Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

TT&HĐ I - 9/f



VIỆT NAM - SUỐI NGUỒN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG - Cổ Sử

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI

-"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại."Bleiste

-"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước"
Napoleon.

-"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo:
nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch"
Mark Twain

-“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
Vidhusekharsastri

-"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
Albert Einstein

-"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó và sám hối cho chúng".
Aleksandr Solzhenitsyn

-"Đất nước nào cũng có những thời kỳ khi tiếng ồn ào và sự trơ trẽn trôi theo dòng giá trị; và đặc biệt trong những biến động lớn, tiếng kêu la của những kẻ vụ lợi và bè phái thường bị nhận nhầm là lòng yêu nước".
Alexander Hamilton

-"Anh có thể rứt bỏ con người khỏi xứ sở họ, nhưng anh không bao giờ có thể rứt bỏ được xứ sở nơi lòng người"
John Don Passos


 


(Tiếp theo)


                                    *** 

Hoang tưởng bạt mạng và "ní nuận" huyên thuyên một hồi rồi cũng đến được bến bờ mà chúng ta muốn!
Những nghiên cứu gần đây trong khảo cổ học, nhân học, di truyền học, cũng như ý kiến một số nhà khoa học mà tiêu biểu là Oppenheimer đã dẫn đến kết luận: "cái nôi" của nền văn minh nhân loại là ở vùng Đông-Nam Châu Á. Kết luận đó đầy sức thuyết phục chúng ta, và chúng ta hoàn toàn đồng thuận, nghĩa là chúng ta cho rằng, nếu không phải Văn minh Hòa Bình, thì trước đó và đâu đó trong khu vực Đông-Nam Châu Á, đã từng tồn tại một nền văn minh (tạm gọi là) Gỗ-Đá, đã manh nha (!) hình thức nông-ngư nghiệp nguyên thủy (với có thể cây ngô (!???) hoặc cây lúa nước) đã được chọn làm cây lương thực chủ đạo!!!), thực sự nổi bật (nhưng đột ngột biến mất (cùng với giống cây ngô!) do đại họa thiên tai nào đó), đóng vai trò định hướng, mở đường cho các nền văn minh cổ đại sau này (kể cả nền văn minh cổ đại Châu Mỹ, nơi còn bảo lưu được cây ngô!).
Những hiểu biết hiện nay về cây ngô, thì theo Wikipedia: "Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (chỉ riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm)...
(...)
Chứng cứ di truyền học gần đây cho rằng quá trình thuần dưỡng ngô diễn ra vào khoảng năm 7000 TCN tại miền trung Mexico, có thể trong khu vực cao nguyên nằm giữa Oaxaca và Jalisco. Cỏ ngô hoang dại gần giống nhất với ngô ngày nay vẫn còn mọc trong lưu vực sông Balsas. Các dấu tích khảo cổ của các bắp ngô có sớm nhất, được tìm thấy tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca, có niên đại vào khoảng năm 4.250 TCN (đã điều chỉnh; 3.450 TCN là chưa điều chỉnh); các bắp ngô cổ nhất trong các hang động gần Tehuacan, Puebla, có niên đại vào khoảng 2750 TCN. Có rất ít thay đổi diễn ra đối với hình dạng bắp ngô cho tới khoảng 1100 TCN khi các thay đổi lớn diễn ra trên các bắp ngô trong các hang động tại Mexico: sự đa dạng của ngô tăng lên nhanh chóng...
(...). Một điều vẫn chưa rõ là quá trình thuần dưỡng ngô ngưng tụ lại được gì, do phần ăn được của các thứ hoang dại là quá nhỏ và khó để có thể ăn trực tiếp, do mỗi hạt được bao bọc trong các vỏ hai mảnh rất cứng". (Phải chăng đây là nguyên nhân chủ yếu làm dân cư Đông - Nam Á chuyển đổi từ cây ngô sang cây lúa nước làm cây lương thực chủ yếu?).
"Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu ngô được gọi là “lúa ngô”, về sau được gọi tắt thành “ngô”. Chữ “Ngô” là để chỉ Trung Quốc. Người Việt vào thế kỷ 15-17 từng gọi Trung Quốc là “Ngô”, bởi nhà Minh cai trị Trung Quốc khi đó vốn dựng nghiệp tại đất Ngô (nay là Nam Kinh và các vùng phụ cận).
Theo sách “Vân đài loại ngữ” (chữ Hán: 芸臺類語) của Lê Quý Đôn thì một người đàn ông tên Trần Thế Vinh (陳世榮) (1634–1701) là người đã đem giống lúa ngô từ Trung Quốc về Việt Nam trong chuyến đi sứ nhà Thanh năm 1685 của ông Vinh. Năm Ất Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 6 (Tây lịch năm 1685), Trần Thế Vinh được cử làm phó sứ đoàn sứ thần Đại Việt sang nước Thanh.
Trong dân gian thì có truyền thuyết nói rằng Phùng Khắc Khoan mới là người đầu tiên đem giống lúa ngô từ Trung Quốc về Việt Nam khi ông đi sứ nhà Minh năm Đinh Dậu, niên hiệu Quang Hưng năm thứ 20 (Tây lịch năm 1597)".
  
Từ nhận định đang ở tình trạng "chân trong chân ngoài" vòng giả định và có tính "hung bạo" này, tiếp theo, chúng ta sẽ trình ra một giả thuyết mới còn "hung bạo"hơn nhiều!
Sau đại nạn Hồng Thủy, về mặt thực thể, nền văn minh Gỗ-Đá hầu như biến mất hoàn toàn cùng với đại đa số dân cư của nó. Về mặt tinh thần, dù có vẻ cũng tương tự, cái khối gồm những "đỉnh cao" tinh hoa tri thức mà nền văn minh ấy đúc kết được, nhưng chưa kịp lan tỏa, đều tan thành mây khói, thì vẫn còn lại cái phần "nền tảng đặc trưng cơ bản" của nó (có thể không nhiều và cũng chỉ dưới dạng "ý niệm định hướng", "quan niệm chung chung", "nhận thức tổng quát"...), và cùng với "nỗi ám ảnh kinh hoàng về thảm nạn hủy diệt Đại Hồng Thủy" tồn tại "mãi" trong trí não, thành ký ức dài lâu của số cư dân "tàn dư" còn sống sót sau đại nạn, thuộc (những) "vùng ven", "vùng xa" của khu vực "trung tâm văn minh". Sự mất đi đột ngột của một nền văn minh (bắt đầu bước vào thời kỳ định hình hóa sự canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp cùng với giống cây lương thực của nó) đang thời kỳ phát triển và chưa kịp lan tỏa mạnh mẽ ra xung quanh, đã lập tức làm cho toàn bộ dân cư còn sót lại ở khu vực Đông-Nam Châu Á trở về rất gần với lối sống của "thời hồng hoang xưa kia", hay nói đúng hơn là hầu như "trở lại" bình độ chung của văn minh thế giới, cũng có nghĩa là (hầu như!) sự săn bắt-hái lượm lại "vươn lên" đóng vai trò làm phương thức mưu sinh chủ yếu. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, sự phát triển văn minh trong khu vực vẫn tiếp tục từ bình độ và theo định hướng của "phần" nền tảng còn bảo tồn được của nền văn minh Gỗ-Đá. (Đó là tưởng tượng có thể tin được vì giả dụ ngay lúc này toàn bộ thế giới văn minh đột nhiên biến mất thì đồng thời những bộ tộc sống hoang dã trong rừng rú Châu Phi cũng lập tức trở về với đời sống "rất gần" thời nguyên thủy, nhưng từ đó, sự phát triển văn minh của loài người, không phải lại "chập chững" với những bước đi đầu tiên nữa, mà trên bình độ văn minh những bộ tộc đó đã tiếp thu được, nhận thức được từ nền văn minh của thế kỷ XXI!). Có thể vì vậy mà dù giống cây lương thực chủ yếu (phải chăng là cây ngô?) đã mất đi cùng với nền văn minh Gỗ-Đá bởi đại họa, thì nhờ hình ảnh về "chủng loại thức ăn gọi là lương thực" vẫn còn được lưu giữ trong ký ức, nên việc tạo ra cái ăn bằng trồng trọt-chăn nuôi vẫn được triển khai ở một mức độ nhất định, trong tình trạng cố gắng nhưng "được chăng hay chớ", và giống như một sự duy trì nhằm "đợi chờ cơ hội mới"...

Tiếp tục mường tượng (trong hoang tưởng!), đại thiên tai nước-lửa Hồng Thủy mãnh liệt tới mức có tầm ảnh hưởng toàn cầu, không những tàn sát sinh linh mà còn làm biến dạng địa hình khu vực Đông-Nam Châu Á, triệt phá nghiêm trọng môi trường sinh thái ở đó. Thế nhưng sau cuộc bạo tàn đó, sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng "bày ra" một môi trường sinh thái mới đầy hứa hẹn cho sự phục sinh sinh vật mạnh mẽ tại (những) miền duyên hải của Đông-Nam Châu Á, tạo điều kiện tăng trưởng nhanh chóng lực lượng dân cư (nhờ sinh đẻ tự nhiên và sự hội tụ "trở về" từ các nơi ở "sâu" hơn trong lục địa)-một trong hai yếu tố tiền đề cơ bản thúc đẩy tốc độ phát triển văn minh. Nhưng còn phải chờ đợi vì yếu tố kia, như chúng ta đã suy đoán, là loại cây đáp ứng đủ "tiêu chuẩn" để đóng vai trò cung ứng lương thực chủ yếu (như cây ngô (?) "trước kia"!!!), vẫn chưa xuất hiện. Bản thân Trái Đất luôn vận động theo cách mà Tự Nhiên qui định cho nó, và theo cách đó là có tính xoay vần, nghĩa là lặp đi lặp lại "có vẻ" chu kỳ chứ không hẳn đúng chu kỳ vì không lặp lại nguyên si. Đương nhiên, mọi vùng, miền của Trái Đất nói chung và (những) địa bàn duyên hải thuộc Đông-Nam Châu Á nói riêng, cũng phải xoay vần theo vận động Trái Đất. Khảo cổ học cho thấy (ở đây chỉ xem xét trong phạm vi khu vực Đông-Nam Châu Á và cũng chỉ trong khoảng thời gian từ sau Đại Hồng Thủy đến nay), hiện tượng nước biển dâng-hạ (cũng hay dùng hợp ngữ "tiến-lui") là có tính tuần hoàn. Sự vận động mang tính tuần hoàn đó hiển nhiên làm cho các miền duyên hải trong khu vực biến thiên về hình dạng, diện tích, khí hậu..., và nhất là "di dời" vị trí theo hướng khi thì "lấn vào" lục địa khi thì "lùi ra" biển, một cách "xoay vần". 

Chúng ta suy đoán rằng, sự vận động biến thiên đó đã tác động đến quá trình tiến hóa-thích nghi sinh vật và làm xuất hiện trên địa bàn duyên hải thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay một loài cỏ (sau này được gọi là "lúa ma", nhưng phổ biến hơn, gọi là "lúa nước") có sức sống dẻo dai, có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng, và đối với con người thì đã tiềm tàng hội đủ yếu tố để đóng vai trò cây cung ứng lương thực chủ yếu.

Chính sự phát hiện ra chức năng cung ứng lương thực của cây lúa nước và chọn nó làm cây lương thực chủ yếu đã tác động mạnh mẽ đến lối sống của cư dân nguyên thủy trên địa bàn thuộc Việt Nam ngày nay, từ đó "nhanh chóng" xuất hiện nền văn minh Hòa Bình, còn được gọi là nền văn minh Lúa Nước, hay theo cách đặt tên của chúng ta: nền văn minh nông-ngư nghiệp nguyên thủy Hòa Bình. Đó, theo không ít người nhận định và chúng ta tin theo, là nền văn minh vượt trội hẳn, nổi bật nhất thế giới trong thời của nó, do đó mà cũng mang ý nghĩa là nền văn minh duy nhất đầu tiên của nhân loại sau Đại Hồng Thủy. 
(Có thể hình dung thêm rằng vào khoảng thời gian đó, tại các khu vực khác trên thế giới, từ cơ sở văn minh có tính "tàn dư" của nền văn minh Gỗ-Đá, cũng có những bước tăng tiến văn minh nhưng chậm chạp, hầu như "dậm chân tại chỗ". Nhờ có sự lan tỏa văn minh tự nhiên mà cư dân ở những khu vực đó tiếp thu được những tinh hoa của văn minh Hòa Bình, để rồi đến lượt một vài khu vực có những bước phát triển vượt bậc, nổi lên thành những nền văn minh tồn tại hầu như đồng thời của nhân loại. Nói thêm cho rõ, đã có những luồng ý kiến tương đối khác nhau trong định ước về niên đại cũng như khu vực tồn tại của nền văn minh Hòa Bình. 
Theo thiển ý của chúng ta, nếu qui ước niên đại của văn minh Hòa Bình là khoảng thời gian "trọn gói" quá trình nông nghiệp hóa, bắt đầu từ lúc con người chấp nhận lấy cây lúa nước làm nguồn lương thực chủ đạo cho đến thời điểm đa số dân cư khu vực đã nghiêng hẳn sang lối sống quần cư-định cư lâu dài, trồng trọt chuyên canh cây lúa nước, hay có thể nói là lối sống đã thể hiện tương đối rõ ràng tính xã hội và chủ động tự cung tự cấp lương thực-thực phẩm (sự sản xuất nông nghiệp), thì thời gian tồn tại của văn minh Hòa Bình ước chừng là 10000 năm, và thời đoạn tồn tại văn hóa Phùng Nguyên được chọn là "cột mốc" đánh dấu sự kết thúc của nó. 
Còn về mặt không gian tồn tại thì khu vực xuất hiện và đồng thời cũng đóng vai trò trung tâm lan tỏa đầu tiên của văn minh Hòa Bình, như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, là ở vùng trung du Miền Bắc-Việt Nam (và vào giai đoạn cuối có thể phạm vi của trung tâm ấy đã mở rộng, bao gồm Trung-Bắc Việt Nam và một phần của Nam Trung Quốc ngày nay). 

Mặt khác, chúng ta còn phỏng đoán rằng, do những đòi hỏi "sát sườn" phát sinh ra từ quá trình sử dụng và chế biến thức ăn có nguồn gốc thực vật (rau, củ, quả, hạt) với hạt lúa dần đóng vai trò chủ đạo mà cư dân Hòa Bình chính là những người tiên phong sáng tạo ra đồ gốm (trên cơ sở đồ đất sét?!!!), hơn nữa là cả đồ đồng, và văn hóa Phùng Nguyên (hoặc trung tâm văn hóa nào đó cùng thời và tương tự văn hóa Phùng Nguyên) chính là "cầu nối" giữa văn minh Hòa Bình (thời đại Đá-Gốm) và văn minh kế tục nó là văn minh Đông Sơn (thời đại Gốm-Đồng)-một nền văn minh hết sức rực rỡ và còn ẩn chứa nhiều điều huyền bí cho đến tận ngày nay).

Lịch sử sinh tồn của loài người nói chung và của cư dân vùng Đông-Nam Châu Á nói riêng, trong suốt thời nguyên thủy-tiền sử-cổ đại (và ở những mức độ nhất định nào đó có thể cho là cả thời trung-cận đại), do chịu nhiều yếu tố tự phát tác động mà con người "không hề hay biết" vì hầu như chưa nhận thức được (chẳng hạn như sự tiến-lui của biển, sự biến đổi "bất thường" về thời tiết-khí hậu, sự tăng giảm gia tốc về dân số...), nên đã là một tiến trình "đậm nét" hồn nhiên gồm các thời đoạn thịnh vượng và suy tàn kế tiếp nhau. Gắn liền với tiến trình đó là quá trình hội tụ và phát tán dân cư của khu vực mà đối với những khu vực có trình độ văn minh nổi trội, nổi bật, đóng vai trò là trung tâm văn minh thì hiện tượng lan tỏa dân cư (sau thời kỳ sung túc-trong thời kỳ "đói kém") là có tính "áp đảo", lấn át rõ rệt, và tất nhiên cùng với sự lan tỏa dân cư là sự lan tỏa văn minh. 
Chúng ta cho rằng, nếu thực sự đã từng tồn tại nền văn minh Gỗ-Đá như mường tượng ở trên, thì bắt đầu từ lúc nó xuất hiện, hoặc thậm chí còn lâu hơn nhiều trong quá khứ cho đến khoảng cuối thời được gọi là Tiền Triều Đại (khoảng 3000 năm TCN) trong lịch sử văn minh Ai Cập cổ đại, hướng ưu tiên lan tỏa văn minh ra khắp thế giới (đến cả Châu Mỹ!) hầu như không đổi (tuy mức độ có thể là giảm dần), mà khu vực trung tâm đóng vai trò gốc xuất phát là Đông-Nam Châu Á.
Có lẽ, nhờ có lối sống lấy hoạt động nông-ngư nghiệp đã định hình trồng trọt chuyên canh và chăn nuôi súc vật đã được thuần hóa trong việc kiếm ăn làm phương thức sinh tồn thiết yếu, đồng thời cũng nhờ hoạt động tư duy sáng tạo được tăng cường bởi phần trí lực và thời gian đã được giải phóng khỏi công việc kiếm ăn trực tiếp hàng ngày mà, nói chung xét về mặt địa lý, thời kỳ phát triển đột khởi nhất, thịnh vượng nhất, rực rỡ nhất của nền văn minh nguyên thủy-tiền sử Đông-Nam Châu Á, với khu trung tâm gồm Bắc Việt Nam- Cực Nam Trung Quốc, là thời đoạn hậu kỳ Hòa Bình- tiền kỳ Đông Sơn, tức từ khoảng trên dưới 8000 năm TCN đến khoảng 1000 năm TCN. Cũng vì thế mà trong suốt thời kỳ này đã có một quá trình lan tỏa văn minh mạnh mẽ từ Bắc Việt Nam - một phần Nam Trung quốc ngày nay lan ra hầu khắp Châu Á. 

Mặt khác, theo chúng ta ước đoán, trong thời đại tồn tại của nền văn minh Đông-Nam Á cổ xưa đó, không những "Thuật luyện thở" đã được định hình về cơ bản như một cách thức tập luyện có thêm chức năng dưỡng sinh, mà trên cơ sở quan niệm (tạm gọi là "duy linh") về thế giới (tức là tin vào sự tồn tại của (những) "thực thể tinh thần" thiêng liêng, của vong hồn, của "thế giới bên kia", tin vào sự tác động lợi-hại của các lực lượng siêu nhiên đến chu trình chuyển hóa của thiên nhiên, đến quá trình sinh tồn của con người...), còn làm xuất hiện (dưới dạng manh nha?) tín ngưỡng phồn thực với không ít những hoạt động văn hóa mang tính phong tục tập quán, như tùy táng đồ vật theo người chết, thờ tổ tiên, cúng tế thần linh...Và rồi, theo dòng lan tỏa văn minh vĩ đại, thuật luyện thở và cả cái quan niệm phồn thực đầy màu sắc tín ngưỡng ấy được truyền bá ngày một sâu vào Châu Á lục địa. Nói riêng về thuật luyện thở, ở Trung Quốc nó được "nhào nặn", sáng tạo thêm và mang tên mới là "khí công"(nguyên thủy), ở Ấn Độ cũng vậy và mang tên mới là "yoga"(nguyên thủy).

Vì thiền xuất hiện không phải do đòi hỏi sát sườn của đời sống con người cho nên có thể suy đoán rằng, trong nội dung của khí công và yoga ở dạng nguyên thủy chưa có thiền. Nếu tổng hợp một cách có "định hướng" từ những văn tự lịch sử còn lưu lại về Đạo Gia và toàn bộ luận thuyết của nó về tự nhiên-xã hội mà nội dung trung tâm, đóng vai trò cốt lõi là "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử, thì có lẽ nghe cũng "bùi tai" khi rút ra kết luận rằng, chính Đạo Gia, trên cơ sở quan niệm hết sức linh động (do đó mà đạt được tối đa tính khách quan, tính chân lý) về Thực Tại (Đạo, Tự Nhiên Tồn Tại), đã lần đầu tiên trong nhận thức con người, khám phá ra đặc tính siêu hình, bất toàn của khái niệm (chúng ta cho rằng sự khám phá này đã là tiền đề khai sinh ra Biện Gia phái (triết học biện giải) thời Bách Gia Chư Tử). 
Sự thể hiện của một tồn tại nói riêng hay cả Tồn Tại nói chung trước quan sát-nhận thức là có tính "nước đôi", nghĩa là có tính thể hiện đồng thời hai hay nhiều mặt, tính cách,...tương phản nhau và tùy thuộc vào góc độ, bình diện, tầm mức cũng như sự qui ước chủ quan mà chủ thể quan sát-nhận thức chỉ "thấy" được, "đánh giá" được hoặc thế này hoặc thế kia. Chẳng hạn, qua nhiều thực nghiệm mà vật lý học rút ra kết luận ánh sáng có lưỡng tính sóng-hạt, nhưng trong một thực nghiệm và một quan sát nhất định thì ánh sáng chỉ thể hiện tính sóng hoặc tính hạt chứ không thể cả hai, và như thế, dù có thể đã "cảm thức" được nhưng không thể nào "nói ra" cho tường tận, dứt khoát được ánh sáng là gì, có tính hạt, sóng hay cả hai, nghĩa là không thể "siêu hình" nó, định nghĩa nó theo cách "khẳng định một chiều", mà không "vấp" mâu thuẫn với cảm giác đã như mặc định trong tâm trí con người. Ví dụ dễ hiểu hơn: một hệ quan sát trạng thái chuyển động của một vật, trong một thời khắc nhất định chỉ có thể đưa ra một kết luận duy nhất, vật đó hoặc là đang chuyển động hoặc là đang đứng yên, chứ không thể đưa ra kết luận rằng vật đó đồng thời đang đứng yên mà cũng đang chuyển động, và điều quan trọng nhất ở đây là kết luận mà hệ đó rút ra từ quan sát chỉ có thể đúng "một cách chủ quan" cho bản thân hệ đó thôi, vì thực sự khách quan là không thể xác định tuyệt đối được trạng thái vận động của một vật. 

Lão Tử và tiếp nối là các hiền triết Đạo Gia đã "cảm nhận" được cái bản chất huyền diệu, "không thể nắm bắt được" ấy của Tự Nhiên Tồn Tại, cái mà họ "không biết tên nó là gì, tạm gọi là Đạo vậy", và cho rằng không thể "nói ra" một cách chính xác được, nghĩa là không thể diễn tả tỏ tường được trên cơ sở ngôn ngữ, khái niệm. Tuy nhiên, không "nói ra" được không có nghĩa là không thể nhận biết được Đạo. Chính Lão Tử đã chỉ ra rằng giữ cho tinh thần "cực hư, cực tĩnh" thì sẽ "thấy được" Đạo. Nhưng bằng cách nào có được trạng thái tinh thần "cực hư, cực tĩnh"? Chắc rằng câu hỏi đó cũng chính là đòi hỏi nảy sinh ra trong thực tế quá trình nhận thức, truyền thụ về Đạo, và trên nền tảng tu luyện thân-tâm nhằm dưỡng sinh theo phương thức khí công có sẵn, các hiền triết Đạo Gia đã sáng tạo ra "bộ môn" thiền, giành riêng cho luyện thức tu thần với chủ đích có được trạng thái trí huệ về thần thức để "ngộ Đạo"...

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét