TT&HĐ I - 9/c

                                                                         Mượn lời Lão Tử

                                                                             Nghiêm Tân

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI

-"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại."
Bleiste

-"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước"
Napoleon.

-"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo:
nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch"

Mark Twain

-“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
Vidhusekharsastri

-"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
Albert Einstein

-"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó và sám hối cho chúng".
Aleksandr Solzhenitsyn

-"Đất nước nào cũng có những thời kỳ khi tiếng ồn ào và sự trơ trẽn trôi theo dòng giá trị; và đặc biệt trong những biến động lớn, tiếng kêu la của những kẻ vụ lợi và bè phái thường bị nhận nhầm là lòng yêu nước".
Alexander Hamilton

-"Anh có thể rứt bỏ con người khỏi xứ sở họ, nhưng anh không bao giờ có thể rứt bỏ được xứ sở nơi lòng người"
John Don Passos

 

 

(Tiếp theo)


                                                                        ***  

Yếu lĩnh khí công chỉ thị rằng bước đầu tiên của rèn luyện khí công là "luyện tinh hóa khí". Nhưng "luyện tinh hóa khí" là gì, như thế nào? Nghiêm Tân là cao đồ của pháp sư Hải Đăng. Những câu chuyện về khả năng khí công của hai ông thật thần kỳ khó tin, nhưng rất nhiều người đã được tận mắt chứng kiến.Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Nghiêm Tân nổi lên như một hiện tượng kỳ lạ về khí công. Ông đã thực hiện nhiều kỳ tích công năng khí công ngay tại những buổi nói chuyện trước đại chúng. Để phần nào trả lời câu hỏi vừa nêu, chúng ta trích lược một số đoạn từ những bài thuyết giảng về khí công của Nghiêm Tân (được biên soạn bởi Hoàng Thái trong "Hoa Hạ thần công", NXB Thể dục thể thao-2005): 

"Từ lịch sử phát triển của khí công, có thể phân làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khí công nguyên thủy, giai đoạn thứ hai là khí công mang tính chất tôn giáo, hay nói cách khác, khí công đã thâm nhập vào tôn giáo, giai đoạn thứ ba là khí công cận đại". "Khí công nguyên thủy có vào khoảng từ 2000 đến 7000 năm trước, thuộc khí công sơ khai, đơn giản". "Nhân dân lao động thời cổ đại gọi khí công là"nội công", "đạo dẫn", "thổ nạp"...với đại khái ý nghĩa của nó có thể hiểu: khí công là thuật dưỡng thân lý tưởng, là sự kết hợp cả rèn luyện tinh thần lẫn thể xác, đó là thuật kiện thân, thuật trị bệnh, thuật trường thọ, thuật tăng trưởng công lực, khai mở trí tuệ". "Rèn luyện kết hợp tâm và thân là đặc điểm của phương pháp khí công, nó không giống với thể dục thông thường hoặc các phương pháp rèn luyện có liên quan đến thể dục như võ thuật, thể thao, chơi bóng, điền kinh..., không giống với phương pháp trị liệu tâm lý mà y học ngày nay đề cao, cũng không giống với các phương pháp giữ gìn sức khỏe phổ biến, giản đơn mà những người bình thường thường áp dụng để chăm sóc thân thể, giữ gìn sức khỏe như chỉ chú ý ăn ngon, ngủ kỹ, làm việc vừa phải...". "(Chữ) tâm ở đây mang nghĩa rất rộng (...). Nó bao gồm ý thức của đại não, thậm chí cả các cơ quan chức năng về hoạt động ý thức, tư duy, tinh thần liên quan đến toàn bộ cơ thể, đương nhiên trong đó bao gồm cả quả tim. (...). Việc luyện tâm có hàm nghĩa riêng của nó, yêu cầu phải thông qua nhiều con đường, nhiều phương thức để luyện tập các cơ quan chức năng tâm của con người. Khái niệm cơ quan chức năng tâm được nói trong khí công bao gồm các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động ý thức, tư duy, thần kinh của đại não và toàn bộ cơ thể. không những bao hàm một chút những gì ta vừa nói mà còn bao hàm những thứ mà y học ngày nay và các ngành khoa học hiện đại khác vẫn chưa nhận thức được rõ ràng. Có người cho rằng, dường như tâm là tiềm thức, (...), tuy nhiên loại tiềm thức này không giống với tiềm thức trong tâm lý học, tiềm thức được nói đến ở đây là tiềm thức trong trạng thái khí công". "Ngoài luyện tâm, còn phải luyện thân, bản thân việc rèn luyện khí công không giống với việc luyện tập thể dục, nghỉ, ngủ, đi bộ thông thường (...). Việc luyện tập thông thường là rất bị động, là sự ám thị trong vỏ não (...). Ví dụ: luyện võ thuật phải luyện được thiết sa chưởng (nghĩa là da thịt chịu được những đòn đánh trả), bước đầu tiên là xỉa bàn tay vào trong đậu tương, ngô (...) và cuối cùng là vào các hạt sắt. (...). Đây là phương pháp rất bị động, thô kệch và gian khổ. Còn cách luyện khí công rất đặc biệt, nghĩa là luyện trong trạng thái thả lỏng tĩnh tại cao độ, làm chân khí trong cơ thể tự chuyển vận với vận tốc cao, (...) làm rất nhiều cơ năng trong cơ thể được điều chỉnh và cải thiện. Lúc đầu, luyện khí công cũng cần một chút ám thị, dẫn dắt dùng ý thức luyện công, nhưng sau cùng lại là kết quả thành công một cách vô thức, bởi vậy mới nói khí công là "hữu ý luyện công, vô ý thành công", (...), vì các phương pháp khác đều yêu cầu người tập phải đặc biệt tinh tường, còn khí công lại yêu cầu bạn "không tinh tường". Nói như vậy không có nghĩa là yêu cầu bạn không biết gì, mà để đưa bạn vào trạng thái như Lão Tử (nhân vật đại diện sớm nhất của công phu Đạo Gia Trung Quốc) đã nói, là trạng thái "hoảng hoảng hốt hốt, hốt hốt hoảng hoảng", nhưng hoàn toàn không phải trạng thái mơ hồ rối rắm. Trong trạng thái này, chân khí sẽ vận hành trong cơ thể, có thể tự điều chỉnh, cải thiện chức năng sinh lý (...), có thể đưa con người vào trạng thái vô cùng tốt đẹp, nói cách khác là trạng thái sinh lý lý tưởng. (...). Khi luyện thân bằng khí công, thì tổng mức tiêu hao năng lượng sẽ giảm, khi đó các chức năng của cơ thể tựa như được tiết kiệm, tự nó đã là một quá trình nghỉ ngơi, nên có thể hoạt động trong thời gian dài hơn (dẫn đến sống thọ hơn - nv). Đây là điểm mà các phương pháp luyện tập khác không có được". "Luyện, luyện, luyện đến khi giảm được mức tiêu hao năng lượng, tăng được mức năng lượng dự trữ, kích phát năng lượng tiềm tàng, phát huy công năng, bao gồm cả phát huy trí tuệ của não, khi luyện đến bước cuối, cơ thể con người sẽ xuất hiện những công năng đặc biệt, như mùa đông có thể chịu được lạnh, cả ngày không ăn cũng không thấy đói, thậm chí có thể nhịn ăn trong một thời gian rất dài, đương nhiên có người còn có những công năng còn kỳ diệu hơn. Tất cả những hiện tượng đó đều do thân thể tự làm nên". "Tóm lại, khí công là môn rèn luyện kết hợp cả tâm và thân, đương nhiên phương pháp luyện tâm là rất đặc biệt, điều này rất dễ bị người bình thường coi nhẹ. Đây chính là điểm cơ bản để giải thích khí công là gì".

(Để biết thêm về Nghiêm Tân, chúng ta đọc thêm bài này trên mạng:
"Huyền thoại Nghiêm Tân - Khí công hay Trường sinh học? 
Quang Võ biên tập 


Nghiêm Tân sinh trưởng ở một làng nhỏ thuộc huyện Giang Dân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nghiêm Tân có vóc người nhỏ nhắn, là con thứ của một gia đình có truyền thống thượng võ nên từ nhỏ đã yêu thích quyền cước. Một chuyện kỳ lạ đã đưa Nghiêm Tân đến với khí công.



Vào năm bốn tuổi, một hôm, bé Nghiêm Tân đang nô đùa cùng với bọn trẻ trong rừng, bất ngờ gặp một người đàn ông tuổi trung niên. Với một thứ khinh công tột đỉnh, chỉ trong nháy mắt, ông đã biến mất, nhìn khắp bốn bề đều không thấy bóng hình, như đã bay lên trời cao hay biến vào lòng đất vậy. Thế rồi, chỉ trong thoang chốc ông lại đột ngột hiện ra, đứng trước bọn trẻ đang ngơ ngác. Bé Nghiêm Tân nhìn đến ngây người và cứ níu ông đòi dạy võ. Cuối cùng vị cao thủ võ lâm ẩn cư tu thân luyện công nơi núi rừng sâu ấy đã nhận cậu bé bốn tuổi này làm đệ tử. Ông đã cấm Nghiêm Tân tiết lộ thân thế bí ẩn của mình.



Dưới sự chỉ dẫn của sư phụ, Nghiêm Tân tĩnh tâm học khí công. Ba, bốn năm trôi qua, cậu bé cảm thấy xương cốt, thần kinh và máu thịt trong người như đã thay đổi hẳn. Dòng máu trong thân thể như sôi bỏng, hai bàn tay nóng ran rát. Ngày thường luyện công trong phòng, mắt không chút nhìn xiên, nhưng toàn thân Nghiêm Tân như đã bay ra khỏi, ra tới cánh đồng quang đãng. Khi nhắm mắt ngưng thần, trước mắt thấy nổi lên lớp lớp ánh sáng trắng loang loáng. ánh sáng qua đi, trong đầu hiện ra hình dáng những đồ đạc bày trong phòng như bàn, ghế, giường tủ... không bao lâu lại sinh những dải sóng óng ánh các màu. Sư phụ bảo đó là kết quả do chuyên tâm chú thần công lực và thăng hoa đã đạt được.



Năm tám tuổi, nhờ cha thân đến cầu xin, Nghiêm Tân lại được nhà khí công lừng danh là Hải Đăng pháp sư vui lòng truyền dạy bí pháp. Hải Đăng pháp sư là bậc võ lâm lão tiền bối, võ nghệ tinh sâu, công lực phi phàm và cực kỳ nghiêm khắc đối với các đệ tử của mình. Theo tông phái của Hải Đăng pháp sư, Nghiêm Tân nhập môn, nhập đạo, được học tập một cách hoàn chỉnh các môn: Vân thông khí công, Thiếu niên tinh quyền, Tỉnh lã là quyền (bao gồm đường quyền từ thứ năm đến thứ chín của phái Thiếu Lâm), Hình ý quyền, La Hán quyền, rồi đao thương, kiếm, côn, kích, roi... đa ban võ nghệ... 



Tiếp sau đó, Nghiêm Tân lần lượt luyện công học nghệ với hơn hai mươi vị sư phụ, họ hoặc là võ lâm đại sư, hoặc là những cao thủ trong người nắm những tuyệt chiêu thần kỳ của chư gia môn pháị Nghiêm Tân nghiền ngẫm, trau giồi những sở trường của từng môn phái và dần hình thành công phu đặc sắc độc đáo của bản thân.



Khi luyện công, Nghiêm Tân chọn giờ Tý và giờ Dần. Theo học thuyết "Tý Ngọ lưu chú" trong y học cổ truyền Trung Hoa, vào giờ Tý và giờ Dần, khí huyết trong cơ thể con người đặc biệt thịnh vượng, luyện công vào thời khác đó sẽ có thêm tác dụng. Nghiêm Tân thường luyện công trong rừng, trên núi, ở những vùng gần mạch nước là những nơi có địa từ mạnh, mượn ngoại lực của địa từ trường trợ lực, có thể thúc đẩy nội khí tăng trưởng.



Để đạt tới đỉnh cao trong võ công, Nghiêm Tân ghi lòng tạc dạ giáo huấn của sư phụ, giữ nghiêm ”Thất giới“ (tức là bảy điều kiêng kỵ). Ngoài kiêng rượu, sắc, tài, khí, còn kỵ ngôn (không xuất ngôn hại người), kỵ ngủ đêm (đêm luyện công vào giờ Tý, buổi sáng lại phải dậy sớm vào giờ Dần để luyện công, rất ít ngủ). 



Đồng thời Nghiêm Tân quanh năm ăn chay, kiêng mỡ, kỵ tanh. Năm 11 tuổi, khi nhắm mắt phát công, những vật thể trước mắt nổi rõ trong đầu với hình khối và màu sắc hoàn toàn giống và rõ như đang mở mắt nhìn.



Khi công phu đã thâm hậu, nhắm mắt phát động, Nghiêm Tân đã có thể thấu thị xuyên suốt cơ thể con người, không chỉ ”thấy được“ hình dáng bên ngoài, mà còn ”thấy được“ cả xương cốt, dây thần kinh phát sáng và dòng máu sẫm đang tuần hoàn trong huyết quản.



Năm 13 tuổi, Nghiêm Tân đã có khả năng phát ra ngoại lực để chữa bệnh cho con ngườị năm đó, Tân trở thành học trò của lão y sư Trịnh Bá Chương, một thầy thuốc nổi tiếng trong giới Đông y Trung Quốc. Năm 1974, Nghiêm Tân thi vào Học viện Y khoa Thành Đô, học tập một cách hệ thống kiến thức lý thuyết, thực hành của Đông y và Tây y. Năm tháng trôi qua, Nghiêm Tân đã tập hợp được trong mình những hiểu biết y học, võ thuật, khí công và nhiều công năng đặc dị khác, rèn luyện đạt tới một bản lĩnh kì diệu, một tài năng chữa bệnh thần kỳ. Trở thành một thầy thuốc hành nghề giữa dân gian, ông làm được những kỳ tích con người khó tưởng tượng nổi, được thiên hà tôn xưng là ”Thiên phủ thần y, Hoa Đà tái thế“.



Khí công chữa bệnh mang đầy sắc thái truyền kỳ, nhưng lại là sự việc có thật trong cuộc sống hiện nay ở Trung Quốc, mà Nghiêm Tân là một sự thật sinh động. ”Huyền thoại“ về Nghiêm Tân có rất nhiều, chúng tôi xin nêu ở đây một vài câu chuyện ”người thật, việc thật“



Chữa đau bụng và giải độc



Năm 1978, tại công trường mở rộng nhà ga xe lửa Thành Đô, một người thợ trẻ đột ngột bị đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập làm anh ta lăn lộn giãy giụa dưới bùn đất, mồ hôi lạnh vã và nhễ nhạị Vừa lúc ấy, Nghiêm Tân đi qua, tình cờ nhìn thấy liền bảo học trò là Trần Bang Vinh lầy một cốc nước, tự tay Nghiêm Tân đưa cho người thợ trẻ. Uống hết cốc nước, anh dứt hẳn cơn đau và đứng ngay dậy xúc động lẩm bẩm: ”Hôm nay được gặp tiên rồi“. Thật ra, đối với Nghiêm Tân đó là một chuyện bình thường, nước thường hoặc rượu bia, Nghiêm Tân đều có thể dùng để chữa bệnh.



Một ngày năm 1983, một phụ nữ ở Cẩm Dương gặp bức bối trong việc gia đình, suy nghĩ bế tắc, uống thuốc trừ sâu tự tử, lúc được phát hiện thì đã ở trong tình huống nguy kịch. Người nhà cuống quýt vội đưa chị đi bệnh viện, trên đường vừa may gặp Nghiêm Tân. Ông liền điểm huyệt và vận khí phát công cấp cứu, chỉ trong phút chốc, người đàn bà ấy nôn thốc nôn tháo,rồi hồi tỉnh dần. Nghiêm Tân nhổ mấy nhánh cỏ xanh ven đường, dùng tay vò qua rồi bảo người phụ nữ nhai nuốt, chỉ với chừng ấy thôi, đã cứu sống được một mạng người.



Chữa gãy xương



Nghiêm Tân còn có thể làm cho xương cốt bị gãy vụn trở lại lành lặn như xưa. Vào khoảng 10h sáng ngày 27-4-1984, một công nhân trẻ của nhà máy thép Trùng Khánh tên là Túc Bình bị tai nạn giao thông. Bệnh viện chụp X Quang, cho biết: hai xương bả vai bị gãy rời, vỡ vụn, khớp vai phải thoát vi.. Điều trị một tháng,vai anh ta vẫn không động đậy được, qua hội chẩn, bệnh viện bó tạ Túc Bình được chuyển tới Viện Nghiên cứu đông y Trùng Khánh, xin Nghiêm Tân chữa tri.



Nghiêm Tân lặng lẽ ngồi trước nạn nhân, hai tai duỗi ngửa từ từ nhập tịnh. Sau mấy nhịp thở sâu, ông mở miệng: ”Hai xương bả vai gãy rời vụn. Chỗ ghép nối ở điểm bên phải xương bả vai khoảng chừng ba phân bị trệch“. Những điều chẩn đoán bằng phát công thấu thị của Nghiêm Tân hoàn toàn khớp với kết quả chụp X quang sau đó. Tiếp đó, những dải băng chằng chịt quấn chặt lấy thân thể Túc Bình được cởi bỏ hết. Nạn nhân được dìu nằm sấp lên giường. Nghiêm Tân huy động cả hai tay băm, đấm, xoa, bóp mạnh mẽ trên lưng Túc Bình. làm anh có cảm giác buồn buồn, tê tệ Cả một vùng sau lưng mát lạnh. 20 phút sau, Nghiêm Tân thu hồi công lực, đi thăm bệnh ở các phòng khác.



Khoảng nửa giờ sau, ông quay lại nói với Túc Bình lúc này vẫn ngoan ngoãn nằm im trên giường: ”Xoay ngửa người lại“. Anh ta sửng sốt nhìn Nghiêm Tân, nghĩ tai mình nghe nhầm. Nghiêm Tân hiểu ý, nói thêm: ”Đừng sợ, cứ làm như chưa từng bị làm sao ấy“. Túc Bình lấy sức xoay mình và nằm ngửa ra một cách dễ dàng. ”Bây giờ anh hãy làm mấy động tác giã giò co tay trên giường!“. 



Như huấn luyện viên đang ra lệnh cho vận động viên của mình, Nghiêm Tân nói: ”Sợ gì nào, anh khỏi hẳn rồi mà!“. Túc Bình xúc động quay sấp mình, làm liền năm động tác co tay giã giò. Sau đó theo lệnh của Nghiêm Tân, anh ta xuống giường, bước ra bên cửa, nắm lấy khung cửa làm một mạch 30 lần động tác co tay trên xà, còn dùng một tay nhấc lên vật nặng trên 20kg.



Ngày 10-2-1985, hai bác sĩ Lý Du Và Từ Mãn ở Quân y viện Tây Nam đã khám lại cho Túc Bình. Kiểm tra X quan và chụp phim chứng thực vết thương đã lành hẳn, nay những chỗ xương bị gãy vụn trước kia cũng không còn để lại dấu vết gì. Từ đó trở đi, công năng hai vai của Túc Bình đã hồi phục hoàn toàn; trở về nhà máy, những phối kiện thép nặng hàng tạ anh lại có thể đẩy dễ dàng. Anh có thể dùng vai để nâng vật nặng cả tạ mà vẫn bình thường.



Gặp những ca gãy xương, Nghiêm Tân thường dùng ngoại khí để trị liệu. Hình thức phát công này rất đa dạng. Có lúc phát công ở sát gần, cũng có khi phải phát công ở cự ly xa, hoặc cách vật cản như bức tường, cây cối... cũng có khi lại trực tiếp tiếp xúc với bộ phận bị thương tổn của bệnh nhân.



Cháu Dư Lập Độ chín tuổi, là con ông Trần Xương Cung ở nhà máy hoá chất Tứ Xuyên bị gãy dập ngón tay cái hồi tháng 4-1984. Nghiêm Tân dùng hai bàn tay mình kẹp chặt lấy ngón tay gãy của cháu rồi phát khí, cháu nói là cảm thấy nóng bỏng từng đợt ở ngón tay. Nửa giờ sau, ngón tay cháu khỏi hẳn, xương ngón tay trở lại lành lặn như nguyên. Ngày 6-7-1985, anh Dương Diệu Tổ ở Liên hiệp công đoàn thành phố Trùng Khánh bị gãy xương bàn tay phải, mu bàn tay sưng to như một chiếc bánh bao, năm ngón tay cứng đờ. 



Nghiêm Tân được mời đến. Trước tiên, ông điểm mấy huyệt trên người Dương Diệu Tổ. Diệu Tổ cảm thấy như có dòng điện chạy qua khắp người mình. Sau đó, Nghiêm Tân bước ra phòng ngoài, cách bức tường để phát công vào bệnh nhân, bệnh nhân cảm thấy toàn thân mình như trôi nổi lên, chỗ bị thương thấy giật giật lên một lúc, rồi không còn thấy đau đớn nữa. Hai giờ sau, vết thương khỏi hẳn, tay hết sưng và công năng phục hồị



Chữa điếc



Em Lưu Hiểu Dung, mười bốn tuổi, bị mất hẳn thính giác, do hồi nhỏ bị ngã xuống sông. Tiếng trống, tiếng pháo, tiếng sấm, tiếng nổ, em đều không nghe biết gì. Tết, năm 1984, gia đình em nhờ Nghiêm Tân chữa trị, ông lấy hai cục bông nhỏ nhét vào tai em, rồi phát công. Ngay sau năm phút, Nghiêm Tân thu hồi công lực, nhẹ nhàng lấy hai cục bông trong tai em rạ Em Dung lập tức sung sướng mở to đôi mắt thông minh, cảm thấy trong màng nhĩ có tiếng vo vo, vui mừng nói: ”Cháu nghe được rồi“. Nghiêm Tân để chiếc đồng hồ đeo tay bên tai Hiểu Dung, em lập tức nghe rõ tiếng tích tắc.



Chữa teo cơ



Năm 1984, chị Chu Quế Trân, giáo viên trường tiểu học số hai huyện Mật Văn, ngoại thành Bắc Kinh, bị phong thấp, đau thắt lưng và nhức đầụ, đùi trái bị teo cơ, hai chân dưới gần như liệt. Nhiều thầy thuốc Đông, Tây y nổi tiếng đã bó tay. Trong cơn tuyệt vọng chị viết thư cầu cứu Nghiêm Tân. Sáng 24-5-1986, Nghiêm Tân đến nhà, vừa hỏi chuyện Quế Tân, vừa ngầm vận khí công chữa bệnh cho chi.



Chu Quế Trân kể lại: ”Đang ngồi nói chuyện, tôi cảm thấy hai vai như có luồng gió thổi qua, rất lạnh. Tôi gọi người nhà lấy thêm áo mặc, song bác sĩ Tân bảo: ”Đừng sợ, tôi đang dùng khí công loại bỏ khí thấp trên người chị“. Một lúc sau, chồng tôi thấy cánh tay trái bác sĩ ướt đầm đìa,còn cánh tay phải hoàn toàn khô ráo, đó là phép ”dẫn đạo khí công“. Sau đó, Nghiêm Tân bảo tôi vào nằm nghỉ trong gian phòng nhỏ. Mấy phút qua đi, tôi thấy một cảm giác kỳ lạ, như có luồng diện chạy qua toàn thân, các đốt sống cũng động đậy. 



Cảm giác đau lưng mất dần. Tôi ngủ thiếp đi, lúc mở mắt, nhỏm dậy, lưng không đau. Xuống giường vặn thử người, đá chân, hoạt động thoải mái. Ông Nghiêm Tân đã phát công chữa bệnh cho tôi qua bức tường ngăn suốt năm giờ liền, từ một giờ trưa đến sáu giờ chiều. Bệnh của tôi khỏi hẳn“.



Chữa hoại tử



Một cán bộ xưởng máy kéo Bắc Kinh bị hoại từ xương mắt cá chân,nhiều năm không đứng, không ngồi được, bệnh viện nói phải tháo khớp. Anh tìm đến Nghiêm Tân. Ông bảo bệnh nhân ngâm chân vào một chậu nước, còn mình ra chỗ vắng, vận khí công điều tri.. Người bệnh ngồi im lìm như đang ngủ, gần ba giờ sau Nghiêm Tân quay lại gọi dậy. Người bệnh trước đây không ngồi nổi mười phút, nay đã ngồi gần ba giờ, sau đó lại đi ra phố chơi trong gần một giờ đồng hồ.



Rắn như thép



Cuối năm 1986, Nghiêm Tân sang thăm Nhật Bản cùng với đoàn đại biểu Hội Nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc. Vô tình, ông đã tiếp một cuộc thách thức của một đồng nghiệp Nhật Bản, phải đọ khí hết pháp và giành được thắng lợi, làm thành một giai thoại thời ấỵ



Buổi tối ngày 17-11-1986, tại khác sạn Đại Tân Cốc Tokyo, giới đồng nghiệp Nhật mở tiệc chiêu đãiI các bạn Trung Quốc. Giữa tiệc, ông Kusudu, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa hoặc khí công của Nhật Bản phàn nàn với trưởng đoàn Trung Quốc Trương Chấn Hoàn về căn bệnh đau khớp khuỷu tay đã nhiều nam chữa trị nhưng vô hiệu và ngỏ ý muốn nhờ một nhà khí công nào trong đoàn Trung Quốc chữa trị giúp. Trương Chấn Hoàn giao nhiệm vụ này cho Nghiêm Tân và đề nghị Nghiêm Tân sẽ dâng năm ly rượu lên Kusudu, khi dâng rượu sẽ phát công chữa bệnh. 



Phương án trị liệu giàu kịch tính này làm cho người bạn Nhật Bản rất khoáị Kusudu vốn là bậc lão thành trong giới khí công Nhật, công lực không phải loại thường. Hơn nữa, ông ta tửu lượng hơn người, từng uống liền mười tám chai rượu mạnh mà không say, có biệt hiệu ”Hũ rượu đại“. Nhận nhiệm vu.. Nghiêm Tân ngầm phát công lực thăm dò và biết rằng dây chằng của Kusudu bị tổn thương ở dạng mãn tính (trần cựu). 



Ông rót một ly nhỏ rượu Mao Đài, dùng hai tay dâng cho Kusudu, Kusudu đứng lên nhận lấy, rồi uống một hơi cạn sa.ch. Lúc Nghiêm Tân định dâng tiếp ly thứ hai thì đâu ngờ ”hũ rượu đai“ đã có vẻ chếnh choáng, nói: ”Thôi, uống bia“, rồi lại đòi hai cốc bia có nồng độ thấp hơn hẳn rượu này thành 4 lần uống, gọi là cho đủ năm lỵ Sau khi Kusudu nhăn nhó uống hết chỗ bia cuối cùng thì chuyện là lập tức xuất hiện: với bộ mặt đỏ gay, Kusudu giơ cao cánh tay đau của mình, co duỗi một lúc rồi vui sướng nói: 



"Hết đau rồi, không còn chút đau nào nữa! Công phu của Nghiêm tiên sinh quả thật dao siêu!". Kusudu là người trong nghề, ông hiểu rằng chỗ rượu ấy đã được Nghiêm Tân xử lý bằng công lực, chỗ đau nơi khuỷu tay mình cũng đã được Nghiêm Tân phát khí chữa tri..



Trong giới khí công của Nhật Bản cũng không thiếu những người không tin phục. Một hôm, các đồng nghiệp hai nước Trung-Nhật đang toạ đàm, thì một nhà khí công Nhật Bản tên là Sukitari, thông qua phiên dịch, đề nghị được đấu ”khí lực“ để phân thắng bại với Nghiêm Tân. Không hiểu là do không nghe rõ ý của Sukitari hay do không hiểu sâu tính cách võ sĩ đạo của một số cao thủ trong giới khí công Ngật Bản, mà người phiên dịch sợ khi chuyển ngữ quá thẳng thì sẽ làm tổn thương đến tình hữu hảo giữa đôi bên, nên đã dịch cho Nghiêm Tân là ”học hỏi lẫn nhau“.



Nghiêm Tân vui vẻ nhận lời, nhưng khi nhìn sang Sukitari, ông biết đó là một người đã luyện công, tập võ nhiều năm, lại có trong người những công năng đặc dị thần kỳ. Nghiêm Tân nhận ra ngay ”học hỏi lẫn nhau“ ở đây bao hàm ý nghĩa gì. Sang Nhật lần này là một cuộc viếng thăm hữu nghị, Nghiêm Tân không hề chuẩn bị thi thố, đọ sức với bạn, nay họ đã chiếu thư, mà xem ra không phải do ngẫu hứng nhất thời. Vừa rồi, mình đã nhận lời, nếu làm thật Nghiêm Tân tự hiểu công lực của mình có thể làm thương tổn đến đối phương, thậm chí có thể huỷ cả lục phủ ngũ tạng, như vậy không phù hợp với đạo đức trong võ lâm, bất lợi cho tình hữu nghị giữa hai nước. 



Nhìn lại đối phương, rõ ràng không phải cỡ tầm thường, nếu có sơ suất, hậu quả sẽ khôn lường. Nghiên Tân có vẻ trấn tĩnh khác thường, nhưng trong đầu đã suy tính nhanh chóng, Sukitari không chút nể nang, lấy thể vận khí, phát công lực mạnh nhằm thẳng vào mặt Nghiêm Tân. Mọi người đều biết đó là một nhà khí công có hạng của nước Nhật, châm cứu, điển huyệt đều vào lợi thượng thặng. Khi Sukitari vận đủ đan điền cho khí phát mạnh vào Nghiêm Tân, thần lực đó hết sức lợi hại, nhưng Nghiêm Tân không hề cảm nhận chút nào, vẫn nói cười bình thường với mọi người, thản nhiên như không.



Thấy luồng khí phủ đầu không có tác dụng gì, Sukitari liên tục tăng lực phát công, mồ hôi trán vã ra nhưng Nghiêm Tân vẫn ngồi vững chãi, Thấy không ổn, Sukitari dùng khí thu công để nghị được thay đổi phương hướng phát khí từ phía lưng Nghiêm Tân, Nghiêm Tân ưng thuận ngay. Sukitari lại lấy thế, liên hồi vận khí nhằm đúng lưng Nghiêm Tân phát công dữ dội, nhưng vẫn vô hiệụ Ông ta ướt đẫm mồ hôi, trong làm cảm thấy lạ lắm. Chính diện tấn công không thấy nhúc nhích, phát công từ phí sau lưng cũng không thấy suy chuyển, hay là do cự ly quá xả Sukitari liền đến sát bên Nghiêm Tân, áp bàn tay vào lưng Nghiêm Tân, vận tận lực pahts khí, dùng cả cánh tay đẩy mạnh, Không ngờ cứ như bị va phải một hòn đá to, Sukitari mệt mỏi thở gấp, mồ hôi vã như tắm, mặt đỏ gay. Nghiêm Tân vẫn ngồi như không có việc gì xảy rạ Sukitari hiểu ràng hôm nay đã gặp cao thủ. 



Nếu như chỉ dựa vào phát lực khí công và cậy sức húc bừa thì chỉ có thất bại thảm ha.i.Ông ta giơ tay điểm xuống huyệt Bắc Hội trên đỉnh đầu Nghiêm Tân. Đây không phải là trò đùa, nếu huyệt này bị cao thủ điểm trúng thì chí ít cũng bị ngay ra như gỗ. Nhưng Nghiêm Tân vẫn vững như Thái Sơn, an toạ bất động, không hề cảm thấy có gì khác thường. Lúc này, Sukitari mồ hôi đầm đìa, thở hổn hển, trợn tròn hai mắt, bất ngờ vung ra đòn cuối cùng: giơ hai tay tóm mạnh vào động mạch cổ của Nghiêm Tân.



Tóm mạnh vào động mạch cổ là ngón đòn hiểm độc nhất, Người bị trúng nếu không chết ngay thì cũng bị trọng thương. Tuy vẫn ngồi yên thản nhiên, nhưng Nghiêm Tân hiểu rất rõ tính chất leo thang trong các động tác mà đối phương tung rạ Nhan như cắt, khi tay của đối phương vung tới, Nghiêm tân không né tránh, cũng không tả đòn mà ông quay hẳn đầu lại để cho Sukitari tóm bắt ”ngon lành“. Kết quả là Nghiêm Tân vẫn bình an. Đến nước này, nguyên khí trong người Sukitari mất sạch, chây tay bủn rủn, toàn thân rã rời, Sukitarimowiws biết vị khí công danh sư trước mặt mình này quả là ”danh bất hư truyền“.



Ông ta cúi mình nhận thua tại chỗ và nói thành khẩn: ”Công phu của ngài quả là lợi hại, cao siêu! Xin bái phục“. Rồi gọi người con trai đến, hai cha con cùng khẩn cầu bái Nghiêm Tân là sư phu.. Cuộc đọ võ hấp dẫn này làm cho người Nhật Bản vô cùng thán phục tài nghệ của Nghiêm Tân. Theo kế hoạch, sẽ có một cuộc đọ quyền giữa một quyền sư Nhật Bản với Nghiêm Tân, và một nhà kiếm thuật đọ kiếm với Nghiêm Tân nhưng đối phương chủ động xin rút bỏ.



"Tác dụng xúc tác" của ngoại khí đối với các phản ứng hoá học



Ngày 12-12-1986, Tổ chức nghiên cứu kho học khí công Đại học Thanh Hoa hợp tác với Nghiêm Tân tiến hành một thí nghiệm về tác động của khí công đối với các phản ứng hoá học. Trên bàn thực nghiệm bằng đá, đặt một bình thuỷ tinh thạch anh, trong chứa đầy hỗn hợp gồm khí hydro và oxyt cacbon (CO). Trong công nghiệp, muốn giữa hỗn hợp này có phản ứng với nhau, cần có áp suất vài chục at-mot-phe, cũng không có chất xúc tác, nhiệt độ trong phòng là 130C. Sau khi Nghiêm Tân phát cường công, một vị giáo sư đem bình đến đo ở máy quan phổ hồng ngoại. Qua máy tính xử lý, phổ đồ hiện trên màn hình cho thấy trong bình đã xuất hiện hoá chất mới, phản ứng hoá học đã xảy ra dưới tác dụng của ngoại khí khí công. Mời vị giáo sư, chuyên gia có mặt trong phòng đều công nhận thí nghiệm thành công.



Ngày 17-12-1986, thí nghiệm trên được lặp lại, chỉ khác là Nghiêm Tân phát công từ một nơi cách phòng thí nghiện 7km. Địa điểm thí nghiệm cũng khác nhau, một máy laser đặt trong phòng thí nghiệm laser, một hỗn hợp nước và khí đặt trong một buồng tối. Kết quả chứng tỏ Nghiêm Tân phát công điều khiển từ xa không những có thể lặp lại kết quả thí nghiệm lần đầu mà hiêụ quả còn tốt hơn.



Làm thay đổi cấu tạo phân tử tế bào



Nghiêm Tân còn phát công ở những khoảng cách khác nhau, vào một loạt vật chất có hiệu ứng sinh lý như nước, muối sinh lý, dung dịch glucô, khoảng cách thực nghiệm từ vài mét tới vài cục mét, từ vài km tới 200km. Trong không đầy một tháng đã thiến hành 10 cuộc thí nghiệm với bảy, tám loại vật chất khác nhaụ Lần thí nghiệm lớn nhất có gần hai mươi vị giáo sư, giảng sư, nghiên cứu sinh tham gia, huy động bảy máy phân tích cỡ lớn. Một loạt thí nghiệm đó chứng tỏ ”ngoại khí“ do nhà khí công phát ra đã làm thay đổi rõ rệt kết cấu phân tử của axit nucleic, có thể tác động tới nhiều loại phân tử vật chất tạo nên tế bào. Đó là một trong những nguyên nhân khiến khí công chữa khỏi bệnh.



Hơn ba mươi năm tu thân luyện công, hơn hai mươi năm chữa bệnh, với y thuật thần kỳ và y hiệu như thần thoại của mình, Nghiêm Tân đã để lại nhiều ”câu đố“ không thể giải thích nổi.



Tuy có công lực thâm hậu, thần diệu, nhưng Nghiêm Tân không phải tần tiên, không thể chữa trị được bách bệnh. Ông đã nhiều lần nói, những cao thủ có bản lĩnh tuyệt đỉnh không thiểu gì trong dân gian. Ông vẫn phải tiếp tục tầm sư học đạo, tinh luyện công lực. Đồng thời Nghiêm Tân cho rằng khí công cao cấp và những công năng đặc dị không phải là thứ gì thần bí siêu hình. Con người có chừng 14 tỉ tế bào đại não, thông thường mới chỉ sử dụng độ hơn một triệu tế bào, còn tuyệt đại đa số các tế bào não được tồn chứa một cách lặng lẽ, vô du.ng. Ông mới luyện công được mấy chục năm, cùng lắm cũng chỉ mới khai thác thêm được một phần nhỏ nữa trong sự tàng trữ khổng lồ ấy. Luyện công lực như vậy còn rất xa mới tới được đáy sâu của công phu, suốt đời cũng không tới nổi sự tận cùng của tiềm năng con người.



Các dạng năng lượng đặc biệt khách thương (hay gọi là công năng đặc biệt khác thường) mà Nghiêm Tân có thể bức xạ mỗi khi ”phát công“ còn là một thế giới đầy bí ẩn đối với mỗi chúng tạ ở đây các dạng bức xạ năng lượng của khí công và trường sinh học (hào quang sinh học, chất plasma học) có mối liên quan chăng? Phải chăng luyện tập khí công có thể khai thác được những năng lượng sinh học tiềm ẩn trong mỗi con người - năng lượng trường sinh học?



Giải đáp được vấn đề này thật không dễ dàng. Chúng ta tin rằng, rồi đây một ngành khoa học mới sẽ ra đời, ngành khoa học của thế kỷ 21 sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về những khả năng của chính bản thân mình").


Vậy, "luyện tinh hóa khí"- giai đoạn đầu của quá trình thực hành rèn luyện khí công lâu dài- chính là dẫn dụ thân-tâm vào được trạng thái tĩnh tại, "hoảng hoảng hốt hốt", làm xuất hiện thứ gọi là "khí" trong cơ thể. (Nhiều người còn hồ nghi về sự tồn tại của khí nhưng vì đã từng trải qua nên chúng ta khẳng định một trăm phần trăm là nó có thật!). Tiếp tục luyện, dẫn dụ, khí đó sau khi xuất hiện rồi sẽ được "tích tụ" thành (những) "dòng khí" lưu chuyển, lan tỏa "theo ý" (nhưng không phải chú tâm!) với (những) vận tốc và (những) hướng "tùy ý" ra khắp cơ thể. Trên nền tảng cơ bản có tính duy nhất, đồng thời cũng đóng vai trò "hướng đạo" căn cốt "luyện tinh hóa khí" đó mà sự rèn luyện khí công sẽ đạt được những công năng ở mức độ trung-cao-thượng thừa, hoặc đạt đến khả năng (theo Đạo Gia!) thiền định trực tiếp giác ngộ chân lý (Đạo) (?!). 

Lão Tử xây dựng triết thuyết của mình bằng việc đầu tiên là đưa ra khái niệm "Đạo", với quan niệm Đạo (chúng ta gọi là Tự Nhiên Tồn Tại!) là thứ gì đó cực kỳ phi thường và ảo diệu, là tất cả nhưng cũng không là cái gì cả, vừa thế này lại cũng vừa thế kia, "người trần mắt thịt" không thể "nắm bắt" được, mà chỉ những người đạt đến trạng thái tinh thần không còn "bợn trần nhơ", nghĩa là không còn bị nhiễu loạn bởi những tạp niệm đời thường và đã hoàn toàn trong sáng, mới có khả năng tiếp cận nó trong tâm thức (nhận thức tâm linh?). Chúng ta cho rằng dù còn lờ mờ thì nhiều "ý tứ" còn lưu lại trong lịch sử đã hướng đến chỉ thị: nhằm mục đích truyền bá cũng như tăng cường khả năng nhận thức về Đạo, chính những nhà hiền triết của Đạo Gia phái thời Xuân Thu-Chiến Quốc, với Lão Tử là người đi tiên phong, trên cơ sở kế thừa sự "luyện tinh hóa khí" đã có sẵn (dù có thể ở dạng còn sơ khai, có tính tản mạn), vẫn mặc nhiên lưu truyền vào thời đó (chủ yếu bằng truyền khẩu?) trong xã hội, trong dân gian, tạm gọi chung là "khí công nguyên thủy", đã sáng tạo ra phương thức rèn luyện khí công một cách hoàn chỉnh, cụ thể là Bản kinh Âm Phù, cũng như sự hành thiền, cái gốc của khí công và thiền ngày nay. 

Cũng khí công ngày nay cho thấy, nếu "luyện tinh hóa khí" là giai đoạn đầu tiên có vai trò khai mở, đặt nền móng, "bày mâm" của rèn luyện khí công hoặc hành thiền, thì khâu đầu tiên, đóng vai trò bước xuất phát của "luyện tinh hóa khí" là tập thở, luyện thở. Thở là hoạt động bản năng của sống còn, đứa bé mới sinh ra đời, chưa có ý thức đã biết thở rồi thì việc gì phải tập nữa? Trả lời cho "gãy gọn" câu hỏi này ... hơi bị khó, bởi vì nó động chạm đến nhiều vấn đề khoa học về nhân sinh. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải trả lời mà có thể thay bằng thí dụ đơn giản thế này: người dân quê luôn vận động cơ bắp để "lao động chân tay" trong môi trường thiên nhiên nên nói chung có thân- tâm mạnh khỏe, dẻo dai, linh hoạt, tinh tường và do đó cũng sống thuần phác, an nhiên và thọ, còn người trí thức, vì mưu sinh mà phải "lao động trí óc" căng thẳng trong một môi trường hạn hẹp, rất ít đòi hỏi đến vận động cơ bắp, nghĩa là rời bỏ lối sống mà loài người đã thích nghi qua suốt hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí hàng triệu năm, cho nên có thân- tâm thiếu lành mạnh và muốn khắc phục thể trạng ấy thì phải tập luyện thể dục thể thao- tập chạy, nhảy, nâng, vác..., những động tác rất đỗi bình thường đối với người dân quê...Từ đây có thể suy đoán rằng, tiền đề làm xuất hiện khí công nguyên thủy là một thực hành nào đó có tính phương pháp, tạm gọi là "Thuật luyện thở", và khí công nguyên thủy thuở ban đầu đơn giản là cách thức điều tiết nhịp điệu hơi thở sao cho hài hòa, nhẹ nhàng, tự nhiên (tưởng như không thở mà thực ra là thở "nhiều nhất", chẳng hạn như cách thở của thai nhi-thai tức), làm cho thân - tâm dần trở nên thư thái, từ đó sẽ có được cảm nhận về sự tồn tại thực sự một "cái gì đó" (khoa học ngày nay chưa nhận dạng được) gọi là "khí" (vì rất linh động) lan tỏa khắp cơ thể, và qua mỗi lần thực hành như thế có cảm giác cơ thể khỏe khoắn hơn...
(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH