Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

PHÁT HIỆN KHẢO CỔ 07

ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Phát Hiện Khảo Cổ Bí Ẩn Và Kỳ Lạ Nhất Từng Được Các Nhà Khoa Học Tìm Thấy


Phát trực tiếp cảnh mở nắp quan tài chứa xác ướp Ai Cập 2.500 năm


Thứ Ba, ngày 09/04/2019 18:00 PM (GMT+7)

Một chiếc quan tài chứa xác ướp của một linh mục Ai Cập cổ đại vừa được mở nắp trực tiếp trên sóng truyền hình hôm 7.4, tờ Daily Mail đưa tin.

Sự kiện: Bí ẩn xác ướp
Thời gian hiện tại 0:23
/
Độ dài 4:16
Bật âm thanh



Video mở nắp quan tài chứa xác ướp Ai Cập 2.500 năm
Cảnh mở nắp được phát sóng trong chương trình đặc biệt kéo dài 2 tiếng của kênh Discovery của Mỹ. Chương trình có tên “Cuộc thám hiểm không xác định: Ai Cập trực tiếp” được quay ở ngoại ô thành phố Minya, nằm ở phía nam Cairo.
Quan tài nằm trong một mạng lưới đường hầm và lăng mộ chứa 40 xác ướp được cho là thuộc giới thượng lưu quý tộc.
Trong khi khám phá những ngôi mộ khác, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những cổ vật như tượng, bùa hộ mệnh, bình đựng nội tạng và các xác ướp, bao gồm một xác ướp đã bị phân hủy thành xương.
Sau đó, các nhà khảo cổ bò vào trong buồng chứa chiếc quan tài được chạm khắc tỉ mỉ. Phải cần nhiều người đàn ông mới có thể mở nắp quan tài.
Phát trực tiếp cảnh mở nắp quan tài chứa xác ướp Ai Cập 2.500 năm - 1
Xác ướp được phát hiện trong quan tài, bao quanh bởi kho báu
Và những nỗ lực của nhóm khảo cổ học đã không bị lãng phí: bên trong quan tài là một xác ướp được bọc bằng vải. Bao quanh xác ướp là kho báu, trong đó có vàng.
“Không thể tin được, điều này thật phi thường”, Zahi Hawass, một nhà khảo cổ học Ai Cập và cựu bộ trưởng cổ vật nước này, nói. Hawass là người phụ trách chuyến thám hiểm cùng với nhà thám hiểm người Mỹ Josh Gates.
Trước đó, một phát ngôn viên của kênh Discovery nói rằng dự án được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Cổ vật Ai Cập.
Phát trực tiếp cảnh mở nắp quan tài chứa xác ướp Ai Cập 2.500 năm - 2
Một số xác ướp khác được phát hiện trong mạng lưới đường hầm
Nhà thám hiểm Gates cho biết xác ướp là của một linh mục cấp cao của thần Thoth - vị thần của trí tuệ và ma thuật của Ai Cập cổ đại. Xác ướp có niên đại từ vương triều thứ 26 của Ai Cập cổ đại, kéo dài đến năm 525 trước Công Nguyên. Điều này có nghĩa là xác ướp có niên đại hơn 2.500 năm.
Sốc với số người muốn uống chất lỏng trong quan tài Ai Cập chứa xác ướp
Chất lỏng màu nâu đỏ trong quan tài có mùi hôi thối khó chịu, nhưng nhiều người lại tìm cách để được uống

Theo Trà My - Daily Mail (Dân Việt)




Con dao găm 4.000 năm tuổi đính 140.000 hạt vàng, tinh xảo đến mức khó hiểu

Thứ Hai, ngày 24/06/2019 19:45 PM (GMT+7)

Con dao tinh xảo bằng đồng đính hơn 140.000 hạt vàng được coi là bí ẩn suốt hàng ngàn năm qua ở Anh.

Sự kiện: Bí ẩn khoa học
  
Con dao găm 4.000 năm tuổi đính 140.000 hạt vàng, tinh xảo đến mức khó hiểu - 1
Bức ảnh phục dựng con dao găm bằng đồng.
Theo Daily Mail, con dao từ thời Đồ đồng này được tìm thấy tại nơi chôn cất của một tù trưởng gần Stonehenge, Anh, năm 1808. Vài giờ sau khi được đào lên, chuôi dao bắt đầu phân hủy, chỉ các hạt vàng là còn tương đối nguyên vẹn.
Các nhà khảo cổ học từ đâu đã thắc mắc về sự tinh xảo mà người xưa tạo nên. Con dao được nạm tới 140.000 hạt vàng, tinh vi đến mức gần như không thể nhìn rõ từng hạt bằng mắt thường. Mỗi hạt vàng ước tính chỉ dài 1mm và đường kính 1/3mm. Hạt vàng được gắn vào các lỗ đục sẵn bằng nhựa cây, theo kiểu zích zắc với độ dày 1.000 hạt trên mỗi cm2.
Theo các chuyên gia, chỉ trẻ em từ 10 tuổi trở xuống mới có khả năng làm công việc bằng tay tinh xảo như vậy ở thời xưa. Việc căng mắt nhìn những chi tiết quá nhỏ có thể khiến người làm ra con dao phải trả giá đắt vì giảm thị lực.
Nguồn gốc của các hạt vàng là một điều bí ẩn, cho đến nay. Nhà khoa học Christopher Standish đến từ Đại học Southampton nói các hạt sẽ được quét qua để phân tích lượng chì nhỏ lẫn trong vàng, qua đó hé lộ phần nào xuất xứ. Có thể số vàng này đến từ Cornwall, Wales, Ireland hoặc Brittany. Kết quả nghiên cứu dự kiến công bố vào tháng 11.

Con dao găm 4.000 năm tuổi đính 140.000 hạt vàng, tinh xảo đến mức khó hiểu - 2
Cận cảnh những hạt vàng được đính trên cán dao.
Lưỡi dao và phần còn lại của chuôi hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Wiltshire ở Devizes, Anh. "Chiếc dao găm nạm vàng này là một trong những đồ tạo tác ấn tượng nhất thời tiền sử, nhưng chúng tôi không biết nó được chế tạo bởi người nào và ở đâu", giám đốc bảo tàng, David Dawson nói.
"Có những dao găm khác với chuôi vàng được chế tạo cùng thời, trong đó 6 chiếc được tìm thấy tại Anh và 22 chiếc tại Brittany. Nhiều khả năng con dao đến từ Pháp", Dawson nói.
Dawson cho rằng những người bị cận thị nặng thời đó, vốn không thể nhìn xa được, mới được giao cho công việc tỉ mỉ như trên. “Chỉ có những thợ kim khí thời Đồ đồng bị cận thị nặng, không thể làm công việc gì khác ngoài chế tạo những đồ vật nhỏ, mới có thể tạo ra các kiệt tác như vậy”.
Các chuyên gia ước tính cần ít nhất 2.500 giờ đồng hồ để hoàn thành con dao với 6 công đoạn. Đầu tiên, vàng phải được cán thành sợi mảnh như tóc người, một đầu được làm bẹt để tạo mặt tròn cho hạt vàng. Sợi dây sẽ được cắt bằng một lưỡi dao mỏng. Thợ kim khí dùng chiếc dùi tí hon để đục lỗ trên chuôi gỗ, bôi nhựa dính vào. Họ lấy nhíp siêu nhỏ để gắn các hạt vàng lên.
Vũ khí ngoài hành tinh 3.000 năm không gỉ sét trong lăng mộ hoàng đế Ai Cập
Dao găm tìm thấy bên trong hầm mộ Pharaoh Ai Cập có niên đại cách đây 3.000 năm và được tạo nên từ nguyên liệu không...

Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)


Chuyện lạ: Bí mật quái vật cổ đại ở sa mạc Sahara đáng sợ nhất lịch sử Trái đất

Minh Anh |


Chuyện lạ: Bí mật quái vật cổ đại ở sa mạc Sahara đáng sợ nhất lịch sử Trái đất
Hình minh họa

Các nhà khảo cổ vừa xác định sa mạc Sahara là nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất.



Có diện tích bề mặt là 9,4 triệu km2, chiếm 1/4 châu Phi, sa mạc Sahara xếp hạng thứ 3, sau Nam Cực và Bắc Cực.
Từ năm 1962 tới nay, sa mạc này đã rộng thêm gần 650.000 km2. Các phần của Sahara thuộc sở hữu của 11 quốc gia, gồm Libya, Algeria, Ai Cập, Tunisia, Chad, Morocco, Eritrea, Niger, Mauritania, Mali, và Sudan.
Khoảng 4.000 năm trước, đây vẫn là một vùng trù phú với nhiều loài động thực vật. Tuy nhiên, Trái đất thay đổi góc nghiêng từ 22,1 độ sang 24,5 độ theo chu kỳ 41.000 năm (hiện tại đang là 23,44 độ và giảm dần), khiến khu vực này trở nên khô cằn.
Chuyện lạ: Bí mật quái vật cổ đại ở sa mạc Sahara đáng sợ nhất lịch sử Trái đất - Ảnh 1.
Sa mạc Sahara hiện giờ không có quá nhiều loài vật sinh sống. Nhưng cách đây khoảng 100 triệu năm, nó từng là mái nhà êm ấm cho một số loài động vật nguy hiểm nhất Trái Đất. Có lẽ nếu được quay trở lại lịch sử Trái đất, có lẽ sẽ chẳng ai dám đặt chân tới!
Các nhà khoa học quốc tế vừa tiến hành phân tích các hóa thạch tìm được ở phía Bắc vùng lãnh thổ Tây Sahara, thuộc thành hệ địa chất Kem Kem. Đây là một nhóm địa chất dọc biên giới giữa Morocco và Algeria được xem là "thời kỳ bùng nổ" các loài thú ăn thịt.
Chuyện lạ: Bí mật quái vật cổ đại ở sa mạc Sahara đáng sợ nhất lịch sử Trái đất - Ảnh 2.
Nhóm nghiên cứu cho biết: "Sahara lúc ấy là rừng mưa nhiệt đới. Mặc dù chỉ giới hạn ở vùng Bắc Phi, nhưng Kem Kem có độ đa dạng sinh học vượt trội so với cả châu Phi hiện đại. Thành hệ địa chất Kem Kem được xem là nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, một tọa độ mà bất kỳ kẻ du hành thời gian nào cũng sớm bỏ mạng".
Một vài mẫu hóa thạch có tuổi đời khoảng 100 triệu năm, con người chưa bao giờ tiếp xúc với những sinh vật cổ xưa này và chắc chắn cũng không muốn có bất kỳ va chạm nào.
Các hóa thạch của nhóm Kem Kem bao gồm các loài như khủng loang bạo chúa, khủng long Spinosaurus, dực long (thằn lằn có cánh), cá sấu thời cổ đại, rắn biển 12m, cá nước ngọt onchopristis mõm tua tủa đầy gai như dao găm nhìn rất đáng sợ và nhiều loài "quái vật" sống dưới nước.
Không chỉ vậy, sa mạc Sahara khô cằn từng sở hữu một thế giới kinh dị với bầu trời đầy những loài nửa giống chim, nửa giống bò sát, săn mồi trên những dòng sông với đôi cánh vĩ đại hơn đại bàng.


Chuyện lạ: Bí mật quái vật cổ đại ở sa mạc Sahara đáng sợ nhất lịch sử Trái đất - Ảnh 3.
Chúng trông rất giống những con chim khổng lồ nhưng không phải là chim.

"Nơi đó toàn những con thủy quái khổng lồ, là tổ tiên của cá vây tay và cá phổi ngày nay nhưng to gấp 4-5 lần" - giảng viên David Martill từ trường ĐH Portsmouth (Anh) thuộc nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Biển Trans-Saharan Seaway trải dài từ bắc tới nam, tức từ Algeria tới Nigeria ngày nay và tách khỏi vùng biển lớn hơn trong thời gian dài. Theo nghiên cứu, sự tách biệt này hạn chế động vật ăn thịt và đảm bảo các nguồn tài nguyên luôn sẵn có, điều kiện hoàn hảo để động vật phát triển mà không bị kìm hãm.
Kết quả là nhiều loài ăn thịt đạt tới kích thước to lớn khổng lồ. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là gigantism, trong đó động vật bị cô lập có thể phát triển kích thước rất lớn do có nhiều thức ăn hơn, có ít động vật ăn thịt cạnh tranh hơn hoặc cả hai.
Năm 2014, một nghiên cứu về khí hậu kết luận sa mạc Sahara khô cằn mà chúng ta biết tới ngày nay hình thành cách đây khoảng 7 triệu năm khi các mảng kiến tạo dịch chuyển, tách rời Sahara khỏi các vùng biển lân cận.
Cuộc nghiên cứu này được xem là toàn diện nhất về chủ đề hóa thạch ở Sahara trong số các báo cáo từ năm 1936 đến nay.


Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới

JAYDEN |


Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới

Sa mạc Sahara hiện giờ không có quá nhiều loài vật sinh sống. Nhưng cách đây khoảng 100 triệu năm, nó từng cung cấp mái nhà êm ấm cho một số loài động vật nguy hiểm nhất Trái Đất, theo một nghiên cứu khảo cổ cho biết.

Các nhà khoa học quốc tế vừa tiến hành phân tích các hóa thạch tìm được ở phía Bắc vùng lãnh thổ Tây Sahara, thuộc thành hệ địa chất Kem Kem. Đây là một nhóm địa chất dọc biên giới giữa Ma-rốc và An-giê-ri, có địa tầng bắt nguồn từ kỷ Phấn trắng muộn và được xem là "thời kỳ bùng nổ" các loài thú ăn thịt.
Lúc đó, Sahara vẫn chưa phải là hoang mạc như bây giờ mà gần giống như rừng mưa nhiệt đới, với môi trường sống rất đa dạng và... kinh hoàng đối với con người. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Hiện nay không có hệ sinh thái nào trên Trái Đất mà chứa đựng các loài động vật ăn thịt to xác như ở nhóm Kem Kem. Mặc dù chỉ giới hạn ở vùng Bắc Phi, nhưng Kem Kem có độ đa dạng sinh học vượt trội so với cả châu Phi hiện đại".
Trên thực tế, các hóa thạch tìm thấy ở thành hệ địa chất Kem Kem đã được trưng bày ở khắp nơi trên thế giới, vì chúng nằm không quá sâu dưới lòng đất. Một vài mẫu hóa thạch có tuổi đời khoảng 100 triệu năm, tức là con người chưa bao giờ tiếp xúc với những sinh vật cổ xưa này và chắc chắn cũng không muốn có bất kỳ va chạm nào.
Tại sao ư? Bởi vì thành hệ địa chất Kem Kem được xem là "nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, một tọa độ mà bất kỳ kẻ du hành thời gian nào cũng sớm bỏ mạng" - theo Phó giáo sư Tiến sĩ Nizar Ibrahim từ trường ĐH Detroit Mercy (Mỹ), cũng là trưởng nhóm nghiên cứu khảo cổ lần này, khẳng định.
Các hóa thạch của nhóm Kem Kem bao gồm các loài như khủng loang bạo chúa, dực long (thằn lằn có cánh), cá sấu thời cổ đại và nhiều loài "quái vật" sống dưới nước.
Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới - Ảnh 1.
Khủng long Spinosaurus chuyên săn bắt cá là loài vật dữ tợn mà ngay cả trong mơ cũng không ai muốn đụng độ (Tranh: Davide Bonadonna)
"Nơi đó toàn những con thủy quái khổng lồ, là tổ tiên của cá vây tay và cá phổi ngày nay nhưng to gấp 4-5 lần" - giảng viên David Martill từ trường ĐH Portsmouth (Anh) thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.
Ngoài ra, nhóm địa chất Kem Kem còn có "một loài cá nước ngọt với vẻ ngoài gần giống cá mập. Nó có tên khoa học là onchopristis, mõm tua tủa đầy gai như dao găm nhìn rất đáng sợ nhưng cũng óng ánh đẹp mắt" - giảng viên Martill nói thêm.
Các nhà khảo cổ vừa xác định nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, nếu được du hành thời gian cũng không ai dám đặt chân tới - Ảnh 2.
Con onchopristis (dưới cùng) chỉ giống như "cá vàng" so với những loài vật to kinh khủng vào thời cổ đại (Ảnh: Pinterest)
Những phát hiện nói trên trích từ công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí ZooKeys , hợp tác giữa các trường đại học ở Detroit, Chicago, Montana (Mỹ), Portsmouth, Leicester (Anh), Casablanca (Ma-rốc), Montreal (Canada) và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris (Pháp). Cuộc nghiên cứu này được xem là toàn diện nhất về chủ đề hóa thạch ở Sahara trong số các báo cáo từ năm 1936 đến nay.
(Theo news.com.au)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét