Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

MIẾNG NGON NHỚ LÂU 14

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chị đẹp bán hủ tiếu Nam Vang vỉa hè 30k mà chất lượng như tô nhà hàng 100k

3 quán hủ tiếu nức tiếng trên 4 thập kỉ đáng thử khi đến TP.HCM

6 Thanh Niên Online
Nếu như phở là món phải thử khi đến Hà Nội thì chắc chắn ghé TP.HCM bạn không nên bỏ qua món hủ tiếu. Vậy có 3 tiệm hủ tiếu nổi tiếng lâu đời ở TP.HCM bạn đã biết?









Hủ tiếu hồ
Nguyên liệu chính trong hủ tiếu hồ phải gọi là miếng chứ không phải cọng hay sợi. Vì sau khi máy cán ra miếng hủ tiếu, thay vì cắt thành cọng người ta cắt thành miếng vuông chừng 3-4cm thoạt nhìn giống những chiếc bánh phồng tôm chưa chiên.
Món này khác hẳn với các loại hủ tiếu khác ở chỗ thay vì ăn chung với thịt heo, gà hay cá thì hủ tiếu hồ chỉ dùng chung với lòng heo và cải chua.




3 quán hủ tiếu nức tiếng trên 4 thập kỉ đáng thử khi đến TP.HCM - ảnh 1
Hủ tiếu hồ là món ăn đặc trưng truyền thống của người Hoa
Hủ tiếu mì cá
Hơn nữa thế kỷ qua, quán hủ tiếu mì cá Phát Mập nằm ngay mặt tiền đường Calmette, Q.1 là địa điểm thu hút bao thế hệ thực khách nhờ hương vị thơm ngon với những thớ thịt cá lóc tươi, béo.
Bên cạnh nước lèo hầm từ xương ống vị ngọt thanh thì nước lèo cá luôn được nhiều thực khách ưa thích. Đặc biệt, cá lóc ở đây đã được lấy hết xương, chế biến kỹ nên không có mùi tanh.
Hủ tiếu Thanh Xuân





3 quán hủ tiếu nức tiếng trên 4 thập kỉ đáng thử khi đến TP.HCM - ảnh 2
Một tô hủ tiếu ăn kèm thịt, tôm, tim, gan heo….
Nằm ngay đầu con hẻm nhỏ trên đường Tôn Thất Thiệp, quán hủ tiếu Thanh Xuân có tuổi đời hơn 70 năm mê mẩn nhiều thực khách bởi món hủ tiếu khô chan nước sốt ăn kèm với bánh Pate Chaud lạ miệng.
Hủ tiếu Thanh Xuân được mở bán bởi một ông giáo già gốc Mỹ Tho. Hủ tiếu ở đây được chế biến theo hủ tiếu Nam Vang. Cọng hủ tiếu pha bột lọc nên có độ dai hơn và cách biến tấu nước lèo tạo nên hương vị riêng của quán.
Món hủ tiếu khô được ăn kèm với bánh Pate Chaud hay người Việt gọi là bánh Pateso đây là loại bánh kiểu Pháp.
Hơn 70 năm mở cửa trải qua 4 đời quán hủ tiếu Thanh Xuân luôn tấp nập thực khách ghé thưởng thức.

Những món ăn gốc Hoa đốn tim thực khách ở Sài Gòn

Cập nhật, 15:47, Thứ Ba, 21/04/2020 (GMT+7)
Có mặt ở Sài Gòn từ khá lâu, các món ăn mang gốc Hoa như bột chiên, phá lấu, há cảo đốn tim cả những thực khách khó tính nhất.
Bò bía
Du khách tới Sài thành sẽ dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu trên phố món ăn đường phố - bò bía. Món ăn này có gốc Hoa, dễ ăn và giá cả phải chăng. “Bò bía” là từ mượn của tiếng Hoa vùng Phúc Kiến. Tại Sài Gòn, bò bía mặn phổ biến hơn loại ngọt.
Bò bía mặn là sự kết hợp hương vị rất hài hòa của rau củ với trứng, lạp xưởng, tôm khô dai mềm cùng với nước chấm đậm đà vị tỏi. 
Tất cả được xắt nhỏ và cuộn trong tấm bánh tráng làm từ bột mì. Tương ớt xí muội có vị chua ngọt, trộn với đậu phộng rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn, hành khô là sốt chấm được yêu thích. Một cuốn bò bía có giá 1.000 – 5.000 đồng.
Địa chỉ gợi ý: Khu cư xá Lữ Gia (quận 11), đường Nguyễn Văn Giai (quận 1), chợ Tân Định (quận 1), đường Sương Nguyệt Ánh (quận 1), đường Trần Bình Trọng (quận 5). 
Phá lấu
Nhắc đến ẩm thực đường phố phong phú của Sài Gòn không thể nào bỏ qua món phá lấu đầy sức hấp dẫn. 
Phá lấu chính xác là từ tiếng Tiều (Trung Quốc) dùng để chỉ món ăn đặc trưng của họ, theo dòng nhập cư của người Tiều vào nước ta thì nó ngày càng phổ biến và được yêu thích ở khắp các vùng miền (đặc biệt khu vực miền Nam và nhất là TP.HCM). 

Món ăn vặt này mang đặc trưng bởi nước dùng màu nâu sóng sánh cùng vị ngọt của thịt, vị béo ngậy của nước cốt dừa, cay nồng của quế và ngũ vị hương.
Ở Sài Gòn, có nhiều phiên bản phá lấu như nội tạng bò, heo, dê; ăn cùng bánh mì, mì gói, phá lấu xiên, phá lấu nướng.
Gia vị ăn kèm thông thường là mắm me pha ớt tạo vị chua cay. Từ 15.000 đồng, thực khách có thể dùng một phần phá lấu nóng cho bữa ăn nhẹ.
Địa chỉ gợi ý: Các quán phá lấu trong chợ 200 (quận 4), hẻm ăn vặt 76 Hai Bà Trưng (quận 1), chợ Bàn Cờ (quận 3), hẻm 177 Lý Tự Trọng (quận 1). 
Sủi cảo
Theo VnExpress, đây là món ăn thường có mặt trong dịp lễ tết ở Trung Quốc được người Hoa mang vào Việt Nam. Nguyên liệu để làm nhân sủi cảo gồm thịt nghiền và rau. Sau đó nhân được gói trong lớp vỏ bột cán mỏng màu vàng nhạt, nắn thuôn dài và gấp nếp trên viền bánh.
Sủi cảo thường chế biến theo kiểu hấp hoặc luộc và được phục vụ trong nước dùng nóng hổi, trong vắt, có vị ngọt thanh từ xương thịt. Món ăn sẽ ngon hơn khi kèm các gia vị như giấm đỏ, nước tương, ớt tươi. Để ăn nhẹ, thực khách nên gọi một bát sủi cảo 5 – 7 chiếc, giá khoảng 30.000 đồng.
Địa chỉ gợi ý: Đường Hà Tôn Quyền (quận 11), đường Nguyễn Trãi (quận 5) hoặc trong các tiệm bán hủ tiếu mì.
Bột chiên
Xuất phát từ món ăn nhẹ của người Hoa ở Chợ Lớn, bột chiên đã được biến tấu để hợp vị với người Việt. Miếng bột được cắt vuông chứ không dài như bản gốc, đồng thời chiên ngập dầu nên giòn hơn. Bột sắn nhuyễn khi chiên lên có độ chín dẻo bên trong và lớp vỏ vàng rộp, thơm.
Trứng là thành phần tạo sự kết dính những miếng bột thành tấm bánh. Đu đủ ngâm chua và chén nước chấm ăn kèm chống ngấy. Một đĩa bột chiên đầy đặn có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng.
Địa chỉ gợi ý: Hẻm 76 Hai Bà Trưng (quận 1), quán nhỏ ở hẻm 185 Võ Văn Tần (quận 3), các xe bán lưu động ở khu người Hoa (quận 5, 6,10, 11). 
Theo Dân Việt

Món cá rô nấu hèm

Cập nhật, 15:42, Thứ Ba, 21/04/2020 (GMT+7)
Một lần về quê ăn đám giỗ, tôi đã được thưởng thức món cá rô nấu hèm. Nay đã lâu rồi mà mỗi lần nhìn thấy cá rô đồng bán ngoài chợ tôi lại nhớ đến hương vị tuyệt vời của món ăn dân dã này.

Cá rô nấu hèm.
Cá rô nấu hèm.
Cá rô là một trong số những loài cá đồng ngon và phổ biến nhất ở đồng bằng Nam bộ, nên dân gian mới có câu “nhất rô, nhì trê, tam sặt”. Cá rô làm món gì cũng ngon nhờ vị ngọt, chắc thịt, ít xương.
Từ món cá chiên, cá kho, cá nướng cho đến nấu canh chua, kho mắm, nấu cải bẹ xanh… món nào cũng được nhiều người ưa thích.
Đặc biệt, dân miệt vườn xưa nay rất mê món “Cá rô nấu hèm”, coi đó là món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn.
Hèm là thứ bả rượu được chế biến từ gạo, nếp mà dân gian cho rằng trong đó có vị thuốc, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Chính vì vậy mà từ xa xưa, ông cha ta đã sáng tạo ra nhiều món ăn độc đáo bằng cách cho nguyên con gà hoặc cá lóc vào thùng hèm còn đang nóng hừng hực.
Sau đó đậy nấp lại và tiếp tục đun nóng cho đến khi thịt và cá vừa chín mới vớt ra. Từ kinh nghiệm đó, các tay sành điệu ẩm thực đã biến tấu thêm nhiều món ăn mới lạ từ hèm như cá rô nấu hèm chẳng hạn.
Chọn khoảng 1 kí cá rô mề còn tươi (loại cá từ 100 – 150 gr/con), làm sạch, ướp gia vị như tiêu, hành lá, tỏi, ớt, đường, nước mắm cho thấm độ 10 phút.
Sau đó cho vào nồi rồi dùng nước hèm lượt sạch đổ lên xăm xắp. Khi cá sôi vài dạo, chỉ cần giữ lửa liu riu cho đến khi bắc nồi xuống bếp. Cũng có thể làm theo kiểu nấu lẩu để cá luôn được nóng.
Cá rô vừa ngọt, vừa béo nhưng không béo ngấy, thịt mềm, ăn hoài không biết ngán. Khi chín da cá nứt ra, tươm mở, trắng bóc, tỏa hương thơm phức khi bày lên bàn chờ khách.
Người khéo tay, tỉ mỉ điểm thêm vài lát ớt và ít cọng rau mò om, chỉ nhìn thôi cũng đã phát thèm. Đúng là loài cá này hấp dẫn hơn nhiều so với các loại cá đồng khác.
Đặc biệt là khi nấu chung với hèm, cá sẽ có mùi vị thanh và dịu, mang phong vị đặc trưng, khó tả, ai nấy tha hồ mà tận hưởng.
Dùng món này, chúng ta có thể ăn chung với bún hoặc cuốn bánh tráng, kèm thêm các loại rau vườn như đọt cải trời, dưa leo, chuối chát hoặc dưa bồn bồn, bông lục bình …
Nước chấm phải là thứ nước mắm nguyên chất, điểm xuyết thêm trái ớt sừng trâu thật cay mới đúng điệu nghệ. Đây vừa là món chính dùng trong bữa cơm, vừa là món lai rai nên người dân miệt vườn lúc nào cũng coi là món ăn sang trọng.
Cá rô nấu hèm đúng là một món ngon quyến rũ, ít có hương vị nào sánh kịp, nhất là trong những ngày giỗ, tết, chúng ta thường bị bội thực về các chất béo, chất ngọt, nếu có được món cá rô nấu hèm thì còn gì tuyệt bằng! Nhưng không phải lúc nào muốn ăn cũng có mà phải đặt hàng mua hèm nơi các lò nấu rượu trừ trước.
Theo Dân Việt

5 món bún “cạn” không cần nước vẫn tuyệt ngon ngày nắng nóng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét