TT&HĐ I - 9/n


                                                            Phim dã sử hoành tráng
 
10 Cuộc Chiến Kinh Hoàng Nhất Lịch Sử Nhân Loại

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI

-"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." 
Bleiste

-"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước"
Napoleon.

-"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo:
nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch"
 
Mark Twain

-“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...”
 
Vidhusekharsastri

-"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!"
Albert Einstein

-"Lòng yêu nước là tình yêu kiên định, tuyệt đối với quốc gia, không phải là sẵn sàng phụng sự nó mà không phê phán, hay ủng hộ những yêu sách không chính đáng, mà là thẳng thắn đánh giá những tội lỗi và thói xấu của nó và sám hối cho chúng".
Aleksandr Solzhenitsyn

-"Đất nước nào cũng có những thời kỳ khi tiếng ồn ào và sự trơ trẽn trôi theo dòng giá trị; và đặc biệt trong những biến động lớn, tiếng kêu la của những kẻ vụ lợi và bè phái thường bị nhận nhầm là lòng yêu nước".
Alexander Hamilton

-"Anh có thể rứt bỏ con người khỏi xứ sở họ, nhưng anh không bao giờ có thể rứt bỏ được xứ sở nơi lòng người"
 
John Don Passos 


 

(Tiếp theo)


                                  ***
Nói chung, thời Upanishad (được cho là trong khoảng từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ V TCN) là thời thần quyền thống trị xã hội Ấn Độ cổ đại, mà xét ở góc độ cụ thể hơn là quần chúng (gồm tầng lớp bình dân và nô lệ) chịu sự cai trị trực tiếp của quốc vương, lãnh chúa...(gọi chung là giới hiệp sĩ quí tộc nhằm nêu bật tính phổ biến của hiện tượng tranh đoạt quyền lợi trong giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ-phong kiến phân quyền) dưới sự lãnh đạo tinh thần ( thần phục) bởi giới tăng lữ-đạo sĩ Bàlamôn bằng giáo lý nhận Upanishad làm tư tưởng nền tảng.

Vận động tự thân (tương đối thôi!) của một thực thể nhằm cân bằng tương tác giữa nó với môi trường "chứa" nó, hay nói cách khác là nhằm duy trì, có được trạng thái cân bằng động nội tại phù hợp cho nó và do đó, một cách hình thức, cũng làm như nhằm "cố gắng" tự bảo toàn, duy trì sự tồn tại của bản thân nó, là một mặc định tự nhiên trong Vũ Trụ, mang bản chất tất yếu và có nguồn gốc sâu xa từ nguyên lý tiền đề duy nhất, có tính tiên đề- nguyên lý giềng mối của mọi nguyên lý, mọi qui luật mà chúng ta đã từng đề cập tới và cũng đã tạm gọi là "Nguyên Lý Tự Nhiên" dù vẫn chưa tìm được lời phát biểu "đẹp nhất" cho nó. Mặc định này, trong thế giới sinh vật (vì bị "đóng khung" trong một thiên nhiên mang tính hữu hạn, khép kín, có chừng mực nhất định nên cũng) thể hiện ra dưới dạng tương đối "gay gắt", gọi là "đấu tranh sinh tồn". Như vậy, có thể nói, cố gắng đảm bảo và duy trì sự sống còn cho bản thân là mục đích tự nhiên, nguyên thủy, tiên quyết và tối thượng của mọi cá thể sinh vật (ở trạng thái hóa-lý, tâm sinh lý thông thường). Cái "động lực" hướng tới sống còn có gốc xuất phát từ tự nhiên ấy cùng với nhiều yếu tố cũng có tính tự nhiên, theo qui luật hoặc (tương đối) không theo qui luật (sự ngẫu nhiên) khác nữa, như sự chuyển hóa về thời tiết, khí hậu vừa lặp lại vừa không lặp lại của thiên nhiên, những đột biến có lợi hoặc bất lợi về điều kiện sống của môi trường sinh thái (do khách quan và cả chủ quan gây ra!) làm bộc phát hiện tượng tăng-giảm lạm phát số lượng cá thể ở mỗi giống loài..., hợp thành một tổng thể nguyên nhân thúc đẩy quá trình tiến hóa-thích nghi sinh vật, qua đó, một đàng mở rộng thế giới sinh vật - làm cho sinh vật lan tỏa khắp thiên nhiên đến tận cùng khả năng có thể của nó, đồng thời cũng làm cho thế giới sinh vật tiến triển theo hướng từ "dưỡng sinh" chỉ bằng cách hấp thụ trực tiếp các chất vô sinh (vô cơ, hữu cơ) thuở ban đầu đến thêm cả "dưỡng sinh" bằng cách "ăn thịt lẫn nhau" (và nổi bật đến nỗi trong tầm quan sát của con người, tưởng chừng như chỉ bằng cách này!) giữa các giống loài với xu thế chung là những giống loài năng động hơn, "thiện nghệ" hơn, "khôn" hơn "xơi tái" những giống loài thụ động hơn, khả năng tự vệ yếu hơn, "ngu" hơn (nghĩa là làm xuất hiện cách đảm bảo sống còn bằng bạo lực giết chóc- hình thức "phôi thai" có tính chừng mực, và cũng chính là yếu tố tự nhiên hợp thành nguyên nhân làm xảy ra chiến tranh - hình thức mưu sinh bằng giết chóc có mức độ quá đáng, tàn khốc ở loài người!!!). Đó cũng là quá trình "giao phối" giữa "ông bố" môi trường thiên nhiên và "bà mẹ" thế giới sinh vật để rồi "bà mẹ" thế giới sinh vật trường kỳ "mang nặng đẻ đau" hoài thai ra "đứa con" ngỗ nghịch nhất, khôn nhất mà cũng điên rồ nhất của mình, đó là loài người!
 Vì loài người "khôn quá" nên mới biết chế tác công cụ hỗ trợ cho việc kiếm ăn, và từ đó cũng phát hiện thêm chức năng thứ hai ở dạng tiềm ẩn của công cụ là...vũ khí, thứ có thể tăng cường sức mạnh bạo lực cho nó trong đấu tranh sinh tồn lên gấp nhiều lần (mà ngày nay chúng ta biết là hầu như...vô hạn!!!). Lúc đầu loài người "khổ quá", nhưng nhờ đã có vừa "khôn quá" vừa "mạnh quá" và cũng nhờ biết sáng tạo nên nó cũng kiếm được miếng ăn "nhiều quá", dẫn đến chơi bời "lắm quá" mà không ngờ rằng vì thế mà mở rộng, tăng cường nhu cầu tiêu dùng lương thực và cả phi lương thực, hơn nữa, làm tăng trưởng lạm phát số lượng cá thể lên "đông quá" để rồi dần dần lại hầu như trở về thời kỳ "khổ quá" giống như xưa, và thậm chí là lâm vào tình trạng khổ hơn nữa tạm gọi là "đói quá". Đói thì "đầu gối phải bò", đó là "mệnh lệnh" phải sống còn của tự nhiên! Để giải quyết nạn "khổ quá", "đói quá" có khi do thiên tai gây ra, nhưng chủ yếu là do cái "khôn quá" mà...vẫn chưa đủ khôn của chính mình gây ra cho mình "một cách có tính trường kỳ", loài người, vì là loài vật mà cũng không còn là loài vật nữa (!), nên đã thực hiện những hành vi cũng giống những hành vi của loài vật, nhưng "hầu như" chỉ còn ở mức độ hình thức, mà xét về bản chất thì đã có những nét khác biệt và "về sau" ngày càng khác biệt một cách cơ bản theo tiến trình "người hóa", "xã hội hóa", "văn minh hóa" của bản thân loài người. 
Dễ dàng nhận biết được sự khác nhau về hành vi giữa con vật và con người dựa trên sự đánh giá trong mối quan hệ tương phản thụ động-chủ động, bản năng-trí năng, thiên tạo-nhân tạo (sáng tạo)...Nói "đùng một phát" cho thật gọn thì thế này: nếu ở loài vật, hoạt động mưu cầu sống còn là thụ động, bản năng, chừng mực, lành tính, thể hiện ra gồm các cách thức chủ yếu như tăng cường tìm kiếm và mở rộng chủng loại thức ăn, đồng thời mở rộng địa bàn sinh sống bằng thiên di, lan tỏa dân cư..., thì ở loài người, thuở ban đầu (người-vượn cổ) cũng tương tự như vậy, nhưng dần dần, do bị chi phối ngày một mạnh mẽ bởi sự chuyển hóa về lối sống trong những tình trạng nói chung là ngày càng căng thẳng hơn, theo "yêu cầu sáng tạo" của bộ não biết tư duy trừu tượng trên nền tảng "đòi hỏi phải giải quyết" của tự nhiên, đồng thời bởi cả sự chuyển biến (có tính tiến hóa-thích nghi, tính "tiềm thức hóa"!!!) về cách cảm cách nghĩ của bộ não theo chiều hướng sâu sắc hơn (nên cũng cực đoan hơn, "duy ý chí" hơn!) do chính ngay tiến trình chuyển hóa lối sống "xoay vần, đi lên" vượt qua biết bao nhiêu thách thức tồn-vong to lớn, trải qua biết bao nhiêu thời đoạn khổ ải gian lao, và ngày càng phức tạp hơn của bản thân loài người (nhất là trong suốt thời gian vận động tiến triển gồm các giai đoạn thịnh và suy kế tiếp xen kẽ nhau của xã hội loài người) không ngừng tác động trở lại, nên "sau đó" nổi bật lên về mức độ cũng như trình độ, trở thành hoạt động mưu cầu sống còn với đặc trưng là chủ động, ý chí, vô độ, dữ tính, dù về hình thức cũng gồm những cách thức cơ bản ấy. 
Đến đây chúng ta đã dễ dàng thấy rằng, chính sự vô minh (sự chưa nhận thức được hoặc nhận thức còn hoàn toàn mù mờ, kể cả sai lầm về cõi nhân sinh) của con người ở thời kỳ đầu thuộc quá trình phải nỗ lực hoạt động và cố gắng tìm tòi sáng tạo nhằm trước hết là đảm bảo sống còn rồi thêm nữa là tăng cường trình độ đảm bảo sống còn cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống, trong tình trạng "khuynh đảo", "chực chờ" thời cơ gây ra đói khổ của nạn nhân mãn, của tai họa thiên nhiên cũng như thảm cảnh đói khổ đã trở thành nỗi ám ảnh có tính thường trực, truyền đời, đã là yếu tố (tạm gọi là) "chủ quan hồn nhiên" (vì chủ quan không hẳn chủ quan, chủ quan mà cũng khách quan!!!), đóng vai trò cơ bản trong nguyên nhân hợp thành hệ thống tình cảm sâu sắc ở loài người, trong việc "trui rèn" làm xuất hiện sự tham-sân-si trong tâm trí ở mỗi con người như một bản tính có mầm mống từ vô thức và có cội rễ bám rất chặt vào sâu thẳm tiềm thức, để rồi chính sự tham-sân-si ấy chứ không phải cái gì khác đã "lũng đoạn" lý trí con người, không những cản trở mạnh mẽ con người vượt thoát khỏi vô minh trong lối sống, mà còn làm cho con người sa vào "vũng lầy" mê quáng trong suy nghĩ và hành động thực tiễn nhằm mưu sinh của nó. Không cần nêu thí dụ chứng minh "xa xôi" gì, ngay cái quan niệm mà ngày nay chúng ta vẫn "đang dùng" một cách phổ biến, cho rằng loài người là tuyệt tác của thiên nhiên, là "sản phẩm" tinh hoa của thế giới sinh vật, đồng thời là chúa tể của muôn loài, cũng đã là một biểu hiện hơi bị "tổ chảng" về sự mê quáng mang nét điên rồ rồi! Mặt khác, có thể nhận định, thời cổ đại đã là thời "khổ luyện" của loài người, không những định hình tham-sân-si mà còn làm cho nó tồn tại chắc chắn giống như một mặc định trong tâm trí con người (ở đây, triết lý của Đạo Gia về xã hội-nhân sinh cho chúng ta cảm nhận không phải Đức Phật Thích Ca mà chính Lão Tử mới là người đầu tiên phát hiện ra tác hại của tham-sân-si đối với tâm trí con người, gây ra khổ đau cho con người, hơn nữa, đã là người đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người chỉ ra đích xác con đường tiêu trừ khổ đau ở mỗi con người, và theo thiển ý của chúng ta, Đức Phật chỉ là người kế thừa, khai triển cụ thể hơn đồng thời với sáng tạo theo cảm thức riêng tư theo hướng huyền bí hóa (rõ nhất là đưa ra ý niệm Niết Bàn và phải chăng nhằm cố gắng "ôm đồm" giải quyết luôn cả vấn đề tâm linh-vấn đề mà trên nền tảng khoa học tiên tiến ngày nay, loài người vẫn chưa "dứt điểm" được?) nên có phần sai lạc, mức độ chân chính thấp hơn!).
 Như vậy, có thể suy ra, tiến trình vận động của xã hội loài người làm xuất hiện trong lòng nó sự phân định tương phản về giàu nghèo, về quyền lợi, và tùy thuộc vào trạng thái vật chất cũng như tinh thần xã hội mà mức độ những tương phản ấy "đậm, nhạt" khác nhau, hơn nữa có thể trở thành mâu thuẫn căng thẳng, gay gắt, thâm chí là đối kháng một mất một còn, để từ đó cũng xuất hiện nổi trội những hành vi tranh giành quyền hoặc lợi (gọi chung là quyền lợi, vì có quyền sẽ dẫn đến mục đích tối hậu là có lợi!) bằng bạo lực (mà mức độ cực đoan, quyết liệt nhất là chiến tranh), là một quá trình mang tính...tự nhiên, được định đoạt bởi sự tác động "chủ quan hồn nhiên" của con người, của chính bản thân loài người, và qua đó cũng thấy chiến tranh xảy ra "dày đặc" và liên tục trên khắp thế giới suốt thời cổ-trung-cận đại cũng là một hiện tượng hàm chứa tính tất yếu. (Và đau đớn thay mà cũng lạ lùng thay, hình như không hề ngẫu nhiên, chiến tranh - sự giết chóc nhau hàng loạt một cách chủ động, có ý chí (lý trí mù quáng!) trong nội bộ loài người - cũng đã như một cách thức "góp phần" đáng kể trong việc giải quyết nạn nhân mãn!!!).

Nếu lấy "mớ ní nuận" trên làm cơ sở để "ní nuận" tiếp, và thêm nữa, nếu quan niệm rằng văn minh là khái niệm tương đối hàm chứa tính so sánh giữa một xã hội hay một thời đại nào đó với (những) xã hội khác hay thời đại khác về trình độ nhận thức tự nhiên-xã hội-nhân sinh (đúng hơn, sâu rộng hơn, có văn hóa phong phú hơn, được "chủ quan" đánh giá là tốt đẹp hơn hoặc ngược lại, thế thôi, chứ sự thật khách quan thì...chưa hẳn chắc chắn hoàn toàn đâu đấy nhé!!!), về năng lực thực hành sáng tạo, về cái tạm gọi là "mức độ hiện đại hóa và đa tạp hóa" đối với công cụ, trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ đời sống con người và xã hội, thì như lịch sử xã hội loài người đã " vạch trần và tố cáo đanh thép", ít ra thì cũng đến giữa thế kỷ XX, loài người hầu như vẫn chưa hiểu gì hoặc hiểu sai lầm lớn về thân phận mình, vì thế mà cũng chưa thấy được rằng, nó là giống loài "đệ nhất thông minh" đồng thời cũng là "đệ nhất mê quáng" và "đệ nhất tác tệ" trong muôn loài sinh vật, càng tiến lên văn minh thì lại càng trở nên tàn bạo một cách điên rồ (ông bà ta đã cực chí lý khi nói: "Sướng quá hóa rồ"!), không những triệt phá tan nát môi trường thiên nhiên - cái nôi dung dưỡng sự sống còn của nó, một cách vô tội vạ, mà còn "kinh thiên động địa" hơn gấp bội là giết chóc lẫn nhau giữa các cá thể trong nội bộ loài của mình một cách không hề gớm tay, thậm chí thích thú, đến mức độ cứ như nhằm "quyết tâm tự sát" cho bằng được vậy (!). 
Tuy nhiên, hình như hiện nay , xu thế tiến triển đầy đau thương khốn khổ đó đã bắt đầu có những dấu hiệu "dịu bớt" và "chậm dần" lại.  Rõ ràng, đây chỉ là suy nghĩ mang nặng yếu tố cảm tính!!!  
Hy vọng, một mặt, mức độ kinh hoàng, khủng khiếp về tàn phá thiên nhiên, về hủy hoại của cải vật chất và nhất là về giết chóc đồng loại của các cuộc chiến tranh hiện đại trong thế kỷ XX đã, đang và sẽ còn gây ra nỗi ám ảnh sâu sắc và nặng nề lên tâm trí con người, mặt khác, những thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học các ngành đã nhanh chóng nâng tầm hiểu biết của loài người lên rầt nhiều, giúp cho nó dần dần tỉnh ngộ, nhận thức ngày càng sâu rộng hơn, rõ ràng hơn và cũng đúng đắn hơn về thực tại khách quan, đồng thời qua đó mà cũng thấu tỏ hơn về thân phận của nó để tự thấy được sự điên rồ ghê gớm của bản thân nó và hơn nữa là hiểu rõ cái nguyên nhân làm cho nó phát điên rồ cũng như trả lời cặn kẽ được tại sao lịch sử phát triển lên văn minh của nó lại đẫm máu của chính nó đến thế, và tác động tổng hợp của hai mặt đó chắc rằng sẽ đóng vai trò quyết định đến việc đảo chiều chuyển biến (có tính tiến hóa-thích nghi, tính "tiềm thức hóa") về cách cảm cách nghĩ của bộ não người, làm cho nó trở lại trạng thái chân phác, hiền lành tương tự như "xưa kia", khi chưa bị tham-sân-si "cương lên" lũng đoạn. 

Dù ngày nay cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước lớn vẫn đang tiếp diễn, nhưng những yếu tố kìm hãm, ngăn chặn chiến tranh qui mô lớn cũng đã xuất hiện và phát huy tác dụng, chẳng hạn như chủ trương đã mang tầm vóc quốc tế: lấy "đối thoại" thay cho "đối đầu" (tuy còn nặng tính hình thức!). Chúng ta cho rằng, quá trình đảo chiều chuyển biến trí não con người nói trên đã bắt đầu manh nha hình thành và trong hiện thực, có thể lấy thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai làm thời điểm xuất phát cho quá trình ấy, cũng như lấy thế kỷ XXI làm thời gian "trung chuyển" cho sự ra đời của quá trình "tẩy não". Và dù còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như cường độ phá hoại của thiên tai "ngẫu nhiên", tốc độ phát triển khoa học-kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ và năng lực sản xuất đáp ứng thỏa mãn mưu sinh theo hướng "tái tạo vô hại", tính hiệu quả trong việc khống chế nạn nhân mãn một cách nhân đạo, trong việc giải thích, tuyên truyền, vận động hướng thiện, tiết chế mức độ tiêu dùng hàng hóa "phi thực phẩm" nhằm bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ môi trường sinh thái trên phạm vi toàn thế giới (mà rồi đây, chắc chắn mạng INTERNET, một kiệt tác sáng tạo dẫn đến sự "tiến hóa" như một cuộc cách mạng triệt để nhất, toàn diện nhất về lưu trữ và truyền thụ thông tin của loài người, và như một lẽ tự nhiên (!), sẽ đóng vai trò truyền thông, giáo huấn khách quan nhất, chủ yếu và cũng hiệu quả nhất trong việc "mặc định hóa" lối tư duy hướng thiện đích thực đối với trí não con người!)..., làm cho tiến trình phát triển xã hội loài người dù có thể còn phải trải qua vài giai đoạn tương đối gay gắt gây ra buồn thương nữa (nhưng ngắn thôi!), thì sớm muộn gì loài người cũng đạt đến thời đại xã hội đại đồng và an bình. Chúng ta tin tưởng mãnh liệt như một...tín đồ vào sự hiện thực của viễn cảnh ấy, và trong trạng thái phấn khích "quá trời", chúng ta tuyên bố rằng, xác suất xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ ba là rất thấp và nếu chiến tranh thế giới lần thứ ba không xảy ra vào thế kỷ XXI vì một biến cố (quá) rủi ro nào đó thì cũng vĩnh viễn không bao giờ xảy ra nữa! Xin các nước lớn cũng như nhỏ đừng chạy đua vũ trang, đừng tiếp tục tốn những khoản tiền khổng lồ của dân chúng nước mình nói riêng và của cả loài người nói chung vào việc đua nhau chế tạo những thứ vũ khí tàn sát con người hàng loạt có tính diệt chủng hòng "chờ cơ hội" giải quyết nạn nhân mãn (?!) một cách mù quáng nhất, ngu xuẩn nhất, độc ác nhất, tội lỗi nhất (như đã từng!) nữa, chỉ vô ích thôi, lại còn rất "vô duyên" vì mai mốt "ế", không biết "xài" vào đâu, tồn kho "hùng vĩ" như núi chỉ để ngồi lên đó "ngó cho vui" thì...thôi, hết nói nổi thành lời được nữa! Ha, ha...ha...!!!...

(Còn tiếp)

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH