Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 72

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
6 Trận Chiến Đẫm Máu Nhất Trong Lịch Sử Chiến Tranh Thế Giới

Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máunhất Thế chiến 2 của Mỹ

Trận Ardennes là cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây của Thế chiến 2.
browser not support iframe.
Cuộc phản công đầy tham vọng được Adolf Hitler đặt tên là Chiến dịch Rhein, phe Đồng minh gọi là Cuộc phản công Ardennes, theo tên khu vực rừng rậm của Bỉ, Pháp và Luxembourg.
Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ
Lính Mỹ thuộc sư đoàn 75 tại trận tuyến khu Ardennes.
Vào cuối năm 1944, sau khi đổ bộ thành công vào Normandie, quân Đồng Minh chiếm được lợi thế và dần đẩy lùi phát xít Đức ra khỏi nhiều nước châu Âu, chiếm lại Paris và Rome. Tuy nhiên, Đức quốc xã đã chuẩn bị một cuộc phản công lớn nhằm xẻ lực lượng Đồng minh làm đôi, chiếm cảng Antwerp của Bỉ rồi tiêu diệt các lực lượng Đồng minh còn lại, buộc khối này ký hòa ước.
Sáng ngày 16/12/1944, hơn 200.000 quân Đức và gần 1.000 xe tăng đã tiến vào Ardennes, chạy từ phía nam Bỉ đến giữa Luxembourg. Cuộc phản công này được tổ chức trong bí mật và gây tổn thất bất ngờ cho quân Đồng Minh.
Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ
Bộ binh Đức tấn công trong rừng già.
Mặc dầu có tình báo cho biết quân Đức sẽ mở cuộc phản công, song bộ chỉ huy Đồng Minh lúc bấy giờ đang ỷ thế thắng, mải lo công mà quên thủ, nên thiếu sự chuẩn bị. Ngoài ra, quân Đồng Minh còn gặp những trở ngại khác như thiếu liên lạc tình báo và không quân bị trì trệ vì thời tiết mùa đông.
Báo chí tiếng Anh gọi trận đánh này là Battle of the Bulge (Trận Chỗ Lồi) vì khi nhìn trên bản đồ quân sự, quân Đức thọc thủng được một lỗ hổng lớn và tràn sang khu quân sự của Đồng Minh tạo nên một mũi dùi tương tự như một khối phình ra.
Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ
Pháo tự hành StuG-III trong cuộc tấn công Ardennes.
Ngay ngày đầu của cuộc phản công, quân Mỹ bị tổn thất nặng nề, với hai trung đoàn của Sư đoàn Bộ binh 106 bị bắt gọn. Đây là trận đánh đẫm máu nhất của quân đội Mỹ trong Thế chiến 2, với 19.000 binh sĩ tử trận.
Những bước tiến ban đầu của chiến dịch có thể được xem là chiến thắng cuối cùng của quân đội Đức, đồng thời là thảm họa đầu tiên mà quân đội Mỹ gặp phải trong giai đoạn 1944-1945 của cuộc chiến.
Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ
Không đoàn số 82 đang tiến về phía Ardennes.
Tuy vậy, sau nhiều ngày chiến đấu, quân Đồng Minh giành lại thế chủ động và đẩy lui quân Đức. Đức Quốc xã không đạt được mục tiêu của kế hoạch và lực lượng bị suy giảm rất nhiều, phải lui về cố thủ dọc phòng tuyến Siegfried. Không thể bù đắp thiệt hại quá lớn, quân Đức tiêu tan hy vọng.
Sau thắng lợi quyết định này, quân Đồng Minh tràn vào nước Đức.
Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Chiến dịch Bão táp Mùa Đông thảm bại của Đức

Bão táp Mùa Đông là tên gọi của chiến dịch lớn tại phía nam Mặt trận Xô-Đức trong Thế chiến 2 do Cụm Tập đoàn quân Sông Đông của Đức tiến hành từ ngày 12 đến ngày 29/12/1942.
Video tin về Trận Stalingrad:
browser not support iframe.
Lịch sử quân sự Liên Xô gọi đó là Chiến dịch phản công Kotenikovo.
Với Bão táp Mùa Đông, quân Đức đặt mục tiêu phá vỡ vòng vây của quân đội Liên Xô tại Stalingrad và khu vực phụ cận hòng giải vây cho Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4, đồng thời ngăn chặn Liên Xô thực hiện Chiến dịch Sao Thổ, cứu nguy không chỉ cho đạo quân của Thống chế Friedrich Paulus mà còn cả toàn bộ Cụm tập đoàn quân A. Cụm tập đoàn quân A của Đức khi đó bao gồm gồm Tập đoàn quân xe tăng 1, Tập đoàn quân 17 và một phần Tập đoàn quân 11 đang hoạt động tại Bắc Kavkaz và vùng thảo nguyên Kuban.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Bão táp Mùa Đông thảm bại của Đức
Quân đội Đức Quốc xã triển khai Chiến dịch Bão táp Mùa đông.
Vào cuối tháng 11/1942, sau khi hoàn tất chiến dịch Sao Thiên Vương, quân đội Liên Xô thiết lập các vòng vây cả trong và ngoài Stalingrad. Lực lượng Đức bị bao vây tại đây và các lực lượng ngoài vòng vây được tổ chức lại thành Cụm tập đoàn quân Sông Đông dưới sự chỉ huy của Thống chế Erich von Manstein.
Thực hiện kế hoạch Sao Thổ, Liên Xô tiếp tục tăng viện lực lượng dự bị, vũ khí hạng nặng và không quân với mục đích tiến công chiếm Rostov, từ đó cô lập Cụm tập đoàn quân A khỏi phần còn lại của quân đội Đức. Phía không quân Đức thiết lập "cầu hàng không quân sự" để cung cấp vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh cho đạo quân của Friedrich Paulus đang bị bao vây tại Stalingrad.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Bão táp Mùa Đông thảm bại của Đức
Thống chế Erich von Manstein, Tư lệnh của Cụm Tập đoàn quân Sông Đông, vào thời điểm diễn ra chiến dịch Bão táp Mùa đông.
Nguy cơ đe dọa toàn bộ cánh Nam của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận Xô-Đức ngày càng rõ rệt khi cánh quân bị vây tại Stalingrad chìm trong bão tuyết mùa đông. Bên cạnh đó, quân Liên Xô lại tiến hành một số trận đánh trinh sát chuẩn bị cho một chiến dịch chia cắt nhằm tiến tới tiêu diệt và bắt sống đạo quân này.
Mở màn ngày 12/12, cuộc tấn công dự kiến sẽ phối hợp đòn đột kích từ bên ngoài của Tập đoàn quân xe tăng 4 mới được cải tổ thành "Cụm quân Hoth" cùng "Cụm tác chiến Hollidt" với đòn đánh thọc ra từ trong vòng vây của Tập đoàn quân 6 và Quân đoàn xe tăng 14. Mười sư đoàn còn lại của Tập đoàn quân 4 Romania, trong đó có 6 sư đoàn đã tổn hại nặng nề trong các trận đánh tháng 11, cũng được huy động tham gia chiến dịch.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Bão táp Mùa Đông thảm bại của Đức
Xe tăng Đức tấn công trong chiến dịch Bão táp Mùa đông.
Tuy nhiên, ngay từ đầu, "Cụm tác chiến Hollidt" đã bị quân đội Liên Xô kiềm tỏa, không những không thể vượt qua sông Chir mà còn bị xe tăng Liên Xô đe dọa đột kích vào hậu cứ Minlerovo.
Tập đoàn quân 6 của Đức thì quá suy yếu nên không thể thực hiện được đòn đánh từ trong ra. Chỉ có cuộc tấn công đơn độc của "Cụm quân Hoth" ở hướng tây nam mặt trận, nhưng cụm quân này cũng không đủ sức vượt nốt 40km còn lại tại khu vực Kotenikovo để kết nối với Tập đoàn quân 6 đang bị bao vây bên trong.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Bão táp Mùa Đông thảm bại của Đức
Hình ảnh Chiến dịch Bão táp Mùa đông.
Ngày 23/12, Bộ Chỉ huy cụm tập đoàn quân Sông Đông của Đức buộc phải chấm dứt tấn công và bắt đầu rút lui. Ngày 24/12, Phương diện quân Stalingrad của Liên Xô chuyển sang phản công sau khi được tiếp sức bởi Tập đoàn quân cận vệ 2, đánh bật "Cụm quân Hoth" về vị trí xuất phát.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Bão táp Mùa Đông thảm bại của Đức
Tại mặt trận Stalingrad, tháng 10/1942, binh lính không quân Đức được sử dụng như bộ binh.
Cũng trong ngày này, các Phương diện quân Tây Nam và Voronezh của Liên Xô khởi động "Chiến dịch Sao Thổ nhỏ", đánh vào hậu cứ của "Cụm tác chiến Hollidt" và "Cụm tập đoàn quân Sông Đông", đẩy quân Đức lùi xa thêm hơn 150km về phía Tây.
Ngày 31/12/1942, Chiến dịch Bão táp Mùa đông của Đức hoàn toàn phá sản. Tập đoàn quân 4 Romania bị tiêu diệt. Các quân đoàn xe tăng 48 và 57 chịu tổn thất nặng nề.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Bão táp Mùa Đông thảm bại của Đức
Hình ảnh Chiến dịch Bão táp Mùa đông.
Hy vọng được giải vây cuối cùng của Cụm quân do Friedrich Paulus chỉ huy bị đập tan. Ngày 10/1/1943, Phương diện quân Sông Đông của Liên Xô bắt đầu thực hiện chiến dịch "Cái Vòng", đi đến tiêu diệt và bắt làm tù binh toàn bộ đạo quân của Thống chế Paulus.
Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ

Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tuyên bố, 7/12/1941 là "ngày sẽ sống mãi trong nỗi ô nhục" sau khi căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng bị Nhật đánh úp trong một trận chiến đẫm máu có một không hai trong lịch sử.
browser not support iframe.
Cuộc tấn công của hải quân và không quân Nhật bắt đầu lúc 7h48 sáng, khi lính Mỹ trong cảng vẫn đang ngủ say sau một buổi tối thứ Bảy vui vẻ.
Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ
Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia.
Tổng cộng 353 máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay thả thuỷ lôi của Nhật xuất kích từ 6 tàu sân bay, chia làm hai đợt, dội mưa bom bão đạn xuống Trân Châu Cảng suốt 90 phút. Mục đích của Nhật là giữ chân và ngăn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ can thiệp cuộc chiến mà Tokyo lên kế hoạch nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh, Hà Lan và Mỹ.
Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ
Tàu USS Arizona bị đánh chìm. Ảnh: Wikipedia.
Bị tấn công bất ngờ, Mỹ hứng thiệt hại nặng nề với 4 tàu chiến Mỹ bị đánh chìm trong khi 4 chiếc khác hư hỏng. Ngoài ra, Mỹ còn thiệt hại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, chưa kể 188 chiến cơ. Hơn 2.400 người gồm binh lính và thủy thủ Mỹ thiệt mạng, gần 1.200 người khác bị thương.
Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ
Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ
Phía Nhật chỉ mất 29 máy bay và 4 tàu ngầm, với 64 nhân mạng.
Những gì diễn ra ngày 7/12/1941 là một bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện Thế chiến 2. Nó giúp Nhật loại Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ra khỏi vòng chiến đấu trong nhiều tháng, thuận lợi đánh chiếm nhiều nước ở Đông Nam Á và làm chủ vùng biển châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của Thế chiến 2.
Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ
Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ
Trận Trân Châu Cảng diễn ra khi phía Nhật không hề có một lời tuyên chiến chính thức nào, trong lúc hai nước vẫn đang trong giai đoạn đàm phán hòa bình. Do vậy, hành động của Nhật bị coi là đánh lén.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt khi đó gọi là "ngày ô nhục" và ông quyết định tuyên chiến với Nhật Bản, chính thức đưa Mỹ tham gia vào những cuộc giao tranh đẫm máu ở Thái Bình Dương.
Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ
Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ
Năm 1945, khi Nhật sức tàn lực kiệt, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, phục thù cho những gì diễn ra ở Trân Châu Cảng.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc khi Nhật chính thức đầu hàng ngày 2/9/1945. Sau khi quân đồng minh rút khỏi Nhật Bản, mối quan hệ Mỹ-Nhật được xem là bình đẳng hơn. Hai bên ký hiệp ước đồng minh thân thiện vào tháng 1/1960, và Tokyo trở thành đồng minh thân cận nhất của Washington tại Đông Á.
Ngày này năm xưa: Nhật bất ngờ tấn công Mỹ
Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ
Giới chuyên gia quân sự cho rằng, trận Trân Châu Cảng là một bài học về sự mất cảnh giác, không sẵn sàng chiến đấu và chủ quan khinh địch. Thực tế, do vị trí đắc địa của Trân Châu Cảng, Mỹ đã sử dụng nơi đây làm căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa các chiến hạm của Hạm đội Thái Binh Dương.
Từ đây, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ có thể khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và không quân của Hạm đội, đồng thời chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài.
Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn

Ngày 5/12/1945, phi đội gồm 5 máy bay ném bom và ngư lôi Grumman TBM Avenger của Hải quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ft. Lauderdale ở bang Florida, để tham gia một sứ mệnh huấn luyện định kỳ kéo dài 3 giờ. Tuy nhiên, chúng biến mất bí ẩn ở Tam giác Bermuda.
Theo lịch trình, Phi đội 19 xuất phát từ Ft. Lauderdale lúc 14h10 ngày 5/12/1945. Cả 5 oanh tạc cơ dự kiến sẽ bay 193km về phía đông, 117,5km về phía bắc và sau đó thực hiện chặng bay 193km cuối cùng để trở về căn cứ hải quân. Song, mọi chuyện rốt cuộc đã không xảy ra như kế hoạch.
browser not support iframe.
Hai tiếng sau khi cất cánh, chỉ huy Phi đội 19, người đã bay ở khu vực này suốt hơn 6 tháng, thông báo cả la bàn chính lẫn la bàn dự phòng trên máy bay ném bom của anh đều bị hỏng, khiến anh không thể xác định vị trí của mình. Các oanh tạc cơ còn lại cũng báo cáo gặp sự cố thiết bị tương tự.
Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn
5 chiếc oanh tạc cơ thuộc Phi đội 19. Ảnh phục dựng: Wikimedia
Các cơ sở thu phát vô tuyến trên mặt đất đã cố gắng liên lạc để xác định vị trí của họ, nhưng không thành công. Sau hơn 2 tiếng nhận được các thông điệp lộn xộn từ Phi đội 19, nhà chức trách dưới mặt đất đã bắt được một tin nhắn vô tuyến bị méo tiếng từ phi đội trưởng lúc 18h20 phút tối. Trong đó, anh dường như yêu cầu các thành viên trong phi đội chuẩn bị thoát khỏi các máy bay của họ cùng lúc vì thiếu nhiên liệu.
Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn
Các phi công thuộc Phi đội 19. Ảnh: History.com
Vào thời điểm đó, nhiều trạm radar mặt đất cuối cùng xác định, Phi đội 19 đang có mặt đâu đó ở phía bắc Bahamas và phía đông bờ biển Florida. Vì vậy, lúc 19h27 tối cùng ngày, một chiếc máy bay tìm kiếm và cứu nạn PBM-5 Mariner với 13 thành viên phi hành đoàn được lệnh cất cánh truy tìm dàn oanh tạc cơ mất tích. Ba phút sau, máy bay báo cáo về căn cứ là đang thực hiện sứ mệnh.
Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn
Máy bay PBM-5 Mariner được cử tìm kiếm Phi đội 19 cũng mất tích ở khu vực Tam giác Bermuda. Ảnh: San Diego Air and Space Museum Archive
Tuy nhiên, đó cũng là lần cuối người ta nhận được tin từ chiếc máy bay này. Về sau, một tàu chở dầu đang di chuyển ngoài khơi Florida thông báo đã chứng kiến một vụ nổ trên không vào khoảng 19h50 tối 5/12/1945.
Sự biến mất khó hiểu của 14 phi công thuộc Phi đội 19 và 13 thành viên máy bay Mariner đã dẫn tới một trong những chiến dịch tìm kiếm trên không và trên biển lớn nhất thời bấy giờ. Hàng trăm tàu thuyền và máy bay tham gia rà quét hàng ngàn km2 ở vùng biển Đại Tây Dương, Vịnh Mexico cũng như những vùng xa xôi hẻo léo nằm sâu trong nội địa của bang Florida. Song, họ chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của những con người hay dàn máy bay mất tích.
Mặc dù các quan chức hải quân quả quyết, việc không tìm thấy dấu vết của 6 chiếc máy bay cùng 27 người có mặt trên đó là do mưa bão đã hủy hoại mọi manh mối, nhưng những gì xảy ra với “phi đội mất tích” càng khiến công chúng tin vào huyền thoại về Tam giác Bermuda.
Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn
Vị trí "Tam giác quỷ" Bermuda. Ảnh: NBC
Tam giác Bermuda thực tế là một khu vực tọa lạc ở phía tây bắc Đại Tây Dương, bao quanh bờ biển phía đông bang Florida (Mỹ) và Puerto Rico. Một phần của tam giác này còn kéo dài tới khu vực lân cận bang Nam Carolina, Mỹ. Sở dĩ vùng biển này có tên là Bermuda là vì nó được đô đốc người Tây Ban Nha Huan Bermuda lần đầu tiên khám phá ra năm 1503.
Nhìn chung, Tam giác Bermuda là một khu vực đầy nắng, gió và không có các mùa phân chia rõ rệt. Đây là một trong hai địa điểm trên Trái đất mà la bàn sẽ không chỉ đúng về hướng bắc. Rất nhiều người còn nói, các quy luật vật lý cũng không còn đúng ở nơi này.
Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn

Đáng chú ý, thống kê cho thấy, hơn 100 máy bay và các tàu thuyền đã bị "nuốt chửng" một cách bí ẩn khi di chuyển qua Tam giác Bermuda, trong đó phải kế đến một số tàu thủy khổng lồ như tàu vận tải USS Cyclops của Mỹ (mất tích không để lại dấu vết cùng 306 thành viên thủy thủ đoàn và hành khách vào năm 1918) hay tàu chở nhiên liệu SS Marine Sulphur Queen (biến mất bí ẩn cùng 39 thành viên thủy thủ đoàn và 15.000 tấn lưu huỳnh lỏng năm 1963), khiến khu vực này còn được mệnh danh là Tam giác quỷ, khơi dậy cả sự tò mò và sợ hãi.
Các chuyên gia nghiên cứu và nhiều đoàn phim tài liệu về "Tam giác quỷ" lừng danh đã công bố vô số giả thuyết, "bằng chứng" nhằm cố gắng lí giải bí ẩn. Trong một báo cáo nghiên cứu công bố hồi tháng 8 năm nay, các chuyên gia thuộc Đại học Southampton (Anh) tin rằng, những đợt sóng sát thủ, cao tới 30m có thể là nguyên nhân gây ra các vụ mất tích kỳ bí tại Tam giác quỷ Bermuda. Song, giả thuyết này cũng như nhiều lời giải thích trước đó vẫn chưa được đông đảo công chúng chấp nhận.
Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Chấn động vụ xử các lãnh đạo Đức Quốc xã

Ngày 20/11/1945, tòa án quân sự đặc biệt của Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô ở Nuremberg, Đức đã bắt đầu quá trình xét xử 24 cựu quan chức Đức Quốc xã vì tội ác trong Thế chiến thứ hai. Các vụ xét xử này đã gây chấn động dư luận toàn thế giới lúc bấy giờ.
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, bên chiến thắng (phe Đồng minh) đã thành lập toà án quân sự đặc biệt ở Nuremberg để xét xử các cá nhân và tổ chức thuộc chế độ Đức Quốc xã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.
Ngày này năm xưa: Chấn động vụ xử các lãnh đạo Đức Quốc xã
Người dân châu Âu đổ ra đường ăn mừng kết thúc Thế chiến thứ hai năm 1945. Ảnh: Word Press
Thẩm quyền xét xử của những phiên tòa như trên được bảo đảm theo Hiệp định London, do Mỹ, Anh, Liên Xô và chính phủ lâm thời của Pháp ký kết vào tháng 8/1945. Về sau, tổng cộng có 19 quốc gia khác đã tham gia ký kết hiệp định.
Vào thời điểm đó, các bên thống nhất rằng, những quan chức thuộc phe Trục phát xít (Đức, Nhật và Italia) có các tội ác chiến tranh vượt ra ngoài một khu vực địa lý cụ thể, sẽ phải chịu sự xét xử của một tòa án chiến tranh quốc tế. Tương tự phiên tòa Nuremberg, Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông chịu trách nhiệm xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật.
Ngày này năm xưa: Chấn động vụ xử các lãnh đạo Đức Quốc xã
Hitler, Himmler và Goebbels năm 1938. Ảnh: Alamy
Ba kẻ đầu sỏ của Đức Quốc xã, những tên tội phạm chiến tranh lớn nhất là trùm phát xít Adolf Hitler, Thống chế Heinrich Himmler và Bộ trưởng Tuyên truyền Joseph Goebbels đều đã tự sát trước khi chiến tranh kết thúc. Do đó, chúng tránh được việc bị đưa ra xét xử tại tòa án quốc tế, với bản án chắc chắn là tử hình.
Ngày này năm xưa: Chấn động vụ xử các lãnh đạo Đức Quốc xã
Các bị cáo tại một phiên xử của tòa án quân sự quốc tế Nuremberg năm 1945. Hàng đầu gồm Hermann Goering, Rudolf Hess, Joachim Von Ribbentrop, Wilhelm Keitel và Ernst Kaltenbrunner. Hàng sau gồm Karl Doenitz, Erich Raeder, Baldur von Schirach và Fritz Sauckel. Ảnh: History.com
24 quan chức Đức Quốc xã khác phải ra hầu tòa tại Nuremberg vì hàng loạt cáo buộc, bao gồm các tội ác chống hòa bình (lên kế hoạch và xúc tiến những cuộc chiến vi phạm các hiệp ước quốc tế); các tội ác chống nhân loại (trục xuất, thảm sát và hủy diệt các chủng tộc); các tội ác chiến tranh (những hoạt động vi phạm “các quy tắc” chiến tranh được đặt ra sau Thế chiến thứ nhất và trong các thỏa thuận quốc tế sau đó) và âm mưu thực hiện bất kỳ hoặc toàn bộ 3 tội ác kể trên.
Với Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô, mỗi nước có quyền cử một chánh án chính và một chánh án dự khuyết, luân phiên giữ vai trò chủ tọa các phiên xử. Ngoài ra, hơn 10 nước châu Âu có liên can đến Thế chiến thứ hai, cũng gửi các thẩm phán tham gia quá trình xét xử.
Trưởng công tố viên tại tòa Nuremberg là Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ Robert H. Jackson, người được Tổng thống Harry S. Truman yêu cầu lập ra một cơ cấu tố tụng. Khi ra hầu tòa, các bị cáo được sắp xếp ngồi theo hai hàng ghế và có tai nghe riêng để theo dõi các lời tranh biện và phán xử được dịch tức thời sang tiếng mẹ đẻ.
browser not support iframe.
Tòa quân sự quốc tế ở Nuremberg đã tiến hành tổng cộng 216 phiên xử các bị cáo Đức Quốc xã trong gần 1 năm, sử dụng hàng triệu trang tài liệu, hồ sơ, bằng chứng video, hình ảnh và triệu tập vô số nhân chứng sống. Mọi lời biện hộ từ phía các bị cáo đều bị bác bỏ.
Ngày 1/10/1946, tòa công bố các phán quyết cuối cùng đối với 22 trong tổng số 24 bị cáo (2 bị cáo vắng mặt gồm một kẻ tự sát trong buồng giam và một kẻ được kết luận là không còn đủ sức khỏe tâm thần).
Ngày này năm xưa: Chấn động vụ xử các lãnh đạo Đức Quốc xã
Chấn động vụ xử tội ác của các lãnh đạo Đức Quốc xã
Trong đó, 12 bị cáo lĩnh án tử hình bằng cách treo cổ, bao gồm cả Julius Streicher, quan chức phụ trách tuyên truyền, xuất bản tờ Der Stürmer; Alfred Rosenberg, kẻ có tư tưởng bài Do Thái từng giữ chức Bộ trưởng Các vùng lãnh thổ miền đông bị chiếm đóng; Joachim von Ribbentrop, Bộ trưởng Ngoại giao; Martin Bormann, Bí thư Đảng Quốc xã và Hermann Göring, Tư lệnh Không quân kiêm lãnh đạo Mật vụ Gestapo.
Riêng trường hợp bị cáo Bormann, tòa đã phải xét xử và kết án hắn vắng mặt. Lí do vì, Bormann được tin đã thiệt mạng trong lúc cố thoát khỏi boong ke của Hitler vào cuối cuộc chiến, nhưng mãi đến năm 1973 các cơ quan điều tra của quân đồng minh mới chính thức tuyên bố hắn đã chết.
Ngày này năm xưa: Chấn động vụ xử các lãnh đạo Đức Quốc xã
Bị cáo Goering khi ra hầu tòa năm 1946. Ảnh: Telegraph
Ngoài ra, mặc dù trong toàn bộ quá trình xét xử và chờ thi hành án luôn có người canh gác trước cửa mỗi buồng giam, nhưng bị cáo Goering vẫn tìm cách có được một ống chứa thạch tín đưa lậu vào trong xà lim. Chiều ngày 15/10/1946, hắn đã uống thuốc độc tự tử và chết trước thời gian hành quyết vài giờ đồng hồ. Viên tư lệnh Không quân Đức Quốc xã này trước đó từng đưa đơn xin được xử bắn để giữ danh dự quân đội, nhưng bị từ chối.
10 trong số 12 bị cáo bị kết án tử đã phải lên giá treo cổ vào ngày 16/10/1946. Trong khi đó, các bị cáo còn lại bị kết án từ 10 năm tù giam đến chung thân.
Tuấn Anh

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét