TT&HĐIII - 26/k
10 Danh Tướng lẫy lừng thế giới
Không Ngờ NAPOLEON Từng Bại Trận Dưới Tay Danh Tướng Một Mắt Khét Tiếng Này
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
CHƯƠNG V: XUÂN LỬA ĐỐNG ĐA
“Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của
ta. Từ xưa đên nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn; nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước.”
(Hồ Chí Minh)
"Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!"
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!"
(Trích bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Đình Thi)
"Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
(Trích bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Khoa Điềm)
(Tiếp theo)
Cũng
có trường hợp chiến thắng trên chiến trường đang ở dạng ẩn
(khả năng), chưa thành hiện thực mà đã đạt được danh lợi (tạm
thời hoặc cuối cùng) rồi thì chiến tranh cũng kết thúc (tạm
thời hoặc dứt hẳn). Nhưng nếu chỉ “tạm” thôi thì đó là hòa
ước (các bên đều cảm thấy có lợi!), trá hàng (thực hiện
quyền mưu để bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội đánh nữa). Nếu
là “chấm dứt thật” thì đó là chiến thắng ngoại giao (đỡ tốn
thêm xương máu mà cũng có vẻ văn hóa, “lịch sự” hơn!).
Có
thể là chưa nhận thức hết bản chất sâu xa của chiến tranh nên
khi bàn về chiến tranh và nói về cuộc chiến tranh của
Napôlêông, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Claudơvit đã làm cho
Angghen thấy “tuy rằng có đôi điểm đặc sắc, nhưng cái thiên tài
tự nhiên ấy của Claudơvit vẫn không làm tôi thỏa mãn chút nào”.
Theo Claudơvit thì quan niệm chỉ đạo chiến tranh của Napôlêông
là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử và đã đưa
chiến tranh đến gần “mức hoàn chỉnh của nó”. Ông viết: “… kể
từ thời Bônapác thì chiến tranh, trước hết hãy đứng về một
phía mà xét - phía người Pháp trong quá trình chống ngoại xâm -
rồi đứng về phía khác - phía các dân tộc chống Napôlêông - đã
trở thành công việc của toàn dân. Nó đã mang một tính chất
khác hẳn, hoặc nói một cách chính xác hơn, chiến tranh đã
tiến lại rất gần thực chất của nó, sự hoàn chỉnh tuyệt đối
của nó. Do sự phát triển của các phương tiện chiến tranh, của
những viễn cảnh rộng lớn mở ra một khi chiến thắng và của sự
thức tỉnh tinh thần mạnh mẽ của con người, nên trí lực dành
vào việc chỉ đạo chiến tranh đã tiến triển đến cao độ. Tiêu
diệt kẻ địch đã trở thành mục đích của các cuộc hành binh;
ngừng lại và đi vào đàm phán chỉ có thể tiến hành được khi
kẻ địch đã bị đánh bại và không còn đủ sức chiến đấu”.
Khi
nhận xét cuốn sách của tướng Rônha, xuất bản năm 1816,
Napôlêông đã viết: “Mọi cuộc chiến tranh tiến công đều là chiến
tranh xâm lược… Mọi cuộc chiến tranh tiến hành theo đúng qui
tắc của nghệ thuật đều là những cuộc chiến tranh đúng phương
pháp. Chiến tranh phòng ngự không loại trừ tấn công, cũng như
chiến tranh tiến công không loại trừ phòng ngự, dẫu rằng mục
đích của nó là nhằm chọc thủng biên giới để xâm lược đất
nước của kẻ địch”. Có thể là do dịch thuật mà câu nói có
phần tối nghĩa. Chúng ta quan niệm “xâm lược” khác với “xâm
lấn”, “lấn chiếm”, và nếu hiểu khái niệm “xâm lược” trong câu
nói trên theo nghĩa “xâm lấn”, trong phạm vi thuần túy quân sự
thôi thì theo ý riêng của chúng ta, quan niệm như vậy của
Napôlêông về hình thức chiến tranh là hợp lý.
Đánh
nhau giành ăn có nguồn gốc từ tự nhiên.. Chiến tranh cũng thế,
nhưng vì là “đặc sản” của loài người nên nó cũng có mục đích (chủ yếu!) là danh lợi và có nguồn gốc (chủ yếu!) từ xã
hội nữa (thực ra, xã hội cũng là tự nhiên!). Tiến trình vận
động của xã hội loài người cho đến nay chỉ ra rằng chiến tranh
là tất yếu (ít ra là trên Trái Đất này!); và dù có khoác
cho nó bộ cánh nào chăng nữa, dù có gọi là chiến tranh tôn
giáo, sắc tộc, đế quốc, thần thánh, cách mạng hay gì đi chăng
nữa thì cốt lõi của chúng là một: giết chóc lẫn nhau vì danh lợi. Tuy
nhiên vì các cuộc chiến tranh đều phải xảy ra trong xã hội con
người có lý trí, đại diện cho những quyền lợi khác nhau trong
xã hội, do đó chúng phải chịu sự “đánh giá”, qui ước dưới
những góc độ khác nhau của thị phi để mà được gọi là chính
nghĩa hay phi nghĩa. Thế thì những cuộc chiến tranh ở châu Âu
khoảng thời gian cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với nhân
vật Napôlêông đóng vai trò trung tâm, được gọi là chính nghĩa
hay phi nghĩa? Câu hỏi này y hệt như một đề toán đưa ra mà không
có dữ kiện, giả thiết cho trước nào cả, cho nên khó, thậm chí không giải
được!
Napôlêông
quả là con người kỳ lạ: tướng vóc ông nhỏ thó nhưng sức làm
việc phi phàm, dung mạo ông chẳng có gì ghê gớm nhưng người
đương thời giáp mặt ông đều nể, sợ. Sau đây là một đoạn trong
bài tường thuật của Đêni Đaviđốp, vị chỉ huy du kích nổi tiếng
người Nga, chống lại quân đội Pháp trong cuộc xâm lược nước Nga
của Napôlêông năm 1812, viết trong ngày ký hòa ước Tindít (1807):
“Chúng
ta sắp được mắt thấy vị tướng vĩ đại, nhà chính trị vĩ
đại, nhà làm luật, nhà cai trị và người đi chinh phục, người
mà sau khi đã đè bẹp chúng ta, hiện giờ đang có mặt ở biên
thùy nước Nga. Chúng ta sắp được thấy con người có tài khuất
phục tuyệt đối được tất cả những ai mà người ấy cần gặp, và
có trí thông minh kỳ lạ…
…
Tới bờ đông, chúng ta thấy Napôlêông cưỡi ngựa, tay cương thả
lỏng, đi giữa hai hàng rào cựu vệ binh của ông ta. Tiếng hoan
hô, tiếng reo như sấm quanh ông ta và inh ỏi vang vang cả bờ bên
kia, quân hộ tống và tùy tùng Napôlêông ít nhất cũng tới 400
kỵ binh… Trong giờ phút này, cảnh tượng vĩ đại đã trùm lên
mọi tình cảm khác… Mọi con mắt đều quay nhìn và đổ dồn sang
bờ bên kia, sang chiếc thuyền chở con người phi thường đó, người
tưởng mà chưa bao giờ người ta được trông thấy hoặc được nghe
nói kể từ thời Alếchxăng đại đế và Giuyn Xêda đến nay, con
người đã trội hơn Alếchxăng đại đế và Giuyn Xêda biết bao nhiêu
về thiên tài nhiều mặt và về vinh quang do tự mình tạo nên
bằng cách khuất phục nhiều dân tộc có trình độ văn minh và văn
hóa cao nhất”.
Gaius Julius Caesar | ||
---|---|---|
Nhà độc tài của Cộng hòa La Mã | ||
![]()
Tượng của Jūlius Caesar ở Bảo tàng Louvre (Paris, Pháp)
|
||
Tại vị | Tháng 10, 49 TCN - 15 tháng 3, 44 TCN | |
Tiền nhiệm | Lucius Cornelius Sulla | |
Kế nhiệm | Gaius Julius Caesar Octavianus ![]() |
|
Thông tin chung | ||
Phối ngẫu |
|
|
Hậu duệ |
|
|
Gia tộc | Julia-Claudia | |
Thân phụ | Nguyên lão Gaius Julius Caesar | |
Thân mẫu | Aurelia Cotta | |
Sinh | 12/13 tháng 7, 100 TCN Subura, La Mã |
|
Mất | 15 tháng 3, 44 TCN Nhà hát Pompey, La Mã |
Trước
khi kết thúc câu chuyện kể về Napôlêông Bônapác của mình,
Ê.Táclê nói rằng hình ảnh Napôlêông mãi mãi in sâu trong tâm trí
loài người, nó gợi cho người này hình bóng của Áttila,
Taméclan, Thành Cát Tư Hãn, người khác thì lại là hình bóng
của Alếchxăng Maxêđoan, Giuyn Xêda; nhưng chung qui lại đó là hình
ảnh mang nét độc đáo có một không hai trong tính phức tạp kỳ
lạ của cá nhân con người ấy.
Attila | |
---|---|
Thiền Vu Hung Nô | |
![]()
Chân dung Attila
|
|
Tại vị | 434 - 453 |
Tiền nhiệm | Bleda và Rugila |
Kế nhiệm | Ellac |
Thông tin chung | |
Thân phụ | Mundzuk |
Sinh | 406 Không rõ |
Mất | 453 Thung lũng Tisza, Hungary |
Chúng
ta cũng có một chút “ý kiến ý cò” góp cho vui thế này: các
cuộc chiến tranh ở châu Âu thời Napôlêông cũng mang những ý
nghĩa nào đó và ở một góc độ quan điểm hạn hẹp nào đó thì
chúng cũng có tính phi nghĩa và chính nghĩa. Có thể cuộc
chiến đấu của Napôlêông ở thời kỳ đầu bảo vệ nước Pháp
(chiến dịch nước Ý, năm 1796 - 1797) và thời kỳ chống quân liên
minh châu Âu xâm phạm nước Pháp (chiến dịch nước Pháp, năm 1814)
là mang tính chính nghĩa, có thể do Napôlêông quá lộng hành,
ngang ngược mà cả châu Âu nổi dậy liên minh và cuộc tấn công
của quân liên minh nhằm lật đổ Hoàng đế Napôlêông là có tính
chính nghĩa, nhưng tính chính nghĩa ấy… không nhiều hơn tính phi
nghĩa của chúng. Nếu đứng về phía quan niệm của Đức Huyền
Diệu mà quan sát thì các cuộc chiến tranh ấy là hoàn toàn phi
nghĩa. Khối liên minh châu Âu chiến đấu chẳng vì quyền lợi của
nhân dân họ mà Napôlêông chiến đấu cũng chẳng vì nhân dân Pháp.
Napôlêông đã huy động cao độ nhân tài vật lực của nhân dân Pháp
vào chiến tranh và chiến tranh mà ông tiến hành đã mang được
gì về cho họ? Nhân dân Pháp đâu cần ông phải đi đánh nước Nga xa
xôi mà ông cứ cố đánh để rồi chuốc lấy đại bại, tạo nguyên
nhân cho nước Pháp bị xâm lăng? Tại sao ông lại dứt khoát từ bỏ
nước Pháp vì cho mình đã hết thời vận sau trận thua ở
Oatéclô để rồi chết buồn trên đảo Thánh bà Hêlen, trong khi nhân
dân Pháp yêu cầu ông ở lại tiếp tục chiến đấu chống xâm lược?
Hay Napôlêông chiến đấu vì tư tưởng cách mạng tư sản Pháp, một
tư tưởng tiến bộ bấy giờ? Càng không phải nốt. Một tuần lễ
sau trận Oatéclô, Napôlêông đã phát biểu: “Không phải các cường
quốc đã chiến đấu chống lại tôi mà là chống lại cách mạng.
Lúc nào họ cũng coi tôi là đại biểu của cách mạng, là người
của cách mạng”
Temür Thiếp Mộc Nhi | |
---|---|
Êmia, Hãn | |
![]()
Một bức tượng bán thân về Thiếp Mộc Nhi
|
|
Vua khai quốc nhà Timur | |
Tại vị | 9 tháng 4 năm 1370– 14 tháng 2 năm 1405 |
Đăng quang | 9 tháng 4 năm 1370, Balkh |
Tiền nhiệm | Amir Hussain |
Kế nhiệm | Cáp Lợi Lặc |
Thông tin chung | |
Phối ngẫu |
|
Hậu duệ | |
Hoàng tộc | Nhà Timur |
Thân phụ | Muhammad Taraghai |
Thân mẫu | Tekina Mohbegim |
Sinh | 9 tháng 4 năm 1336 Kesh, Hãn quốc Sát Hợp Đài (ngày nay thuộc Uzbekistan) |
Mất | 19 tháng 2 năm 1405 (68 tuổi) Otrar, Farab, gần Shymkent, Sông Tích Nhĩ (ngày nay thuộc Kazakhstan) |
An táng | Gur-e-Amir, Samarkand |
Tôn giáo | Hồi giáo |
Phát
biểu như thế có nghĩa là ông trở về “100 ngày” để đòi ngôi báu từ
dòng họ Buốcbông chứ không phải vì nước Pháp cách mạng, và quân liên
minh Châu Âu lại tiến đánh ông là vì không hiểu ông? Có lẽ sự mù quáng
về nhãn quan chính trị đã làm cho ông nghĩ lầm, và ai mà không biết ông
chả coi cách mạng ra cái quái gì dù cách mạng đã mang đến cho ông cả một
binh nghiệp; ai mà không biết ông bóp chết không thương tiếc “Hội nghị
quốc ước” dù ông phải hàm ơn nó. Trước con mắt của quân Liên minh, ông
là con người quá nguy hiểm cho an ninh Châu Âu quân chủ, nên phải cố mà
loại trừ đi, chỉ thế thôi! Nhận xét của Hécxen rất đáng để suy ngẫm:
“Napôlêông đã xô đẩy các dân tộc đến bước đường cùng, làm cho họ sôi sục
căm thù, ăn miếng trả miếng, và họ đã chiến đấu với một sự quyết liệt
liều mạng cho kiếp nô lệ và cho bọn chủ của họ. Nền chuyên chế quân
phiệt lần này đã bị nền chuyên chế phong kiến đánh bại… Tôi không thể
dửng dưng trước bức tranh vẽ cuộc gặp gỡ giữa Bluykhe (chỉ huy quân đội
Phổ) với Oenlintơn (chỉ huy quân đội Anh) khi chiến thắng ở Oatéclô. Tôi
ngắm bức tranh đó rất lâu, và lần nào tôi cũng có cảm giác rờn rợn.
Oenlintơn và Bluykhe đã vui vẻ chào mừng nhau. Và làm sao mà những kẻ ấy
không hài lòng được? Họ vừa mới hất bánh xe lịch sử trật khỏi con đường
của nó và dìm lịch sử vào vũng lầy mà đến nửa thế kỷ nữa, người ta cũng
chưa thể lôi lên được… Trời đã hửng sáng rồi… Song Châu Âu vẫn đang ngủ
mê mệt, không biết rằng số phận của nó đã đổi thay”.
Alexandros Đại Đế Μέγας Αλέξανδρος | ||
---|---|---|
Vua của Macedonia, Chúa tể của Liên minh Hy Lạp, Shahanshah của Ba Tư, Pharaoh của Ai Cập và Vua của châu Á (chi tiết...) | ||
![]()
Vua Alexandros Đại đế thân chinh đánh vua Ba Tư là Darius III. Lấy từ thảm Alexandros, Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Napoli.
|
||
Quốc vương của Macedonia | ||
Tại vị | 336 - 323 TCN | |
Tiền nhiệm | Philipos II ![]() |
|
Kế nhiệm | Philipos III ![]() Alexandros IV ![]() |
|
Vua của cả châu Á | ||
Tại vị | 331 - 323 TCN | |
Tiền nhiệm | Tước vị mới | |
Kế nhiệm | Philipos III ![]() Alexandros IV ![]() |
|
Thông tin chung | ||
Vợ |
|
|
Hậu duệ |
|
|
Tên đầy đủ | Alexandros III xứ Macedonia | |
Hoàng tộc | Nhà Argos | |
Thân phụ | Philipos II ![]() |
|
Thân mẫu | Olympias | |
Sinh | 20 tháng 7, 356 TCN Pella, Macedonia |
|
Mất | 10 tháng 6, 323 TCN (32 tuổi) Babylon |
|
Tôn giáo | Đa thần giáo Hy Lạp |
Vậy
thì Napôlêông chiến đấu vì cái gì, khi ông không phải là kẻ thèm khát
vàng bạc, châu báu, khi mà ông làm việc “quần quật” không mệt mỏi và
rong ruổi khắp nơi, xông pha khắp các chiến trường trong vai trò một
người tướng quả cảm chứ không phải là một hoàng đế thích an hưởng? Tất
cả những biểu hiện phức tạp đến kỳ lạ từ con người của Napôlêông có thể
là vì điều này: Napôlêông đã quá đam mê “trò chơi” chiến tranh, thích
thú đánh trận và tìm thỏa mãn trong vinh quang có được từ chiến thắng.
Phải chăng trận Oatéclô với những biểu hiện “xui xẻo” của nó, và sự
thiếu vắng những thống chế ưu tú mà ông yêu mến, đã từng cùng ông gặt
hái vinh quang khắp chiến trường Châu Âu khi xưa, cũng như lực lượng
đông đảo của quân liên minh đang dồn đến biên giới nước Pháp, đã làm ông
cụt hứng và đột nhiên cảm thấy chán nản tất cả, quyết định rời bỏ “canh
bạc” vĩnh viễn?... Tổ quốc, cách mạng, quần chúng, hoàng đế… chỉ là
những phương tiện ông cần để chơi “game” bạo lực và khi đã chán ngấy trò
chơi rồi thì ông giũ bỏ tất cả một cách vô tình? Nếu Napôlêông không xâm lược nước Nga để chuốc lầy đại bại thì sẽ ra sao nhỉ?

Napoleon rút quân ra khỏi Moscow – một kết cục thảm bại - Adolph Northen vẽ trong thế kỷ 19
Napoleon rút quân ra khỏi Moscow – một kết cục thảm bại - Adolph Northen vẽ trong thế kỷ 19
Napôlêông
đã đi vào lịch sử với biết bao nhiêu điều kỳ lạ mà người ta đã gán cho
ông, trong đó có không ít những truyền thuyết, huyền thoại. Tuy nhiên có
điều kỳ lạ nhất trong mọi điều kỳ lạ về hiện tượng Napôlêông mà chưa
thấy ai nêu ra, đó là: những sự kiện như đặt bày một cách ăn khớp để
viên trung úy pháo binh 23 tuổi nghèo nàn, ăn mặc xoàng xĩnh, người đảo
Coóc tên là Bônapác và nước Pháp cách mạng gặp nhau vào đúng những thời
điểm có lợi nhất cho cả hai, và rằng nhiều lần liều mạng dẫn đầu quân
xung phong dưới làn mưa đạn, nhiều lần đứng ở vị trí mà đạn đại bác nổ
văng tung tóe khắp nơi; người chết ngổn ngang, viên thống chế đứng cạnh
cũng chết vì mảnh đạn, rồi có khi ngồi trơ ra như chờ đạn bắn trúng,
thậm chí là uống thuốc độc, thần chết vẫn không hề để ý đến Napôlêông.
Hình như Tạo Hóa đã nuông chiều quá mức một đứa trẻ ham chơi trò chiến
tranh!
Nhìn
rộng vào lịch sử, chúng ta còn thấy điều lạ lùng hơn nữa: tất cả những
biến động xã hội lớn lao từ cổ chí kim đều như xoay quanh một nhân vật
trung tâm, thường gắn liền với tên tuổi cá nhân của nhân vật ấy. Chẳng
hạn người ta vẫn thường gọi những giai đoạn lịch sử như: thời Napôlêông,
thời Hitle, thời Lênin… Có vẻ như những sự kiện, những biến cố, những
hiện tượng, những vận động xã hội ở đâu đó, và cả bản thân tiến trình
của xã hội loài người như là đã có ai đó định sẵn, sắp đặt từ trước, như
là một định mệnh vậy. Nhưng ai đó là ai và tại sao lại phải sắp bày
trước như thế?
Dù
là ai đi chăng nữa thì chúng ta cũng biết chắc điều này: tiến trình vận
động của xã hội loài người nói chung và những quá trình, biến cố xảy ra
trong lòng nó nói riêng phải là do tạo dựng mới có được. Sự tạo dựng ấy
là kết quả có nguyên nhân từ sự phụ thuộc lẫn nhau của toàn thể: giữa
các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với bộ phận xã hội, giữa các sự vật -
hiện tượng thiên nhiên, giữa thiên nhiên và xã hội…, theo những cách
thức mà trình độ khoa học ngày nay có thể nhận thức được hoặc vẫn chưa
nhận thức được. (Chúng ta cho rằng trong hiện tại, có nhiều sự vật -
hiện tượng về con người vẫn đang tồn tại mà do chúng ta không quan sát
được, đã liệt vào số đã khuất, đã thuộc về quá khứ, và cũng có những sự
vật - hiện tượng đã thực sự lùi sâu trong quá khứ vẫn “dội” về tác động
lên trí não người này, người kia. Chúng ta gọi đó là những hiện tượng
thuộc về tâm linh. Như vậy, hiện tại không những là kết quả của quá khứ
vừa trôi qua mà còn là kết quả của quá khứ đã trôi xa, thậm chí dù có
thể chỉ cá biệt, hiếm, là rất xa).
Câu
hỏi cuối cùng tự nhiên bật ra: vậy thì thời thế tạo anh hùng hay anh
hùng tạo ra thời thế? Chúng ta trả lời: thời thế tạo anh hùng mà anh
hùng cũng tạo thời thế, là cả hai và cũng không phải cả hai!
Câu
chuyện về Napôlêông mà chúng ta muốn kể là như thế. Dù biết là lạc đề
nhưng chúng ta vẫn cứ kể ra để thấy rõ hơn thiên tài quân sự cũng như
tài năng xuất chúng về nhiều mặt của người đại anh hùng dân tộc Nguyễn
Huệ - Quang Trung, vị tướng áo vải cờ đào bách thắng và vị vua có lòng
với dân với nước. Chúng ta rất đỗi tự hào và tự hào một cách hoàn toàn
chính đáng về tài và đức của ông trước thế giới. Điều chắc chắn: Nguyễn
Huệ chiến đấu vì dân tộc mình còn Napôlêông chiến đấu vì thèm khát thắng
lợi cá nhân. Đó là hai mục đích khác nhau xa lắc!
Với
trận đại thắng ngót 29 vạn quân Thanh của Nguyễn Huệ - Quang Trung, đất
Thăng Long có quyền ghi thêm một chiến công chói lọi vào trang sử của
mình. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thăng Long cũng đã góp công
sức, đã kề vai sát cánh với quân đội Quang Trung trong cuộc chiến đấu
long trời lở đất đó. Có sự kiện là dân 9 làng xã quanh đồn Đống Đa đã bí
mật dùng rơm bện thành những con rồng rồi tẩm dầu đốt, tạo thành tường
lửa bao quanh đồn giặc. Chính vì sự kiện này mà xuân Kỷ Dậu năm 1789 còn
được gọi là Xuân Lửa Đống Đa.
Cho
đến nay, trên đất Hà Nội còn lưu lại một số dấu tích của Xuân Lửa Đống
Đa. Đó là những tên đất: “Cánh đồng Đồn”, “Nền Đồn”, “Cây đa Đồn”, “Vườn
đẫm máu”… của cánh đồng Ngọc Hồi, “Đầm Mực” tại Quỳnh Đô, những “gò
Đống Đa” trên cánh đồng Khương Thượng - Thịnh Quang, bia niên hiệu Quang
Trung và bức tượng tương truyền là “tượng Quang Trung tại chùa Bộc”, Gò
Đống Đa, đền Thái Thú… Sau ngày chiến thắng, Quang Trung cho thu nhặt
xác quân Thanh, chôn thành gò đống (nên có tên gọi là Gò Đống Đa; người
ta cho rằng có 12 gò như vậy) và sai lập đàn cúng tế. Bài văn Tế do Vũ
Huy Tấn soạn, biểu hiện lòng nhân đạo, mã thượng của người chiến thắng.
Đền
Thái Thú cũng là do vua Quang Trung, vì sách lược giao hảo với nhà
Thanh, cho lập nên để thờ Sầm Nghi Đống. Trước khi xâm lược nước ta, Sầm
Nghi Đống làm thái thú Điền Châu ở Trung Quốc. Về sau nữ thi sĩ Hồ Xuân
Hương, một lần đi qua Gò Đống Đa đã cảm tác bài thơ có tựa đề “Qua đền
thái thú”:
"Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu!"
Nghe bài thơ trên, nên buồn hay nên vui đây?!
Quang
Trung đóng đô ở Phú Xuân (Huế) nên thời đó Thăng Long chỉ còn đóng vai
trò Bắc Thành - Thủ phủ của Bắc bộ ngày nay. Dù vị trí chính trị có hạ
thấp nhưng Thăng Long vẫn là một thành thị đô hội lớn của đất nước. Vua
Quang Trung cho đắp lại đoạn Hoàng Thành bị sụt đổ từ cửa Đông Hoa đến
cửa Đại Hưng; cho tu bổ tôn tạo lại các di tích văn hóa. Chùa Kim Liên
(Nghi Tàm) và chùa Tây Phương (Thanh Thất) với tượng Tuyết Sơn và 18 vị
La Hán nổi tiếng cũng được trùng tu thời Quang Trung…
Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa, đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh.

Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa, đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh.
- ...Các vị ngồi đây trong lặng yên
- Mà nghe giông bão nổ trăm miền
- Như từ vực thẳm đời nhân loại
- Bóng tối đùn ra trận gió đen...
- ...Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
- Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
- Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
- Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...
Bằng
những chính sách xây dựng kinh tế tích cực, thoáng ở trong nước và
những hoạt động ngoại giao sáng suốt và khôn khéo đối với nhà Thanh, vua
Quang Trung đã mở ra một tiền đồ sáng lạn cho đất nước.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét