rợn. Hai toán lính truy kích nghe tiếng súng liền sấn vào nhưng chỉ kịp cướp lấy cái thây đầy máu của Garnier đem lại về thành Hà Nội".
Được tin, Duypuy tức tốc dẫn 40 thuộc hạ để truy kich quân Cờ Đen nhưng không gặt được kết quả nào. Bain de Coquerie tạm quyền thay thế Gácniê.
Tương truyền sau khi Garnier bị giết năm 1873, tổng đốc Hà Nội là Trần Đình Túc vâng lệnh triều đình tìm cách hoà hoãn với quân Pháp nên phải tổ chức lễ truy điệu. Nguyễn Khuyến, bậc đại khoa được cử viết bài Văn tế Ngạc Nhi (tức F. Gácniê). Bài này đã đi vào văn học Việt Nam với lời văn mỉa mai tỏ ý đối kháng mặc dù tình thế lúc bấy giờ đã bắt người Việt phải nhượng bộ trước sức mạnh quân lực của người Pháp. Bài văn tế này các quan không cho đọc, chỉ được phổ biến bằng khẩu truyền. Toàn văn bài văn tế như sau:
"Than ôi!
Một phút sa cơ, ra người thiên cổ.
Nhớ ông xưa:
Cái mắt ông xanh, cái da ông đỏ.
Cái tóc ông quăn, cái mũi ông lõ.
Đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó.
Ông đeo súng lục liên, ông đi giày có mỏ.
Ông ở bên Tây, ông sang bảo hộ.
Ông dẹp Cờ Đen, để yên con đỏ.
Nào ngờ:
Nó bắt được ông, nó chặt mất sỏ.
Cái đầu ông kia, cái mình ông đó.
Khốn khổ thân ông, đù mẹ cha nó.
Tôi:
Vâng lệnh quan trên, cúng ông một cỗ.
Này chuối một buồng, này rượu một hũ.
Này xôi một mâm, này trứng một rổ.
Ông có linh thiêng, mời ông xơi hộ.
Ăn uống no say, nằm cho yên chỗ.
Ới ông Ngạc Nhi ơi! Nói càng thêm khổ!"
  Có bản chép khác như sau:
Nhớ ông xưa:
Tóc ông quăn; Mũi ông lõ.
Ông ở bên Tây ngang tàng; Ông sang bên Nam bảo hộ.
Quan ông to, ông có lon vàng đeo tay; Công ông cao, ông có mề đay đeo cổ.
Mắt ông chiếu kính thiên lý, đít ông cưỡi lừa; Vai ông đeo súng lục liên, miệng ông huýt chó.
Tháng... ngày hai... ông ở huyện Thuỵ Anh; Tháng... ngày mồng... ông sang Thiên Bình phủ.
Ông, định giết thằng Đen; Để yên con đỏ.
Nào ngờ:
Nó chém đầu ông đi; Nó bêu mình ông đó.
Khốn nạn thân ông; Đ... mẹ cha nó.
Nay tôi:
Vâng mệnh các quan; Tế ông một cổ.
Xôi một mâm; Rượu một hũ.
Chuối một buồng; Trứng một ổ.
Ông ăn cho no; Ông uống cho đủ.
Hồn ông lên Thiên đàng; Phách ông vào địa hộ.
Ông ơi là ông; Nói càng thêm hổ!
Đương thời, quân Cờ Đen tuy có công gây tổn thương cho lực lượng viễn chính của Pháp đang xâm chiếm Đông Dương, nhưng chính quân Cờ Đen cũng gây nhiều ta thán, tàn hại thường dân. Một võ tướng bấy giờ là Ông Ích Khiêm không đồng tình khi triều đình Huế mượn sức quân Cờ Đen chống chọi với Pháp. Ông cũng chê trách các quan Việt bất tài, nên khi hữu sự phải nhờ vào người Tàu để đánh giặc. Ông có làm bài thơ trách cứ tinh thần ỷ lại của các quan trong triều:

Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu
Đến khi có giặc phải thuê Tàu
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Ðến bước chông gai thấy mặt đâu
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nửa dân ta phải cạo đầu 
 

Trận Cầu Giấy

Garnier1.jpg
Francis Garnier bị quân Cờ đen đâm chết ở Cầu Giấy
.


Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân Hà Nội cũng như nhân dân cả nước và cùng với cuộc chiến đấu ở các tỉnh đã đặt quân viễn chinh Pháp vào tình thế vô cùng khốn đốn. Đám giặc ở Hà Nội hốt hoảng đến mức chính Đuypuy, tên lái súng mới hôm nào còn ngang ngược đã phải la lên: “Cả thành khủng khiếp! Chỉ còn 40 người khỏe mạnh. Đã sửa soạn xuống tàu”. Việc giải phóng Hà Nội chỉ còn là nay, mai.
Thực dân Pháp chắc chắn là chẳng coi triều đình Huế ra cái thá gì, nhưng rất lo sợ trước nhân dân Bắc Kỳ, nhất là khi lực lượng ấy được phát động toàn diện và được thống nhất lãnh đạo dưới một ngọn cờ. Hơn nữa, tình hình bấy giờ cả trong và ngoài nước Pháp đã chưa cho phép Thực dân Pháp lấn sâu vào cuộc xâm lược Bắc Kỳ. Vì thế (chứ chẳng phải vì lý do nào khác) buộc chúng phải gấp rút tìm giải pháp tạm thời hòa hoãn có lợi nhất. Và Tự Đức đã làm thay công việc đó cho Thực dân Pháp một cách tận tình đến bất ngờ!
Quái đản hết chỗ nói khi giữa lúc tình thế chuyển biến hết sức thuận lợi cho đất nước thì triều đình Huế ra lệnh cho Hoàng Tá Viêm lui quân về Sơn Tây “án binh bất động” để tiện cho việc thương thuyết với Pháp. Ngày 6-12-1873, được vua Tự Đức đồng ý, Philat (Philastre) cùng Nguyễn Văn Tường đại diện cho hai bên thương thuyết đáp tàu ra Bắc Kỳ (tới Hà Nội vào đầu tháng 1-1874). Philat thấy rõ tình trạng hiểm nghèo mà quân viễn chinh Pháp đang lâm vào và để nhanh chóng gỡ thế hiểm đó, ông ta đã vội trao trả các thành cho quan lại triều Nguyễn, trục xuất Đuypuy ra khỏi Bắc Kỳ, chỉ để lại một trung đội lính bảo vệ lãnh sự Pháp tại Hà Nội…
Ngày 15-3-1874, “Hiệp ước hòa bình và liên minh” được ký kết giữa một bên là Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường (đại diện triều đình Huế) và một bên là Dupré (đại diện chính phủ Pháp). Với hiệp ước này, Nam Kỳ được chính thức thừa nhận là thuộc địa của Pháp, phần còn lại của đất nước thì người Pháp được quyền chi phối ngoại giao, nội trị, thương mại, có nhượng địa tại Hà Nội để đặt lãnh sự Pháp và một đội quân Pháp 100 người thường trú ở đó.
Hiệp ước ký xong, ở cả hai bên chỉ có một người cảm thấy buồn quá (hay tủi quá, nhục quá) tự tử chết là Lê Tuấn, còn lại đều hài lòng: Pháp thì nhẹ nhõm, mãn nguyện, còn Tự Đức thì hí hửng, phởn chí khen lấy khen để Philát là biết điều.
Chúng ta cho rằng sự ra đời của cái hiệp ước đó là kỳ dị nhất thế giới từ cổ chí kim bởi vì nó trái khoáy với mục đích chiến tranh. Sự ươn hèn của Tự Đức đã dâng thành quả đạt được trên chiến trường của quân dân Bắc Kỳ cho kẻ cùng đường, trên bàn thương thuyết ngoại giao. Vì kỳ dị như thế nên hòa ước này nhục nhã hơn hòa ước Tindit được ký giữa hoàng đế Pháp là Napôlêông đệ nhất, và hoàng đế Nga là Alếchxăng đệ nhị. Chỉ có cái nhục nhã của sự đầu hàng vô điều kiện khi chiến thắng đã ở trong tầm tay mới may ra có thể sánh bằng nó, thậm chí là cũng không sánh bằng được! Phải chăng hồn ma Nguyễn Ánh đã nhập vào Tự Đức và cái chướng nghiệp cõng rắn cắn gà nhà đã phát tác đến nông nỗi như vậy? - Lừa đảo bán nước mua nghiệp đế để rồi phải bán nước thật hòng giữ nghiệp đế, nghe cứ như chuyện cờ bạc bịp. Mà hai cách đó đều làm cho dân cho nước mắc vạ lây, có khác nhau bao nhiêu đâu?
Hiệp ước kinh dị đó đã làm nhân dân cả nước phản ứng mạnh mẽ. Nhiều cuộc chống đối, nổi dậy vũ trang xuất hiện. Với điều khoản “Pháp bảo vệ nhà vua chống mọi sự tấn công” của hiệp ước, Pháp nhiều lần phối hợp với quân triều đình tiến hành đàn áp, đánh dẹp. Lãnh sự Pháp ở Hà Nội thừa nhận: “Những toán quân của sĩ phu hầu như đã sẵn sàng chống lại điều ước… Hẳn là triều đình Huế sẽ chấp nhận điều ước không khó khăn gì. Nhưng khắp mọi nơi, chính quyền nhà vua bất lực, không còn được tôn trọng. Đa số sĩ phu không thừa nhận điều ước và sẽ nhất tề nổi lên…”
Chính quyền triều Nguyễn đã suy yếu đến độ cùng cực mà sự thèm khát chiếm hẳn toàn bộ nước ta của xâm lược Pháp thì chưa bao giờ nguôi. Mục tiêu trước mắt của Thực dân Pháp lúc đó nhằm thực hiện tham vọng chính là Bắc Kỳ. Năm 1880, thủ tướng Pháp đương thời là Gambetta nói: “Bắc Kỳ chính là tương lai thực sự của nước Pháp”
Đó là một câu nói không chính xác! Nếu tài nguyên của cải cướp được từ Việt Nam là “tương lai thực sự” thì chỉ có thể là dành cho tập đoàn tư bản thống trị nước Pháp. Đọc lịch sử nước Pháp ai cũng thấy rằng trong 2 thế kỷ XVIII - XIX, nhân dân Pháp cũng có những vấn nạn, những đau thương bi kịch, khao khát bình đẳng, yêu tự do, chuộng hòa bình và cũng vô cùng bất khuất, tương tự như nhân dân Việt Nam…
Dù sao thì khi tình hình tương đối đã êm dịu, tình hình chính trị của nước Pháp ở châu Âu đã tạm ổn, nguy cơ xảy ra cuộc chiến lớn Pháp - Đức cũng tạm thời lắng dịu, thế và lực của nước Pháp đã được cải thiện trên bình diện quốc tế, đã vậy, việc bình định Nam Kỳ của Thực dân Pháp coi như hoàn thành, Nam Kỳ đã có thể đảm đương vai trò bàn đạp để đánh chiếm Bắc Kỳ. Thời cơ đã đến đối với con hổ trước một con nai ngơ ngác!
Năm 1879, Thực dân Pháp điều động thêm 3000 lính và 12 tàu chiến sang Việt Nam. Mặt khác, lợi dụng những điều khoản rộng rãi của hiệp ước năm 1874, Thực dân Pháp tung người ra do thám khắp Bắc Kỳ và nhân việc triều đình Huế yêu cầu giúp thêm lực lượng trấn áp nổi dậy, chúng đưa quân và vũ khí ra đó ngày càng nhiều. Năm 1882, lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước, chúng cũng tăng gấp đôi số quân đồi trú ở Hà Nội, Hải Phòng.
Ngày 26-3-1882, đại tá viễn chinh Pháp là Rivie (Henri Riviere) được lệnh đem 200 lính cùng 2 pháo thuyền từ Sài Gòn tiến ra Bắc Kỳ. Ngày 3-4, Rivie đổ bộ lên Hà Nội. Tổng đốc Hà Nội lúc bấy giờ là Hoàng Diệu biết nếu tổ chức đánh ngay từ đầu thì sẽ có nhiều lợi thế, nhưng vì chưa có lệnh triều đình nên đành chịu. Trước đó, thành Hà Nội đã được tu bổ, củng cố lại, quân số giữ thành được bổ sung, vũ khí được tăng cường. Rút kinh nghiệm Hà Thành thất thủ 9 năm trước, Hoàng Diệu bố trí thêm lực lượng quan quân ở ngoài thành để hỗ trợ tác chiến.
 
Hoàng Diệu
Hoangdieu.jpg
Chân dung Hoàng Diệu
Sinh 10 tháng 2, 1829
Điện Bàn, Quảng Nam
Mất 25 tháng 4, 1882 (53 tuổi)
Hà Nội
Quân Pháp tập trung về Hà Nội ngày một thêm đông. Giữa tháng 4-1882, 7 tàu chiến và 2 xuồng máy của chúng từ Hải Phòng lên cặp bờ Hà Nội. Tình hình ngày một nguy cấp. Hoàng Diệu cấp báo về Huế, yêu cầu các địa phương tâu lên triều đình xin thêm viện binh. Hoàng Tá Viêm, chỉ huy cánh quân lớn đóng ở Sơn Tây cũng xin được đem quân về tập trung ở trung châu để liệu bề phối hợp, kịp thời đối phó. Tuy nhiên phái chủ bại của triều đình Huế đã thuyết phục vua Tự Đức chấp nhận mất miền Bắc để giữ an toàn cho ngai vàng. Vua Tự Đức đã hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu đã đem binh dọa giặc và chế ngự sai đường. Tự Đức sợ làm người Pháp “ngờ vực”, khuyên Hoàng Diệu và Hoáng Tá Viêm đừng làm cái việc “không phải lúc”, nên bình tĩnh, đừng "rối rít”. Rồi, nhà vua làm cái việc mà ông ta cho rằng “phải phép” là sai Nha Thương Bạc chất vấn Pháp tại sao lại kéo quân ra Bắc (!), và được trả lời: “Hà Nội muốn được yên thì phải giải binh và phá bỏ các công trình phòng ngự”
Ngay khi chân ướt chân ráo đến Hà Nội, Rivie cũng đã đòi Hoàng Diệu phải làm như thế và còn nói bóng gió là quân Pháp sẽ vào đóng trong thành. Thái độ láo xược của thằng này đã làm cho khâm sai Hà Thành là tổng lý Cát Văn Tụy - người được cử trực tiếp giao dịch với Pháp - phải phát điên lên, lăn đùng ra chết. Nhưng Hoàng Diệu đã quyết tâm sống chết với thành Hà Nội. Các quan xung quanh ông Hoàng Diệu lúc bấy giờ có Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chính Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thất Bá và Lãnh binh Lê Trực.
Tất cả những hiện tượng liên tiếp xảy ra hình như đã làm cho quan tổng đốc Hoàng Diệu có linh tính không lành. Ông họp các quan, tướng dưới trướng ở trên lầu Cửa Đông, cạnh mấy hòm thuốc súng, rót rượu hòa máu đỏ, nói với họ rằng: “Tôi xin các ông cạn chén, thề tận trung báo quốc. Nếu vạn nhất mà thành mất, thì tất cả chúng ta đến đây, đốt cái hòm đạn này!”. Các quan tướng đều thề.
Mờ sáng ngày 25-4-1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu đòi phải nộp thành và ra trình diện. Hoàng Diệu tiếp tối hậu thư, liền sai Tôn Thất Bá đi điều đình. Nhưng không đợi trả lời, lúc 8 giờ 15, Rivie với 4 tàu chiến là La Fanfare, La Massue, La Hache, La Surprise (tàu này không kịp tới, vì mắc cạn dọc đường Hải Phòng đi Hà Nội) bắn vào thành yểm trợ cho số quân 450 người và một ít thân binh đổ bộ hòng chiếm thành Hà Nội. Ngay từ đầu, chúng đã vấp phải tinh thần phản kháng của người dân Hà Nội. Họ tự đốt nhà mình. Nhiều dãy phố dọc bờ sông cháy rừng rực ngăn bước tiến của giặc, làm chúng phải lội qua các hào đầy nước. Nhiều toán dân mang giáo mác đến cổng thành xin đánh giặc. Các nhà dân và đình, chùa đều đánh trống gõ mõ, khua chiêng vang dội để áp đảo tinh thần địch, hỗ trợ tinh thần cho quan quân triều đình trong thành. Một cử nhân võ là Nguyễn Hồng, người làng Bích Câu (vườn hoa Cửa Nam ngày nay), chuẩn bị vào thành tham gia chiến đấu nhưng đã không kịp.
Ngay trong những phút đầu tiên, hoàng thân Tôn Thất Bá chạy trốn vào làng Mọc (Nhân Mục) ở phía Đông Nam Hà Nội theo Pháp và thông báo tình hình trong thành Hà Nội cho họ. Đồng thời, Bá cũng dâng sớ lên vua Tự Đức đổ tội cho Hoàng Diệu và xin với Pháp cho Bá thay làm Tổng đốc Hà Ninh. Trong thành, Hoàng Diệu ra sức đốc chiến, trực tiếp bố trí các ổ chiến đấu. Quân Pháp dùng 40 chiếc thang để tràn vào thành, bị ta bắn, đánh chặn quyết liệt, nhiều tên chết. Quân Pháp bị thiệt hại nặng và phải rút ra ngoài tầm súng để củng cố lực lượng.
Trận đánh giằng co ác liệt đến 10 giờ và thế quân triều đình vẫn còn vững vàng thì kho thuốc súng trong thành bị đám nội phản đốt cháy, phát nổ. Một số nhà sử học đoán rằng nó liên quan tới phản thần Tôn Thất Bá. Ngọn cờ trên Kỳ Đài cũng đổ. Quan quân triều đình bị bất ngờ đâm hoang mang dao động. Đúng lúc đó quân Pháp dốc toàn lực lượng phá vỡ cửa Tây và cửa Bắc rồi ào ạt tràn vào thành. Bố chính Nguyễn Văn Tuyển, Đề đốc Lê Văn Trinh và các lãnh binh bỏ thành chạy, còn Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng trốn trong hành cung. Quân triều đình hoàn toàn rối loạn, tan vỡ, lớp bỏ mạng, lớp bị bắt, lớp bỏ chạy.
Nhiều người nói rằng cũng như 9 năm trước, nguyên nhân lớn của lần thất bại này là quan quân giữ thành đã xa rời, không biết dựa vào quần chúng - một lực lượng tiềm tàng, tuy có thể là đã chán ngán triều đình Huế nhưng luôn yêu nước và thù ghét kẻ xâm lăng. Đội quân triều đình vài ngàn người ấy đã phải chiến đấu cô đơn trước hỏa lực áp đảo của địch. Quân trông cậy vào quan, quan trông cậy vào kho thuốc súng. Kho thuốc súng nổ thì quan mất hết niềm tin vào thắng lợi, đâm rối trí làm cho quân lính hoang mang, mất phương hướng và tan rã.
Ai cũng tiếc là với lòng dân Hà Nội như vậy, nếu quân, dân đồng lòng, kết hợp đánh cả trong lẫn ngoài thành thì dù cho giặc đã lọt được vào thành, dù chỉ còn giáo mác thôi, dễ gì Hà Thành đã thất thủ. “Chính khí ca” còn ghi:
                              “ Không ngờ thất ý tại ta
                              Rõ ràng thắng trận, thế mà thua cơ
                              Nội công nó sắp bao giờ,
                              Thấy kho thuốc cháy, ngọn cờ đổ theo…”
Đề đốc Lê Trinh, quân còn mà đã sớm bỏ chạy. Các chánh phó lãnh binh, một số mất tinh thần, một số đến khi biết hết phương chống cự, cũng chạy. Một số bị bắt. Quan tuần Hoàng Hữu Xứng khi bị bắt đã tỏ rõ khí tiết, mắng giặc thậm tệ rồi tuyệt thực. Ngoài thành, tri huyện Thọ Xương bỏ trốn từ sáng sớm. Tri phủ Hoàng Đức thì đến trưa cũng chạy trốn nốt. Lính Pháp vào huyện chỉ còn thấy ông cai trì. Ông này tuốt gươm chém tên chỉ huy Pháp liền bị bắn chết ngay…
Giặc tràn vào thành, thấy quân tướng triều đình tan tác, biết rằng tình thế đã trở nên vô vọng, tổng đốc Hoàng Diệu vẫn tiếp tục bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại quân Pháp dù lực lượng ngày càng yếu đi, không thể giữ được thành nữa. Cuối cùng, Hoàng Diệu đã ra lệnh cho tướng sỹ giải tán để tránh thương vong. Một mình Hoàng Diệu vào quay về dinh ở điện Kính Thiên, viết tờ biểu nhận trách nhiệm của mình và vạch rõ lỗi của triều đình trong việc để mất thành rồi đến vườn Võ Miếu gần đó, buộc khăn lên cành đa treo cổ tự vẫn để tỏ lòng trung dân ái quốc:
                            “Một cơn gió thảm mưa sầu
                              Đúc nung gan sắt dãi dầu lòng son
                              Chữ trung đã rắp vuông tròn
                              Quyết đem gởi cái tàn hồn cỏ cây
                              Trời cao, bể rộng, đất dày
                              Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi”
           (Chính Khí ca)
 
Tờ di biểu, ông cắn ngón tay lấy máu viết di biểu tạ tội cho vua Tự Đức:

"Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng..."

Từ 1879 đến 1882, Ông làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và phụ cận. Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay đối phương.

Người Hà Nội vô cùng đau đớn trước cái chết của ông, ngay hôm sau, nhiều người họp lại, sắm sửa mền nệm tử tế, rước quan tài của Hoàng Diệu từ trong thành ra, tổ chức khâm liệm và mai táng tại khu vườn Dinh Đốc học (nay là địa điểm khách sạn Royal Star ở đường Trần Quý Cáp cạnh chợ Ngô Sĩ Liên, sau ga Hà Nội).

Hơn một tháng sau hai người con trai ông ra Hà Nội lo liệu đưa thi hài thân sinh về an táng ở quê quán vào mùa thu năm ấy.

  Hà Thành thất thủ lần thứ hai!
Không giữ được thành thì “thung dung tựu nghĩa”, đền nợ nước. Hoàng Diệu thật tiết liệt! Dưới triều Tự Đức, không thiếu những quan lại, sĩ phu có lòng nồng nàn yêu nước, có tinh thần vì nước quyên sinh như thế.


Câu đối hai bên cổng Trung Liệt miếu trên Gò Đống Đa để tưởng nhớ Hoàng Diệu.

Hoàng Diệu được đông đảo sĩ phu, nhân dân Hà Nội và Bắc Hà khâm phục thương tiếc. Ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Nguyễn Tri Phương) trên gò Đống Đa với câu đối:

Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa
Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên
Dịch:

Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh
Vua Tự Đức mặc dầu không ủng hộ Hoàng Diệu trong việc chống đối với quân Pháp tại thành Hà Nội, vẫn phải hạ chiếu khen ông đã tận trung tử tiết, sai quân tỉnh Quảng Nam làm lễ quốc tang.
Tôn Thất Thuyết, một đại biểu nổi tiếng của sĩ phu kiên quyết chống Pháp đã ca ngợi ông trong hai câu đối:

Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện
Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm
Dịch:

Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước
Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm
Cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh có bài thơ điếu Hoàng Diệu, ghi lại trong Lịch sử vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe như sau:

Tay đã cầm bút lại cầm binh
Muôn dặm giang sơn nặng một minh
Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa
Giữ thành, thành mất, mất theo thành
Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc
Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh
Di biểu nay còn sôi chính khí
Khiến người thêm trọng bút khoa danh.
Sau khi Hoàng Diệu mất, văn thân, sĩ phu và nhân dân Hà Nội đưa thi hài ông về chôn ở nhà Học chính đường (nay ở phố Trần Quí Cáp, sau ga Hà Nội). Bà vợ ông ở quê nhà, đang cấy lúa thì có người gọi, báo hung tin. Người ta thấy bà cứ đứng yên ở dưới ruộng, không khóc lóc gì. Lấy làm lạ, họ đến lay thì ra bà đã mất rồi. Ai nghe chuyện cũng ngậm ngùi, thương xót.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét