Chuyên gia nhận định, liên minh tình báo Five
Eyes, gồm Mỹ, Australia, Anh, Canada và New Zealand đang đoàn kết gia
tăng áp lực với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực.
Giới phân tích
cho rằng trong bối cảnh các thành viên của liên minh Five Eyes đụng độ
với Trung Quốc trên một loạt các lĩnh vực - bao gồm ngăn chặn dịch
COVID-19, công nghệ 5G và vấn đề Hong Kong. Các nước này cũng đã nhận
thức được rằng không thể đơn lẻ đối phó với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, nỗ lực phối hợp của 5 nước
thành viên chưa được truyền thông chú ý. Dấu hiệu cho thấy nhóm Five
Eyes cùng hợp tác chống Trung Quốc được hé lộ từ 2 năm trước, khi Canada
bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính (CFO) của Tập đoàn công
nghệ khổng lồ Trung Quốc Huawei, theo yêu cầu của Mỹ.
Trung Quốc đứng trước sức ép từ 5 nước thành viên liên minh tình báo Five Eyes. (Ảnh: Reuters)
Vụ bắt giữ khiến Bắc Kinh phản ứng dữ
dội, cho rằng động thái này là nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung
Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Vài tuần sau đó, Trung Quốc đáp trả bằng
việc bắt giữ hai người Canada với cáo buộc lấy cắp bí mật nhà nước.
Đầu năm nay, căng thẳng tiếp diễn khi
đại dịch COVID-19 bùng phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Mỹ đổ
lỗi cho Trung Quốc để mầm bệnh lây lan ra ngoài biên giới, trong khi đó
Thủ tướng Australia Scott Morrison là người đầu tiên kêu gọi điều tra về
nguồn gốc của COVID-19.
Đáp trả, Bắc Kinh áp thuế quan với lúa
mạch nhập khẩu từ Australia, đồng thời cảnh báo công dân, sinh viên
Trung Quốc không nên đến nước này.
Li Lianjun, Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu Australia tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh đồng ý rằng, các thành viên
của liên minh Five Eyes đang nỗ lực hợp tác với nhau chống Trung Quốc.
"Không có gì bất ngờ nếu nhóm Five
Eyes hợp tác với nhau 'chiến đấu với Trung Quốc', và thậm chí nhóm G7+
cũng có thể hợp tác theo cách này. Thủ tướng Morrison đang kiên quyết
chống Trung Quốc, và điều này làm tổn hại lớn mối quan hệ song thương.
Dường như ông Morrison sẵn sàng hy sinh quan hệ thương mại với Trung
Quốc để đòi lại 'giá trị' của mình", chuyên gia Li nói với South China Morning Post.
John Blaxland, giáo sư nghiên cứu tình
báo và an ninh quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng việc 5
nước Five Eyes cùng hợp tác chống Trung Quốc là minh chứng chiến lược
"ngoại giao chiến lang" của Bắc Kinh đã phản tác dụng.
"Nếu ngoại giao chiến lang nhằm đe
dọa các hành vi bất hợp pháp, nó thực sự đã bị phản tác dụng vì hiện đã
có sự liên kết giữa các nước Five Eyes, giữa các bộ trưởng và chính phủ
ngoài lĩnh vực tình báo, và họ khá vui mừng thừa nhận điều này", ông Blaxland nói.
Liên minh tình báo "Ngũ nhãn" gia tăng đối đầu Trung Quốc
(Từ trái sang phải) Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AAP) SCMP dẫn ý kiến các chuyên gia cho rằng liên minh “Ngũ nhãn”
và Trung Quốc đang đối đầu trên nhiều lĩnh vực, từ cách ứng phó dịch
Covid 19, vấn đề Hong Kong và mạng lưới 5G. Giới quan sát nhận định, các
nước trong liên minh dường như hiểu được rằng nếu họ đối đầu riêng rẽ
với Trung Quốc thì nỗ lực đối phó Bắc Kinh sẽ khó thành hiện thực.
Các dấu hiệu cho thấy sự hợp tác giữa liên minh tình báo bắt đầu từ 2
năm trước khi Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo đề
nghị của Mỹ.
Vụ việc đã khiến Trung Quốc nổi giận và cho rằng đây là động thái
nhằm kiểm chế sự phát triển kỹ thuật của quốc gia Đông Á. Trong vài tuần
sau, Bắc Kinh đã bắt 2 công dân Canada với cáo buộc phạm tội liên quan
tới an ninh quốc gia Trung Quốc.
Mỹ, trong khi đó, áp hàng loạt lệnh hạn chế về giao lưu khoa học và
kỹ thuật với Trung Quốc, ban hành quy tắc hạn chế cấp thị thực cho các
nhà nghiên cứu Trung Quốc.
Căng thẳng tiếp tục leo thang khi dịch Covid-19 khởi phát từ Trung
Quốc lây lan ra khắp toàn cầu khiến hàng triệu người nhiễm và hàng trăm
nghìn người tử vong.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã “giấu dịch” và khiến mầm bệnh lây lan gây
thiệt hại nghiêm trọng cho thế giới. Trong khi đó, Australia đã kêu gọi
mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc Covid-19.
Tháng trước, Mỹ và Anh chỉ trích quyết định của Trung Quốc khi tính
áp luật an ninh quốc gia lên Hong Kong. Anh tuyên bố sẵn sàng để ngỏ
hàng triệu thị thực cho người Hong Kong và mở ra con đường trở thành
công dân Anh.
Georgina Downer, nhà tư vấn địa chính trị và chiến lược của công ty
Tenjin (Australia), cho biết có những dấu hiệu rõ ràng rằng 5 nước “Ngũ
nhãn” đang gia tăng đối phó với Trung Quốc.
“Sự thay đổi nhanh chóng về mặt chính sách liên quan tới mạng lưới 5G
ở Anh và sự đồng thuận giữa các nước “Ngũ nhãn” về việc lập nhóm D10
gồm các quốc gia dân chủ có chung chí hướng hợp tác trong lĩnh vực 5G là
ví dụ”, Downer nhận định.
Chuyên gia trên cho rằng chính sách ngoại giao cứng rắn của Trung
Quốc được xem là yếu tố đã khiến các nước “Ngũ nhãn” phối hợp hơn trong
việc đưa ra những cân nhắc chiến lược về các khoản đầu tư của Trung Quốc
trong hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng của các nước.
Bà Downer cho rằng hiện có “một nỗ lực đồng lòng và công khai hơn
giữa các nước “Ngũ nhãn” trong việc tập trung vào hợp tác kinh tế giữa
các nước chia sẻ các giá trị và tư duy chiến lược”.
Chuyên gia Li Lianjun từ Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh (Trung Quốc) cho
rằng các thành viên của liên minh “Ngũ nhãn” đang hợp tác chặt chẽ hơn.
Ông Li cho biết ông không ngạc nhiên nếu nhóm G7 mở rộng cũng hoạt động
cùng nhau theo hướng đối đầu với Trung Quốc.
Ông John Blaxland, giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng
sự đồng thuận của các thành viên trong liên minh “Ngũ nhãn” là dấu hiệu
cho thấy lối “ngoại giao chiến lang” của Trung Quốc (ám chỉ những nhà
ngoại giao có quan điển cứng rắn) đã gây tác dụng ngược.
Ông Blaxland cũng cho rằng sự hợp tác trong tương lai sẽ không chỉ
dừng ở 5 nước. Trung Quốc tháng trước đã đánh thuế 80,5% lúa mạch
Australia, nhưng Ấn Độ đã đồng ý tăng nhập mặt hàng này từ Canberra.
Ngoài ra, Pháp, Đức, Nhật Bản cũng có quan hệ thân thiện với liên minh
“Ngũ nhãn” và họ có thể hợp tác để ứng phó với Tủng Quốc.
Hai tuần trước, Ấn Độ và Australia đã nhất trí cho phép 2 bên tiếp cận căn cứ quân sự của nhau.Đức HoàngTheo SCMP
Sứ mạng bí mật bắt cóc chuyên gia bom hạt nhân của Hitler
Vào
đầu Thế chiến II, Đức đã vượt xa các nước trong nghiên cứu hạt nhân.
Năm 1943 người Mỹ đã tổ chức đơn vị đặc nhiệm khám phá bí mật hạt nhân
của Đức quốc xã và bắt cóc các nhà khoa học hàng đầu.
Werner
Karl Heisenberg, nhà khoa học Đức từng đoạt giải Nobel, trở thành nhân
vật chủ chốt trong dự án bom nguyên tử của Hitler. Ảnh: Wikimedia
Commons
Một trong những nỗi sợ hãi lớn
nhất của quân Đồng minh trong Thế chiến thứ hai là Adolf Hitler và Đức
Quốc xã sẽ sử dụng cái gọi là Wunderwaffen, hay “vũ khí kỳ diệu”. Một số
vũ khí được đồn đại của phát-xít Đức khá kỳ quặc, như máy phát động đất
và tia tử thần. Nhưng những thứ khác, như vũ khí vi trùng, tên lửa và
khí độc mới, thì hoàn toàn khả thi. Và điều đáng ngại nhất là khả năng
người Đức sẽ chế tạo và kích nổ một quả bom nguyên tử.
Vào đầu Thế
chiến II, Đức đã vượt xa các nước khác trong nghiên cứu hạt nhân. Năm
1938, các nhà khoa học Đức phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân. Người Đức
thậm chí đã thành lập một đơn vị khoa học đặc biệt, đứng đầu là nhà vật
lý lượng tử Werner Karl Heisenberg, có nhiệm vụ phát triển vũ khí hạt
nhân và tích trữ kho urani cho nỗ lực này.
Để tìm hiểu sự thật,
năm 1943 người Mỹ đã tổ chức một đơn vị đặc nhiệm bí mật có nhiệm vụ
khám phát bí mật hạt nhân của Đức quốc xã và bắt cóc các nhà khoa học
hàng đầu của họ. Đơn vị có tên Phái bộ Alsos này, được đặt mật danh là
“Tia chớp A”, bao gồm các nhà khoa học và sĩ quan phản gián, đứng đầu là
Đại tá Boris T. Pash. Là một sĩ quan phản gián từng phụ trách an ninh
cho chương trình sở hữu vũ khí hạt nhân của Mỹ- Dự án Manhattan, ông
Pash từng phát hiện ra một đường dây gián điệp tìm cách đánh cắp vũ khí
hạt nhân.
Đại tá Pash và nhóm của ông ban đầu theo quân Đồng minh
lên mặt trận Italy và Pháp, thẩm vấn các nhà khoa học Đức bị bắt và thu
giữ tài liệu nghiên cứu. Ban đầu họ đi đến kết luận người Đức không có
khả năng phát triển một vũ khí hạt nhân nhưng lại không có bằng chứng rõ
ràng. Và trong khi thế giới bắt đầu manh nha một cuộc Chiến tranh Lạnh
giữa Liên Xô và Mỹ, người Mỹ ngày càng lo lắng việc các nhà khoa học Đức
Quốc xã và các nghiên cứu hạt nhân của Đức có thể bị Liên Xô thu giữ
khi chiến tranh kết thúc.
Phòng
thí nghiệm của Werner Heisenberg (trái) được đặt bên dưới một nhà thờ
thời Trung cổ ở Haigerloch, Đức, nay được biến thành Bảo tàng
Atomkeller. Ảnh: Wikipedia
Để ngăn chặn
điều đó xảy ra, Pash đã lãnh đạo đơn vị “Tia chớp A” tiến hành một sứ
mạng táo bạo và nguy hiểm nhất của họ: băng qua chiến tuyến và xâm nhập
vào lãnh thổ Đức. "Chiến dịch Lớn": Lùng ra phòng thí nghiệm hạt nhân của Đức Quốc xã
Khi
đơn vị nhỏ của Pash xâm nhập vào lãnh thổ kẻ thù vào ngày 22/4/1945,
trong một sứ mạng có tên “Chiến dịch Lớn”, họ chỉ được bảo vệ bởi hai
chiếc xe bọc thép, bốn xe jeep gắn súng máy và một số vũ khí Đức thu giữ
được. Mặc dù khi đó chế độ Đức Quốc xã đang trên đà sụp đổ, đơn vị này
vẫn đối mặt với mối đe dọa từ những đơn vị kháng cự của Đức, được gọi là
Wehrwulf, gồm những thanh niên Đức Quốc xã cực đoan.
Đi trước cả
lực lượng Đồng minh, nhóm “Tia chớp A” lùng sục khắp các vùng nông thôn
quanh Heidelberg, hướng tới thị trấn Haigerloch về phía Nam. May mắn cho
Pash, người Đức trong thị trấn tin rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc nên
đã chủ động đầu hàng, treo hàng loạt tờ giấy trắng từ các cửa sổ và cột
điện.
Trong một cái hang cách không xa Haigerloch, Đại tá Pash đã
tìm thấy "phần thưởng cho sứ mệnh để đời" của mình: một phòng thí
nghiệm hạt nhân của Đức quốc xã, với một lò phản ứng đang thử nghiệm.
Người Mỹ bắt đầu tháo dỡ nó ngay ngày hôm sau, rồi phá hủy địa điểm. Sau
đó Pash chia nhỏ đội của mình, tiếp tục săn lùng các nhà khoa học Đức
đã lẩn trốn.
Một
bản sao lò phản ứng hạt nhân của Đức Quốc xã được quân Đồng minh phát
hiện, trưng bày trong Bảo tàng Atomkeller ở Haigerloch, Đức. Ảnh: AP
Vào
ngày 24/4, nhóm của Pash đã có một phát hiện lớn khác: một nhà máy dệt
và các tòa nhà xung quanh đã được chuyển đổi thành phòng thí nghiệm phục
vụ các nỗ lực nghiên cứu hạt nhân của Đức. Ở đó họ đã bắt giữ được 25
nhà khoa học. Qua các cuộc thẩm vấn, Pash biết rằng các tài liệu nghiên
cứu của Đức đã không bị phá hủy như các nhà khoa học tuyên bố trước đó,
mà được niêm phong trong một chiếc trống, rồi đánh chìm xuống một bến
tàu. Nhóm của Pash sau đó đã thu hồi được chiếc trống này.
Cuối
cùng đội của ông còn phát hiện một kho urani và nước nặng (một dạng nước
chứa lượng hydro lớn hơn bình thường), được chôn trong một cánh đồng
gần Haigerloch. Họ thậm chí xác định được văn phòng của Heisenberg,
dù nhà khoa học hạt nhân này đã biến mất. Một tuần trước đó, Heisenberg
đã chạy trốn bằng tàu hỏa và xe đạp trở về nhà của mình ở vùng núi
Bavaria, cách đó hơn 300 km.
Nhóm "Tia chớp A" tháo dỡ lò phản ứng thử nghiệm của Đức quốc xã.
Cuộc săn lùng Heisenberg
“Chiến
dịch Lớn” kết thúc nhưng Pash vẫn muốn bắt được Heisenberg. Lần theo
những đầu mối, ông tìm đến vùng núi Alps ở Bavaria, Đức. Sau khi lực
lượng thanh niên Quốc xã Wehrulf phá hủy một cây cầu quan trọng bắc qua
hẻm núi, “Tia chớp A” phải từ bỏ các phương tiện xe cộ, Pash dẫn 19
người trong đội leo bộ lên núi.
Khi đến thị trấn Urfeld gần hồ
Walchen trên núi cao, họ thấy người Đức đầu hàng hàng loạt. Khoảng 700
tên lính SS nhường đường cho đội quân của Pash. Nhưng viên Đại tá chỉ
quan tâm tới việc tìm ra Heisenberg. Sau khi thẩm vấn người dân địa
phương, Pash đã lần ra nhà khoa học và gia đình ông ta trong một căn nhà
trên núi vào ngày 2/5/1945. Chỉ hai ngày trước đó, Hitler đã tự sát
trong boongke ngầm ở Berlin.
Các nhà khoa học Đức cuối cùng được
đưa đến một ngôi nhà an toàn có tên Farm Hall ở Anh. Họ công khai tuyên
bố đã chống lại Đức quốc xã và từng tìm cách phá hoại các nghiên cứu để
Hitler không thể phát triển được bom hạt nhân.
Tình báo Anh đã bí
mật cài máy nghe trộm tại Farm Hall và biết được rằng, nhóm khoa học gia
Đức đã rất bất ngờ khi biết người Mỹ kích nổ thành công một quả quả bom
nguyên tử ở Hiroshima. Otto Hahn, nhà khoa học đã phát hiện ra sự phân
hạch hạt nhân, là người chống Đức quốc xã và không tham gia vào nỗ lực
nghiên cứu hạt nhân của Hitle, cảm thấy cá nhân ông cũng phải chịu trách
nhiệm khi những khám phá ban đầu của ông đã dẫn đến nhiều cái chết
khủng khiếp. Theo baotintuc.vn
Chân dung điệp viên mỹ nhân kế nổi tiếng trong lịch sử
Sinh
ra với cái tên Amy Elizabeth Thorpe ngày 22/11/1910 ở Minneapolis (Mỹ),
gia đình và bạn bè thường gọi cô là Betty. Với mật danh Cynthia, cô nổi
tiếng là một trong những điệp viên thành công nhất lịch sử.
Betty Pack, nữ điệp viên quyến rũ của tình báo Anh.
Cha
của Amy Thorpe là một sĩ quan Hải quân Mỹ, thường xuyên xa nhà. Khi 11
tuổi, cô đã dùng bưu thiếp và sách hướng dẫn du lịch để dựng bối cảnh về
thành phố Naples (Italy) cho cuốn tiểu thuyết lãng mạn mình viết có tên
Fioretta. Một bản cuốn tiểu thuyết tình cờ tới tay Alberto Lais, tùy
viên hải quân đứng tuổi nhưng tâm hồn trẻ trung tại Đại sứ quán Italy ở
Washington, DC.
Khi cha Amy Thorpe rời khỏi Hải quân để học luật,
ông đã đưa con gái tới thủ đô nước Mỹ, tại đây cô đã gặp Lais. Họ đã có
một mối quan hệ thuần khiết. Lais gọi Amy Thorpe là “cô gái vàng”. Khi
tới Washington, cô gái Amy Thorpe 18 tuổi khi đó rất xinh đẹp, duyên
dáng, nền tảng giáo dục tốt. Với đôi mắt xanh và mái tóc màu hổ phách,
cô là thỏi nam châm hút đàn ông.
Năm 1930, Amy Thorpe đột nhiên
mang thai khi 19 tuổi mà không biết ai là bố đứa bé. Cô thoát vụ bê bối
bằng cách lấy Arthur Pack, một nhà ngoại giao Anh gấp đôi tuổi cô.
Arthur là Bí thư thứ hai tại Đại sứ quán Anh. Cuộc hôn nhân của họ ngay
từ đầu đã trục trặc, đặc biệt là sau khi Arthur thuyết phục cô trao con
trai Tony cho cha mẹ nuôi sau khi bé chào đời ở London 5 tháng sau đám
cưới. Sau khi sinh thêm con gái, mối quan hệ của họ cũng không khá hơn
mấy.
Sau khi kết hôn với Arthur, Betty có thêm quốc tịch Anh và là
vợ một nhà ngoại giao. Đột nhiên, cô thấy mình có điều kiện mới để thỏa
mãn khao khát phiêu lưu cả về tình dục và chính trị. Trong số người
tình của cô có một nhà báo Anh. Người này đã giới thiệu cô với ông trùm
báo chí Lord Beaverbrook và cả bạn bè mình trong tình báo Anh. Họ đều
nhận thấy Betty có sự kết hợp hoàn hảo của sắc đẹp, trí tuệ và chút lả
lơi để trở thành điệp viên rất hữu ích.
Arthur Pack được điều
chuyển sang Madrid ngay trước Nội chiến Tây Ban Nha. Tại đây, Betty đã
dấn thân vào các hoạt động bí mật. Cô giúp chuyển những người theo chủ
nghĩa Dân tộc nổi dậy tới nơi an toàn, chuyển đồ cung ứng của Hội chữ
thập Đỏ cho lực lượng của Francisco Franco, điều phối cuộc sơ tán bằng
tàu khu trục cho nhân viên Đại sứ quán Anh từ Bắc Tây Ban Nha và tham
gia vào các vấn đề ngoại giao. Các hoạt động này ngừng khi cô bị bạn bè
phe Dân tộc tố là điệp viên của phe Cộng hòa.
Mùa Thu năm 1937, đi
cùng con gái nhỏ và vú em, Betty Pack lên tàu Warsaw Express đi Paris
mà theo lời cô là để “trở thành một thành viên của Cơ quan Tình báo Bí
mật của Nữ hoàng Anh”. Cô nhanh chóng được một nhóm đàn ông trẻ làm việc
cho Bộ Ngoại giao Ba Lan tiếp nhận nhờ sự giúp đỡ của chồng. Arthur
Pack, giờ là một quan chức tại Đại sứ quán ở Ba Lan, đã thông báo với vợ
là mình yêu người khác. Không lâu sau đó, Arthur có huyết khối trong
não và phải vào viện dưỡng lão ở Anh.
Betty Pack được tình báo Anh
tuyển dụng và cấp cho khoản chi phí giải trí 20 bảng để khai thác các
nguồn tin Ba Lan giá trị cao. Trong lần khai thác đầu tiên với một quan
chức nam, cô kể lại sau này: “Cuộc gặp của chúng tôi rất hiệu quả. Tôi
để cho anh ta ân ái bao nhiêu tùy thích vì điều này đảm bảo tôi có luồng
thông tin chính trị suôn sẻ mà tôi cần”.
Betty gặp mục tiêu tiếp
theo tại tiệc tối của Đại sứ Mỹ. Người Ba Lan đẹp trai ngồi cạnh cô là
một phụ tá riêng của Ngoại trưởng Josef Beck. Mặc dù đã kết hôn nhưng
phụ tá này rõ ràng bị ấn tượng trước bạn cùng bàn ăn và sáng hôm sau đã
gửi hoa hồng cho cô.
Từ anh này, Pack biết rằng các chuyên gia Ba
Lan đang làm việc để vượt qua mối đe dọa mà cỗ máy giải mã Enigma của
Đức gây ra. Mức độ đóng góp của Betty trong cung cấp các thông tin “cực
mật” đã giúp phe Đồng minh có lợi thế trước Đức Quốc xã. Anh đã giải mã
được nhiều thông tin vô tuyến của Đức trong Thế chiến II là nhờ nỗ lực
của người Ba Lan – những người đã hợp tác với Pháp để giải mã hệ thống
Enigma.
Ở Prague, Betty có bằng chứng độc quyền về các kế hoạch
của Adolf Hitler đối với Tiệp Khắc. Vì lý do nào đó chưa rõ, mùa Thu năm
1938, Đại sứ đã lệnh cho Betty rời Ba Lan. Tháng 4 sau đó, khi tạm hòa
hoãn mối căng thẳng gia đình, Arthur Pack lúc này đã khỏi bệnh và cùng
vợ tới Nam Mỹ. Tại đây, anh đảm nhiệm bộ phận thương mại của Đại sứ quán
ở Santiago, Chile.
Khi Thế chiến II bắt đầu, Betty Pack đã đề
nghị phục vụ tình báo Anh. Cô viết bài báo chính trị cho các tờ báo
tiếng Anh và Tây Ban Nha ở Chile. Mùa Xuân năm 1940, Anh đã tăng tốc nỗ
lực tuyên truyền và tình báo ở khu vực này, đặt khu vực dưới sự quản lý
của Điều phối An ninh Anh (BSC) do một người Canada tên là William
Stephenson phụ trách.
Betty Pack để chồng ở lại và tới New York,
nơi cô có mật danh Cynthia và có nhiệm vụ ở Washington, D.C. Cô hoạt
động dưới vỏ bọc là nhà báo. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của cô là thu
thập hệ thống mật mã Hải quân Italy. Với nhiệm vụ này, việc Cynthia liên
lạc lại với bạn cũ Alberto Lais là chuyện dễ hiểu. Lais giờ là đô đốc
và tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Italy ở Mỹ.
Alberto Lais, tùy viên Hải quân Italy.
Các
thông tin công khai sau này cho biết Cynthia đã lén xem sách mật mã của
viên đô đốc Hải quân Italy 60 tuổi này cũng như xem các kế hoạch vô
hiệu hóa tàu Italy ở cảng Mỹ để tránh bị tịch thu. Các thông tin đều
nhất trí rằng thành công của Cynthia đã góp phần vào chiến thắng của Anh
ở Địa Trung Hải. Cynthia mô tả mối quan hệ của mình với Lais là “tình
cảm hơn tình dục” và cho biết cô đã nhận thông tin về kế hoạch phá hoại
các con tàu trực tiếp từ Lais và có thể tiếp cận các thông tin nhạy cảm
từ trợ lý của Lais nhờ sự hỗ trợ của ông này.
Sau này, năm 1967,
những người thừa kế của ông Lais đã kiện một tác giả Anh ra tòa án Italy
vì phỉ báng ông (người qua đời năm 1951). Họ khẳng định ông không tiết
lộ bí mật quân sự và đã thắng kiện. Năm 1988, hai con trai của Lais đã
phản đối việc xuất bản một phần thông tin trong cuốn sách bán chạy
“Washington Goes to War” của tác giả David Brinkley và thuyết phục Bộ
Quốc phòng Italy đăng thông cáo bác bỏ thông tin trên ba tờ báo hàng đầu
ở Bờ Đông của Mỹ. Nhiệm vụ khó khăn
Betty Pack đã dùng sự quyến rũ để lấy nhiều thông tin quan trọng.
Nhiệm
vụ tiếp theo của Cynthia là một trong những nhiệm vụ giúp cô có chỗ
đứng nổi tiếng trong làng tình báo. Khi đó, Chính phủ Vichy (Chính phủ
Pháp ủng hộ phe Trục, được thành lập sau khi Pháp sụp đổ năm 1940) chống
đối người Anh kịch liệt. Với vỏ bọc là một nhà báo Mỹ, Cynthia đã gọi
điện cho Đại sứ quán Pháp vào tháng 5/1941 và giới thiệu mình với tùy
viên báo chí Charles Brousse. Ngay lập tức, Brousse lúc đó 49 tuổi, đã
kết hôn vài lần và có tư tưởng chống Đức Quốc xã, đã mê đắm Cynthia.
Mối
quan hệ này bắt đầu bằng những mẩu tin tình báo vào tài liệu. Nhưng tới
tháng 7, Cynthia đã cảm thấy đủ tự tin để nói dối với Brousse là mình
làm việc cho người Mỹ. Vị quan chức Pháp sớm trao cho người tình các thư
từ, điện tín, tài liệu và thông tin về hoạt động, nhân sự của đại sứ
quán. Để tránh bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) giám sát, Cynthia đã
chuyển vào khách sạn nơi Brousse và vợ ông này ở.
Tháng 3/1942,
Cynthia được chỉ thị rằng London muốn có mật mã của Hải quân Vichy. Khi
nghe thông tin về yêu cầu mới nhất của Cynthia, Brousse đã vung hai tay
lên một cách thất vọng. Chỉ có quan chức phụ trách mật mã và trợ lý của
ông ta mới có thể tiếp cận phòng mật mã. Tài liệu mật mã được chia thành
nhiều quyển, được khóa trong két an toàn. Đêm nào cũng có bảo vệ và chó
canh gác khu vực đó.
Sau hàng loạt nỗ lực, Cynthia cuối cùng đã
thử cách trực tiếp là ăn trộm. Ông Stephenson thuộc BSC đã nhờ vả một
tên du côn có biệt danh là “Georgia bẻ khóa”. Về phần mình, Brousse nói
với bảo vệ ca đêm của đại sứ quán là ông cần nơi bí mật để làm một số
công việc và trả tiền cho bảo vệ để bỏ qua.
Brousse và Cynthia sau đó
tới đại sứ quán vài đêm liền để bảo vệ quen với sự có mặt của họ. Vào
đêm họ định trộm tài liệu, họ lên kế hoạch đưa cho bảo vệ một ly rượu có
thuốc mê. Sau đó, họ sẽ cho tên bẻ khóa két sắt vào phòng mật mã ở tầng
hầm, mở két sắt và chuyển sách mật mã cho một người ở BSC đang chờ trên
bãi cỏ dưới gốc cây. Sau đó, họ chờ sao chép sách rồi trả lại vị trí
cũ.
Mọi việc dường như diễn ra theo đúng kế hoạch. Thuốc an thần
đã hạ gục người bảo vệ và cả con chó của ông ta (thức ăn của nó cũng bị
đánh thuốc). “George bẻ khóa” mở được két an toàn nhưng không có đủ thời
gian để di chuyển và sao chép các cuốn sách. Họ buộc phải rút lui vội
vã. Trong lần thứ hai, không có “George bẻ khóa” giúp đỡ, kế hoạch thất
bại vì Cynthia không thể mở nổi két.
Khi vào phòng mật mã mang
theo chìa khóa của Brousse để thử lần cuối, họ hồi hộp ngồi trên chiếc
ghế sô pha quen thuộc trong đại sứ quán. Khi đó, linh tính của Cynthia
mách bảo cô có điều gì không ổn. Ngay lập tức, cô bật dậy và cởi quần
áo. Brousse vừa nhìn người tình vừa nói: “Em điên à?”. Lúc này, Cynthia
chỉ còn đeo vòng cổ và đi giày cao gót. Cô thuyết phục ông cởi đồ. Cánh
cửa đột nhiên bật mở, ánh đèn pin xuyên thủng màn đêm. Khi đèn rọi vào
Cynthia, cô nhanh chóng lấy áo lót che người.
Nữ điệp viên mật danh Cynthia.
Người
bảo vệ vội nói: “Tôi xin lỗi nghìn lần”. Ông ta quay đèn đi chỗ khác,
không còn nghi ngờ nữa và trở về phòng trong tầng hầm. Cynthia cho gã bẻ
khóa vào. Toàn bộ kế hoạch suôn sẻ.
Mật mã của chính phủ Vichy
được sử dụng rất hiệu quả khi quân Đồng minh đổ bộ vào Bắc Phi bị Pháp
chiếm đóng tháng 11/1942. Khi Mỹ giờ cũng tham gia cuộc chiến, Cynthia
đã làm việc cho cả OSS Mỹ và tình báo Anh. Cô coi mình là một người yêu
nước. Cô từng nói: “Xấu hổ à? Không một chút. Cấp trên nói rằng nhờ công
việc của tôi mà hàng nghìn mạng người Mỹ và Anh được cứu sống.Công việc
khiến tôi ở trong những tình huống mà những phụ nữ đứng đắn sẽ quay
đầu, nhưng tôi toàn tâm toàn ý với công việc. Dùng phương pháp đứng đắn
thì không thể thắng trong chiến tranh”.
Sau này, Arthur Pack tự tử
năm 1945. Brousse ly dị vợ và kết hôn với Cynthia. Họ sống trong một
lâu đài trung cổ ở miền núi nước Pháp. Tuy nhiên, kết cục lại bi thảm.
Vào ngày 1/12/1963, Betty chết vì ung thư miệng. 10 năm sau, chồng cô bị
điện giật khi đang nằm trên tấm chăn điện. Một phần của lâu đài đẹp như
cổ tích của họ cũng bị cháy rụi. Theo baotintuc.vn
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét