Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT&HĐ III - 27/g
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Võ đường chùa Long Phước- Bình Định
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau." Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân." Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
“Nay con đã khôn lớn và có bản lĩnh hơn người. Hãy xuống núi mà đem
tài đức giúp đời giúp người. Con sống xứng đáng thì thầy chết cũng yên
lòng”
(Hòa thượng- võ sư Thiện Hoa căn dặn đệ tử. Thiện Tâm, người sau này là thượng tọa Thích Thiện Tánh - tức võ sư Mai Văn Phát)
“Càng sống, tôi càng nhận ra rằng học võ không phải để múa hay, đánh
giỏi, hạ nhanh và nhất là để có con rắn đen tự mãn trong máu thịt, mà
chính học võ cốt biến được con rắn đen xấu xí kia thành “thanh gươm trí
tuệ” chém tan bức màn vô minh, nhìn thấy được thực tướng của sự vật. Môn
võ tuyệt thế chính là môn võ để chiến thắng chính mình. Và đó cũng
chính là câu chuyện về thánh võ Kadgapa (một trong 84 vị thánh của Tây
Tạng) khi người đi tìm môn võ tuyệt thế trong thiên hạ”
Tôi không sợ những
người đàn ông đã thực hiện 10.000 cú đá chỉ trong một lần, nhưng tôi lo sợ
những người đàn ông đã thực hiện một cú đá đến 10.000 lần.(Lý Tiểu Long)
Nên nhớ rằng những cây
cứng nhất lại dễ bị nứt nhất trong khi tre hay nứa lại có thể uốn cong theo
chiều gió.(Lý Tiểu Long)
Tôi
ghét từng phút giây tôi luyện tập, nhưng tôi đã tự nhủ: “Đừng bỏ cuộc.
Chịu đựng nó và ta sẽ sống cả phần đời còn lại như một nhà vô địch”. (Huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali).
(Tiếp theo) ***
Võ ta là tên gọi của một môn võ cổ truyền Việt Nam, có nguồn gốc từ công cuộc khai khẩn xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn và đã trở thành môn thi tuyển quan võ thời nhà Nguyễn và dùng trong huấn luyện quân đội. Võ ta còn được gọi là võ Kinh. Ngày nay tên gọi "Võ Ta" với ý nghĩa là "Võ Kinh" vẫn còn được thông dụng ở vùng Huế - Quảng Nam, điển hình là Bạch Hổ võ phái. Võ Ta đôi khi được hiểu là những môn võ có nguồn gốc phát sinh lâu đời của dân tộc Việt (Kinh) trên đất nước Việt Nam.
Theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung: "Võ
ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp
không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ
phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối
sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống
tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi "võ ta", là chúng ta đã vô tình
đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ
vô cùng đẹp này!" Võ sư Võ Kiểu còn cho rằng việc thay thế danh xưng "Võ Ta" bằng tên gọi võ cổ truyền Việt Nam có thể "vô tình đánh mất luôn cả hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa" trong môn võ đẹp này.
Tỉnh Bình Định là nơi môn Võ Ta được phát triển rực rỡ nhất và cũng đa dạng nhất. Suốt hai thế kỷ 19 và 20,
không nơi nào võ Ta được phổ biến rộng rãi bằng xứ võ Bình Định. Ngay
tại các địa phương khác, số lượng các thầy dạy võ có gốc từ Bình Định
(hoặc học từ Bình Định) bao giờ cũng là nhiều nhất. Vì lý do đó Võ Ta
còn được gọi là võ Bình Định. Người các tỉnh khác khi nghe những câu thiệu của các bài Ngọc trản ngân đài (Mộc thiếu thảo pháp), Roi Ngũ Môn, Lão Mai (Quyền Nhất, Thảo Quyền)… đều luôn nghĩ đến Võ Bình Định.
1-Đặc điểm đầu tiên lớn nhất của võ thuật Bình Định là sự đa dạng. Đa
dạng về những dòng võ ngay trên đất Bình Định và đa dạng về sự khác biệt
trong kỹ thuật giữa các hệ phái mang tên Bình Định hoặc Tây Sơn trên toàn quốc.
Tuy nhiên, sự đa dạng đó lại đặt trên cơ sở một số đặc điểm chung
hầu hết các dòng võ ở Bình Định đều có. Chẳng hạn như một số bài bản
được mặc nhiên coi là võ Bình Định như Ngọc trản ngân đài, Siêu Bát Quái, Roi Tấn Nhất, Roi Ngũ Môn. Mặc dù đây chính là các bài bản của Võ Ta hay còn gọi là Võ Kinh, một môn võ của Đàng Trong và từng được dùng cho huấn luyện trong quân đội và thi võ cử trong thời nhà Nguyễn.
Các câu vè có liên quan đến yếu quyết của võ thuật được lưu truyền ở Bình Định cũng là những câu vè của Võ Ta. Ví dụ: "Roi liên quyền tiếp" (Xem Đấu Roi),
"Song thủ Ngũ Hành vi bản. Lưỡng túc Bát Quái vi căn"… Một câu vè khác
nói lên sự thống nhất và liên đới giữa hai môn (Võ Kinh và võ thuật Bình
Định) là "Roi Kinh quyền Bình Định". Những kỹ thuật này không chỉ có
riêng ở Võ Kinh và võ thuật Bình Định. Nó còn tồn tại ở các dòng võ ở
các miền khác, chẳng hạn võ Tân Khánh Bà Trà (Bình Dương), Bảo Y Võ Việt (Bến Tre).
Ngoài những kỹ thuật được coi là võ Ta nói trên, mỗi dòng võ đều chứa
những đặc điểm riêng của mình. Đặc biệt nhất là những kỹ thuật thừa
hưởng của nhà Tây Sơn. Ví dụ: Bài Hùng Kê quyền vốn được coi là của Nguyễn Lữ, bài quyền Yến Phi (thảo pháp Én bay) vốn được coi là của Nguyễn Huệ, các kỹ thuật về trống trận Tây Sơn… Mặc dù những kỹ thuật này không phổ biến bằng các kỹ thuật của Võ Ta, nhưng đây là điểm đặc sắc của riêng vùng đất Bình Định mà các vùng khác không hề có.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây có sự xuất hiện ra công chúng dòng võ chùa Long Phước. Theo trang web của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam thì nhà sư Vạn Thanh (tên thật là Nguyễn Đông Hải) vốn là truyền nhân đời thứ 13 của môn phái Long Hổ Không Hồng. Cũng theo trang web nói trên, kỹ thuật của môn võ này bao gồm trong "Phổ Đại Nam triều chi tướng thao" do tướng Tây Sơn Nguyễn Trung Như (Hư Linh Ẩn) truyền lại.
Mức độ trung thực về mặt lịch sử của các tài liệu này rất cần được sự quan tâm nghiên cứu công phu của các nhà sử học.
Vì có sự tương đồng về mặt văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, có một số dòng võ hoặc hệ phái tuyên bố có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng lấy danh xưng Võ Bình Định. Chẳng hạn dòng Bình Định An Thái của võ sư Diệp Trường Phát.
Việc công nhận hay công nhận danh xưng "Võ Bình Định" của các hệ phái
này một thời từng là một đề tài tranh luận khá sôi nổi trong giới võ.
2- Đặc điểm thứ hai là về khía cạnh võ thuật: Võ Bình Định thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế,
uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ,
giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể
(thủ, nhãn, chỉ và thân).
Về võ lý, võ cổ truyền Bình Định vận dụng triệt để học thuyết âm -
dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái làm nguyên lý cơ bản của "Song
thủ ngũ hành vi bản", "Lưỡng túc bát bộ vi căn" là cơ sở võ lý cho
luyện tập bộ tay và bộ chân trong Võ Bình Định: Tấn pháp trong Bát quái
và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công
và nội công.
3-Đặc điểm thứ ba là về khía cạnh đạo đức: Ngoài những đức tính mà con người đề cao trong rèn
luyện đạo đức là: Nhân - Nghĩa - Lễ, Trí - Tín, đạo đức của người luyện
võ còn thể hiện ở các mặt truyền thống: Thượng võ, nhân văn, chống
ngoại xâm; uống nước nhớ nguồn; trọng nhân nghĩa...
4-Đặc điểm thứ tư là về nội dung: Võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú, đa dạng nhưng
tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: Luyện công, quyền thuật, võ với binh
khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao
gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể
dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ cổ
truyền Bình Định bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn. Loại binh khí
rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa
phương gọi là roi) (Xem Đấu Roi)
với nhiều "phách roi" độc đáo chỉ có ở võ cổ truyền Bình Định: "Đâm so
đũa", "Đá văn roi", "Phá vây", "Roi đánh nghịch"... Nói về tận dụng vũ
khí thô sơ chống giặc, Bình Định có "Bài kiếm 12" nổi tiếng gồm 12 động
tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình
thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, được đưa vào luyện tập và thực
hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ
trang ở địa phương.
Trong các bộ môn về quyền thuật, "Ngọc Trản" là bài quyền tiêu biểu của
võ cổ truyền Bình Định, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một
"chén ngọc" với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một
cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý
thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính
thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền
âm - dương trong Ngọc trản công.
Như đã trình bày, kỹ thuật phổ biến nhất trong võ thuật Bình Định là võ Ta, tức võ thuật của triều Nguyễn phổ biến ở Đàng Trong. Còn võ Ta thực sự được truyền vào và phổ biến ở vùng này từ thời nào lại là điều rất cần được nghiên cứu về mặt lịch sử. Sự ảnh hưởng của võ học thời Tây Sơn chỉ gói gọn trong một vài dòng võ
và trong một vài bài bản riêng biệt không phổ biến, không nên xem võ
thuật của Tây Sơn là nguồn gốc của tất cả các dòng phái võ thuật Bình
Định.
Nhận định về vai trò của võ học Tây Sơn đến Võ Bình Định, Võ sư Nguyễn Vĩnh Hảo có viết:
"...Hầu như tất cả các thầy võ ở Bình Định đều cho rằng bài
thảo bộ NGỌC TRẢN là bài thảo mực thước nhất, hoàn chỉnh nhất trong hệ
thống tập luyện võ nghệ vùng Bình Định. Về chuyên môn chúng tôi đồng ý.
Nhưng về lịch sử, tại sao chúng ta vừa cho rằng "đó là bài thảo thi của
nhà Nguyễn" vừa lại khẳng định "đó là bài võ thuộc dòng Tây Sơn"? Sự võ
đoán, hời hợt trong nghiên cứu là không thể chấp nhận được.
Nhiều người cho rằng nhà Tây Sơn có phát sinh ra một dòng võ.
Theo tôi việc phong trào Tây Sơn có phát sinh hay không phát sinh ra
một dòng võ không hề giảm đi giá trị mà nhà Tây Sơn đã cống hiến cho dân
tộc, cho đất nước. Chúng ta cũng đừng lợi dụng uy tín của nhà Tây Sơn
để nêu lên những điều chưa được nghiên cứu rõ ràng, chính xác hoặc xác
định một cách vội vã, phi khoa học. Làm thế là có tội với tiên nhân và
cả với lớp người sau. Phong trào nông dân ở thế kỷ 18 do anh em nhà Tây
Sơn lãnh đạo là một phong trào rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử lớn. Bởi
vậy, dù muốn tìm hiểu một góc độ nào cũng cần có những kiến thức và hiểu
biết cơ bản về dân tộc học, xã hội học, quân sự học… trong giai đoạn
lịch sử đó. Được như vậy chúng ta mới giải quyết vấn đề xác đáng, cụ thể
hơn..."
Mặc dù rất nhiều người học võ thuật Bình Định từng thọ giáo các danh sư có gốc từ Trung Quốc như Khách Bút, hoặc Tàu Sáu (Diệp Trường Phát). Tuy nhiên, những bài bản võ thuật phổ biến ở Bình Định không hề có trong các bài bản của võ thuật Trung Quốc kể cả danh từ lẫn kỹ thuật. Vì vậy, việc phát biểu của một số võ sư học võ Trung Quốc như "Võ Bình Định là võ Thiếu Lâm" hoặc "Võ Bình Định bắt nguồn từ võ Thiếu Lâm"là không có cơ sở.
Gắn
liền với võ cổ truyền Bình Định là ba địa danh nổi tiếng: Thuận Truyền,
An Thái, An Vinh qua câu: “Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh - An Thái”,
hay “Trai An Thái, gái An Vinh” vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.
Thuận
Truyền xưa thuộc Bình Khê trong phần đất Tây Sơn Hạ, là một bộ phận của
đất võ Tây Sơn, lừng tiếng ở thế kỷ XVIII. Nay Thuận Truyền thuộc xã
Bình Tây, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Là một làng nhỏ, song Thuận
Truyền được nhiều người biết đến nhờ đường roi vang danh cả nước.
Đầu
thế kỷ XIX, võ binh khí kim loại bị cấm ngặt, chỉ có thể sử dụng gậy
hay còn gọi là côn (trường côn, đoản côn), nhưng để tránh hẳn phiền phức
và cũng do cây tre dùng làm côn có đặc tính dẻo dai nên người Thuận
Truyền gọi trại đi là roi, “ngọn roi”, để rồi tập trung trau chuốt kỹ
thuật đến thượng thừa thành “roi Thuận Truyền” trong ngôn ngữ làng võ.
Họ Hồ ở Thuận Truyền (có thể cũng là họ gốc của anh em nhà Tây Sơn?) đã
cùng các họ khác trong vùng âm thầm rèn luyện ngọn roi gia truyền, mai
danh ẩn tích suốt thế kỷ XIX. Sang thế kỷ XX, một nhân vật võ lâm lừng
lẫy là Hồ Ngạnh với tài võ do chính bà mẹ truyền dạy cho từ khi còn nhỏ,
được triều đình Huế mời về kinh đô dạy côn - quyền cho một số thanh
niên hoàng tộc. Cùng thời với Hồ Ngạnh có Dư Đành cũng nổi tiếng khắp
huyện Bình Khê với ngọn roi tuyệt vời. Nghe kể, lúc đầu Hồ Ngạnh đấu roi
thua Dư Đành, sau về học thêm một thầy võ cũng họ Hồ trong vài năm,
cuối cùng thắng Dư Đành và từ đó nổi tiếng khắp vùng Qui Nhơn. Khi Hồ
Ngạnh đã là thầy võ hoàng gia, tại Huế có nhóm võ sĩ Sơn Đông (Trung
Quốc) tới hành nghề mãi võ, trong đó có một võ sư thượng thặng về trường
đao, cựu vô địch Sơn Đông (vùng nổi tiếng về võ nghệ của Trung Quốc)
tên là Trịnh Hùng Trí. Do sự sắp xếp của hoàng gia, một cuộc thượng đài
tranh tài cao thấp xảy ra. Hồ Ngạnh hai lần thay roi đều bị đao của
Trịnh Hùng Trí phạt đứt, nhưng chính đó là đòn đánh gia truyền được gọi
là “Trí hoặc”, nhờ đối phương vát hộ đầu ngọn roi thành nhọn như mũi
giáo, để rồi chớp thời cơ, bằng thế võ “Ưng Trảo quyền”, Hồ Ngạnh đã
đoạt được trường đao của Trịnh Hùng Trí, khẳng định: “Hồ Ngạnh danh bất
hư truyền”.
Hồ Ngạnh được giới võ lâm tôn là “Tổ sư phái võ Thuận Truyền” và đầu thập niên 30, ông có mở võ đường để truyền dạy.
An
Thái thuộc huyện An Nhơn, An Vinh thuộc huyện Tây Sơn. Tuy khác huyện
nhưng cả hai đã gắn bó nhau trong môn võ quyền (võ tay không), tạo thành
một trung tâm nổi tiếng của quyền Bình Định. An Thái từ giữa thế kỷ
XVIII đã được biết đến với võ đường của võ sư Trương Văn Hiến. Ngay từ
thời ấy, ở đây đã có sự gặp gỡ của ba dòng võ Việt - Hoa - Chăm để rồi
kết tinh lại trong võ Tây Sơn.
Võ
quyền An Vinh gắn bó với dòng họ Đinh mà tổ sư là Đinh Văn Nhưng, người
gốc Bắc, đã từng dốc lòng võ học cho nhà Tây Sơn. Khi Nguyễn Ánh lên
ngôi, tự xưng Gia Long và trả thù nhà Tây Sơn thì Đinh Văn Nhưng đã mất.
Họ Đinh ở Bằng Chân (An Nhơn) phải đổi sang họ Đào để tránh nạn (đến
khi chết lại trở về họ Đinh, “sinh Đào, tử Đinh”). Trước đó có một nhánh
nhỏ đến Kim Tài (cũng thuộc An Nhơn) tạo nên một chi, và ở đây họ Đinh
được giữ nguyên. Đinh hay Đào thì cả về dòng họ lẫn nghiệp võ đều cùng
chung một vị tổ là Đinh Văn Nhưng.
Như
đã nói, An Thái - An Vinh lúc đầu là một trung tâm thống nhất, nổi
tiếng về quyền thuật Bình Định, cùng dựa trên một nền tảng võ học với
những cái tên làm nên niềm tự hào của nó như: Đinh Khải (tức Đinh Cát),
Năm Nghĩa (tức Hứa Nghĩa), Hương Mục Ngạc…, rồi vào những thập niên
trước năm 1945 nổi lên những cái tên như: Hương Kiếm Mỹ (tức Đinh Hề),
Bảy Lụt, Tám Cảng (nữ), Sáu Sanh (nữ)… Về sau, một võ sư là Tàu Sáu xây
dựng được một môn phái riêng gọi là võ phái An Thái. Để rồi võ truyền
thống của trung tâm được gọi để phân biệt là võ phái An Vinh (nơi hội tụ
chủ yếu của võ phái?). Nhiều người tỏ ra tiếc nuối về sự phân ly này.
Nhưng thiết nghĩ xu hướng phát triển (hay đúng hơn là vận động) của bất
cứ nền võ học nào cũng phải vậy: hội tụ để phân tán, phân tán để lại hội
tụ. An Vinh hay An Thái thì cũng là Bình Định và sự phân kỳ ấy có lẽ
mang lại lợi nhiều hơn hại cho võ Bình Định đang trên đà tàn lụi, thất
truyền.
Tàu
Sáu có tên thật là Diệp Trường Phát (1896-1962), sinh tại làng An Thái,
có cha là người gốc Hoa. Năm 13 tuổi, Tàu Sáu về quê nội ở Trung Quốc
học võ 10 năm, rồi sang Hồng Công học thêm 5 năm nữa. Có thể trước khi
sang Trung Quốc, Tàu Sáu đã từng học võ Bình Định và đã tiếp thu được ở
mức độ nhất định, có tính chất khai mở. Năm 1924, ông trở về An Thái mở
trường dạy võ. Tàu Sáu đã tiếp thu, chọn lọc tinh hoa võ thuật lâu đời
của cả vùng rộng lớn An Thái, An Vinh, Thuận Truyền, Kiến Mỹ, Cảnh Nàng,
Vân Sơn, Háo Lệ, Vân Quang (Nước Mẫu), Hữu Pháp, Kỳ Sơn… (có cùng gốc
gác là võ Tây Sơn trước đây) và trên cơ sở võ học truyền thống đó, đã
phối chế với tinh hoa võ học Trung Hoa cũng như của các nước láng giềng,
với quyền cước của cả ba miền Việt Nam, cải tiến, tổng hợp, tạo nên võ
phái An Thái. Nghe đâu, Tàu Sáu từng tự xưng là ông tổ của võ thuật Bình
Định chân truyền. Nếu có thế thì kể cũng hơi quá. Khi võ sư Tàu Sáu
mất, con là võ sư Diệp Bảo Sanh lên kế vị, làm Chưởng môn. Lúc này võ
phái An Thái có thêm danh xưng là Bình Thái Đạo, võ đường có tên hiệu là
Tây Sơn võ đường Bình Thái Đạo.
Khi
An Thái tách ra, phá vỡ tính thống nhất của trung tâm quyền An Thái -
An Vinh thì gia phái họ Đinh càng trở thành võ phái An Vinh độc lập,
tiếp tục lưu truyền nhiều nơi ở vùng Qui Nhơn - Bình Định. Đinh Văn Tuấn
(tức Bốn Trân) sinh ra và lớn lên ngay tại An Vinh, là học trò của cả
ba thầy võ ở Bình Định là Hương Kiểm Mỹ (An Vinh), Ấm Hổ tức Sáu Hổ (An
Thái) và Hồ Ngạnh (Thuận Truyền) nên đã tiếp nhận được tinh hoa của cả
quyền và roi, am tường khá rộng về võ Bình Định cổ truyền và cũng đã mở
võ đường để tận tâm truyền bá cho thế hệ sau. Võ sư Bảy Tòng (tức Từ
Tâm), quê gốc An Thái, song đã tìm sang đất quyền An Vinh định cư, học
võ thầy Sáu Hà, tiếp nhận một vốn võ Võ Bình Định cổ ở ngay tại đây. Ông
cho biết: quyền An Vinh là lối đánh chậm nhưng kín và chắc đòn, biết
nhu - cương đúng lúc, đúng chỗ, lại có những né tránh, phản đòn rất lợi
hại, tiêu biểu là “thế dồn”. Trong võ quyền An Vinh còn phải kể gia phái
võ sư Mười Đậu ở Trường Úc (Tuy Phước), võ sư Mười Đậu là bạn võ của
Hương Mục Ngạc và Năm Nghĩa, đã truyền dạy cho Xã Hào (tên thật là Trần
Trọng). Xã Hào cũng là một võ sư nổi tiếng ở vùng Tuy Phước những thập
kỷ đầu của thế kỷ XX. Ông lập võ đường khoảng đầu thập kỷ 30, đặc biệt
chú trọng đến việc truyền dạy đạo đức con nhà võ.
Rất
có thể võ phái An Thái “cương” hơn nên phù hợp với nam giới hơn, võ
phái An Vinh vì đậm nét truyền thống hơn nên “nhu mì” hơn, hợp với nữ
giới hơn. Đó phải chăng cũng là một nguyên nhân và có khi là nguyên nhân
chủ yếu để làm xuất hiện trong dân gian câu lưu truyền về võ học: “Trai An Thái,
gái An Vinh”?
Như
vậy, võ Thuận Truyền đi sâu và nổi trội ở “múa roi”, võ An Vinh - An
Thái đi sâu và nổi trội ở “đi quyền”. Nhưng quyền chiến, roi chiến đều
gắn bó thống nhất trong nội dung võ Bình Định cổ truyền với câu đúc kết
“Quyền tay đấu, roi đấu”. Tiêu biểu cho đặc sắc về roi là võ sư Hồ
Ngạnh, tiêu biểu cho đặc sắc về quyền là võ sư Hương Kiểm Mỹ. Sự đặc sắc
của hai môn này là có những nét riêng mà làng võ Bình Định đã tổng kết
rất cô đọng, đúng “khẩu khí” truyền thống của dân gian. Chẳng hạn: “Roi
tiên, quyền tiếp”, hay “Roi tiên, quyền liếp”. “Roi tiên” là người cầm
roi vào trận đấu phải chủ động ra đòn trước để chiếm trên cơ, dồn đối
phương vào thế đối phó, bị động. “Quyền tiếp” là khi đấu quyền thì đòn
thế phải ra liên tục, không dứt, chỉ dừng lại khi thắng bại đã phân. Còn
“quyền liếp” là người đi quyền phải dựa theo thế đánh của đối phương mà
liệu tìm thế đánh lại sao cho hợp lý nhất. Tuy roi, quyền là hai môn võ
đặc thù, khác nhau về kỹ thuật, nhưng đều phải tuân theo nguyên tắc
chung là công thủ đi liền, đối với bộ tấn thì “túc bất ly địa” (chân
không rời đất) hay “Đi như lá, đứng như đá” (nghĩa là khi đứng thì phải
vững như bàn thạch, khi di chuyển thì phải gọn gàng, nhẹ nhàng, nhanh
chóng). Cả quyền và roi đều đòi hỏi phải rèn luyện thể lực, sự phản ứng
nhanh nhạy trong phân thế chiến đấu và tinh thông kỹ thuật, nghĩa là:
“Nhất mạnh, nhì lanh, ba giỏi”.
Còn
một bộ phận nữa của võ cổ truyền Bình Định, vẫn âm thầm lưu chảy qua
thời gian dưới triều Nguyễn đến tận ngày nay mà chúng ta không thể không
nhắc đến, đó là, như nhân gian thường gọi: Võ nhà chùa, hay Võ chùa. Võ
chùa Bình Định vừa mang nét riêng của một vùng đất võ, vừa có nét chung
của truyền thống võ Đại Việt (võ ta). Trong võ chùa Bình Định, nếu tinh ý sẽ
thấy còn đọng lại nhiều nét thời ban sơ hình thành nên dòng võ Tây Sơn,
cũng như sẽ phảng phất hình bóng xa xưa của võ Đại Việt. Đối với những
ai muốn quan tâm tìm hiểu lịch sử của truyền thống võ học nước nhà thì
đối tượng nghiên cứu đem lại nhiều bất ngờ lý thú nhất, theo chúng ta,
đó là Võ chùa.
***
Hệ
thống kinh sử và chùa chiền thường vẫn lưu giữ được những vết tích cổ
xưa một cách lâu dài và “chân truyền” đó là nói chung, như chúng ta đã
từng đề cập, có lẽ là huyền sử về nguồn gốc, về sự mở đầu của bất cứ dân
tộc nào, bất cứ tôn giáo nào, do bị “nhiễm” tình cảm ưu ái (rất dễ
thương thôi!), muốn đề cao dân tộc mình, tôn giáo mình của những nhà xây
dựng nên huyền sử ấy, bao giờ cũng được “ưu tiên chiếm thế thượng
phong”, và thời gian xảy ra các sự kiện thường dễ bị “đẩy” xa hơn một
chút(!) về hướng “cổ hơn”, “lấy của người làm của mình” dù có thể chỉ là
vô tình. Truyền thuyết hay những điển tích Phật giáo cũng không thể
ngoại lệ. Dù sao thì nhiều khi do tính duy nhất của tư liệu lịch sử,
chúng ta vẫn phải sử dụng vì không còn cách nào khác. Tốt thôi! Chỉ có
điều cần nói là nên dè dặt, nghĩa là đừng quá cả tin như Quan Vân Trường
mà cũng đừng quá đa nghi như Tào Tháo!
Các võ sinh CLB võ chùa Long Phước (Tuy Phước) biểu diễn các thế võ cổ truyền Bình Định tại buổi giao lưu. Ảnh: VĂN LƯU
Luyện tập võ thuật tại chùa Long Phước.
Theo
Phật sử thì Phật giáo truyền vào nước ta từ rất sớm. Vào khoảng thế kỷ
III TCN, vua Asoka (273-286 TCN), vị anh hùng đã thống trị toàn bộ Ấn Độ
và đồng thời rất sùng đạo Phật đã phái những đoàn truyền giáo Ấn Độ đến
Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam.
Sách “Thủy kinh chú” nói rằng: vua
Asoka đã cho xây dựng một ngôi Phật tháp (Stupa) tại thành Nê Lê (thuộc
Đồ Sơn - Hải Phòng) của nước ta. Theo “Lĩnh Nam chích quái” thì dưới
thời Hùng Vương thứ 18, Chử Đồng Tử đã theo khách buôn nước ngoài ra đảo
Quỳnh Viên học đạo Phật của một nhà sư Ấn Độ và khi về còn được trao
cho một cây gậy cùng một chiếc nón lá có thể làm phép gây mưa. Câu
chuyện này làm chúng ta có cảm giác nhà sư Ấn Độ nọ mang hình bóng của
nhà truyền Đạo Giáo hơn là Đạo Phật. Có một câu hỏi đặt ra: tại sao các
đoàn truyền giáo đó không “tiện thể ghé vào” lãnh thổ của dân tộc Chăm
để truyền thụ Phật Giáo ở đó luôn? Vì sao Phật Giáo lại chừa khu vực đó
ra cho Đạo Bà la môn “chiếm chỗ”? Đạo Bà la môn xâm nhập vào dân tộc
Chăm lúc nào? Tại sao Đạo Bà la môn lại không xâm nhập được vào Bắc -
Việt Nam, hoặc nếu có xâm nhập vào thì cũng mờ nhạt, không “thịnh” lên
được? Theo chính sử thì đầu Công Nguyên, đạo Bà la môn đã đến với cư dân
Phù Nam và cư dân Chămpa trên đất nước ta. Sau này, thông qua con đường
Chămpa, đạo Bà la môn đã ảnh hưởng đến vùng đất Đại Việt: nhiều vua Lý
cho làm chùa để thờ các tượng thần Phạm Vương và Đế Thích. Các Gatuda,
Nandin và Apsara được điêu khắc và trang trí trong một số công trình
kiến trúc thời Lý. Lẽ nào đạo Bà la môn đến vùng Bắc bộ - Việt Nam sau
khi đạo Phật đã phổ biến ở đây, để chỉ tạo được vài dấu ấn trong kiến
trúc thời Lý, rồi lại “ra đi”? Hay Bà la môn đến trước đạo Phật từ lâu
và sự xuất hiện của đạo Phật đã làm nó suy vi và đến thời Lý chỉ còn là
sự hửng lên cuối cùng của ngọn lửa leo lét trước khi phụt tắt?
Thế
còn Đạo Giáo xuất hiện sớm nhất ở nước ta vào thời kỳ Văn Lang hay sau
Công Nguyên, trước hay sau Phật Giáo, trước hay sau Bà la môn? Vì sao
những nhà sư đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này truyền giáo phải thi
triển nhiều phép lạ để mê hoặc, thu phục nhân tâm? Phải chăng là để
“cạnh tranh” với những đạo sĩ của Đạo Giáo đã có mặt từ trước? Có một lạ
lùng là Phật Giáo và Đạo Giáo, trong dân gian nước ta hình như đã hòa
quyện làm một vào thời kỳ đầu: đạo sĩ cũng có thể là cao tăng và nhiều
cao tăng “kiêm luôn” cả vai trò đạo sĩ. Ngày thơ ấu, chính thế hệ chúng
ta, khi nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại đều không thể phân
biệt được đâu là cõi Bồng Lai, đâu là cõi Niết Bàn và đều cho rằng Bụt
(đại diện cho Phật Giáo) và Tiên (đại diện cho Đạo Giáo) là hai nhân vật
của cùng một thế giới. Mà hình như chuyện thần tiên, hóa phép… vẫn là
những câu chuyện hay nhất (ở hầu hết các dân tộc trên thế giới) và đều
răn dạy con người: ở hiền gặp lành, trời không phụ người nghèo khó…
Câu
hỏi cuối cùng: tại sao vua Asôka chỉ quan tâm đến việc truyền Đạo Phật
vào vùng Đông nam Á và có thể là cả Đông bắc Á mà sao không quan tâm tới
những vùng khác cũng rất “gần” Ấn Độ, chẳng hạn như Pakistan, Iran, Ả
Rập…, hay đã cố truyền mà dân những xứ đó không “thụ” được?
Lịch sử tôn giáo phương Đông và sự lan truyền của nó quả là mập mờ!
Lặn
hụp mệt phờ trong khối mập mờ đó, trong bộ não hoang tưởng hết sức
phong phú và đa tạp của chúng ta bỗng lóe lên một ý nghĩ nổi da gà: phải
chăng quá trình truyền đạo vào khu vực Bắc Bộ - Việt Nam trong giai
đoạn trước - sau Công Nguyên chừng 200-300 năm là quá trình quay trở về
nguồn cội, về nơi đã tạo tiền đề tư tưởng cho những giáo phái đó phát
sinh, mà “dư luận” đương thời đều “sùng bái” như thế? Lúc đầu là Bà la
môn Giáo, kế đến là Phật Giáo, lần lượt đến như về một thánh địa hoặc
cũng có thể chỉ là Phật Giáo đến nơi đã có sẵn một tín ngưỡng mà cốt lõi
của nó là đa thần, tự do, hồn nhiên, làm cơ sở cho Bà la môn Giáo và
Đạo Giáo. “Gan cùng mình” mới có thể suy luận liều mạng như thế! Nhưng,
biết đâu đấy!
Qua
những nhận xét của các nhà khảo cổ học, chúng ta thấy rằng xã hội (?)
tối cổ trên đất nước ta đã đạt được những thành tựu lớn lao để có được
nền văn hóa Hòa Bình, một nền văn hóa có thể là rực rỡ hơn chúng ta thấy
rất nhiều, nếu tất cả những hiện vật của thời đó, (giả dụ như đồ gỗ, đồ
đất sét chưa nung hoặc nung chưa “đủ lửa” để thành đồ gốm…) tồn tại
nguyên vẹn qua thời gian đến ngày nay.
Chỉ
qua những vật dụng với số lượng tất nhiên là hạn chế, phát hiện được
nhờ khảo cổ, người ta đã có những lời nhận xét về trình độ nhận thức của
con người ở thời kỳ tối sử này, rằng: đã có những nhận thức khá sâu sắc
về thế giới tự nhiên, về qui luật sinh trưởng của thực vật; đã xuất
hiện quan niệm về sự tồn tại của linh hồn, tư duy về tín ngưỡng vật tổ,
tín ngưỡng nông nghiệp, tư duy về mĩ cảm, về hình học, về chữ viết, về
số đếm, về thiên văn, về lịch pháp, các loại hình nghệ thuật như hội
họa, điêu khắc cũng đã được biết đến; đã nhận ra sự biến động có tính
tuần hoàn của thiên nhiên, tính phân lập, đối xứng của các sự vật hiện
tượng, tư duy về sự hiện diện cũng như sự trôi của thời gian, về vũ trụ.
Vậy
thì với trình độ về vật chất và tinh thần như trước đây đã nói và vừa
nói đó, văn hóa Hòa Bình so với các trình độ văn hóa ở những vùng lãnh
thổ láng giềng và cả trên thế giới, lúc đương thời đã có thể được gọi là
một nền văn minh đích thực chưa? Phải chăng, vùng đất xuất hiện văn hóa
Hòa Bình, do có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi như khí hậu, thổ
nhưỡng… đã là nơi quần tụ dân cư từ rất sớm và vì đã từng ở rất gần Địa
Đàng nên so với những khu vực khác, đã là nơi tiếp thu sớm nhất, nhiều
“điều tốt lành” nhất từ nền văn minh Địa Đàng, thậm chí đó là nơi tiếp
tục lan tỏa ra thế giới nền văn minh Địa Đàng sau khi thời đại Địa Đàng
đã đột ngột kết thúc, nghĩa là nhiều khu vực tiền văn minh cổ đại đã hấp
thụ không ít nét về tinh thần và vật chất của văn minh Địa Đàng một
cách gián tiếp thông qua văn hóa Hòa Bình? Chính nền văn hóa Hòa Bình,
cùng với những nền văn hóa kế thừa sau đó, có tính chuyển tiếp đã làm
nên nền văn hóa Phùng Nguyên và tiếp theo là văn hóa Đông Sơn…, và cũng
với những nền văn hóa đó đã xây dựng nên một quan niệm tươi tắn, hồn
nhiên, khoáng đạt, đậm tính phồn thực về thế giới đa thần, có phân có
hợp, tuần hoàn biến đổi không ngừng. Có thể rằng trước khi Kinh Dương
Vương có mặt tại khu vực Bắc Bộ - Việt Nam, nơi đây đã có một nền văn
hóa bản thổ với những nhận thức có tính mầm mống về một thế giới lưỡng
phân lưỡng hợp, tam phân tam hợp để rồi sau đó làm hình thành nên một
quan niệm chính thống hết sức tài tình về Tự Nhiên. Tục thờ những bộ
phận sinh dục nam, nữ, coi chúng là những vật linh Linga (dương vật),
Yoni (âm vật), cũng như tính phân hợp nhưng thống nhất Lưỡng Nghi, Âm -
Dương tương phản mà tương đồng rất có thể đều xuất phát từ quan niệm
này…
Sự
suy tưởng thiếu chứng thực có thể đúng mà cũng có thể sai. Mặc lòng! Vì
chúng ta biết rằng bản thân đã cố gắng đạt đến lương tri cao nhất có
thể, đã cố gắng đạt đến trình bày khách quan nhất trong thế giới chủ
quan của mình. Với một núi bằng chứng “rõ như ban bày”, được sử dụng bởi
một quan niệm thiên kiến, “tối như mực” thì cũng phỏng đã hơn gì?
Nhưng
có một chắc chắn: trước khi có sự xâm nhập của Phật Giáo, Đạo Giáo, Bà
la môn Giáo, tổ tiên dân tộc Việt đã có sẵn một… “Giáo”: một nền văn
hóa, một tín ngưỡng, một trình độ võ học - khí công hoàn toàn độc lập và
đặc sắc, có tính truyền thống, có gốc rễ lâu đời, tại chỗ. Và có một lạ
thường: Bà la môn, Phật, Đạo, sau này là Nho khi xâm nhập vào Tổ Quốc
Văn Lang đã không những không bài trừ gay gắt nhau, mà còn nương nhau,
học hỏi nhau, và hòa hợp cùng tín ngưỡng dân gian tại chỗ, tất cả những
Tổ, Tiên, Bụt, Thần, Thánh đều vui vẻ bên nhau trong cùng một thế giới.
Hình như đó có vẻ như là một sự hội ngộ, tương phùng cuả những tư tưởng
dù cũ dù mới, dù đã có nhiều sai biệt, nhưng đều có chung một gốc sâu
xa. Cốt lõi của những tư tưởng ấy, xét về nhận thức tự nhiên, là trong
sáng, phù hợp cho việc giải thích những sự vật - hiện tượng thiên nhiên,
xét về nhận thức xã hội, là nhân hậu, bao dung, giản dị, dân dã, thỏa
mãn ước vọng Đại chúng, mà Phật Giáo, trong thời đại cực thịnh của nó,
đã đóng vai trò đại diện một cách xứng đáng. Sự trường tồn và tiếp tục
phát triển trong dân dã của Phật Giáo, cũng như của vài tôn giáo khác
trên thế giới không phải vì nguyên nhân là tốt đẹp. (Phật Giáo không thể
giữ chính quyền được vì tính quá “hiền như ngu” của nó, Chủ Nghĩa Xã
Hội không “sống” hồn nhiên và bền như Đạo Phật trong lòng dân dã được vì
tính “dữ như ác” của nó. Chủ Nghĩa Xã Hội sẽ không được “thờ phụng” nếu
không có sự bênh vực của chính quyền cộng sản, dù khẩu hiệu mà nó dương ra là
tốt đẹp, dù nó cũng muốn điều tốt đẹp cho Đại Chúng giống như Đạo
Phật!)…
Đạo
Phật đã là như thế nên không ai “nỡ” và “dám” tàn phá nhà Phật, trừ
thằng điên, hôn quân bạo chúa và trừ… Ngô Đình Diệm. Vì lẽ đó mà chúng
ta cho rằng trong cõi nhà Phật ở Việt Nam còn tiềm ẩn rất nhiều sự thật
thời cổ xưa, trong đó có võ học Đại Việt, một nền võ học vừa mang tính
riêng của dân tộc Việt, vừa mang tính chung của võ học Đông Á, được hun
đúc nên từ kế thừa có chắt lọc vốn cũ, học hỏi lựa chọn các nền võ học
láng giềng, đồng thời với nghiền ngẫm sáng tạo thêm.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét