Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 87

 
"Cho Một Người Nằm Xuống" Khánh Ly trình bày, Nhạc Trịnh C. Sơn
 
QLVNCH - Buồn mà chi em ?

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
SABATON - The Red Baron
 
Sabaton - Ghost Division
 
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận đổ bộ Normandy - June - 6- 1944

Ai đã giúp quân Đồng Minh đổ bộ lên nước Pháp trong chiến dịch Normandy?

Thành công của chiến dịch đổ bộ Normandy mở ra Mặt trận phía Tây ở châu Âu của quân Đồng minh có sự giúp sức rất lớn của một trong lực lượng kháng chiến có quân số đông đảo nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.


   
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 1
Theo đó chiến dịch đổ bộ Normandy của quân Đồng Minh lên đất Pháp vào ngày 6/6/1944 diễn ra suôn sẻ có sự góp sức rất lớn từ lực lượng kháng chiến Pháp, kể cả khi nước Pháp khi đó đang bị quân Đức kiểm soát hoàn toàn và lực lượng này phải hoạt động trong bí mật. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 2
Để bảo toàn bí mật cho chiến dịch đổ bộ Normandy, lực lượng Kháng chiến Pháp hoàn toàn không được biết thông tin chi tiết về cuộc đổ bộ này mà chỉ biết quân Đồng Minh sẽ "sớm" đổ bộ "lên đất Pháp" để đánh phát xít. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 3
Trước khi cuộc đổ bộ diễn ra, tại các vùng giải phóng và các khu vực hẻo lánh, lực lượng Kháng chiến Pháp đã tập trung lực lượng, sẵn sàng hỗ trợ quân đồng minh. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 4
Lực lượng kháng chiến Pháp là lực lượng bán vũ trang có số nữ giới tham gia đông đảo nhất trong số các lực lượng kháng chiến của nhiều quốc gia trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 5
Đặt mìn để phá đường ray tàu hỏa, đảm bảo quân tiếp viện của Đức sẽ không thể tới được bãi biển. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 6
Ngay khi quân Đồng minh tiến vào Pháp, người dân đã đổ ra đường chào đón đoàn quân giải phóng dù rằng tình hình lúc này vẫn cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 7
Quân kháng chiến Pháp được dậy cách sử dụng các loại thiết bị truyền tin của quân đồng minh để cung cấp thông tin tình báo. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 8
Vũ khí của quân Kháng chiến Pháp được phía Đồng minh cung cấp đầy đủ thông qua các chuyến hàng hậu cần được thả dù xuống các vùng hẻo lánh của quốc gia này. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 9
Chỉ huy lực lượng Kháng chiến Pháp gặp mặt tướng Eisenhower tại Normandy sau khi quân đồng minh chính thức làm chủ mặt trận này. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 10
Vũ khí của quân kháng chiến Pháp chủ yếu là súng trường và súng tiểu liên do Anh sản xuất. Lực lượng kháng chiến Pháp cũng tự tổ chức nhiều trận đánh vào kho vũ khí hoặc các đoàn xe vận tải của Đức để cướp súng, tự trang bị. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 11
Nữ du kích Pháp nổi tiếng với khẩu tiểu liên MP-40 do Đức sản xuất. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
 ai da giup quan dong minh do bo len nuoc phap trong chien dich normandy? hinh anh 12
Theo tướng Eisenhower, các thông tin tình báo do lực lượng Kháng chiến Pháp thu được rất có giá trị cho quân Đồng minh trong cuộc đổ bộ xuống Normandy vào tháng 6/1944. Đây cũng là lực lượng dẫn đường, chỉ điểm tiên phong trong các cuộc tấn công của quân Đồng minh trên đất Pháp. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)

Bí ẩn trận đánh góp phần đưa nước Nhật lên tầm thế giới

Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) là chiến tranh đế quốc quy mô lớn đầu tiên trên thế giới giữa nước Nga Sa hoàng với Nhật Bản nhằm tranh quyền bá chủ vùng Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên.


   
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất mà Nhật nhắm tới là cảng Lữ Thuận. Với lực lượng vượt trội ở Viễn Đông (sinh lực gấp 3 lần, pháo binh 8 lần, tàu chiến 1,8 lần, súng máy 18 lần), ngày 9/2/1904, quân Nhật do Đô đốc Hayhachiro Togo chỉ huy bất ngờ tiến công Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ở cảng Lữ Thuận và ngoài khơi cảng Nhân Xuyên.
Mặc dù đã có sự chuẩn bị trước, song do chủ quan khinh địch nên chỉ trong vài giờ, phía Nga đã bị mất hai tàu khu trục lớn nhất Tsesarevich và Retvizan và tàu tuần dương 6.600 tấn Pallada. Số còn lại chống trả một cách yếu ớt rồi bỏ chạy. Duy có chiếc tàu khu trục Sevastopol chạy thoát được vào vịnh Benlui Volk. Tại đây, trong 6 ngày liên tiếp bị các tàu hải quân Nhật tiến công, nhưng nó đã chiến đấu hết mình, đánh chìm 2 tàu khu trục, làm bị thương nặng 9 tàu chiến khác của Nhật.
Quân Nhật bắt đầu hình thành thế bao vây phong tỏa, chặn mọi đường tiếp tế của quân Nga vào Lữ Thuận và Liêu Đông. Cuộc chiến giành giật Lữ Thuận kéo dài trong 11 tháng.
 bi an tran danh gop phan dua nuoc nhat len tam the gioi hinh anh 1
Tranh vẽ quân đội Nhật tấn công phòng tuyến quân Nga. Ảnh: Wikipedia
Giai đoạn đầu, dưới sự chỉ huy linh hoạt, táo bạo của Đô đốc Stefan Makarov, quân Nga ra sức củng cố khu vực cảng, đào thêm hàng trăm km hầm hào, đưa pháo lên các cao điểm, tìm nhiều biện pháp chống phong tỏa, ngăn chặn thành công nhiều đợt đột kích đổ bộ của quân Nhật, gây cho quân Nhật nhiều thiệt hại.
Tuy nhiên, do bị phong tỏa kéo dài, lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược của quân Nga cạn dần. Thêm vào đó, bệnh dịch lây lan khiến sức chiến đấu của quân Nga giảm đi đáng kể, nhất là sau khi Đô đốc Makarov hi sinh ngày 13/4.
Biết tình hình đó, giữa tháng 8/1904, Bộ Chỉ huy Nhật yêu cầu quân Nga đầu hàng. Phía Nga từ chối, Nhật huy động 130.000 quân, 500 khẩu pháo, quyết tâm chiếm bằng được Lữ Thuận.
Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, quân Nhật sử dụng loại đạn phá lớn bắn cấp tập vào các trọng điểm bố phòng của quân Nga. Các cuộc đột kích của Nhật đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ phía quân Nga (có 50.000 quân, 545 pháo) và bị thiệt hại nặng nề.
Tuy nhiên, bằng cách bao vây, chia cắt, kết hợp tiến công, ngày 5/12 quân Nhật chiếm được cao điểm 203 quan trọng nhất khu vực cảng, từ đó bắn phá các tàu tiếp tế và làm tê liệt toàn bộ các trận địa pháo của Nga. Ngày 1/1/1905, hàng loạt vị trí then chốt trên tuyến phòng thủ Lữ Thuận rơi vào tay quân Nhật.
Hạm đội Thái Bình Dương cũng chỉ còn 7 tàu, thuyền loại nhỏ. Trong tình hình đó, thay vì phải xốc lại đội hình và quyết tâm chiến đấu thì Đô đốc Phox chỉ huy quân Nga lại quyết định ngừng chiến mà không xin ý kiến cấp trên.
Ngày 2/1, Tham mưu trưởng quân Nga tại Lữ Thuận ký văn bản đầu hàng vô điều kiện. Quân Nhật làm chủ hoàn toàn Lữ Thuận.
Mặc dù từ cuối tháng 9/1904, Chính phủ Nga đã biết được tình hình nguy ngập của Lữ Thuận, song mãi đến giữa tháng 10/1904 mới quyết định phái Hạm đội Baltik đến hỗ trợ. Vượt hành trình lên tới 29.000km vòng châu Phi, qua mũi Hảo Vọng, qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, ngày 27/5/1905, hạm đội gồm 38 tàu chiến các loại mới đến eo Đối Mã (giữa Triều Tiên và Nhật Bản).
Họ đi vào ban đêm để không bị phát hiện. Thật không may, một tàu cứu thương Nga để lộ một ngọn đèn và bị tàu Nhật trông thấy. Hạm đội Nga gần như bị tiêu diệt, chỉ có 3 tàu chạy thoát được đến Vladivostok. Hải quân Nhật thừa thắng chiếm toàn bộ quần đảo Sakhalin để ép Nga phải yêu cầu đình chiến.
Ngày 23/8/1905, Hiệp ước Portsmouth được ký kết tại New Hamshire, Mỹ. Nga buộc phải thừa nhận Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nhật, để cho Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, nam đảo Sakhalin và nhánh nam đường sắt Trung Quốc.
Phía Nga thất bại chủ yếu do những người cầm quân đánh giá thấp đối phương và thiếu tinh thần chiến đấu. Thất bại này đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn nội bộ nước Nga, tạo ngòi nổ cho cuộc cách mạng 1905-1907. Còn đối với Nhật Bản, từ đây các cường quốc phương Tây buộc phải thừa nhận đất nước Mặt trời mọc là một sức mạnh tầm cỡ thế giới.
Theo Nguyên Phong (VietNamNet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét