LỜI TRỐI (ĐL)

 
Đời Là Cõi Tạm - Bảo Hưng Miền Tây | Nhạc Phật Giáo Hay Nhất 2019

Quan niệm của phật giáo về cái chết
LỜI TRỐI

Nếu một mai chẳng còn ta
Thì đời như thể hôm qua chẳng mình
Có ta thêm đứa vô minh
Thêm hồn nhăng cuội, thêm tình ruồi bu.

Kiếp này bệ rạc đường tu
Xin Trời lượng thứ, tu bù kiếp sau
Tu cho...nức tiếng, sụ giàu
Chuộc về Hòn Đất thả vào Tự Nhiên!

                                                              Trần Hạnh Thu

 
Cát Bụi Cuộc Đời - Huỳnh Nguyễn Công Bằng
Sự giác ngộ và nỗi đau quá sốc trong cuộc đời Phương Thanh

Lý giải khoa học về sự đầu thai chuyển kiếp

Phật Giáo
Có những đứa trẻ sinh ra không nhận cha mẹ mình hiện tại, chỉ nhận cha mẹ mình trong kiếp trước. Có nhiều trẻ nhỏ mới sinh ra đã là thần đồng âm nhạc, văn, toán học... và người ta cho rằng đó là do các siêu linh về các lĩnh vực này đầu thai vào...

Chết là hết hay sự sống vẫn tiếp diễn

Năm 2010 xôn xao câu chuyện kỳ lạ của cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình. Theo đó, cháu tên là Bình sinh ngày 6/10/2002 con của anh Hoan, chị Dự nhưng cháu cứ nằng nặc nhận mình là cháu Quyết Tiến (con chị Thuận anh Tân) - đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều "bằng chứng" chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu Bình đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
Cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình

Cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA cho biết, trong 20 năm qua ông đã cùng nhiều giáo sư đầu ngành nghiên cứu và ghi nhận nhiều trường hợp tương tự như câu chuyện trên. Thậm chí, trên thế giới cũng có nhiều trường hợp trùng lặp đến kỳ lạ như vậy. Đơn cử một cặp trùng lặp rất thú vị giữa Napoléon và Hitle: Chẳng hạn, Napoléon sinh năm 1760, Hitle sinh năm 1889 chênh nhau 129 năm. Đặc biệt, rất nhiều sự kiện trùng và chênh nhau đúng 129 năm như: Napoléon nắm quyền năm 1804, Hitle năm 1933 chênh 129 năm. Napoléon chiếm Viên (Áo) năm 1809, Hitle năm 1938 chênh 129 năm. Napoléon chiếm Nga năm 1912, Hitle chiếm Nga 1941; Napoléon thua Nga 1816, Hitle thua Liên Xô 1945. Napoléon và Hitle đều nắm quyền binh năm 44 tuổi, đánh chiếm Viên năm 49 tuổi, đánh chiếm Nga năm 52 tuổi và đều vỡ mộng bá chủ ở tuổi 56...
TS Vũ Thế Khanh nhấn mạnh, theo thống kê, những cặp có sự tương đồng (về sự kiện trong cuộc đời, về tính cách, về tài năng...) nhiều không sao kể hết, và sự trùng lặp cũng rất đa dạng. Từ xa xưa, con người cũng đã biết và đã bàn luận nhiều về hiện tượng này. Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, Diêm Vương sẽ mở sổ ghi chép đánh giá công, tội để cho đi tái sinh vào các cõi khác nhau.
Để giải thích hiện tượng tái sinh, trên thế giới đã có hàng trăm ấn phẩm nói về lĩnh vực này như bí ẩn tiền kiếp hậu kiếp, luân hồi, nhân quả, sự sống sau khi chết, tử thư, chết đi về đâu, Tây Tạng huyền bí, Ai cập huyền bí, Xứ Phật huyền bí, nghiệp báo, Địa ngục du ký, Liêu Trai, Lạt Ma Tây Tạng, Cao Tăng dị truyện, Kinh Pháp Cú, Các hiện tượng tái sinh, soi kiếp của Kaysi...

Để giải thích hiện tượng tái sinh, trên thế giới đã có hàng trăm ấn phẩm nói về lĩnh vực này như bí ẩn tiền kiếp hậu kiếp, luân hồi, nhân quả, sự sống sau khi chết, tử thư, chết đi về đâu, Tây Tạng huyền bí, Ai cập huyền bí, Xứ Phật huyền bí, nghiệp báo, Địa ngục du ký, Liêu Trai, Lạt Ma Tây Tạng, Cao Tăng dị truyện, Kinh Pháp Cú, Các hiện tượng tái sinh, soi kiếp của Kaysi...

Quy trình tái sinh được mô tả như trong truyền thuyết về Cầu Nại Hà. Theo đó, nơi cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, khó đi, gọi là cầu Nại Hà, bắc ngang một con sông lớn gọi là sông truyền kiếp. Dưới sông lớn có đủ các thứ rắn độc, thủy quái hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt. Các linh hồn muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn.
Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà làm bằng 6 loại vật liệu khác nhau, tương ứng với Lục đạo luân hồi. Các linh hồn sau khi thẩm định phước phần, sẽ cho đi Đầu thai vào các nơi tương ứng theo nghiệp báo (nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu...). Việc đi tái sinh không chỉ ở cõi người (thai sinh), mà còn có 5 loài: Noãn, thai, thấp, hóa, và bàng sinh. Hình dạng có: Loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết...
Để giải thích hiện tượng tái sinh, trên thế giới đã có hàng trăm ấn phẩm nói về lĩnh vực này như bí ẩn tiền kiếp hậu kiếp, luân hồi, nhân quả, sự sống sau khi chết, tử thư, chết đi về đâu, Tây Tạng huyền bí, Ai cập huyền bí, Xứ Phật huyền bí, nghiệp báo, Địa ngục du ký, Liêu Trai, Lạt Ma Tây Tạng, Cao Tăng dị truyện, Kinh Pháp Cú, Các hiện tượng tái sinh, soi kiếp của Kaysi...
Phật Giáo đã nói rõ về sự tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên một trục thời gian vô tận (vô thủy vô chung) theo quy luật Nhân Quả - Luân hồi (luân là quay, hồi là trở lại). Hiện tượng tái sinh cũng chỉ là một trong các hiện tượng nằm trong quy luật của Luân hồi mà thôi.
Phật Giáo đã nói rõ về sự tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên một trục thời gian vô tận (vô thủy vô chung) theo quy luật Nhân Quả - Luân hồi (luân là quay, hồi là trở lại).

Phật Giáo đã nói rõ về sự tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên một trục thời gian vô tận (vô thủy vô chung) theo quy luật Nhân Quả - Luân hồi (luân là quay, hồi là trở lại).

Lộn kiếp truyền lại những tài năng bẩm sinh

GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, nguyên Viện trưởng Viện Vắc xin, tác giả cuốn sách "Loài người từ đâu về đâu" cho biết, từ xa xưa đã tồn tại học thuyết về sự luân hồi với nội dung là có người sống nhiều hơn 1 kiếp trên đời. Sau khi chết linh hồn người ấy đầu thai lại trên đời và sống kiếp khác. Có thể đầu thai vào người mẹ trước của mình, cũng có thể đầu thai vào một người đàn bà khác. Chẳng hạn, có một thiếu niên sinh ra ở Los Angeles (Mỹ) năm 1965. Tháng 8/1971, cha mẹ phát hiện ra cậu bé 6 tuổi có khả năng chơi đàn piano tuyệt vời, mặc dù cháu chưa bao giờ được học chơi piano. Các chuyên gia âm nhạc trong vùng xác định rằng những bản nhạc cậu chơi thường là các khúc nhạc Jazz độc đáo của nhà dương cầm nổi tiếng đã mất năm 1954.
Đầu thế kỷ XX, một cô gái Anh tên là Romary bỗng nhiên biết tiếng Ai Cập cổ đã bị thất truyền lâu rồi. Romary tự xưng là người Xyri vào năm 1400 trước công nguyên bị bắt đến Ai Cập làm nô lệ và làm vũ nữ trong cung điện thờ thần Ai Cập. Nhưng ít ai tin lời Romary. May nhờ một nhà bác học Ai Cập biết tiếng Ai Cập cổ xác nhận thì người ta mới tin câu chuyện của cô là có thật.
Theo thống kê, những cặp có sự tương đồng (về sự kiện trong cuộc đời, về tính cách, về tài năng...) nhiều không sao kể hết, và sự trùng lặp cũng rất đa dạng. Từ xa xưa, con người cũng đã biết và đã bàn luận nhiều về hiện tượng này.

Theo thống kê, những cặp có sự tương đồng (về sự kiện trong cuộc đời, về tính cách, về tài năng...) nhiều không sao kể hết, và sự trùng lặp cũng rất đa dạng. Từ xa xưa, con người cũng đã biết và đã bàn luận nhiều về hiện tượng này.

GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu nhấn mạnh, có nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về chuyển kiếp và luân hồi. TS Stephenson thuộc trường Đại học Louisana (Mỹ) khi nghiên cứu về vấn đề này cho rằng, khắp nơi trên thế giới có những trường hợp lộn kiếp thường xảy ra khi trẻ mới lên 3 - 5 tuổi. Chúng bắt đầu kể về cuộc sống kiếp trước của mình làm cha mẹ và người thân rất hoang mang, trừ ở Ấn Độ, nơi mà luật Luân hồi được nhiều người biết đến và người ta phản ứng rất bình tĩnh trong gia đình có một đứa bé lộn kiếp. Tuy nhiên, từ 7 - 8 tuổi trở lên đứa trẻ bắt đầu quên những ký ức về kiếp trước cho đến khi quên hẳn, nhưng cũng có trường hợp ký ức về kiếp trước còn tồn tại lâu dài. Chẳng hạn như trong cuốn tự tuyện "Tây Tạng - tổ quốc của tôi" Đạt - lai - lạt - ma đời thứ 14 đã kể tường tận sự đầu thai chuyển kiếp của mình.
GS.TS Ian Pretyman Stevenson là bác sĩ tâm thần học rất nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Virginia (Mỹ) đã đã cống hiến cả đời mình để nghiên cứu sự Luân hồi. Trong suốt hơn 40 năm, trung bình mỗi năm ông đã đi một đoạn đường 89.000 cây số vòng quanh Trái đất để khảo sát các trường hợp nghi vấn Luân hồi. Tổng cộng ông đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp Luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới, và trình bày các bằng chứng đó một cách hệ thống, khoa học và hết sức chi tiết. Trong mỗi trường hợp, ông ghi chép lại một cách hệ thống các lời nói và hành vi của đứa trẻ. Sau đó ông cố gắng xác định người đã chết theo những gì mà đứa trẻ nhớ được và kiểm tra các sự việc từng xảy ra đối với người quá cố, để xác minh xem chúng có phù hợp với trí nhớ của đứa trẻ hay không...
Trong giáo lý của Đạo Phật, không chỉ

Trong giáo lý của Đạo Phật, không chỉ "vật tiến hóa thành người" như các nhà sinh vật học giả thiết, mà sự chuyển hóa đa chiều hơn, rộng khắp trong Lục đạo.

Theo GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, hiện tượng chuyển kiếp thuộc lĩnh vực tâm linh đã được thừa nhận bởi "Phật giáo" trong luật "Luân hồi" 500 năm TCN và các nhà khoa học tâm linh phương Tây đề ra cũng giống với phương pháp chọn Đạt - lai - lạt - ma ở Tây Tạng gồm 3 điều kiện: Có những ký ức về kiếp trước của người đã chết; người chuyển kiếp có những đặc trưng về khả năng kỹ thuật và các kỹ năng của người chết khi còn sống; và những đặc điểm trên thân thể của người chết khi còn sống.
"Việc tái sinh thể hiện rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Có những người sinh ra, hình dáng bề ngoài có những nét mang dấu tích của loài vật. Các nhà sinh vật học thì giải thích rằng "loài người có nguồn gốc từ loài vật tiến hóa, nên một số trường hợp vẫn còn mang theo di chứng của loài vật, giống như bị thoái hóa...". Trong giáo lý của Đạo Phật, không chỉ "vật tiến hóa thành người" như các nhà sinh vật học giả thiết, mà sự chuyển hóa đa chiều hơn, rộng khắp trong Lục đạo. Sự tái sinh trong kiếp sau sẽ được xoay vòng trong 6 nẻo là: Trời, A Tu La, Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Con người. Tùy theo sự "gieo nhân tạo nghiệp" của kiếp trước mà quyết định điểm đến trong kiếp sau, sẽ là một trong 6 nẻo kể trên".
 
Đắp Mộ Cuộc Tình Randy

Bằng chứng khoa học cho thấy đầu thai là có thực

Trong khi nhiều nhà khoa học cho rằng ý niệm về sự đầu thai chỉ là huyền thoại thì có một số chuyên gia đáng tin cậy tin nó là một hiện tượng có thật.
Đầu thai, tái hóa thân, tái hiện thân hay chuyển kiếp theo luân hồi là một niềm tin được tìm thấy trong các triết lý tôn giáo lớn của Ấn Độ, bao gồm Yoga, Phật giáo, đạo Jain và một số tôn giáo khác.
Trong khái niệm đầu thai, một tính cách mới được phát triển trong mỗi kiếp sống mới trong thế giới loài người, dựa vào các kinh nghiệm tích lũy từ các kiếp sống trước và những kinh nghiệm mới đạt được trong kiếp sống hiện tại, nhưng cá tính của người đó vẫn là không đổi trong suốt các kiếp sống kế tiếp nhau. Người ta tin rằng có sự tương tác của những sự sắp đặt trước của một số kinh nghiệm sống nào đó, hay là những bài học được dự định là sẽ xảy ra trong kiếp sống đó, và những hành động tự chọn bởi chính bản thân người đó trong khi họ đang sống kiếp đó.
Niềm tin vào sự đầu thai là một hiện tượng có từ thời cổ đại; trong nhiều hình thức khác nhau, từ thời Ai Cập cổ đại, hay có lẽ là trước đó, con người đã tin vào một cuộc sống tương lai sau khi chết. Các ngôi mộ cổ chứa đựng cả người và của cải có thể là bằng chứng cho niềm tin rằng người đó có thể lại cần đến những thứ của cải đó mặc dù đã chết một cách vật lý.
Theo báo Anh Express, đầu thai nói chung là một khái niệm tôn giáo có hàm ý rằng người sau khi chết thì linh hồn, tâm hay ý thức của họ được chuyển sang một đứa trẻ mới sinh ra. Nó nghe có vẻ như chuyện tưởng tượng nhưng một số nhà khoa học tin rằng nó là một khái niệm có thật.
Tiến sĩ Ian Stevenson, nguyên giáo sư Tâm thần học tại Trường Y thuộc Đại học Virginia và nguyên chủ tịch Sở Tâm thần và Thần kinh học của bang, đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tìm ra bằng chứng cho hiện tượng đầu thai cho đến khi ông qua đời vào năm 2007. Tiến sĩ Stevenson tuyên bố đã tìm được hơn 3.000 trường hợp đầu thai trong thời của ông mà ông đã chia sẻ với cộng đồng khoa học.
Trong một nghiên cứu có tên "Những vết bớt và dị tật bẩm sinh tương ứng với vết thương từ người đã qua đời", tiến sĩ Stevenson sử dụng việc nhận diện dung mạo để phân tích sự tương đồng giữa người tham gia nghiên cứu và người được cho là hóa thân kiếp trước của họ đồng thời nghiên cứu về các vết bớt.
Khoảng 35% trẻ em, người tuyên bố có thể nhớ về kiếp trước, đều có những vết bớt và/hoặc dị tật bẩm sinh.
Khoảng 35% trẻ em, người tuyên bố có thể nhớ về kiếp trước, đều có những vết bớt và/hoặc dị tật bẩm sinh.
Ông viết trong nghiên cứu của mình như sau: "Khoảng 35% trẻ em, người tuyên bố có thể nhớ về kiếp trước, đều có những vết bớt và/hoặc dị tật bẩm sinh. Chúng được cho là có liên quan đến những vết thương trên người mà đứa trẻ đó nhớ được. 210 trường hợp như vậy đã được nghiên cứu".
"Các dấu bớt thường ở những vùng da ít lông hoặc nhăn nheo, một số xuất hiện ở những khu vực ít hoặc không có sắc tố (hypopigmented macules), một số khác lại có mặt ở vùng gia tăng sắc tố (hyperpigmented nevi)".
"Các dị tật bẩm sinh gần như rất hiếm. Trong những trường hợp cuộc sống của người đã khuất được những đứa trẻ thuật không sai lệch một chút nào, gần như luôn luôn có sự tương đồng giữa vết bớt và/hoặc dị tật trên đứa trẻ và vết thương trên người quá cố".
43 trong 49 trường hợp được ghi nhận từ tài liệu y tế (thường là báo cáo khám nghiệm tử thi) đã khẳng định sự tương ứng giữa các vết thương và các vết bớt (hoặc dị tật bẩm sinh).
Trong một nghiên cứu độc lập khác, tiến sĩ Stevenson đã phỏng vấn ba đứa trẻ khẳng định rằng chúng nhớ các khía cạnh khác nhau của cuộc sống kiếp trước.
Mỗi đứa trẻ đưa ra 30 - 40 ghi chép dựa trên những kí ức mà chúng chưa từng trải qua, và qua xác minh tiến sĩ Stevenson phát hiện có đến 92% các lời kể trên là đúng sự thật.
Trong các bài viết được đăng trên tạp chí khoa học "Scientific Exploration", tiến sĩ Stevenson đã viết: "Việc tìm ra một gia đình đã mất đi một thành viên có cuộc sống tương tự với các ghi chép của đối tượng nghiên cứu là hoàn toàn có thể. Các báo cáo về chủ thể nghiên cứu, theo nhóm đã được xác định cụ thể rằng họ không có liên hệ với cuộc sống của bất kì người nào khác. Chúng tôi tin rằng mình đã loại trừ được sự lan truyền của các thông tin chính xác về người đã khuất tới đối tượng nghiên cứu. Điều đó cho thấy việc họ có được các thông tin về người quá cố mà họ đã nói tới theo một cách huyền bí nào đó".
Cập nhật: 18/03/2020 Theo vnreview

Thực hư những vụ đầu thai chuyển thế ở Việt Nam

Thứ ba, 15/10/2013 | 19:09 GMT+7
Bằng chứng cho hiện tượng "đầu thai" đã được ghi lại trong cuốn Phật học Phổ thông, xuất bản tại Việt Nam vào cuối năm 1990. Đó là câu chuyện mang tính huyền bí nhưng cũng không xa lạ với một số câu chuyện thời hiện đại.
Luân hồi chuyển kiếp (đầu thai) trong Phật giáo được khẳng định là có thật. Còn Người thường vẫn coi đó là những chuyện hư hư thực thực, ai tin thì cho là có mà người không tin sẽ coi là không. PV đã tìm hiểu thông tin qua những vị cao tăng, những nhà nghiên cứu để giúp bạn đọc lý giải những hiện tượng mà khoa học thực tế chưa có lời giải này.
Chết một ngày bỗng sống lại thành... người mới
Trong câu chuyện về luân hồi chuyển kiếp, TS. Vũ Thế Khanh đã kể cho tôi nghe câu chuyện ở Vụ Bản (Nam Định) mà ông đã được biết. Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu muốn gặp cháu bé để tìm hiểu một vấn đề khoa học mà lâu nay họ vẫn đặt ra nhiều giả thuyết mà chưa tiếp cận được, bởi gia đình chưa đồng ý. Họ mong muốn cháu bé được sống bình thường như những đứa trẻ khác mặc dù sự "đầu thai" của cháu khá kỳ lạ. Nó như chuyện "cổ tích" Hồn Trương Ba da hàng thịt mà chúng ta vẫn từng nghe kể.
Ông Khanh kể, cháu bé Nguyễn Phú Quyết Tiến quê ở Vụ Bản (Nam Định) bị chết đuối khi mới 5 tuổi. Gia đình anh Tân, chị Thuận sau này có nghe người ta mách ở Xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn (Hoà Bình) có đứa trẻ nghi là "con tái sinh" của anh chị. Cháu bé tên là Bùi Lạc Bình, sinh năm 2002, con của một người Mường, nhưng từ khi biết nói cứ khăng khăng nhận mình là người Kinh, nhà ở thị trấn Vụ Bản.
Thực hư những vụ đầu thai chuyển thế ở Việt Nam - Ảnh 1
Có hay không kiếp luân hồi của con người. Ảnh minh họa.                 
Bán tín, bán nghi anh chị Tân đã tìm lên Lạc Sơn gặp cháu Bình. Nhưng bất ngờ, vừa gặp anh chị cháu Bình tự nhiên quấn quít gọi bố mẹ, xưng con. Hình dạng của Bình thì khác Tiến nhưng mọi cử chỉ, hành động và cách nhớ lại chuyện nhà thì giống nhau.
Khi cháu Bình về Vụ Bản chơi, tất cả những đồ đạc trong nhà, hàng xóm láng giềng cháu đều nhớ tên, thấy thân quen. Sau chuyến đi ấy, khi về Hoà Bình, cháu bé chỉ nằng nặc đòi về Vụ Bản. Dù chẳng biết thực hư như thế nào, nhưng nhiều người biết chuyện vẫn coi cháu Bình là sự "đầu thai" của cháu Tiến.
Một trong nhiều câu chuyện được các nhà nghiên cứu về khả năng đặc biệt của con người kể lại về hiện tượng "đầu thai", bằng chứng này được ghi lại trong cuốn Phật học Phổ thông, xuất bản tại Việt Nam vào cuối năm 1990. Đó là câu chuyện mang tính huyền bí nhưng cũng không xa lạ với một số câu chuyện thời hiện đại.
Chuyện có thật này xảy ra tại làng Tân Việt ở Cà Mau (vùng Đầm Giơi). Vợ chồng ông Cả Hiêu có 3 người con, trong đó, cô con gái được ông Hiêu chiều chuộng nhất nhưng không may, cô bị bệnh và qua đời lúc 19 tuổi. Cả nhà ai cũng đau buồn, thương xót, ông Cả Hiêu thì như điên như dại.
Câu chuyện không chấm dứt ở sự qua đời của cô gái mà lại là chuyện bắt đầu vì sự trùng hợp. Cách làng Tân Việt khoảng 100 cây số là làng Vĩnh Mỹ (Bạc Liêu) cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu) và qua đời. Người nhà khóc lóc lo việc tẩm liệm thì bất ngờ ngày hôm sau cô gái sống lại làm mọi người vừa mừng vừa sợ.
Điều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái này cứ một mực đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu. Tất cả mọi người không ai biết nhà ông Cả Hiêu, nhưng cô gái đã dẫn đường về đến tận "nhà cũ" của mình. Ông Cả Hiêu cũng kể lại chuyện con gái mình bị bệnh qua đời cho cha mẹ cô gái nghe. Ông còn chỉ tay lên bàn thờ có đặt tấm ảnh của cô con gái.
Tuy nhiên, cô gái vừa sống lại nhất quyết nói ông bà Cả Hiêu là cha mẹ mình và ông bà Cả Hiêu cũng chấp nhận điều đó vì cô gái nói rõ những chi tiết mà ngoài con gái ông Cả Hiêu ra khó ai có thể biết rõ chuyện gia đình ông bà. Nhiều người dân hai vùng Cà Mau, Bạc Liêu biết được một chuyện lạ lùng. Họ bảo cô gái ấy có hồn là cô gái  làng Tân Việt nhưng thân xác lại là cô gái người làng Vĩnh Mỹ.
Thực hư những vụ đầu thai chuyển thế ở Việt Nam - Ảnh 2
TS. Vũ Thế Khanh.
Bài toán khó cho các nhà khoa học
Lý giải trường hợp này, ông Khanh cho rằng, ông đã từng gặp và nghiên cứu nhiều trường hợp như vậy không chỉ ở  Việt Nam, các nước Phương Đông chứa đựng nhiều sự huyền bí mà còn có nhiều trường hợp cụ thể ở các nước châu Âu, châu Mỹ.
Theo nguồn tài liệu TS. Vũ Thế Khanh nghiên cứu: Người Tây Tạng tin rằng, vì Phật Sống Lạt Ma của họ khi qua đời sẽ lại tái sinh để chăm dắt và che chở cho dân tộc họ. Cũng vậy, những người da đỏ Bắc Mỹ Châu tin rằng vị Tù trưởng bộ lạc đôi khi chọn sự đầu thai trở lại để giúp đỡ những người trong thị tộc.
Thường thì sự tái sinh được suy đoán qua giấc mộng, qua lời nói bất chợt của người trong nhà, nhất là của đứa bé. Sự trùng hợp về hình hài, cử chỉ, hiện tượng... đều được chú ý cẩn thận. Đôi khi, người ta còn tin tưởng rằng người chết hiện về dù trong giấc mộng cũng bao hàm ý tưởng là họ sắp đầu thai trở lại. 
Cũng có khi, người ta còn để ý qua dấu bớt, vết sẹo trên da của trẻ sơ sinh. Nếu giống với dấu vết mà người đã chết trước đó có thì có thể nghĩ rằng người ấy đã lại tái sinh, hoặc quan sát đứa trẻ về cách cư xử, ăn ở của nó nếu giống với người đã chết thì đó là  điều đáng quan tâm. Nhiều người trước khi chết thường trăn  trối, lại lời ao ước muốn hay không muốn được sinh ra lần nữa.
TS. nhà văn Nguyễn Chu Phác cho rằng, ngày nay, chính các nhà khoa học, đã bắt đầu thực sự tiến bước vào sâu trong lãnh vực nghiên cứu vấn đề này. Từ những năm của thập niên 60 cho đến nay danh sách những nhà khoa học tên tuổi đã dấn thân vào việc tìm hiểu vấn đề luân hồi đã dài thêm ra và chắc chắn trong tương lai, sẽ có một số kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính cách thâm sâu huyền bí này.
Qua hàng ngàn câu chuyện có thật đã xảy ra trên khắp thế giới với những chứng cớ và tư liệu rõ ràng chứng minh vấn đề luân hồi chuyển kiếp đã được thu thập. Nhưng các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà khoa học còn muốn thêm càng nhiều càng tốt những hiện tượng đã xảy ra có liên hệ đến những gì mà họ gọi là "những tài liệu chứng minh".
Những hiện tượng mà theo họ có thể xem là những dấu tích của luân hồi theo các nhà khoa học, nếu luân hồi là có thật thì ít ra trên những chặng đường chuyển hóa từ kiếp này đến kiếp khác phải có những dấu vết rơi rớt lại.
Điều này cũng giống như trong lịch trình tiến hóa của sinh vật nói chung và con người nói riêng đã có nhiều dấu tích còn lại trên cơ thể sinh vật và sự kiện ấy đã giúp các nhà sinh vật học, nhất là cổ sinh vật học biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ xa xăm mà thời gian có khi hàng vạn năm đến hàng triệu năm.
Đầu thai theo giáo lý nhà Phật
Theo ông Tân, con người là thể tổng hòa của hai mặt vật chất và tinh thần, loài người có hai đời sống là vật chất và tinh thần luôn hòa quyện, tương hỗ với nhau. Phần tinh thần của con người, ta còn gọi là phần tâm linh bao gồm trí tuệ và cảm xúc tâm hồn. Câu hỏi đặt ra là sau khi phần thể xác của con người dừng hoạt động thì phần tâm linh có còn tồn tại không? Và nếu tâm linh vẫn còn tồn tại thì ở nó tồn tại ở mức độ nào và sự vận động của nó ra sao? Cho tới ngày nay, khoa học vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về vấn đề này!
Thực hư những vụ đầu thai chuyển thế ở Việt Nam - Ảnh 3
Theo ông Tân, con người là thể tổng hòa của hai mặt vật chất và tinh thần, loài người có hai đời sống là vật chất và tinh thần luôn hòa quyện, tương hỗ với nhau.
Đời sống tâm linh là vô cùng phong phú. Nó là một thực tại có bản chất huyền bí, vô hình nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu các hiện tượng của đời sống tâm linh nói chung còn rất hạn chế, hiện mới chỉ dừng lại việc ghi nhận và thống kê các hiện tượng tâm linh. Khoa học vẫn chưa thể giúp con người quan sát tâm linh một cách trực tiếp và chưa thể giải thích rạch ròi lĩnh vực này.
Tuy nhiên nhiều tôn giáo trong đó có Phật giáo hơn hai ngàn năm trăm năm nay đã có nhận thức sâu sắc và khá rõ ràng của mình về lĩnh vực tâm linh. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ khi hiểu sâu sắc các kinh nghiệm và kiến thức cũng như biết cách áp dụng đúng đắn, hài hòa các phương pháp của cả khoa học và phật học, các nhà nghiên cứu tâm linh mới có thể thâm nhập vào lĩnh vực Tâm linh tinh tế và nhạy cảm này.
Đối với một hiện tượng hay câu chuyện tâm linh cụ thể, hiện tượng "đầu thai" hay câu chuyện tâm linh chỉ là bằng chứng hiển nhiên có sức thuyết phục với ai đã được tiếp xúc và thấy biết trực tiếp nó. Là những người trong cuộc, họ thường nói: "Tôi đã được mắt thấy tai nghe rõ ràng nên không thể không tin vào việc đó! Ngược lại, với những người ngoài cuộc chỉ được nghe kể lại thì thường rất khó tin ngay vào những chuyện hiếm khi xảy ra như vậy. Do vậy, việc tin hay không tin chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và lập luận của riêng mình".
Quan điểm của tôi, như một người mới chỉ được đọc và nghe gián tiếp, là: Nếu câu chuyện đã được nhân chứng kể lại là sự thật (tôi xin nhấn mạnh, nếu đó là sự thật), thì đây chính là một bằng chứng về sự tái sinh luân hồi của một con người được trình bày trong giáo lý của nhà Phật. Còn việc đó có phải là sự thật hay không? xin dành lại cho các nhà khoa học trả lời sau khi nhập cuộc đầy đủ và thực sự nghiêm túc.
Thực ra, vấn đề về sự tái sinh luân hồi của con người là một chủ đề cốt yếu của nhà Phật đã được trình bày trong toàn bộ giáo lý của nhà Phật và đặc biệt trong Duy thức học một bộ môn khoa học trong Phật học. Có thể vắn tắt như sau: Con người được cấu thành và phối kết hợp bởi năm thành tố mà Phật giáo gọi là ngũ uẩn (hay năm kết tập) gồm Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn,  Hành uẩn và Thức uẩn. Trong đó, Sắc uẩn là phần vật chất, và bốn uẩn kia thuộc về phần tinh thần.
Gạch nối tiềm thức với cõi vô cùng
Sắc uẩn ám chỉ xác thân, có hình thức khối lượng, biến đổi theo thời gian, và sờ thấy được, nên nó cụ thể.
Còn Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, và Thức uẩn thì biến hiện, trừu tượng, vô hình như trường điện từ. Bốn uẩn này phải nương vào Sắc uẩn (xác thân còn sinh hoạt) mới hiển lộng ra được. Khi hoạt động, bốn uẩn (hay danh pháp) ấy lại hiển lộng ra hai mặt, là mặt nổi và mặt chìm:  Mặt nổi gồm Thọ uẩn, Tưởng uẩn, và Hành uẩn. Mặt chìm tuy chỉ có một mình Thức uẩn (thuộc tinh thần) hoạt động, nhưng nó lại rất đa diện, tốc hành và hùng hậu. Xưa nay những nhà nghiên cứu tâm linh thường gọi nôm na Thức uẩn là tinh thần hay linh hồn.
Nhưng theo Duy thức học trong Phật giáo, thì vì Thức uẩn hùng hậu như vậy nên nó tự thiết lập đến ba vòng ẩn hoạt, huyền bí vô cùng, là vòng ngoài, vòng giữa, và vòng trong. Vòng trong cùng, hay trung tâm được gọi là linh thức nó gồm có hai phần: Phần động (hiển lộng) gọi là Mạt-Na, quen gọi là hồn, và phần tĩnh (an nhiên) gọi là A-Lại-Da, thường gọi là phách. Đó là hai thức lực tiềm lặng nằm vừa trong vừa ngoài trí não con người. Hai loại siêu năng này biểu lộ được là do động lực cảm ứng của dòng nhân điện lưu chuyển trong thân thể.
Hồn lực Mạt-Na (còn gọi là thức thứ bảy) chủ trì các sự hiếu động và hành vi con người. Nó tượng trưng cho tự ngã (tức là cái ta), nắm giữ toàn diện cá thể nhân sinh. Phách lực A-Lại-Da (hay tàng thức) ẩn sâu trong tâm khảm nên rất tiềm tàng, vốn tĩnh lặng. Cái kho A-Lại-Da cất giữ không những tất cả hiểu biết và kinh nghiệm của hiện tại mà nó còn tồn trữ toàn thể pháp hành từ vô thủy quá khứ đến mãi mãi muôn kiếp luân hồi trong tương lai. Phách lực hay tàng thức A-Lại-Da tượng trưng cho đại ngã, làm tiêu biểu cho bản thể vũ trụ. Nó là gạch nối giữa tiềm thức với cõi vô cùng, và là pháp thân của mọi sinh linh khi chưa chuyển động.     
Nhiều nơi tin thuyết luân hồi
Các nhà nghiên cứu về thuyết luân hồi tái sinh lúc đầu tưởng rằng, thuyết này chỉ phát triển ở các nước Á Châu, nhất là vùng Đông Nam Á. Nhưng dần dần họ khám phá ra rằng không riêng gì ở vùng Á Châu mà ở các nước Ai Cập, Hy Lạp cổ đại như nơi vùng ốc đảo xa xăm, thuyết này vẫn bàng bạc trong dân chúng. Mặc dù khoa học không chứng minh được nhưng từ những thuyết của nhà Phật người ta vẫn tin luân hồi, tái sinh như một phản ứng nghịch lại, một sự báo ứng tự nhiên của mọi hành động.
Theo Minh Khánh/Nguoiduatin

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH