Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 7I/f

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
SÀI GÒN 1900 Qua Video Cực Quý Hiếm

6 cây cầu gắn liền với lịch sử hơn 300 năm ở Sài Gòn

Tứ Quý, Theo Trí Thức Trẻ 10:15 10/11/2015

Sài Gòn có tổng số 200 cây cầu lớn nhỏ đã gắn với vùng đất này từ thuở mới khai hoang, trong đó có 6 cây cầu gắn liền với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của thành phố.

Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đề xuất phá bỏ cầu Nhị Thiên Đường 1 khiến nhiều người Sài Gòn tiếc nuối. Hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất này có nhiều cây cầu gắn liền với lịch sử, ký ức sâu đậm của người dân.

Cầu Bông

Cầu còn có tên gọi khác là cầu Cao Miên, mang đậm dấu ấn của người Sài Gòn xưa, đã đi vào lịch sử và thơ ca như 1 địa danh nổi tiếng. Cùng với cầu Thị Nghè, cầu Bông cũng bắc qua kênh Nhiêu Lộc, nối quận 1 và quận Bình Thạnh. 

Theo cố nhà văn Sơn Nam, cầu Bông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18, có sách ghi chính xác là xây dựng vào năm 1771. Lúc mới xây cất, cây cầu này mang tên cầu Cao Miên, vì do một Phó vương Cao Miên lúc đó đang xin tá túc tại Bến Nghé, cho bắc qua sông để tiện việc đi lại.

19314182446_a175cf5beb_b-8e2ff
Trước 1975, cầu Bông được xem là trọng yếu nhất nối liền vùng Đakao của đô thành Sài Gòn với trung tâm tỉnh Gia Định - (Ảnh: Internet).

Ban đầu cầu này được làm bằng gỗ, nhỏ và ngắn nhưng khá nổi tiếng của đất Sài Gòn. Cái tên cầu Bông được nhiều nhà nghiên cứu vùng đất Sài Gòn nói đến nhất là sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt xây dựng 1 vườn hoa xinh đẹp gần cầu này thì dân gian bắt đầu gọi là cầu Hoa. Sau này, người dân phải đọc trại thành cầu Huê vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa (vợ vua Minh Mạng). Sau này, người dân Sài Gòn tự đổi hẳn tên cây cầu này là cầu Bông (bông là từ địa phương của miền Nam) cho đến nay.

3-3e773
Diện mạo mới của cầu Bông ở thời điểm hiện tại.

Trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến, cầu Bông là 1 trong những chiến lũy vững chắc để bao vây quân Pháp trong nội đô Sài Gòn. Còn trong kháng chiến chống Mỹ, cầu Bông là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và địch.

Hiện tại cầu Bông đã được xây mới với chiều dài 84,2 m gồm 3 nhịp, kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, bề rộng 21 m. Trên mặt cầu được thiết kế lối riêng có dải phân cách, đảm bảo an toàn cho người đi bộ.

Cầu Móng

Được xem là cây cầu cổ xưa nhất ở Sài Gòn do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes (Pháp) xây dựng từ năm 1893 và hoàn thành vào năm 1894. Cầu Móng bắc qua kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nối liền quận 1 và quận 4, có chiều dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, được xây dựng bằng thép rất kiên cố.

caumong2-3e773
Cầu Móng ngày xưa có ô tô lưu thông - (Ảnh: Internet).

5-3e773
Cầu Móng thời điểm hiện giờ ngắn hơn nhưng đẹp hơn với hệ thống đèn trang trí bắt mắt.

Cầu được thiết kế theo kiểu hình vòng móng, vì thế tên cầu Móng cũng được hình thành từ thời đó đến nay. Thành cầu uốn cong có những khoảng trống, ban đầu cầu có nước sơn màu đen tuy nhiên sau này lại sơn màu xanh đem lại cảm giác tươi mới hơn. 

Năm 2005, cầu Móng được tiến hành tháo dỡ để phục vụ cho công tác đào hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn. Do tính chất lịch sử của cây cầu nên sau khi hoàn tất việc làm hầm Thủ Thiêm thì cầu Móng được trả lại đúng nguyên trạng ban đầu. Sau khi trả lại đúng nguyên bản, cầu còn được gia cố thêm phần trụ móng cùng trang thiết bị chiếu sáng mỹ thuật để người dân ra đây tản bộ ngắm thành phố. 

Cầu Thị Nghè

Cây cầu bắc qua kênh Nhiêu Lộc (đoạn gần hạ lưu đổ vào sông Sài Gòn), nối quận 1 và quận Bình Thạnh. Cầu Thị Nghè có chiều dài 105,2 mét, rộng 17,6 mét với 4 làn xe. 

Nói về lịch sử, hình thành cây cầu này là do bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân xây để chồng tiện đường qua Sài Gòn làm việc. Chồng bà làm chức thư ký, đương thời gọi là ông Nghè (vì thời đó đỗ Tiến sĩ), vì thế nhân dân cũng gọi là Bà Nghè. Vào năm 1867, cầu được làm lại bằng cầu sắt, đến năm 1970 được xây mới bằng bê tông cốt thép.​ ​Tên gọi cầu Thị Nghè được đặt từ giữa thế kỷ 19, cho đến nay tên này vẫn được giữ nguyên.

cauthinghe2-3e773
Cầu Thị Nghè năm xưa - (Ảnh: Internet).

4-3e773
Cầu Thị Nghè hiện tại được xây dựng rộng hơn với 4 làn xe.

Ngoài ra, cầu Thị Nghè cũng đã chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt giữa quân ta và quân thực dân Pháp khi họ trở lại có ý định đánh chiếm Sài Gòn. Nhiều trận giao tranh đã nổ ra trên cầu Thị Nghè đã gây thiệt hại nặng nề cho quân địch.

Theo một số tài liệu ghi chép lại, vùng Thị Nghè xưa kia là nơi có khu ruộng Tịch Điền, đàn Xã Tắc, miếu thờ Thần Nông, đàn Tiên Nông, miếu Văn Thánh.

Cầu sắt Bình Lợi

Cầu Bình Lợi được xây dựng vào tháng 2/1902, là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, thuộc tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang. Cầu được thiết kế kiểu vòm thép, mặt cầu bằng gỗ, có đường ray xe lửa nối Sài Gòn và Biên Hòa. Cầu có một nhịp quay, do nhà thầu Levallois Perret thi công với chiều dài 276m gồm 6 nhịp.

Hiện nay, cầu đường sắt Bình Lợi là phần lưu thông chính cho tuyến đường sắt Việt Nam, bên cạnh đó còn có đường phụ dành cho xe 2 bánh, di chuyển theo 2 chiều. Sau 113 năm khai thác, cầu sắt này đã bị xuống cấp ở một số nhịp, chiều cao thông thuyền của cầu chỉ còn 1,8 m vì vậy mỗi khi có thủy triều lên, nhiều tàu không chú ý đã va chạm và mắt kẹt, càng làm cho cầu thêm phần hư hại. 

binhlo1934-3e773
Cầu Bình Lợi thời kì năm đầu thế kỉ 19- (Ảnh: Internet).
1-3e773
Cầu Bình Lợi hiện tại vẫn giữ nguyên nét hoang sơ như thuở ban đầu.

Cây cầu đã chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của thành phố qua các thời kì nên việc bảo tồn những "nhân chứng" này cũng là điều cần phải tính đến. Theo thông tin từ Bộ GTVT, đơn vị này cũng đang lên phương án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi mới để thay thế cầu cũ. Cầu mới được xây cách cầu cũ 12 m về phía hạ lưu với độ thông thuyền 7 m để không ảnh hưởng đến giao thông thủy, vận tốc chạy tàu qua cầu Bình Lợi mới ước tính đạt 100 km/h. 

Tháng 6/2014, cầu Bình Lợi 2 đã được khánh thành có chiều dài 975 m, với 8 làn xe mang kiểu dáng kiến trúc cầu vòm Nielsen do Công ty GS Engineering & Construction (Hàn Quốc) đầu tư.

Cầu Nhị Thiên Đường

Cầu Nhị Thiên Đường là 1 cây cầu lớn bắc qua Kênh Đôi, quận 8 của vùng Chợ Lớn. Đây là một trong những cây cầu có bề dày lịch sử lâu đời nhất ở Sài Gòn, nối liền Chợ Lớn với các tỉnh miền tây, qua quốc lộ 50. Cầu dài khoảng 1km, và có 2 nhánh bắc song song, gồm cầu Nhị Thiên Đường 1 (cầu cũ) và Nhị Thiên Đường 2 (cầu mới, xây năm 2005).

7-3e773
Cây cầu ở hiện tại vẫn còn giữ nét cổ kính vốn có, tuy nhiên một số hạng mục đã xuống cấp.

Cầu do Pháp xây dựng năm 1925, trong thời đại hoàng kim của cầu sắt. Được thiết kế với vẻ kì lạ toát lên từ hàng cột xanh rêu trên cầu, cho đến các mái vòm cong cong dưới chân cầu. Trước khi 1 loạt cầu mới ra đời từ việc khởi công đại lộ Đông Tây, thì Cầu Nhị Thiên Đường là cây cầu cao nhất ở vùng chợ Lớn.

Nói về tên gọi, Nhị Thiên Đường vốn là tên 1 hãng dầu lừng lẫy trong chợ Lớn thời giữa thế kỉ 20. Hãng dầu này cũng kinh doanh cả in sách và buôn bán gạo. Lúc đó, cạnh chân cầu có 1 kho gạo rất lớn của ông chủ này, nên dân gian lấy luôn tên Nhị Thiên Đường để gọi cho cây cầu. Hiện tại, Nhị Thiên Đường là tên chính thức của cây cầu cổ này và sắp tới Sở GTVT sẽ có phương án phá bỏ.

Cầu Chữ Y

Cầu do người Pháp xây dựng vào cuối năm 1938 và hoàn thành năm 1941.​ Cầu nối liền quận 5 và quận 8 (TP. HCM) có 3 nhánh tạo thành hình chữ Y, trong đó có 2 nhánh về hướng đông (thuộc quận 8). Cầu chữ Y bắt đầu từ đường Nguyễn Biểu, bắc qua 2 con kênh là kênh Bến Nghé và kênh Tẻ, đến vùng chợ Rạch Ông và vùng cù lao Chánh Hưng.

chuY-3e773
Cầu chữ Y năm xưa - (Ảnh: Internet).

6-3e773
Cây cầu góp phần thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của 3 vùng.

Tổng cộng chiều dài các nhánh là 490,3 m (bao gồm đoạn cầu dẫn dài 913 m), trong đó nhánh đường Nguyễn Biểu dài 175 m, nhánh Nguyễn Thị Tần dài 178,3 m, nhánh Hưng Phú dài 137 m. Khu vực ngã ba của cầu rộng 9 m, mỗi lề 0,7 m. Độ cao tĩnh không cách mặt nước là 6,3 m. Được biết, toàn bộ công trình khi xây dựng đã ngốn 800 tấn thép và hơn 4.000 m3 bêtông.

Cầu đã qua nhiều lần sửa chữa lớn vào các năm 1948, 1957, 1992. Nói về tên gọi, cầu có 3 nhánh tạo thành chữ Y, nên được người dân đặt luôn tên này, và trở thành tên chính thức. Đứng trên cầu, ta có thể nhìn thấy được toàn bộ quang cảnh cảng Sài Gòn và một phần thành phố với bán kính dưới 3 km.

Lý giải nguồn gốc cái tên “Gò Vấp”



Theo nhiều người, Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra.
Cây vấp và địa danh Gò Vấp
Theo nhiều người, Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra.
Có thuyết cho rằng nguồn gốc của tên Gò Vấp là do trước đây nơi này là một ngọn đồi trồng cây vấp (cây này còn có tên khác trong tiếng Chăm là Krai, tên tiếng Việt là vấp hoặc vắp, lùn).
Cũng có người nói khu vực Gò Vấp cao hơn so với các vùng khác nên dễ bị vấp té. Gò là vùng gò đất cao, gồ ghề, vấp là dễ vấp té, kết hợp lại ta có tên Gò Vấp. Gò Vấp cũng được số ít gọi là Gò Té (?!)
Các vị trưởng lão cũng không biết cây vấp giờ ở đâu
Dò hỏi các vị cao niên, các bậc trưởng lão của Gò Vấp, thì đều nhận được cái lắc đầu. Các cụ đều nói trước đây nhiều lắm, giờ đô thị hóa nên không còn nữa.
Lên Internet hỏi “bác” Google cũng chỉ nhận được những thông tin về tên gọi, công dụng chữa bệnh, nguồn gốc và một số hình ảnh.
Tuy nhiên không có một địa chỉ cụ thể nào để có thể tìm thấy một cây vấp đang sống, đang xanh tốt.
Chắc là tắc – chắc gặp đường cùng rồi!
Một thời gian sau, đi họp chung một chú khá lớn tuổi, mình trao đổi về mong muốn đi tìm cây vấp xem nó như thế nào. Gò Vấp mình liệu có thể tìm thấy cây vấp nào không?
Chú nói: “Gò Vấp thì hổng còn cây nào đâu con. Chú nghe nói trong Sở Thú còn vài cây. Con thử vào trỏng tìm xem sao”.
Euréka – Thấy rồi!
Một sáng thứ bảy – cách Tết nguyên đán Bính Thân đúng 2 tuần, người viết quyết định cầm theo máy chụp hình và thẳng tiến vào Sở Thú. Đi cùng là bà xã, vừa có bạn đồng hành, vừa tranh thủ chụp cho “người mẫu nhà” một số hình ảnh.
Sở Thú bình thường thấy cũng không rộng lớn lắm, nhưng khi vào để tìm một cái cây cụ thể thì thấy thật mênh mông.
Quá nhiều cây xanh rất cao, rất to. Cả một thảm thực vật xanh mướt. Dù cây nào cũng có đánh số và ghi bảng tên, nhưng để tìm ra cây vấp thì không phải đơn giản.
Người viết đã hỏi thăm đến mười mấy người, từ chị soát vé, anh chăm sóc cây, chị đang tỉa cành, cho đến các anh bảo vệ và cả một số anh chị làm công tác quản lý. Nhiều anh chị không biết loài cây này. Một vài anh chị biết nhưng không thể nhớ được vị trí của cây.
Khi nghĩ rằng khó có thể tìm thấy cây vấp trong cả mấy ngàn cây của Thảo Cầm Viên, thì thật may mắn khi gặp được anh quản lý thảm thực vật.
Lật cuốn sổ lý lịch cây, anh cho biết Thảo Cầm Viên chỉ còn 2 cây vấp và vị trí chính xác của 2 cây vấp này. Cây thứ nhất thân khá cao, số hiệu đã mờ, bảng tên là cây vấp (Mesua Ferrea).
Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN
Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN
Thân cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN
Thân cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 1 cao sừng sững, oai vệ trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 1 cao sừng sững, oai vệ trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN
Cây thứ hai không cao lắm, gốc cổ thụ, khá già nua, phải cần ba cây sắt phụ chống đỡ “tấm thân già”, số hiệu 1190, bảng tên là vấp nhiều hoa (Mesua Floribunda).
Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên mang số hiệu 1190 – Ảnh: SƠN TRẦN
Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên mang số hiệu 1190 – Ảnh: SƠN TRẦN
  gò vấp Lý giải nguồn gốc cái tên “Gò Vấp” 19 Tháng Bảy, 2017 Người Sài Gòn Khám phá Theo nhiều người, Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra. Cây vấp và địa danh Gò Vấp Theo nhiều người, Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra. Có thuyết cho rằng nguồn gốc của tên Gò Vấp là do trước đây nơi này là một ngọn đồi trồng cây vấp (cây này còn có tên khác trong tiếng Chăm là Krai, tên tiếng Việt là vấp hoặc vắp, lùn). Cũng có người nói khu vực Gò Vấp cao hơn so với các vùng khác nên dễ bị vấp té. Gò là vùng gò đất cao, gồ ghề, vấp là dễ vấp té, kết hợp lại ta có tên Gò Vấp. Gò Vấp cũng được số ít gọi là Gò Té (?!) Các vị trưởng lão cũng không biết cây vấp giờ ở đâu   Dò hỏi các vị cao niên, các bậc trưởng lão của Gò Vấp, thì đều nhận được cái lắc đầu. Các cụ đều nói trước đây nhiều lắm, giờ đô thị hóa nên không còn nữa. Lên Internet hỏi “bác” Google cũng chỉ nhận được những thông tin về tên gọi, công dụng chữa bệnh, nguồn gốc và một số hình ảnh. Tuy nhiên không có một địa chỉ cụ thể nào để có thể tìm thấy một cây vấp đang sống, đang xanh tốt. Chắc là tắc – chắc gặp đường cùng rồi! Một thời gian sau, đi họp chung một chú khá lớn tuổi, mình trao đổi về mong muốn đi tìm cây vấp xem nó như thế nào. Gò Vấp mình liệu có thể tìm thấy cây vấp nào không? Chú nói: “Gò Vấp thì hổng còn cây nào đâu con. Chú nghe nói trong Sở Thú còn vài cây. Con thử vào trỏng tìm xem sao”. Euréka – Thấy rồi! Một sáng thứ bảy – cách Tết nguyên đán Bính Thân đúng 2 tuần, người viết quyết định cầm theo máy chụp hình và thẳng tiến vào Sở Thú. Đi cùng là bà xã, vừa có bạn đồng hành, vừa tranh thủ chụp cho “người mẫu nhà” một số hình ảnh. Sở Thú bình thường thấy cũng không rộng lớn lắm, nhưng khi vào để tìm một cái cây cụ thể thì thấy thật mênh mông. Quá nhiều cây xanh rất cao, rất to. Cả một thảm thực vật xanh mướt. Dù cây nào cũng có đánh số và ghi bảng tên, nhưng để tìm ra cây vấp thì không phải đơn giản. Người viết đã hỏi thăm đến mười mấy người, từ chị soát vé, anh chăm sóc cây, chị đang tỉa cành, cho đến các anh bảo vệ và cả một số anh chị làm công tác quản lý. Nhiều anh chị không biết loài cây này. Một vài anh chị biết nhưng không thể nhớ được vị trí của cây. Khi nghĩ rằng khó có thể tìm thấy cây vấp trong cả mấy ngàn cây của Thảo Cầm Viên, thì thật may mắn khi gặp được anh quản lý thảm thực vật. Lật cuốn sổ lý lịch cây, anh cho biết Thảo Cầm Viên chỉ còn 2 cây vấp và vị trí chính xác của 2 cây vấp này. Cây thứ nhất thân khá cao, số hiệu đã mờ, bảng tên là cây vấp (Mesua Ferrea). Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN Thân cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN Thân cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN Cây vấp 1 cao sừng sững, oai vệ trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN Cây vấp 1 cao sừng sững, oai vệ trong Thảo Cầm Viên – Ảnh: SƠN TRẦN Cây thứ hai không cao lắm, gốc cổ thụ, khá già nua, phải cần ba cây sắt phụ chống đỡ “tấm thân già”, số hiệu 1190, bảng tên là vấp nhiều hoa (Mesua Floribunda). Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên mang số hiệu 1190 - Ảnh: SƠN TRẦN Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên mang số hiệu 1190 – Ảnh: SƠN TRẦN Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống - Ảnh: SƠN TRẦN Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống – Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống – Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống – Ảnh: SƠN TRẦN
Gốc cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên xem ra đã và đang chống chỏi với thời gian – Ảnh: SƠN TRẦN
Gốc cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên xem ra đã và đang chống chỏi với thời gian – Ảnh: SƠN TRẦN
Gò Vấp sẽ có lại cây vấp?
Như vậy là sau một thời gian dài tìm kiếm cuối cùng thì người viết đã có thể tận tay ôm một, mà không, tới hai cây vấp còn đang xanh tốt giữa Sài Gòn.
Chỉ tiếc là chưa tìm ra cây vấp nào trên đất Gò Vấp.
Theo anh quản lý sổ lý lịch cây Thảo Cầm Viên thì hiện nơi đây đang ươm giống cây vấp để bảo tồn loài cây này.
Và theo thông tin mà người viết nắm được, thì một số cơ quan, đơn vị ở quận Gò Vấp cũng đã lên kế hoạch tìm và trồng loại cây này trên vùng đất Gò Vấp.
Hy vọng là trong thời gian không xa sẽ thấy những hàng vấp xanh tốt trên các con đường của quận Gò Vấp.Theo TTO
Nhà thờ Hạnh Thông Tây là một Nhà thờ thuộc Giáo hội Công giáo Roma. Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine, mô phỏng Vương cung Thánh đường Saint Vitale ở thành phố Ravenna, Ý.

Nhà thờ này do ông Lê Phát Đạt (ông ngoại của Hoàng hậu Nam Phương), một trong 4 đại điền chủ lớn nhất Nam Bộ bỏ tiền xây cất với số tiền dư khi xây dựng xong nhà thờ Huyện Sĩ. Nhà thờ khác cũng do ông bỏ tiền ra xây là nhà thờ Chí Hòa, thời điểm xây vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20.


 Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine - Ảnh: Sưu tầm

Phía trên cửa trước Nhà thờ Hạnh Thông Tây có tượng thánh Sylvester. Trên nóc vòm Nhà thờ được trang trí tranh Mosaic theo phong cách Byzantine mô tả cảnh Chúa Jesus chết trên thập giá, một số hình ảnh các vị thánh như Thánh Giuse và Chúa Jesus Hài Đồng và 11 Nữ thánh. Bên trong, người ta dùng gạch của Ý để xếp thành hình giống như nhà thờ Thánh Assisi hay Thánh Maria của Ý.

Phía trước Nhà thờ Hạnh Thông Tây - Ảnh: Sưu tầm
 
Ngoài ra, nhà thờ còn có hai mộ tượng của ông bà Lê Phát An (con trai cả của ông Lê Phát Đạt, cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương) nằm đối diện nhau, do hai nhà kiến trúc và điêu khắc Pháp nổi tiếng thực hiện. Hai ngôi mộ này (tương tự như mộ ông bà Lê Phát Đạt ở nhà thờ Huyện Sĩ) toàn thể đều khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương. Đặc biệt hai pho tượng chân dung của ông bà Lê Phát An mang tính "Nam Bộ" đang quỳ cầu nguyện và thương tiếc, được điêu khắc đẹp và sống động theo phong cách Phục Hưng. Mộ của ông Lê Phát An thì có cái tượng bằng cẩm thạch của vợ mặc áo dài quỳ gối, còn bên mộ vợ thì có tượng cẩm thạch của chồng mặc áo dài qùy gối.

Kiến trúc đẹp, lạ mắt của Nhà thờ Hạnh Thông Tây - Ảnh: Sưu tầm
 
Điểm riêng biệt của kiến trúc Byzantine ở nhà thờ thể hiện qua tháp tròn có mái vòm đúc hình bán cầu duy nhất phía cuối gần cung thánh (kiểu mặt bằng tập trung). Bên trên mái vòm là tháp nhỏ hình chóp nhọn để lấy ánh sáng. Tường ngoài nhà thờ là những mảng trơn được đắp gờ, chỉ trang trí kết hợp hoa văn, phù điêu đơn giản bằng thạch cao. Phía dưới tháp chuông nhà thờ được xây bằng đá tảng, bên trong là một bộ chuông gồm ba cái mang ba âm khác nhau. Bộ chuông này được hãng đúc chuông nổi tiếng Paccard của Pháp đúc vào năm 1925.
 
Tháp tròn có mái vòm đúc hình bán cầu
Tháp tròn có mái vòm đúc hình bán cầu - Ảnh: Sưu tầm

Khác với bề ngoài trông đơn giản, nội thất nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy thể hiện qua những chi tiết trang trí tỉ mỉ, cầu kỳ. Nổi bật là mái vòm cung tròn dọc theo chiều dài nhà thờ được ghép từ những phù điêu hoa văn hình vuông. Dọc hai bên là hàng cột với hoạ tiết tinh xảo trên phần đầu. Giữa các cột cũng sử dụng hình thức kết cấu dạng vòm, treo những chiếc quạt trần từ thời Pháp. Xen kẽ giữa những ô cửa sổ kính màu sặc sỡ là những bức phù điêu thếp vàng óng ánh phác hoạ lại từng chặng đường khổ nạn mà Chúa Giesu đã trải qua. Đặc biệt hơn cả là ba bàn thờ trên cung thánh được điêu khắc rất công phu từ đá cẩm thạch vàng của Ý. Xung quanh tường và trần được trang trí bằng rất nhiều bức tranh khảm gạch (theo trường phái Mosaic). Ấn tượng nhất là bức bích họa hình Chúa Giesu đang trăn trối bên Đức mẹ Maria và Thánh Gioan ở vòm cung thánh.


Bên trong thánh đường - Ảnh: Sưu tầm

Ẩn mình sau cánh cổng nhỏ và những hàng cây, giữa khuôn viên thoáng đãng đầy ắp cỏ hoa, nhà thờ Hạnh Thông Tây cổ kính như đang lặng lẽ ngắm nhìn dòng đời tấp nập của Tp. Hồ Chí Minh, đô thị lớn bậc nhất ở Việt Nam.

Không gian yên bình, tĩnh lặng của nhà thờ
Không gian yên bình, tĩnh lặng của nhà thờ - Ảnh: Sưu tầm
 
Thánh đường Hạnh Thông Tây đã tồn tại hơn 1 thế kỷ, theo lối kiến trúc Byzantine với một khoảng không thoáng, rộng. Nhà thờ Hạnh Thông Tây có nét khác biệt so với một số Thánh đường khác trong giáo phận Sài Gòn. Chỉ cách một cánh cổng, nhà thờ Hạnh Thông Tây thật yên bình so với nhịp chảy của dòng đời cuốn trôi bên ngoài.
 
Nhà thờ Hạnh Thông Tây đã tồn tại hơn 1 thế kỷ
Nhà thờ Hạnh Thông Tây đã tồn tại hơn 1 thế kỷ - Ảnh: Sưu tầm
 
Thật đáng quý cho một giáo xứ với ngôi Thánh đường chứa đựng chiều dài thời gian và cả hành trình đức tin của người giáo dân vùng Gò Vấp này. Sau Năm Thánh 2010, giáo xứ Hạnh Thông Tây sẽ hân hoan mừng kính 150 năm thành lập giáo xứ. 
 
 Lễ kỷ niệm 150 năm ngày thành lập giáo xứ - Ảnh: Sưu tầm
 
Với Giáo xứ Hạnh Thông Tây tồn tại hơn 150 năm, nhà thờ Hạnh Thông Tây để lại dấu ấn sâu sắc trong hành trình đức tin của gần 6000 giáo dân nơi đây. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nhà thờ Hạnh Thông Tây đã trở thành tài sản quý giá về mặt tôn giáo và là một di sản kiến trúc độc đáo của Sài thành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét