BUỒN NHỚ MÊNH MANG 22

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chiều

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Xuân Diệu » Thơ thơ (1938)

Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...

Lá hồng rơi lặng ngõ thôn,
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
- Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...


 
Ảo Ảnh - NGỌC LAN
 
ƯỚT MI.ca sĩ ngọc lan

Chuyện đời cố ca sĩ Ngọc Lan qua lời kể nhạc sĩ 'Anh thì không'

31 Thanh Niên Online
Ngọc Lan được xem là ca sĩ thành công nhất khi thể hiện ca khúc nhạc Pháp đình đám Anh thì không (Toi Jamais). Bài hát được nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng chuyển ngữ vào khoảng thập niên 1980.
Ca sĩ Ngọc Lan ra đi khi ở tuổi sung mãn của sự nghiệp
Cuộc đời đầy nước mắt của ca sĩ Ngọc Lan đến giờ vẫn luôn là một ẩn số với nhiều người. Chị sống một cuộc đời khép kín từ những ngày đặt chân đến Mỹ sau đó thành danh ca nổi tiếng, rồi bệnh tật, sống ẩn mình cho đến ngày vĩnh viễn ra đi.
Một trong số những người Ngọc Lan kính trọng, lúc sinh thời chị vẫn thường nhắc đến như người anh, người bạn lớn bởi có duyên sáng tác, thực hiện những album nhạc cho chị là nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng (tác giả Anh thì không và hơn 100 ca khúc nhạc ngoại lời Việt).
Câu chuyện của Ngọc Lan được ông nhớ lại khi tình cờ những ca khúc nhạc ngoại, lời Việt của ông được các ca sĩ trong nước thể hiện gần đây.
“Ngọc Lan vốn mê hát cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp. Do đó khi Trung tâm Mây Production tại Mỹ muốn tôi chuyển ngữ một bài hát riêng cho Ngọc Lan thể hiện tôi đã viết Anh thì không. Khi cầm ca khúc trên tay cô rất xúc động lẫn vui mừng vì được hát cả hai ngôn ngữ mình đam mê là tiếng Việt và tiếng Pháp”, nhạc sĩ nhớ lại.
Nhắc đến Ngọc Lan, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng xúc động kể về những ca khúc chuyển ngữ ông viết mà chị thể hiện thành công như Chuyện phim buồn (Sad movies), Đời ca sĩ (nhạc Hoa), Em đẹp như mơ (Elle Etait Si Jolie), Dòng sông tuổi nhỏ (La-Maritza)
Có bài ông chuyển ngữ từ chính câu chuyện tình buồn của Ngọc Lan Nụ hôn dưới mưa (nhạc Nhật), Đời nghệ sĩ (nhạc Hoa). Chị cũng từng phát hành một album nhạc chuyển ngữ của ông.
Chuyện đời cố ca sĩ Ngọc Lan qua lời kể nhạc sĩ 'Anh thì không' - ảnh 1
Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng thời sáng tác Anh thì không
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Về cuộc đời đầy khổ đau của Ngọc Lan, nhạc sĩ là người từng chứng kiến bao lần chị khóc. Ông kể: "Thuở còn đi hát trong ban nhạc thánh ca của nhà thờ Hạnh Thông Tây (Sài Gòn), Ngọc Lan có một tình yêu tuyệt đẹp cùng anh sinh viên y khoa năm 2. Tưởng rằng câu chuyện tình ấy sẽ bền lâu và đẹp mãi, nhưng không, nó đẫm nước mắt, buồn đau và quá nhiều chuyện thầm kín mà giờ nhạc sĩ không muốn nhắc lại. Chỉ biết rằng mối tình thơ mộng ấy đã tan vỡ sau thời gian hai người đến Mỹ định cư. Ngọc Lan thời điểm đau khổ chia tay người yêu đã đi hát ở những quán cà phê tại Mỹ, hát cùng ban nhạc có ca sĩ Don Hồ tham gia".
“Ngày xưa cô chưa nổi tiếng lắm, chỉ từ đầu thập niên 1990 Ngọc Lan mới vượt lên đỉnh cao. Đài truyền hình Mỹ lúc này đã phỏng vấn cô nên càng nổi tiếng hơn. Lúc đó Lan nói với tôi rằng mình hát tình ca như một cách cầu nguyện cho cuộc đời và cho chính bản thân. Mỗi khi cô vào phòng thu, chưa cất lên tiếng hát là đã khóc. Những ca khúc cô hát quá đúng với cuộc đời, tâm trạng thật của mình nên luôn rơi lệ. Lên sân khấu cô cũng buồn là thế. Cô ấy hát, xử lý bài cực kỳ thông minh. Hát bằng cả tấm lòng và đặt hết tấm lòng mình vào. Tôi hay đùa với cô, chắc em hát cả ngàn bài cũng không mệt. Bởi cô hát như kể chuyện, rất nhẹ nhàng, thủ thỉ. Lan là người chuyên hát thánh ca tại nhà thờ”, nhạc sĩ trầm tư nhớ lại.
Chuyện đời cố ca sĩ Ngọc Lan qua lời kể nhạc sĩ 'Anh thì không' - ảnh 2
Ca sĩ Ngọc Lan (trái) và Như Mai với album Tình ca sĩ của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng Ảnh: TL
Khi muốn đổi lời hay chỉnh lời bài hát của nhạc sĩ chị đều đến nhà xin phép ông. “Cô vẫn hay mở đầu bằng câu: "Anh có thể cho em đổi lời phần này được không?". Tôi bảo, em cứ hát cho anh nghe đoạn đó có hay hơn không, nếu hay anh cho phép đổi ngay. Cô cũng kể thật thi thoảng nếu hát nhạc chuyển ngữ tiếng Việt mà nhanh quá thường hay cắn vào lưỡi. Cả Ngọc Lan, Kiều Nga đều thích hát nhạc Pháp. Có lúc cô đùa là hát tiếng Pháp ít cắn lưỡi hơn”, nhạc sĩ kể.
Cũng không nhiều người biết Ngọc Lan không học chuyên trường Tây (như nhiều ca sĩ cùng thời), nhưng chị là ca sĩ có năng khiếu hát tiếng Pháp chuẩn. Song, cuộc đời chị đúng là quá bi ai. Sau khi nổi tiếng không bao lâu chị bị vướng căn bệnh có khối u trong não, mắt chị dần mờ đi cho đến ngày mất. Chị còn bị căn bệnh tiểu đường hành hạ nên rất hiếm khi lên sân khấu vì phải mang những dụng cụ y khoa hỗ trợ bên mình. Một cuộc sống nhiều khổ đau cho đến ngày vĩnh viễn ra đi.
Ca sĩ Ngọc Lan tên thật Lê Thanh Lan (sinh ngày 28.12.1956 tại Nha Trang, Khánh Hòa). Chị định cư tại Mỹ vào đầu thập niên 1980. Giọng hát Ngọc Lan được ví như sương mong manh, trầm buồn như chính cuộc đời chị. Khi đang trên đỉnh vinh quang tại Mỹ, chị lâm bệnh nặng và sau đó mất vào ngày 6.3.2001 tại một bệnh viện ở California, Mỹ lúc 44 tuổi. Chị được nhận xét là một danh ca tài, sắc vẹn toàn, một ca sĩ “hồng nhan bạc mệnh” đến giờ vẫn làm quá nhiều người tiếc thương khi nhắc đến tên chị.

  
Như cánh vạc bay (Trịnh Công Sơn) - Ngọc Lan
                                                   Xin thời gian ngừng trôi Ngọc Lan
Câu chuyện tình yêu
& Như cánh vạc bay

***
Những năm 70, những tình khúc của Trịnh Công Sơn như một cơn gió mát thổi qua những tâm hồn và trái tim đang hy vọng và khát khao yêu thương một đời sống thanh bình của tương lai cho quê hương. Như những dòng suối mát ngọt ngào, những bản tình ca của Trịnh Công Sơn là niềm tin và chỗ dựa cho tình yêu và tuổi trẻ.
Như hai mặt của một cuộc đời, ngoài kia là đau thương khói lửa, bên trong là những bơ vơ, toan tính… chỉ có âm nhạc là dòng chảy đi giữa và làm mát dịu tâm hồn, trái tim.
Ca khúc Như cánh vạc bay* qua sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn** như những lời hát tình yêu cô đơn của một nghệ sĩ dâng tặng cho đời. Để trở thành hàng ngàn hàng triệu cơn gió mát, hàng ngàn hàng triệu dòng suối mát, hàng ngàn hàng triệu cơn sóng biển… cuốn đi những tầm thường và toan tính nhỏ nhoi…vv
Chỉ có những ai sống về đêm, giống như sống cuộc đời của loài chim ăn đêm. Như những cánh vạc trong sương gió và đêm tối của một tình yêu đêm đêm, và sẽ cảm thấy gần gũi với những thông điệp mà Trịnh Công Sơn gởi vào bài hát.
Có bao giờ bạn đi trên những chuyến xe đêm, đến một nơi xa vắng nào đó, nghe văng vẳng tiếng hát của những tình khúc của Trịnh Công Sơn. Rồi khi nghe đến bài hát Như cánh vạc bay, bạn thấy lòng mình như chùng lại. Nhớ về người em gái có đôi môi hồng như nắng có đôi mắt buồn như những chiều mưa. Người con gái có mái tóc với những sợi nhỏ, như những làn sóng lênh đênh trên mặt hồ, với những vòng tròn sóng lan xa dần của cuộc đời,
“Nắng có hồng bằng đôi môi em. Mưa có buồn bằng đôi mắt em. Tóc em từng sợi nhỏ. Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh…”***
Có bao giờ bạn nằm ở đâu đó trên những vùng biên giới, hải đảo xa xôi. Đi trên những con đường đất đỏ mịt mù, với những cơn gió khô khốc. Qua những cánh rừng xanh thăm thẳm và những cơn mưa rừng già. Nghe những tiếng sấm vang vọng ầm ì từ nơi nào đó, và thấy lòng mình tự tình một chút âm thầm với gió đùa trên tóc người em gái, như những bóng mát của những áng mây nằm yên ngoan hiền trên vai. Người em gái có bờ vai gầy guộc nhỏ như cánh vạc xa xôi,
“Gió sẽ mừng vì tóc em bay. Cho mây hờn ngủ quên trên vai. Vai em gầy guộc nhỏ. Như cánh vạc về chốn xa xôi…”***
Những người tuổi trẻ và cả những người lớn đều yêu thích ca khúc Như cánh vạc bay. Như là chính họ, những cánh vạc sống trong đêm tối mịt mù. Hay người thiếu nữ với dáng vẻ mình hạc sương mai có bờ vai gầy guộc như cánh vạc xa xăm.
Trịnh Công Sơn hẳn đã không quên những đêm tối ở Huế, bên bờ sông Hương, Gia Hội, Đập Đá, Vĩ Dạ, Cồn Hến hay Bao Vinh…vv Những con đò, thuyền của các vạn đò ở Huế, hình ảnh và tiếng kêu của loài chim vạc trong đêm và hình ảnh những thiếu nữ ngày ngày đến trường bên bờ sông Hương của ngôi trường Quốc học Huế.
Làm phảng phất nhớ lại một bài thơ của nhà thơ Trần Tế Xương năm nào,
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
….
(Trích lời bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương (1870-1907)
Trịnh Công Sơn đã phiêu du khắp những vùng đất miền Trung, Với Huế và Quy Nhơn là hai nơi anh để lại nhiều kỷ niệm trước khi vào Sài Gòn. Nói đến tình yêu là nói đến những dòng suối mát, có lẽ chàng nghệ sĩ đã ghen thầm với những dòng suối mát khi nàng đặt chân xuống để cảm nhận và yêu thương. Chàng nói rằng lá hát trên suốt con đường nàng đi qua. Lá reo vui và rơi trên tóc nàng, vai nàng. Lá được nàng nhặt lên, và nằm im ngủ ngoan hiền trên bàn tay thơm tho của nàng. Rồi khi những chiếc lá khô như bởi lá khô vì đợi chờ cho một đời người không thấy tương lai,
“…Suối đón từng bàn chân em qua. Lá hát từ bàn tay thơm tho. Lá khô vì đợi chờ. Cũng như đời người mãi âm u…”***
Hãy nghe lại giai điệu nồng nàn của bài hát Như cánh vạc bay, với tiếng đàn guitar và giọng hát Khánh Ly da diết.
Như cánh vạc bay
“Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh
Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi
Nắng có còn hờn ghen môi em
Mưa có còn buồn trong mắt em
Từ lúc đưa em về
Là biết xa nghìn trùng
Suối đón từng bàn chân em qua
Lá hát từ bàn tay thơm tho
Lá khô vì đợi chờ
Cũng như đời người mãi âm u
Nơi em về ngày vui không em
Nơi em về trời xanh không em
Ta nghe từng giọt lệ
Rớt xuống thành hồ nước long lanh.
(Lời bài hát Như cánh vạc bay)
Rỉ rả những nốt chạc chậm rãi nhẹ nhàng thủ thỉ. Các phiên khúc như những lời hát yêu thương đi từ từ vào lòng người. Cho đến đoạn điệp khúc, bài hát chuyển từ âm giai thứ sang âm giai trưởng (Em sang E) như một lời tự tình, một lời chúc cuối cùng thương yêu và mơ ước gởi đến cho một tình yêu vừa bay khỏi tầm tay,
“…Nắng có còn hờn ghen môi em. Mưa có còn buồn trong mắt em. Từ lúc đưa em về. Là biết xa nghìn trùng…”***
Điệp khúc nhắc lại hai câu đầu của phiên khúc 1, “Nắng có còn hờn ghen môi em. Mưa có buồn trong mắt em”*** để nói đến thân phận con người, một chút những hoài nghi, một chút những ảo tưởng và thất vọng. Đó có phải là mặt trái mà Trịnh Công Sơn muốn nói đến, của kiếp loài chim vạc,
”Từ lúc đưa em về. Là biết xa nghìn trùng.”***
Một chút yếm thế ít thấy trong những tư tưởng của Trịnh Công Sơn, hay đó là motif của dòng nghệ thuật lãng mạn, “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”
Có lẽ không phải vậy, vì người em gái trong ca khúc của Trịnh Công Sơn thật đẹp. Nàng khiến cho nắng, cho mưa, cho gió, cho mây… không thể so sánh với nàng. Nàng là hiện thân của người con gái Việt Nam da vàng, chịu đựng và sống âm thầm lặng lẽ. Như cuộc đời một loài chim vạc, vì chồng vì con, vì gia đình, vì chính thân phận mình đã tự quyết định cho chính cuộc đời nàng…vv
Người thiếu nữ như cánh vạc về chốn xa xôi, không hề có chút bình yên nào trong cuộc đời. Khi mà đất nước khi ấy còn vang tiếng súng, khi bao cuộc đời chưa có ngày bình yên. Cuộc đời nàng có được bao nhiêu niềm vui. Bầu trời có xanh như mọi ngày, và nàng có nén được dòng nước mắt,
“…Nơi em về ngày vui không em. Nơi em về trời xanh không em. Ta nghe từng giọt lệ. Rớt xuống thành hồ nước long lanh…”***
Một bài hát có một cuộc đời của nó, có một thân phận như thân phận của con người. Như cánh vạc bay không quá cao siêu nhưng những tình khác của Trịnh Công Sơn. Không quá lãng mạn và đẹp như tranh vẽ. Không quá nồng nàn sâu lắng và hiện thực.
Như cánh vạc bay là tình ca của những ấp ủ, những chất chứa và những gì rất thật của cuộc đời tình yêu của một con người bình thường.
Như cánh vạc bay như một giấc mơ tình yêu, để hy vọng và mang theo trong cuộc sống. Sống và để nhớ, để yêu thương và mang theo. Đó là những gì còn lại khi nghe Như cánh vạc bay.
***
Một buổi sáng mùa thu, Seattle, WA
HoaDung Cecilia Tran 09/28/2017
***********************************
*Như cánh vạc bay: Ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn những năm 1970.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Ban Mê Thuột (Nguyên quán Thừa Thiên Huế), và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại TP.HCM. Hoạt động từ năm 1958 đến 2001. Ông để lại một di sản nhiều ca khúc giá trị như Ướt mi, Diễm xưa, Biển nhớ, Nối vòng tay lớn, Như cánh vạc bay, Một cõi đi về…vv và là một trong các nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn của nền âm nhạc Việt.
*** Một đoạn lời bài hát.
**** Ghi chú: Chim Vạc: (tên khoa học Nycticorax nycticorax) là một loài chim thuộc họ Diệc. Chim vạc kiếm ăn vào ban đêm, khác với loài cò vào ban ngày.
(Nguồn: Wikipedia, YouTube, Google)
*****
Ca khúc : Như cánh vạc bay
Trình bày : Khánh Ly
https://youtu.be/xKk-6zHsmS8
*****

 
Ngan nam van doi _ NGOC LAN
 
NGỌC LAN - Bản Tình Cuối
  
NGỌC LAN - Nửa Hồn Thương Đau

Đau đớn vì bị phụ bạc, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã viết 'Nửa hồn thương đau'

TPO - Trong làng nhạc miền Nam trước năm 1975, rất nhiều người biết đến nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Hội trùng dương, Đôi mắt người Sơn Tây, Đón xuân, Mộng dưới hoa, Xóm đêm, Ly rượu mừng, Lá thư người chiến sỹ, Được mùa... Nhưng Phạm Đình Chương còn nổi tiếng bởi câu chuyện tình buồn của ông mà sau đó ông đã viết lên nhạc phẩm để đời: Nửa hồn thương đau.
Đau đớn vì bị phụ bạc, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã viết 'Nửa hồn thương đau'
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 – 1991), quê quán Hà Nội là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến và là một tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Ngoài ra ông còn là một ca sĩ có tiếng với nghệ danh Hoài Bắc. Bắt đầu sáng tác khi 18 tuổi, phần nhiều những nhạc phẩm của Phạm Đình Chương được xếp vào dòng nhạc tiền chiến bởi mang phong cách trữ tình lãng mạn. Năm 1951 ông và gia đình di cư vào Nam và cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. 
Đau đớn vì bị phụ bạc, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã viết 'Nửa hồn thương đau' - ảnh 1 Ban hợp ca Thăng Long với 4 anh em nhà Phạm Đình Chương
Người vợ đầu của Phạm Đình Chương là ca sỹ - diễn viên Khánh Ngọc. Cả 2 đã từng là một cặp đôi đẹp khiến nhiều người ngưỡng mộ. Phạm Đình Chương từng sáng tác khá nhiều bài tặng Khánh Ngọc, và cũng chính giọng hát của bà lại đưa các nhạc phẩm của Phạm Đình Chương thăng hoa, đến gần hơn với công chúng. 
Đau đớn vì bị phụ bạc, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã viết 'Nửa hồn thương đau' - ảnh 2 Phạm Đình Chương và Khánh Ngọc 
Nhưng rồi một biến cố lớn xảy ra khi Phạm Đình Chương phát hiện ra câu chuyện tình cảm giữa vợ mình và nhạc sĩ Phạm Duy (Phạm Duy là chồng của ca sỹ Thái Hằng - chị gái Phạm Đình Chương), ông đã rất đau khổ và day dứt. Đau khổ vì là người ở giữa, bị giằng xé, phản bội trong cuộc tình của hai người thân trong gia đình. Nếu bỏ qua và tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân thì cũng không được vì là người trong nhà. Nếu chia tay thì đau khổ mà ở lại thì còn đau khổ hơn. Và cuối cùng, ông chọn cách chia tay.  
Đau đớn vì bị phụ bạc, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã viết 'Nửa hồn thương đau' - ảnh 3 Phạm Đình Chương một thời chìm trong đau khổ 
Ca khúc Nửa hồn thương đau được Phạm Đình Chương viết trong giai đoạn này, khi ông chìm trong đau khổ. Pham Đình Chương đã lựa chọn 2 câu thơ cuối của Thanh Tâm Tuyền để phổ nhạc với những ca từ đầy bi quan cuộc đời: “Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa- Cho tôi về đường cũ nên thơ-Cho tôi gặp người xưa ước mơ- Hay chỉ là giấc mơ thôi -Nghe tình đang chết trong tôi- Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời...
Đau đớn vì bị phụ bạc, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã viết 'Nửa hồn thương đau' - ảnh 4 Bản in ca khúc "Nửa hồn thương đau"
Theo ca sỹ Phương Dung, sau khi phát hiện vợ ngoại tình với chính anh rể, nhạc sĩ Phạm Đình Chương bị giằng xé trong muôn vàn nỗi đau. Nhạc sỹ đã chấp nhận ly hôn, cuộc đời ông sau đó chìm vào men rượu tưởng chừng không cứu vãn nổi. Nhưng sau thời gian hơn 10 năm chìm đắm trong men rượu để quên đi cuộc hôn nhân bất hạnh đầu tiên, đã có một người phụ nữ xuất hiện và cứu vãn cuộc đời tưởng như bỏ đi của nhạc sỹ. Đó là người phụ nữ tên là Mỹ.
Ca sỹ Phương Dung kể: “Đó là một người đàn bà đẹp và chấp nhận ở đằng sau hỗ trợ Phạm Đình Chương. Tôi luôn thán phục chị bởi chị là người đã rất can đảm đi vào cuộc đời của một người tưởng chừng đã đau khổ, buông xuôi hết và an ủi anh cho đến cuối cùng. Nhờ “tái sinh” trong cuộc hôn nhân này mà sau Phạm Đình Chương tiếp tục sáng tác và có được một gia tài âm nhạc đồ sộ như sau này chúng ta thấy” .
Nghe ca khúc Nửa hồn thương đau do cố ca sỹ Ngọc Lan trình bày (Nguồn Youtobe) 
Sau 1975, nhạc Sỹ Phạm Đình Chương và vợ định cư tại Mỹ. Người vợ mới đã gắn bó với nhạc sỹ cho tới ngày Phạm Đình Chương qua đời ngày 22/8/1991 tại Cali. Còn người vợ cũ của ông hiện ngoài 80. Sau khi ly dị một thời gian, bà đã kết hôn với một luật sư và có thêm con. Hiện bà cũng sang Mỹ sống cùng người con chung của hai người là Phạm Thành. 
Cuộc đời của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sẽ được giới thiệu trong show "Chân dung cuộc tình" chủ đề Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, phát sóng vào lúc 21 giờ thứ năm ngày 19/12 trên kênh THVL1.
Chương trình cũng đưa khán giả đến với những ca khúc gắn bó với tên tuổi nhạc sĩ như: Mộng dưới hoa, Xóm đêm, Ly rượu mừng, Đôi mắt người Sơn Tây, Đón xuân, Nửa hồn thương đau, Tiếng dân chài… qua sự thể hiện của các nghệ sĩ như: Họa Mi, Chung Tử Lưu, Nam Cường, Hà Thúy Anh, Thúy Huyền, Minh Sang, Duyên Quỳnh, Trương Diễm, Trọng Khương, Triệu Lộc….

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH