Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 44

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trịnh Văn Quyết và cú lừa ngoạn mục Hãng hàng không Bamboo Airlines
Tác Giả: Việt Hà.
 Dư luận Việt Nam thời gian qua được một phen dậy sóng trước tuyên bố mạnh miệng của ông Trịnh Văn Quyết: “sẽ lập hãng hàng không mới, cam kết năm 2018 cất cánh”. Tuy nhiên, cam kết này nhanh chóng lung lay khi mới đây ông Quyết vội lùi thời gian hoạt động của Bamboo Airlines đến 2022, tức là người ta sẽ phải mất thêm 3 năm nữa để kiểm chứng lời hứa của ông chủ FLC. Và với những tai tiếng gắn liền với FLC khi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thì dường như Bamboo Airlines cũng chỉ là dự án “máybay giấy” đang được ông Quyết lợi dụng để cứu vớt hình ảnh ngày càng tệ đi của mình mà thôi Ngay từ lúc ông Trịnh Văn Quyết lần đầu công bố về kế hoạch lập hãng hàng không mới vào tháng 5/2017 với vốn điều lệ 700 tỷ, dư luận đã bán tín bán nghi về tính khả thi và sự thật về lời tuyên bố này. Và chỉ hơn 3 tháng sau, thực tế đã chứng minh sự hoài nghi đó hoàn toàn có căn cứ. Mặc dù hãng hàng không mới Bamboo Airlines từng được ông Quyết “nổ banh trời” là sẽ sớm bay vào năm 2018, nhưng theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Viet Bamboo Airlines hiện nay vẫn còn chưa được thành lập và Hãng hàng không Tre Việt chỉ mới tồn tại trên nghị quyết, phát ngôn của Tập đoàn FLC mà thôi. Hồi tháng 6/2017, FLC đã đệ trình lên Cục Hàng không (Bộ Giao thông Vận tải) để xin phê duyệt dự án, tuy nhiên lãnh đạo Cục Hàng không cho biết vẫn chưa thể thẩm định hồ sơ của Bamboo Airlines vì nhiều lý do, trong đó nguyên nhân lớn nhất chính là phía Bamboo Airlines chưa trình được văn bản xác nhận vốn (chưa chứng minh FLC có đủ năng lực tài chính). 700 tỷ đồng là con số tối thiểu theo Nghị định 92/2016 để thành lập một hãng hàng không, và một khi đã nộp văn bản xác nhận vốn 700 tỷ đồng, tức là FLC sẽ bị phong tỏa cứng số tiền này mà không được phép rút ra. Điều này phải chăng đang gây khó khăn cho thủ đoạn kinh doanh của ông Quyết? Trước đây, ông Quyết từng bị báo chí phơi bày thủ đoạn “đảo vốn ngân hàng” với vòng tròn khép kín được điều chuyển một cách tài tình: vay vốn – trả nợ – vay ngân hàng, bất chấp những thiệt thòi có thể xảy ra trong quá trình “bơm – hút”. Do đó, nếu chấp nhận phong tỏa số tiền lớn 700 triệu, thì vòng luân chuyển vốn của ông Quyết sẽ bị đứt quãng, các dự án đầu tư khác của FLC theo đó sẽ dậm chân tại chỗ, phải chăng đây là bài toán khó mà đến nay ông Quyết vẫn chưa thể giải được sau phát ngôn mạnh miệng của mình? Chưa kể, hiện nay FLC đang là con nợ của nhiều ngân hàng khác nhau: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Phương Đông…, vay nợ của Ngân hàng BIDV 850 tỉ để đầu tư vào máy bay; nợ Công ty CP Đầu tư Tài chính và Quản lý tài sản RTS khoản tiền 500 tỷ đồng và nợ Công ty TNHH R.O.R Việt Nam 300 tỷ đồng để đầu tư vào Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Tam Dương II – Khu B (Vĩnh Phúc) và Dự án FLC Garden City; … Tổng nợ của FLC hiện đã là 3,6 nghìn tỷ đồng, trong đó ở mỗi dự án, FLC đều vay số tiền khủng từ nhiều ngân hàng được thế chấp từ chính những dự án mà FLC đang đầu tư. Phải chăng không có tài sản thế chấp, không có ngân hàng nào đứng ra hỗ trợ vốn, FLC đang rơi vào bế tắc do chính mình tạo ra? Sự khó khăn về tài chính của FLC còn được thể hiện rõ ở cách ông Quyết gồng mình chống chọi một cách đầy khó khăn trước thị trường kinh doanh đầy khắc nghiệt.  

Trịnh Văn Quyết FLC là ai?

Trở thành một đại gia chứng khoán, ông chủ tập đoàn bất động sản đang có nhiều dự án lớn nhất hiện nay, ông Trịnh Văn Quyết đã trải qua thời gian gây dựng sự nghiệp như thế nào?
Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975, quê ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chỉ mới ở ngưỡng 40 tuổi nhưng ông Quyết được biết đến là một đại gia giàu có, sỡ hữu lượng tài sản kếch xù, hiện đang là tỷ phú đô la thứ hai, sau ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup - điều khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Hình ảnh Trịnh Văn Quyết FLC là ai? số 1
Trịnh Văn Quyết FLC là ai?
Hiện ông Trịnh Văn Quyết đang là chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn FLC Group bao gồm 9 công ty thành viên trực thuộc là: Công ty Cổ phần Đại lý Thuế FLC; Công ty Cổ phần chứng khoán FLC; Công ty Cổ phần FLCLand; Công ty Cổ phần FLC Golf & Resort; Công ty Luật TNHH SMiC; Công ty Cổ phần FLC Media; Công ty TNHH Hải Châu; Công ty Cổ phần FLC Golfnet; Công ty Cổ phần Đào tạo Golf VPGA.
Hình ảnh Trịnh Văn Quyết FLC là ai? số 2
Doanh nhân thành đạt Trịnh Văn Quyết
Từ chuyên ngành luật ông Quyết đã có bước ngoạt rẽ tắt sang kinh doanh. Khác với con đường bạn bè cùng trang lứa, tốt nghiệp cấp 3, ông không thi đại học liền mà đi học sữa chữa điện tử, tự học vào buổi tối để năm 1995, ông Quyết trúng tuyển 3 trường đại học và quyết đinh chọn đại học Luật Hà Nội khi 20 tuổi.
Trên ghế giảng đường đại học, ông Quyết đã thử sức mình với nghề buôn bán điện thoai, mở văn phòng gia sư.
Năm 1999, tốt nghiệp ngành luật ông Quyết thành lập công ty Tư vấn đầu tư SMIC và là Trưởng phòng văn phòng luật SMIC
Từ năm 2008 đến nay, Trịnh Văn Quyết là Giám đốc Công ty Luật SMIC – với lĩnh vực hoạt động chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề liên quan đến kinh doanh cho các công ty khác.
Chính nghề luật là đòn bẩy đưa tên tuổi của ông Quyết nổi như cồn trong giới kinh doanh.
Bước ngoặt lớn nhất, tạo sự thay đổi trong cuộc đời sự nghiệp của ông Quyết là khi Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập với số vốn 18 tỷ đồng và sau đó đổi  thành Công ty cổ phần FLC 2 năm sau. Ông Trịnh Văn Quyết là một trong ba cổ đông sáng lập.
Hình ảnh Trịnh Văn Quyết FLC là ai? số 3
Trịnh Văn Quyết lấn sân sang thị trường kinh doanh chứng khoán
Kể từ đây, ông Quyết lấn sân sang thị trường kinh doanh chứng khoán. Năm 2011 FLC tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán tạo điều kiện để công ty phát triển nhanh chóng và giúp tên tuổi ông Trịnh Văn Quyết nổi tiếng trên thương trường với biệt danh “luật sư kinh doanh”.
Năm 2012 toàn nhà The Landmark Tower phức hợp với 32 tầng, gồm nhiều khu căn hộ và văn phòng cho thuê đã hoàn thiện trên khu đất ở đường Lê Đức Thọ Mỹ Đình Hà Nội đã đánh dấu mốc cho sự phát triển lớn mạnh của FLC.
Chỉ riêng tiền bán căn hộ tại đây, FLC của ông Quyết đã thu về 575 tỷ đồng vào năm 2012.
Hình ảnh Trịnh Văn Quyết FLC là ai? số 4
Tập đoàn FLC hiện là thương hiệu lớn trong lĩnh vực bất động sản
Đây được xem là lý do vào khoảng thời gian năm 2013, khi mà kinh tế, thi trường bất động sản gặp khó khăn chung thì FLC lại thành công theo cách riêng, khẳng định vị trí của mình.
Tập đoàn FLC hiện là thương hiệu lớn trong lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng ở các tỉnh thành trên đất nước.
Vốn điều lệ 6380 tỷ đồng, với mục tiêu doanh thu đặt ra năm 2016 là 7000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1200 tỷ đồng.
FLC đang ngày càng khẳng định vị trí của ông Quyết trở thành top 2 trong 100 người giàu nhất Việt Nam hiện nay.
Để đạt được thành tựu, kết quả đáng khâm khục ngày hôm nay, ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch FLC chia sẻ: “Cũng có những điều, về biểu hiện bên ngoài thì họ có vẻ nói đúng nhưng tôi nghĩ là chưa hiểu hết tôi.
Tôi đi lên gần như từ hai bàn tay trắng nhưng đó là kết quả của cả một quá trình lăn lộn với thương trường, một quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, tính toán làm ăn trong kinh doanh mà có".
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về chân dung ông Phạm Nhật Vượng trên Forbes của chúng tôi thực hiện trước đó nhé.
Trang Lê (tổng hợp)
Nguồn : Tinnhanhonline.vn

Nghi vấn về các thương vụ tỷ đô của đại gia Trịnh Văn Quyết-FLC

RFA
2018-07-11
Tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam Trịnh Văn Quyết
Tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam Trịnh Văn Quyết
Báo Công thương
Doanh nhân Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC được truyền thông trong nước tôn vinh có thời điểm là tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản ước tính 2 tỷ USD bao gồm hàng chục các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở, văn phòng… trải dài tại các tỉnh thành tại Việt Nam.
Trang wikipedia Việt Nam có đăng tải thông tin cho biết ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc trong một gia đình công chức nghèo. Với xu hướng kinh doanh ngay từ thời sinh viên, ông này đã thành công từ việc buôn bán điện thoại di động, tổ chức trung tâm gia sư và đứng ra mở văn phòng luật sau khi tốt nghiệp tại Hà Nội. Đây là cơ sở để ông Trịnh Văn Quyết thành lập nên công ty Luật mang tên SMiC hoạt động trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các vấn đề liên quan đến kinh doanh cho và sau này công ty cổ phần FLC, tiền thân của tập đoàn kinh doanh bất động sản FLC hiện nay.
Có một số thông tin không chính thức có nói là có thể họ được cấp tín dụng từ một ngân hàng Trung Quốc. Còn từ ngân hàng Việt Nam thì tôi chưa có thông tin nào là có ngân hàng Việt Nam nào cấp một khoản tín dụng lớn như thế để mà mua 20 chiếc máy bay Dreamliner của Boeing - TS Lê Đăng Doanh
Khác với những đại gia khởi nghiệp thành công ở các nước Đông Âu trở về Việt Nam lập nghiệp như trường hợp tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Vingroup), Lê Viết Lam (Sungroup), Nguyễn Phương Thảo (Vietjet Air) hay Nguyễn Đăng Quang (Massan)…, thành công của một doanh nhân với quá trình khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và phát triển thuận lợi, thành công thần tốc như ông chủ tập đoàn FLC khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh những dự án mà tập đoàn này đang triển khai. Trên thực tế, FLC đang phải đối mặt với những cáo buộc cho rằng tập đoàn này bắt tay với chính quyền địa phương gây nên những sai phạm nghiêm trọng về quy hoạch, cấp phép, nộp thuế và cả những chính sách đền bù rẻ mạt nhằm cưỡng đoạt đất canh tác, nhà ở… của hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hộ dân tại những dự án bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở và sân golf mà tập đoàn này đang triển khai tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Bình Đinh, Quy Nhơn… Không chỉ có được những vị trí đất “vàng” tại các thành phố lớn, bờ biển, thậm chí hồi cuối tháng 4 vừa qua, tập đoàn này vấp phải phản đối gay gắt từ phía dư luận, khi UBND tỉnh Quảng Ngãi lên kế hoạch di dời đồn biên phòng Bình Hải trên địa bàn tỉnh này để giao đất cho FLC xây dựng khách sạn, sân golf…
Nguồn vốn của tập đoàn FLC này cũng là một dấu hỏi lớn khi mà tập đoàn này vừa mới ký một hợp đồng mua 20 máy bay thế hệ mới Boeing 787 trị giá 5,6 tỷ USD. Đây là một thương vụ mà giới chuyên gia quốc tế đánh giá là quá “mạo hiểm” và “bất thường”. TS kinh tế Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi về thương vụ đầu tư này:
“ Những khoản mua máy bay với số tiền quá lớn thì câu hỏi được đặt ra thế thì tiền của FLC là ở đâu? Có một số thông tin không chính thức có nói là có thể họ được cấp tín dụng từ một ngân hàng Trung Quốc. Còn từ ngân hàng Việt Nam thì tôi chưa có thông tin nào là có ngân hàng Việt Nam nào cấp một khoản tín dụng lớn như thế để mà mua 20 chiếc máy bay Dreamliner của Boeing”
Đây cũng là nghi vấn chung của nhiều chuyên gia, nhà quan sát chính trị trước những hoạt động thâu tóm thị trường bất động sản hiện nay của các tập đoàn địa ốc nói chung và của FLC nói chung. TS Nguyễn Quang A nói:
“Tôi có những lúc đặt sự nghi ngờ như thế không chỉ với FLC mà với các đại gia khác ở VN. Nếu đúng là như thế, như người ta nghi ngờ thì nhiệm vụ đầu tiên phải là trách nhiệm của Tổng cục an ninh của Bộ Công an. Họ có một bộ phận an ninh kinh tế rất đồ sộ, họ phải theo dõi và nếu nó ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì tổng cục an ninh đó họ phải can thiệp”
không biết là cái gọi là Tổng cục an ninh của Bộ Công an hoặc là Đảng Cộng sản Việt Nam họ có lo cái chuyện đó hay không hay là họ tiếp tay cho những việc làm như vậy - TS Nguyễn Quang A
Trước ý kiến cho rằng việc tập đoàn FLC triển khai xây dựng các dự án bất động sản nghỉ dưỡng trải dọc theo đường bờ biển Việt Nam từ Bắc vào Nam gây nên những mối đe doạ về vị trí an ninh quốc phòng, một khi tập đoàn này tăng vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược mà không loại trừ khả năng là các doanh  nghiệp Trung Quốc, tiến sỹ A bày tỏ sự quan ngại:
“ Tôi cũng rất là lo như nhiều người trên mạng xã hội về những chuyện như thế nhưng không biết là cái gọi là Tổng cục an ninh của Bộ Công an hoặc là Đảng Cộng sản Việt Nam họ có lo cái chuyện đó hay không hay là họ tiếp tay cho những việc làm như vậy”
Với số vốn tăng trưởng đến chóng mặt- khoảng 470 lần trong vòng 7 năm trời, từ 18 tỷ đồng năm 2008 lên 3.140 tỷ  đồng năm  2014 và hơn 8.400 tỷ 2015, một mức siêu tăng trưởng ở thị trường Việt Nam, tiếp tục là một dấu hỏi lớn đối với rất nhiều người hiện nay. Đặc biệt khi mà hôm 10/7 vừa qua, Bộ Công thương đã ký quyết định chính thức cấp phép cho doanh nghiệp này thành lập hãng hàng không Bamboo Airways với sân bay căn cứ là cảng hàng không Phù Cát tỉnh Bình Định và thời gian dự kiến sẽ chính thức khai thác vào cuối năm nay.

Ai thực sự là ông chủ dẫn lối cho “giặc nội xâm” Trịnh Văn Quyết?

-
Thật không quá khi nói câu: “FLC đi tới đâu, sơn thần thổ địa ở đó cũng phải hiện ra quỳ lại rối rít”. Nơi nào có bàn tay lông lá của Quyết ở đó thiên nhiên đều bị tàn phá nghiêm trọng. Thế nhưng, không hiểu sao “sát thủ” thiên nhiên Trịnh Văn Quyết luôn được các lãnh đạo địa phương trải thảm mời gọi, thậm chí ứng tiền trước GPMB như ở Quảng Ngãi, Quảng Bình, Bình Định, Thanh Hóa,… Trái ngược với các vị đứng đầu tỉnh, người dân khắp nơi trên cả nước đều kiên quyết phản đối, tiếng than của họ đã thấu cả trời xanh, thế mà đến nay Quyết vẫn là “cây củi khó đốt nhất”. Phải chăng, Quyết là người của “kẻ thù phương bắc” phái đến, nên chẳng ai dám đụng vào?
Đã có thông tin xác thực, Trịnh Văn Quyết (FLC) đã vay 105 tỷ tệ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc
Đã có thông tin xác thực, Trịnh Văn Quyết (FLC) đã vay 105 tỷ tệ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc. Nhưng có lẽ, đó chỉ là con số rất nhỏ trong một dãy số rất lớn mà Quyết được “bơm”. Nhìn vào những con số tăng trưởng vốn đến chóng mặt của Quyết: 2008: 18 tỷ > 2014: 3.140 tỷ > 2015: 8.400 tỷ. Sau 7 năm vốn tăng lên hơn 465 lần, một mức siêu tăng trưởng mà một doanh nghiệp làm ăn chân chính không thể nào có được. Vậy rốt cuộc ai đã bơm có Quyết hàng chục nghìn tỷ để “khởi nghiệp” với hàng trăm miếng đất vàng khắp cả nước? Nếu nhìn vào những dự án Quyết đã nhăm nhe sẽ thấy những vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam đang dần rơi vào tay Quyết như thế nào.
Tại hai vị trí quan trọng nhất nước, Hà Nội và TP.HCM, Quyết đã “nuốt chửng” nhiều dự án khủng nhưng chỉ để đắp chiếu. Cụ thể là dự án cả ngàn tỷ trên 6,4 ha ở Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sau 8 tháng trúng thầu, dự án vẫn đứng yên tại chỗ, thậm chí còn nợ 762 tỷ tiền mua đất. Việc Quyết không triển khai ở hai thành phố lớn có thể đặt nghi vấn là nhằm giữ đất, tránh “bứt dây động rừng”, và che mắt thiên hạ trước việc tìm cách thâu tóm cho bằng được hàng loạt các điểm xung yếu khác dọc suốt bờ biển từ Thanh Hóa cho tới Nha Trang. Tại Thanh hóa, Quyết – FLC phải mua kỳ được là bãi biển Sầm Sơn. Tại Khánh Hòa, Quyết FLC phải mua cho được bãi biển ở gần Vịnh Cam Ranh. Đây là điều mà những kẻ thù phương Bắc cũng đang nhăm nhe thực hiện nhưng khó làm vì “có yếu tố nước ngoài”.
Tổng số nợ của Quyết hiện nay lên tới 4.500 tỷ đồng. Quyết nợ ai, bao nhiêu? Nếu được minh bạch thì lúc đó hẳn sẽ lộ rõ chân tướng chủ nợ của Quyết, cũng chính là sẽ đang chăn dắt, chỉ đường dẫn lối cho Quyết . Và trong trường hợp Quyết vỡ nợ, thì khi đó tài sản của y, tức là hàng trăm ngàn ha rải rác khắp các tỉnh thành sẽ về tay của “ông chủ nợ”, kẻ đó sẽ được tịch thu đất của Việt Nam hoàn toàn hợp pháp.
Nếu nhìn vào những dự án Quyết đã nhăm nhe sẽ thấy những vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam đang dần rơi vào tay Quyết như thế nào.
Cái đích của “chủ nghĩa thực dân mới” là chiếm đoạt tư liệu sản xuất- khống chế thị trường thuộc địa- lũng đoạn chính trị! Ai làm chủ thị trường tài chính, người đó thực sự làm chủ thị trường! Và kẻ thù phương Bắc cũng đang làm chủ tài chính đối với FLC. Chuyện làm ăn với TQ thì ai cũng biết trái đắng như thế nào. Thế nhưng FLC vẫn ngửa tay xin những đồng Nhân Dân Tệ, há chả phải là đang tiếp tay cho giặc ngoại xâm?
Còn trách nhiệm của những kẻ đang “hớt ha hớt hải” đẩy nhanh tiến độ cho các dự án của FLC thì sao? Nên biết rằng, các dự án BĐS nghỉ dưỡng mà Quyết đang làm chỉ có thể làm giàu cho một số kẻ như Quyết và các quan chức địa phương mà thôi. Nếu nhìn tổng thể toàn quốc gia thì nó đang khiến đất nước lạc lối trên con đường phát triển chứ không hề “được nhiều hơn mất” như các vị lãnh đạo tỉnh đang “ảo tưởng”.
Chắc chắn những dự án nghỉ dưỡng cao cấp kiểu này không dành cho đa số người dân Việt Nam với mức thu nhập bình quân đầu người chưa tới 2.400USD/năm. Nó lại lấy đi đất đai, mặt biển là sinh kế của rất nhiều người dân địa phương. Nó cũng hướng nguồn lực khan hiếm của quốc gia đổ vào các dự án BĐS, là những tài sản “phi sản xuất”, tức là sau khi xây xong thì các dự án BĐS này không thể tạo ra được các hàng hóa khác (trừ một số dành cho du lịch).
Tóm lại, càng nhiều những dự án kiểu này thì nó càng chứng tỏ đất nước đang lạc lối trên con đường phát triển: bất bình đẳng tăng, tham nhũng tăng, năng suất chung của nền kinh tế trong dài hạn giảm… Đây là con đường các quốc gia thất bại đã đi qua. Đáng lẽ Việt Nam là nước đi sau, phải nhìn thấy vết xe đổ trước đó để tránh. Đằng này lại lao vào với tốc độ nhanh hơn. Các vị lãnh đạo tỉnh rõ ràng chỉ nhìn thấy cái trước mắt mà không hề nhìn thấy cái xa hơn vì nhận thức kém, hay bởi đồng tiền “lót đường” đã làm mờ mắt họ, cái đó không ai biết.
Dự án FLC SamSon Golf Links vẫn tổ chức thi công dù chưa có giấy phép hạng mục kỹ thuật sân golf và hạng mục khu resort.
Địa danh Quảng Ngãi mấy bữa nay đang hot trên mạng xã hội. Âu cũng bởi cái thái độ vội vã, hấp tấp của UBND tỉnh Quảng Ngãi, ưu ái đặc biệt dành cho Tập đoàn FLC. 18 công văn hỏa tốc đã được ký chỉ trong vỏn vẹn 45 ngày, và số tiền ứng trước 500 tỷ cho FLC đã khiến nhiều người phải bật lên tiếng nói phản đối: “Công trình của FLC làm đem lại phúc lợi gì cho người dân? Gần 4.000 ha đất giao cho FLC thì có xứng đáng không?”, “Tỉnh nghèo như chúng ta khi xây dựng cơ sở vật chất xã hội còn thiếu vốn mà Chủ tịch tỉnh hứa sẽ ứng 500 tỉ để nhà đầu tư giải phóng mặt bằng. Vậy thì điều này có đúng quan điểm phục vụ nhân dân không, hay phục vụ cho FLC?”, “Nhân dân ba xã mà các đồng chí chỉ chừa một đường ra biển, chẳng khác gì là dồn dân như hồi xưa. Tôi không hiểu đồng chí Chủ tịch tỉnh ở trên trời rơi xuống hay ở đâu”,…
Vấn đề nằm ở chỗ, không chỉ phá hoại thiên nhiên, FLC của Trịnh Văn Quyết đi tới đâu cũng đều bị vạch trần hàng loạt sai phạm nghiêm trọng. Cụ thể, theo kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng, 3 dự án lớn của FLC gồm FLC Sầm Sơn, FLC Samson Golf Links (tỉnh Thanh Hóa) và FLC Nhơn Lý (tỉnh Bình Định) đều dính một loạt sai phạm: Chuyển đổi đất rừng làm sân golf trái quy định, xây khi chưa có giấy phép, vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy,… Những sai phạm này của Quyết liệu có được thực hiện nếu không có sự cố tình “làm ngơ” của lãnh đạo các địa phương? Các vị này nhẽ ra phải là những người bị điểm mặt chỉ tên trước tiên khi cho phép “giặc nội xâm” Trịnh Văn Quyết phá nát danh lam thắng cảnh của tỉnh, tạo điều kiện cho giặc ngoại có cơ hội xâm chiếm lãnh thổ, thay mặt chúng cướp đất của dân nghèo. Rốt cuộc Quyết FLC có gì mà khiến các vị phải răm rắp nghe theo đến vậy? Trung Quốc chỉ có Nhân Dân Tệ, nhưng làm sao họ có đủ lực để thao túng cả những sai phạm khắp cả nước của FLC? Ai là người đứng sau TQ đang ra tay hỗ trợ cho Quyết?
Hãy tỉnh táo để chặn bàn tay của thù trong – giặc ngoài. Đừng đút đầu vào cái thòng lọng của chủ nghĩa thực dân ấy nữa ! Và cũng đừng coi phận người dân như “con sâu cái kiến”, không ai có thế cứu giúp chúng ta mà là chính bản thân người dân chúng ta đoàn kết lại để chống lại những kẻ đó.
Nhẽ ra nên liệt kê danh sách giặc nội xâm ra, loại nào cướp đất của dân thì cần trảm đầu tiên đã. Lò thì nóng hừng hực nhưng có vẻ như phải lựa “củi”, củi như kiểu của Quyết chắc là củi khó đốt nhất, vì nó không những có yếu tố Trung Quốc mà còn có người đứng sau bảo kê cơ mà!
(Tiền Phong / Báo Đất Việt / Sputnik News)

Ông Trịnh Văn Quyết lấy tiền đâu để làm Bamboo Airways?

© Ảnh: Hoàng Hà/Zing
Kinh doanh
URL rút ngắn
0 0 0
Ông Trịnh Văn Quyết cho biết Bamboo Airways, định vị là một hãng hàng không truyền thống, tương tự như Vietnam Airlines. Tuy nhiên Bamboo Airways sẽ có một số dịch vụ "siêu cao cấp" hơn cả các hãng truyền thống.
Sáng nay 12/6, CTCP Tập đoàn FLC (Mã: FLC) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2018. Một trong những nội dung được cổ đông quan tâm và đặt câu hỏi nhiều nhất là triển vọng bay của Bamboo Airways — hãng hàng không do FLC thành lập và sở hữu 100% vốn.
Khi nào Bamboo Airways bay?
Trả lời thắc mắc của cổ đông, ông Trịnh Văn Quyết — Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC khẳng định:
"Trong năm 2018 chắc chắn Bamboo Airways sẽ được cơ quan quản lý cấp phép hoạt động và sẽ có chuyến bay đầu tiên".
Về số vốn điều lệ phong tỏa 700 tỷ đồng, ông Quyết cho biết Tập đoàn đang gửi tiết kiệm lấy lãi ở Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB).
ĐHĐCĐ thường niên 2018 của FLC
ĐHĐCĐ thường niên 2018 của FLC
Theo báo cáo của Ban Tổng Giám đốc trong tập tài liệu Đại hội, FLC chuẩn bị đầu tư, cấp phép, tuyển dựng và xây dựng cơ sở hạ tầng trong năm 2018 để bắt đầu đi vào khai thác vận hàng đầu năm 2019. Tuy nhiên tại Đại hội, ông Quyết rất nhiều lần nhấn mạnh Bamboo Airways sẽ cất cánh ngay trong năm 2018. Đội bay bao nhiêu chiếc?
Đội tàu bay của Bamboo Airways sẽ gồm 20 chiếc, hoạt động tại các sân bay Việt Nam, trong đó trụ sở chính là sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định.
FLC đã đặt mua 24 máy bay Airbus nhưng sẽ chỉ nhận được dần dần từ năm 2019 đến 2023, nên tạm thời Bamboo Airways sẽ phải đi thuê máy bay để hoạt động.
Ông Quyết tiết lộ thêm FLC sẽ đặt mua 20 chiếc Boeing 787 và dự kiến ngày 25 — 26 tháng này, ông Quyết sẽ sang Mỹ, đến nhà máy Boeing để ký thỏa thuận mua máy bay. Thời gian đặt cọc tiền cho Boeing chỉ còn trong hôm nay (12/6) hoặc ngày mai.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC
Trong quý I vừa qua, FLC cũng đã đặt cọc 34 tỷ đồng tiền mua máy bay Airbus.
Lấy vốn ở đâu?
Trước quan ngại của cổ đông về nguồn vốn cho Bamboo Airways, ông Quyết cho biết HĐQT và Ban TGĐ Tập đoàn sẽ xoay xở huy động các nguồn vốn nội tại và vốn vay để đáp ứng nhu cầu vốn. Đến nay FLC chưa phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho Bamboo Airways, chỉ sử dụng vốn tự có và vốn vay. Ông cho biết thêm, cả Airbus và Boeing đều cam kết sẽ có công ty tài chính đứng ra thu xếp vốn với số tiền lên tới 80% và FLC sẽ chỉ cần bỏ ra trước 20 — 30%, tùy theo thỏa thuận giữa hai bên và khả năng cân đối tài chính.
Không bình luận về mức lương của phi công Bamboo Airways
Một số cổ đông phản ánh bên lề Đại hội ông Quyết chưa trả lời hết các thắc mắc của cổ đông về Bamboo Airways, chẳng hạn tiến độ xây dựng các sân bay tại các địa điểm có dự án FLC hay nguồn phi công ở đâu.
Trong tháng 4 và 5, FLC đã đăng tuyển dụng rộng rãi 150 tiếp viên, 50 tiếp viên trưởng, 60 kỹ sư và nhiều vị trí quản lý tuy nhiên chưa đăng tuyển phi công.
Gần đây xuất hiện thông tin trích dẫn lời một lãnh đạo (không nêu tên) Bamboo Airways cho biết lương phi công của hãng sẽ đạt khoảng 200 triệu đồng/tháng, cao hơn cả Vietnam Airlines lẫn Vietjet Air, nhưng ông Quyết không bình luận về tính xác thực của thông tin này. Chiến lược phát triển: Hàng không truyền thống với dịch vụ "siêu cao cấp"
Ông Trịnh Văn Quyết cho biết Bamboo Airways, định vị là một hãng hàng không truyền thống, tương tự như Vietnam Airlines. Tuy nhiên Bamboo Airways sẽ có một số dịch vụ "siêu cao cấp" hơn cả các hãng truyền thống.
Ngược lại, hãng cũng sẽ có một số dịch vụ giá rất rẻ hoặc miễn phí. Chẳng hạn, những hành khách bay tới các khu nghỉ dưỡng của FLC sẽ được miễn phí tiền vé máy bay, chỉ mất tiền phòng lưu trú. Thậm chí, không chỉ các chuyến bay trong nước mà cả các chuyến bay từ nước ngoài đến khu nghỉ dưỡng FLC cũng có thể được miễn phí.
Theo: Vietnambiz

Tập đoàn FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết đang nợ nần ra sao?

Chủ Nhật, ngày 12/08/2018 13:00 PM (GMT+7)

Tổng nợ phải trả của FLC tăng nhanh chóng gần 3.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018.

Tập đoàn FLC được biết là một doanh nghiệp có tốc độ tăng vốn thuộc hàng “khủng” trên sàn chứng khoán, chỉ sau 6 năm hoạt động, doanh nghiệp này đã tăng vốn tới 9 lần. Cụ thể, kể từ khi niêm yết lần đầu vào 2013 với vốn điều lệ là 772 tỷ đồng, hiện tại FLC đã tăng vốn lên tới 6.827 tỷ đồng.
FLC nổi lên với nhiều dự án bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng “đình đám” như FLC Quy Nhơn, FLC Halong Bay Golf Club & Luxury Resort, hay một số dự án bất động sản nhà ở và văn phòng thương mại tầm trung như FLC Complex Phạm Hùng; FLC Landmark Tower và một số dự án đang triển khai như FLC Star Tower;  FLC Complex Thanh Hóa…
Tập đoàn FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết đang nợ nần ra sao? - 1
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT FLC
Tổng nợ phải trả tăng nhanh qua các năm
Theo báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu 2018, tính đến 30/6/2018, tổng nợ phải trả của FLC là 17.600 tỷ đồng, trong đó 14.364 tỷ đồng là vay ngắn hạn. Tổng nợ vay và thuê tài chính của FLC ở mức 4.080 tỷ đồng.
Tập đoàn FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết đang nợ nần ra sao? - 3
Tình hình nợ của FLC đến 30/6/2018
So với số đầu năm 2018, tổng nợ phải trả của FLC đã tăng gần 2.800 tỷ đồng, còn so với 2016 thì đã tăng 1,85 lần. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của FLC cũng tăng mạnh qua các năm, từ tỷ lệ dưới 1, hiện tại hệ số này đang là hơn 2 lần, mức cao nhất kể từ khi thành lập.
Tnh hình tăng vốn và nợ của FLC kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Đơn vị: tỷ đồng.
Năm
Vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả
2013 1.258
836
2014 3.914
1.488
2015 6.231
3.583
2016 8.403
9.505
2017 8.523
14.272
6T2018 8.651
17.601
Mới đây vào đầu tháng 7, FLC đã tiếp tục được Ngân hàng Credit Suisse AG (Thụy Sĩ) – chi nhánh Singapore đã giải ngân cho khoản vay 200 triệu USD, tương ứng khoảng 4.600 tỷ đồng. Khoản vay này được bảo đảm bằng quyền góp vốn tại công ty con, nhằm bổ sung vốn cho dự án và vốn lưu động của FLC. Thời hạn khoản vay là 2,5 năm đến 3 năm.
Kết quả kinh doanh Qúy II của FLC mặc dù tăng trưởng mạnh nhưng vẫn cho thấy sự kém hiệu quả. Cụ thể, doanh thu quý II đạt 2.988 tỷ đồng, tăng 130% so với năm ngoái, FLC báo lãi sau thuế trong quý II là 25,4 tỷ đồng. Lũy kế nửa năm, công ty ghi nhận 5.194 tỷ đồng doanh thu, tăng 110%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại  giảm 12%, đạt 120 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2018, 6 tháng FLC mới chỉ đạt 21,4% chỉ tiêu lợi nhuận.
Rủi ro về nợ tăng lên với Bamboo Airways
Mới đây, FLC còn gây bất ngờ khi quyết định lấn sân sang một lĩnh vực đang phát triển với tốc độ “vũ bão” là hàng không. FLC chủ trương đầu tư Dự án vận tải Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tại cảng Phù Cát, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Dự án có tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 100%. Mới đây, FLC còn ra nghị quyết tăng vốn cho hãng hàng không này lên 1.300 tỷ đồng.
Tập đoàn FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết đang nợ nần ra sao? - 4
Bamboo Airways vẫn chưa được chính thức cấp phép
Với tình nợ hiện tại, rủi ro sẽ tăng lên đáng kể đối với FLC nếu dự án mới hoạt động không hiệu quả. Bởi hàng không là một ngành đòi hỏi nguồn lực rất lớn cả về tài chính, khả năng, công sức và thời gian. Chi phí cố định của các hãng hàng không bao gồm tiền thuê, mua máy bay, chi phí nhân công hàng nghìn người, chi phí nhiên liệu, tiền trả lãi vay… đây là những chi phí rất lớn mà các hãng luôn phải trả đủ dù tình hình kinh doanh có thuận lợi hay không. Bên cạnh đó, yêu cầu khắt khe về nhân sự, an toàn bay và hạ tầng hàng không cũng là những vấn đề lớn mà một hãng bay mới phải đối mặt.
Có thể thấy ông Trịnh Văn Quyết đang rất tự tin và sốt sắng với dự án này. Dù chưa được cấp phép bay, nhưng vào tháng 3, FLC và Bamboo Airways đã ký kết thỏa thuận mua 24 chiếc máy bay A321NEO với Airbus tại Pháp và mua 20 máy bay Boeing B787-9 Dreamliner với Boeing. Tổng giá trị của thương vụ mua bán máy bay này lên tới 8,6 tỷ USD. Bamboo Airways dự kiến cất cánh chuyến đầu tiên ngày 10/10 trên đường bay Hà Nội - Quy Nhơn.
Từ vị trí số 1, ông Trịnh Văn Quyết rớt khỏi Top 3 tỷ phú Việt trên sàn chứng khoán
Đồng thời, vị tỷ phú cũng đánh mất danh “tỷ phú đôla” trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Theo Quang Sơn (Dân Việt)

Giải mã những dòng tiền ‘bí ẩn’: Đây là lý do tỷ phú Trịnh Văn Quyết có tiền mua máy bay

PHAN THẾ HẢI
09, Tháng 07, 2018 | 07:25

Nhàđầutư
Một tập đoàn mới nổi như FLC, triển khai nhiều dự án với giá cả chục tỷ đô đang ngổn ngang trăm mối, lấy đâu ra số tiền khủng để mua máy bay?
Chuyện FLC mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner với số tiền lên đến 5,6 tỷ USD đang là tâm điểm của dư luận. Trước đó không lâu, Tập đoàn này cũng vừa đặt mua 24 máy bay Airbus của Pháp trị giá 3 tỷ USD.
Một tập đoàn mới nổi, triển khai nhiều dự án với giá cả chục tỷ đô đang ngổn ngang trăm mối, lấy đâu ra số tiền khủng để mua máy bay?
Trinh Van Quyet

Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thực hiện lễ ký kết mua máy bay Boeing tại Mỹ.

Không chỉ riêng trường hợp ông Trịnh Văn Quyết và FLC, đã có nhiều câu hỏi, nhiều bài viết, nhiều góc nhìn khác nhau về dòng tiền của các tập đoàn kinh tế mới nổi ở Việt Nam. Những người có thiện cảm với những "ngôi sao đang lên" thì hết lời ca ngợi, rằng Trịnh Văn Quyết là kỳ tài, người không có thiện cảm thì kiếm đủ chuyện để rồi "xoi mói". 
Thói đời, với những doanh nhân thành đạt, về phương diện truyền thông, họ có những nét tương đồng với giới showbiz (giải trí) là được nhiều người biết đến. Dĩ nhiên, khi được nhiều người biết đến thì cùng với người hâm mộ, không tránh khỏi những ganh ghét, dèm pha. Chuyện này ở nước nào cũng có, với đại gia nào cũng có.
Như đã nói ở trên, Tập đoàn FLC công bố mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner với tổng trị giá hợp đồng xấp xỉ 5,6 tỷ USD (128 nghìn tỷ đồng).
Trước đó, FLC đã ký biên bản ghi nhớ mua 24 máy bay A321 NEO của Airbus với tổng trị giá 3 tỷ USD (khoảng 71.000 tỷ đồng).
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, tổng giá trị hợp đồng mà Tập đoàn FLC ký kết mua máy bay để Bamboo Airways cất cánh lên đến gần 200.000 tỷ đồng.
Đây là số tiền lớn, thậm chí rất lớn. Nhưng không phải cứ ai ký xong là rút ra chừng ấy tiền để trả. Chẳng hạn hợp đồng với Boeing, đây là Hợp đồng nguyên tắc, có đặt cọc. Số lượng máy bay gồm 20 chiếc sẽ được bàn giao bắt đầu từ tháng 4/2020 và kéo dài trong khoảng 2 năm.
Dĩ nhiên, với các hãng hàng không, các hợp đồng bán máy bay thường có các tập đoàn tài chính đứng ở phía sau bảo lãnh. Đây là nghiệp vụ rất quan trọng của các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực này. Họ sống bằng phí bảo lãnh. Chính vì vậy, giá trị hợp đồng khủng nhưng thường với sự bảo lãnh của các tập đoàn tài chính, bên mua chỉ phải trả số lượng tiền chỉ độ trên dưới 10%.
Khi máy bay đi vào khai thác, nguồn lợi nhuận sinh ra sẽ được trích một phần để trả gốc và lãi hàng tháng. Với một thị trường đang phát triển nhanh như Việt Nam, khách đi máy bay ngày càng đông, chuyện máy bay sinh lãi không khó. Các nhà bảo lãnh tài chính thừa khôn ngoan để họ lựa chọn dịch vụ này.
Điều này đã từng xảy ra ở Việt Nam nhưng chỉ với việc mua… ôtô. Ai đó có khoản tiền vài trăm triệu đồng đều có thể ra showroom mang một con xe tầm trung về. Với điều kiện là tình hình tài chính lành mạnh, không dính dáng đến các khoản nợ xấu. Khi đó, hãng sẽ gọi các ngân hàng đến để bảo lãnh dưới dạng cho vay trả góp.
trinh-van-quyet

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC.

Xin được trích dẫn một đoạn trong một bài viết về FLC: “…Tập đoàn FLC có vốn điều lệ gần 7.000 tỷ đồng. Tính đến hết quý I/2018, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn này mới tăng lên là 8.620 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả của FLC đến hết quý I/2018 cũng không hề nhỏ là 14.947 tỷ đồng, cao hơn nhiều vốn chủ sở hữu".
Những con số này là đúng, thoạt tiên nhiều người sẽ cho rằng FLC đang ở trong trạng thái bị “âm vốn”.
Thực tế không phải như vậy. Trong báo cáo tài chính, vốn điều lệ là con số chưa nói lên điều gì. Giá trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá trị cổ phiếu. Có doanh nghiệp vốn điều lệ cao ngất ngưởng nhưng giá trị cổ phiếu rất thấp, thậm chí bằng không. Nhưng cũng có những doanh nghiệp vốn điều lệ thấp nhưng giá trị cổ phiếu cao gấp hàng trăm lần.
Con số có ý nghĩa hơn trong báo cáo tài chính là “tổng tài sản”. Với số vốn điều lệ đó, tổng tài sản của FLC tới cuối quý I năm nay là xấp xỉ 24 nghìn tỷ đồng. Trong mấy năm qua, con số này của FLC đang có xu hướng tăng liên tục với tốc độ khá cao. Tổng tài sản được hạch toán trên sổ sách thường thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Với FLC, tổng tài sản so với tổng nợ vẫn còn chênh xấp xỉ 10 nghìn tỷ đồng.
Trong thương trường, nợ - có là chuyện bình thường. Đây cũng là cách để các doanh nghiệp sử dụng vốn một cách linh hoạt và có hiệu quả. Điều quan trọng là những khoản nợ đó phải nằm trong hạn mức cho phép, hơn thế là nợ lành mạnh, có thể trả đủ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn.
(Còn tiếp)

Giải mã những dòng tiền 'bí ẩn': 'Mượn đầu heo nấu cháo'

PHAN THẾ HẢI
13, Tháng 07, 2018 | 06:30

Nhàđầutư
Người Nam bộ có câu “Mượn đầu heo nấu cháo”. Với các dự án của FLC nếu nghiên cứu kỹ có thể thấy ông Trịnh Văn Quyết đã vận dụng khá thành công triết lý này.
Đầu năm 2014, Tập đoàn FLC bất ngờ tổ chức khởi công dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC Samson Golf Links tại Thanh Hóa. Đến tháng 7/2015, FLC nhanh chóng cho khai trương sân golf 18 hố. Cùng với sân golf, dự án này còn có nhà câu lạc bộ golf rộng 8.000 m2, khu biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp Fusion gần 100 phòng. Nơi đây còn có khách sạn 5 sao và khu bungalow À La Carte gần 600 phòng, bể bơi nước mặn, trung tâm hội nghị quốc tế 1.300 chỗ ngồi, các khu vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời cùng hơn 1.000 căn biệt thự.
Một thổ dân ở Sầm Sơn cho biết, người Thanh Hoá có một bộ phận rất lớn sống ở Hà Nội, họ muốn có một căn nhà thứ hai ở quê để tiện cho việc đi về. Cùng với đó, người Thanh Hoá nay cũng lắm người khá giả, mua biệt thự ven biển là sự lựa chọn nằm trong tầm khả năng của họ. Mỗi căn được xây trên diện tích 300 m2; 4 tầng xây thô được bán xấp xỉ 4 tỷ đồng, tuỳ vị trí. Không lãi mới là chuyện lạ.
FLC samson

Dự án FLC Sầm Sơn Thanh Hóa.

Điều này giải thích vì sao liên tiếp những năm sau đó, năm nào FLC cũng khởi công xây dựng một resort ven biển.
Tháng 5/2015, FLC khởi công Dự án Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí FLC Quy Nhơn.
Tháng 3/2016, FLC khởi công dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long, với tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng.
Tháng 6/2017, FLC khởi công xây dựng khách sạn The Coastal Hill, với tổng mức đầu tư 2.800 tỷ đồng. Khách sạn này với 1.500 phòng, dài xấp xỉ 1 km…
Cũng chính vì sự khởi công dồn dập các dự án "khủng" nên nhiều người đã đặt câu hỏi: Có ai chống lưng cho ông Trịnh Văn Quyết hay không và FLC lấy tiền ở đâu ra để làm toàn dự án khủng?
Người Nam bộ có câu: “Mượn đầu heo nấu cháo”. Với các dự án của FLC, nếu nghiên cứu kỹ có thể thấy ông Quyết đã vận dụng khá thành công triết lý này.
Khảo sát những dự án mà FLC đã triển khai có thể thấy tập đoàn này đã làm rất tốt công tác truyền thông, đặc biệt là nghệ thuật làm gia tăng giá trị đất đai để rồi chính những giá trị gia tăng đó quay lại đầu tư phát triển dự án.
Tháng 4/2018, FLC tổ chức ra mắt bán căn hộ liền kề trong quần thể dự án FLC Quảng Bình ở Hà Nội. Trên dải đất khô cằn ở Quảng Bình, dự án FLC Quang Binh Beach & Golf Resort trải dài trên 5 cây số bờ biển với diện tích xấp xỉ 2.000 héc ta. Cũng như đã từng làm ở Quy Nhơn, Hạ Long và Sầm Sơn, việc đầu tiên mà tập đoàn này làm là trồng cỏ phủ xanh miền đất cát trắng ven biển để biến miền đất đó thành sân golf. Cùng với đó là hệ thống công trình phụ trợ phục vụ khách du lịch cao cấp.
Sự kiện ra mắt dự án FLC Quang Binh Beach & Golf Resort ở Daewoo đã thu hút sự tham gia của hơn chục đại lý cùng hơn ngàn nhà đầu tư. FLC chào bán các căn nhà liền kề theo kiểu shophouse (nhà phố thương mại), mỗi căn hơn trăm mét vuông với giá 1 tỷ đồng mỗi căn.
Giá đất của các căn shophouse giao động từ 9,6 triệu - 12 triệu/m2. Gọi là căn shophouse nhưng thực chất đó chỉ là đất nền được quy hoạch làm shophouse. Nhà đầu tư sau khi xuống tiền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có thể tự xây hoặc uỷ quyền cho FLC xây.
FLC quang binh ff

Phối cảnh dự án FLC Quảng Bình.

Hầu hết số lượng sản phẩm mà các đại lý định giới thiệu trong sự kiện, tương đương với 850 căn đã được nhà đầu tư đăng ký hết. Một số người xuống tiền đặt cọc, máy đếm tiền chạy xè xè rất nhộn nhịp. Nếu thu đủ tiền hơn 800 căn shophouse, FLC thừa tiền để làm hai sân golf.
Vậy là từ mảnh đất cằn cỗi, với việc đầu tư chất xám để làm quy hoạch tổng thể, đầu tư các công trình công cộng, hạ tầng đồng bộ, FLC đã biến khu đất đó thành đất vàng. Một số doanh nghiệp chỉ cần sở hữu dự án dăm chục héc ta, hay nhiều lắm cũng chỉ độ vài trăm héc ta, nhưng với FLC, tổng thế của dự án này là 2.000 héc ta. 
Từ mảnh đất cằn cỗi khô hạn, khi được biến thành đất resort, những căn shophouse đã được bán với giá 10 triệu đồng/m2. 
Bỏ ra một lượng vốn không quá lớn để làm dự án, chỉ hơn năm sau đã có thể thu tiền về. Chính những khoản tiền của các nhà đầu tư thứ cấp đã tạo nên những dòng vốn lớn để FLC làm nên những dự án khủng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét