Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT&HĐIII - 26/g
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Vì sao Nguyễn Huệ thắng quân Thanh thần tốc?
Bí Mật Về Thanh Ô Long Đao Của Hoàng Đế Quang Trung Và Đại Long Đao Của Triều Mạc
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau." Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân." Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
“Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của
ta. Từ xưa đên nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn; nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước.”
(Hồ Chí Minh)
"Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về!"
"Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
Chiến tranh Minh-Thanh, là một thời kỳ dài của lịch sử khi người Mãn Châu từng bước xâm lấn và chinh phục lãnh thổ Trung Hoa dưới thời triều Minh. Người khởi đầu cho cuộc chinh phục này là Nỗ Nhĩ Cáp Xích, tiếp bước là Hoàng Thái Cực và người hoàn thành là Khang Hi. Phải đến tận năm 1911, nhà Thanh mới bị lật đổ bằng một cuộc cách mạng của người Hán do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Cuộc chinh phục này được bắt đầu bằng sự kiện Nỗ Nhĩ Cáp Xích thống nhất các bộ tộc Mãn Châu, tự xưng là Khả hãn và tuyên bố Thất đại hận (bảy điều hận). Sau khi tuyên bố Thất đại hận, quân Mãn Châu tấn công Phủ Thuận và tiếp nhận sự đầu hàng của tướng nhà Minh giữ thành là Lý Vĩnh Phương (chết năm 1634). Năm sau, nhà Minh đem 10 vạn quân dưới sự giúp đỡ của Triều Tiên và Diệp Hách
chia thành bốn đường tấn công Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Kết quả là quân Mãn Châu
giành được thắng lợi to lớn trước liên quân Minh-Triều-Diệp Hách tại
thị trấn Tát Nhĩ Hử. Nhà Minh đã quá mệt mỏi với một loạt những xung đột với người Mãn ở biên
giới, thêm vào đó bạo loạn xảy ra, kinh tế suy sụp nên thế nước ngày
một đi xuống. Cuối cùng, ngày 26 tháng 5 năm 1644, quân khởi nghĩa nông
dân do Lý Tự Thành lãnh đạo chiếm được Bắc Kinh, hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh treo cổ tự sát trên một cây hòe trên Môi Sơn ngoài Tử Cấm Thành. Quân Mãn Châu nhờ Ngô Tam Quế dẫn đường tiến vào Bắc Kinh, tiêu diệt chính quyền Đại Thuận của Lý Tự Thành. Nhà Thanh chính thức cai trị Trung Quốc...
Lê Chiêu Thống lên ngôi trong bối cảnh chúa Trịnh vừa bị diệt, muốn lấy lại quyền hành về tay, nhưng liên tiếp bị các tướng áp chế để lập lại họ Trịnh. Lê Chiêu Thống triệu Nguyễn Hữu Chỉnh về đánh trừ được họ Trịnh thì lại đến lượt Nguyễn Hữu Chỉnh lộng hành.
Lúc đó Tây Sơn không còn ở Bắc Hà nhưng vẫn giữ đất Nghệ An, mà cương thổ cũ của Đàng Ngoài là tới sông Gianh thuộc Bắc Bố Chính (Quảng Bình). Vua Lê Chiêu Thống tuy không thích việc Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền nhưng lại đồng thuận với ông ta trên 2 điểm:
Không muốn sự quay lại của họ Trịnh.
Không muốn chịu ảnh hưởng của Tây Sơn và không bằng lòng việc mất Nghệ An cho Tây Sơn.
Do đó, Lê Chiêu Thống đồng tình với Nguyễn Hữu Chỉnh trong việc cử Trần Công Xán vào Phú Xuân đòi Nguyễn Huệ đất Nghệ An. Nguyễn Huệ không bằng lòng "trả" Nghệ An, điều thêm quân ra Nghệ An cho Vũ Văn Nhậm
để chuẩn bị đánh ra Bắc. Trong khi đó tình hình Bắc Hà vẫn rối ren,
Nguyễn Hữu Chỉnh vẫn phải lo đánh dẹp các lực lượng thân họ Trịnh.
Tháng 11 năm 1787, Nguyễn Huệ sai Ngô Văn Sở hợp sức với Vũ Văn Nhậm mang quân ra Bắc. Nguyễn Hữu Chỉnh mang quân ra đánh bị thua to. Tháng 12 năm 1787, Vũ Văn Nhậm tiến vào Thăng Long, Lê Chiêu Thống cùng Chỉnh chạy sang Bắc Giang, đóng ở Mục Sơn. Chỉnh bị quân Tây Sơn đuổi kịp, bắt được và giết chết.
Vũ Văn Nhậm
tiến quân đi đánh tan các lực lượng phò Lê rồi sai người đi mời vua Lê
về kinh. Vua Lê không thuận, vẫn hô hào quân các trấn Bắc Hà cần vương
chống Tây Sơn. Bắc Hà rối loạn, các lực lượng thân vua Lê, thân họ Trịnh
cũ và quân đội Tây Sơn đánh lẫn nhau.
Trong lúc tướng Tây Sơn là Phạm Văn Tham đang cầm cự với quân Nguyễn Ánh ở Nam Bộ, Vũ Văn Nhậm lại chuyên quyền có ý chống lại Nguyễn Huệ ở Thăng Long. Tháng 4 năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, giết chết Vũ Văn Nhậm. Nguyễn Huệ bèn dựng hoàng thân Lê Duy Cận làm giám quốc, sai Ngô Văn Sở cầm quân giữ Thăng Long và tháng 5 năm 1788 trở về Phú Xuân để chuẩn bị Nam tiến đánh Nguyễn Ánh theo thỉnh cầu của vua anh Nguyễn Nhạc.
Lực lượng phù trợ Lê Duy Kỳ (tên khác của Lê Chiêu Thống) thất thế. Tháng 5 năm 1788, Lê Duy Kỳ cùng các bầy tôi sang Long Châu cầu viện nhà Thanh phát binh đánh Tây Sơn.
Khi Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị mừng rỡ nói với thuộc hạ.
-
Nước Nam xưa vốn thuộc Hán, Đường, mãi đến đời Tống họ Đinh mới dấy lên
giữ lấy nước, từ đời nọ đến đời kia gây thành một nước độc lập, nay
cuộc thế đổi thay, họ không giữ nổi, có lẽ trời muốn ban cho ta làm
quận, huyện chăng?
Rồi
sau khi nắm rõ tình hình Đại Việt qua lời kể của bọn bán nước Chiêu
Thống, Tôn Sĩ Nghị dâng biểu lên vua Càn Long: “An Nam là đất cũ của
Trung Hoa, nếu phục hưng cho nhà Lê rồi, ta sẽ đặt trú binh mà giữ lấy
nước, thế là vừa phục tồn nhà Lê lại vừa được đất An Nam, thật là được
cả hai việc”.
Dưới triều Càn Long, nhà Thanh đạt đến độ cường thịnh nhất. Sẵn ý đồ
bành trướng, nhân được Lê Chiêu Thống, cầu viện, Càn Long chớp lấy cơ
hội đưa quân sang xâm lược Đại Việt, bèn tán thành ý ấy, hạ lệnh điều động binh mã bốn
tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quí Châu, tất cả gồm 29 vạn quân
lính và dân phu, chia làm bốn đạo giao cho Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh, xâm lược
Đại Việt.
Tháng
11-1788, quân Thanh ồ ạt tràn qua biên giới nước ta, đạo binh thứ nhất
do Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh chỉ huy tiến theo đường Lạng Sơn đến
Thăng Long, đạo thứ hai do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy tiến theo đường
Cao Bằng đến Thăng Long, đạo binh thứ ba do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy
tiến theo đường Tuyên Quang xuống Sơn Tây, đạo binh thứ tư tiến qua
đường Quảng Ninh xuống Hải Dương.
Khi nghe tin quân Thanh giúp Lê Chiêu Thống sang đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh (hậu duệ chúa Nguyễn, đang đánh với quân Tây Sơn ở Nam Bộ) đã sai Phạm Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và chở 50 vạn cân gạo ra bắc để giúp quân Thanh, nhưng thuyền đi giữa đường bị đắm hết.
Các
tướng Tây Sơn đồn trú ở Lạng Sơn trước một lực lượng quân Thanh áp đảo
vội lui về Kinh Bắc tổ chức phòng ngự, đồng thời cáo cấp về Thăng Long.
Trong khi đó, quân Thanh đã tiến tới Bắc Giang ào ạt như nước vỡ bờ…
Chính
quyền phụ trách Bắc Hà khẩn trương bàn cách đối phó.
Khi quân Thanh tiến qua biên giới, quân lính Tây Sơn bỏ trốn hết khiến viên trấn thủ của Tây Sơn là Phan Khải Đức phải đầu hàng
Theo thư Lê Chiêu Thống gửi cho Tôn Sĩ Nghị, tổng số quân Tây Sơn đóng ở
miền Bắc khoảng 60 ngàn quân, trong đó có 30 ngàn quân do bắt lính tại
địa phương, không có lòng chiến đấu.
Ngô Văn Sở được tin quân Thanh kéo sang liền nhóm họp các văn võ quan nhà Lê Trung Hưng đưa một bức thư ký tên Giám Quốc Sùng Nhượng Công, Lê Duy Cẩn sang xin hoãn binh với Tôn Sĩ Nghị. Rồi các tướng Tây Sơn mở cuộc thảo luận.
Nhiều người bàn dùng phục binh đánh quân Thanh như Lê Lợi diệt tướng Minh là Liễu Thăng, Lương Minh trước đây, duy Ngô Thì Nhậm chủ trương kế hoạch, nhử quân Thanh vào sâu nội địa, thủy quân rút về Biện Sơn trước, lục quân kéo vào đóng giữ núi Tam Điệp rồi báo tin vào cho Bắc Bình Vương. Chiến lược này được chấp thuận, binh sĩ các đạo đều được lệnh về hội ngay dưới cờ của Tiết Chế Ngô Văn Sở tại bờ sông Nhị vào năm hôm sau. Sở bàn kế hoạch lui quân.
Lúc bấy giờ tổng
số quân Tây Sơn đồn trú ở Thăng Long và các trấn Bắc Hà, dưới quyền chỉ
huy của tướng Ngô Văn Sở, chỉ có vài vạn người. Với một đội
quân ít ỏi như thế mà nghênh chiến với quân Thanh đang hùng hổ, có ưu
thế gấp bội thì thật là một điều quá nan giải. Hơn nữa, một số cận thần
còn trung thành với nhà Lê (theo kiểu “quân xử thần tử, thần bất tử bất
trung” - một quan niệm “quái ác” có xuất xứ từ Nho giáo!) ngầm chiêu mộ
quân “cần vương”, xúi giục nổi dậy ở một số nơi; một bộ phận nhân dân
chưa hiểu được Tây Sơn do còn bị mê hoặc bởi các cận thần ấy và cũng bởi
sự tuyên truyền mị dân của quân Thanh, vẫn chưa hướng về chính quyền
Tây Sơn. Điều đó làm cho việc chống cự lại quân Thanh ngay từ buổi đầu
càng thêm nan giải và trở nên không thể. Đánh không được, giữ cũng chưa
chắc đã xong, vậy thì làm thế nào? Ngô Thì Nhậm chủ trương: chưa đánh,
cũng không giữ mà tạm thời rút đi để bảo toàn lực lượng. Ông nói:
“-
Tướng giỏi xưa, lường thế giặc mới đánh, nắm phần thắng rồi mới hành
động, tùy theo tình thế thay đổi mà bày ra chước lạ. Giống như đánh cờ,
trước thì chịu thua người một nước, sau mới được người ta một nước, đừng
có đem nước sau làm nước trước, đó mới là tay cao cờ. Nay ta hãy bảo
toàn lấy quân lực mà rút lui, không bỏ mất một mũi tên. Cho chúng ngủ
trọ một đêm, rồi lại đuổi chúng đi, cũng như ngọc bích của nước Tần đời
xưa, vẫn nguyên lành chứ có mất gì”
Thật
là sáng suốt!!! Sau này chính Nguyễn Huệ khen là “kế rất hay”, “chịu
nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của chúng, đành hãy chỉnh đốn quân ngũ,
rút về giữ chỗ hiểm yếu, trong thì khiến lòng quân kích thích, ngoài thì
khiến lòng giặc kiêu căng…”. Ngô Văn Sở và mọi người nhất trí chủ
trương ấy, lập tức thu quân các nơi về Thăng Long, tổ chức một cuộc
duyệt binh lớn ở bãi sông Hồng (có lẽ ở Diễu vũ trường), thực hiện một
số biện pháp ngăn chặn, nghi binh rồi bí mật rút lui an toàn về vùng Tam
Điệp - Biện Sơn, đồng thời phi báo về Phú Xuân cho Nguyễn Huệ. Quân Tây
Sơn do Ngô Văn Sở chỉ huy hành quân tới nơi ngày 17-12-1788, liền chiếm
lĩnh những địa hình hiểm yếu, chia quân thủy bộ đóng giữ, nhanh chóng
tạo thành một tuyến phòng ngự kiên cố, vững chắc.
Ngô Văn Sở sai tướng chặn giữ bến đò Xương Giang chặn quân Thanh, và sai Phan Văn Lân
đưa hơn 10 ngàn quân tinh nhuệ từ Thăng Long đi đánh. Quân Tây Sơn vượt
sông Nguyệt Đức đánh vào quân Thanh đang đóng ở núi Tam Tầng, bao vây
doanh trại của Tôn Sĩ Nghị. Súng hỏa sang của quân Thanh bắn ra như mưa,
đồng thời cung tên từ hai cánh phải và trái của quân Thanh cũng bắn ra,
quân Tây Sơn chết rất nhiều. Tôn Sĩ Nghị lại phái một toán kỵ binh từ
mạn thượng lưu vượt qua sông đánh úp lấy đồn Thị Cầu. Đồn này phát hỏa,
Văn Lân cả sợ rút về.
Lê Chiêu Thống được tin quân Tây Sơn rút khỏi các trấn, bèn điều các
tướng dưới quyền đi chiếm lại những nơi đó. Giữa tháng 11 năm 1788, quân
Thanh tới bờ bắc sông Thương. Quân Tây Sơn rút về bờ nam nhưng chặt phá hết cầu và lấy hết thuyền bè. Theo sách Thánh vũ ký,
phần "Càn Long chinh phủ An Nam ký" của Ngụy Nguyên, quân Thanh đã tổn
thất khá nhiều mới bắc được cầu qua sông do đạn của quân Tây Sơn bắn
sang trước khi rút hẳn.
Quân Thanh tiến đến Thị Cầu, Phan Văn Lân
đã chặt cầu và tận dụng bờ nam cao hơn bờ bắc mà bắn đại bác sang khiến
quân Thanh mất 3 ngày (15 đến 17 - 11) không bắc nổi cầu. Nửa đêm 17
tháng 11, Phan Văn Lân mang một ngàn quân bản bộ theo khúc sông Cầu định tập kích trại Tôn Sĩ Nghị nhưng bị thiệt hại do hoả lực của quân Thanh bắn ra. Sau đó Văn Lân đụng độ tướng Thanh là Trương Triều Long ở Tam Tằng.
Trong khi đó, lục quân của Ngô Văn Sở cũng rút về tới Ninh Bình cố thủ. Ngày 20 tháng 11, quân Tây Sơn đóng đồn từ Tam Điệp tới Biện Sơn, Ngô Văn Sở cho đô đốc Tuyết vào nam cấp báo với Bắc Bình vương Nguyễn Huệ.
Tôn Sĩ Nghị tính chuyện truy kích Nguyễn Huệ nhưng Tôn Vĩnh Thanh tâu là Quảng Nam xa cách đô thành nhà Lê 2.000 dặm, dùng quân 1 vạn người thì phải cần 10 vạn phu vận tải, cũng bằng từ Trấn Nam Quan đến thành họ Lê.
Tối
ngày 19 tháng 11 năm Mậu Thân (16-12-1788), quân Thanh vượt sông Hồng.
Ngày 17-12-1788, Tôn Sĩ Nghị kéo vào chiếm đóng thành Thăng Long bỏ ngỏ. Sau 20 ngày tiến quân, Tôn Sĩ Nghị đã vào được thành Thăng Long. Nghị vào đóng và tướng doanh của Nghị đặt tại Tây Long Cung.
Theo lời vua Thanh dặn, Sĩ Nghị lấy xong thành này rồi trao ấn cho Duy
Kỳ, tấn phong làm An Nam quốc vương lấy lòng dân Đại Việt. Ngày 22, Sĩ Nghị làm lễ ở điện Kính Thiên để làm lễ sách phong cho vua Lê Chiêu Thống.
Trên
đường từ biên giới đến Thăng Long quân Thanh tiến khá thuận lợi. Tôn Sĩ
Nghị chủ quan, thoả mãn và huênh hoang cho rằng việc bắt sống Nguyễn Huệ
dễ như “thò tay lấy đồ vật ở trong túi”. Hắn cho tướng sĩ nghỉ
ngơi 10 ngày chuẩn bị ăn Tết nguyên đán và dự định đến ngày 6 tháng
giêng sẽ xuất quân tiến vào phía nam. Tin thắng trận về đến triều Thanh.
Càn Long khen Tôn Sĩ Nghị là một “đại thần toàn tài” và phong tước "Mưu dũng công hạng nhất", thưởng cho quân lính mỗi người thêm từ 1-2 tháng lương.
Tôn Sĩ Nghị từ Tam Tằng tiến vào Thăng Long. Lê Duy Kỳ từ Kinh Bắc ra đón rồi cùng theo vào kinh thành. Không lâu sau, các đạo quân Vân - Quý và Điền châu cũng tiến vào hội binh.
Theo các nhà nghiên cứu,
cuộc hành quân của Tôn Sĩ Nghị từ 28/10 tới 20/11 tức là mất 22 ngày
mới tới Thăng Long, lâu hơn nhiều so với thời gian 6 ngày mà Nghị từng
dự liệu với Càn Long.
Tôn Sĩ Nghị bố trí quân Thanh đóng ở phía nam tới phía tây thành Thăng Long, cho đạo quân Lưỡng Quảng đóng hai bên bờ sông Hồng, quân Điền châu đóng ở Khương Thượng, quân Vân Quý đóng ở Sơn Tây.
Dưới
ách chiếm đóng của giặc, Thăng Long đã phải chịu biết bao nhiêu đau
thương uất hận. Theo "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục" của nhà Nguyễn, quân Thanh ở Thăng Long chểnh mảng phòng thủ, thường đi cướp bóc hãm hại dân Đại Việt nên bị oán ghét.
Lê Duy Kỳ thực hiện thanh trừng những người hợp tác với Tây Sơn. Được bọn người Hoa đã trở nên phản động ở phường Hà Khẩu
chỉ dẫn, quân Thanh hàng ngày kéo đi cướp phá, hãm hiếp, giết chóc, gây
nhiều tội ác tày trời đối với nhân dân Kinh thành. Trong khi đó Lê
Chiêu Thống lộ nguyên hình là vua bán nước, đã cùng bè lũ lo việc trả
thù, báo oán tàn nhẫn và ti tiện; hàng ngày phải đến chầu chực tại dinh
cuả Tôn Sĩ Nghị, vô cùng ươn hèn nhục nhã, đến độ nhân dân Thăng Long
đương thời đã nói với nhau: “Nước Nam từ khi có đế, có vương đến nay,
chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế”.
Tôn Sĩ Nghị ban đầu rất chủ quan khinh địch, sau nghe lời cảnh báo của các tướng dưới
quyền Lê Duy Kỳ cũng quyết định ngày 6 tháng Giêng sẽ ra quân đánh Tây
Sơn. Để tăng cường phòng thủ, Nghị bố trí đồn Ngọc Hồi ở Thanh Trì (Hà Nội), đồn Hà Hồi ở Thường Tín (Hà Nội), đồn Nhật Tảo ở Duy Tiên (Hà Nam) và đồn Nguyệt Quyết huyện Thanh Liêm (Hà Nam).
Quân Cần vương của Duy Kỳ do Hoàng Phùng Tứ chỉ huy cũng được điều từ Sơn Tây xuống Gián Khẩu
làm tiền đồn chặn quân Tây Sơn.
Quân Thanh đồng thời cũng tụ tập thêm được các Hoa Kiều sống ở phía Bắc
Đại Việt được chừng một vạn người đóng thành một trại, nhóm quân này ỷ
thế đi cướp phá và hãm hiếp không kiêng sợ gì ai. Dù Tôn Sĩ Nghị có ra sắc lệnh nghiêm quân kỷ nhưng vì quân sĩ kiêu căng nên cũng không có tác dụng lắm.
Chính
những hành động bạo ngược của quân, tướng nhà Thanh, cũng như những
hành động phản bội dân chúng, theo đóm ăn tàn của bè lũ Chiêu Thống đã
làm cho lòng người tỉnh ngộ và dân chúng một lòng hướng về ngọn Cờ Đào.
Ngày
24 tháng 11 năm Mậu Thân, (21-12-1788), đô đốc Tuyết mang thư cáo cấp
của Đại tư mã Ngô Văn Sở đến Phú Xuân, trình lên Bắc Bình Vương Nguyễn
Huệ. Trước sự sợ hãi của nhiều người khi nghe tin quân Thanh kéo vào nước Việt, Nguyễn Huệ cười mà nói: “Chó Ngô (chỉ quân Thanh) thì là cái thá gì, chúng đến đây chỉ để tự đi vào chỗ chết. Việc gì mà phải cuống quýt làm vậy?”. Xem thư xong, Bắc Bình Vương ra lệnh khởi binh.
Cần biết rằng Nguyễn Huệ không hề bất ngờ. Cái tài của Quang Trung là đã thấy trước việc quân Thanh sẽ vào nước ta từ sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị diệt. Quần thần khuyên
ông nên chính vị hiệu để ràng buộc lòng người trong nước rồi hãy xuất
quân. Ông nghe theo, tức tốc cho lập đàn Nam Giao ở núi Bân (cạnh núi Ngự Bình) làm lễ tế trời đất, rồi lên ngôi Hoàng đế, lấy
niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất.Chiếu lên ngôi của vua Quang Trung viết:
"Nước Việt ta từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần gây dựng ra nước cho
đến ngày nay, thánh minh dấy lên không phải là một họ, nhưng thịnh suy,
dài ngắn, vận mệnh do trời, không phải sức người tạo ra được. Trước đây
nhà Lê mất chính quyền, họ Trịnh và cựu Nguyễn chia bờ cõi. Hơn hai trăm
năm nay, kỷ cương rối loạn, vua Lê chỉ là hư vị, cường thần tự ý vun
trồng, giềng mối của trời đất một phen rơi xuống không nâng lên được,
chưa có lúc nào hư hỏng quá như lúc này vậy. Vả lại mấy năm gần dây, nam
bắc gây việc binh đao, nhân dân rơi vào chốn bùn than
Trẫm hai lần gây dựng họ Lê, thế mà tự quân họ Lê không biết giữ
xã tắc, bỏ nước đi bôn vong, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê, chỉ
trông mong vào trẫm, về phần đại huynh (Nguyễn Nhạc)
có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây
Vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm. Trẫm tự nghĩ
tài đức không bằng người xưa, mà đất đai thì rộng, nhân dân thì nhiều,
ngẫm nghĩ cách thống trị, lo ngay ngáy như dây cương mục chỉ huy sáu
ngựa.
Nay xem khí thần rất hệ trọng, ngôi trời thật khó khăn, trẫm chỉ
lo không kham nổi, nhưng ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả
vào thân trẫm, đó là ý trời đã định, không phải do người làm ra. Trẫm
nay ứng mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự
khiêm nhường. Trẫm chọn ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt
niên hiệu là Quang Trung năm đầu, truyền bảo cho trăm họ muôn dân phải
tuân theo giáo lệnh của nhà vua. Nhân nghĩa, trung chính là đạo lớn của
người, trẫm nay cùng dân đổi mới, vâng theo mưu mô sáng suốt của vua
thánh đời trước, lấy giáo hóa trị thiên hạ".
Tạp chí "Nghiên cứu Lịch sử" đăng bài "Hịch đánh Thanh", tên bài hịch là "Lời hiếu dụ tướng sỹ" được vua Quang Trung đọc tại lễ lên ngôi:
Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” Dịch nghĩa: Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó bánh xe không quay lại Đánh cho nó manh giáp không trở về Đánh cho sử biết nước Nam anh hùng có chủ
Một giai thoại được truyền lại về việc Quang Trung lập kế để động
viên quân sĩ trước khi ra quân đánh quân Thanh, tại lễ đăng quang ở Phú
Xuân. Sau lúc làm lễ, Quang Trung sai mang đến cái mâm, trên để các đồng tiền, có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ: "Ba
quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì
đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Ngược bằng, có đồng ngửa, thì đó
là đại sự của chúng ta có điều trắc trở." Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, rồi bưng mâm tiền, cung kính dâng lên
cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều
sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận này ra bắc sẽ đánh thắng quân Thanh. Kỳ thực, Nguyễn Huệ đã ngầm sai người đúc 200 đồng tiền mà cả hai mặt đều là mặt sấp.
Ngay ngày hôm sau, tức ngày 25
tháng 11 năm Mậu Thân, Hoàng đế Quang Trung kéo quân khoảng 5 vạn người tiến ra Bắc, đi đánh
quân xâm lược và bè lũ bán nước.
Xuất quân sớm như vậy vì quân đội của ông thực ra đã có chuẩn bị tác
chiến từ trước. Từ giữa năm 1788, tướng Tây Sơn ở Nam Bộ là Phạm Văn Tham không chống nổi các tướng của Nguyễn Ánh, thành Gia Định thất thủ và sau đó liên tiếp thua trận, đang cố cầm cự ở Ba Thác. Nguyễn Nhạc tuổi cao lắm bệnh, bất lực không thể cứu ứng Nam Bộ, nên nhường ngôi hoàng đế, đất đai và binh quyền cho Nguyễn Huệ, chỉ xưng là Tây Sơn vương và thỉnh cầu ông vào cứu. Để chuẩn bị Nam tiến, Nguyễn Huệ tổng động viên binh lính ở Thuận Hoá,
ngày đêm tập luyện. Tuy nhiên đạo quân Thanh hùng mạnh từ phương bắc
trở thành nguy cơ lớn hơn và Nguyễn Huệ quyết định bắc tiến trước.
Ngày
29 tháng 11 năm Mậu Thân, tức bốn ngày sau (thật thần tốc!), vua Quang Trung vượt gần 400km đến Nghệ An đóng lại hơn 10 ngày để tuyển thêm quân. Trong thời gian này nhà vua có vời La Sơn
Phu Tử từ núi Thiên Nhẫn xuống và hỏi:
- Quân Thanh lại đây, ta đem quân đánh. Mẹo đánh hay giữ, được hay thua, tiên sinh nghĩ thế nào?
La Sơn Phu Tử đáp:
-
Nay trong nước trống không, nhân dân ly tán, quân Thanh từ xa đến không
biết tình hình quân ta mạnh yếu thế nào, không biết nên chiến thủ thế
nào, và nó có bụng khinh địch, tiến đánh gấp đi, thì không quá 10 ngày
sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng thắng chúng.
Vua Quang Trung rất mừng, nói:
- Ý của tiên sinh chính hợp với ý ta.
Về thái độ của dân chúng, sử gia Nguyễn Khắc Thuần trong sách "Đại cương Lịch sử cổ trung đại Việt Nam" ghi thì thanh niên địa phương nô nức gia nhập hàng ngũ Tây Sơn. Còn sử gia Tạ Chí Đại Trường trong sách "Lịch sử nội chiến Việt Nam 1771- 1802" thì dẫn lại thư giáo sĩ Longer là người đương thời gởi cho Julliard cho biết quân Tây Sơn bắt lính "gay gắt đến nỗi người ta không biết trốn vào đâu để tránh quân dịch. Các kẻ sai nha đem chó theo để tìm người trong khu rừng bên cạnh như người ta tìm thú: người ta lấy dao xỉa vào các đống rơm dùng để đun nấu".
Số quân mới tuyển ở Nghệ An chưa được huấn luyện, cũng không có kinh
nghiệm trận mạc nên khả năng chiến đấu kém xa đội quân Tây Sơn chính
quy, nhưng vẫn có ích trong việc vận tải lương thực, xây cất doanh
trại... Cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, sau một thời gian ngắn, quân
Tây Sơn đã có thêm hàng vạn người. Theo "Đại Nam chính biên liệt truyện", số quân cũ và mới của Quang Trung là 10 vạn và hơn 100 voi chiến. Sau
khi tuyển thêm tân binh, vào ngày 11 (hoặc 12) tháng 12 năm Mậu Thân, Quang
Trung tổ chức duyệt binh ở Nghệ An. Ngồi trên mình voi, nhà vua kêu gọi
tướng sĩ:
“-
Quân Thanh kéo sang xâm lược, hiện nay đang chiếm Thăng Long, các ngươi
đã biết chưa? Trong vòng trời đất chia theo phận sao Đậu, sao Chẩn,
Nam Bắc vẫn riêng một non sông. Người nước Bắc không phải nòi giống ta
thì tất khác bụng khác dạ. Từ nhà Hán về sau, họ cướp đất ta, áp bức
nhân dân ta, vơ vét của cải của ta. Nông nỗi ấy thật là khó chịu. Người
trong nước ai cũng phải nghĩ đánh đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Vương,
đời Tống có Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê
Thái Tổ. Các ngài không chịu bó tay ngồi nhìn quân ngoài tàn bạo, nên
phải thuận lòng người, dấy quân nghĩa, đánh đuổi chúng đi. Trong những
khi ấy, Nam Bắc đâu lại phận đó, bờ cõi yên ổn, vận nước lâu dài. Từ nhà
Đinh đến nay, chúng ta không phải chịu cái khổ Bắc thuộc. Lợi hại được
mất, chuyện cũ rành rành ra thế. Nay người Thanh không noi gương Tống,
Nguyên, Minh, lại sang mưu chiếm nước ta, đặt làm quận huyện. Vậy ta
phải vùng lên mà trừ đi…”
Từ
Nghệ An, đại binh Quang Trung tiếp tục gấp rút hành quân, đến ngày 20
tháng 12 năm Mậu Thân (15-1-1789) thì đến phòng tuyến Tam Điệp - Biện
Sơn, hội binh với Ngô Văn Sở. Tại đây, sau khi nghiên cứu, nắm vững tình
hình địch, Quang Trung hạ quyết tâm mở trận quyết chiến chiến lược. Một
mặt, ông tổ chức lại quân đội, đề ra phương án, lập thế trận, gấp rút phân phối lực
lượng tham gia chiến đấu, mặt khác truyền hịch kể tội quân Thanh, động
viên nhân dân Bắc Hà đoàn kết, đồng lòng đánh giặc cứu nước. Đồng thời,
nhằm kích thích thêm sự kiêu ngạo, chủ quan của các tướng nhà Thanh,
Quang Trung sai người đến Thăng Long dâng bẩm văn, xin Tôn Sĩ Nghị hãy
đóng quân ở trấn Nam Quan để tra xét nội tình nhà Lê và Tây Sơn, lại đem
nộp cho Tôn Sĩ Nghị 40 tuần lương binh do Ngô Hồng Phấn bắt được. Xem
xong các bẩm văn, Tôn Sĩ Nghị xé phăng ngay, tuyên bố sẽ đánh thẳng vào
Quảng Nam bắt sống Quang Trung.
Theo sách "Lê triều dã sử", sở dĩ quân Tây Sơn hành quân nhanh chóng vì Nguyễn Huệ đã bố trí 3 người 1 tốp thay nhau 2 người cáng 1 đi suốt ngày đêm.
Theo "Quân doanh kỳ lược" của Trần Nguyên Nhiếp
(là bí thư dưới quyền Tôn Sĩ Nghị), nghe tin thám tử quân Thanh các nơi
chạy về báo Nguyễn Huệ đang lấy thêm lính Thanh - Nghệ và sắp đánh ra
bắc, Tôn Sĩ Nghị vội cho quân tập dượt để chuẩn bị tác chiến, sai phó
tướng Hứa Thế Hanh trực tiếp chỉ huy mặt trận phía nam Thăng Long.
Trong
thời gian chuẩn bị này, lịch sử đã để lại nhiều câu nói của vua Quang
Trung, chứng tỏ cái tài tiên đoán, nhìn xa trông rộng của ông. Trước ba
quân hay những dịp diện kiến các tướng lĩnh, nhà vua đã từng nói:
“Nay
ta tới đây tự đốc việc quân, chiến thủ ra sao đã có phương lược định
sẵn, chỉ trong vòng 10 ngày nữa thế nào ta cũng quét sạch giặc Thanh.
Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp 10 lần, Thanh bị thua tất
lấy làm hổ thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa kéo dài
mãi, thật không phải là phúc cho trăm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau
khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh
tranh, việc từ lệnh đó, ta sẽ giao cho Ngô Thì Nhậm”
“Các
người ai muốn đánh giặc, hãy vì ta mà giết cho hết quân giặc. Ai không
muốn đánh giặc, hãy xem ta đánh một trận giết dăm vạn giặc. Đó không
phải là chuyện hiếm lạ lắm đâu”
“Nay
hãy tạm ăn Tết Nguyên Đán trước, đợi đến sang xuân, ngày mồng 7, vào
Thăng Long lại mở tiệc ăn mừng. Các người ghi nhớ lấy lời ta xem có thực
hay không”
Trước
giờ xuất quân, đã vang lên lời hịch sau đây của Hoàng đế Quang Trung mà
cái sang sảng, hào hùng của nó còn vọng đến ngày nay và chắc rằng đến
mãi ngàn sau:
“Đánh
cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản,
đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi
hữu chủ”.
Không
phải đến bây giờ, các nhà nghiên cứu quân sự mới trầm trồ và chưa hết
ngạc nhiên về tài hành quân thần tốc, đánh thần tốc và thắng cũng thần
tốc của thiên tài nhiều mặt Quang Trung - Nguyễn Huệ, mà ngay cả những
người sống cùng thời bấy giờ, kể cả những người bình thường nhất, ở
những góc độ quan sát khác nhau cũng đã thấy điều đó. Chỉ có tướng lĩnh
quân Thanh là mù tịt. Sự phởn chí nhiều khi gây ra những hiện tượng thật
quái lạ, nực cười!
Lúc
này, Tết Nguyên Đán sắp đến, quân Thanh chỉ chăm chăm lo ăn chơi, phè
phỡn. Tôn Sĩ Nghị hết sức ngông nghênh, tự đắc, coi việc bắt sống Quang
Trung chỉ là vấn đề thời gian. Khi nghe các cựu thần nhà Lê lo lắng, xin
Nghị cho sớm xuất quân, Nghị xua tay nói:
-
Hết năm đến nơi rồi, việc gì phải vội thế. Không cần phải đánh vội,
giặc đang gầy, ta hãy cứ nuôi cho chúng béo để chúng tự đến dâng thịt.
Quân
tướng xâm lược nhà Thanh, được dung túng, càng tỏ ra coi trời bằng
vung, thả sức cướp phá, bắt dân nộp bò, lợn, gà, vịt, gạo… để chúng ăn
tết, sa đà rượu thịt. Thấy cảnh ấy, một cung nhân của Lê Chiêu Thống đã
nói với bà Thái hậu, mẹ Chiêu Thống như sau:
"-
Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, giỏi việc dùng binh. Lúc ra
Bắc khi vào Nam, hắn thần xuất quỉ nhập, không ai có thể lường được. Hắn
bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt đứa trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con
lợn. Không ai dám nhìn thẳng vào mặt hắn bao giờ. Hắn trỏ tay lườm mắt
là làm cho người ta sợ quá sấm sét. Tôi trộm e rằng không bao lâu nữa,
hắn lại đến đây. Tôn Tổng đốc đem đạo quân như thế, địch sao nổi"?
Tuy
nhiên, nói như thế không có nghĩa Tôn Sĩ Nghị, một tướng lĩnh quân sự,
lại ngu ngơ tới mức sao nhãng việc tổ chức bố phòng. Đội hình bố phòng
của quân Thanh lấy Thăng Long làm trung tâm, có chiều sâu theo trục từ
phía nam đến Thăng Long, có thể chi viện, ứng cứu nhau giữa các căn cứ
đồn trú khi có biến, cụ thể: đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị đóng ở bãi
cát hai bên bờ sông Hồng, qua lại, liên hệ với nhau bằng cầu phao; đạo quân Sầm Nghi
Đống đóng tại Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội), đạo quân của Ô Đại Kinh
(đến sau) đóng tại Sơn Tây. Trên trục đường phía nam Thăng Long, Tôn Sĩ
Nghị sai lập nhiều đồn lũy kiên cố ở Thanh Quyết, Hà Nội, Ngọc Hồi, Văn
Điển… Một bộ phận quân “cần vương” của Chiêu Thống trấn giữ ở đồn Giám
Khẩu, làm vị trí tiền tiêu án ngữ đường tiến ra Thăng Long.
Tin
chắc vào lực lượng đông, hệ thống đồn lũy kiên cố, sự bố phòng kín kẽ,
vững chắc, Tôn Sĩ Nghị chủ quan, thả lỏng cho quân lính nghỉ ngơi ăn Tết
và quyết định đợi sang xuân, mồng 6 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), mới
xuất quân.
Nguyên
nhân sâu xa của mọi cuộc tổ chức xâm lược cũng là sự thèm khát danh
lợi, biểu hiện ra là hành động khuất phục cho được dân chúng bản xứ,
chiếm đoạt cho được của cải, đất đai… bằng công cụ bạo lực. Do đó mà bản
chất của mọi cuộc chiến tranh xâm lược đều là tàn bạo. Có mục đích và
bản chất phi nhân phi nghĩa như thế nên khi phải đối đầu với một cuộc
khởi nghĩa chống xâm lược, bất cứ đội quân xâm lược nào cũng bị áp lực
của nhiều yếu tố về chính trị và quân sự hối thúc chọn phương án tiến
hành ưu tiên số 1 là đánh nhanh thắng nhanh bằng mọi giá. Tôn Sĩ Nghị vì quá ngông nghênh chủ quan đã quên đi điều đó hoặc
không thấy được điều đó nên đã phạm sai lầm, tự làm mất đi cả ba yếu tố
tạm thời có được là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, và đứng trước một
thiên tài quân sự Quang Trung, thì sự đại bại là không tránh khỏi.
Theo các nhà nghiên cứu hiện đại, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:
tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ông phân quân cũ cho các tướng còn tự
mình chỉ huy số quân mới tuyển để những người lính mới yên tâm chiến
đấu. Các giáo sĩ phương Tây khi nhìn thấy đạo quân Tây Sơn này đã mô tả
họ tàn tạ như những bệnh nhân do cuộc hành quân gấp gáp (dù họ chưa phải chiến đấu trận nào).
Đạo quân do Quang Trung chỉ huy có Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân làm tiên phong, có cả tượng binh và kỵ binh đánh vào chính mặt nam Thăng Long.
Đạo quân do đô đốc Tuyết chỉ huy theo đường thuỷ tiến vào sông Lục Đầu, đánh đồn quân cần vương của Lê Duy Kỳ ở Hải Dương, chặn đường rút của quân Thanh bên kia sông Hồng.
Đạo quân đô đốc Lộc chỉ huy cùng đạo quân đô đốc Tuyết theo đường thuỷ tiến vào sông Lục Đầu, tới đây tách ra đi gấp lên Phượng Nhãn, Lạng Giang chặn đường rút của quân Thanh phía bắc.
Đạo quân đô đốc Bảo chỉ huy, cũng có tượng binh và kỵ binh theo đường Ứng Hoà (Hà Tây) ra làng Đại Áng, phối hợp với cánh quân Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi của Hứa Thế Hanh.
Đạo quân đô đốc Long chỉ huy, cũng có tượng binh và kỵ binh theo đường Chương Đức, hướng lên Sơn Tây nhưng sẽ rẽ quặt sang làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng của Sầm Nghi Đống và tiến vào Thăng Long từ hướng tây.
Đến nay, còn nhiều tranh luận chưa đi đến thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về người chỉ huy đánh đồn Khương Thượng. Giáo sư Nguyễn Phan Quang
trong "Phong trào nông dân Tây Sơn" nêu các giả thuyết khác nhau. Có
thuyết cho rằng người chỉ huy là đô đốc Long, có ý kiến cho rằng đó là
tướng Đặng Tiến Đông. Lại có ý kiến cho rằng hai người là một; và ý kiến khác cho rằng đô đốc Long thực ra tên là đô đốc Mưu....
Ngày 30 tháng chạp, Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh
tiến quân. Ông hẹn với ba quân mồng 7 tháng Giêng âm lịch sẽ vào ăn tết ở
Thăng Long.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét