Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT&HĐIII - 26/h
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Đền thờ Hoàng đế Quang Trung cõi thiêng nơi trần thế
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau." Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân." Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
“Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của
ta. Từ xưa đên nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn; nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước.”
(Hồ Chí Minh)
"Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về!"
"Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
-
Đạo quân thứ nhất (chủ lực), do chính nhà vua chỉ huy, có nhiệm vụ tiến
công vào hệ thống phòng ngự chính của địch trên đường từ phía nam đến
Thăng Long.
-
Đạo quân thứ hai do Đô đốc Bảo chỉ huy, có nhiệm vụ theo đường Sơn Minh
(huyện Ứng Hòa) ra làng Đại Áng, đánh vào sườn tây - nam đồn Ngọc Hồi,
vị trí quan trọng nhất của địch, phối hợp với quân chủ lực.
-
Đạo quân thứ ba do Đô đốc Long chỉ huy, theo đường huyện Chương Đức
(Chương Mỹ ngày nay), nhanh chóng đánh vu hồi sườn địch, tiến công vào
quân Sầm Nghi Đống, sau đó phát triển vào Thăng Long.
-
Đạo quân thứ tư đi đường thủy, do Đô đốc Tuyết chỉ huy tiến vào sông
Lục Đầu, tiêu diệt quân “cần vương” của Chiêu Thống ở Hải Dương, làm
tiếp ứng cho các đạo quân khác tiến công địch ở khu vực Thăng Long.
-
Đạo quân thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy cũng tiến theo đường trên nhưng
khi tới sông Lục Đầu thì sẽ đi gấp lên phía Phượng Nhãn, Lạng Giang, Yên
Thế chặn đường rút chạy của địch.
Khi quân địch ồn ào kéo vào nước ta thì ông khéo léo dụ địch bằng
cách “giả bộ thua” và còn tương kế tựu kế nhiều lần “gởi thơ nhận tội”
để địch tưởng rằng chỉ một hai trận nữa là diệt được Tây Sơn.
Trong khi đó thì ông âm thầm chuẩn bị thế trận. Tình hình quân Thanh ở Thăng Long thì Quang Trung nắm rõ như lòng bàn tay. Trong một báo cáo, Trần Nguyên Nhiếp, một đô ty trong quân Tôn Sĩ Nghị ghi lại: “Ngờ
đâu Nguyễn nghịch quỷ quyệt nên đã sắp đặt gian tế khắp nơi, lẻn vào
đại doanh thám thính hư thực... Những nơi chứa lương hướng, hỏa khí của
ta đều có tai mắt của giặc”.
Đêm
30 tháng 12 năm Mậu Thân (25-1-1789), chiến dịch mở màn. Quân chủ lực
do Quang Trung chỉ huy vượt sông Gián Thủy (cách Thăng Long 76km), hạ
đồn Gián Khẩu, đánh tan quân nhà Lê Hoàng Phùng Nghĩa rồi tiến lên hạ tiếp một số vị trí khác, thẳng tiến hướng về Thăng Long. Quân ta đánh
nhanh, tiêu diệt gọn đến nỗi quân Thanh ở các đồn phía ngoài vẫn không
hay biết gì.
Đêm
mồng 3 Tết Kỷ Dậu (28-1-1789), quân ta bí mật vây chặt đồn Hạ Hồi, rồi
hò reo ầm ĩ, hư trương thanh thế, bắc loa gọi hàng. Quân Thanh đang ăn
Tết trong đồn hoàn toàn bị bất ngờ, tưởng đâu như “tướng ở trên trời
xuống, quân từ đất chui lên”, hoang mang hoảng loạn, mất hết tinh thần
chiến đấu, xin hàng. Quân ta hạ đồn Hạ Hồi không tốn một viên đạn!
Mờ
sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu, quân Quang Trung tiến công đồn Ngọc Hồi. Đồn
Ngọc Hồi nằm trên quốc lộ huyết mạch (quốc lộ 1), cách Thăng Long 14 km,
là vị trí đồn lũy then chốt bảo vệ mặt nam thành Thăng Long. Để mất
Ngọc Hồi thì phòng tuyến phía nam bị chọc thủng, hoàn toàn đổ vỡ. Ở đây
có khoảng 3 vạn quân Thanh đóng giữ, đặt dưới quyền chỉ huy của Đề đốc
Hứa Thế Hanh (phó tướng của Tôn Sĩ Nghị), ngoài đồn về phía nam, có bãi
chướng ngại vật gồm chông sắt, cạm bẫy, địa lôi và chiến lũy phòng vệ
kiên cố, trên thành đặt nhiều đại bác. Hơn nữa việc đánh Ngọc Hồi đã
không còn yếu tố bất ngờ.
Biết
rõ tầm quan trọng của đồn Ngọc Hồi, Quang Trung hạ quyết tâm tiêu diệt.
Ngay từ đầu, trận đánh đã tỏ ra rất ác liệt. Theo tài liệu của Hội truyền giáo Bắc Hà, “Nguyễn Huệ phải bỏ voi cưỡi ngựa, xông lên đầu chỉ huy”. Trần Nguyên Nhiếp viết: “Nghe nói đại doanh đã bị trận voi xông vào
đốt cháy vì chưng mỗi con voi trên lưng đủ chỗ cho ba bốn tên giặc đầu
quấn khăn đỏ ngồi ném các loại lưu hoàng, hỏa cẩu vào mọi nơi để đốt
người”. Quân ta vừa tiến đến trước
đồn thì quân Thanh ở bên trong đã bắn đại bác ra dữ dội, lại nhân có
gió bấc, khói súng mù mịt bay tạt phủ lên đội ngũ làm quân ta tiến lên
rất khó khăn. Càng đến gần, tên đạn của địch càng dày đặc khiến cuộc
tiến công của quân ta có nguy cơ chững lại. Ngay tại thời điểm quan
trọng đó, Quang Trung ra lệnh cho quân sĩ quàng khăn vàng vào cổ để tỏ
ra quyết tâm chiến đấu hy sinh, đồng thời thay đổi cách đánh: sai lấy 60
tấm ván, cứ 3 tấm ghép làm một tạo thành 20 tấm chắn, mỗi tấm chắn được
10 người lính khỏe mạnh dùng một tay khiêng, một tay cầm đoản đao tiến
lên phía trước, che đỡ cho 20 quân sĩ khác cầm vũ khí nặng tiến theo
phía sau, tạo thế cho toàn quân xông lên. Quân Thanh bắn ra càng rát
nhưng không hiệu quả, hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn. Chúng giày xéo cả lên
nhau, nhảy cả vào những chỗ chính chúng chôn địa lôi, bị thương vong rất
nhiều. Đồn lũy Ngọc Hồi hoàn toàn bị triệt hạ. Bộ phận quân Thanh còn
lại rút chạy trên đê Yên Ninh, bỗng gặp một toán quân ta làm kế nghi
binh, mở cờ gióng trống tiến ngược lại. Giặc mắc mưu, quay chạy về phía
làng Đại Ánh (Thanh Trì) thì bị cánh quân của Đô đốc Bảo bất thần từ
trong làng kéo ra, dồn chúng về Đầm Mực (làng Quỳnh Đô, Thanh Trì) rồi
thúc voi dày xéo, tiêu diệt hàng vạn tên.
Đồng
thời với thời gian đánh đồn Ngọc Hồi, cánh quân của Đô đốc Long thực
hiện bao vây, đánh mãnh liệt vào Khương Thượng (đồn Đống Đa). Sầm Nghi Đống và toán quân Miêu rất thiện chiến chống giữ rất hăng nhưng
cũng không ngăn được đà tiến quân. Và cũng trong ngày mùng 5, Thăng
Long bị “các cánh tượng binh và thủy binh của Nam quân từ ba mặt kéo vây”. Quân Thanh
không chống cự nổi và cũng không có đường thoát, chết vô số kể. Tướng
Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử tại chiến trường.
Quân
ta thừa thắng, tiêu diệt nốt các đồn Văn Điển, Yên Quyết, thọc sâu vào
Thăng Long, các mũi đột kích đều nhằm vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở
Tây Long.
Khi Quang Trung diễu võ ngoài đồn Ngọc Hồi, đô đốc Long đang trên
đường bắc tiến hướng đến Sơn Tây – nơi có đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh – thì bất thần rẽ sang làng Nhân Mục nay thuộc xã Nhân Chính và Khương Đình và nửa đêm bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng của Sầm Nghi Đống.
Theo Thánh vũ ký của Nguỵ Nguyên, các đội voi của Tây Sơn
đều có đại bác trên lưng nã vào đồn. Quân Thanh bị đánh bất ngờ trong
đêm tối, chết rất nhiều, tan vỡ bỏ chạy. Sầm Nghi Đống thấy không thể giữ được đồn bèn tự sát trên đài chỉ huy ở Loa Sơn (Khu vực phố chùa Bộc – Hà Nội hiện nay).
Một số tài liệu mới mà giới nghiên cứu đưa ra gần đây lại cho
thông tin khác về diễn biến trận diệt đồn Khương Thượng. Theo đó, khi
quân Thanh bị diệt đáng kể, Sầm Nghi Đống bỏ chạy lên cố thủ tại đài chỉ
huy ở Loa Sơn. Đô đốc Long chia quân làm 2: một cánh đánh sang Nam Đồng
để tiến vào Thăng Long, một ít quân tiếp tục vây hãm Loa Sơn. Sầm Nghi
Đống không tự vẫn ngay mà cố thủ trên đài chờ cứu viện của Tôn Sĩ Nghị,
nhưng tới ngày hôm sau không có quân cứu, Sầm mới tuyệt vọng và thắt cổ
tự sát.
Nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du đã làm bài thơ Loa Sơn điếu cổ có câu:
Thánh Nam thập nhị kình nghê quán
Chiến điệu anh hùng đại võ công
Dịch:
Thánh nam xác giặc mười hai đống
Ngời sáng anh hùng đại võ công
Khu vực Khương Thượng và xung quanh, do xác quân Thanh chết quá nhiều, sau chất thành 12 gò cao, có đa mọc um tùm gọi là Gò Đống Đa. Trận diệt đồn Khương Thượng cũng còn gọi là trận Đống Đa.
Chỉ
khi đồn Hạ Hồi thất thủ, Tôn Sĩ Nghị mới biết quân Quang Trung tiến
đánh. Nhận được tin mất Hà Hồi, quân Thanh hoảng hốt nói với nhau: “Thật là tướng trên trời rơi xuống, quân dưới đất chui lên”. Tôn Sĩ Nghị kinh ngạc “rút kiếm chém xuống đất nói rằng; sao mà thần đến thế”, rồi hốt hoảng, cuống cuồng tìm cách đối phó, nhưng chưa kịp trở
tay, động thủ gì thì Ngọc Hồi, Khương Thượng đều đã bị hạ, các tướng nhà
Thanh là Hứa Thế Hanh, Trương Sĩ Long, Thượng Duy Thăng, Sầm Nghi Đống
đều đã tử trận, quân sĩ tan tác. Lại nghe tin quân Quang Trung đang đằng
đằng xông tới Tây Long, lúc này (sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu), sự hoảng sợ
của Tôn Tổng đốc đầy tham vọng và kiêu ngạo đã lên đến tột độ. Mất hết
hồn vía, Nghị vội vàng không kịp mặc áo giáp, không kịp thắng yên ngựa,
cùng một số kỵ binh ra bờ sông Hồng, qua cầu phao, “bỏ của chạy lấy
người”. Quân Thanh biết tin chủ soái đã tìm đường “thăng” cũng cuống
cuồng nhốn nháo chạy theo, “tranh nhau qua cầu mà chạy, cầu đứt, lăn ngả
cả xuống sông chết vài vạn người”.
Cánh
quân từ Vân Nam, Quý Châu vừa kéo tới Sơn Tây, nghe tin Tôn Sĩ Nghị đã
bỏ chạy, sợ quá, vội rút chạy luôn. Bè lũ Lê Chiêu Thống càng kinh khiếp
hơn, chèo thuyền qua sông, bám theo Tôn Sĩ Nghị.
Nghị
cùng tàn binh chạy đến Phượng Nhãn (Hà Bắc) thì bị cánh quân Đô đốc Lộc
đón đường đánh. Nghị vội vứt cả sắc thư, ấn tín, cờ hiệu… cùng bộ hạ
luồn rừng mà chạy. Viên thư ký của Nghị là Trần Nguyên Nhiếp ghi lại:
“Tôi và Chế Hiến (chức quan của Nghị) đói cơm, khát nước, không kiếm đâu
ra được ăn uống, cứ phải đi suốt 7 ngày 7 đêm mới đến được trấn Nam
Quan”.
Cũng theo "Thánh vũ ký", đạo quân Vân Nam – Quý châu đóng ở Sơn Tây được tin các đồn thất thủ, tướng Ô Đại Kinh không giao chiến trận nào đã bỏ chạy, nhờ tướng người Việt là Hoàng Văn Đồng dẫn đường chạy về Trung Quốc.
Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai
cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh ở Hải Dương
và Phượng Nhãn, tơi tả chạy về, bỏ lại cả quân ấn, kỳ bài, sắc thư. Trần
Nguyên Nhiếp là bí thư dưới quyền Nghị sau này mô tả: Sĩ Nghị cùng Nguyên Nhiếp đi lạc lối, quanh co nhiều chỗ, bị đói khát 7 ngày đêm mới tới ải Nam Quan. Theo giáo sĩ De la Bissachere ở Việt Nam khi đó, số quân Thanh kịp theo Nghị qua bên kia biên giới chỉ có khoảng 50 người.
Lê Chiêu Thống cùng một số cận thần cũng vội chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới.
Như vậy sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã
đánh tan quân Thanh. Cánh quân Điền châu gần như bị diệt hoàn toàn, cánh
quân Lưỡng Quảng chủ lực bị thương vong nặng và tan rã gần hết, riêng
quân Vân Nam – Quý châu không giao chiến mà rút êm về nước. Quang Trung đã hẹn với ba quân mồng 7 vào ăn tết ở Thăng Long nhưng chỉ đến mồng 5, quân Tây Sơn đã khải hoàn ở kinh thành.
Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó của Tây Sơn trong một bài thơ:
Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"
Chiều
mồng 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung ngồi trên mình voi chiến, khoác
chiếc áo bào sạm đen khói súng, dẫn đầu 80 thớt voi cùng đoàn đại binh và đô đốc Bảo tiến vào Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân, đô đốc Long ra đón rước vào thành. Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả, áo bào của Quang Trung sạm màu khói súng.
rầm rộ tiến vào Thăng Long. Nhân dân 36 phố phường đổ ra chật đường,
nghênh đón người anh hùng áo vải cờ đào vĩ đại của dân tộc Việt.
Cảnh tượng ấy là bất tử!
Ngày
mổng 7 Tết Kỷ Dậu (1-2-1789), Quang Trung làm lễ mừng chiến thắng giữa
Kinh thành Thăng Long, mở tiệc khao quân, thực hiện lời hứa đã từng tuyên
bố trước đây với ba quân tướng sĩ.
Có
thể cho rằng chiến dịch đại phá ngót 29 vạn quân Thanh chỉ như một trận
đánh lớn bởi tính tập trung về không gian và thời gian của nó. Và chỉ
với một trận đánh mà đánh tan được đội quân xâm lược đông gấp bội phần,
lại đang ở tư thế bố phòng liên hoàn, chặt chẽ, có đồn lũy kiên cố bảo
vệ, thì đó chính là chiến công bất tuyệt của Quang Trung. Trong cùng một
hoàn cảnh, điều kiện như thế, không phải vị tướng tài nào, dù cho có
thuộc làu binh pháp cũng có thể làm được như thế. Không hiểu tại sao,
“nhìn” Quang Trung đánh trận, chúng ta có cảm giác như ông đã “đọc” được
diễn tiến của trận đánh trước khi nó xảy ra. Phải chăng vì thế mà ông
luôn là tướng bách thắng? Lối đánh của ông vừa chắc nịch, vừa uyển
chuyển, giản dị mạch lạc nhưng cũng biến hóa khó lường. Trong trận đánh,
các cánh quân của ông hoạt động có hiệu quả, hợp đồng tác chiến rất ăn
ý, nhịp nhàng, nhanh chóng tạo ra thế trận kết hợp nhuần nhuyễn giữa bao
vây vu hồi và đột phá chia cắt cũng như sự chuyển hóa phù hợp giữa hai
hình thức ấy theo diễn tiến trận đánh. Có thể vì thế mà nếu xét về tổng
quan, số lượng quân của Quang Trung thường ít hơn rất nhiều so với đối
phương nhưng trong thời gian đã định và tại vị trí trọng yếu đã định lại
trở nên mạnh hơn so với đối phương, tạo bước ngoặt giải quyết chiến
trường, giành thắng lợi, và thường là những thắng lợi vang dội, rất hiển
hách.
Quang
Trung từng nói: “Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không
phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít”. Đây là một câu nói mang “khẩu
khí” quân sự, nó rất cô đọng nhưng rất hay, rất đúng. “Mềm dẻo” cũng
đồng nghĩa với “tùy cơ ứng biến” và có thể còn mang ý nghĩa bao hàm hơn.
Trần Hưng Đạo cũng nói: “Phải xem xét tình thế biến chuyển như người
đánh cờ, tùy theo thời cơ mà ứng biến cho đúng”. Ngô Thời Nhiệm, đại
thần của vua Quang Trung, cho rằng: là một tướng giỏi thì phải biết
“lường thế giặc rồi mới đánh, nắm phần thắng rồi mới ra tay hành động,
tùy theo tình thế thay đổi mà bày ra chước lạ”.
Nhưng
muốn thực hành được sự “rất mềm dẻo” như Quang Trung nói, thật không dễ
dàng chút nào, thậm chí là rất khó khăn. Muốn thế, một tướng cầm quân
phải biết nhìn xa trông rộng, nhận thức được qui luật vận động của chiến
tranh, nắm vững nghệ thuật quân sự cũng như am tường binh pháp. Đó là
những tiền đề cần có (nhưng có thể là chưa đủ) để một người tướng được
gọi là có tài điều binh khiển tướng, mới có thể lấy yếu, ít mà thắng
được mạnh, nhiều. “Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông”, “Lấy yếu địch
mạnh, lấy ít thắng nhiều” chỉ là những cách nói, có tính đúc kết, cô
đọng của ông cha ta về cách đánh đã thành truyền thống của một dân tộc
không đông nhưng anh dũng, của một đất nước không rộng nhưng linh và
hiểm. Ai hiểu nó hời hợt, tuyệt đối theo nghĩa đen, máy móc siêu hình sẽ
phải chuốc lấy: … nếu có thắng thì chỉ thắng nhỏ bé cục bộ còn phần
thua thì nhiều và thua chung cuộc.
Mọi
sự vật - hiện tượng đều phải hiện hữu, vận động trong môi trường và
chịu tác động qua lại với môi trường. Suy ra, bất cứ cuộc đấu tranh vũ
trang nào cũng đều vận động trong môi trường thiên nhiên - xã hội và
chịu sự ảnh hưởng tương hỗ của môi trường ấy, một môi trường đa dạng,
nhiều hình nhiều vẻ và luôn biến đổi giữa hai lực lượng đối kháng nhau
trong cuộc xung đột ấy, lực lượng nào biết hành động phù hợp hơn với môi
trường (lúc này lực lượng đối phương cũng là bộ phận của môi trường!),
biết tạo dựng tình thế có lợi hơn (như thu phục được lòng người (quần
chúng theo về, phân hóa nội bộ đối phương…), lợi dụng địa hình, địa vật,
thời tiết khí hậu, sử dụng có hiệu quả binh khí…), sẽ giành được thắng
lợi cuối cùng. Cụ thể là một lực lượng dù tương đối ít hơn, yếu hơn,
nhưng có kỷ luật, biết vận động uyển chuyển thích ứng với môi trường, biết tận dụng
những yếu tố có lợi của môi trường và hơn nữa là biết tác động vào môi
trường, tạo ra tình thế có lợi cho mình, để tùy lúc tùy nơi trở thành
mạnh hơn đối phương, đánh tan lần lượt từng bộ phận, tiến đến toàn
thắng. Quang Trung nói “rất mềm dẻo” phải chăng là như thế? Nếu thế thì
“người khéo thắng” chính là người năng động sáng tạo, đánh có phương
pháp nhưng không nô lệ vào sách vở binh pháp.
Nói
tóm lại, mục đích của đấu tranh vũ trang là giành thắng lợi, bên nào
muốn giành thắng lợi thì phải tiêu diệt lực lượng bên kia, muốn tiêu
diệt thì phải có sức mạnh áp chế sức mạnh đối phương. Do vậy yêu cầu cốt
lõi, cơ bản nhất đối với mọi tướng cầm quân (nhất là cầm quân ít và
yếu) nếu muốn chiến đấu thắng lợi, là phải biết cách vận động tạo thế
mạnh hơn quân địch, trước và trong quá trình, xảy ra xung đột.
Câu
nói của Quang Trung mà chúng ta dẫn ra ở trên chính là tinh hoa quý báu
nhất của sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta trước đó mà
ông đã tiếp thụ được và đã chiêm nghiệm trong cuộc đời bách chiến bách
thắng của mình.
Sau
này, tinh hoa quý báu đó đã được các thế hệ người Việt Nam của thời đại
Hồ Chí Minh kế thừa, phát huy đến cao độ trong cuộc kháng chiến 9 năm
trường kỳ, “toàn dân, toàn diện” đánh thắng Thực Dân Pháp, và đến tột độ
trong cuộc kháng chiến 20 năm bền bỉ với “ba mũi giáp công”, “cả nước
lên đường” chống Đế Quốc Mỹ, giành thắng lợi, thống nhất giang sơn.
Về
mặt lý luận thì nghệ thuật quân sự Việt Nam có tính độc đáo, đặc thù,
tính riêng nhưng vì là bộ phận của nghệ thuật quân sự thế giới nên nó
cũng phải tuân thủ những quy luật chung nhất về đấu tranh vũ trang.
Chúng ta cho rằng câu nói đó của vua Quang Trung là cái cốt lõi của nghệ
thuật quân sự Việt Nam và đồng thời cũng hàm chứa cái cốt lõi của nghệ
thuật quân sự thế giới.
***
Sau cuộc chiến, Quang Trung ra lệnh thu nạp và nuôi dưỡng hàng vạn tù binh Mãn Thanh. Ông sai thu nhặt xương cốt quân Thanh tử trận, chôn thành những gò đống, lập đàn cúng tế và sai Vũ Huy Tấn soạn văn tế, biểu thị sự thương xót với những quân, dân Trung Quốc chết xa nhà. Bài văn có đoạn:
Nay ta
Sai thu nhặt xương cốt chôn vùi
Bảo lập đàn bên sông cúng tế
Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc
Xuất của kho mà đắp điếm đống xương khô
Hồn các ngươi không vơ vẩn ở trời nam, hãy lên đường mà quay về nơi hương chí
Nên kính ngưỡng ta đây là chủ, chan chứa lòng thành
Nhưng mong sao đáp lại đạo trời, dạt dào lẽ sống
Theo ý kiến của các nhà ngiên cứu: chiến thắng Kỷ Dậu 1789 là một trong những trận chiến chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam và cũng được các sử gia Việt Nam như Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng đánh giá là chiến công oanh liệt nhất của hoàng đế bách chiến bách thắng Nguyễn Huệ. Chiến thắng này đã chặn đứng ý định xâm chiếm Đại Việt của nhà Thanh dưới thời Càn Long thịnh trị.
Sử quan nhà Nguyễn là Trần Trọng Kim năm 1920 cũng phải ngợi khen chiến tích này:
"ông Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng Đế, truyền hịch đi các nơi, đường đường chính chính, đem quân ra đánh một trận phá 20 vạn quân Tàu, tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị
phải bỏ cả ấn tín mà chạy, làm cho vua tôi nước Tàu khiếp sợ, tướng sĩ
nhà Thanh thất đảm. Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm
liệt như vậy".
Hành quân thần tốc, hạ chớp nhoáng liên tiếp gần 10 đồn, tiêu diệt đội
quân địch đông hơn từ cường quốc phương bắc. Tất cả chỉ diễn ra trong 6
ngày. Yếu tố bất ngờ trong chiến thuật của Quang Trung luôn khiến quân
Thanh lâm vào thế bị động. Bất ngờ chiến lược mà ông giành được là đánh
địch ở không gian và thời gian do mình lựa chọn.
Đầu tiên là việc ra quân thần tốc. Các giáo sĩ cũng ghi nhận là trong lần ra Bắc thứ hai, Nguyễn Huệ "tiến
như vũ bão... từ Thanh Hoá ra Ninh Bình chỉ mất có một ngày, không quản
đường xa khó nhọc đã làm chết nhiều ngựa voi của ông, trong khi người
khác phải mất ba bốn ngày". Tôn Sĩ Nghị ban đầu yên tâm với hệ thống
đồn phòng thủ liên tiếp nương tựa nhau, định cho quân nghỉ ngơi tới
mùng 6 tết mới ra quân đánh Tây Sơn. Nhưng Tây Sơn hành quân quá nhanh
tới Tam Điệp ngay từ trước Tết nguyên đán buộc Nghị phải thay đổi kế
hoạch. Từ chủ định tấn công, Nghị không kịp điều quân thực hiện ý định
đó mà phải phòng thủ chờ quân Tây Sơn đến
Trong suốt cuộc hành quân bắc tiến, đạo quân chủ lực do đích thân
Quang Trung chỉ huy chính là đạo quân giao chiến nhiều nhất. Liên tiếp
hạ các đồn Gián Khẩu, Nguyệt Quyết, Nhật Tảo rồi Hà Hồi, tưởng chừng mũi
chủ công đang đà thắng trận này sẽ sấn ngay tới Ngọc Hồi dù nó kiên cố.
Thấy quân Tây Sơn tiến nhanh và đã bị choáng váng vì mất liền mấy đồn
từ Hà Hồi về phía nam nên quân Thanh sẵn sàng nghênh chiến ở Ngọc Hồi
ngoài cửa ngõ Thăng Long. Việc Quang Trung hành quân quá nhanh và hạ các
đồn tiền tuyến cũng quá mau lẹ khiến quân Thanh ở Ngọc Hồi bị động,
không dám chủ động tác chiến. Nhưng đó chính là lúc biến ảo nhất trong
chiến thuật quân sự của Quang Trung tại lần bắc tiến này.
Theo sách của Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng thì mũi tên bay rất nhanh, từng xuyên thủng liên tiếp các rào cản thì bất chợt dừng lại trước đồn Ngọc Hồi.
Quang Trung bất ngờ hoãn binh không đánh, chỉ phô trương thanh thế cho
đạo quân của đô đốc Long, tưởng như sẽ đánh thẳng vào đạo quân Vân Quý
của Ô Đại Kinh ở Sơn Tây thì lại rẽ bước ngoặt quyết định vào đồn Khương
Thượng - sườn tây Thăng Long - chỗ Tôn Sĩ Nghị không ngờ đến. Cuộc tập
kích của đô đốc Long bất ngờ và mạnh mẽ tới mức khi đồn Ngọc Hồi – lá
chắn tin tưởng nhất của Nghị - chưa mất, Nghị đã bỏ chạy. Việc quân đô
đốc Long tung hoành trong kinh thành khiến đồn Ngọc Hồi dù kiên cố song
quân Thanh ở đó cũng giảm nhiều nhuệ khí khi kinh thành sau lưng đã bị
hạ - không còn được che chắn và tiếp viện từ đại doanh của chủ soái họ
Tôn. Mục tiêu trước mắt đạo quân chủ lực của Quang Trung, chỉ sau một
hôm, lại không còn là trở ngại lớn như ban đầu nữa. Đó mới là lúc ông
thúc quân đánh chiếm đồn.
Như vậy là đạo quân chủ lực tác chiến nhiều nhất lại không phải
là đạo quân đâm nhát kiếm quyết định vào quân Thanh để giải phóng Thăng
Long. Đại doanh tan vỡ, chủ soái Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy khiến quân Vân Quý
không đánh phải tự rút. Trường hợp này tương tự như đạo quân Vân Nam của Mộc Thanh tháo chạy trong khởi nghĩa Lam Sơn, khi đạo quân chủ lực của Liễu Thăng đã bị diệt.
Theo các nhà nghiên cứu Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng,
chiến thuật kết hợp vừa gấp gáp vừa thư thả, giương đông kích tây,
tránh chỗ mạnh nhằm chỗ yếu hơn ở Ngọc Hồi – Khương Thượng đã đạt đến
đỉnh cao trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ.
Trong 3 đạo quân Thanh, cánh quân đông đảo nhất, mạnh nhất là của Tôn
Sĩ Nghị và cánh quân ít nhất, yếu nhất chính là quân Điền châu của Sầm
Nghi Đống. Quang Trung đã chọn mục tiêu đánh vào quân Điền châu vừa yếu
nhất lại vừa dùng kỳ binh đánh bất ngờ, vào thời điểm nửa đêm nên khả
năng chiến thắng rất cao. Xét trên toàn cục, tuy lực lượng ít hơn (10
vạn so với 20 vạn), nhưng do biết tập trung binh lực đánh vào những khu
vực then chốt của địch nên quân Tây Sơn thực tế chỉ đương đầu với khoảng
già nửa số quân Thanh sang Đại Việt, nên lực lượng tương đối cân bằng.
Quang Trung đã không dàn lực lượng tác chiến cùng lúc với tất cả các
cánh quân Thanh (không đánh cánh quân Vân Quý của Ô Đại Kinh) mà vẫn có
chiến thắng lớn trên toàn mặt trận, đuổi được quân Thanh ra khỏi bờ cõi.
Những trận kịch chiến ở Khương Thượng (hay Đống Đa) và Ngọc Hồi
là lớn nhất, ác liệt nhất, mang tính quyết định nhất trong toàn bộ chiến
dịch Bắc tiến đánh quân Thanh của Quang Trung. Vì vậy, mặc dù chiến
dịch phá quân Thanh còn nhiều trận đánh khác nhưng đời sau vẫn thường
gọi trận chiến này là trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo nhận định: "Cặp mắt chiến lược của Càn Long coi thành Thăng Long là chỗ dễ đánh
nhất, nếu vua Quang Trung đóng tại đó, coi như con chim đã vào trong
“lồng” của y; ngoài ra Càn Long còn cần thận soạn ra kế hoạch vượt sống
Hồng, gọi là “ám độ”. Nhưng khi vào thành, thì quân Tây Sơn đã rút gần
hết. Rồi với thiên tài dụng binh của vua Quang Trung, thành Thăng Long
trở thành cái “lồng” nhốt quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị bị quân Tây Sơn truy
kích bèn ra lệnh chặt cầu, hành động đớn hèn này giết tất cả Đề Trấn
dưới quyền".
Trận Ngọc Hồi – Đống Đa chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Lê Duy Kỳ chạy sang lưu vong rồi chết ở Yên Kinh.
Vua Tây Sơn – hoàng đế Quang Trung sau đó không lâu chính thức được nhà
Thanh công nhận, trở thành người cai quản Bắc Hà. Chiến thắng này cũng
đánh dấu bước phát triển cực thịnh – dù không dài - của nhà Tây Sơn.
Trong bài thơ "Lịch sử nước ta", lãnh tụ Hồ Chí Minh ca ngợi vua Quang Trung:
"Nguyễn Huệ là kẻ phi thường Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu. Ông đã chí cả mưu cao, Dân ta lại biết cùng nhau một lòng. Cho nên Tàu dẫu làm hung, Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà."
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét