TÂM SỰ CON CÀ CUỐNG (ĐL)
Thói Đời - Chế Linh 1998
TÂM SỰ CON CÀ CUỐNG
Ta là thằng người hóa thân cà cuốngChỉ vì ngây ngô, tỉnh tỉnh, say say
Cố ngoi lên mà Trời luôn dìm xuống
Sặc sụa cười, chết đến đít còn cay
Ta là thằng người hóa thân cà cuống
Tích góp ưu phiền nhân thế thành cay
Quán mua về cho đời nhấm nháp
Thỏa thuê, mãn nguyện, no say
Ta là thằng người hóa thân cà cuống
Ngậm nỗi đau đời, chết đến đít còn cay!
Trần Hạnh Thu
Xót xa - Chế Linh
Vì sao “Cà Cuống chết đít còn cay”?
10:00 | Thứ tư, 20/12/2017 0
Con Cà Cuống. Ảnh: TL
Ở nông thôn, đến mùa thu hoạch lúa nước, người ta thỉnh thoảng lại
bắt được mấy chú cà cuống hốt hoảng đang chạy tìm chỗ trú. Con cà cuống
đực, cơ thể của nó có chứa tinh dầu trong đôi tuyến đặc biệt nằm ở
khoang bụng phía dưới đuôi. Chất tinh dầu này, tên hoá học là veleriant
amil, không độc, có vị cay mùi thơm ngát, thường được dùng làm gia vị
quý trong bữa ăn của người Việt Nam ta, nhất là ở nông thôn.Bây giờ, vào nhà hàng đặc sản, người ta hay giới thiệu món nước mắm cà cuống, hay tinh dầu cà cuống để ăn với bánh cuốn hay một số món đặc biệt. Theo nghĩa đen, câu thành ngữ trên nói về một thực tế là: “con cà cuống thì dù chết ở đằng đuôi (đít) chất cay của tinh dầu quý kia vẫn còn”. Song, trong đời sống tiếng Việt, câu thành ngữ trên không dùng với nghĩa đen, chỉ dùng với nghĩa bóng. Nó chỉ những ai có thái độ ngoan cố, bảo thủ, cố chấp, cay cú trước sự thất bại hoặc cái sai rành rành của mình.
Ví dụ: “Sự thực hai năm rõ mười, người ta đã nói như thế mà mấy cha ấy vẫn cãi bay cãi biến, không chịu nhận ra lỗ lầm. Rõ là cà cuống chết đến đít còn cay”; “Như cà cuống chết đến đít còn cay, bọn Giônxơn vẫn nhai nhải “giữ vững lời cam kết” với nguỵ quyền Sài Gòn” (báo Nhân Dân, 5.4.1968)
Vì sao câu thành ngữ có nghĩa như trên?
Ở đây có một vấn đề khá lý thú là: quá trình hình thành nghĩa bóng của thành ngữ trên chính là quá trình sáng tạo tinh tế trong cách dùng từ và lối chơi chữ đồng âm của dân gian. Thật thế, câu thành ngữ khởi thuỷ là dựa vào một hiện tượng có thật: cà cuống - chết - đít còn cay.
Thế rồi dân gian chỉ thêm vào giữa các từ của câu tiếng Việt miêu tả hiện tượng ấy một chữ đến mà làm thay đổi ngữ nghĩa: cà cuống chết [đến] đít còn cay. “Chết đến đít” là cách nói quen thuộc của dân gian diễn tả sự nguy ngập, khó tránh khỏi, ở đây là “sự thất bại”, “sự sai trái” đối lập với “phải” và cay ở đây không phải là “vị cay” nữa mà là “cay cú” ăn thua.
Sự phối hợp giữa các thành viên (từ) trong thế trận ngôn từ cùng với sự chơi chữ đã đem lại cho câu thành ngữ trên một hiệu quả bất ngờ. Và lập tức nó được hiểu theo nghĩa bóng mà chúng ta vừa phân tích...
Câu thành ngữ trên còn được dùng ở dạng biến thể khác là: cà cuống chết đến ức còn cay. Có lẽ, đó là do người ta tưởng lầm rằng tuyến cay của cà cuống ở năm ở ức (ngực) của nó. Tuy nhiên, so với biến thể cà cuống chết đến đít còn cay thì cách nói thứ hai (cà cuống chết đến ức còn cay) nhẹ hơn, giảm giá trị biểu cảm và vì thế, kém sâu cay hơn trong việc diễn tả ý nghĩa:
Chết đến đít, chết thật mà
Vẫn còn cay cú giống cà cuống kia...
PGS-TS Phạm Văn Tình
(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)
Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ:
"cà cuống chết đến đít còn cay"
Về xuất xứ, câu thành ngữ trên bắt nguồn từ chuyện con cà cuống.Cà cuống, tên khoa học là belortone indica là một giống côn trùng thuộc bộ cánh nửa (nửa cứng, nửa mềm), mình dẹt và sống trong nước hoặc nửa nước nửa cạn như ruộng lúa. Ở con đực, cơ thể có chứa tinh dầu trong đôi tuyến đặc biệt nằm ở khoang bụng dưới phía đuôi. Chất tinh dầu này, tên hoá học là veleriant amil, không độc, có vị cay mùi thơm ngát, thường được dùng làm gia vị trong bữa ăn của người Việt Nam ta, nhất là ở nông thôn, trong mùa gặt hái.
Theo nghĩa đen, câu thành ngữ trên nói về một thực tế là: con cà cuống cho dù chết thì ở đằng đuôi (đít) chất cay của tinh dầu quý kia vẫn còn. Song, trong đời sống tiếng Việt, câu thành ngữ trên không dùng với nghĩa đen, chỉ dùng với nghĩa bóng: nó chỉ những kẻ ngoan cố, bảo thủ, cố chấp, cay cú trước sự thất bại hoặc cái sai rành rành của mình. Thí dụ:
“Thằng cha khụng khiệng đi khỏi, ba anh em nhìn nhau phì cười:
- Rõ cà cuống chết đến đít còn cay” (Nguyễn Đình Thi. “Vỡ bờ”)
Vì sao câu thành ngữ có nghĩa như trên? Suy nghĩ kĩ tìm ra được câu trả lời khá lí thú là: quá trình hình thành nghĩa bóng của thành ngữ trên chính là quá trình sáng tạo tinh tế trong cách dùng từ và lối chơi chữ đồng âm của dân gian. Thật thế, câu thành ngữ khởi thuỷ là dựa vào một hiện tượng có thật: cà cuống - chết – đít còn cay. Thế rồi dân gian chỉ thêm vào giữa các từ của câu tiếng Việt miêu tả hiện tượng ấy một chữ đến mà làm thay đổi cục diện của thế trận ngôn từ: cà cuống chết (đến) đít còn cay. Tự nhiên, các chữ khô cứng của phán đoán miêu tả hiện thực cà cuống - chết – đít còn cay như động đậy, sống dậy, có hồn và chắp dính với nhau theo một mạch liên kết, một “hoá trị” khác: cà cuống - chết đến đít – còn cay: Rõ ràng là ở đây không nói chuyện về con cà cuống nữa, mà đã có chuyện về nhân sinh, về con người, ở chỗ “chết đến đít – còn cay”. “Chết đến đít là cách nói quen thuộc của dân gian diễn tả sự nguy ngập, khó tránh khỏi, ở đây là “sự thất bại” “sự sai trái” đối lập với “phải” và cay ở đây không phải là “vị cay” nữa mà là “cay cú” ăn thua. Sự phối hợp giữa các thành viên (từ) trong thế trận ngôn từ cùng với sự chơi chữ đã đem lại cho câu thành ngữ trên một hiệu quả bất ngờ. Và lập tức nó được hiểu theo nghĩa bóng mà thôi, như ta đã biết.
Câu thành ngữ trên còn được dùng ở dạng biến thể khác là: “Cà cuống chết đến ức còn cay”. Thí dụ:
“Thằng địch rất ngoan cố xảo quyệt. Thua keo này nó bày keo khác. Cà cuống chết đến ức còn cay. Mỗi ngày ta cần nghiên cứu cách đánh mới”. (Nhiều tác giả “Gương chiến đấu của thanh thiếu niên miền Nam”).
Có lẽ, đó là do người ta tưởng lầm rằng tuyến cay của cà cuống ở trên ức nó. Tuy nhiên, cách nói thứ hai nhẹ hơn, kém sâu cay hơn trong việc lột tả ý nghĩa đã nêu.
Nuôi chi chít loài "chết đến đít vẫn còn cay", ai đến xem cũng khen lạ mà hay
Thứ Năm, 04/06/2020, 10:12 [GMT+7]
.
Ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt
"độc, lạ" cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm. Ví như trang trại nuôi
cà cuống-loài được ví "chết đến đít vẫn còn cay" của anh Lê Thanh Tùng,
xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.
Năm 2018, tham gia cuộc thi "Nhà nông sáng tạo" với mô hình "Nuôi cà cuống" do Hội Nông dân TP.HCM tổ chức, anh Lê Thanh Tùng (Củ Chi) đoạt giải Nhì. Sau khi biết anh Tùng có mô hình nuôi cà cuống đoạt giải, nhiều nông dân đã đến trại nuôi cà cuống của anh để học tập kinh nghiệm.
Dễ ăn như… cà cuống
Hiện, tại trại dế Thanh Tùng (xã Tân Phú Trung), ngoài nuôi dế, anh Tùng đang có 24m2 đất chia thành 4 hồ để nuôi cà cuống. Thời điểm này, anh đang chuẩn bị xuất bán 2.000 con cà cuống trưởng thành.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tùng cho hay, hiện tại chuồng, giá cà cuống thịt là 35.000 đồng/con và giá cà cuống giống là 100.000 đồng/con.
Anh Lê Thanh Tùng giới thiệu 1 con cà cuống trưởng thành. |
Thấy giá trị cà cuống gấp 10 lần giá trị con dế, hơn 4 năm nay anh Tùng dành thêm thời gian, công sức và tâm huyết vào nuôi cà cuống. Anh Tùng cho biết, việc đầu tư xây dựng trại nuôi cà cuống không tốn kém và khá đơn giản.
"Chỉ cần làm ao, dựng mái che, kiếm cây lục bình thả xuống ao và thả giống cà cuống xuống nuôi. Thức ăn của cà cuống là cá và dế sống. Thức ăn này người nuôi có thể tự kiếm. Cà cuống rất dễ nuôi, không bệnh dịch chết hàng loạt như một số vật nuôi khác", anh Tùng chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo anh Lê Thanh Tùng, trung bình, nuôi khoảng 2 tháng, cà cuống đạt kích cỡ để xuất bán. Cà cuống lớn nhanh từ khi mới sinh cho đến khoảng 32 - 50 ngày. Lúc này, cà cuống dài 7 – 8cm, rộng 3cm, trọng lượng 80 – 100 con/kg.
Theo tiết lộ của anh Tùng với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, với diện tích anh đang nuôi cà cuống, mỗi tháng anh có doanh thu khoảng 35 triệu đồng. Chi phí để nuôi cà cuống chiếm chỉ 1/7 doanh thu.
"Với tôi, hiện nay không có mô hình nào dễ làm, giá trị kinh tế cao, lợi nhuận cao và dễ bán buôn như nuôi cà cuống. Nhu cầu đang mở rộng trên thị trường, nên số lượng cà cuống tôi nuôi không đủ cung. Do dùng ô nhiễm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên đồng ruộng ngoài tư nhiên hầu như không còn cà cuống", anh Tùng khẳng định.
1 vốn 7 lời nhưng vẫn lo...dội chợ
Theo Ban Kinh tế (Hội Nông dân TP.HCM), hiện ngoài các cây, con chủ lực, TP khuyến khích nông dân sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị. Còn nhiều mô hình nông nghiệp nông dân tự phát có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, nhưng chưa dám vận động nông dân nhân rộng mô hình.
Thu hoạch cà cuống trong trang trại nuôi cà cuống của gia đình anh Lê Thanh Tùng-1 trong những nông dân nổi ttiếng của TP.HCM. |
Ông Nguyễn Biện Trường Vinh, Phó Ban Kinh tế thuộc Hội Nông dân TP.HCM cho biết: Ngoài mô hình nuôi cà cuống của anh Tùng, còn có mô hình nuôi sâu, trồng nho, nuôi động vật hoang dã, nuôi ruồi lính đen…
"Vì sao lợi nhuận tốt mà vẫn chưa dám nhân rộng mô hình mạnh mẽ. Là bởi bà con lo lắng đầu ra. Họ nghĩ làm quy mô nhỏ, lẻ còn chủ động được đầu ra, chứ nhiều người cùng làm là dội chợ", trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN ông Vinh bộc bạch.
Trở lại câu chuyện bà con nông dân đi học kinh nghiệm nuôi con cà cuống, anh Tùng thổ lộ: "Bao nhiêu kinh nghiệm nuôi cà cuống, tìm kiếm thị trường tôi đều trình bày hết cho bà con. Tuy nhiên, theo như tôi biết không ai học nghề rồi về xây dựng mô hình nuôi cà cuống...".
"Có nông dân hỏi tôi, nói nuôi cà cuống hiệu quả kinh tế cao sao không mở rộng diện tích nuôi? Có người thấy giá bán cà cuống cao quá lại ngại nuôi vì sợ không bán được...Rồi đủ thứ lo lắng khác...", anh Tùng nói thêm.
Khách liên hệ mua sản phẩm cà cuống tại trại của anh Tùng |
Theo ông Nguyễn Biện Trường Vinh, hiện ở TP.HCM chỉ duy nhất anh Tùng nuôi cà cuống. "Nuôi cà cuống là mô hình rất thích hợp theo hướng nông nghiệp đô thị. Bởi diện tích nhỏ, không ô nhiễm mùi hay ô nhiễm tiếng động, giá trị kinh tế cao, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn…, nhưng để khuyến khích bà con nông dân nuôi là không phải dễ", ông Vinh khẳng định.
Theo Trần Đáng (Dân Việt)
Nhận xét
Đăng nhận xét