Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BỘ MẶT CHIẾN TRANH 85
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía: +Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song +Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu. +Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát. +Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ. ... -Chiến
tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được,
dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao. -Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người. -Chiến
tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy
diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính
nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được
hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?). -Tóm
lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác,
thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí. -Ngày
chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng
sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ
tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói,
đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn. -Lão
Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại
nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang
lễ mà xử". -Giống
như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa
dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh. -Chỉ
khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa
thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái
chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ
được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội! -Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
Steve Johnson Vietnam 1969 70
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Máy bay và đại chiến thế giới - Phần 5
Bi kịch của người hùng Mỹ trở về từ Thế chiến II
Charles E. Kelly được trao Huân chương Danh dự
cùng vinh quang và tiền bạc trong chiến tranh, nhưng cuộc sống rơi vào
bế tắc thời hậu chiến.
Ngày 14/9/1943, tại ngôi nhà ở làng Altavilla, cách bờ
biển Salerno của Italy khoảng 51 km, Charles E. Kelly đã lập chiến công
không tưởng khi một mình hạ 40 lính Đức trong chưa đầy một giờ.
Một
ngày sau, Kelly trở thành lính Mỹ đầu tiên ở chiến trường châu Âu được
trao Huân chương Danh dự, phần thưởng cao quý nhất cho quân nhân Mỹ, với
thành tích tiêu diệt thêm nhiều quân địch. Tuy nhiên, người hùng chiến
trận này lại có số phận khá bi thảm khi trở về cuộc sống bình thường.
Charles
E. Kelly sinh ngày 23/9/1920 trong gia đình có 9 người con ở thành phố
Pittsburgh, bang Pennysylvania. Ngôi nhà không có điện nước sinh hoạt và
nhà vệ sinh, cả 9 đứa trẻ đều phải ngủ trên gác mái. Kelly bỏ học và đi
làm từ rất nhỏ.
Kelly được trao Huân chương Danh dự ngày 11/3/1944. Ảnh: US Army.
Kelly nhập ngũ năm 1942 và sớm thể hiện là
người vô kỷ luật khi từng trốn khỏi đơn vị và bị nhốt vào phòng biệt
giam. Tuy nhiên, người lính này lại không bao giờ gây rắc rối khi bắt
đầu tham chiến.
Năm 1943, Charles E. Kelly là binh
nhất thuộc Sư đoàn 36 lục quân Mỹ. Ngày 9/9, sư đoàn này đổ bộ lên bờ
biển Salerno, Italy, trở thành lực lượng tiên phong của Mỹ ở châu Âu.
Khi
lính Mỹ thiết lập được đầu cầu trên bãi biển thì cũng là lúc quân Đức
phản công và tái chiếm làng Altavilla. Chỉ huy Sư đoàn 36 ra lệnh cho
hai tiểu đoàn tiến công để giành lại ngôi làng từ tay đối phương.
Trong
trận đánh này, Kelly tình nguyện bò hơn 3 km dưới làn đạn quân thù để
báo cáo vị trí phòng ngự của Đức trên ngọn đồi gần ngôi làng. Sau đó
binh nhất này chỉ huy tổ ba người loại bỏ một ụ súng máy Đức đang chặn
đà tiến quân của Mỹ. Kelly diệt xạ thủ súng máy địch và đối đầu với hơn
70 lính Đức đang áp sát. Một số binh sĩ trong trận đánh cho biết một
mình Kelly đã hạ 40 tên địch.
Cuối ngày hôm đó,
Kelly cùng 30 đồng đội được phái đến nhà trưởng làng Altavilla để hỗ trợ
bảo vệ ngôi làng. Sáng 14/9/1943, Đức mở cuộc tấn công ngôi nhà và binh
nhất Mỹ bắt đầu làm nên thành tích không ai ngờ tới.
Một
mình Kelly cầm cự trước lực lượng áp đảo của đối phương. Binh nhất này
sử dụng mọi vũ khí sẵn có gồm 3 khẩu súng trường tự động Browning, một
tiểu liên Thompson, một súng trường Springfield, một súng carbine và một
khẩu súng trường M1 để chống trả.
Trong lúc đối
phương bắn phá dữ dội, Kelly xuống bếp ăn 4 quả trứng sống và uống một
chai sâm panh để lấy sức chiến đấu. Trong chưa đầy một giờ giao tranh,
binh nhất này đã hạ 40 lính Đức.
Tối hôm đó, lính
Mỹ trong ngôi nhà được lệnh rút lui. Kelly tình nguyện ở lại bắn yểm trợ
cho đồng đội trở về hội quân với Sư đoàn 36. Nhờ thành tích này, Kelly
được trao tặng Huân chương Danh dự, trở thành lính Mỹ đầu tiên nhận phần
thưởng này ở chiến trường châu Âu.
Một thời gian
ngắn sau đó, Kelly được thăng cấp lên hạ sĩ rồi trung sĩ. Ông tiếp tục
tham gia một số trận đánh lớn của Sư đoàn 36. Một bài báo viết về trận
đánh ở làng Altavilla được đăng trên tờ Stars and Stripes đã đặt biệt
danh cho ông là "biệt kích Kelly".
Kelly được trao
Huân chương Danh dự, hai huân chương Sao bạc cùng một số huân chương
dũng cảm trong thời gian chiến đấu ở Italy và Anh, nhưng không bao giờ
coi trọng chúng. "Huân chương chỉ là những miếng đồng thau sau chiến
tranh, còn tôi sẽ trở thành một cựu chiến binh mà thôi", Kelly nói.
Khi
trở về Mỹ vào tháng 4/1944, Kelly được chào đón như người hùng. Thành
phố Pittsburgh gọi đó là "Ngày biệt kích Kelly", ông cũng được chào đón
trong suốt chuyến đi xuyên nước Mỹ dài 60 ngày để bán trái phiếu chiến
tranh.
Kelly tại tiền tuyến ở Italy sau khi được thăng cấp trung sĩ. Ảnh: US Army.
"Tôi diễn thuyết 5 lần mỗi ngày. Nhiệm vụ của
tôi là kêu gọi người dân mua trái phiếu chiến tranh và nói những điều
tốt đẹp về khẩu pháo 37 mm với mức tiền công 6 USD/ngày", Kelly cho
biết.
Kelly được hãng 20th Century Fox trả 25.000
USD, tương đương 325.000 USD ngày nay, để dựng bộ phim về cuộc đời ông.
Tờ Saturday Evening Post cũng trả cho ông 15.000 USD cho một bài báo
viết về thành tích chiến đấu.
"Biệt kích Kelly" trở
nên giàu có với các cơ hội việc làm và kinh doanh khiến nhiều người mơ
ước trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, chiến tranh qua đi cũng là lúc vinh
quang kết thúc và chuỗi ngày bi kịch bắt đầu với cựu quân nhân Mỹ.
Sau
những lễ vinh danh, cuộc sống của Kelly nhanh chóng lao dốc. Ông chi
tiêu phóng khoáng khi liên tục chiêu đãi mọi người, mua nội thất cho mẹ
và tặng tiền cho anh em.
Ngày 11/3/1945, một năm
sau khi nhận Huân chương Danh dự, Kelly cưới Mae Francis Boish, một nhân
viên thu ngân nhà hàng. Họ mua nhà và một trạm xăng ở Pittsburgh để
kinh doanh, nhưng phải bán đi sau hai năm thua lỗ. Kelly cảm thấy buồn
chán và không thể chịu được nhịp sống lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Đây
không phải cựu binh duy nhất khó thích nghi với cuộc sống dân sự sau
chiến tranh. Hơn hai triệu lính Mỹ không có việc làm và hàng triệu người
bị rối loạn tâm lý thời hậu chiến.
Năm 1950, vợ
Kelly bị ung thư tử cung và qua đời sau một năm, để lại hai con cho ông
chăm sóc. Cũng trong năm đó, nhà ông bị ngân hàng tịch thu. Biến cố này
khiến Kelly mất kiểm soát và không thể trở lại bình thường. Ông làm
nhiều việc từ bảo vệ, nhân viên an ninh cho đến công nhân xây dựng và
thợ sơn, nhưng không bao giờ duy trì công việc được lâu dài.
Kelly
làm quen và cưới một phụ nữ tên Betty Gaskins và tiếp tục gặp thử thách
với cuộc sống đời thường. "Trong chiến đấu, bạn chỉ có một thứ để làm
và bạn biết cách làm điều đó. Tuy nhiên, mọi thứ rất khó khăn trong đời
thường. Bạn có việc để làm nhưng không thể thực hiện", Kelly nói trong
một cuộc phỏng vấn.
Tháng 4/1961, ông bỏ nhà đi sau
khi gọi điện cho vợ, cam kết lập một quỹ tín thác cho bà và các con,
đồng thời dặn gia đình không nên tìm kiếm mình. Kelly không trở về nhà
trong suốt 15 năm. Người vợ đơn phương ly hôn và tự nuôi con một mình.
Trong
thời gian bỏ nhà, Kelly ngày càng nghiện rượu và làm mọi công việc thời
vụ để kiếm sống trước khi bị đâm xe và hôn mê trong gần một năm vì chấn
thương sọ não.
Năm 1984, Kelly qua đời trong cô
độc ở một bệnh viện tại Pittsburg, nơi ông điều trị suy thận và gan sau
40 năm nghiện rượu nặng. Trước khi qua đời, ông nói rằng mình "không có
bất kỳ họ hàng nào", dù 5 anh em của ông đang sống gần đó.
Duy Sơn (Theo National Interest)
Điểm danh những vũ khí ác độc nhất lịch sử nhân loại
Thứ sáu, ngày 05/06/2020 10:34 AM (GMT+7)
Bom nguyên tử, nhựa đường, khí mù tạt là
những vũ khí ác độc, có tính sát thương cao và gây ra cái chết đau đớn
cho nạn nhân.
Đa
số các vũ khí ác độc này đều xuất hiện từ Chiến tranh thế giới 2. Trong
ảnh là nhựa đường/dầu sôi là những loại vũ khí tàn bạo sớm nhất của
loài người. Để bảo vệ lâu đài, lãnh thổ, quân lính tẩm nhựa đường nóng
chảy vào mũi tên, mũi giáo hay đá bắn vào địch. Họ cũng sử dụng dầu sôi
để ngăn những đợt tấn công của kẻ thù trong cuộc chiến.
Trong
Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân Đức lần đầu tiên sử dụng khí mù tạt
để đe dọa kẻ thù. Khí mù tạt gây phồng rộp da, bỏng mắt và nôn mửa. Nó
cũng có thể làm bỏng nội tạng, tổn thương khí quản khiến nạn nhân đau
đớn và tử vong sau 4 đến 5 tuần từ khi tiếp xúc.
V-1
Buzz là loại bom bay đầu tiên trên thế giới (tiền thân của tên lửa hành
trình ngày nay) với khả năng gây sát thương trên diện rộng. Chiều dài
của V-1 Buzz khoảng 8 m, sải cánh gần 7 m và chúng mang động cơ phản lực
Argus 109-014. Chúng ra đời trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ
hai, với tên gọi Buzz Bomb hay Doodlebug. Quân Đức dùng V-1 Buzz để tấn
công thành phố London của Anh từ ngày 13/6/1944. Trong giai đoạn cao
trào, hơn 100 quả Buzz Bomb tàn phá phía đông nam thành phố.
Bom
cháy là kỹ thuật tấn công bằng sức ép kết hợp với vụ nổ tạo khả năng
hủy diệt cao. Quân Đức đã ném vũ khí này vào hai thành phố Conventry và
London trong năm 1940. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai đến hồi kết,
quân Anh đáp trả bằng cách ném bom cháy xuống thành phố Dresden, Đức.
Bom
nguyên tử là vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt rất lớn. Đến nay, chỉ hai
quả bom hạt nhân được Mỹ sử dụng để ném xuống hai thành phố Hiroshima
và Nagasaki, Nhật Bản tháng 8/1945. Dù 70 năm trôi qua, nhiều vùng ở
Nhật Bản vẫn chịu hậu quả nặng nề của chất phóng xạ.
Mìn
có tính sát thương cao khiến nạn nhân bị thương nghiêm trọng rồi trải
qua cảm giác đau đớn tột cùng tới lúc chết. Bom Napalm chứa gel và xăng.
Ban đầu người ta sử dụng chúng để công phá các tòa nhà hay công trình
lớn, nhưng sau đó chúng trở thành loại vũ khí hủy diệt. Gel và dầu mỏ sẽ
dính vào da của nạn nhân, gây nên những vết bỏng nặng và khiến nạn nhân
tử vong trong đau đớn.
PV (Theo Kiến Thức)
Những trận chiến trên lưng ngựa kinh điển bậc nhất lịch sử nhân loại
Thứ ba, ngày 09/06/2020 12:33 PM (GMT+7)
Những con ngựa chiến Mông Cổ có thể chạy
với tốc độ gần 40km/giờ và chúng có thể vận động suốt cả ngày mà không
cần nghỉ ngơi...
Trong
lịch sử các cuộc chiến tranh nhân loại, ngựa (hay còn gọi là chiến mã)
đóng một vai trò quan trọng làm nên những chiến thắng. Bằng cách ngồi
trên lưng ngựa, các chiến binh có thể phát huy ưu thế “thần tốc” hơn và
gây thiệt hại nhiều hơn với kẻ thù. Đó được xem như là sức mạnh quân sự
trong các trận chiến. Chả thế mà có câu nói: “Nơi nào có dấu chân ngựa
chiến, nơi đó là đống hoang tàn”.
Cách
đây khoảng hơn 5.000 năm, tại phương Đông - cái nôi của nền văn minh
nhân loại, con người đã biết dùng ngựa vào mục đích quân sự. Những đội
quân kỵ binh (hay kỵ mã) thời ấy là lực lượng chủ yếu của quân đội, có
thể so sánh như xe tăng, xe bọc thép và máy bay hiện nay được xem là sức
mạnh của quân sự thời hiện đại.
Nhưng
thời kỳ ấy, dấu ấn các cuộc chiến tranh đẫm máu tranh giành lãnh thổ,
thuộc địa còn chưa phát huy chức năng vốn có của nó. Cách đây khoảng hơn
3.000 năm trước công nguyên, thế giới chỉ ghi nhận nền văn minh sông
Nin Ai Cập bừng sáng.
Thời
ấy, ngựa chủ yếu phục vụ trong quân đội. Người Assyria (sống vùng Trung
Cận Đông, thuộc Châu Á, một phần Châu Phi) đi đầu trong các dân tộc
dùng kỵ mã vào chiến tranh dưới dạng thức hình ảnh của những cỗ chiến xa
đầu tiên do ngựa kéo được tìm thấy trên các bức chạm Sumer cổ xưa, có
niên đại 3.000 năm trước Công nguyên.
Những
chiếc chiến xa được kết cấu khá giản đơn gồm bốn bánh được gắn vào các
trục không quay. Trên xe có thêm xà ích với một hoặc hai xạ thủ bắn
cung. Ngoài ra còn có những lưỡi dao như lưỡi hái, nhọn và sắc là một
thứ vũ khí nguy hiểm được gắn vào đuôi xe, có chức năng là vũ khí mỗi
khi bị quân thù tấn công. Cùng với những thuyền chiến, những chiếc chiến
xa được người Ai Cập và người Assyrie sử dụng để di chuyển rộng nhằm
bành trướng uy quyền trên thế giới.
Tiếp
sau người Ai Cập, người Assyria là người Trung Quốc, khoảng 2.000 năm
trước Công nguyên, ngựa được dùng để kéo chiến xã và chỉ sau đó 1.000
năm, con ngựa được dùng làm “ngựa chiến” trong lực lượng chủ lực của
quân đội của các triều đại phong kiến chuyên chế tập quyền. Hình ảnh “da
ngựa bọc thây” xuất phát từ câu nói của Phục Ba Tướng quân Mã Viện đã
nói lên hình ảnh bi hùng ở nơi chiến địa, người và ngựa đã vào sinh ra
tử.
Nhiều
con tuấn mã đã cùng với chủ tướng lập nên nhiều chiến công hiển hách,
lưu danh trong sử sách. Và càng về sau, trong thời Xuân Thu Chiến Quốc,
trong các cuộc nội chiến thì ngựa chiến càng phát huy ưu thế của nó.
Những nhà quân sự tài ba của Trung Quốc thời xưa là những người đã phát
huy sức mạnh tiềm tàng của đội “ngựa chiến” để “tốc chiến, quyết chiến”
làm nên những chiến thắng hiển hách. Những nhà quân sự này hiểu rõ chiến
mã có thể phát huy thế mạnh ở những dạng địa hình khác nhau. Đơn cử như
phép dùng ngựa chiến trong binh pháp “liên hoàn giáp mã”.
Tuy
nhiên, những điều trên đây chưa hẳn đã là “thần tích” của ngựa. Người
Mông Cổ được xem là dân tộc thuần dưỡng những con ngựa để phục vụ chiến
tranh cừ khôi nhất. Bởi vậy, thế giới mới hết lời ngợi ca giống ngựa
Mông Cổ là một trong những nòi ngựa trận mạc gan lì và dai sức nhất.
Theo
những ghi chép để lại, ngựa chiến Mông Cổ cao đến 1,4m và nặng khoảng
350kg, có lông màu đỏ nâu hay đen, sải chân dài, mình thon, sinh trưởng
trên những vùng thảo nguyên bát ngát của đế quốc Nguyên Mông huy hoàng
vào thế kỷ thứ VIII. Những con ngựa này có thể chạy với tốc độ gần
40km/giờ và chúng vận động suốt cả một ngày mà không cần nghỉ ngơi.
Lịch
sử ghi lại, trên những con ngựa chiến, những chiến binh của đế quốc
Nguyên Mông vang bóng một thời đã băng ngàn dặm xa, chinh phục và thống
trị các quốc gia ở vùng biển Đen, Đông Âu. Nổi danh hơn cả là thời Thành
Cát Tư Hãn, được xem là thời kỳ “vàng son” của đế quốc Nguyên Mông. Khi
vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn đi đến đâu thì nơi đó cỏ không mọc được,
thành bình địa đến đó, máu chảy đầu rơi, xơ xác, tiêu điều. Sử sách ghi
lại, sau những trận chiến, Hoàng đế Thành Cát Tư Hãn từng ví von rằng:
Đế quốc Nguyên Mông sẽ chinh phục và cai trị thế giới này từ trên lưng
ngựa.
Khác
với người phương Đông, người phương Tây, mà cụ thể là người Hy Lạp - La
Mã sử dụng ngựa là đội kỵ binh, kỵ mã hùng hậu. Thời kỳ vương quốc
Macedonia, người Hy Lạp - Macedonia đã sử dụng khá rộng rãi ngựa trong
chiến trận.
Trong
trận Gaugamela đẫm máu (331 trước Công Nguyên), lực lượng của đế quốc
Ba Tư rất hùng mạnh với voi chiến, hàng ngàn cỗ xe chiến, rất nhiều kỵ
mã và bộ binh; nhưng Alexandros Đại đế đã tung 7.000 kỵ mã và 40.000 bộ
binh vào trận, bố trí lực lượng có thể tấn công vào đại binh của vua Ba
Tư Darius III vốn chậm chạp và cơ động kém, khiến cho quân Ba Tư hoảng
loạn, giẫm đạp lên nhau.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét