Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG 26

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nhói lòng trước hoàn cảnh 2 đứa trẻ không Mẹ bên cạnh và Cha bỏ đi
hoàn cảnh gia đình chị Nguyễn Thị Sanh, Ấp Thạnh Trúc, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang. Trước đây, gia đình chị Sanh tuy có khó khăn, nhưng cũng cùng nhau lam lũ mà sống. Khi ấy, chồng chị đi phụ hồ, bán dưa… còn chị thì đi làm thuê làm mướn. Anh chị có 2 người con: Nguyễn Văn Phát 14 tuổi học lớp 8 em gái Nguyễn Thị Kiều Oanh 13 tuổi, học lớp 7. Riêng Phát, từ lúc 5, 6 tháng tuổi đã thường xuyên nổi những mụn nhọt ở đầu và mình mẩy. Đi khám nhiều nơi, có chỗ thì nói bị áp xe gan, có nơi thì nói bị khối u thận. Đã vậy mà cách đây 2 năm, trong lần ra vườn hái mía, Phát lại bị lá mía đâm vào mắt bị hư tròng, phải gắn kiếng trong mắt, giờ một bên mắt chỉ thấy mờ mờ. Cách đây 1 năm, chồng chị nói đi làm ăn xa để kiếm tiền, chứ vùng quê việc không đều, mấy tháng đầu còn gửi về cho mẹ con ít tiền, dần dà tiền không gửi mà tin tức cũng biệt tăm. Khoảng 3 – 4 tháng nay, bệnh viện Nhi Đồng 2 chuẩn đoán bệnh của Phát là do nhiễm trùng máu, phải vô thuốc điều trị. Tiền nợ bao năm còn chưa biết khi nào trả (17tr nợ nhà nước, 18tr nợ ngoài), ở quê công việc làm khi có khi không, nên chị không xoay được tiền lo cho con, đành khăn gói lên Tây Ninh làm công nhân mong có ít tiền hàng tháng đưa con đi chữa bệnh. Ở nhà, 2 anh em lủi thủi bên nhau. Căn nhà cũ bị mọt ăn, đòn tay cũng mọt rách. Sợ nhà cũ ọp ẹp, nên cứ tối thì hai anh em Phát và Oanh lại dắt díu qua ngủ nhờ nhà cậu kế bên. Có lẽ do uống nhiều loại thuốc, cơ thể tích nước nên trông Phát có vẻ mập mạp. Dù bệnh vậy nhưng cháu rất siêng năng, chăm học. Phát quyết tâm dù có bệnh hay có khổ cực thế nào cũng ráng đi học để mai mốt lớn lên có nghề nghiệp ổn định mà lo cho mẹ. Chị Sanh mong có tiền mà chữa bệnh cho con, còn may mắn thì cất được cái nhà che mưa che nắng và có chút vốn để nuôi heo, nuôi cá… để có thể ở nhà gần gũi mà chăm lo cho 2 con. 

Lặng người trước clip Võ Thị Ngọc Nữ múa lần cuối trên nền nhạc See you again

Lặng người trước clip Võ Thị Ngọc Nữ múa lần cuối trên nền nhạc See you again

Dưới ánh nắng, trên bãi biển cùng đoạn nhạc See you again nổi tiếng, Ngọc Nữ đã khiến tất cả mọi người phải lặng đi vì điệu múa này.

Đã hơn một tháng sau khi từ giã cõi đời, nụ cười cũng như câu chuyện cuộc sống đầy kỳ diệu của Võ Thị Ngọc Nữ vẫn là cảm hứng cho rất nhiều người.
Người ta vẫn luôn nhớ đến một cô gái lúc nào cũng cười tươi như đóa hướng dương, nhớ đến một thái độ sống lạc quan, tích cực dù mang trong mình bệnh hiểm nghèo, nhớ đến cả tấm lòng cao cả và tốt bụng của cô gái lúc nào cũng biết nghĩ cho người khác.
Có thể nói, sự ra đi của Ngọc Nữ là một mất mát lớn đối với tất cả mọi người, những người yêu thương cô.
Đóa hoa hướng dương Ngọc Nữ đã ra đi mãi mãi. 
Đóa hoa hướng dương Ngọc Nữ đã ra đi mãi mãi. 
Và mới đây nhất, cư dân mạng lại thêm lặng người khi xem một đoạn video clip ghi lại cảnh Ngọc Nữ múa trên bãi biển cùng nhạc nền bài See you again nổi tiếng. Được biết, đoạn clip do chính Đỗ Hà - người yêu của Ngọc Nữ quay hình và chỉnh sửa.
Trong clip, cô xuất hiện với màu áo trắng, mái tóc ngắn cùng nụ cười như mọi khi. Dưới ánh nắng rạng rỡ trên bãi biển, cô nhắm mắt phiêu theo tiếng nhạc và bắt đầu điệu múa của mình.
Tự nhiên, nhẹ nhàng, không màu mè kiểu cách, những động tác, những ánh mắt của Ngọc Nữ như chất chứa bao nhiêu điều muốn nói với thế giới này. Nó chứa đựng tình yêu cuộc sống mạnh mẽ.
Dù đang mang trong người căn bệnh hiểm nghèo và biết trước sự ra đi của mình, nhưng chứng kiến những phút giây thăng hoa này của Ngọc Nữ trên bãi biển, người xem vẫn có cảm giác cô vẫn mang đến sự nhẹ nhàng và niềm vui giản dị đến tất cả mọi người thông qua điệu múa này.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp mà Ngọc Nữ mang đến trong đoạn clip. 
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp mà Ngọc Nữ mang đến trong đoạn clip. 
Đoạn clip đã được Đỗ Hà đăng lên trang cá nhân với dòng trạng thái: Chỉ là...anh nhớ em thôi. 
Đoạn clip đã được Đỗ Hà đăng lên trang cá nhân với dòng trạng thái: "Chỉ là...anh nhớ em thôi". 
Quỹ từ thiện của Ngọc Nữ cũng đăng tải clip kèm dòng thông điệp:
“Có người đã từng nói với tôi, một người bị bệnh ung thư sẽ không có quyền lựa chọn điều gì trong cuộc sống, không có quyền được yêu, không có quyền ước mơ và hi vọng ngoài việc ngồi chờ. Tôi không muốn ngồi chờ, tôi muốn đấu tranh, sẽ khó nhưng không phải không thể.
Ai cũng có thể chọn cách sống cho chính bản thân mình, tôi chọn cho mình đi hết con đường mà tôi đã chọn bằng nỗ lực và niềm tin.
Tôi tin mình sẽ đem lại hạnh phúc cho những người yêu thương mình, dù đó chỉ là khoảnh khắc. Tôi sẽ sống cho tất cả yêu thương.
Và bây giờ là lúc đam mê trở thành động lực”. Đây là clip múa của Ngọc Nữ được thực hiện bởi ekip SAA production dành tặng riêng cho nhằm hy vọng Nữ có thêm nhiều động lực và khao khát sống mãnh liệt hơn!"
Xin hãy bình yên nhé, Ngọc Nữ.
theo Kênh 14/TTVN

Chuyện về tình yêu cuộc sống bất diệt của “cậu bé bong bóng”

Dân trí David Vetter là một cậu bé nổi tiếng trong y học, thường được gọi bằng biệt danh “cậu bé bong bóng”. Đã 30 năm kể từ khi David qua đời, câu chuyện về em vẫn tiếp tục được kể như một minh chứng cho tình yêu cuộc sống bất diệt.

David Vetter (1971-1984) ngay từ lúc mới sinh ra đã bị mắc chứng mất khả năng miễn dịch, mất khả năng chống nhiễm trùng. Cuộc đời ngắn ngủi 12 năm của cậu bé David là một cuộc chiến đấu vật lộn để giành sự sống trong từng giây phút.
Gần suốt cả cuộc đời, David sống trong những chiếc “bong bóng” làm từ nhựa plastic, được vô trùng, để đảm bảo em không bị nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh.
Chuyện về tình yêu cuộc sống bất diệt của “cậu bé bong bóng”David Vetter năm 5 tuổi. Cậu bé qua đời năm 12 tuổi. Hầu hết cuộc đời, David sống trong những chiếc túi “bong bóng” vô trùng để đảm bảo em không bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
Giờ đây, đã 30 năm sau khi David qua đời, câu chuyện về em - “cậu bé bong bóng” - vẫn còn tiếp tục được kể lại như một minh chứng cho tình yêu cuộc sống và cách nhìn lạc quan về cuộc đời ngay cả trong những tình huống bi đát nhất.
Hầu hết cuộc đời, David sống trong những chiếc “bong bóng”, đôi khi em được rời khỏi “hành tinh của riêng mình”, mặc một bộ đồ đặc biệt do NASA thiết kế và có thể đi lại, di chuyển trên phạm vi rộng.
Chuyện về tình yêu cuộc sống bất diệt của “cậu bé bong bóng”David năm 11 tuổi. Em bị mắc một căn bệnh khiến hệ thống miễn dịch mất đi khả năng chống đỡ đối với các loại bệnh tật, vi khuẩn.
Sự sống của David ngay từ lúc mới sinh ra đã quá mong manh và sức khỏe của em bắt đầu suy sụp năm 12 tuổi sau một ca phẫu thuật ghép tủy không thành.
Từ trường hợp của David, các bác sĩ đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị cho những trẻ gặp hội chứng suy giảm hoặc mất khả năng miễn dịch. 3 thập kỷ sau khi David qua đời, những trẻ em sinh ra mắc chứng rối loạn miễn dịch giờ đây đã có thể sống cuộc sống bình thường.
Bác sĩ William Shearer, người điều trị cho David trong những ngày tháng cuối đời mới đây đã trả lời phỏng vấn của báo chí: “Những kiến thức mà chúng tôi thu được khi đó có ý nghĩa khổng lồ. David là ca bệnh đầu tiên được khoa học quan tâm nghiên cứu sâu kỹ đến vậy”.
Những nghiên cứu đối với tình trạng sức khỏe của David khi đó còn đem lại tác dụng cho những nghiên cứu về các căn bệnh nan y khác của y học.
Chuyện về tình yêu cuộc sống bất diệt của “cậu bé bong bóng”David năm 6 tuổi đôi khi được đi ra khỏi “hành tinh bong bóng” với bộ đồ được thiết kế đặc biệt bởi NASA. “Cậu bé bong bóng” từng là nhân vật thu hút sự quan tâm của cả nước Mỹ hồi thập niên 1970-1980.
David ôm mẹ trong bộ đồ vô trùng năm lên 6 tuổi.David ôm mẹ trong bộ đồ vô trùng năm lên 6 tuổi.
Đối với những bác sĩ từng tiếp xúc và điều trị cho David, cậu đã để lại trong họ nhiều ấn tượng sâu đậm. Họ vẫn nhớ rất rõ tinh thần vui vẻ, lạc quan ở cậu bé từ lúc sinh ra đã luôn phải chiến đấu với bệnh tật. Câu chuyện về cuộc đời David vì vậy luôn là một trong những câu chuyện đặc biệt nhất, xúc động nhất về tình yêu cuộc sống ở một bệnh nhân mắc bệnh nan y.
Bác sĩ Shearer chia sẻ: “Điều thực sự đáng kinh ngạc và gây xúc động trước câu chuyện về cuộc đời cậu bé David Vetter, chính là cách mà cậu bé đối mặt với những gì mình đang phải trải qua. Cậu luôn sẵn sàng để tiếp tục thử nghiệm những phương pháp điều trị mới một cách không mệt mỏi”.
Bác sĩ Shearer cho rằng việc được quen biết và làm việc với David là “một trong những đặc ân lớn nhất cuộc đời”.
Hãy thử hình dung một cậu bé hiếu động phải giới hạn cuộc sống của mình trong chiếc bong bóng, các bác sĩ khi đó đều rất ái ngại cho đời sống tinh thần của David, sợ rằng em sẽ buồn bã khi cảm thấy cuộc sống của mình giống như tù ngục. Nhưng David, cậu bé đến từ bang Texas, đã sống hạnh phúc suốt 12 năm trong chiếc “bong bóng” của mình.
Cuộc sống của “cậu bé bong bóng” cho tới giờ vẫn luôn là câu chuyện truyền cảm hứng, gây xúc động lòng người:
“Cậu bé bong bóng” David Vetter (1971-1984).“Cậu bé bong bóng” David Vetter (1971-1984).
“Cậu bé bong bóng” David Vetter (1971-1984).David sinh ngày 21/9/1971 tại Bệnh viện Nhi ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ. Sau 20 giây đầu đời tiếp xúc với không khí tự nhiên, cậu bé được đưa vào trong “bong bóng” cách ly.
Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.
Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.David đã trải qua tuổi thơ trong những chiếc “bong bóng” như thế này. Cậu chuyển từ chiếc này sang chiếc khác khi lớn dần.
Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.Thời đó, có khá nhiều tranh cãi về việc có hợp đạo đức không khi nuôi lớn một đứa trẻ theo cách này. Cuối cùng, dựa trên những phản ứng tích cực, lạc quan của David, đội ngũ 30 bác sĩ, y tá chăm sóc em đã khẳng định rằng: Điều đó hoàn toàn hợp đạo đức.
Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.Khi David lên 6, cậu được bước những bước dài rộng đầu tiên, được vui chơi bên ngoài chiếc “bong bóng” cách ly, nhờ có bộ phục trang đặc biệt của NASA.
Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.Mỗi khi David mặc bộ đồ đặc biệt này, em phải thực hiện 24 bước để ra khỏi “bong bóng” tiệt trùng, vào một khu vực trung gian cách ly, tại đây, em thực hiện 28 bước khác để mặc bộ đồ đặc biệt lên người.
Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.Dù quá trình để David bước ra khỏi “bong bóng” tiệt trùng rất phức tạp nhưng đối với David và mẹ em, đó là việc rất đáng làm bởi em có thể được mẹ ôm trong vòng tay lần đầu tiên trong đời. Đó là vào ngày 29/7/1977, khi David lên 6.
David gặp các bác sĩ điều trị định kỳ mỗi ngày.David gặp các bác sĩ điều trị định kỳ mỗi ngày.
David gặp các bác sĩ điều trị định kỳ mỗi ngày.David học tập ngay trong chiếc “bong bóng” này. Sự phát triển của David so với những trẻ em bằng tuổi khác không có nhiều sự khác biệt, ngoại trừ tình trạng sức khỏe và môi trường sống của em.
David năm lên 8.David năm lên 8.
David năm lên 8.Cậu bé hoàn toàn biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình và các bác sĩ cũng khá trung thực khi cho cậu bé biết về phương hướng điều trị.
David năm lên 8.Ở tuổi 11, cậu bé bắt đầu có nhiều hiểu biết và những suy nghĩ sâu sắc hơn. Có những khi cậu đòi được ngắm sao. Nhân dịp sinh nhật 11 tuổi, gia đình và bệnh viện đã giúp cậu hoàn thành mong muốn, được ngồi 20 phút ngoài trời để ngắm sao.
David năm lên 8.David trong những ngày tháng cuối đời, khi em đang chuẩn bị cho một cuộc ghép tủy có vai trò quyết định thay đổi cuộc đời. Bác sĩ điều trị đã đến nói chuyện và giải đáp những thắc mắc của cậu bé.
David năm lên 8.4 tháng sau khi được ghép tủy nhưng không thành công, David đã qua đời. Đó cũng là lần đầu tiên và duy nhất người mẹ của em được chạm vào con mình mà không bị ngăn cách bởi một lớp “bong bóng” tiệt trùng.
 
Bích NgọcTheo NY Daily News

Cụ bà 91 tuổi và đời sống t.ì.n.h d.ụ.c trong mơ với bạn trai 31 tuổi

Đã 5 năm kể từ khi hẹn hò bạn trai kém mình tới sáu chục tuổi, cụ bà Marjorie McCool vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự tin chia sẻ câu chuyện của mình trên sóng truyền hình.
Cụ Marjorie McCool gây ấn tượng đặc biệt khi yêu “phi công trẻ”
Chương trình truyền hình thực tế Extreme Love vừa ghi nhận một chuyện tình vô cùng đặc biệt giữa cụ bà Marjorie McCool, 91 tuổi, đến từ Pittsburg, Florida và người bạn trai năm nay chỉ mới 31 tuổi, Kyle Jones.
“Hẹn hò với một chàng trai trẻ tuổi hơn sẽ khiến cho bạn cảm thấy thật tuyệt vời và cứ như thể bạn được sống thêm lần nữa ấy”, cụ Marjorie McCool tự hào chia sẻ.
Không những vậy, cụ bà 91 tuổi còn mạnh dạn thổ lộ về đời sống chăn gối “tuyệt vời” của mình. Cụ bà cho biết chính Kyle Jones là người chủ động “cầm cưa” và việc được “phi công trẻ” theo đuổi càng khiến cho cụ cảm thấy tự hào.
Dĩ nhiên, khoảng cách tuổi tác lên tới 60 năm cũng khiến cặp tình nhân này cảm thấy hơi khác biệt. Chính cụ Marjorie McCool cũng phải thú nhận rằng: “Đôi khi tôi cảm thấy cậu ấy như là con của mình”.
“Cậu ấy tới nơi tôi làm việc để mua vài thứ và xin số điện thoại tôi rồi lại cho tôi số của cậu ấy. Sau đó, chúng tôi trò chuyện trên điện thoại mỗi ngày, cho tới khi cả hai đi chơi với nhau”, cụ Marjorie McCool hồi tưởng về lần đầu gặp bạn trai vào năm 2009.
Cả hai đã ở bên nhau được 5 năm
Về phần “chàng phi công trẻ”, thực chất ngay từ khi mới 12 tuổi, Kyle Jones đã nhận ra mình thích phụ nữ lớn tuổi hơn. Anh này cho biết: “Mỗi người rung động theo cách của riêng họ. Một số người rung động trước những phụ nữ tóc vàng, tóc nâu, đầy đặn, mảnh mai, với đủ kiểu sắc tộc khác nhau… Tôi thì nghiêng về những người phụ nữ già hơn tôi”.
Kyle Jones còn cho biết mình thường có mối quan hệ lãng mạn với các bà lão ở độ tuổi 70, 80, thậm chí 90. Ngoài ra, chàng phi công trẻ còn tự tin khẳng định “gu” của mình chính là những mái đầu bạc.
Tác giả: Trà Xanh
Nguồn tin: Báo Dân trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét