Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 89

 
CHO NGƯỜI VÀO CUỘC CHIẾN - NHẠC 1975 - QUÂN LỰC VNCH
 
Giờ Này Anh Ở Đâu - Thanh Tuyền

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
Phim dàn trận đỉnh của đỉnh
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Prorokk - My Orchestral Film Music Score (Letters from Iwo Jima)

50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao?


Thứ Năm, ngày 25/06/2020 00:30 AM (GMT+7)

Dưới triều đại nhà Minh, Trung Quốc nổi tiếng thế giới vì có lực lượng hải quân quy mô lớn, được xem là mạnh mẽ nhất thời bấy giờ. Nhà Minh tự xưng thiên triều, ép các nước nhỏ phải thần phục, nhận làm chư hầu. Tuy nhiên, từng có thời điểm, 50 vạn đại quân Minh bị một bộ lạc phương Bắc đánh cho thảm bại, thậm chí hoàng đế còn bị bắt sống làm tù binh.

50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 1
Nhà Nguyên bị diệt song quân lực Mông Cổ vẫn còn hùng mạnh (ảnh minh họa)
Có lãnh thổ rộng lớn, tiềm lực quân sự đáng nể nhưng do quá tự tin vào sức mạnh, hoặc do nội bộ bất hòa, tự làm suy yếu mình, không ít lần các triều đại phong kiến Trung Quốc phải nếm “trái đắng” trong chiến tranh với ngoại bang. Loạt bài sau điểm lại một số thất bại lớn nhất của Trung Quốc dưới thời phong kiến trước ngoại bang và các thế lực xâm lược.
Năm 1368, Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên do người Mông Cổ cai trị, lập ra nhà Minh. Mặc dù người Mông Cổ bị đánh đuổi về lại thảo nguyên phương Bắc nhưng sức mạnh của những kỵ binh thiện chiến vẫn không thể coi thường.
Theo Sohu, thời Minh Thành Tổ (1359 – 1424), nhà Minh liên tiếp mở 5 chiến dịch và đã từng đánh rất sâu vào đất Mông Cổ khiến các bộ tộc du mục nơi đây tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, người Mông Cổ chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của triều đại tự xưng thiên triều.
Đến đời Minh Anh Tông (1427 – 1464), nhà Minh quốc lực suy yếu, các bộ tộc người Mông Cổ lại nổi dậy gây hấn ở vùng biên cương, muốn tiến vào Trung Nguyên, tiếp tục cai trị Trung Quốc một lần nữa.
Nổi bật nhất trong các bộc tộc Mông Cổ lúc bấy giờ là tộc Ngõa Lạt do thủ lĩnh Dã Tiên chỉ huy.
Sợ hãi trước thế lực Ngõa Lạt, Minh Anh Tông cho dừng các chuyến tuần dương thám hiểm được thực hiện từ thời Chu Nguyên Chương để dồn tiền phát triển lực lượng bộ binh.

Từ năm 1442 – 1445, Dã Tiên lãnh đạo Ngõa Lạt đánh chiếm nhiều đất đai khu vực biên giới Minh triều. Để vỗ về Dã Tiên, Minh Anh Tông phải phá lệ, cho phép các đoàn sứ bộ của Ngõa Lạt được mang theo hàng nghìn người ngựa mỗi lần tới Bắc Kinh.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 2
Minh Anh Tông – hoàng đế nhà Minh bị bắt làm tù binh (ảnh minh họa)
Minh sử chép, năm 1449, Dã Tiên dẫn đoàn sứ bộ hơn 2.500 người vào Bắc Kinh nhưng nói phao lên là hơn 3.500 người để đòi nhà Minh thưởng thêm. Hoạn quan Vương Chấn – sủng thần của Minh Anh Tông – kiểm tra sổ sứ bộ, thấy số người không đúng thực tế lại thêm ngựa cống nạp của Ngõa Lạt nhỏ gầy, bèn trách mắng và giảm ban thưởng.
Dã Tiên lấy cớ nhà Minh làm nhục đoàn sứ bộ, tức giận bỏ về nước, khởi binh xâm lược Trung Nguyên.
Mùa hè năm 1449, Dã Tiên chia quân 4 đường, tiến đánh Đại Đồng và nhanh chóng hạ được thành này cùng hơn 3 vạn quân Minh tiếp viện. Tin cấp báo bay đến Bắc Kinh, Minh Anh Tông hồn vía rụng rời.
Hoạn quan Vương Chấn không hiểu biết quân sự, cho rằng có thể dùng đại binh trấn áp Ngõa Lạt nên ra sức cổ vũ Minh Anh Tông tự xuất chinh.
Vương Chấn vốn là kẻ lưu manh sinh ra ở đất Úy Châu, biết chút chữ nghĩa nhưng đi thi nhiều lần không đỗ. Vương Chấn có lần phạm tội nặng, lẽ ra phải đày sung quân nhưng nghe tin triều đình đang tuyển thái giám nên tình nguyện bị thiến để vào cung, theo bách khoa toàn thư lịch sử Trung Quốc.
Nhờ tài xu nịnh, ba hoa lại hầu hạ Minh Anh Tông từ thời còn là Thái tử, nên sau khi Anh Tông lên ngôi, Vương Chấn rất được trọng dụng.
Thời Chu Nguyên Chương mới lập nước, ông cực kỳ ghét chuyện bọn hoạn quan chuyên quyền, lũng loạn. Chu Nguyên Chương đã ban hành quy định cấm hoạn quan tham gia chính sự. Tuy nhiên, đến đời Minh Thành Tổ, quy định này bị bãi bỏ, theo Qulishi.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 3
Minh Anh Tông tin dùng hoạn quan Vương Chấn, làm rối loạn triều đình (ảnh minh họa)
Minh Thành Tổ thậm chí còn lập ra Đông Xưởng – cơ quan mật vụ của nhà Minh – giao cho đám thái giám thân tín làm Đề đốc. Chính vì việc này mà cuối đời nhà Minh, thái giám Ngụy Trung Hiền tác oai tác quái, dẫn triều Minh dần đi vào con đường diệt vong.
Minh Anh Tông vì nghe lời nịnh thần Vương Chấn, tuyển đủ 50 vạn đại quân cùng 100 tướng lĩnh, quan lại, đích thân ra trận nhằm đè đẹp quân Ngõa Lạt.
Vì vội vã điều đại quân mà thiếu chuẩn bị, mới hành quân được vài ngày, lương thực tiếp tế đã không còn đủ, binh sĩ nhà Minh sinh ra rối loạn, cướp bóc đồ đạc của nhau rồi bỏ trốn rất nhiều.
Theo bách khoa toàn thư lịch sử Trung Quốc, Minh Anh Tông không có kinh nghiệm trận mạc, chỉ một mực thúc ép quân sĩ tiếp tục lên đường. Thời tiết chuyển biến thất thường, liên tục xảy ra mưa to gió lớn, chưa ra đến mặt trận mà binh sĩ đã thi nhau kêu khổ, Minh Anh Tông lại càng nổi nóng.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 4
Quân Mông Cổ đánh nhanh, tiêu diệt gọn lực lượng tiên phong của quân Minh (ảnh minh họa)
Tới gần thành Đại Đồng, thấy quân nhà nằm chết la liệt dưới đất, quân Minh sinh ra sợ hãi, rối loạn. Trước đó, cánh quân tiên phong do Minh Anh Tông cử đi dò đường cũng bị quân Ngõa Lạt đón đánh tiêu diệt toàn bộ.
Quân Ngõa Lạt đánh thắng trận đầu, song nghe thanh thế 50 đại quân Minh thì e ngại, bèn rút lui quan sát tình hình. Vương Chấn dẫn quân cùng Minh Anh Tông, thấy binh sĩ rối loạn không thể đánh trận, vội vàng tuyên bố chiến thắng Ngõa Lạt rồi rút quân về.
Phép dùng binh thông thường, việc rút quân phải thực hiện thật nhanh gọn, giảm nguy cơ bị quân địch phát hiện, truy kích. Tuy nhiên, vốn không am hiểu quân sự, Vương Chấn muốn 50 vạn đại quân đi đường vòng qua Úy Châu rồi ở lại mấy ngày, để ông ta được dịp vẻ vang nơi quê cũ.
Đại quân sắp kéo đến Úy Châu, Vương Chấn lại hối, cho rằng 50 vạn binh sĩ đông đảo hành quân không ra hàng lối mà đi qua thì có thể xéo hỏng hết ruộng vườn quê hương.
Vương Chấn ra lệnh cho quân sĩ quay lại, đi theo đường cũ. Vì hành quân mất thời gian như vậy nên Ngõa Lạt nắm được tình hình và cho quân truy kích.
Minh Anh Tông vừa rút chạy vừa cho tướng chặn hậu nhưng đều bị Ngõa Lạt đón đánh tiêu diệt.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 5
Quân Minh rút lui chậm chạp, dù biết bị truy kích phía sau (ảnh minh họa)
Quân Minh vừa đánh vừa lui cho tới Thổ Mộc Bảo, gần thành Hoài Lai (thuộc địa phận tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay) thì đóng quân lại nghỉ ngơi. Các tướng dưới quyền đều kiến nghị nên rút hẳn vào Hoài Lai cố thủ cho an toàn, nhưng Vương Chấn thấy hơn 1.000 xe chở theo tài sản, đồ đạc của ông ta vì thồ nặng nên chưa tới kịp, bắt toàn quân phải hạ trại ở Thổ Mộc Bảo để chờ.
Chữ “bảo” trong tiếng Trung có nghĩa là “pháo đài”, nhưng Thổ Mộc Bảo lại là nơi trống trải, không có tường rào gì, theo Qulishi.
Quân Minh phải chọn chỗ cao đóng trại nhưng lại không tìm ra nguồn nước. Người ngựa chạy suốt mấy ngày ròng rã đều khát khô. Quân Minh đào sâu tới 2 trượng mà cũng không thấy giọt nước nào.
Ngõa Lạt đoán trước quân Minh không có nước, bèn xua quân tới chặn đường tiếp nước ở con sông gần Thổ Mộc Bảo. Quân Minh liều chết đánh suốt đêm nhưng vì người ngựa mỏi mệt nên không thể phá được vòng vây.
Đang trong tình thế bi đát, Dã Tiên lại cử người đến nghị hòa, Minh Anh Tông tưởng thực bèn lập tức đồng ý. Vương Chấn cho rằng Ngõa Lạt đã rút nên ra lệnh cho quân sĩ chạy ngay ra sông tìm nước uống.
Thừa cơ quân Minh tranh nhau uống nước, quân Ngõa Lạt mai phục ùa ra chém giết không biết bao nhiêu mà kể. Hàng vạn binh sĩ nhà Minh tử trận, thây nằm ngổn ngang, máu chảy nhuộm đỏ cả sông.
Vốn Dã Tiên biết quân Minh đông đảo, nếu bị dồn vào thế cùng mà liều chết đánh ra thì Ngõa Lạt có thể thiệt hại nặng. Vì vậy, Dã Tiên giả vờ rút quân nhưng thực ra là lẩn trốn mai phục. Khi quân Minh mất cảnh giác và ý chí chiến đấu, Ngõa Lạt ùa ra chém giết, đánh mãi đến sát trại chỉ huy của Minh Anh Tông.
Thượng thư bộ Binh Khoáng Dã, Thượng Thư bộ Hộ Vương Tá cùng nhiều quan lại cao cấp khác của nhà Minh đều tử trận trong đám loạn quân. Riêng gian thần Vương Chấn thì bị tướng dưới quyền nổi giận, kể tội rồi đánh chết.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 6
Đại chiến Thổ Mộc Bảo – 50 vạn quân Minh đại bại (ảnh minh họa)
Minh Anh Tông biết không còn đường lui bèn xuống ngựa, ngồi dưới đất đợi chết. Đám tướng sĩ dưới quyền có lòng trung thành chạy đến phò tá đều bị quân Ngõa Lạt giết hại. Trong số này có cả Trương Phụ – viên tướng nhà Minh khét tiếng tàn bạo, dã man – từng cầm quân sang xâm lược Việt Nam dưới thời nhà Hồ.
Theo Sohu, Minh Anh Tông sau đó bị Ngõa Lạt bắt làm tù binh suốt 1 năm ròng. Nhà Minh sau trận chiến này thế lực giảm mạnh, đánh dấu bước chuyển từ thời hưng thịnh sang suy vong. Sử Trung Quốc gọi sự kiện này là “Thổ Mộc chi biến”, vô cùng nổi tiếng. Đây cũng được xem là một trong những thất bại nhục nhã nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa, theo Sohu.
Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược Trung Quốc, Dã Tiên huy động quân số 20 vạn. Tuy nhiên, trong trận Thổ Mộc Bảo, vì muốn truy kích nhanh gọn, Ngõa Lạt chỉ có chưa đầy 1 vạn kỵ binh.
Nhà Minh biết tin Minh Anh Tông bị bắt, vội lập vua khác là Minh Đại Tông lên thay và chuẩn bị đối phó Mông Cổ xâm lược.
Dã Tiên bắt Minh Anh Tông làm con tin, triệu tập nhiều bộ lạc Mông Cổ khác đánh thẳng vào Bắc Kinh nhưng không hạ nổi thành. Dã Tiên sau đó thả Minh Anh Tông về nước. Sau này Minh Đại Tông chết vì bạo bệnh, Minh Anh Tông lại được quay lại ngôi vị.
____________
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, Quách Tĩnh nổi tiếng là nhân vật có võ nghệ cao cường, giúp nhà Tống trấn thủ thành Tương Dương, nhiều lần đánh bại quân Mông Cổ xâm lược. Tuy nhiên, trên thực tế, sự kiện này diễn ra thế nào? Mời bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau, xuất bản sáng 26.6.2020 trên mục Thế giới
Nguồn: http://danviet.vn/50-van-dai-quan-trung-quoc-tung-bi-bo-toc-ngoai-bang-danh-dai-bai-bat-song-vua...

Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ

Thứ Sáu, ngày 26/06/2020 00:31 AM (GMT+7)

Trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, chúng ta đã biết tới nhân vật Quách Tĩnh. Ông không chỉ là một đại hiệp có võ công cao cường mà còn là vị tướng tài giỏi của nhà Tống, được giao trọng trách trấn thủ thành Tương Dương, nhiều lần đánh lui quân xâm lược Mông Cổ. Tuy nhiên, trên thực tế, không có Quách Tĩnh đại hiệp nào cứu nổi thành Tương Dương.

Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 1
Mông Cổ luôn nung nấu ý đồ tiêu diệt nhà Tống, chiếm cứ toàn bộ đất Trung Hoa (ảnh minh họa)
Tham vọng chinh phục nhà Tống, thống nhất Trung Hoa của người Mông Cổ đã có từ thời Thành Cát Tư Hãn. Nguyên sử chép, Thành Cát Tư Hãn trước khi nhắm mắt đã vạch ra đường lối chiếm cả Kim lẫn Tống để thống nhất bằng được Trung Quốc.
Theo đó, quân Mông Cổ cần liên minh với Tống để tiêu diệt nhà Kim. Sau đó lại dựa vào đất Kim để đánh dốc xuống Tống. Thành Cát Tư Hãn nhận định, Tống – Kim có mối thù truyền kiếp nên có thể lợi dụng.
Nhà Kim là thế lực đã tiêu diệt triều Bắc Tống, bắt sống 2 vua Tống trong sự kiện “mối nhục Tĩnh Khang”. Bắc Tống diệt vong, Nam Tống phải lui xuống vùng Giang Nam cố thủ, chịu nhiều chèn ép, hạch sách từ quân Kim.
Mãi tới thời Hốt Tất Liệt – cháu nội của Thành Cát Tư Hãn – công cuộc chinh phục nhà Tống của người Mông Cổ mới hoàn thành.
Theo Sohu, sau khi cùng nhau liên thủ tiêu diệt nhà Kim, quân Mông Cổ lui bớt về phía Bắc, Tống muốn nhân cơ hội này thực hiện kế hoạch “quang phục Trung Nguyên”, tức thu hồi 3 vùng đất cũ đã bị quân Kim chiếm đoạt là: Đông Kinh (thành Khai Phong), Tây Kinh (thành Lạc Dương) và Nam Kinh (thành Quy Đức).
Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 2
Tương Dương – tòa thành có vị trí hiểm yếu, quan trọng nhất của nhà Tống (ảnh minh họa)
Năm 1234, Tống xuất quân, dễ dàng thu về Nam Kinh. Tuy nhiên, do chuẩn bị không được chu đáo, lương thảo không đủ, quân Tống tiến đánh Đông Kinh rất chậm chạp.  Quân Tống để lỡ mất lợi thế bất ngờ nên bị Mông Cổ phát giác. Quân Mông Cổ đã mai phục sẵn và đánh cho Tống đại bại, kế hoạch khôi phục đất cũ bị phá sản hoàn toàn.
Sau chiến dịch này, quân lực nhà Tống bị tổn thất nghiêm trọng. Vua Tống là Tống Lý Tông chán nản, sa vào rượu chè, mỹ nữ, không còn màng đến chính sự. Triều đình nhà Tống ngày càng hủ bại.
Năm 1235, quân Mông Cổ do Hốt Tất Liệt khai chiến với nhà Tống. Đang trong tình thế giằng co, Hốt Tất Liệt nghe tin em trai là A Lý Bất Ca dám tự ý xưng Hãn (thủ lĩnh tối cao của Mông Cổ) nên rút quân về để tranh giành ngôi vị.
Quân Tống khi đó do tên gian thần bất tài Giả Tự Đạo chỉ huy. Giả Tự Đạo thấy Mông Cổ rút lui nhưng không truy kích mà ký hiệp ước đình chiến với sứ giả người Mông Cổ, với những điều khoản rất bất lợi cho nhà Tống. Giả Tự Đạo sau đó quay về triều đình, tuyên bố mình đã đánh lui Mông Cổ, không nhắc gì tới hòa ước.
Sau khi lên ngôi Khả Hãn, Hốt Tất Liệt tiếp tục sự nghiệp xâm lược nhà Tống đang còn dang dở. Tuy nhiên, ông vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân nhà Tống ở thành Tương Dương.
Theo bách khoa toàn thư lịch sử Trung Quốc, Tương Dương là tòa thành có vị trí chiến lược với 3 mặt giáp núi, án ngữ dòng sông Hán Thủy. Nếu chiếm được Tương Dương, quân Mông Cổ có thể xuôi dòng Hán Thủy, tiến vào Trường Giang, mở tung con đường đánh tràn ra khắp đất đai nhà Tống. Hốt Tất Liệt nhận định, chiếm được Tương Dương là chiếm được Tống.
Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 3
Đại chiến Tương Dương nổ ra khốc liệt, dai dẳng (ảnh minh họa)
Biết được tầm quan trọng của Tương Dương, nhà Tống đã cho xây dựng hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố. Thành Tương Dương được thiết kế với tường bao dày, lương thảo tích trữ rất dồi dào.
Thành Tương Dương có tới 4 tháp canh. Phần cổng thành được thiết kế theo kiểu 2 lớp. Nếu quân Mông Cổ phá được lớp ngoài, họ lại phải đối mặt với lớp thứ hai và bị bẫy chết. Quân dân trong thành Tương Dương có hơn 20 vạn, đều một lòng chiến đấu.
Đại chiến Tương Dương diễn ra vô cùng khốc liệt và dai dẳng, kéo dài từ năm 1267 – 1273. Công thành và thủy chiến chưa bao giờ là lợi thế của quân Mông Cổ. Tuy nhiên, kể từ khi mở mang bờ cõi ra khắp lục châu Á – Âu, lực lượng của Mông Cổ đã bổ sung thêm nhiều tộc người với những điểm mạnh khác nhau.
Trong đại chiến Tương Dương, Hốt Tất Liệt đã huy động 8 vạn quân Mông Cổ và 2 vạn quân người Hán. Người Hán có lợi thế là rất giỏi đánh thành.
Biết không thể phá Tương Dương trong một sớm một chiều, sau nhiều lần bị đánh lui, Hốt Tất Liệt đã chỉ huy quân đội hình thành thế bao vây, cô lập Tương Dương với phần còn lại của nhà Tống. Quân Mông Cổ lập nhiều doanh trại xung quanh thành, tập trung đánh chặn những con đường tiếp tế cho Tương Dương.
Bên ngoài thành Tương Dương, quân Tống không phải đối thủ của những kỵ binh dũng mãnh Mông Cổ. Hàng loạt nỗ lực phá vây của quân Tống để ứng cứu Tương Dương đều bị đánh bật lại, dân quân trong thành phải tự dựa vào sức mình.
Đến năm 1271, lương thực trong thành đã cạn nhưng quân dân Tương Dương vẫn đồng lòng giữ vững và chờ tiếp viện. Tại Lâm An – kinh đô nhà Tống – Giả Tự Đạo muốn giấu nhẹm chuyện tự ý ký hòa ước với Mông Cổ khi trước, nên quyết không cho gửi thêm quân đến Tương Dương chi viện.
Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 4
Tây Vực pháo – vũ khí bí mật của Mông Cổ (ảnh minh họa)
Cùng năm 1271, Hốt Tất Liệt lên ngôi hoàng đế, lấy Bắc Kinh làm kinh đô, lập ra nhà Nguyên, đẩy mạnh việc xâm lược nhà Tống hơn nữa.
Năm 1273, quân Nguyên kéo tới Tương Dương nhiều hơn và còn mang theo vũ khí bí mật – Tây Vực pháo.
Trong những trận chiến khốc liệt xâm lược các nước vùng Trung Đông, Hốt Tất Liệt đã được nghe về sự hiện đại và uy lực của Tây Vực pháo. Mặc dù tên gọi là pháo, song thực chất đây chỉ là những chiếc máy bắn đá khổng lồ.
Điểm mạnh của Tây Vực pháo là hệ thống cần trục sử dụng trọng lực để bắn ra những khối đá khổng lồ (có thể tẩm thêm dầu lửa) với độ chính xác cao, tầm bắn xa và đặc biệt không dùng sức người để kéo như máy bắn đá thông thường, theo Sohu.
Trước đó, những máy bắn đá loại thường không thể khiến lớp thành dày của Tương Dương tổn hại. Quân dân trong thành Tương Dương còn rải lưới che chắn tường thành, vì vậy, những khối đá nhỏ của máy bắn đá thông thường không thể phát huy uy lực.
Hốt Tất Liệt nhận xét, chỉ có Tây Vực pháo với những “quả đạn” nặng tới 300 kg mới có thể hạ được Tương Dương. Ông lệnh cho những kỹ sư từ các thuộc quốc Trung Đông tới Tương Dương chế tạo, làm gấp 20 chiếc Tây Vực pháo.
Phàn Thành – một thành nhỏ nằm gần Tương Dương – trở thành địa điểm thí nghiệm sức mạnh Tây Vực pháo của Mông Cổ. Chỉ trong vài ngày, Phàn Thành đã bị bắn hạ bởi Tây Vực pháo. Quân Tống ở Phàn Thành khiếp đảm vì những khối đã khổng lồ từ trên trời rơi xuống phá nát tường thành.
Quân Nguyên khi chiếm được Phàn Thành thì tàn sát hết quân dân trong thành để uy hiếp Tương Dương
Hay tin sức mạnh mới của quân Nguyên, quân dân thành Tương Dương vẫn quyết giữ vững và chờ cứu viện. Giả Tự Đạo nghe tin Tây Vực pháo chẳng khác nào sét đánh ngang tai. Hắn ta khuyên vua Tống khi đó là Tống Độ Tông không xuất quân tới cứu Tương Dương.
Quân dân Tương Dương mong chi viện đỏ mắt, kết quả chỉ thấy ngày càng nhiều Tây Vực pháo được kéo tới.
Nguyên sử chép, một “quả đạn” từ Tây Vực pháo bắn thử nghiệm về Tương Dương bay vọt vào trong thành. Quân dân nhà Tống đổ ra xem, thấy “quả đạn” đã ngập sâu dưới đất tới hàng trượng thì lấy làm kinh hãi.
Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 5
Nhà Tống diệt vong, người Mông Cổ làm chủ Trung Quốc (ảnh minh họa)
Lương thực cạn kiệt, quân tiếp viện không tới, tại thêm chuyện quân Nguyên có Tây Vực pháo, Lã Văn Hoán – tướng trấn thủ Tương Dương – biết không còn cách nào khác để giữ thành, đành mở cửa đầu hàng để bảo vệ sinh mạng cho thường dân.
Sau khi Tương Dương thất thủ, quân Nguyên thoải mái đánh tràn lan khắp những vùng đất khác của nhà Tống.
Năm 1276, kinh thành Lâm An thất thủ, vua Tống mới lên là Tống Cung Tông bị bắt làm tù binh. Một trung thần của nhà Tống là Trương Thế kiệt phò tá Tống Đoan Tông – vua nhỏ mới 9 tuổi – chạy loạn khắp nơi.
Tống Đoan Tông bị ốm qua đời, Trương Thế Kiệt lại phò tá Tống Đế Bính. Năm 1279, trận chiến Nhai Môn nổ ra trên biển. Trương Thế Kiệt có 20 vạn quân nhưng trong đó lại bao gồm nhiều quan lại, người hầu trong cung không có sức chiến đấu.
Trương Thế Kiệt cho xích cả nghìn con thuyền lại để quyết chiến tổng lực với quân Nguyên nhưng thất bại. Tống Đế Bính nhảy xuống biển tự vẫn, nhà Tống chính thức diệt vong.
____________
Dưới trướng Tào Tháo, Tư Mã Ý đã phải "nếm mật nằm gai" suốt hàng chục năm để cướp cơ đồ nhà Tào Ngụy, đặt nền móng xây dựng nhà Tây Tấn, chấm dứt cục diện Tam quốc. Tuy nhiên, triều đại do Tư Mã Ý vất vả gây dựng đã bị những tộc người thiểu số hủy hoại. Mời bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau, xuất bản vào sáng 27.6.2020 trên mục Thế giới.
Nguồn: http://danviet.vn/dai-chien-tuong-duong-quan-trung-hoa-tham-bai-truoc-vu-khi-bi-mat-mong-co-5020...
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao?
Dưới triều đại nhà Minh, Trung Quốc nổi tiếng thế giới vì có lực lượng hải quân quy mô lớn, được xem là mạnh mẽ...

Theo Vương Nam (tổng hợp) (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét