TT&HĐ I - 9/a

 
                                    

                                                          Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI

-"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại."
Bleiste

-"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước"
Napoleon.

-"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo:
nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch"
Mark Twain

-“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
Vidhusekharsastri

-"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
Albert Einstein

-"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó và sám hối cho chúng".
Aleksandr Solzhenitsyn

-"Đất nước nào cũng có những thời kỳ khi tiếng ồn ào và sự trơ trẽn trôi theo dòng giá trị; và đặc biệt trong những biến động lớn, tiếng kêu la của những kẻ vụ lợi và bè phái thường bị nhận nhầm là lòng yêu nước".
Alexander Hamilton

-"Anh có thể rứt bỏ con người khỏi xứ sở họ, nhưng anh không bao giờ có thể rứt bỏ được xứ sở nơi lòng người"
John Don Passos
  

Nói "chứng thực được nhiều điều..." nghĩa là còn rất nhiều điều khuất tất mà chúng ta phải "chịu ấm ức" trong lòng! Biết đâu chừng khoảng một thế kỷ nữa, lịch sử xã hội loài người giai đoạn tiền sử-cổ đại sẽ phải vào "Thẩm mỹ viện" để được "giải phẫu thẩm mỹ" tổng thể cho hợp lý hợp tình hơn, chủ yếu là do "phần" lịch sử ấy thuộc vùng Châu Á ngày nay đang "ôm đồm" một khối những "ngược ngạo" có vẻ...hơi bị khổng lồ(?)!... 

Trang Tử chưa phải là tiên hiền, thánh triết như Thái Thượng Lão Quân, Vương Thiện Lão Tổ(!)..., nhưng cũng thuộc hàng minh triết thượng thừa. Thấm nhuần tư tưởng Lão Tử nên ông có lối sống thật hồn nhiên, phóng túng, vô chấp, chẳng khác...Dương Chu. Trước khi chia tay, ông có làm bữa tiệc thết đãi chúng ta. Gọi là "tiệc" nhưng cũng giản dị, phần nhiều là rau quả, thịt ít thôi, mà cũng chỉ có hai món không luộc thì nướng. Nhưng rượu thì...tràn trề! Nghe đồn, loài người đã biết uống rượu từ thời tiền sử và vào khoảng 3000 năm TCN người Trung Hoa đã làm ra rượu bằng cách cho lên men trái cây. Hình như đến thời Trang Tử vẫn chưa xuất hiện loại rượu ngũ cốc thu được bằng cách chưng cất...Rượu của Trang Tử có lẽ thuộc hàng hảo hạng thời cổ đại, vì lũ sành rượu chúng ta (bợm thứ thiệt mà!) thấy tuyệt ngon, thơm mà không lừng, nồng mà không cay, gay mà không gắt, bắt là không tha, sa là phải đà(?!)...Trong suốt bữa tiệc, Trang Tử (có lẽ như mọi lúc) nói hùng hồn nhưng từ tốn (minh triết mà!), ăn hồ hởi nhưng chừng mực (theo Đạo mà!), uống nhiệt tình nhưng không túy lúy (tiên tửu mà!). Còn chúng ta thì khỏi chê, vì bị bữa tiệc thời cổ đại vừa lạ vừa ngon hút mất hồn nên nói nhát gừng kiểu phàm phu, ăn nhồm nhoàm kiểu tục tử, uống ừng ực kiểu...quỉ tửu! Thật là một cuộc no say đúng nghĩa "phồn thực" (nảy nở nhiều, sung túc)!... 
Ăn nhậu xong, Trang Tử hiếu khách, mời chúng ta một tuần trà. Chúng ta chiều lòng nán lại mà đầy sốt ruột. Giờ này không biết con tàu vượt thời gian chở chúng ta đến đây sắp trở lại chưa? Không khéo đến rồi, không đợi được, lại bỏ chúng ta, quay về thế kỷ XXI thì khốn! Tình thế buộc chúng ta uống trà thật nhanh cho mau hết nước trong bình để kết thúc sớm cuộc trà đạo làm chúng ta không thưởng thức được hương vị trà của thời cổ đại. Nhưng Trang Tử không nghĩ vậy. Tưởng chúng ta thích trà, ông sai nàng hầu nấu nước pha bình trà mới.
Khi nàng hầu của Trang Tử bưng khay trà mới lên, chúng ta tá hỏa.
Tá hỏa không phải vì phải uống thêm nước trà mà vì nhan sắc chim sa cá lặn của nàng hầu. Ôi, tuyệt trần! Chúng ta đã đi đó đây nhiều nơi trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc mà không gặp người con gái cổ đại nào đẹp đến thế. Chúng ta nhìn như chết trân, đầu choáng váng như say rượu lại, chợt hiện lên bài báo đã đọc trên mạng ở thế kỷ XXI:
"Tứ đại mỹ nhân thời cổ Trung Quốc là những ai?
Lịch sử Trung Quốc có bốn người đẹp làm khuynh đảo đời sống chính trị được người đời truyền tụng có sắc đẹp khác thường, gọi là Tứ đại mỹ nhân.

Người đầu tiên là nàng Tây Thi


Tây Thi một trong tứ đại mỹ nhân Trung quốc có vẻ đẹp mê hồn. (Ảnh minh họa).
Cuối thời Xuân Thu, Tây Thi vốn là một cô gái giặt lụa Trữ La (phía Nam Chư Kị, tỉnh Chiết Giang ngày nay) ở nước Việt. Năm 494 trước Công nguyên, nước Việt bị nước Ngô đánh bại, Việt vương là Câu Tiễn dâng Tây Thi cho Ngô vương Phù Sai. Nàng trở thành một phi tử được Phù Sai rất sủng ái. Năm 473 trước Công nguyên, nước Việt diệt lại nước Ngô, truyền thuyết kể rằng Tây Thi theo quan đại phu Phạm Lãi của nước Việt bỏ vào Tây Hồ.

Đại mỹ nhân thứ hai là Vương Chiêu Quân

Vương Chiêu Quân một mỹ nhân thông thạo đàn tỳ bà và tứ nghệ cầm, kỳ, thi, họa. (Ảnh minh họa).Vương Chiêu Quân tên thật là Vương Tường. Nàng vốn là một cung nữ của Hán Nguyên Đế. Năm 33 trước Công nguyên, chúa Thiền vu Hồ Hán Tà của thị tộc Hung Nô xin hòa với triều đình nhà Hán. Chiêu Quân tự nguyện xin đi xa lấy chúa Hung Nô và được phong là Ninh Hồ Yên Hung. Trong hơn 60 năm Vương Chiêu Quân đi hòa thân, Hung Nô và triều đình nhà Hán đối xử với nhau rất hòa thuận. Vương Chiêu Quân là người đã cống hiến rất nhiều cho an ninh quốc gia và quan hệ hòa bình giữa hai dân tộc.

Đại mỹ nhân thứ ba là Điêu Thuyền

Điêu Thuyền một kỳ nữ thông minh, mưu lược. (Ảnh minh họa). 
Một nhân vật trong bộ tiểu thuyết cổ điển trứ danh "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Nàng sống dưới đời Hán Hiến Đế (191 - 220 sau Công nguyên). Điêu Thuyền là ca kỹ trong phủ quan Tư đồ Vương Doãn (chức quan quản lý ruộng đất và nhân khẩu trong nước). Vì thái sư Đổng Trác chuyên quyền hoành hành tàn bạo, Điêu Thuyền muốn góp phần diệt trừ Đổng Trác đã tự nguyện hiến thân giúp Vương Doãn, dùng kế liên hoàn ly gián quan hệ giữa Đổng Trác và con nuôi của hắn là đại tướng Lã Bố. Cuối cùng Điêu Thuyền đã mượn được tay Lã Bố giết Đổng Trác.

Đại mỹ nhân thứ tư là Dương Ngọc Hoàn

Một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc cổ đại - Dương Quý Phi. (Ảnh minh họa). 
Đời Đường. Năm 745 sau Công nguyên, nàng được Đường Huyền Tông phong làm quý phi. Dương Ngọc Hoàn thật ra không quan tâm gì đến chuyện chính trị trong triều đình, nhưng vì nàng được Đường Huyền Tông hết sức yêu quý, cho nên không những chị và em gái nàng đều được phong làm phu nhân mà cả đến người anh em con chú con bác của nàng là Dương Quốc Trung cũng có thể thao túng việc triều đình. Năm 775 sau Công nguyên, An Lộc Sơn dấy binh làm loạn với danh nghĩa diệt trừ Dương Quốc Trung. Sau khi Dương Quốc Trung bị giết, Dương Ngọc Hoàn cũng bị treo cổ.

"Trầm ngư", "lạc nhạn", "bế nguyệt", "tu hoa" từ đâu mà người đời dùng 4 cụm ngữ tu từ này để miêu tả sắc đẹp của họ?

Trầm ngư (cá chìm sâu dưới nước) 

Đó là nàng Tây Thi, tương truyền nàng đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Một hôm, nàng cùng các thôn nữ khác đến bên sông giặt giũ, khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Trầm Ngư".

Lạc nhạn (chim nhạn sa xuống đất)

Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. bấy giờ nàng được xưng tụng là "Lạc nhạn".

Bế nguyệt (Mặt trăng phải giấu mình)

Giai thoại kể rằng, khi Điêu Thuyền ra ngoài trời đêm bái trăng thì mây kéo đến che khuất mặt trăng. Vương Doãn cho là lạ, lại muốn làm tôn lên vẻ đẹp của con gái, nên nói rằng Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải giấu mình. Từ đó, nàng được mọi người xưng tụng nhan sắc là "Bế nguyệt".

Tu hoa (khiến hoa phải xấu hổ)

Tương truyền, một hôm Quý phi đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: "Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?". Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, Dương Ngọc Hoàn được ví với cụm từ "Tu hoa""...

Trang Tử đang hồ hởi, thấy chúng ta đơ ra như gỗ đá, hướng mắt nhìn sỗ sàng có phần hơi thô lỗ vào nàng hầu của ông ta, thì bất chợt sựng lại, thở dài:

-Thôi, các ngài lên đường đi kẻo trễ. Đường về thế kỷ XXI xa lắm, không khéo chết già dọc đường thì nguy!

Trang Tử là bậc hiền triết nhưng là người cổ đại, ông đâu đã biết Anhstanh!

Chào tạm biệt (nói vĩnh biệt đúng hơn!) Trang Tử đáng kính, chúng ta theo kim chỉ nam vừa loạng choạng vừa nghêu ngao khúc quân hành lè nhè tự hát, nhưng trong suy nghĩ vẫn lầm tưởng mình tỉnh táo và bước đều như một đội ngũ chỉnh tề, hùng dũng, đi về phía có con tàu vượt thời gian huyền hoặc, trên con đường ngoằn ngoèo lầy bụi đỏ bởi bị ngàn vạn vó ngựa đã từng qua đây dày xéo.  

Mây đã sẫm nắng chiều, gió đã gai khí lạnh, nhưng lòng chúng ta vẫn chói chang rực rỡ, nồng nàn. Có lẽ tại rượu đã có tác động cộng hưởng đến nỗi khắc khoải nhung nhớ...thế kỷ XXI và nhất là, đến sự náo nức rằng chút xíu nữa thôi, sẽ không còn phải nơm nớp khảo cổ trước dày đặc làn tên mũi giáo mù quáng thời Đông Chu Liệt Quốc nữa. 

Vì chúng ta vừa đi vừa hát trong phởn chí như thế nên đã không để ý thấy ở bên phải, cách vệ đường không xa có một mái nhà. Chỉ khi qua rồi chúng ta mới biết bởi tiếng người từ đó theo gió vọng đến, và thật lạ là lơ lớ ngôn ngữ Việt, dễ đoán: "Đám binh nhà nào thế, mày?".Tiếng nói đó làm chúng ta bạt vía kinh hồn đến tê cứng người. Chưa kịp định thần thì vang lên tiếng cười ha há và lời đáp: "Binh biếc gì!...Mấy thằng An Nam vừa mới ăn nhậu ở nhà Trang tiên sinh ra ấy mà...Giờ này say mèm thế, không ngủ cho yên thân còn quờ quạng, lang thang nhập thế tìm cái giống gì không biết!?...Đúng là lũ dở hơi!...". Trong đời, có nhiều khi bị sỉ vả, chửi bới lại cảm thấy vô cùng sung sướng. Lúc đó, chúng ta cũng vậy...Nhưng sao thời đó đã có từ "an nam"? Và nếu có thì "an nam" thời đó có nghĩa gì, phải chăng là tên gọi của nước Việt một thời? Cũng có thể là "thực phẩm" (năng lượng) trong ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại mà có lần chúng ta đã nhắc qua? Hay là cả hai? Chịu chết!!! Xin "tặng" câu đố này cho các nhà nghiên cứu lịch sử vậy! 

Mới biết, hiểu được điều hay lẽ phải trong cuộc sống đã rất khó rồi, sống theo điều hay lẽ phải một cách tự giác mà hồn nhiên như con trẻ còn khó hơn nhiều! Bởi vì sao? Phải chăng vì chúng ta, ai cũng như ai, đều mang bản tính bảo thủ, cho nên sự nhận thức (triết học) về xã hội-nhân sinh của chúng ta thường ưu tiên "hướng ngoại", thường chú tâm vào việc xem xét thiên hạ chứ ít khi "hướng nội", tự xem xét mình? Lão Tử thật chí lý khi nói: "Biết được người là khôn, biết được mình mới là sáng suốt". Rõ ràng khôn chưa hẳn đã hết mù quáng (chẳng hạn: khôn lỏi, ranh ma, láu cá ...), còn sáng suốt là cái khôn đã đạt tới anh minh, thấu tỏ, toàn diện. Vậy thì cần chú ý nhiều hơn, ưu tiên hơn cho nhận thức "hướng nội" trong việc xem xét xã hội-nhân sinh (về lẽ sống,đạo đức), nghĩa là "quay về" lấy tự thân chiêm nghiệm "trong" cái tôi tinh thần của mình (ngã) làm trọng yếu, làm trung tâm của sự nhận thức? Kể cũng đúng! Nhưng bằng cách nào? Nhắc lại lời dạy của Đạo Gia: nếu có cách giữ cho tâm thần cực hư, cực tĩnh thì thấy (ngộ) được Đạo, nói cách khác, làm sao cho sự suy tư được giải phóng, tự do, vượt thoát khỏi những "vướng bận" của cuộc sống đời thường mà trầm tư mặc tưởng một cách vô vọng, bất cầu, thản như không, nhẹ nhàng vô định như gió thoảng mây bay, như bèo trôi nước chảy thì sẽ nhận thức trực tiếp và tuyệt đích được cái lẽ tự nhiên của sinh-tử, cái bất toàn của vọng động-cố chấp-sân hận, cái nguyên nhân gốc rễ gây ra hạnh-khổ. Khi đã thấm nhuần được Đạo thì sẽ biết sống an nhiên, tự tại, buông bỏ và đó chính là lối sống vượt thoát tục lụy nên cũng tiêu trừ khổ đau. Như vậy, nói tóm lại, theo Lão Tử, chân lý tuyệt đối là Đạo, thấy được Đạo thì sẽ biết thế nào là hồn nhiên, an định, bất chấp, vô cầu mà sống hợp Đạo, an vui hòa đồng với nhân quần.
(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH