Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 86

 
Lá Thư Trần Thế Giang Tử
  
Nhat Truong " Tinh Thien Thu " nhac truoc 1975

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
SABATON - Bismarck 
 
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chiến tranh ở Aleppo của Syria Chiến đấu ác liệt giữa các phiến quân và chiến đấu cơ

Các phi công Liên Xô cụt chân vẫn anh dũng chiến đấu

Lê Ngọc |


Các phi công Liên Xô cụt chân vẫn anh dũng chiến đấu

Các phi công quân sự không coi mình là người khuyết tật xin trở lại đơn vị chiến đấu và trở thành Anh hùng Liên Xô.

Aleksey Maresyev
Trong Thế chiến II, khi bị mất chân, phi công được giải phóng khỏi nhiệm vụ bay và hầu như phải mãi mãi quên đi việc lái máy bay chiến đấu. Nhưng ở Liên Xô, có một số ít phi công rơi vào tình huống như vậy đã không chấp nhận số phận và xin được tiếp tục lái “chim sắt” chiến đấu, trong đó, Aleksey Maresyev là người nổi tiếng nhất.
Ngày 5/4/1942, chiếc máy bay chiến đấu Yak-1 của Maresyev bị trúng đạn trên các khu rừng vùng Novgorod. Nhảy dù, thoát chết, Maresyev đã mất 18 ngày định hướng theo mặt trời để tìm về với đơn vị. Đói, khát, phải ăn kiến và thằn lằn, kiệt sức và với đôi chân hoàn toàn bị tê cóng, cuối cùng, may mắn, anh cũng về được với Hồng quân, nhưng không may, Maresyev đã bị chứng hoại thư.
Nằm trên giường, khi Marseyev cố gắng di chuyển chân, các khớp xương gối bị bung ra. Bác sĩ đã phải dùng một chiếc kéo tiệt trùng để cắt chân anh do bị hoại tử nặng. Dùng chân giả nhưng không mất đi hy vọng trở lại đội ngũ, anh ta đã luyện tập rất miệt mài và chăm chỉ. Và khi chiến dịch Kursk bắt đầu, Aleksey Maresyev được phân công ra mặt trận.
Các phi công Liên Xô cụt chân vẫn anh dũng chiến đấu - Ảnh 1.
Phi công Anh hùng Liên Xô Aleksey Maresyev; Nguồn: rbth
Chân vẫn rất đau và chảy máu, nhưng Mitchsey đã cẩn thận để che giấu điều đó. Ban đầu, các phi công bay cùng đã không tin Maresyev, cho rằng người đồng đội tàn tật sẽ khiến họ thất vọng vào thời điểm quan trọng nhất. Tuy nhiên, mọi nghi ngờ của họ đã bị xua tan khi anh không chỉ tỏ ra có hiệu quả chiến đấu cao mà còn cứu sống nhiều phi công trong không chiến.
Ngày 24/8/1943, do cứu được hai phi công và bắn hạ 3 máy bay phát xít Đức, Trung úy biên đội phó Alexei Petrovich Maresyev được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Tổng cộng, Maresyev đã xuất kích 86 lần, bắn hạ 10 máy bay địch - ba chiếc trước và bảy chiếc khi sau bị thương.
Tên tuổi của Aleksey Maresyev được biết đến rộng rãi trên cả nước; phóng viên chiến trường Vladimir Polevoi đã viết cuốn “Câu chuyện về một người đàn ông thực sự” về người phi công quả cảm này. Đề tài cuốn sách không chỉ được chuyển thể thành phim mà còn được nhà soạn nhạc Sergei Prokofiev viết thành một vở opera trình diễn ở Nhà hát Bolshoi.
Georgy Kuzmin
Bị dính hỏa lực phòng không địch trên bầu trời vùng Bryansk ngày 19/11/1941 nhưng Georgy Kuzmin vẫn tìm cách hạ cánh máy bay chiến đấu bị cháy xuống cánh đồng phủ đầy tuyết. Bò ra khỏi máy bay, Kuzmin được dân địa phương tìm thấy và chăm sóc. Trong khi cố gắng quay trở lại đơn vị, anh bị bắt làm tù binh, nhưng đã trốn thoát và tham gia chiến đấu trong một đơn vị du kích.
Khi Georgy về được với các lực lượng Hồng quân, đôi chân của anh bị thương trong ngày định mệnh của vụ tai nạn có dấu hiệu xấu. Các bác sĩ đã phải cắt bỏ bàn chân trái và một phần ba bàn chân phải của anh. Sau khi học được cách đi giày chuyên dụng, Kuzmin được phép trở lại điều khiển máy bay. Đến tháng 4/1943, Đại úy Georgy Kuzmin đã thực hiện 270 lần xuất kích, tham gia 90 trận không chiến, bắn hạ 15 máy bay địch.
Các phi công Liên Xô cụt chân vẫn anh dũng chiến đấu - Ảnh 2.
Phi công Anh hùng Liên Xô Georgy Kuzmin; Nguồn: rbth
Theo Sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 28/4/1943, Đại úy Georgy Kuzmin đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cùng Huân chương Lenin và Huy chương Sao vàng. Ngày 18/8/1943, máy bay Kuzmin, đã bị bắn trong trận không chiến gần thành phố Snezhnoye, Ucraina và Kuzmin đã anh dũng hy sinh. Đến lúc hy sinh, anh đã thực hiện 280 lần xuất kích, tham gia hơn 100 trận không chiến, bắn hạ 19 máy bay địch.
Leonid Belousov
Sau khi hạ cánh năm 1938 do chiếc máy bay chiến đấu I-16 bốc cháy, Leonid Belousov qua 35 lần phẫu thuật thẩm mỹ vá mặt. Khi cuộc chiến năm 1941 bắt đầu, vết thương do bỏng ở chân bắt đầu khiến anh gặp rắc rối do chứng hoại thư khí. Cả hai chân của người phi công đều bị cắt cụt, chân phải bị cắt phía trên đầu gối.
Nằm 426 ngày trong một bệnh viện quân đội, sau hai lần đại phẫu thuật, người phi công đã lấy lại được sức mạnh của mình, tập đi bộ và điều khiển chân giả, rèn luyện tăng sức nặng lên đôi chân của mình. Đôi khi, chúng bị cọ xát mạnh đến mức chảy máu, nhưng anh không cho phép mình đầu hàng và anh đã có được cơ hội trở về lại Trung đoàn của mình.
Các phi công Liên Xô cụt chân vẫn anh dũng chiến đấu - Ảnh 3.
Phi công Anh hùng Liên Xô Leonid Belousov (trái); Nguồn: rbth
Đến tháng 2/1945, Thiếu tá Cận vệ Belousov đã thực hiện 300 lần xuất kích, bắn hạ 3 máy bay địch. Belousov đã chiến đấu cho đến khi kết thúc chiến tranh. Sau chiến tranh, Belousov giải ngũ; tháng 7/1945, được bổ nhiệm làm người đứng đầu một Câu lạc bộ Leningrad, làm việc trong ngành vận tải đường sông. Năm 1957, theo Sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, Belousov đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cùng Huân chương Lenin và Huy chương Sao vàng.
Ivan Kiselev
Ivan Kiselev bị mất chân trong trận không chiến ở Kaunas vào ngày 20/8/1944. Bằng một phép lạ khó tin, anh phi công mất chân đã được trở lại vị trí chiến đấu của mình. “Tôi leo lên cánh máy bay và nhìn thấy Kiselev bất tỉnh trong buồng lái. Trên sàn buồng lái là một vũng máu, và chân anh vẫn còn trong đôi ủng.
Tôi không biết sao Kiselev bị chảy máu nhiều như thế mà vẫn có thể điều khiển máy bay của mình quay trở lại sân bay và hạ cánh” - người Trung đoàn trưởng của anh nhớ lại trong cuốn tự truyện “Nữa thế kỷ cùng với bầu trời”. Tháng 5/1945, Kiselev với một chân giả khăng khăng yêu cầu được trở lại làm nhiệm vụ. Anh đón nhận Ngày Chiến thắng trên bầu trời, khi đang săn lùng các máy bay Đức còn lại.
Các phi công Liên Xô cụt chân vẫn anh dũng chiến đấu - Ảnh 4.
Phi công Anh hùng Liên Xô Ivan Kiselev; Nguồn: rbth
Tháng 12/1945, Kiselev được giải ngũ và trong nhiều năm, làm việc trong tại Tổng cục Hàng không Dân dụng. Chuyện kể rằng, vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày Chiến thắng, tại một buổi chiêu đãi, Nguyên soái Không quân Savitsky đã gặp Kiselyov và hỏi một cách trách móc: Tại sao đồng chí Kiselyov không đeo huy hiệu Anh hùng? Người phi công thương binh trả lời rằng anh không được tặng thưởng.
Vị Nguyên soái nói: Sao? Chính tôi đã ký văn bản đề nghị phong Anh hùng cho đồng chí rồi cơ mà? Chỉ sau vài ngày, hồ sơ được tìm thấy trong kho lưu trữ và năm ngày sau, Quyết định phong anh hùng được ký. Ngày 14/5/1965, Trung úy dự bị Ivan Kiselyov đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Zakhar Sorokin
Trong trận chiến đấu bảo vệ bầu trời Bắc Cực, ngày 25/10/1941, khi đâm vào một chiếc máy bay Đức, chiếc máy bay chiến đấu của Sorokin bị hư hại nặng, rơi xuống một vùng đồi trọc. Chiếc Me 110 hai chỗ ngồi của Đức bị Sorokin đâm rơi cách chiếc MiG-3 của anh 300m. Các phi công lại tiếp tục chiến đấu trên mặt đất. Sorokin đã bắn chết một phi công Đức có một con chó, và với phi công thứ hai, anh ta đã chiến thắng sau cuộc đấu tay đôi gian nan.
Viên phi công sau đó phải mất sáu ngày vượt qua quãng đường 70km để trở về với Hồng quân. Trong thời gian đó, anh liên tục bị những con sói truy đuổi; anh bò, trèo, ngã xuống sườn đồi và rơi xuống mặt hồ nước đóng băng. Anh đã thành công trong việc giết chết một trong những con sói và hù dọa những con khác bằng một quả pháo sáng; anh buộc phải uống máu sói để giữ sức. Sống sót, nhưng Sorokin bị mất cả hai chân vì cóng.
Các phi công Liên Xô cụt chân vẫn anh dũng chiến đấu - Ảnh 5.
Phi công Anh hùng Liên Xô Zakhar Sorokin; Nguồn: rbth
Nhưng anh vẫn được toại nguyện trở về Trung đoàn của mình và tham gia chiến đấu. Do thành tích hộ tống và bảo vệ các đoàn xe Bắc Cực, Sorokin đã được trao tặng Huân chương của Đế chế Anh. Tại lễ trao huân chương, viên Tùy viên Quân sự Anh nói về Đại úy phi công Sorokin “Một khi ở Nga có những người như vậy, nước Nga sẽ bất khả chiến bại”.
Theo Sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô ngày 19/8/1944, Đại úy Zakhar Sorokin đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cùng Huân chương Lenin và Huân chương Sao vàng. Tại thời điểm được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Sorokin đã có 117 lần xuất kích, tham gia 19 trận không chiến và đích thân bắn hạ 11 máy bay địch. Tổng cộng, Zakhar Sorokin đã bắn hạ 18 máy bay địch, 12 trong số chúng là khi dùng chân giả.
Tháng 4/1945, Đại úy Sorokin được chuyển đến Hạm đội Biển Đen, nơi anh phục vụ cho đến năm 1955. Sau khi nghỉ hưu, Sorokin sống ở Moscow, làm việc tại Ủy ban Cựu chiến binh Liên Xô, Hiệp hội toàn Nga "Kiến thức", là thành viên của Liên đoàn các Nhà báo Liên Xô và là tác giả của 15 cuốn sách./.


Tên lửa "Mũi tên xanh" bí mật của PK Việt Nam lập kỳ tích diệt máy bay Mỹ: Chuyên gia LX không thể tin

Nguyễn Hữu Mão - Cựu chiến binh Trung đoàn tên lửa 263 |


Tên lửa "Mũi tên xanh" bí mật của PK Việt Nam lập kỳ tích diệt máy bay Mỹ: Chuyên gia LX không thể tin

Nhờ cách đánh sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, các xạ thủ Tiểu đoàn 172 tên lửa "mũi tên xanh" khiến không quân địch khiếp đảm, có kỳ tích mà ngay cả chuyên gia LX cũng không thể tin.

Đầu năm 1971, quân đội ta lần đầu có tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela 2, thường được gọi là tên lửa A72 hay với một cái tên thân mật là "Mũi tên xanh". Đây là loại vũ khí tối tân nhất lúc đó do Liên Xô viện trợ cho PK Việt Nam nên việc sử dụng nó trên chiến trường là cực kỳ mới mẻ và bí mật.
Những xạ thủ hầu hết là lính sinh viên các trường đại học
Tiêu chuẩn của xạ thủ sử dụng loại vũ khí này được các chuyên gia nước bạn đề ra rất cao.
Vì vậy, cả tiểu đoàn 42 của Trung đoàn 263 tên lửa phòng không với phần lớn là sinh viên các trường Đại học Thủy lợi, Bách khoa, Ngoại giao, Sư phạm… nhập ngũ được Quân chủng Phòng không - Không quân điều về làm khung thành lập 4 đại đội để huấn luyện sử dụng cấp tốc loại vũ khí mới này theo chế độ cực kỳ bảo mật.
Tên lửa Mũi tên xanh bí mật của PK Việt Nam lập kỳ tích diệt máy bay Mỹ: Chuyên gia LX không thể tin - Ảnh 1.
Tác giả Nguyễn Hữu Mão - Cựu chiến binh Trung đoàn tên lửa 263
Đã gần 50 năm trôi qua nhưng trong ký ức của các chiến sỹ được huấn luyện sử dụng tên lửa A72 vẫn không thể nào quên... Lớp học ngày ấy có rào chắn, có vệ binh gác.
Học xong tài liệu, vở ghi, khí tài đều không được mang về mà vệ binh cho vào hòm khóa lại, hôm sau học tiếp lại mở ra.
Tất cả chiến sỹ đều được quán triệt tuyệt đối giữ bí mật, không được thư từ liên lạc với bất kỳ ai, kể cả người thân cũng không tiết lộ nhiệm vụ đang thực hiện.
Với tư chất thông minh và nền kiến thức đã được tiếp thu ở trường Đại học, chỉ với 4 tháng huấn luyện, các chiến sỹ đã nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật sử dụng loại vũ khí mới này.
Ngày cuối cùng của khóa học, đơn vị hành quân đêm về Xuân Mai tiến hành bắn đạn thật. Tên lửa Kachiusa được bắn lên làm mục tiêu cho tên lửa A72 bắn đuổi, diệt gọn. Anh em vô cùng phấn khởi vì thấy vũ khí mới quá tuyệt vời.
Kết thúc khóa huấn luyện, những xạ thủ A72 mang vũ khí mới lặng lẽ bí mật vượt Trường Sơn vào bổ sung cho chiến trường. Đại đội 1 và Đại đội 2 vào mặt trận Quảng Trị. Còn Đại đội 3 và Đại đội 4 thành lập Tiểu đoàn 172 vào chiến trường B2 (miền Đông Nam bộ).
Thượng tá Anh hùng LLVT nhân dân Trần Văn Xuân - cựu sinh viên Đại học Thủy lợi Hà Nội, nằm trong số các chiến sỹ của Tiểu đoàn 172 được bổ sung cho chiến trường B2.
Trong một lần gặp mặt các bạn đồng ngũ lính sinh viên nhập ngũ 24/8/1970 của Quân chủng Phòng không - Không quân, Trần Xăn Xuân đã kể cho chúng tôi nghe về những ngày tháng chiến đấu hào hùng ấy:
"Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng phòng không, trong đó có tên lửa A72 chúng mình, lúc bấy giờ là trực tiếp chiến đấu chi viện cho từng trận, từng cao điểm hoạt động của bộ binh đánh địch dã ngoại trên trục lộ 13, phía nam thị xã An Lộc, sẵn sàng đánh địch đổ bộ đường không trong khu vực tác chiến và độc lập phục kích đánh máy bay địch.
Tôi vẫn nhớ, anh Nghiêm Xuân Đán, quê Phú Xuyên, Hà Nội là xạ thủ đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 trong trận đánh tại Núi Gió, gần thị xã Bình Long.
Tên lửa Mũi tên xanh bí mật của PK Việt Nam lập kỳ tích diệt máy bay Mỹ: Chuyên gia LX không thể tin - Ảnh 2.
Anh hùng LLVT nhân dân Trần Văn Xuân trong cuộc gặp mặt bạn đồng ngũ CCB sinh viên nhập ngũ tháng 8/1970
Tiếp đó là những chiến thắng dồn dập của tên lửa A72 trong thời gian cuối tháng 5 đầu tháng 6/1972 đã thực sự gây bất ngờ và trở thành nỗi kinh hoàng của không lực Mỹ và Việt Nam cộng hòa.
Máy bay địch, nhất là trực thăng, rất hoang mang lo sợ khi thấy làn khói xanh bất thình lình vút lên bắn đuổi. Nhiều chiếc phải bay vọt lên cao nhưng cũng không thoát. Từ đây, không quân Mỹ và Việt Nam cộng hòa rất kiêng nể lực lượng phòng không của ta".
Thực tế, với sự xuất hiện của tên lửa A72, thời kỳ "làm mưa, làm gió" của không quân địch trên chiến trường miền Đông Nam bộ coi như kết thúc".
Thực tế là trong chiến tranh, nhiều xạ thủ A72 đã đạt hiệu suất chiến đấu rất cao, nổi tiếng nhất là các xạ thủ: Hoàng Văn Quyết (bắn rơi 16 máy bay địch, hiện đang giữ kỷ lục của Quân chủng Phòng không - Không quân về thành tích cá nhân bắn rơi máy bay địch), Nguyễn Văn Thoa (bắn rơi 13 máy bay), Trần Văn Xuân (bắn rơi 8 máy bay), Nguyễn Ngọc Chiến (bắn rơi 6 máy bay)…
Đặc biệt xạ thủ - liệt sỹ Anh hùng LLVT nhân dân Bùi Anh Tuấn đã lập nên kỳ tích với 5 quả đạn A72 diệt 6 máy bay địch.
Một tiểu đoàn có 10 người được tuyên dương Anh hùng
Điều đặc biệt tự hào là, trong hơn 3 năm tham gia chiến đấu (1972-1975) ở chiến trường miền Nam, Tiểu đoàn 172 đã có 10 xạ thủ tên lửa A72 được tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Đó là Liệt sỹ Bùi Anh Tuấn và các đồng chí: Hoàng Văn Quyết, Phạm Kim Kỳ, Nguyễn Văn Thoa, Trần Văn Xuân, Nguyễn Ngọc Chiến, Nguyễn Văn Toản, Vũ Danh Tòng, Nguyễn Quang Lộc và Trần Quang Thắng.
Tháng 10 năm 2018, một số xạ thủ "mũi tên xanh" Anh hùng đã có cuộc hội ngộ tại buổi lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho đồng đội Nguyễn Ngọc Chiến do Trung đoàn 64 thuộc Sư đoàn Phòng không Hà Nội, tổ chức.
Tên lửa Mũi tên xanh bí mật của PK Việt Nam lập kỳ tích diệt máy bay Mỹ: Chuyên gia LX không thể tin - Ảnh 4.
Các Anh hùng "Mũi tên xanh" trong lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng của xạ thủ Nguyễn Ngọc Chiến
Dịp này, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã được nghe các xạ thủ Anh hùng kể lại về thời kỳ xông pha trận mạc với loại vũ khí mới được trang bị cho lực lượng phòng không năm xưa.
Anh hùng LLVT nhân dân Trần Văn Xuân - người có sáng kiến chế tạo khung điểm đón cho A72 đã nâng cao hiệu suất chiến đấu của khí tài (sau đó, sáng kiến của ông Xuân đã được Nga tiếp nhận, cải tiến khí tài A72 trang bị cho Hải quân) - mở đầu buổi giao lưu bằng một câu chuyện xúc động:
"Chỉ một lần do bắn tên lửa A72 để diệt máy bay địch không thành, hai vệt khói tên lửa lướt trên hầm trú ẩn đã là dấu hiệu để địch phản công khiến tiểu đội 12 đồng chí hy sinh mất 5 người, chỉ còn lại 7 người.
Đau xót trước những đồng đội ngã xuống, sau bao nghiền ngẫm tìm tòi, tôi đã tìm ra cách đánh hiệu quả tiêu diệt được địch mà vẫn đảm bảo an toàn cho đồng đội.
Đó là quyết định không làm hố bắn nữa mà làm hầm chữ A cho anh em trú, còn khi nào bắn thì vọt lên chạy theo chiều gió một trăm mét, tận dụng tất cả hố bom, hố pháo làm hố bắn, nên khi bắn xong tất cả những khói bụi đạn pháo đó được gió đẩy đi, đánh lừa được địch và 7 người chúng tôi luôn luôn an toàn.
Từ đó cho đến ngày toàn thắng 30/4/1975, tiểu đội chúng tôi vẫn còn đủ 7 người trong đó có 2 người được phong Anh hùng: đó là đồng chí Hoàng Văn Quyết bắn rơi 16 chiếc và tôi bắn rơi 8 chiếc máy bay địch.
Tôi nhớ mãi lần máy bay địch ùa vào bắn phá hậu cứ của Trung tướng Hoàng Cầm - chỉ huy mặt trận. Hôm ấy, đồng chí Hoàng Văn Quyết ngắm mãi, bắn mãi mà không được. Còn một quả đạn duy nhất và một nguồn pin duy nhất, tôi báo cáo đồng chí chỉ huy xin được bắn.
Tôi đứng chính diện, nhằm thẳng 13 chiếc máy bay đang bay vào và dùng khung điểm đón bắn vào giữa đội hình máy bay địch. Quả đạn A72 vút thẳng như kẻ chỉ lao vào giữa đám máy bay địch rồi vọt lên cao tự hủy.
Kết quả là 1 chiếc UH-1A mất lái đâm xuống đất bốc cháy cách trận địa khoảng 1.000 mét… Còn trong chúng tôi hôm nay có mặt ở đây thì đồng chí Nguyễn Văn Thoa là người bắn rơi nhiều máy bay địch nhất, với 13 chiếc".
Trong bộ quân phục chỉnh tề, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Thoa đứng dậy hướng mặt về các chiến sĩ trẻ rồi kể liền mạch:
"Ngày ấy, chúng tôi cũng mười chín, đôi mươi như nhiều chiến sĩ ngồi đây. Trận đánh đầu tiên của chúng tôi ở Đường 13, từ cầu Cần Lê xuống Chơn Thành (Bình Long) vào tháng 4/1972.
Tên lửa Mũi tên xanh bí mật của PK Việt Nam lập kỳ tích diệt máy bay Mỹ: Chuyên gia LX không thể tin - Ảnh 5.
Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Thoa
Trước khi vào trận, anh em rất háo hức và quyết tâm, nhưng khi thực hành bắn, tôi và nhiều đồng chí khác loay hoay mãi mà không ai bắt được mục tiêu. Đêm hôm ấy, tôi không ngủ, cứ trăn trở tại sao được huấn luyện chu đáo nhưng khi ra chiến đấu lại không thực hành được?
Tôi lấy tài liệu ra nghiên cứu và hiểu rằng, tên lửa A72 áp dụng nguyên lý đầu dò tầm nhiệt, bám theo luồng khí xả của động cơ máy bay hoặc sức nóng của động cơ máy bay. Cấu tạo của tên lửa A72 bao gồm đầu đạn, cơ cấu phóng và pin.
Một quả pin chỉ có thể sử dụng để ngắm bắn mục tiêu trong vòng 40 giây, nếu quá thời gian đó mà chưa bắn được thì vũ khí coi như hỏng. Nắm chắc tính năng trên, tôi cứ thao tác chay các động tác vận hành tên lửa A72 một mình trong đêm.
Ngay hôm sau, địch lại tiếp tục cho máy bay đổ quân đánh phá. Rút kinh nghiệm trận trước, tôi bình tĩnh thao tác khí tài và 1 chiếc trực thăng HU-1A bị bắn hạ, qua đó đã củng cố thêm niềm tin cho anh em trong đơn vị…
Với tôi, kỷ niệm đáng nhớ nhất trong những năm tháng chiến tranh là lần bắn rơi chiếc máy bay C-130 của địch chuẩn bị đổ quân ở phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, tức là chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ trước khi lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
Đến thời điểm hiện tại được xác nhận thì đó là chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam".
Còn Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Toản - người đã bắn rơi tại chỗ 5 chiếc máy bay địch từ tháng 4/1974 đến tháng 3/1975 - thì nhớ lại chiến công tiêu diệt chiếc máy bay không người lái của Mỹ mà ngay cả các chuyên gia Liên Xô cũng không thể nào tin.
Đó là theo tính năng, cấu tạo thì tên lửa A72 không thể tiêu diệt được máy bay không người lái bởi đó là máy bay loại nhỏ, tốc độ nhanh, các lực lượng phòng không rất khó phát hiện và tiêu diệt.
Ông Toản kể: "Trận địa của chúng tôi ngày ấy được đặt tại điểm cao 178 Lộc Ninh. Nhiều phương án, cách đánh được chúng tôi đặt ra, rút kinh nghiệm từ các trận đánh trước.
Tôi đề nghị thay nguồn điện của đạn bằng ắc quy của ô tô nối gộp lại để cung cấp điện liên tục, đạn lúc nào cũng ở trạng thái làm việc, khi mục tiêu bay vào là xạ kích được ngay. Đề xuất của tôi được chỉ huy chấp thuận.
Sau những ngày trực căng thẳng, vào lúc 11 giờ 17 phút ngày 15/1/1975, tổ quan sát hô "Có máy bay từ hướng đường 13". Đạn đã sẵn sàng, tôi thấy mục tiêu như một chấm đen vun vút lao tới ở độ cao trên 500m, tham số gần như bằng 0.
Tôi bình tĩnh thao tác bắn ở chế độ tự động. Bằng thao tác kỹ thuật chính xác, quả đạn đã tiêu diệt mục tiêu. Chiếc máy bay không người lái rơi cách trận địa khoảng 800 mét. Đây là loại máy bay mà nhiều người ở vùng giải phóng chỉ nghe thấy tiếng soẹt khi nó bay qua đầu chứ chưa bao giờ thấy rõ nó hình thù ra sao.
Tên lửa Mũi tên xanh bí mật của PK Việt Nam lập kỳ tích diệt máy bay Mỹ: Chuyên gia LX không thể tin - Ảnh 7.
Xạ thủ tên lửa A72 hôm nay.
Nay bị bộ đội phòng không ta bắn trúng, tận mắt nhìn thấy xác máy bay rơi, bà con hết sức khâm phục, tin tưởng vào sức mạnh và sự tài tình của bộ đội ta. Thực tế là sau đó hàng tháng trời, loại máy bay này không dám bay qua khu vực Lộc Ninh nữa.
Sau trận đánh đặc biệt ấy, tôi được cấp trên tặng thưởng Huân chương Chiến công và danh hiệu "Dũng sĩ diệt máy bay Mỹ". Còn đơn vị được thưởng hai con bò để liên hoan mừng chiến thắng…".
Thật vô cùng tự hào, với quân số không nhiều nhưng nhờ cách đánh sáng tạo, mưu trí, dũng cảm của các xạ thủ, tên lửa A72 - "mũi tên xanh" của Tiểu đoàn 172 đã thực sự là nỗi kinh hoàng của không quân địch.
Những xạ thủ "mũi tên xanh" đó đã viết nên trang sử chiến đấu và chiến thắng vẻ vang cho đơn vị: chỉ trong hơn 3 năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1972-1975), với nhiệm vụ chủ yếu là đi phối thuộc với các đơn vị bộ binh tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam bộ.
Tiểu đoàn 172 đã tham gia đánh 408 trận, bắn rơi 157 máy bay gồm 21 kiểu loại, trong đó có 134 chiếc rơi tại chỗ.
Trong đó, riêng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Tiểu đoàn đã tham gia chiến đấu phối thuộc trong đội hình quân binh chủng hợp thành, bảo vệ các cánh quân ta tấn công ở tất cả các mũi, các hướng; đã bắn rơi 34 máy bay địch, có 9 chiếc rơi ngay tại cửa ngõ Sài Gòn, góp phần vào chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét