Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

HIỆN THỰC KỲ ẢO 104

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tổng Thống Nga Vladimir Putin Và Những Sự Thật Hài Hước
  
Putin-Những 'hình ảnh bất tử của Putin'

Lính Mỹ dùng khoai tây đối phó tàu ngầm Nhật năm 1943

Thủy thủ tàu USS O'Bannon ném nhiều củ khoai tây vào tàu ngầm Ro-34 của Nhật, khiến đối phương hoảng loạn và mất khả năng chống trả.


Tàu khu trục USS OBannon sau Thế chiến II. Ảnh: Wikipedia.
Tàu khu trục USS O'Bannon sau Thế chiến II. Ảnh: Wikipedia.
Khu trục hạm USS O'Bannon được coi là một trong những con tàu may mắn nhất của hải quân Mỹ thời Thế chiến II nhờ nhiều lần thoát khỏi hiểm nguy. Một trong số đó là cuộc đối đầu với tàu ngầm Nhật Bản năm 1943, khi nó đánh chìm đối phương nhờ những củ khoai tây, theo War History.
USS O'Bannon là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu khu trục Fletcher, được hạ thủy tháng 2/1942. Tàu dài 115 m và có lượng giãn nước 2.050 tấn. Nhờ trang bị động cơ 60.000 mã lực, tàu đạt vận tốc tối đa 65 km/h và tầm hoạt động 12.000 km.
Chiến hạm này sở hữu dàn vũ khí rất mạnh gồm 5 hải pháo cỡ nòng 127 mm, 17 pháo phòng không cỡ 40 mm và 20 mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 6 dàn phóng bom chìm.
Sau khi hạ thủy, USS O'Bannon nhận lệnh tham gia chiến dịch Guadalcanal. Nó cùng nhiều chiến hạm thuộc Biên đội tàu khu trục số 21 hộ tống các tàu vận tải hỗ trợ cho hàng loạt chiến dịch của hải quân Mỹ trên khắp Thái Bình Dương. Trên đường di chuyển đến đảo Guadalcanal, USS O'Bannon đã phát hiện và tấn công một tàu ngầm Nhật đang ở trạng thái nổi trên mặt biển, bảo đảm an toàn cho đoàn tàu vận tải.
Tháng 8/1942, Mỹ và Nhật nổ ra trận đánh dữ dội tại quần đảo Solomon, nhằm giành quyền kiểm soát sân bay Henderson trên đảo Guadalcanal. Quân đội Nhật muốn chiếm sân bay này vì nó đóng vai trò thiết yếu với các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nam Thái Bình Dương.
Hải quân Nhật huy động lực lượng hùng hậu gồm 14 khu trục hạm, hai thiết giáp hạm và một tuần dương hạm hạng nhẹ để chia cắt tuyến tiếp tế đường biển của Mỹ, đồng thời bí mật tăng viện cho bộ binh trên đảo.
Ngày 13/10/1942, biên đội tàu hộ tống Mỹ chạm mặt hạm đội Nhật Bản tại vùng biển gần quần đảo Solomon. Khu trục hạm USS O'Bannon chủ động áp sát và liên tục tấn công thiết giáp hạm Hiei ngay khi phát hiện đối phương, dù có kích cỡ chỉ bằng một nửa chiến hạm Nhật Bản.
Thiết giáp hạm Hiei nhanh chóng mất khả năng chiến đấu, sau đó bị chiến đấu cơ Mỹ phối hợp với tàu O'Bannon đánh chìm. Những tàu chiến còn lại của Nhật phải rút lui để củng cố đội hình.
Một năm sau trận hải chiến này, khu trục hạm USS O'Bannon đụng độ tàu ngầm Ro-34 của Nhật, chỉ có sự nhanh trí mới giúp thủy thủ đoàn sống sót và đánh bại đối phương.
Một tàu ngầm lớp Kaichu VI của Nhật vào năm 1939. Ảnh: Wikipedia.
Một tàu ngầm lớp Kaichu VI của Nhật vào năm 1939. Ảnh: Wikipedia.
Ro-34 là tàu ngầm cỡ trung lớp Kaichu VI, trang bị cả pháo và súng máy phòng không. Đêm 5/4/1943, nó bị khu trục hạm O'Bannon phát hiện khi nổi lên vùng biển ở nam Thái Bình Dương.
Ban đầu, chiến hạm Mỹ định đâm thẳng vào đối phương. Tuy nhiên, USS O'Bannon đổi hướng vào những giây cuối cùng vì nhận thấy đối phương có thể là một tàu ngầm chuyên rải thủy lôi. Cú va chạm có thể kích nổ số thủy lôi trên tàu Nhật và phá hủy cả chiến hạm Mỹ.
Tàu O'Bannon bẻ lái gấp để tránh va chạm, khiến nó di chuyển song song với Ro-34 ở khoảng cách gần đến mức không thể khai hỏa vào mục tiêu, trong khi khẩu súng máy gắn phía trên tàu ngầm Nhật có thể dễ dàng khai hỏa và gây thiệt hại nặng cho tàu chiến Mỹ.
Đúng vào thời khắc nguy hiểm đó, các thủy thủ Mỹ trên boong tàu USS O'Bannon phát hiện một giỏ khoai tây và dùng chúng để ném liên tiếp vào tốp lính điều khiển súng máy phía trên tàu ngầm Nhật.
Tưởng những củ khoai tây là lựu đạn, thủy thủ Nhật trở nên hoảng loạn và chỉ tập trung ném ngược khoai tây về tàu Mỹ hoặc quăng xuống biển, thay vì bắn vào đối phương. Nhờ đó, USS O'Bannon kịp di chuyển đến khoảng cách an toàn và khai hỏa đánh chìm tàu Ro-34 .
USS O'Bannon tham gia nhiều trận đánh trong Thế chiến II, trở thành khu trục hạm được tặng nhiều phần thưởng nhất của Mỹ với 17 ngôi sao chiến đấu và một giấy khen của tổng thống.
Duy Sơn

Sự cố khiến tướng Mỹ bị cấp dưới bắt nhầm năm 1944

Tướng Bruce Clarke bị cấp dưới giam 5 tiếng sau chuyến thị sát vì tưởng nhầm ông là gián điệp Đức trà trộn trong hàng ngũ.


Lực lượng Mỹ triển khai tại Bỉ hôm 20/12/1944. Ảnh: War History.
Lực lượng Mỹ triển khai tại Bỉ năm 1944. Ảnh: War History.
Ngày 20/12/1944 là một ngày vất vả với lính Mỹ tại rừng Ardennes của Bỉ, khi họ phải liên tục canh gác đề phòng phát xít Đức tấn công dưới thời tiết buốt giá. Cũng trong hôm đó, một thiếu tướng cùng nhóm quân cảnh Mỹ lâm vào tình huống trớ trêu khi bị chính cấp dưới bắt và tống giam, theo War History.
Cuối năm 1944, cục diện ở mặt trận phía tây nhanh chóng chuyển biến theo hướng bất lợi với phát xít Đức. Phe Đồng minh lúc này đã tiến sát biên giới Đức, sẵn sàng tấn công thẳng vào thủ đô Berlin. Hitler quyết định tung ra canh bạc cuối cùng bằng chiến dịch Autumn Fog, chủ động tấn công, gây sức ép buộc Mỹ và Anh ký hiệp định hòa bình riêng rẽ.
Bị áp đảo về quân số, phát xít Đức dùng mọi thủ đoạn nhằm giành lợi thế trước phe Đồng minh, trong đó có chiến dịch đột nhập hậu phương để tung tin giả. Chỉ huy chiến dịch này là Oto Skorzeny, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Đức. Ngay từ mùa thu năm 1944, Skorzeny đã được giao nhiệm vụ tuyển mộ binh sĩ trà trộn vào phe Đồng minh.
Skorzeny tập hợp và huấn luyện một nhóm lính Đức tinh nhuệ với khả năng nói thông thạo tiếng Anh, cung cấp cho họ quân phục, vũ khí và phương tiện của Mỹ. Theo kế hoạch, nhóm binh sĩ này sẽ trà trộn vào hàng ngũ quân Đồng minh, tung tin giả và gây hoang mang, cắt đứt đường dây liên lạc, khiến đối phương phán đoán sai về mũi tấn công chủ lực.
Tuy nhiên, đội đặc nhiệm của Skorzeny không phát huy hiệu quả như Hitler kỳ vọng, khi rất nhiều thành viên nhanh chóng bại lộ, bị phe Đồng minh bắt và xử tử. Dù vậy, sự xuất hiện của nhóm đặc nhiệm Đức ở hậu phương cũng khiến nội bộ lính Mỹ hoang mang và nghi ngờ lẫn nhau và dẫn đến tình huống trớ trêu cho thiếu tướng Bruce Clarke.
Bruce Clarke mới được phong tướng chưa đầy hai tuần khi quân Đức tấn công. Ông từng giành chiến thắng ngoạn mục trong trận Arracourt hồi tháng 9/1944 và được thăng cấp chuẩn tướng sau đó một tháng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên khắp nước Pháp, tướng Clarke tập hợp lực lượng đối phó cuộc tấn công quy mô lớn của Đức.
Trong những ngày đầu của trận Bulge, Clarke là chỉ huy quan trọng với trách nhiệm tổ chức phòng ngự quanh khu vực St. Vith thuộc tỉnh Liege của Bỉ, đối phó với mũi tấn công quan trọng của Đức. Tướng Clarke liên tục đi thị sát, thu thập thông tin và trấn an binh sĩ Mỹ bị hoảng loạn.
Tướng Clark sau chiến tranh. Ảnh: Wikipedia.
Tướng Clark sau chiến tranh. Ảnh: Wikipedia.
Sáng 20/12/1944, tướng Clarke thị sát tuyến phòng ngự dưới thời tiết lạnh giá. Một nhóm tuần tra Mỹ không nhận ra chỉ huy của mình và quyết định bắt giữ "kẻ lạ mặt". "Tôi là tướng Bruce Clarke đây", ông nói. Tuy nhiên, những người lính Mỹ chưa biết đến vị tướng này, có thể là vì ông mới được phong quân hàm.
Tướng Clark nhắc lại danh tính của mình, nhưng các binh sĩ vẫn không tin lời ông. Do "kẻ lạ mặt" không trả lời được đội bóng chày Chicago Cubs chơi ở giải nào, nhóm binh sĩ Mỹ tin rằng đây chắc chắn là gián điệp Đức. Họ giam Clark vào một căn nhà gần đó trong sự tức giận và bất lực và của tướng Mỹ.
Binh nhất Mike Klimick thuộc Sư đoàn bộ binh số 87, người có mặt tại hiện trường, nhận ra tướng Clarke nhưng không thể thuyết phục các đồng đội thả người. Chỉ huy Mỹ thường đưa ra mật khẩu và luôn thay đổi để bảo đảm khả năng nhận diện địch - ta. Klimick quyết định giữ im lặng vì lo ngại đồng đội nghi ngờ mình là gián điệp.
Tướng Clarke cuối cùng cũng được thả sau 5 tiếng bị giam do có người xác nhận. Các binh sĩ bắt ông sau đó thú nhận sai lầm của mình. Sự cố này có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu diễn ra trước đó chỉ vài ngày, thời điểm bắt đầu trận Bulge.
Sau vụ bắt nhầm, binh sĩ Mỹ tập trung vào nhiệm vụ chính là chiến đấu chống phát xít Đức. Ngày 24/12, sau khi bị đánh bật khỏi vùng Ardennes, chiến dịch tấn công của Đức bị phá sản. Quân Đức co cụm về cố thủ Berlin và cuối cùng hứng chịu thất bại thảm hại.
Duy Sơn

Con mèo sống sót trên ba chiến hạm bị đánh chìm thời Thế chiến II

Mèo Oscar nổi tiếng trong Thế chiến II vì từng sống trên cả tàu chiến Anh và Đức, cũng như ba lần thoát chết khi chúng bị đánh chìm.


Thiết giáp hạm Bismarck, nơi phục vụ đầu tiên của mèo Oscar. Ảnh: Wikipedia.
Thiết giáp hạm Bismarck, nơi phục vụ đầu tiên của mèo Oscar. Ảnh: Wikipedia.
Mèo luôn được coi là loài vật không thể thiếu trên tàu biển từ xa xưa, bởi chúng vừa là vũ khí bắt chuột vừa là thú cưng giúp thủy thủ đoàn giải tỏa căng thẳng. Trong Thế chiến II, có nhiều con mèo trở nên nổi tiếng khi trở thành "linh vật" trên chiến hạm của hải quân các nước. Một trong số đó là Oscar, con mèo phục vụ trên tàu chiến của cả hai phe và từng sống sót qua ba lần chiến hạm bị đánh chìm, theo War History.
"Binh nghiệp" của con mèo này bắt đầu khi một thủy thủy phát xít Đức đưa nó lên thiết giáp hạm Bismack. Ngày 18/5/1941, Bismack rời cảng Gdynia, Ba Lan để tiến hành chiến dịch Rheinubung, nhằm ngăn chặn phe Đồng minh tiếp tế cho Anh. Nhiệm vụ của thiết giáp hạm này là khóa chặt biên đội tàu hộ tống Anh, giúp tàu tuần dương hạng nặng Prinz Eugen tấn công tàu vận tải.
Ngày 27/5/1941, thiết giáp hạm Bismarck giao tranh ác liệt nhóm tàu chiến Anh và bị đánh chìm. Trong 2.200 thành viên thủy thủ đoàn, chỉ có 115 người và con mèo sống sót. Vài giờ sau, khu trục hạm HMS Cossack của Anh phát hiện con mèo đang bám vào một mảnh vỡ lênh đênh trên biển nên đã vớt nó lên tàu. Do không biết tên thực sự của con mèo, thủy thủ Anh gọi nó là Oscar.
Do ngày càng nhiều tàu vận tải bị Đức đánh chìm, hải quân Anh quyết định tăng cường tàu hộ tống để đảm bảo an ninh. Các tàu vận tải sẽ được biên đội tuần dương hạm hạng nhẹ, tàu khu trục và một tàu sân bay hộ tống. Vài tháng sau, mèo Oscar cùng HMS Cossack tham gia lực lượng hộ tống ở Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.
Ngày 24/10/1941, tàu Cossack rời cảng Gibraltar đến Liverpool cùng nhóm tàu hộ tống HG-75. Cuối ngày hôm đó, tàu ngầm U-563 Đức bất ngờ tập kích đội hình chiến hạm Anh. HMS Cossack trúng một quả ngư lôi, khiến nó hư hại và làm 159 thủy thủ thiệt mạng. Những người sống sót được tàu khu trục HMS Legion giải cứu sau đó.
HMS Ark Royal trước khi bị chìm ngày 14/11/1941. Ảnh: Wikipedia.
HMS Ark Royal trước khi bị chìm ngày 14/11/1941. Ảnh: Wikipedia.
Nỗ lực kéo tàu Cossack về Gibraltar để sửa chữa không thành công do thời tiết xấu. Ngày 27/10, HMS Cossack bị chìm khi đang ở phía tây Gibraltar. Mèo Oscar được cứu và đưa đến vùng lãnh thổ này. Sau khi biết về những chuyến phiêu lưu của nó, các sĩ quan Anh đặt cho Oscar biệt danh "Unsinkable Sam" (Sam không thể chìm).
Oscar sau đó được đưa lên tàu sân bay HMS Ark Royal, con tàu gặp nhiều may mắn khi sống sót qua nhiều chiến dịch trước đó. Tàu sân bay này và khu trục hạm HMS Cossack đều tham gia trận đánh phá hủy thiết giáp hạm Bismarck của Đức.
Ngày 13/11/1941, HMS Ark Royal bị tàu ngầm U-81 Đức tấn công. Quả ngư lôi khiến tàu sân bay Anh thủng một lỗ lớn và bị chìm sau đó một ngày khi cách Gibraltar khoảng 48 km về phía đông. Toàn bộ thủy thủ đoàn cùng mèo Oscar nhảy xuống biển và được một tàu tuần tra cứu.
Sau khi tàu sân bay HMS Ark Royal bị đánh chìm, mèo Oscar không được đưa lên tàu chiến nào khác. Nó sống trong văn phòng thống đốc Gibraltar trước khi  được đưa về Anh.
Mèo Oscar chết năm 1955 và được họa sĩ Georgina Shaw-Baker vẽ chân dung, trưng bày ở Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Anh để vinh danh.
Chân dung mèo Oscar được lưu giữ trong bảo tàng. Ảnh: Wikipedia.
Chân dung mèo Oscar được lưu giữ trong bảo tàng. Ảnh: Wikipedia.
Duy Sơn



Có bằng chứng Putin là... người bất tử?

Thứ Năm, ngày 17/12/2015 10:02 AM (GMT+7)

Những người theo thuyết âm mưu gần đây đưa ra những bằng chứng cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin là một người bất tử, đã sống 1000 năm qua!

Có bằng chứng Putin là... người bất tử? - 1
Tổng thống Putin trông rất giống nàng Mona Lisa do họa sĩ thiên tài Leonardo da Vinci vẽ hồi thế kỉ 16.
Hồi tháng 3.2015, truyền thông phương Tây đã thực sự sửng sốt với một câu hỏi: Tổng thống Putin đã đi đâu? Câu hỏi này xuất phát từ việc ông Putin đã biến mất không dấu vết trên chính trường trong vòng 9 ngày liên tiếp. Phương Tây vì thế cũng được một phen “đoán già đoán non” xem điều gì đã xảy ra. Một số cho rằng Putin ốm, số khác thì khẳng định Tổng thống Nga đã qua đời.
Giờ đây, các thuyết âm mưu còn được đẩy lên cao hơn một nấc. Putin ở độ tuổi ngoài 60 của mình, luôn mạnh khỏe và cường tráng đã khiến người ta nghi ngờ không biết liệu ông có phải là người bất tử hay không?
Có bằng chứng Putin là... người bất tử? - 2
Bằng chứng được đưa ra là hai bức ảnh chụp năm 1920 và 1941. Trong ảnh là những người lính Nga trẻ tuổi mang những nét giống Tổng thống Putin đến không ngờ. Điều này có thể là một sự trùng hợp, hoặc, nhiều người tin rằng Putin là một người không bao giờ già.
Có bằng chứng Putin là... người bất tử? - 3
 Tổng thống Putin trông rất giống tướng Valtinos của Hi Lạp hồi những năm 1820.
“Thực tế, những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng Putin là một chủng người siêu việt sống ở Trái Đất không chỉ hàng trăm năm mà là cả ngàn năm nay”, kênh Disclose.tv tuyên bố.
Nếu tìm kiếm sâu hơn, chúng ta có thể những bằng chứng về sự bất tử của vị Tổng thống này. Theo một bức hình gần đây thì có lẽ ông Putin chính là vị tướng trong cuộc chiến giành độc lập ở Hy Lạp từ những năm 1821.
Có bằng chứng Putin là... người bất tử? - 4
 Bức tranh do họa sĩ Hà Lan M.C Escher vẽ hồi thế kỉ 19 mang rất nhiều nét giống Tổng thống Putin.

Theo Quang Minh – Sputnik (danviet.vn)

Cuộc lộ diện vén bức màn bí ẩn: "Có ít nhất hai Putin đang phục vụ nước Nga"

Tất Đạt |

Cuộc lộ diện vén bức màn bí ẩn: "Có ít nhất hai Putin đang phục vụ nước Nga"
Ông Putin cùng vợ Lyudmila hồi năm 2011. Ảnh: Sasha Mordovets / Getty Images

Những điều ít biết về cuộc sống đời tư của tổng thống Vladimir Putin đã được hé lộ - dù chỉ đôi chút - trong cuộc phỏng vấn mới được phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước Nga.

Thông tin về gia đình được giữ kín
Người được phỏng vấn được cho là con gái của ông Putin.
Cuộc phỏng vấn đã phần nào phản ánh một tổng thống Putin mềm mỏng đằng sau hình tượng cứng rắn thường thấy. Ngoài ra, cuộc đời "sống như người bình thường" của con gái ông Putin cũng xuất hiện trong cuộc đối thoại.
Theo New York Times, các lãnh đạo Nga không có truyền thống công khai thông tin về gia đình. Để thực hiện điều đó, những người đứng đầu Liên Xô và thời kì hậu Liên Xô đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Bản thân là một cựu điệp viên, ông Putin đã chọn cách "giấu kín" hai con gái của mình.
Ông Putin đã thường nhắc tới những người con bằng sự trìu mến nhất định. Năm ngoái, tổng thống Nga thông báo đã lên chức ông ngoại.
Tuy nhiên, suốt những năm nắm quyền, ông Putin kiên quyết bảo toàn thông tin về đời tư gia đình - trong khi đó kênh truyền hình quốc gia vẫn thường xuyên đăng hình ảnh ông Putin dành thời gian rảnh rỗi một mình giữa thiên nhiên hoang dã Siberia, leo núi hoặc cưỡi ngựa, thỉnh thoảng còn cởi trần.
Tờ báo Nga Vedomosti cho biết cuộc phỏng vấn - được phát sóng vào hôm 6/12 và phát lại vào ngày 7/12 - là lần đầu tiên có sự tham gia người phụ nữ có tên Katerina Tikhonova. Cô Tikhonova đã được truyền thông Nga và Phương Tây cho là con gái thứ hai của ông Putin, dù cho đích thân tổng thống Nga chưa bao giờ công nhận điều này.
Cuộc lộ diện vén bức màn bí ẩn: Có ít nhất hai Putin đang phục vụ nước Nga - Ảnh 1.
Katerina Tikhonova (bên phải) được cho là con gái út của ông Putin. Ảnh: NYT
Trong chương trình, cô Tikhonova được giới thiệu là giám đốc của một viện nghiên cứu khoa học, trưởng nhóm một số nhà nghiên cứu đang phát triển thiết bị đọc sóng não.
New York Times cho hay, thiết bị nói trên được cho là mang tính đột phá và có đóng góp đặc biệt quan trọng cho công nghệ Nga, ám chỉ vai trò ngày càng to lớn của cô Tikhonova trong nền khoa học Nga.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Nina Khrushcheva - giáo sư về các vấn đề quốc tế tại trường New Scholl ở New York và là cháu gái của cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita S. Khrushchev - đánh giá sự xuất hiện của cô Tikhonova trên truyền hình có thể ngầm ám chỉ cho vai trò tiềm năng của gia đình tổng thống, một vấn đề ít được đề cập trong văn hóa chính trị Nga từ sau thời Liên Xô.
Theo bà Khrushcheva, Joseph Stalin đã luôn giữ kín danh tính của gia đình ông trước công chúng mặc dù sau đó đã luôn ủng hộ các con trai mình trong quân đội; ông Khrushchev từng đưa gia đình đi du lịch nước Mỹ trong khi con gái ông Boris Yeltsin lại có thời là nhân vật nổi tiếng trong những năm 1990.
Quan điểm của ông Putin
Sự xuất hiện của "con gái ông Putin" - giữa lúc tỉ lệ bỏ phiếu cho tổng thống Nga đang có phần suy giảm - là cách để cho thấy gia đình ông đang đóng góp vào việc xây dựng đất nước Nga, và ông Putin không phải là thành viên duy nhất trong gia đình có mặt tại điện Kremlin.
Bà Khrushcheva nói: "Đó là cách để cho thấy rằng con gái và gia đình Putin đang đặt một bước tiến tới tương lai, dựa vào công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của nước Nga".
Nếu chính xác, thì Tikhonova chính là Yekaterina V. Putina, con gái út của ông Putin, nay đã 32 tuổi. Mẹ cô - bà Lyudmila Putina - hầu như chưa bao giờ xuất hiện trước công chúng trong nhiệm kì của ông Putin, và hai người đã li dị từ năm 2013.
Theo bà Khrushchva, đưa Tikhonova lên truyền hình là cách tổng thống cho người dân Nga thấy rằng "có ít nhất hai Putin đang phục vụ đất nước".
Tờ báo Nga RBK đã viết về vai trò của cô Tikhonova tại viện nghiên cứu, và sau đó Reuters cho rằng cô Tikhonova là con gái của ông Putin - sử dụng tên khác tên khai sinh.
Cuộc lộ diện vén bức màn bí ẩn: Có ít nhất hai Putin đang phục vụ nước Nga - Ảnh 2.
Ông Putin từng tiết lộ không muốn các cháu lớn lên như những "hoàng tử công chúa". Ảnh minh họa: Marcos Brindicci/Reuters
Điện Kremlin đã từ chối bình luận về danh tính của cô Tikhonova. Trong cuộc phỏng vấn, cô Tikhonova được giới thiệu với chức danh "giám đốc Innopraktika và Phó giám đốc Viện nghiên cứu Toán học về Các Hệ thống Phức tạp của Đại học Quốc gia Moskva".
Theo một số nguồn tin, cô Tikhonova đã kết hôn với Kirill N. Shamalov - một nhà đầu tư Nga - nhưng hai người đã ly thân.
Hồi tháng 6, kênh truyền hình quốc gia Nga Rossiya 1 cũng phỏng vấn một người phụ nữ được cho là cô con gái còn lại của ông Putin. Người này được biết đến với tên gọi Maria Vorontsova - hiện đang làm bác sĩ trẻ em. Năm 2016, tạp chí Nga The New Times cho rằng cô Vorontsova là con gái lớn của ông Putin.
Về phần mình, ông Putin từng tiết lộ mong muốn của ông là những đứa cháu "được sống như người bình thường", tránh khỏi sự tò mò của công chúng.
"Mọi người thấy đó, tôi không muốn chúng lớn lên như những hoàng tử công chúa. Chúng cần có môi trường bình thường, giao tiếp bình thường với những đứa trẻ khác.
Nếu tôi nói ra tên và độ tuổi, danh tính của chúng sẽ ngay lập tức bị xác định và sẽ không bao giờ được sống trong yên bình nữa."
Ngoài ra, ông Putin cho biết các con gái ông "đều tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học và giáo dục", cũng như "sống một cuộc đời bình thường".

Tổng thống Putin kể chuyện bị bao vây ở vùng hoang dã Siberia: Gấu ở khắp mọi nơi

Thủy Thu |

Tổng thống Putin kể chuyện bị bao vây ở vùng hoang dã Siberia: Gấu ở khắp mọi nơi
Ảnh minh họa: RT

Nhiều ý kiến cho rằng, Tổng thống Putin đang muốn truyền tải 1 thông điệp sâu sắc đằng sau sự trải nghiệm của riêng ông.

Theo RT, tại lễ trao giải thưởng thường niên của Hiệp hội địa lý Nga vào ngày 7/12, Tổng thống Vladimir Putin đã chia sẻ một câu chuyện về việc bị bao vây bởi những con gấu ở khu rừng hoang dã ở Siberia và cuộc sống của những nhà khoa học ở đây.
"Tôi đã đến những nơi tựa như thế này và nhìn thấy gấu ở khắp nơi. Khi chúng bắt đầu tiến về phía chúng tôi, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi tốt nhất là nên bỏ chạy. Nhưng họ [các nhà khoa học] vẫn sống ở đó, bên cạnh chúng, trong 7 tháng liền".
Ông Putin đánh giá, công việc của nhà khoa học địa chất rất hấp dẫn và nó không chỉ đòi hỏi sự cống hiến mà còn cần lòng can đảm.
"Điều đó cho phép chúng ta hiểu rằng chúng ta là ai và chúng ta sẽ đi đến đâu. Nó cho phép chúng ta mạnh mẽ hơn từ bên trong. Điều này rất quan trọng và là một trong những yếu tố của bản sắc dân tộc chúng ta", Tổng thống Nga nói.
Tổng thống Putin được biết đến là người yêu thiên nhiên hoang dã, ông từng có nhiều chuyến thám hiểm tới các khu vực xa xôi. Gần đây nhất, ông đã tận hưởng kỳ nghỉ hè của mình bên bờ sông Yenisey tại Cộng hòa Tuva, quê hương của Bộ trưởng Quốc phòng Serge Shoygu.
Một số ý kiến cho rằng, Tổng thống Putin không chỉ đơn thuần muốn chia sẻ về công việc khó khăn của các nhà địa chất Nga mà rộng hơn, ông muốn gửi lời động viên, nhắn nhủ tới toàn thể người dân Nga rằng, họ cần mạnh mẽ trong bối cảnh nước này đang đương đầu với nhiều áp lực từ các nước bên ngoài.

TT Putin tận hưởng kỳ nghỉ hè ở Tuva

Bị hỏi "Nước Nga sẽ ra sao sau khi ông hết nhiệm kỳ?", TT Putin đưa ra câu nói đầy thâm thúy

Thủy Thu |

Bị hỏi "Nước Nga sẽ ra sao sau khi ông hết nhiệm kỳ?", TT Putin đưa ra câu nói đầy thâm thúy
Tổng thống Putin. Ảnh: Ruptly

Theo giới quan sát, câu hỏi của đại diện Mỹ có vẻ không làm khó được ông chủ Điện Kremlin - Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngày 28/11, tại diễn đàn đầu tư Russia Calling được tổ chức ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận được một câu hỏi về tương lai lương Nga sau khi ông hết nhiệm kỳ.
"Thực sự, Ngài là nhân vật có sức ảnh hưởng nhất đối với chính trị và nội bộ nước Nga, Ngài đại diện cho hình ảnh nước Nga trên trường quốc tế nhưng tôi muốn biết Ngài có thể chia sẻ cho chúng tôi biết, Ngài cho rằng ngày thứ hai sau khi hết Ngài hết nhiệm kỳ, nước Nga sẽ ra sao không?", đại diện Mỹ hỏi.
"Anh vội vàng gì chứ? Tôi sẽ không đi đâu cả", Tổng thống Putin hóm hỉnh.
Sau câu nói này, khán phòng đã vang tiếng cười và tràng pháo tay dành cho Tổng thống Nga.
|Tuy nhiên, tôi có thể chia sẻ cho anh biết rằng, nước Nga đã cảm thấy rất tự tin, có thể tự cung tự cấp nhưng chúng tôi cũng luôn mong muốn hợp tác với mọi đối tác, bao gồm cả Mỹ", Tổng thống Putin nhấn mạnh thêm.
Theo giới quan sát, câu hỏi của đại diện Mỹ có vẻ không làm khó được ông chủ Điện Kremlin và ông vẫn dùng lối đối đáp hài hước, thông minh đúng phong cách của mình như thường thấy trong các cuộc trả lời phỏng vấn.
Từ trước đến nay, vẫn thường có những đồn đoán xung quanh chuyện nghỉ hưu cũng như vấn đề người kế nhiệm của Tổng thống Putin.
Về vấn đề nghỉ hưu, trong lần trò chuyện gần đây nhất với tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, ông Putin cho biết, ông sẽ chưa nghỉ hưu và chưa có kế hoạch cho việc này.
Về vấn đề người kế nhiệm, người đứng đầu Trung tâm Cải cách Kinh tế và Chính trị Nikolay Mironov từng tiết lộ, đây là nhiệm kỳ cuối cùng của ông Putin và "không thể gia hạn thêm vì hiến pháp không cho phép" và dự đoán người kế nhiệm ông sẽ được chọn trong giới trẻ, đó là những người hiện 40 tuổi và nhiều hơn một chút.


Siêu thiết giáp hạm chưa kịp đánh đã chìm của Nhật trong Thế chiến II

Dù được coi là niềm tự hào hải quân Nhật, thiết giáp hạm Musashi gần như không tham chiến trước khi bị đánh chìm ở vịnh Leyte.

Đầu tháng 10/1944, Mỹ chuẩn bị tiến công vành đai phòng thủ của phát xít Nhật ở Thái Bình Dương, từng bước đánh chiếm các hòn đảo trên Thái Bình Dương bằng chiến thuật "nhảy cóc". Trước tình hình đó, Nhật Bản triển khai kế hoạch phòng thủ có mật danh "Sho-Go" (Chiến thắng), với mục tiêu là đánh chìm hạm đội Mỹ và ngăn đối phương chiếm Philippines.
Khí tài chủ lực trong chiến dịch này là siêu thiết giáp hạm Musashi, tàu chiến mang tính biểu tượng cho tham vọng của Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên, Musashi lại có số phận quá hẩm hiu và không đóng góp được gì cho Nhật trong nỗ lực ngăn bước tiến của Mỹ và đồng minh, theo War History.
Musashi là thiết giáp hạm thứ hai thuộc lớp Yamato, được chế tạo ở các nhà máy bí mật từ tháng 3/1938 đến tháng 8/1942 và được thiết kế để đối đầu với nhiều chiến hạm đối phương cùng lúc. Với chiều dài 263 m và lượng giãn nước toàn tải 71.000 tấn, lớp Yamato là những thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử. Chỉ các tàu sân bay được Mỹ phát triển sau Thế chiến II mới có lượng giãn nước lớn hơn lớp Yamato.
Siêu thiết giáp hạm Yamato (xa) và Musashi hồi đầu năm 1943. Ảnh: Wikipedia.
Siêu thiết giáp hạm Yamato (xa) và Musashi hồi đầu năm 1943. Ảnh: Wikipedia.
Mỗi thiết giáp hạm lớp Yamato được trang bị 9 pháo hạm cỡ nòng 460 mm đặt trên ba tháp pháo lớn. Sau đợt nâng cấp năm 1944, Musashi được bổ sung thêm 6 pháo cỡ 155 mm, 24 pháo 127 mm và 130 pháo phòng không 25 mm.
Với hỏa lực mạnh như vậy, Musashi có khả năng đánh chìm nhiều thiết giáp hạm đối phương trong một lần đồng loạt khai hỏa. Việc bổ sung lượng lớn pháo phòng không nhằm giúp tàu trụ vững trước ưu thế của máy bay Mỹ, cho đến khi nó tiếp cận đủ gần để bắn vào chiến hạm đối phương.
Tuy nhiên, kể từ khi đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ vào tháng 1/1943, Mushashi hiếm khi được triển khai chiến đấu mà chủ yếu dùng để chở quân và hàng tiếp tế.
Ngày 17/5/1943, thiết giáp hạm Musashi được điều tới phía bắc Thái Bình Dương cùng hai tàu sân bay hạng nhẹ, 9 tàu khu trục và hai tàu tuần dương để chi viện cho quân Nhật đồn trú tại đảo Attu thuộc quần đảo Aleutian đang bị Mỹ tập kích. Tuy nhiên, hòn đảo này thất thủ trước khi nhóm tác chiến đến nơi, nên Musashi và các tàu khác được lệnh quay về.
Ngày 18/9/1943, Musashi rời cảng với sự hộ tống của ba thiết giáp hạm để đối phó cuộc tấn công của Mỹ vào đảo Eniwetok và Brown thuộc quần đảo Marshall. Tuy nhiên, tàu phải quay về cảng nhà chỉ sau một tuần do không phát hiện địch. Một tháng sau, nó tiếp tục rời cảng với một hạm đội hùng hậu để ngăn tàu sân bay Mỹ tấn công đảo Wake, nhưng cũng phải trở về mà không nổ phát súng nào.
Musashi hứng chịu các đợt tấn công của máy bay Mỹ ngày 24/10/1944. Ảnh: Wikipedia.
Musashi hứng chịu các đợt tấn công của máy bay Mỹ ngày 24/10/1944. Ảnh: Wikipedia.
Ngày 29/3/1944, Musashi rời đảo Palau, nhưng vừa ra khơi thì bị tàu ngầm USS Tunny phục kích, tấn công bằng 6 quả ngư lôi. Một quả trúng gần mũi tàu khiến nước biển tràn vào, buộc Musashi về cảng Kure dưới sự hộ tống của ba khu trục hạm để sửa chữa.
Tháng 10/1944, tình hình chiến trường trở nên bất lợi với Nhật Bản. Họ liên tiếp bị đẩy lùi trên mặt trận Thái Bình Dương và có nguy cơ bị Mỹ áp sát lãnh thổ nếu để mất Philippines. Tokyo quyết định triển khai chiến dịch Sho-Go, huy động gần như toàn bộ lực lượng hải quân tham chiến.
Theo kế hoạch, Nhật sẽ dùng một hạm đội tàu sân bay làm mồi nhử, kéo Hạm đội 3 hải quân Mỹ khỏi eo biển San Bernardino, trong khi hạm đội chủ lực của họ tấn công vào vịnh Leyte. Với mục tiêu này, 5 thiết giáp hạm, trong đó có Musashi, cùng 10 tuần dương hạm hạng nặng rời Brunei hướng về Philippines vào ngày 20/10/1944.
Hạm đội Nhật chia nhỏ để hình thành ba mũi giáp công từ đảo Borneo, Nagasaki và Singapore. Trong khi đó, 4 tàu sân bay đóng vai trò "chim mồi" rời Nhật Bản dưới sự hộ tống của một số tàu huấn luyện, hai thiết giáp hạm cũ, 4 tàu tuần dương và 8 khu trục hạm. Các tàu sân bay chỉ mang theo rất ít phi cơ để hạn chế thiệt hại.
Sáng 24/10/1944, khi Musashi đang hướng đến vùng biển Sibuyan, bộ phận cảnh giới phát hiện ba máy bay trinh sát PB4Y. Chuông báo động vang lên, báo hiệu về một cuộc tập kích của không quân Mỹ.
Musashi sau đó trở thành mục tiêu tấn công của 259 phi cơ xuất phát từ 4 tàu sân bay Mỹ gồm USS Intrepid, USS Essex, USS Franklin và USS Enterprise. Chiến hạm này bị trúng tổng cộng 19 ngư lôi và 17 quả bom, khiến nó tụt lại phía sau so với các tàu trong nhóm tác chiến. Siêu thiết giáp hạm Nhật có thể cơ động nhờ ba chân vịt đang hoạt động, bất chấp việc nó bị rò rỉ nhiên liệu, cháy và phần mũi chìm dần.
Musashi với phần mũi chìm dần sau trận đánh ở vịnh Leyte. Ảnh: Wikipedia.
Musashi với phần mũi chìm dần sau trận đánh ở vịnh Leyte. Ảnh: Wikipedia.
Chuẩn đô đốc Toshihira Inoguchi, chỉ huy tàu Musashi, cố gắng cho nó neo tại một đảo gần đó, nhưng động cơ bị hỏng trước khi chiến hạm đến đích. Con tàu được coi là niềm tự hào của Nhật Bản bị chìm xuống biển Sibuyan lúc 19h30 ngày 24/10/1944.
Chuẩn đô đốc Inoguchi bị thương trong trận đánh và quyết định chìm cùng thiết giáp hạm Musashi. Các khu trục hạm sau đó cứu được 1.376 thủy thủ trong số 2.399 thành viên thủy thủ đoàn.
Dù sẵn sàng "nướng" toàn bộ hạm đội hải quân để ngăn Mỹ chiếm Philippines, phát xít Nhật rốt cuộc vẫn không thể xoay chuyển cục diện chiến trường, phải đầu hàng Mỹ và đồng minh vào ngày 2/9/1945. 
 Duy Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét