Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

TT&HĐ I - 9/d

                                                                                    Lịch sử Khí công
  
Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI

-"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại."
Bleiste

-"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước"
Napoleon.

-"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo:
nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch"
Mark Twain

-“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
Vidhusekharsastri

-"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
Albert Einstein

-"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó và sám hối cho chúng".
Aleksandr Solzhenitsyn

-"Đất nước nào cũng có những thời kỳ khi tiếng ồn ào và sự trơ trẽn trôi theo dòng giá trị; và đặc biệt trong những biến động lớn, tiếng kêu la của những kẻ vụ lợi và bè phái thường bị nhận nhầm là lòng yêu nước".
Alexander Hamilton

-"Anh có thể rứt bỏ con người khỏi xứ sở họ, nhưng anh không bao giờ có thể rứt bỏ được xứ sở nơi lòng người"
John Don Passos


 


(Tiếp theo)



                                   *** 

Đã "trót" rồi thì phải "trét" cho cái đầu mắc chứng thích cãi, đang lừng xừng và tưng tưng vì rượu, hết đường tò mò, bắt bẻ! Câu hỏi cuối cùng: "Thuật luyện thở" phát sinh ra từ đâu? "Chắc như đinh đóng cột": từ thực tiễn cuộc sống chứ còn có thể từ đâu khác được nữa! Nhưng để trả lời cụ thể hơn, lại phải... huyên thuyên tưởng tượng thôi! Có lẽ sự luyện thở đã tồn tại manh nha một cách tự phát trong tối cổ, khoảng đâu đó trong thời đại mà săn bắt- hái lượm vẫn còn là phương thức kiếm ăn chủ yếu để mưu sinh của con người. Chính cuộc đấu tranh với thiên nhiên nhằm mục đích sinh tồn đã gợi ý, đồng thời làm nảy sinh yêu cầu luyện thở đối với giống loài động vật đã được trang bị tư duy. Tuy nhiên, để tăng cường khả năng kiếm ăn có nhiều cách, và không phải từ công cuộc tìm kiếm thức ăn nào cũng (trực tiếp) nảy ra đòi hỏi đến luyện thở, mà chúng ta cho rằng, (hoàn toàn tự nhiên thôi!) chỉ có thể là từ công cuộc kiếm ăn mang tính thường xuyên trong môi trường nước, phải bơi lội, lặn hụp "càng dài hơi càng tốt", nhất là trong tiết lạnh.  Chúng ta biết rằng người Việt Cổ là cộng đồng người quen sống ở vùng sông nước, tìm kế sinh nhai trong môi trường sông nước. Miền duyên hải giáp biển lớn, sông ngòi chằng chịt, giông bão lầy lội hầu như quanh năm suốt tháng gây không ít khó khăn, nhưng cũng tạo nhiều thuận lợi, nhất là tạo ra nguồn thức ăn dồi dào (hải sản) cho cư dân. Chính vì vậy mà bơi lội, lặn hụp trở thành công việc thường xuyên của người Việt Cổ trong phương thức săn bắt hái lượm nhằm mưu sinh. Vì vậy, luyện thở tất yếu nảy sinh.

Với suy đoán đó, cộng với thực trạng phân bố khí công ngày nay về mặt khu vực địa lý, và thêm cả những ý kiến mới đây của nhiều nhà khảo cổ học về cội nguồn văn minh nhân loại, thì hoàn toàn có khả năng sự luyện thở đã là một "thuật" có tính phổ biến đối với cư dân sinh sống ở những vùng duyên hải, nhất là tại các cửa sông, thuộc nền văn minh Hòa Bình. (Theo Wikipedia, Văn hóa Hoà Bình thuộc thời Đồ đá cũ sang Đồ đá mới (cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước Công Nguyên). Nền văn minh này từng tồn tại trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.Các bằng chứng ngày càng nhiều về một nền văn minh Đông Nam Á đã làm lung lay nhiều thuyết tiền cổ đứng vững nhiều thập kỷ của thế kỷ XX. Người tiên phong trong việc đề xuất hướng mới cho nguồn gốc loài người là ông Solheim II, giáo sư Đại học Hawaii. Năm 1967, Solhiem II cho công bố trên nhiều tài liệu nói về sự ra đời sớm của việc trồng trọt, làm gốm, đóng thuyền, đúc đồ đồng thau...Sau Solheim II, một số nhà khảo cổ học khác như Meacham ở Hồng Công, Higham ở Niu Dilân, Pookajorn ở Thái Lan đều thống nhất quan điểm, vùng Đông Nam Á, từ Thái Lan xuống Indonesia qua bán đảo Đông Dương, là cái nôi của văn minh Nam Á- Nam Đảo. Và mới đây, Oppenheimer còn đi xa hơn nữa, khi đưa ra thuyết rằng văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương Tây, rằng khi cư dân thềm Sunda di tản tránh biển dâng, họ đã đến vùng Lưỡng Hà- Trung Đông, mang theo kinh nghiệm trồng trọt, làm đồ gốm và sự tích Đại Hồng Thủy).

Tóm lại, cách nay trên dưới 10.000 năm (có thể là lâu hơn), từ cuộc mưu sinh gắn liền với môi trường nước của cư dân Đông Nam - Châu Á, vấn đề luyện thở tự nhiên được đặt ra và dần được đúc kết thành "Thuật luyện thở". Lúc đầu, thuật luyện thở chỉ nhằm mục đích duy nhất là điều tiết hơi thở (điều tức) sao cho nhịn thở được lâu (bế tức) để tăng sức bền bỉ, qua đó làm tăng khả năng lặn hụp, hoạt động mưu sinh trong môi trường nước. Dần dà, trong quá trình luyện khí ấy, con người cảm nhận được sự xuất hiện và lan tỏa thứ gọi là "khí" trong cơ thể cũng như mối quan hệ gắn bó giữa vận động luân chuyển của khí và sức khỏe. Trên nền tảng đó, khí công nguyên thủy ra đời như một bước phát triển quan trọng của thuật luyện thở, có vai trò sâu rộng hơn - một phương pháp thực hành đặc thù, căn cốt, độc đáo và vi diệu nhằm dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe cả về thể xác lẫn tinh thần (cả thân lẫn tâm). Kế thừa gắn liền với sáng tạo, Đạo Gia phái thời Xuân Thu-Chiến Quốc đã đưa khí công nguyên thủy lên một trình độ mới, "bài bản" và "chuyên môn" hơn nữa, sâu rộng hơn nữa, thành phương thức rèn luyện đạt tới kiện toàn thân-tâm và hơn nữa là đạt Đạo. Có thể coi Bản kinh Âm Phù là "đại diện chính thức" cho "cái gốc", đồng thời là "cột mốc xuất phát" của lịch sử hình thành và phát triển của khí công cũng như của thiền ngày nay(?).


* * *

Suy đoán như trên của chúng ta về lịch sử khí công thì... không sao cả(!) vì cho đến nay, lịch sử "có tư cách" chính thức về khí công còn rất mập mờ, chưa ai chỉ ra được một cách dứt khoát và cụ thể nguyên nhân ra đời cũng như nguồn gốc xuất phát của nó. Tuy nhiên về lịch sử thiền thì sự suy đoán của chúng ta hoàn toàn xung khắc, trái ngược với quan niệm của đại đa số các học giả hiện nay. Theo họ, Đức Phật Thích Ca là người sáng tạo ra cách thức thiền tu nhập định, đóng vai trò chủ yếu và quyết định cho việc luyện tâm, khai phóng thần trí đạt đến khả năng trực tiếp nhận thức được chân lý (giác ngộ!), tiếp cận được cảnh giới tuyệt đối chân thực của thế gian (cõi Niết Bàn), từ đó mà giải thoát khỏi khổ đau. Đó là sự sáng tạo trên cơ sở kế thừa phương thức rèn luyện thân-tâm có tên gọi là Yoga đã tồn tại từ trước của Ấn Độ cổ đại. Vậy, Yoga là gì? Tìm trên mạng, chúng ta sưu tầm được bài này:
"Yoga là gì? Lịch sử và nguồn gốc của Yoga

Yoga là một sự kết hợp giữa các bài tập thực hành về thể chất và tinh thần hướng đến sư hợp nhất về trí não, cơ thể và tinh thần. Mục đích của Yoga là đạt được trạng thái cân bằng bên trong và đi đến trạng thái “giác ngộ” – khi cơ thể đồng nhất với vũ trụ. Có rất nhiều trường phái Yoga khác nhau đang tồn tại. Ở phương tây, Yoga chủ yếu được luyện tập là Hatha Yoga. Còn ở phương Đông, các trường phái Yoga khác được tập trung nhiều hơn như thiền định,…. Tuy Yoga có nhiều bộ môn và trường phái khác nhau như vậy, nhưng mục tiêu cuối cùng của Yoga chính là đạt tới sự cân bằng thống nhất và giác ngộ.
lich-su-yoga

Yoga có mục tiêu cao cả như vậy, nhưng bản chất nó rất thực tế và mang tính khoa học. Khi thăm dò về kinh nghiệm trực tiếp thực hành và quan sát các lớp học Yoga, kết quả cho thấy rằng tuy các giáo viên dạy các kỹ thuật kiểm soát trí não nhưng nó hoàn toàn không phải là 1 tôn giáo. Có một sự liên quan chặt chẽ giữa Yoga và triết học, sự kết hợp tuyệt vời này bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong bất kỳ hệ thống niềm tin nào tồn tại trên thế giới.

I. Các loại Yoga 


Có nhiều loại Yoga khác nhau, mỗi loại dựa trên một đường giải phóng cụ thể chẳng hạn hoạt động cơ thể, thiền định, tập trung, mantra, hiểu biết, sức mạnh giới tính, v.v… Một số Yoga phối hợp các Yoga khác. Mục đính của tất cả là phải giải thoát tinh thần khỏi thể xác và kết hợp với Đấng tuyệt đối.
Yoga Bhakti, con đường mộ đạo và tình yêu, tập trung vào thần thánh, nhà thần nghiệm hay thánh hoặc tập trung vào một nhiệm vụ trong đời sống. Thông qua bhakti người phục vụ tâm linh.
Yoga Hatha, sự thanh tẩy thể xác thông qua các bài tập cơ thể bao gồm hàng ngàn tư thế gọi là asana. Thanh tẩy thể xác dẫn đến sự hài hòa và phát triển các quá trình tâm thần và tâm linh. Yoga Hatha là hình thức phổ biến nhất ở phương Tây, nhưng không hiệu quả mấy vì chỉ được rèn luyện một cách nghiêm khắc để mang lại lợi ích cho cơ thể.
Yoga Jnana là con đường hiểu biết. Hiểu biết thu nhập được từ quan sát, nghiên cứu và thí nghiệm được hồi tưởng và suy ngẫm. Yoga Karma (nhân quả) là con đường phục vụ không vị kỷ.
Người thực hiện dharma (nhiệm vụ) của mình trong công việc và hoạt động hằng ngày, không có sự gắn bó với hoạt động hay kết quả hoạt động.


Yoga Mantra là con đường cầu nguyện và âm thanh linh thiêng thông qua việc sử dụng mantra. Mantra linh thiêng nhất là Om hay Aum.
Yoga Raja là con đường kiểm soát tâm trí thông qua tập trung, vận khí, tư thế, thiền định và chiêm niệm. Yoga Raja mang tính chất siêu hình nhất trong các loại Yoga.
Một số Yoga phối hợp những Yoga này. Yoga tích hợp là sự tổng hợp các Yoga nhấn mạnh hữu thể chung, do Sri Aurobindo tạo ra. Xem Aurobindo, Sri. Yoga Kundalini sử dụng tư thế và mantra để tăng gia năng lượng kundalini cơ bản. Yoga Laya sử dụng thiền định, vận khí, mantra, hình dung và tư thế để thanh tẩy hệ thống chakra và gia tăng kundalini. Yoga Tantra tập trung vào sự đánh thức sức mạnh giới tính, được chuyển thành kundalini. Nghi lễ giả kim thuật bao gồm sự chuyển hóa kundalini để đạt đến sự trường thọ. Phật giáo Tantra khai thác sức mạnh siêu nhiên và sử dụng ma thuật.

II. Lịch sử phát triển của Yoga 

Về nguồn gốc của Yoga, không ai xác định được chính xác vì Yoga được truyền miệng và bí mật trong một thời gian dài. Những bản viết tay đầu tiên về Yoga được tìm thấy trên những chiếc lá cọ mỏng manh và dễ bị hư hại. Hầu hết các học giả tin rằng, Yoga có từ khoảng 5000 năm trước, cũng có một số khác lại cho rằng, việc thực hành Yoga đã có từ 10000 năm trước rồi.


Những bài tập thực hành Yoga được phát triển bởi nền văn minh Indus-Sarasvati ở miền bắc Ấn Độ và bắt đầu trong bối cảnh của mối quan hệ sư phụ-đệ tử. Những người thực hành Yoga đã luyện tập trong điều kiện khổ hạnh, tìm cách kiểm soát cơ thể, giảm bớt ham muốn – một trong những trở ngại cho việc đạt tới sự giác ngộ. Và cuối cùng, một số thiền sinh bắt đầu nhìn thấy rằng cơ thể không phải là sự trở ngại cho việc đạt tới sự hòa hợp với vũ trụ mà nó chính là phương tiện. Từ đó, họ tạo ra các bài tập thực hành nhằm cân bằng và kích thích cơ thể. Triết lý này được gọi là Tantra Yoga, dần dần dẫn tới việc khám phá cơ thể – 1 định nghĩa mang tính tâm linh, vốn là tiền thân của Hatha Yoga.
Trong những năm 1920 và 30, Hatha Yoga được quảng bá mạnh mẽ ở Ấn Độ thông qua tác phẩm của Swami Sivananda, T. Krishnamacharya và những người khác. Sivananda là tác giả của trên 200 đầu sách về Yoga, là người đã mở rất nhiều trung tâm yoga trên toàn thế giới và đào tạo các giáo viên Yoga.
Kể từ đó, nhiều giáo viên phương Tây và Ấn Độ đã trở thành những người tiên phong, phổ biến hatha yoga và thu hút hàng triệu tín đồ. Giờ đây, Hatha Yoga có nhiều trường học hoặc phong cách khác nhau, tất cả đều nhấn mạnh nhiều khía cạnh khác nhau của thực tế.
Yoga có những khuyết điểm và nguy hiểm cũng như bất kỳ môn học huyền bí khác. Môn đệ nghiêm túc về mặt lý tưởng phải rèn luyện dưới sự giám sát của Guru hay thầy dạy khác. Nguy hiểm của Yoga bao gồm : hướng nội cực đoan, chủ nghĩa khoái lạc tâm linh, tác dụng ngược (nhất là đối với đệ tử chưa chuẩn bị tốt), là sự gắn bó cảm xúc với Guru.
Cùng WeFit book lịch tập yoga để trải nghiệm loại hình tập luyện hấp dẫn này nhé!".
Theo Hoàng Thị Thơ (Tiến sĩ, Trưởng phòng Triết học phương Đông, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam), thì Đức Phật Thích Ca
"lúc khởi đầu sự nghiệp tu tập đã theo học Yoga của hai đạo sĩ Bàlamôn là Kalama và Udraka Ramaputra. Nhiều sử liệu cũng cho biết rằng, đương thời, Đức Phật thực hành Yoga để tìm kiếm khả năng điều thân và điều tâm bằng luyện khí, đó là một kỹ năng tu luyện phổ biến của hầu hết các tôn giáo Ấn Độ. Bản thân Đức Phật cũng thực hiện phép tu Yoga một cách nghiêm ngặt trong quá trình giác ngộ. Cuộc đời tìm đạo, đắc đạo và truyền đạo của Đức Phật luôn gắn liền với hình ảnh và tinh thần tu luyện điển hình của Phật giáo là “Thiền”. Thực ra “Thiền” (Dhyana) là một khái niệm, một phép tu quan trọng trong các phép tu luyện của Yoga và nó đã được Đức Phật chọn làm phương pháp đặc trưng tu dưỡng thân - tâm của riêng Phật Giáo. Sự lựa chọn “Thiền” của Đức Phật phản ánh sự kế thừa có lựa chọn truyền thống tu dưỡng tâm linh của Ấn Độ cổ theo khuynh hướng coi trọng trí tuệ, đặc biệt là trí tuệ hướng nội. Bởi vì, Thiền của Phật Giáo chú trọng mục đích giác ngộ (ngộ) và không hoàn toàn giống Yoga lấy rèn luyện công năng siêu phàm làm trọng. Do vậy, Thiền (Dhyana) của Phật giáo có một nội hàm riêng trong hệ lý luận nhận thức và giải thoát của Phật Giáo nguyên thuỷ. Từ đây, Thiền không còn hoàn toàn giống với Yoga truyền thống của Bàlamôn Giáo".
Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia:
"thuật ngữ Yoga có nghĩa là đặt mình dưới một cái ách, điều ngự, cột thắt lại, chuẩn bị, chuyên chú. Trong các hệ thống học phái Yoga thì thuật ngữ này chỉ đến hai nhánh tu học luyện thân và luyện tâm, giúp hành giả nâng cao năng lực thân tâm cũng như những hoạt động của chúng trong chính mình, điều hoà chúng để rồi có thể tiến đến cấp bậc toàn hảo tâm linh. Tu luyện Yoga thân thể được gọi là Hatha yoga, tu luyện Yoga tâm thức là Raja yoga. (...). Thuật ngữ Yoga rất cổ. Trong những bộ Áo nghĩa thư ( . upanishad) quan trọng nhất người ta tìm thấy các miêu tả phương pháp tập trung và thiền định".
Cũng theo Wikipedia:
"Hệ thống Yoga cổ điển như một phái triết học được Ba-đan-xà-lê ( . patañjali, tiểu sử không rõ, có thể sống thế kỉ 2/3 trước CN hoặc thứ 5 sau CN), tác giả của bộ du-già kinh ( . yogasūtra), khai sáng. Trong hệ thống này, Yoga kết hợp chặt chẽ với Triết học số luận ( . sāṃkhya) đến mức người ta xem Yoga và Số luận gần như là một hệ thống với Yoga đại diện khía cạnh thực hành và Số luận đại diện phần lí thuyết. Yoga hấp thụ phần triết học siêu hình của Số luận. Tuy nhiên, người ta tìm thấy hai điểm khác biệt nổi bật giữa hai hệ thống này là, phái Số luận thuộc hệ thống vô thần trong khi hệ thống Yoga thừa nhận một đấng Tự Tại (sa. īśvara). Theo Số luận thì chỉ nhận thức siêu việt mới chính là con đường dẫn đến giải thoát. (...). Khi tâm thức con người được an tĩnh, không còn sự phản chiếu nữa thì khi ấy, nó nhận thức được bản tính uyên nguyên của nó và đạt giải thoát. Con đường dẫn đến mục đích này chính là Yoga".
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét