TIN BUỒN (Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn) 54
(ĐC sưu tầm trên NET)
Giã biệt nhà thơ kỳ dị Nguyễn Đức Sơn
Sáng 11.6, tin buồn về sự ra đi của
nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, một trong tứ trụ thi ca của miền Nam trước đây,
đã khiến giới văn chương và những độc giả yêu mến ông ngỡ ngàng.
Trên trang cá nhân, nhà thơ – nhà báo Lý Đợi bùi ngùi: “Có lẽ nhà
thơ Nguyễn Đức Sơn (18.11.1937 - 11.6.2020) là một trong vài nhà thơ kỳ
dị và quyến rũ bậc nhất của Việt Nam thời hiện đại. Ví dụ như trong bài Cây bông, ông viết: “Cây bông/hắn không/lao động/ai trồng/chật chỗ/mày nhổ/xem sao/máu trào/thiên cổ”.
Cũng theo tác giả Lý Đợi: “Ở một khía cạnh khác, có lẽ cũng là đặc
biệt nhất, hiếm nhà thơ nào của Việt Nam viết về tâm lý tính dục của
những đứa con trai tuổi dậy thì, mới lớn hay và thật hơn Nguyễn Đức Sơn.
Điều này có thể nhận thấy rất rõ qua tập thơ Đêm nguyệt động (NXB An Tiêm, 1967). Nhưng hôm nay tạm biệt ông, nên sẽ trở lại đề tài này trong một dịp rất gần đây. “Đời sau người có thương ta/Từ lâu xuống lỗ làm ma mất rồi/Đường xa thôi miễn bồi hồi/Mả hoang nhảy đại lên ngồi đi cha” (Nhắn, Nguyễn Đức Sơn)”. Còn nhà văn Dạ Ngân thì gửi đến nhà thơ vài câu ngắn gọn: “Chào Ngọn Núi Lớn. Ông đi rồi ông lại về”.
Được biết, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18.11.1937 tại H.Thanh Hải (Ninh Thuận),
nhưng quê gốc của ông là ở Thừa Thiên-Huế. Ông làm thơ từ sớm với bút
danh Sao Trên Rừng và xuất hiện trong giới văn nghệ sĩ như là một người
có kiểu cách khác người. Vì vậy, Nguyễn Đức Sơn cùng với Bùi Giáng và
Phạm Công Thiện được coi là ba kỳ nhân nổi danh về tài năng và sự quái
dị trong làng văn nghệ miền Nam trước 1975, đồng thời cũng là một trong
tứ trụ thi ca của miền Nam trước đây (ba người còn lại là Bùi Giáng,
Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên).
Cuộc đời nhà thơ lưu lạc qua nhiều vùng đất: Phan Rang, Sài Gòn,
Thủ Dầu Một - Bình Dương, B'lao – Lâm Đồng và sinh sống bằng nghề dạy
học, viết văn, viết báo. Năm 1967, ông lấy bà Nguyễn Thị Phượng bằng đám
cưới tổ chức tại Thủ Dầu Một (Bình Dương) và sinh được 9 người con. Năm
1979, ông cùng gia đình chuyển lên sống trên Phương Bối (Lâm Đồng),
chọn cách sống tĩnh tâm với núi rừng.
Góc nhìn bất ngờ của nhà thơ chung quanh lĩnh vực lạc thú
Nhà thơ Nguyễn Đăng Khoa chia sẻ thêm về nhà thơ Nguyễn Đức Sơn:
“Trong quá trình từ những năm 20 tuổi, tìm đọc lại những gì hay đẹp của
nền văn học đô thị miền Nam cũ, Nguyễn Đức Sơn thật sự là cái tên làm
tôi ấn tượng và băn khoăn. Khi phần đông văn giới trình bày sản phẩm nghệ thuật
ở phần đâu đó hoành tráng, trang nghiêm, tinh tuệ thì ông Nguyễn Đức
Sơn lại nổi bật bởi những bài thơ hồng hoang, gây thú vị bởi những quan
sát và góc nhìn bất ngờ chung quanh lĩnh vực lạc thú và những gì gọi là
cấm kỵ”.
Nhà
văn Bửu Ý thì nhận xét: “Nguyễn Ðức Sơn lao về những đích đến nhiều khi
không định hướng bởi sự thôi thúc nào đó. Với người, ông cáu kỉnh gây
sự, không lý gì đến bạn mà cũng chẳng ngại ngùng gì với thù, nói và viết
theo ý riêng mình kiểu của một kẻ quen sống đơn độc. Nhưng với thiên
nhiên thì mở lòng ra, thoải mái thong dong ở những vùng biển, vùng núi
của những quá khứ đã qua, của những mơ ước đã có, hằng hiện hữu…".
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn không chỉ làm thơ hay, sống cuộc đời kỳ dị
mà ông còn nổi tiếng là lão thi sĩ vạn thông vì trồng tới hàng vạn cây
thông trên ngọn đồi Phương Bối (Lâm Đồng) rộng tới hàng chục héc-ta nên
còn có biệt danh Sơn Núi.
Sơn Núi giã từ cõi tạm ở tuổi 83, để lại ở trần gian 3 tập truyện ngắn: Cát bụi mệt mỏi (An Tiêm, 1968), Cái chuồng khỉ (An Tiêm, 1969), Xóm chuồng ngựa (An Tiêm, 1971) và một số tuyển tập thơ: Hoa cô độc (1965) Bọt nước (1966), Lời ru (1966), Đêm nguyệt động (1967), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (1972), 2 tập thơ cuối cùng là Tịnh khẩu và Du sĩ ca (An Tiêm, 1973) cùng tập Ngồi đợi ngoài hành lang vẫn đang dang dở.
Linh cữu nhà thơ Nguyễn Đức Sơn hiện quàn tại nhà riêng ở tổ 9,
thôn 2, xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Lễ nhập quan diễn ra lúc 13 giờ
30 ngày 11.6, sau đó di quan hỏa táng lúc 6 giờ ngày 13.6.
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18 tháng 11 năm 1937 tại làng Dư Khánh, huyện Thanh Hải tỉnh Ninh Thuận, quê gốc ở Thừa Thiên Huế.
Nguyễn Ðức Sơn bắt đầu làm thơ rất sớm với với bút hiệu Sao Trên Rừng. Ông được coi là một người có cá tính đặc biệt. Từ khi tuổi trẻ thơ ông đã chớm hoài nghi, đã thắc mắc về những câu hỏi đầy tính siêu hình. Nguyễn Đức Sơn cùng với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện được coi là ba kỳ nhân nổi danh về tài năng và sự quái dị trong làng văn nghệ miền Nam trước 1975. Ông cũng được xem là một trong tứ trụ thi ca của miền Nam, ba người còn lại là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên.
Nguyễn Đức Sơn đã từng theo học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn nhưng nửa chừng bỏ học. Trong lý lịch trích ngang trong tập thơ Những bài tình đầu, ông viết: “Sống vô gia cư, chết vô địa táng” và tuyên bố: “Nếu trường Đại học Văn khoa Sài Gòn sản sinh ra được một nhà văn nhà thơ nổi tiếng tôi xin chịu chặt đầu.”
Ông ở nhiều nơi Phan Rang, Sài Gòn, Thủ Dầu Một – Bình Dương, Blao – Lâm Đồng và sinh sống bằng nghề dạy học ngoại ngữ.
Năm 1967 Nguyễn Đức Sơn lấy bà Nguyễn Thị Phượng. Đám cưới được tổ chức tại chùa Tây Tạng, Thủ Dầu Một – Bình Dương. Ông bà sinh được 9 người con. Năm 1979, ông đưa gia đình rời bỏ chốn phồn hoa đô thị chuyển lên ngọn núi Phương Bối, Lâm Đồng để sống một cuộc sống thanh tịnh. Đến nay gia đình ông vẫn sống ở đó.
Nguyễn Đức Sơn nổi tiếng là lão thi sĩ vạn thông do ông đã trồng tới hàng vạn cây thông trên ngọn đồi Phương Bối rộng tới hàng chục hec-ta. Ông còn có biệt danh Sơn Núi.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
Bọt nước (Thơ, Mặt Đất xuất bản, Sài Gòn 1965)
Hoa cô độc (Thơ, Mặt Đất xuất bản, Sài Gòn 1965)
Lời ru (Thơ, Mặt Đất xuất bản, Sài Gòn 1966)
Đêm nguyệt động (Thơ, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1967)
Cát bụi mệt mỏi (Truyện ngắn, 1968)
Cái chuồng khỉ (Truyện ngắn, 1969)
Xóm chuồng ngựa (Truyện ngắn, 1971)
Vọng (Thơ, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1971)
Tịnh Khẩu (Thơ, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1973)
Nguyễn Đức Sơn
Tạo ngày 06/11/2014 18:34 bởi tôn tiền tử
Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18/11/1937 tại
làng Dư Khánh, huyện Thanh Hải tỉnh Ninh Thuận, quê gốc ở Thừa Thiên
Huế. Ông bắt đầu làm thơ rất sớm với với bút hiệu Sao Trên Rừng. Ông
được coi là một người có cá tính đặc biệt. Từ khi tuổi trẻ thơ ông đã
chớm hoài nghi, đã thắc mắc về những câu hỏi đầy tính siêu hình. Nguyễn
Đức Sơn cùng với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện được coi là ba kỳ nhân nổi
danh về tài năng và sự quái dị trong làng văn nghệ miền Nam trước 1975.
Ông cũng được xem là một trong tứ trụ thi ca của miền Nam, ba người còn
lại là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên.
Nguyễn Đức Sơn đã từng theo học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn nhưng nửa chừng bỏ học. Trong lý lịch trích ngang trong tập thơ Những Bài Tình Đầu, ông viết: “Sống vô gia cư, chết vô địa táng” và tuyên bố: “Nếu trườ…
Nguyễn Đức Sơn đã từng theo học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn nhưng nửa chừng bỏ học. Trong lý lịch trích ngang trong tập thơ Những Bài Tình Đầu, ông viết: “Sống vô gia cư, chết vô địa táng” và tuyên bố: “Nếu trườ…
- Bọt nước
- Cảnh đời
- Cho mà xem
- Cuối thu ở Phương Bối
- Giữa mùa nắng vàng
- Kinh nghiệm riêng
- Mai kia
- Mang mang
- Một mình đi luồn vô luồn ra trong núi chơi
- Một mình nằm thở đủ kiểu trên bờ biển
- Nhắn
- Nhìn con tập lật
- Quê hương
- Tâm sự với một Đảng viên trí thức muốn ra khỏi Đảng
- Tất cả đều trật lất
- Tịch mạc
- Tôi thấy
- Tôi thấy mây rừng
- Trên bờ hư không
- Ừ, vậy đó
- Vũng nước thánh
Trang thơ Nguyễn Đức Sơn
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18 tháng 11 năm 1937 tại làng Dư Khánh, huyện Thanh Hải tỉnh Ninh Thuận, quê gốc ở Thừa Thiên Huế.
Nguyễn Ðức Sơn bắt đầu làm thơ rất sớm với với bút hiệu Sao Trên Rừng. Ông được coi là một người có cá tính đặc biệt. Từ khi tuổi trẻ thơ ông đã chớm hoài nghi, đã thắc mắc về những câu hỏi đầy tính siêu hình. Nguyễn Đức Sơn cùng với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện được coi là ba kỳ nhân nổi danh về tài năng và sự quái dị trong làng văn nghệ miền Nam trước 1975. Ông cũng được xem là một trong tứ trụ thi ca của miền Nam, ba người còn lại là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên.
Nguyễn Đức Sơn đã từng theo học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn nhưng nửa chừng bỏ học. Trong lý lịch trích ngang trong tập thơ Những bài tình đầu, ông viết: “Sống vô gia cư, chết vô địa táng” và tuyên bố: “Nếu trường Đại học Văn khoa Sài Gòn sản sinh ra được một nhà văn nhà thơ nổi tiếng tôi xin chịu chặt đầu.”
Ông ở nhiều nơi Phan Rang, Sài Gòn, Thủ Dầu Một – Bình Dương, Blao – Lâm Đồng và sinh sống bằng nghề dạy học ngoại ngữ.
Năm 1967 Nguyễn Đức Sơn lấy bà Nguyễn Thị Phượng. Đám cưới được tổ chức tại chùa Tây Tạng, Thủ Dầu Một – Bình Dương. Ông bà sinh được 9 người con. Năm 1979, ông đưa gia đình rời bỏ chốn phồn hoa đô thị chuyển lên ngọn núi Phương Bối, Lâm Đồng để sống một cuộc sống thanh tịnh. Đến nay gia đình ông vẫn sống ở đó.
Nguyễn Đức Sơn nổi tiếng là lão thi sĩ vạn thông do ông đã trồng tới hàng vạn cây thông trên ngọn đồi Phương Bối rộng tới hàng chục hec-ta. Ông còn có biệt danh Sơn Núi.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
-
Đêm thu
[…]
ánh đèn sao le lói
căn phòng sao đìu hiu
anh lặng người thầm hỏi
kiếp người sao tiêu điều
[…] -
Sáng trên đồi
Song thưa lùa gió thơm vào
Có đàn chim lạ đến chào ánh dương
Ngất ngây chùm trái đang hườm
Thản nhiên nhìn xuống bản mường ngủ say
Đêm thanh nằm mộng giấc đầy
Sáng ra tôi gặp những ngày rất thơ
Cỏ lau mùa trước rụng ngừa
Ước mơ tôi lại bây giờ thêm xanh. -
Không đề
Kiếp trước ta là du đãng
Kiếp này ta đi lảng vảng
Bên cầu tử sinh lỗ tai nghễnh ngãng -
Chỉ nghe tịch mịch
Nửa đêm soi bóng trăng tròn
Thấy đau trời đất rõ còn trong thai
Các em đều chẻ làm hai
Từ đâu một chỗ rách dài thiên thu
Hồn tôi, con thú cần cù
Nằm chơi trong cát bụi mù vuốt ve
Hỏi thăm, nước chảy xè xè
Chỉ nghe tịch mịch phủ đè rêu xanh -
Nhắn
Đời sau người có thương ta
Từ lâu xuống lỗ làm ma mất rồi
Đường xa thôi miễn bồi hồi
Mả hoang nhảy đại lên ngồi đi cha -
Ừ, vậy đó
Đã gần sáu chục tuổi rồi
Làm thơ trắc nết như hồi hai mươi
Núi thần vây bủa đười ươi
Lang thang tôi kiếm con người hôm nay
Gặp em thuở tóc đang bay
Chòi hoang nằm mộng hai tay tuột quần -
Cây bông
Đụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ -
Tâm sự với một Đảng viên trí thức muốn ra khỏi Đảng
Anh đi cách mạng bao năm
Từ rừng đến phố dao găm chưa xài
Vẫn chưa dứt điểm sòng bài
Tấm thân ê ẩm khuya dài đau sao
Cứ yêu tha thiết đồng bào
Tuy nhiên hễ thấy máu trào thì ngưng -
Mai kia
[…]
Thu nào tóc bạc òa bay
Có con chỉ trỏ mới hay cái già
Cúi hôn trời đất đậm đà
Cha tan theo bóng trăng tà vạn niên -
Mang mang
Mang mang trời đất tôi đi
Rừng im suối lạnh thiếu gì tịch liêu
Tôi về lắng cả buổi chiều
Nghe chim ăn trái rụng đều như kinh
[…]
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn – Sơn Núi – vĩnh biệt đồi thông Phương Bối
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn,
biệt hiệu Sơn Núi, vừa trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 83 lúc 3h ngày
11/6, giã biệt đồi thông Phương Bối và núi rừng Bảo Lộc sau một thời
gian dài nằm bệnh tại nhà riêng.
Sinh năm 1937 tại Ninh Thuận, Nguyễn Đức Sơn nổi lên như một nhà thơ đầy cá tính tại Sài Gòn với tập thơ Bọt Nước in
năm 1965. Sau đó, tên tuổi ông vang khắp miền Nam như một cây bút kỳ
tài không chỉ ở ý tứ cả thơ và truyện, mà cung cách chơi đùa với ngôn
ngữ tiếng Việt, ý thức dùng diễn ngôn dâm tục để chuyển tải triết lý
nhân sinh, cảm thán về thời cuộc và cả thái độ trước tình người, tình
đời…
Ông có bút hiệu là Sao Trên
Rừng, nhưng đồng nghiệp, bằng hữu và người hâm mộ vẫn biết đến ông nhiều
hơn ở biệt hiệu Sơn Núi, và biết nhiều hơn nữa ở các tác phẩm thơ của
ông như một trường hợp kỳ lạ hiếm hoi xuất hiện trên thi đàn tiếng Việt
không biết bao giờ mới gặp lại.
Tác phẩm của Nguyễn Đức Sơn xuất bản hầu hết trước năm 1975, về thơ có: Bọt nước (1965), Hoa cô độc (1965), Lời ru (1966), Đêm nguyệt động (1967), Vọng (1972), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (1972), Tịnh khẩu (1973), Du sĩ ca (1973); và ba tập truyện: Cát bụi mệt mỏi (1968), Cái chuồng khỉ (1969), Xóm chuồng ngựa (1971).
Theo thông tin lúc Nguyễn Đức Sơn xuất bản tập truyện ngắn Xóm chuồng ngựa năm 1971, ông còn một số bản thảo chưa in gồm: Tạp văn, các bản thảo thơ đã đặt tên: Độc thoại, Đám cưới trên hư không, Tâm tư, Tạ từ, Ngọn suối đời; bản thảo truyện đã đặt tên có Ngồi đợi ngoài hành lang (truyện ngắn), Chỗ nằm của Thạch (truyện dài); và tập Mười lăm năm thi ca Miền Nam (Phóng bút).
Mới đây, trong lúc nhà thơ
Nguyễn Đức Sơn nằm bệnh, người thân và giới mộ điệu, đặc biệt là Thư
viện Huệ Quang ở TP.HCM đã thực hiện một tập thơ lấy tên Chút lời mênh mông (NXB Đà Nẵng), đây được xem là ấn phẩm cuối cùng của Nguyễn Đức Sơn.
Nhận định về tác phẩm của Nguyễn
Đức Sơn, văn đàn miền Nam từng dành cho nhiều giấy mực, tựu trung vẫn
là những ghi nhận về nhiều điểm độc đáo trong sáng tác của ông.
Nhà văn, dịch giả Bửu Ý nhìn thấy ở Nguyễn Đức Sơn hình ảnh của một con tê giác, “từ
tính tình đến cách ăn nói, dáng đi, húc bừa về phía trước không kể
thiệt hơn, không tính hậu quả. Thêm thù và bớt bạn. Đơn độc quắc queo.
Dã man nghiệt ngã. Chỉ thong dong ở chốn không người: rừng và biển …”.
Họa sĩ Đinh Cường – một người
bạn thân của Sơn Núi – sinh thời vẫn ám ảnh với quyết định đem vợ con
lên ở hẳn trên rừng Phương Bối của Nguyễn Đức Sơn. “Không ai đánh đổi cả đời mình với rừng như Sơn Núi. Sơn vẫn ở riết trên Phương Bối Am từ sau 1975 đến nay” – Đinh Cường viết.
Nay Nguyễn Đức Sơn đã vĩnh biệt
đồi thông Phương Bối, vĩnh biệt núi rừng Bảo Lộc từng gắn bó mấy chục
năm với ông. Giới hâm mộ hẳn sẽ còn quan tâm những di thảo của ông chưa
xuất bản liệu có còn cơ hội để ra mắt bạn đọc trong một dịp nào đó?
Hiện linh cữu nhà thơ Nguyễn Đức Sơn quàn tại nhà riêng (tổ 9, thôn 2, xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng). Thông tin từ gia đình cho biết lễ nhập quan vào lúc 13h30 hôm nay 11/6; lễ di quan đi hỏa táng lúc 6h ngày 13/6. |
Lam Điền
Theo Tuổi Trẻ Online
Nhận xét
Đăng nhận xét