TT&HĐ I - 9/b

 
 
Khí công trong Chu Dịch - sách Bí Ẩn Bát Quái

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI

-"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại."
Bleiste

-"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước"
Napoleon.

-"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo:
nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch"
Mark Twain

-“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
Vidhusekharsastri

-"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
Albert Einstein

-"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó và sám hối cho chúng".
Aleksandr Solzhenitsyn

-"Đất nước nào cũng có những thời kỳ khi tiếng ồn ào và sự trơ trẽn trôi theo dòng giá trị; và đặc biệt trong những biến động lớn, tiếng kêu la của những kẻ vụ lợi và bè phái thường bị nhận nhầm là lòng yêu nước".
Alexander Hamilton

-"Anh có thể rứt bỏ con người khỏi xứ sở họ, nhưng anh không bao giờ có thể rứt bỏ được xứ sở nơi lòng người"
John Don Passos





(Tiếp theo)



Chắc rằng Lão Tử là người đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, trên cơ sở tiếp thu những ý niệm có tính hợp lý nhưng còn rời rạc, tản mạn về thực tại khách quan của trước và đương thời, đã "bừng ngộ", xuất thần cảm thức được một cách cực kỳ sâu sắc tính hiển hiện muôn màu muôn vẻ và biến hóa phi thường, vừa mặc định chí lý, vừa hư ảo bất tường của Tự Nhiên Tồn Tại, từ đó mà xây dựng nên một triết thuyết hoàn chỉnh (dù còn sơ khai, mới được trình bày dưới dạng giống như một "luận cương"), về đại thể là đúng đắn, trở thành bất hủ, gọi là "Đạo Đức Kinh". 

Chính Lão Tử chỉ ra đại ý rằng Đạo lý của ông rất dễ hiểu, rất dễ thực hiện theo, thế mà trong thiên hạ rất hiếm người hiểu được, làm theo được. Vì sao lại có sự trái khoáy đó? Vì đơn giản là hiếm người biết (!) được như Lão Tử biết cái mà chính ông cũng "không biết nó là cái gì" (!), không thể đặt tên một cách đích xác, đành "tạm gọi là Đạo vậy", cái mà Đạo lý của ông là kết quả suy ra từ sự thể hiện phi thường của nó, vừa thực thể vừa ảo tượng, vô tình mà cũng hữu lý, không làm gì mà lại làm tất cả, là cả hai mà cũng không phải cả hai, nói chung là không thể suy lý, bàn luận một cách dứt khoát, tường minh về nó được và chỉ có thể tiếp cận được nó bằng cách trực tiếp trên con đường chiêm nghiệm cảm thức tâm linh.

 Dù chưa rõ ràng, minh định thì trong "Đạo Đức Kinh" cũng bàng bạc ý tứ ám chỉ đến định hướng nhận thức đó. Nhưng muốn đi trên con đường như thế để đến với Đạo, thấm nhuần Đạo lý mà biết sống hòa đồng với Đạo, vui với Đạo, thì hành động đầu tiên và duy trì xuyên suốt quá trình là tu thân-luyện tâm. Cái bản năng đòi hỏi thỏa mãn đói khát, dục tính có tính thụ động, tạm thời, chừng mực ở loài vật bị tư duy trừu tượng kích hoạt thành cái ý chí đòi hỏi thỏa mãn thèm thuồng dục vọng có tính chủ động, thường trực tâm can, vô độ ở con người. Chính cái ý chí có cội rễ bản năng và tồn tại gắn liền với sự thôi thúc bản năng ấy, nghĩa là chính cái trí khôn bị giam hãm trong trình độ nhận thức còn thiển cận, bị khống chế bởi "cái tôi" luôn hướng về lạc thú, chứ không phải cái gì khác đã đóng vai trò quyết định làm cho con người ta "lưu lạc" trong cõi mê lầm (vô minh), tương tự như kẻ mộng du nhưng vẫn tưởng mình đang tỉnh thức, gây ra đủ mọi tác nhân cản trở, ngăn chặn con người ta đến với Đạo, tự nguyện vui sống theo Đạo lý, đồng nghĩa là sống hòa hợp theo tự nhiên (và như thế, cũng tự nhiên đạt đến chí đức!). 

Và để tiêu trừ, khắc phục những khống chế ấy thì không còn cách nào khác, tiên quyết là phải tu thân-luyện tâm nhằm tăng cường trí lực, đạt đến thông tuệ mà giải thoát khỏi vô minh. Đây là lời Lão Tử: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri. Tắc kỳ đoài, bế kỳ môn, tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Thị vị huyền đồng", (Người biết (Đạo) thì không nói (về Đạo), người nói là người không biết (Đạo). Ngăn hết các lối (tai, mắt, mũi, miệng, có thể hiểu là cô lập, tránh tác động của ngoại cảnh, hướng nội), đóng hết các cửa (nghĩa là bỏ tư tâm, dứt dục vọng), không để lộ sự tinh nhuệ ra (tĩnh tâm, không vọng động,), gỡ những rối loạn (loại bỏ tạp niệm, định thần), thu lại ánh sáng (giữ gìn, bảo toàn chân khí?), hòa hợp với trần tục (bình thản, như nhiên). Được như vậy là "huyền đồng" (là đã siêu thoát, giác ngộ Đạo, thấu tỏ Đức Huyền Diệu)). Nhấn mạnh, lời nói này lập tức làm chúng ta liên tưởng đến cái yếu lĩnh bao trùm và cơ bản nhất của thực hành Khí Công ngày nay: "Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp Đạo"!!!

Qua đó, chúng ta đưa ra phán đoán rằng, cũng chính Lão Tử là người đầu tiên nêu lên ý tưởng tu thân-luyện tâm nhằm đạt đến trạng thái tinh thần giác ngộ được Đạo và thấu tỏ Đạo lý. Ý tưởng đó phát triển dần đạt mức hoàn chỉnh như một luận thuyết tương đối độc lập, thành cẩm nang gồm bảy bước rèn luyện nội tâm, tồn tại dưới dạng Bản kinh Âm Phù lưu trong thiên cổ kỳ thư "Quỉ Cốc Tử" mà chúng ta đã giới thiệu khái lược. 

Trên tinh thần của Bản kinh Âm Phù (cũng có thể là ngay từ trong giai đoạn hình thành sơ khai của nó) các hiền triết phái Đạo Gia thời Xuân Thu-Chiến Quốc đã sáng tạo thêm một phương thức tu thân-luyện tâm mới có tính đặc thù, "giành riêng" cho tu tập tinh thần (nội tâm) với chủ đích thực hành đạt đến trí huệ siêu linh nhằm trực tiếp (không qua suy lý!) nhận biết Đạo, mà về sau này được gọi là "Thiền (định)" (?)! Về cái biết trực giác không qua suy luận, ngay Liệt Tử đã đề cập đến, ông nói: "Cơ thể hòa hợp với tâm, tâm hòa hợp với khí, khí hòa hợp với thần, thần hòa hợp với cái "vô" mà hễ có một hình thể rất nhỏ nào xuất hiện, một thanh âm rất nhỏ nào thoảng qua, dù ở xa hay gần, tôi cũng biết liền. Nhưng tôi không hiểu là do cảm giác của ngũ quan hay của các bộ phận khác trong người, chỉ biết rằng cái biết đó tự nhiên phát ra vậy thôi". Sau này, Trang Tử cũng nói: "Đừng suy luận gì hết sẽ thấy được Đạo", "Cái cảnh giới tối cao của Đạo (...), ngôn ngữ và suy tư đều không thể "chở" nó được. Không nói gì cả, cũng không trầm tư (nghĩ suy có chủ đích), đó là cái mức độ tối cao của nghị luận", vì nói chung "Những cái gì nối tiếp nhau đều có thứ tự, những cái gì biến chuyển đều theo một luật, hễ tới cùng thì quay trở lại (cùng tắc phản), hết rồi thì lại bắt đầu. Đó là hiện tượng chung của vạn vật. Nhưng lời nói, trí tuệ chỉ diễn đạt được bề ngoài của vạn vật thôi. Người đạt Đạo không tìm chung cục, không trở lui về nguyên thủy của vạn vật, vì cái đó vượt ra ngoài sự nghị luận".

Trong câu nói trên của Trang Tử, dù còn mờ nhạt, đã ám chỉ đến một biểu hiện thuộc hàng cơ bản nhất về vận động của Tự Nhiên, đó là hiện tượng nhân-quả. Nguyên lý nhân-quả là nguyên lý mang tính phổ quát toàn Vũ Trụ cho nên tiến trình vận động của xã hội loài người, cả về vật chất lẫn tinh thần, cũng phải tuân thủ tuyệt đối nguyên lý này. Nói cách khác và nói riêng, mọi kết quả xuất hiện trong xã hội đều phải có một lịch sử hình thành. Như vậy, Bản kinh Âm Phù, với Thiền là bộ phận tương đối độc lập của nó, hơn nữa là cả cái ý tưởng ban đầu xây dựng nên chúng, không thể "đùng một cái" hiện ra từ Hư Vô được, mà chỉ có thể là thành quả của (một hay nhiều) quá trình tạo tác mang tính kế thừa và sáng tạo xảy ra trong không gian và thời gian. Vậy thì Bản kinh Âm Phù hình thành trên nền tảng nào?

Ngày nay, bất cứ ai, chỉ cần tìm hiểu ở mức khái lược thôi cũng biết, khí công, dù tồn tại một cách rất đa dạng dưới lớp áo mang màu sắc của nhiều môn phái khác nhau, thể hiện ra với vô vàn cách thức, chiêu pháp cụ thể, thì chung qui lại, đều phải tuân thủ duy nhất cái yếu lĩnh mà chúng ta đã nêu ra ở trên. 
Nếu cái yếu lĩnh ấy, đúng như chúng ta đã "ngấm ngầm" dẫn dụ, được Đạo Gia phái thời Xuân Thu-Chiến Quốc nêu ra lần đầu tiên trên bàn tròn học thuật, thì có thể quyết đoán rằng Bản kinh Âm Phù chính là trước tác lý luận đầu tiên về khí công và thực hành khí công, hay nói cách khác, là khí công thủy tổ của mọi môn phái, mọi phương pháp khí công sau này, mà trong đó tất nhiên có cả thiền. (Đại khái, trong thiền học của Phật Giáo, thiền chỉ (tạm) được hiểu là trạng thái siêu việt của tinh thần. Tinh thần hoạt động nhận thức trong trạng thái ấy sẽ nhận chân được thực tại khách quan như nó vốn dĩ, và gọi là "thiền ngộ". Theo chúng ta, thiền còn có nghĩa thứ hai nữa là "hành thiền" và tạm hiểu thiền là một phương pháp khí công đặc thù, chuyên chú tu tâm nhằm đạt đến trạng thái tâm linh siêu việt mà "thiền ngộ" thực tại. Ở đây, chúng ta "dùng" thiền chủ yếu theo nghĩa thứ hai).

Lục lọi trên mạng, chúng ta tìm được bài này:

"Lịch sử Khí công và môn Khí công phổ biến nhất thế giới




Lịch sử khí công và môn khí công phổ biến nhất trong lịch sử khí công Trung Quốc – Phim Tài liệu được sản xuất bởi kênh truyền thông NTDTV Canada.
Trên thế giới, tại sâu bên trong sinh mệnh người Trung Quốc có một liên hệ rất tự nhiên với tu luyện. Loại liên hệ này không hoàn toàn giống với sự sùng Đạo và kính sợ của hình thức Tôn giáo, nó khởi nguồn từ tự nhiên và do văn hóa truyền thống 5000 năm Trung Hoa làm tải thể.
Khí công có nguồn gốc cực kỳ xa xưa, trước đây được gọi là “tu luyện”, được biết đến tại Trung Quốc và phổ biến thành phong trào vào thập niên 80. Với hơn 2400 môn công pháp, hàng triệu người Trung Quốc đủ mọi ngành nghề đã tham gia tập luyện tại các nơi công cộng và công viên. Không thuộc Đạo gia thì thường sẽ thuộc Phật gia. Khí công có thể trị bệnh, khí công có các động tác chậm rãi hoặc bất động, luyện khí công có thể xuất hiện công năng,… đó là những điều mà người Trung Quốc quen thuộc đến nỗi thuộc lòng. Ngoài khí công Đạo gia, Phật gia, còn có khí công của Kỳ Môn công pháp. Các môn khí công chịu sự quản lý của Hiệp hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc, hiệp hội dùng khoa học phương Tây để nghiên cứu khí công, nhiều giáo sư có thâm niên kết luận rằng khí công là “khoa học duy tượng” – Là khoa học nghiên cứu về thân thể người, “duy tượng” tức là có hiện tượng xảy ra nhưng không lý giải được.
Pháp Luân Đại Pháp đang ở cõi người.
Gần hay xa đều là Duyên Phận!".


Và bài này nữa:

"Giới thiệu

 
 



Nguyên ngữ “Thiền” vốn phát xuất từ âm dịch tiếng Trung Quốc Thiền Na của tiếng Sanskrit dhyāna. Từ này có nghĩa là minh tưởng(trầm tư, tư khảo, tĩnh lự) từ xưa trong Phật giáo đã không có sự phân biệt giữa yoga (du già), nguyên lai nó có nghĩa là tinh thần thống nhất trong Bà-la-môn giáo, nhưng sau này được đưa vào Phật giáo cũng như samādhi, và hầu như được dùng với nghĩa như nhau. Từ ý dịch là “định”, từ “thiền định” thường được dùng đến.

Như vậy “Thiền” hay “định” vốn có nguốn gốc từ Ấn Độ và chúng tôi nói lên sự thể nghiệm tâm linh cao độ. Sự thể nghiệm ấy đã mang lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng ngay từ khi Phật giáo xuất hiện. Tỷ dụ như đức Cù Đàm Tất Đạt Đa được xem là người đã từng khai ngộ nhờ Thiền định .

Tuy nhiên vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là cho dù Thiền Định vốn phát xuất từ Ấn Độ, vẫn được tổ chức hoàn toàn mới mẻ nhờ tính sáng tạo táo bạo độc đáo có xuất xứ từ tính dân tộc của Trung Quốc khi nó được truyền vào đất nước này; từ đó,  nó tạo ảnh hưởng thật to lớn với toàn bộ khu vực Đông Á. Cho nên, Thiền còn có ý nghĩa là một cuộc vận động tư tưởng hùng vĩ.

Như vậy “Thiền” hay “định” vốn có nguốn gốc từ Ấn Độ và chúng tôi nói lên sự thể nghiệm tâm linh cao độ. Sự thể nghiệm ấy đã mang lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng ngay từ khi Phật giáo xuất hiện. Tỷ dụ như đức Cù Đàm Tất Đạt Sa được xem là người đã từng khai ngộ nhờ Thiền định .

Tuy nhiên vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là cho dù Thiền Định vốn phát xuất từ Ấn Độ, vẫn được tổ chức hoàn toàn mới mẻ nhờ tính sáng tạo táo bạo độc đáo có xuất xứ từ tính dân tộc của Trung Quốc khi nó được truyền vào đất nước này; từ đó,  nó tạo ảnh hưởng thật to lớn với toàn bộ khu vực Đông Á. Cho nên, Thiền còn có ý nghĩa là một cuộc vận động tư tưởng hùng vĩ.

Ngay từ đầu qua tập sách này, trong giới hạn khách quan có thể. Tôi muốn thuật lại tổng thể về “ Thiền” vốn có nội dung vô vàn phong phú và độc đáo như vậy. Hẳn nhiên, đó không phải là chuyện dễ dàng tí nào. Chính vì lẽ đó, không phải chỉ lý giải sâu xa về “Thiền”, mà cần phải có tri thức trên phạm vi rộng lớn về tư tưởng, lịch sử cũng như văn hóa Đông Á, phải  nhận thức được tình trạng xã hội lúc bấy giờ và có cái nhìn mang tính triết học để rút tỉa ra những vấn đề chính yếu.

Với nhan đề “ Lịch  Sử Thiền Học”, nội dung của tập sách này là lịch sử tư tưởng . Trong khi chấp bút thường xuyên sự quan tâm của tôi là vấn đề mỗi một vị Thiền tông cũng như giáo đoàn Thiền tông đã hình thành nên tư tưởng như thế nào trong bối cảnh xã hội. Chính vì lẽ đó, khởi đầu của tập sách, trước khi đề cập đến “Thiền”, tôi phải lấy hình thức giải thích rõ tình hình xã hội đương thời. Về điểm này, việc các Thiền tông, cũng như nhà tông học biết về lịch sử Thiền để xác chứng  tác phẩm “Lịch Sử Thiền Tông” do các nhà lịch sử học viết với trung tâm lịch sử giáo đoàn, cũng hoàn toàn khác về tính cách với tập sách này. Tại Nhật Bản, sách viết hoàn toàn về tư tưởng Thiền không nhiều, sách tường thuật bao quát lịch sử Thiền học của Trung Quốc , Nhật Bản và hiện tại thì e rằng chỉ có tác phẩm này được xem là đầu tiên mà thôi.

Như vậy tập sách này có nội dung đặc sắc so với các tác phẩm khác và tôi đã bỏ ra nhiều công sức ngỏ hầu độc giả có thể hiểu được. Tôi thiết lập từng tiêu đề để giải thích rõ những điểm quan trọng có đề cập đến trong tập sách này,  thiệu các hệ phổ Thiền cũng như bản đồ liên quan đến Thiền để hệ thống hóa toàn bộ những nhân vật xuất hiện và xác nhận địa danh. Bên cạnh đó, tôi cũng cố gắng với khả năng của mình liệt kê toàn bộ các sách tham khảo. Với công phu như vậy, kiến thức cơ sở liên quan đến lịch sử Thiền tông được trình bày một cách có hệ thống qua tác phẩm này và tôi mong rằng nó sẽ giúp ích quý độc giả hiểu sâu hơn vấn đề.

Tập sách này thành công được là nhờ sự giúp đỡ tận lực của hai vị Lang Xuyên Kỷ và Trung Đảo Quảng. Tôi xin đặc biệt bày tỏ sự cảm tạ sâu sắc nơi đây. Hơn nữa trong khi chấp bút viết tác phẩm này, tôi đã được phép tham chiếu rất nhiều sách vở cũng như luận văn để làm tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, đối tượng đề cập đến trong đây vẫn là đối tượng vượt quá năng lực tác giả. Chính vì vậy, chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai lầm, rất mong chư vị độc giả lượng thứ cho. Xin chân thành thỉnh giáo cùng quý liệt vị.

Ngày 1 tháng 9 năm thứ 13 ( 2001 ) niêm hiệu Bình Thành

Y Xuy Đôn ( Ibuki Atsushi )".

Rõ ràng, muốn thiền phải biết khí công (luyện thở). Ngày nay người ta vẫn lầm tưởng "Thiền" xuất phát từ đạo Phật!

(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH