Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 88

 
GỬI NGƯỜI VỀ CÁT BỤI
Hận Tha La (Sáng tác: Sơn Thảo) Mai Thiên Vân

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 


Sabaton Metal Machine 
  
SABATON - 40:1 (Official Fan Made Video)
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
TỔNG HỢP phim dàn trận mới nhất (2019)


Ba chiến sĩ Katyusha tiêu diệt 500 lính Đức

Lê Ngọc |





Ba chiến sĩ Katyusha tiêu diệt 500 lính Đức
Katyusha là một trong những biểu tượng chiến thắng của nhân dân Liên Xô; Nguồn: r7

Một trong những chiến công nổi bật nhất nhưng ít được biết đến trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là trận đánh của kíp "Katyusha" vào tháng 6/1944.

Chiến dịch Bagration
Cùng với xe tăng T-34 và máy bay tấn công Il-2, một trong những biểu tượng chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong Thế chiến II là pháo phản lực bắn loạt Katyusha. Và mặc dù có vẻ như có rất ít chủ nghĩa anh hùng thể hiện trong việc tiêu diệt kẻ thù từ các vị trí xa xôi, các chiến sĩ Katyusha Hồng quân đã có dịp chứng tỏ khí phách kiên cường và lòng dũng cảm.
Cuối tháng 6/1944, Hồng quân phát động chiến dịch tấn công lớn nhất trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại - chiến dịch Bagration, còn được gọi là Chiến dịch Belorussia. Theo hồi ức của Nguyên soái Georgy Zhukov trong cuốn “Hồi ức và tư duy”, bất chấp thành công chung của cuộc tấn công, một tình huống ngoài dự kiến đã hình thành ở vùng Vitebsk, nơi có một triền đá, cho phép quân Đức tiến hành phản công, đánh tạt sườn và tập hậu các đơn vị Hồng quân tham gia tấn công.
Chiến đấu không phải vì sự sống, mà là vì cái chết
Nạn nhân của tình huống khó khăn trên là một trong số các khẩu đội Katyusha thuộc Trung đoàn Súng cối Cận vệ số 3 - Quân đoàn Kỵ binh số 3 của Mặt trận Belorussia 3 - bị bao vây trong đêm 25-26/6, gần làng Kozhemyaki. Trong thực tế, Katyusha là một bệ phóng tên lửa được gắn trên khung gầm của chiếc xe ZIS.
Xe không có giáp bảo vệ và không dùng cho các trận cận chiến, vì không thể bắn trực tiếp. Cơ hội dường như duy nhất đối với kíp xe là bỏ xe lại và rút lui về hậu phương, hoặc đầu hàng địch. Tuy nhiên, họ đã không chọn một trong hai cách đó.
Trong khi các đơn vị Đức tiến đến gần, kíp xe đã nổ súng vào chúng, tiêu diệt bộ binh, loại khỏi vòng chiến đấu các xe bọc thép hạng nhẹ và hạng trung. Khi một tên lửa phát nổ cách xe tăng 5-10 mét, sức tàn phá khủng khiếp và những mảnh vỡ của nó có thể xuyên qua vỏ giáp hoặc làm đứt xích.
Quân địch với lực lượng rất lớn và các phương tiện chiến đấu vượt trội về mọi mặt đang tiến lên, việc bắn cầu vòng trở nên bất khả thi. Nhưng các chiến sĩ Katyusha đã sẵn sàng cho tình huống này... Như Alexander Kozhin đã nói trong cuốn “Katyusha” của mình, vào đầu cuộc chiến, các chiến sĩ Katyusha Hồng quân đã được dạy cách giải quyết vấn đề để có khả năng bắn trực tiếp.
Để làm việc đó, các bánh trước của chiếc ZIS chỉ đơn giản là được lái vào một rãnh đặc biệt và các chiến sĩ Katyusha thuộc Trung đoàn Súng cối Cận vệ số 3 cũng đã chuẩn bị điều này, khi kẻ thù đang ở xa…
Ba chiến sĩ Katyusha tiêu diệt 500 lính Đức - Ảnh 2.
Nơi yên nghỉ của kíp chiến đấu Katyusha Trung đoàn Súng cối Cận vệ số 3; Nguồn: back-in-ussr
Một loạt hỏa tiễn lửa của lòng căm thù và sự phẫn nộ chưa từng có trút lên đầu quân Đức. Hậu quả là Đức Quốc xã mất tới hơn 500 binh sĩ và sĩ quan, 13 xe hơi và xe bọc thép, 4 pháo và pháo tự hành.
Vinh danh
Dĩ nhiên, cơ hội sống sót trong trận chiến không cân sức của các tay súng Liên Xô đơn giản là không có. Xạ thủ Sergey Dmitrievich Borodulin bị thương nhưng không rời khỏi vị trí của mình, tiếp tục khai hỏa, kết quả là anh bị thiêu sống cùng với chiếc Katyusha.
Các thành viên khác của kíp xe cũng đã anh dũng hy sinh trong trận đánh, gồm chỉ huy xe - trung sĩ Cận vệ Timofey Ivanovich Svetlichny, và lái xe - Pavel Ivanovich Nazarenko.
Tất cả các thành viên dũng cảm của kíp xe đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Thi hài của họ ban đầu được chôn cất tại làng Kozhemyaki; năm 1959, được cải táng và an táng tại thành phố Senno; một tượng đài vinh danh những người con thân yêu đã hy sinh vì Tổ Quốc được dựng lên bên khu mộ của các anh hùng./.

Trận chiến nước Anh: Trận không chiến lớn nhất lịch sử nhân loại

Thứ hai, ngày 22/06/2020 18:30 PM (GMT+7)
Mùa hè năm 1940, trận không chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại mang tên Trận chiến nước Anh đã chính thức được mở màn với sự tham gia của nhiều nghìn máy bay tới từ Anh, Đức và cả Mỹ.
Bình luận 0




Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 1.
Sau khi Pháp thất thủ, nước Anh nói chung và Không quân Anh nói riêng đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện với Đức mà đỉnh điểm là Trận chiến nước Anh. Thế nhưng trận không chiến này dù ác liệt tới mấy cũng mới chỉ là một phần trong kế hoạch đổ bộ lên Anh của Đức. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 2.
Lo sợ rằng khi Đức làm chủ bầu trời, bộ binh Đức sẽ vượt biển đặt chân lên nước Anh. Lodon đã cho triển khai hàng ngàn khẩu pháo cùng hệ thống công trình phòng thủ kiên cố dọc Eo biển Manche sẵn sàng đón tiếp quân Đức. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 3.
Tuy nhiên, trận chiến thực sự lại chỉ diễn ra trên không với hàng chục nghìn máy bay tới từ tất cả các bên tham chiến. Ảnh: Phi công Đức tử nạn sau khi máy bay của anh ta bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 4.
Một chiếc máy bay Đức thả bom xuống đất Anh sau đó bị bắn hạ bởi súng phòng không. Kinh nghiệm cho thấy, khi nhìn lên trời thấy quả bom nằm ngang có nghĩa là nó sẽ lượn đi chỗ khác, chỉ thấy đầu quả bom nghĩa là nó sẽ rơi thẳng xuống vị trí của mình và phải chạy nhanh nhất có thể để thoát thân. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 5.
Bốn chiếc Boulton Paul Defiants của không quân Hoàng gia Anh thuộc phi đội 264 cất cánh đánh chặn máy bay Đức. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 6.
Thủ tướng Anh Winston Churchill thăm trạm quan sát cảnh báo sớm ở Dover, Anh. Đây là trạm cảnh báo máy bay sớm nhất nước Anh do nó nằm gần nước Pháp nhất. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 7.
Máy bay ném bom Heinkel 111 của Đức bay trên bầu trời London, có thể thấy sông Thames - dòng sông biểu tượng của thành phố này bên dưới mặt đất. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 8.
Máy bay ném bom Dornier 217 của Không quân Đức bay qua những đám khói mịt mù ở dưới mặt đất. Những đám khói bốc ra từ nhà máy nhiên liệu Breckton ở Silvertown, nằm phía Đông Nam London. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 9.
Những vệt khói trên bầu trời sau một cuộc hỗn chiến giữa tiêm kích Anh và tiêm kích Đức trong Trận chiến nước Anh. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 10.
Đuôi của một chiếc Hurricane - tiêm kích cơ hiện đại bậc nhất của Anh giai đoạn đầu Cuộc chiến nước Anh. Phần đuôi của chiếc Hurricane này dù đã tan nát nhưng chiếc máy bay vẫn thần kỳ trở về được mặt đất an toàn. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 11.
Một chiếc tiêm kích của Đức bốc cháy tan nát sau khi rơi vì hoả lực phòng không của Anh tại Sussex. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 12.
Khoảnh khắc cuối cùng của chiếc tiêm kích Đức được ghi lại trước khi nó đâm xuống đất sau khi bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 13.
Những đứa trẻ Anh với đồ chơi là vỏ đạn và những mảnh vỡ máy bay tiêm kích - thứ có thể tìm thấy ở bất cứ ngõ ngách nào ở London trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 14.
Xạ thủ súng máy mũi trên chiếc Heinkel He 111 của Đức. Đây là một trong những loại máy bay ném bom chủ lực được Đức sử dụng để oanh tạc nước Anh. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến nước Anh sau 80 năm nhìn lại - Ảnh 15.
Khoảnh khắc phi công của Không quân Hoàng gia Anh nhảy dù ra ngoài sau khi phần cánh của chiếc Hurricane do anh ta điều khiển bị bắn đứt bởi một tiêm kích Đức. Hình ảnh được chụp từ tiêm kích của Đức - kẻ thắng trận trong màn đối đầu chớp nhoáng này. Nguồn ảnh: BI.
Tuấn Anh (Theo Kiến Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét