Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 09 (Vụ bảo lê đánh bạc qua mạng )

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                                                       

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phan Văn Vĩnh từng là đại ca gi/a/ng h/ồ k/h/é/t t/i/ế/n/g biệt danh là Vĩnh Chột
  
Tiểu sử nguyên Cục trưởng Cục C50 Nguyễn Thanh Hóa và hành trình ph,,ạ,m t,,ộ,i

Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: Manh mối vụ án xuất phát từ đâu?


BNEWS.VN Bị cáo Lê Văn Huy chính là manh mối ban đầu để cơ quan điều tra tiến hành mở rộng vụ án và đưa ra ánh sáng đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng.
 Bị cáo Lê Văn Huy tại phiên tòa. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
Chiều 13/11, Phiên tòa xét xử sơ thẩm 92 bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ qua mạng bước vào phần xét hỏi sau khi đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ hoàn thành phần công bố bản cáo trạng dài 235 trang.

Bản cáo trạng truy tố 92 bị cáo trong vụ án về các tội danh “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Tổ chức đánh bạc”; “Đánh bạc”; “Mua bán trái phép hóa đơn”; “Rửa tiền”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành.

Do phiên tòa có nhiều bị cáo liên quan đến nhiều tội danh, Chủ tọa phiên tòa cho biết Hội đồng xét xử sẽ xét hỏi các bị cáo theo nhóm tội danh.

Lê Văn Huy (sinh ngày 20/5/1997, chỗ ở tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) là bị cáo đầu tiên lên bục xét hỏi trong phiên sơ thẩm. Đáng chú ý, bị cáo Lê Văn Huy chính là manh mối ban đầu để cơ quan điều tra tiến hành mở rộng vụ án và đưa ra ánh sáng đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng.

Quá trình mở rộng điều tra, xác minh sau đó cho thấy: Quy mô của vụ án xảy ra trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; về số lượng đối tượng phạm tội lên đến hàng chục ngàn người, đa dạng về thành phần, trong đó có cả những người thuộc cơ quan bảo vệ pháp luật.

Theo cáo trạng, ngày 16/5/2017, Lê Văn Huy đến quán Internet thuê máy tính kết nối Internet với mục đích tìm cách chiếm quyền sử dụng tài khoản facebook của người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Huy tìm thấy tài khoản facebook “Hằng Nhữ”, sau khi chiếm quyền sử dụng, Huy lừa người quen của tài khoản facebook này mua hộ 110 thẻ cào viễn thông, mệnh giá 500.000 đồng của nhà mạng Viettel và Mobifone.
Sau khi có tiền, Huy vào cổng game bài Tip.Club để đánh bạc trực tuyến bằng hình thức “Tài - Xỉu” và bị thua hết số tiền này.

Các bị cáo nghe đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đọc quyết định truy tố các bị can. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
Ngày 26/7/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Lê Văn Huy. Ngày 1/8/2017, khởi tố bị can và tạm giam đối với Lê Văn Huy về tội "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Để kiểm tra tính khách quan về lời khai của Lê Văn Huy, ngày 21/8/2017, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự tỉnh Phú Thọ tiến hành thực nghiệm điều tra đã xác định: Game bài Tip.Club là loại hình game đổi thưởng có dấu hiệu Tổ chức đánh bạc trái phép trên mạng internet, nên thống nhất giao cho Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục xác minh làm rõ, đồng thời báo cáo Bộ Công an hỗ trợ khi cần thiết.

Ngày 22/8/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01 về tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh; Quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Huy về tội “Đánh bạc” làm cơ sở tiến hành các biện pháp điều tra theo tố tụng đối với các đối tượng trong “đường dây” tổ chức đánh bạc trực tuyến bằng hình thức game bài Tip.Club.

Theo cáo trạng, quá trình điều tra, xác minh cho thấy: Quy mô của vụ án xảy ra trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; về số lượng đối tượng phạm tội lên đến hàng chục ngàn người, đa dạng về thành phần, trong đó có cả các đối tượng thuộc cơ quan bảo vệ pháp luật. Do vậy, ngày 7/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công an có Văn bản số 2124a giao cho Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ điều tra triệt để vụ án.
Xét tính chất phức tạp cả về quy mô và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự tỉnh Phú Thọ đã thống nhất báo cáo liên ngành tư pháp Trung ương tách vụ án ra làm 2 giai đoạn.

Tại phiên sơ thẩm, Lê Văn Huy bị truy tố về tội Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tội Đánh bạc, theo điểm d khoản 2 Điều 226b và khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Chủ tọa phiên tòa xét hỏi xác minh lại các hành vi của bị cáo Huy sau đó hỏi: "Bị cáo nhận thức ra sao về các hành vi của mình". Bị cáo thừa nhận hành vi của mình là sai và ăn năn với hành vi của mình.

Tiếp tục phiên tòa, Hội đồng tiếp tục xét hỏi các bị cáo tham gia đánh bạc và các đại lý của đường dây đánh bạc./.

'Đại gia bí ẩn' Nguyễn Văn Dương, từ đầu tư UDIC đến 'ông trùm' đánh bạc trá hình CNC

THỦY TIÊN
12, Tháng 03, 2018 | 13:00

Nhàđầutư
Theo dữ liệu Nhadautu.vn có được, "ông trùm" đường dây kinh doanh các game đánh bạc trá hình trên mạng internet Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao CNC còn được biết đến là "đại gia" Dương UDIC.
nguye-van-duong-udic

Ông Nguyễn Văn Dương (người đeo cà vạt đỏ)

Cuối 2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án hình sự “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành”. Quá trình điều tra đã phát hiện đường dây đánh bạc thông qua mạng internet có quy mô cực lớn, có sự tham gia của hàng ngàn người trong và ngoài nước.
Đường dây đánh bạc này được điều hành bởi 2 đối tượng là Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương.
Cái tên Phan Sào Nam thì đã rất nổi tiếng bằng việc kéo hợp đồng đầu tư 10 triệu USD của Quỹ đầu tư DWS Việt Nam cho VTC Online. 
Còn cái tên Nguyễn Văn Dương hoàn toàn mới lạ, rất ít thông tin về nhân vật này.
Theo nguồn tin của PV Nhadautu.vn, Nguyễn Văn Dương (SN 04/03/1975, số CMND 011830339, địa chỉ thường trú: số 190 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC).
Công ty CNC được thành lập trong tháng 9/2011, và có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Cổ đông ban đầu của CNC gồm ông Nguyễn Văn Dương (góp 18 tỷ đồng) và bà Vũ Kim Hà (góp 2 tỷ đồng).
Đến tháng 3/2016, bà Vũ Kim Hà thoái vốn khỏi CNC và thay vào đó là bà Lưu Thị Hồng.
Ông Nguyễn Văn Dương còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư UDIC.
duong-udic

Thông tin về đại gia bí ẩn Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) trùng họ tên ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư với ông Dương UDIC

Như Nhadautu.vn đã thông tin, Công ty cổ phần đầu tư UDIC được thành lập tháng 1/2010. Pháp nhân do ông Nguyễn Văn Dương (SN 04/03/1975, số CMND 011830339, địa chỉ thường trú: số 190 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) đứng tên Chủ tịch HĐQT.
Công ty cổ phần đầu tư UDIC của ông Nguyễn Văn Dương không mấy nổi bật cho đến khi được chấp thuận đứng đầu liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, có tổng vốn 12.188,66 tỷ đồng.
Dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, trong đợt tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 528,37 tỷ đồng của Công ty cổ phần đầu tư UDIC vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Văn Dương đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 85,05% lên 99,29%, tương đương giá trị vốn góp 524,6 tỷ đồng. 
Trong đợt tăng vốn này, hai cổ đông sáng lập là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCombank) và Công ty CP Thương mại Việt Hồng đã thoái hết vốn khỏi Đầu tư UDIC. Bản thân Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) cũng giảm tỷ lệ sở hữu từ 12,5% về 0,71%.
Tuy nhiên mới đây, Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cầu đường Sài Gòn (SBRC) cho biết, SBRC đã nắm 51% vốn cổ phần của Công ty cổ phần đầu tư UDIC (tổng vốn điều lệ 781,73 tỷ đồng).
Với việc SBRC công bố sở hữu quá nửa cổ phần của UDIC, rất có thể ông Nguyễn Văn Dương đã thoái lượng lớn cổ phần tại doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của ông này.
Tháng 7/2017, Công ty cổ phần đầu tư UDIC cũng đã bố cáo thay đổi thông tin. Theo đó, người đại diện của Đầu tư UDIC hiện nay là ông Nguyễn Hữu Hùng (SN 1975).
Bắt tạm giam nguyên Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa
Ngày 11/03, Bộ Công an đã có thông báo chính thức về việc bắt tạm giam 4 tháng đối với nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) Nguyễn Thanh Hóa vì có liên quan đến vụ án hình sự “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành”.

Phan Sào Nam: Từ ngôi sao công nghệ đến 'trùm đánh bạc' khiến ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt

ANH MAI
12, Tháng 03, 2018 | 11:26
Không chỉ được biết đến là sáng lập viên VTC Intecom, sáng lập viên VTC Online, cha đẻ của cuộc thi Miss Teen đình đám, chuyên gia ý tưởng của mạng Việt Nam go.vn… ông Phan Sào Nam còn là người điều hành đường dây đánh bạc nghìn tỷ mà nguyên Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa vừa bị khởi tố, bắt giam.
"Tôi đang liều một cách tinh tế", ông Phan Sào Nam đã từng nói như vậy trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí vào năm 2012 khi đang là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần VTC Truyền thông trực tuyến (VTC Online), một doanh nghiệp chuyên về game online. 
Tốt nghiệp Thạc sỹ quản trị kinh doanh công nghệ của Trường đại học Thông tin liên lạc Hàn Quốc, ông Phan Sào Nam (sinh năm 1979) trở về nước đúng thời điểm khởi đầu cho một giai đoạn bùng nổ của thị trường Internet Việt Nam. 
phan sao nam

Ông Phan Sào Nam - nguyên Chủ tịch VTC Online. 

Ông Nam từng cho biết, khi trở về nước, cựu CEO FPT Trương Đình Anh đã đồng ý nhận ông Nam về làm Phó giám đốc cho trung tâm Internet FPT HCM, tiền thân của FPT Telecom bây giờ. Tuy nhiên, thời điểm đó FPT đang tái cấu trúc nên việc tuyển dụng chưa thể tiến hành ngay. Vì muốn sớm được trải nghiệm, ông Nam đã ra Hà Nội đầu quân cho Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC và chấp nhận làm 2 tháng không lương.
Năm 2006, khi lãnh đạo VTC quyết định đầu tư vào nội dung số, nhóm ở VASC đã cùng chuyển về và ông Nam được bổ nhiệm làm Phó giám đốc VTC Intecom. Sau 2 năm, năm 2008, VTC Online chính thức ra đời và ông Nam giữ Giám đốc rồi Chủ tịch HĐQT.
Cuối năm 2009, tức là hơn 1 năm thành lập, ông Nam đã từng liều lĩnh đưa ra quyết định mở văn phòng đại diện và công ty con tại 10 thị trường trên thế giới. Nhưng đến cuối năm 2011, con số này đã bị rút xuống chỉ còn 4 thị trường. Công ty đã mất một số tiền không nhỏ cho quyết định liều lĩnh trên, nhưng ông Nam cho rằng, bù lại, công ty có được một đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm làm việc quốc tế và tìm được thị trường tốt để tập trung đầu tư.
Dưới sự điều hành ông Phan Sào Nam, VTC Online từng là một trong ba nhà phát hành game online lớn nhất Việt Nam. Năm 2012, quỹ đầu tư DWS Vietnam Fund - nay là Vietnam Phoenix Fund, đã rót 10 triệu USD để sở hữu 19,5% cổ phần của VTC Online.
Trước đó, tháng 6/2010, Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam của doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng đã trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên của VTC Online và đang nắm giữ 9,2% vốn điều lệ công ty. VTC là đại diện cổ đông Nhà nước tại VTC Online với số cổ phần nắm giữ chiếm 42,4% vốn điều lệ VTC Online.
Tiềm lực tài chính của VTC Online đã tăng lên đáng kể khi lần lượt nhận được vốn đầu tư của IDG Ventures Vietnam vào năm 2010 và DWS Vietnam Fund vào năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của VTC Online bắt đầu sa sút từ năm 2014 với khoản lỗ ròng 102 tỷ đồng trong năm này. Nguyên nhân thua lỗ lớn của năm 2014 chủ yếu xoay quanh đến các khoản lỗ của hoạt động kinh doanh game.
Công ty có lãi trở lại trong năm 2015-2016, nhưng cũng chỉ rất khiêm tốn, đạt lần lượt là 8 tỷ và 10 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động kinh doanh chính năm 2016 vẫn lỗ, công ty có lãi chủ yếu là nhờ các khoản thu từ phạt vi phạm hợp đồng, xóa sổ khoản phải trả không phải thanh toán.
Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC gần đây đã thông báo tiến hành đấu giá toàn bộ 1,02 triệu cổ phiếu - tương đương 44,75% số cổ phần đang lưu hành của VTC Online vào ngày 2/1/2018.
Giá khởi điểm chào bán là 107.388 đồng/cổ phiếu, tương ứng định giá VTC Online ở mức 245 tỷ đồng (10,8 triệu USD). Như vậy, mức giá mà VTC rao bán chỉ bằng 1/5 so với mức định giá của DWS Vietnam Fund cách đây 5 năm.
HĐQT của VTC Online thời ông Phan Sào Nam đã từng đặt mục tiêu: đến năm 2015, VTC Online phải đủ điều kiện để thực hiện chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết tại 1 trong 5 sàn giao dịch chứng khoán gồm NASDAQ (Hoa kỳ), HKEC (Hồng Kông), SGX (Singapore), Kosdaq (Hàn Quốc) và sàn HOSE (Việt Nam). Những đến nay, mục tiêu ấy chưa thành hiện thực và ông Phan Sào Nam cũng không còn là Chủ tịch của VTC Online.
Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, đợt tháng 1/2018 vừa qua, VTC Online đã có một số sự thay đổi. Người đại diện pháp luật hiện nay của VTC Online có tên là Trần Huy Phương và giám đốc là Phan S.
Trong đường dây đánh bạc công nghệ cao nghìn tỷ mà ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) thuộc Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) vừa bị khởi tố, bắt tạm giam, ông Phan Sào Nam cùng với Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) là hai người điều hành đường dây này.
Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương đã thành lập đường dây hoạt động theo phương thức kinh doanh các game đánh bạc trá hình trên mạng internet lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Trước đó, cuối 2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án hình sự “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành”. Quá trình điều tra đã phát hiện đường dây đánh bạc thông qua mạng internet có quy mô cực lớn, có sự tham gia của hàng ngàn người trong và ngoài nước.
Đáng chú ý, với trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, khi phát hiện hành vi sai phạm, ông Nguyễn Thanh Hóa thay vì ngăn chặn, còn có những hoạt động mang tính chất tiếp tay “bảo kê” cho đường dây này. Điều này cũng lý giải việc đường dây này hoạt động trong một thời gian dài với số lượng tiền giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng thì mới bị phát hiện, bắt giữ.
Ông Nguyễn Thanh Hóa được xác định là có hành vi đồng phạm với các đối tượng đánh bạc trong đường dây.

Lời khai của "ông trùm" Nguyễn Văn Dương về một nguyên Thứ trưởng Bộ Công an

Dân trí Bị cáo Nguyễn Văn Dương khai được nguyên một Thứ trưởng Bộ Công an giới thiệu để thành lập công ty bình phong cho Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50-Bộ Công an). Sau đó, Dương gặp bị cáo Hóa (cựu Cục trưởng cục C50) để trao đổi về việc thành lập công ty hóa trang cho C50.
 >> "Trùm" cờ bạc Nguyễn Văn Dương khai cho 2 cựu tướng hàng chục tỷ đồng
 >> Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Vì sao Nguyễn Văn Dương không bị truy tố tội “đưa hối lộ”?
 >> Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Nguyễn Văn Dương khai cho ông Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng

Sáng nay (19/11), HĐXX tiếp tục xét xử vụ sơ thẩm vụ án "Đánh bạc nghìn tỷ". Bị cáo Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) lần đầu tiên bị yêu cầu lên bục khai báo để HĐXX thẩm vấn.
Đứng trước bục khai báo, Nguyễn Văn Dương khai chậm trước những câu hỏi của HĐXX. Dương trả lời tôn trọng những cáo buộc truy tố mình trong bản cáo trạng và tôn trọng lời khai của bị cáo Phan Sào Nam trước đó.
HĐXX yêu cầu Dương trả lời trực diện vào câu hỏi của HĐXX là cáo trạng truy tố có đúng không? Dương xác nhận là đúng.

Bị cáo Nguyễn Văn Dương.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương.
HĐXX hỏi mối quan hệ của bị cáo với bị cáo Phan Sào Nam như thế nào? Dương nói chỉ là mối quan hệ xã hội, sau đó Nam liên lạc để trao đổi hợp tác.
Tiếp đến, HĐXX hỏi "Ai là người giới thiệu cho bị cáo thành lập Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC) để sau này hợp tác với C50?", bị cáo Dương khai được một nguyên Thứ trưởng Bộ Công an (đã mất) nói về ý tưởng thành lập công ty nghiệp vụ cho Bộ Công an, sau đó giới thiệu Dương gặp Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng C50).
Sau đó, Dương gặp Hóa và được Hóa nói cần thiết phải thành lập công ty nghiệp vụ theo Quyết định của Bộ Công an. Sau đó, Dương và ông Hóa lên báo cáo một nguyên Thứ trưởng Bộ Công an nói trên và được nói về thành lập Công ty CNC, mục đích chính là hoạt động kinh tế nghiệp vụ. Trước đó, Dương không có ý định lập công ty này.
HĐXX xét xử hỏi ai là người ký kết giữa CNC và C50? Dương khẳng định ông Hóa là người đại diện C50 ký hợp tác với CNC. Theo Dương, C50 có 20% vốn ở CNC, không đóng góp về nhân sự. Sau khi hợp tác, ông Hóa cho rằng việc góp vốn không đảm bảo thỏa thuận hợp tác nên không góp vốn, dù Dương và ông Hóa không có mâu thuẫn.
Dương cho biết do quá trình tạm giam quá lâu nên không nhớ hết những nội dung ghi trong thỏa thuận hợp tác giữa CNC với C50. Dương chỉ nhớ là hoạt động kinh tế thông thương, hoạt động hóa trang trinh sát đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.
HĐXX hỏi "Ai là người phía Bộ Công an có chức năng giám sát CNC?", Dương khai là bị cáo Nguyễn Thanh Hóa.
Dương khai tiếp, trong thời gian hoạt động từ năm 2011 đến 2015, Dương nói hàng tháng, quý, năm CNC đều báo cáo với C50. Ngoài ra, C50 cũng thỉnh thoảng cử người xuống kiểm tra. Trụ sở của CNC thời gian đầu phải thuê bên ngoài, sau năm 2012 thuê trụ sở số 10 Hồ Giám thuộc quản lý của Tổng cục Cảnh sát.
Đến đầu năm 2015, CNC mới chính thức là công ty nghiệp vụ của C50 theo quyết định của Tổng cục Cảnh sát.
Quay trở lại nội dung hợp tác giữa Công ty CNC và Công ty VTC online của bị cáo Phan Sào Nam, HĐXX hỏi “Hợp đồng ký với VTC online, bên CNC chịu pháp lý về phát hành game đúng không?”, bị cáo Dương trả lời “Đúng”.
HĐXX hỏi tiếp, thời điểm ký kết với với VTC online bên CNC đã xin giấy phép để cấp phép phát hành game bài chưa và ai là người xin cấp phép?, Dương khai là đang trong quá trình xin cấp phép, bản thân bị cáo và Nguyễn Thanh Hóa Cục trưởng C50 trực tiếp đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cấp phép.
Nam khai thêm, thời điểm làm thủ tục xin Bộ TTTT cấp phép là năm 2016, người đề nghị trực tiếp sang Bộ này là Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát).
“Quá trình hợp tác với VTC online vận hành game bài đánh bạc, bị cáo có báo cáo cho bị cáo Nguyễn Thanh Hóa biết không?” – HĐXX hỏi, Dương khai có báo cáo cho Nguyễn Thanh Hóa ngay sau khi ký hợp đồng.
HĐXX hỏi lại “Bị cáo có báo cáo cụ thể việc CNC hợp tác với VTC online để vận hành game bài là chưa được cấp phép không?, Dương đáp “Bị cáo có nói ký kết với VTC online để vận hành game bài, cổng thanh toán, anh Hóa nói là cần thiết để thực hiện”.
HĐXX tiếp tục hỏi “Thời điểm này bị cáo Phan Văn Vĩnh có biết CNC hợp tác với VTC online không?”, Dương nói “Bị cáo nghĩ anh Vĩnh biết, anh Vĩnh biết trên cơ sở từ C50 trình lên”.
“Công văn gửi đề nghị Bộ TTTT cấp phép, sau đó có được cấp phép không?” – HĐXX hỏi, Dương trả lời “Bộ TTTT có hướng dẫn công ty CNC một số thủ tục, nhưng sau đó chưa được cấp phép”.
HĐXX tiếp tục thẩm vấn Dương, tại sao Bộ TTTT chưa cấp phép mà vẫn tiếp tục vận hành game đánh bạc, Dương giải thích là do thời điểm đó trên thị trường cũng có rất nhiều game bài tương tự như vậy hoạt động mà chưa có chế tài xử lý. Chính vì thế, Công ty CNC của Dương muốn hóa trang vào đó để tham mưu cho C50 xử lý, đó chính là động cơ tiếp tục hoạt động.
“Khi ký kết hợp tác với C50 thì thực tế CNC đã đóng góp được những công việc gì?” – HĐXX hỏi, Dương khai “Cũng lâu rồi nhưng bị cáo cũng không nhớ chi tiết. Nhưng có thể nói, sau khi ký hợp tác, CNC cũng nỗ lực tham gia hợp tác hoạt động trinh sát tìm hiểu tội phạm công nghệ cao, có báo cáo nhiều về các hoạt động này và có thể hiện trong hồ sơ vụ án”.

Phiên xử hôm nay
Phiên xử hôm nay
HĐXX viện dẫn tài liệu điều tra, là khi CNC và C50 ký hợp tác, thì C50 đóng góp 20% vốn và có người tham gia, nhưng thực tế không đóng góp vốn và người nên HĐXX đã hỏi “C50 thực tế sau đó không đóng góp vốn, không góp người thì công ty bị cáo hợp tác vì cái gì?, Dương khai “Sau khi ký hợp tác, bộ phận tham mưu của C50 tìm hiểu kỹ thêm thấy việc góp vốn là không đảm bảo như trong thỏa thuận nên không góp vốn. Còn việc công ty của bị cáo CNC vẫn hợp tác là vì bản thân bị cáo yêu công nghệ, muốn cống hiến và đóng góp gì đó cho đất nước trong lĩnh vực này”. Dương nói thêm về sự cống hiến này vì tôn trọng người giới thiệu Dương thành lập công ty này là nguyên Thứ trưởng Bộ Công an (đã mất).
Theo cáo trạng, sau khi Nguyễn Văn Dương thành lập Công ty CNC, được Phan Văn Vĩnh (cựu Thiếu tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an), Nguyễn Thanh Hóa (cựu Thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – C50 – Bộ Công an) tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động.
Đầu năm 2015, Dương đã nhất trí tiếp nhận đề nghị của Phan Sào Nam để đứng ra phát hành game bài, sau đó chỉ đạo Lưu Thị Hồng (cựu Tổng Giám đốc CNC) ký hợp đồng hợp tác với Phan Sào Nam tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài Rikvip/Tip.Club, 23Zdo, Zon/Pen.
Sau khi ký hợp đồng, Dương chỉ đạo các thành viên trong công ty thuê tên miền, đăng ký tin nhắn thương hiệu; xây dựng cổng thanh toán kết nối với Công ty HomeDirect, Công ty VNPT EPAY, Công ty Ngân Lượng và Công ty GTS thực hiện việc vận hành, đối soát sản lượng doanh thu từ hành hành vi tổ chức đánh bạc, thu lời bất chính hơn 1.600 tỷ đồng (Trong đó, giai đoạn Rikvip là hơn 370 tỷ đồng, Giai đoạn Tip.Club là hơn 1.200 tỷ đồng).
Nguyễn Dương

Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: Công bố cáo trạng truy tố 92 bị cáo


BNEWS.VN Chiều 12/11, đại diện Viện Kiểm sát tỉnh Phú Thọ công bố bản cáo trạng truy tố 92 bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đọc cáo trạng vụ án. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN 
Chiều 12/11, đại diện Viện Kiểm sát tỉnh Phú Thọ đã công bố bản cáo trạng truy tố 92 bị cáo trong vụ án về các tội danh “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; “Tổ chức đánh bạc”; “Đánh bạc”; “Mua bán trái phép hóa đơn”; “Rửa tiền”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố.

Câu kết tổ chức mạng lưới đánh bạc

Về hành vi phạm tội “Tổ chức đánh bạc”, theo nội dung cáo trạng được công bố, từ năm 2014, Hoàng Thành Trung (sinh năm 1978; quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tìm gặp Phan Sào Nam (khi đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần VTC truyền thông trực tuyến - VTC Online) bàn về việc phát triển, kinh doanh hệ thống đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài.
Nam đồng ý và nói phải tìm đối tác phát hành vì loại hình game này phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, duyệt nội dung.

Đầu năm 2015, Phan Sào Nam tìm đến Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CNC. Nam đề nghị Dương hợp tác phát hành phần mềm đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài và đưa cho Dương bản tóm tắt về dự án game để Dương nghiên cứu trước khi quyết định.
Sau khi nghiên cứu dự án, Nguyễn Văn Dương đồng ý, thống nhất nội dung hợp tác với Phan Sào Nam và các bên.
Thỏa thuận tỷ lệ ăn chia doanh thu nếu trên 5 tỉ đồng/tháng thì Công ty CNC hưởng 30%, Công ty VTC Online hưởng 70%. Nếu doanh thu trên 5 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng thì Công ty CNC hưởng 35%, Công ty VTC Online hưởng 65%...

Đến thời điểm bị phát hiện và bắt giữ, có tổng cộng 54 hình thức đánh bạc, như: Tài xỉu, Ba cây, Tá lả, Xì tố, Bài cào, Liêng, Xóc xóc, Chắn, Tiến lên miền nam, Mậu binh, Poker, Sâm Lốc, Tiến lên miền Bắc, Bầu cua, Số đỏ, Sicbo, Sấm truyền, Vương quốc Rik, Roulette, Thủy cung... Sử dụng đồng tiền ảo (gọi là Rik) để tham gia đánh bạc trực tuyến trong cổng game bài Rikvip.

Sau khi game bài Rikvip được phát hành trên mạng, để thu hút ngày càng nhiều người tham gia, nhằm thu lời bất chính lớn, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu tổ chức đánh bạc, đã tích cực chỉ đạo nhân viên cấp dưới bổ sung cơ sở vật chất, kỹ thuật, chỉnh sửa hoàn thiện phần mềm game đánh bạc, mở rộng thị trường và các điều kiện thanh toán.

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN phát
Tìm nhiều cách hợp thức hóa hàng ngàn tỷ đồng phạm tội

Để hợp thức hóa hàng ngàn tỷ đồng do phạm tội tổ chức đánh bạc mà có, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương đã dùng nhiều cách rửa tiền khác nhau. Hai bị cáo Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam cùng bị truy tố về các tội "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền".

Trong đó, Nguyễn Văn Dương rửa hơn 329 tỷ đồng thông qua việc nộp Công ty cổ phần đầu tư UDIC (Công ty UDIC) để chuyển vào Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn. Bị cáo Dương là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CNC, đồng thời còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC.

Theo cáo trạng, cơ quan chức năng xác định, có đủ căn cứ quy kết Nguyễn Văn Dương phạm tội rửa tiền với số tiền hơn 329 tỷ đồng nộp vào Công ty UDIC để chuyển cho Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn.

Trong đó, Nguyễn Văn Dương nộp 5 lần số tiền hơn 23 tỷ đồng, còn lại hơn 306 tỉ đồng được lấy trong tổng số tiền hơn 474 tỷ đồng do Dương chỉ đạo nhân viên dưới quyền đem nộp tiền mặt vào Công ty UDIC dưới danh nghĩa hoàn tạm ứng cho Dương, các công ty, cá nhân khác.

Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa trợ giúp đường dây đánh bạc

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, các bị cáo Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với khung hình phạt tối đa 15 năm tù.

Cơ quan tố tụng cáo buộc đường dây tổ chức đánh bạc qua game bài Rikvip/Tip.club do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu.
Đường dây đánh bạc lợi dụng công nghệ cao và có sự trợ giúp của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan được Nhà nước giao đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao./.

Báo động tội phạm công nghệ cao: Điểm lại những vụ án lớn do C50 triệt phá

THU PHƯƠNG
11, Tháng 03, 2018 | 17:04
Thông qua các trang mạng trên Internet, tội phạm công nghệ cao đã thực hiện nhiều hành vi phạm pháp như tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá, trộm cước viễn thông, giới thiệu mua bán các loại giấy tờ giả, đánh cắp thông tin cá nhân để rút tiền tài khoản ngân hàng, lừa đảo huy động tiền ảo...
Trên thế giới, cứ 14 giây lại xảy ra một vụ phạm pháp trên mạng. Ở Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng trong nhiều năm qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao bùng phát rất mạnh.
Theo báo cáo đe dọa an ninh mạng năm 2017 của Symantec, Việt Nam đứng thứ 10 trong số 10 quốc gia hàng đầu khởi phát tấn công mạng. Thời điểm bùng nổ Internet ở Việt Nam cũng là thời điểm mở rộng hoạt động của nhiều hình thức tội phạm cộng nghệ cao như tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá, giới thiệu mua bán các loại giấy tờ giả, đánh cắp thông tin cá nhân để rút tiền tài khoản ngân hàng, trộm cước viễn thông, lừa đảo huy động tiền ảo... Đặc biệt, tội phạm mạng cũng đã trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, ngày 29/1, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay gần đây nổi lên tình hình sử dụng công nghệ cao để đánh bạc qua mạng Internet với quy mô xuyên quốc gia và có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Phó thủ tướng cho biết vừa qua Công an Phú Thọ đã phá được vụ án đánh bạc có tổ chức, xuyên quốc gia; thu được trên 1.000 tỷ đồng. Số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu USD.
Ngày 4/2/2010, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, hay Cục C50 thuộc Bộ Công an được thành lập. Đến nay, lực lượng C50 đã triệt phá nhiều đường dây tội phạm công nghệ cao, trong đó có nhiều đường dây cờ bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng. Chỉ trong vòng một tuần đầu tiên khi Giải bóng đá vô địch châu Âu Euro 2016 diễn ra, C50 đã triệt phá 4 chuyên án, bóc gỡ nhiều đường dây đánh bạc quy mô lớn qua mạng ở nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Điện Biên,... 
Đường dây cá độ qua Internet qui mô lớn nhất ở Phú Yên
Đầu năm 2018, sau hơn nửa năm thu thập tài liệu, xác lập chuyên án đấu tranh, Công an tỉnh Phú Yên phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) đã triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng Internet quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Phu Yen

Một số đối tượng trong đường dây cá độ bóng đá "khủng" ở Phú Yên. 

Cùng với việc tạm giữ 13 nghi can, lực lượng công an tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng và đã thu giữ gần 418 triệu đồng, 1.300 USD, 2 xe ô tô cùng nhiều công cụ, phương tiện tổ chức đánh bạc.
Ngoài ra, vợ của Nguyễn Tấn Thành đã tự nguyện giao nộp 300 triệu đồng; vợ của Phạm Tánh tự nguyện giao nộp 10 triệu đồng tiền thu lợi bất chính từ hoạt động đánh bạc cho cơ quan điều tra.
Qua đấu tranh khai thác, bước đầu lực lượng chức năng xác định, đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua Internet do Nguyễn Tấn Thành và Trần Thanh Tín cầm đầu.
Số tiền giao dịch đánh bạc của các đối tượng thông qua tài khoản trên mạng internet tính từ tháng 6/2017 đến nay là khoảng 5 triệu điểm, tương đương 200 tỷ đồng (trung bình 1 điểm = 40.000 đồng).
Trong đó, có đối tượng cá độ trong một trận đấu bóng đá lên đến 2,2 tỷ đồng; nhiều trận đấu của đội tuyển U23 Việt Nam ở giải U23 châu Á vừa qua đã được cá độ tiền tỷ.
Ngày 12/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 13 đối tượng trong đường dây cá độ bóng đá qua mạng về các tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc theo quy định tại Điều 321 và 322 Bộ luật Hình sự. 
Đường dây tổ chức đánh bạc qua mạng hơn 1.200 tỷ đồng ở An Giang
Tháng 5/2017, C50 phối hợp Công an tỉnh An Giang đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp, khám xét nơi làm việc và nhà ở của bà Nguyễn Thị Khéo (34 tuổi, quê tỉnh An Giang, Phó giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phần mềm Asian Livetech, phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM) để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc qua mạng.
Khám xét nơi ở, nơi làm việc của các nghi phạm nói trên tại TP. HCM, An Giang, TP. Hà Nội, C50 thu giữ 1 server, 6 máy tính, 10 điện thoại, 2 két sắt... và rất nhiều giấy tờ, thẻ ATM liên quan đến hoạt động điều hành đánh bạc qua mạng. Bên cạnh đó, C50 đã triệu tập 4 người liên quan. C50 xác định số tiền giao dịch đánh bạc qua trang web này là hơn 1.200 tỷ đồng.
danh bac qua mang

'Bà trùm' đường dây đánh bạc Nguyễn Thị Khéo. Ảnh: Infonet. 

Qua điều tra, Công an đã làm rõ thủ đoạn hoạt động của Công ty TNHH dịch vụ phần mềm Asian Livetech. Cụ thể, công ty của 'bà trùm' này núp bóng là một công ty phần mềm nhưng chuyên tổ chức đánh bạc trên mạng.
Bà Khéo là người trực tiếp điều hành việc cá cược thể thao, casino trực tuyến, xổ số trực tuyến… Dưới trướng bà trùm này là nhiều đàn em thân cận phụ giúp công việc.
Theo điều tra từ cơ quan công an, trang web www.ibet789.com có máy chủ tại Hồng Kông và một số nước khác trong khu vực châu Á. Tên miền khởi tạo vào ngày 17/12/2010, giao diện thể hiện trên web có nhiều ngôn ngữ khác nhau trong đó có tiếng Việt.
Đường dây lừa đảo đa cấp tiền ảo, chiếm đoạt 140 tỷ đồng
Năm 2016, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an phối hợp cùng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao (C50) và Công an tỉnh Đồng Nai đã triệt phá một đường dây lừa đảo huy động vốn công nghệ cao với quy mô cực lớn, chiếm đoạt trên 140 tỷ đồng của rất nhiều người.
Công an bắt giữ 3 nghi can có vai trò cầm đầu đường dây gồm: Nguyễn Thị Minh Phương (38 tuổi), Phạm Thanh Toàn (45 tuổi, cùng ngụ TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và Hồ Đình Phú (24 tuổi, ngụ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng).
Nguyễn Thị Minh Phương cùng đồng bọn góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Phương Thái An, có trụ sở giao dịch ở phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, rồi thuê người lập trang web hero8.org để huy động nguồn vốn mở rộng kinh doanh bất động sản, mua bán vàng, sửa chữa ô tô… trong khu đô thị Phương Thái An.
huy dong von

 Bị can Nguyễn Thị Minh Phương.

Những người tham gia góp vốn kinh doanh qua trang web hero8.org sẽ được hưởng lãi suất cao. Phương cùng đồng bọn đưa ra giải pháp đầu tư theo mã pin ID (mã tiền ảo), người có nhu cầu góp vốn đầu tư phải mua mã pin ID với mức tiền 10,16 trệu đồng, trong đó phí mã pin ID 2,16 triệu đồng, vốn góp 8 triệu đồng sẽ được hưởng lợi nhuận.
Để câu nhử người góp vốn, Phương cùng đồng bọn đưa ra bài toán sau 5 ngày góp vốn, mỗi mã pin ID sẽ nhận được 39,6 triệu đồng tiền lãi, trường hợp giới thiệu người tham gia hệ thống góp vốn đầu tư qua trang web hero8.org theo hình thức đa cấp sẽ được hưởng hoa hồng.
Với chiêu thức lừa đảo nêu trên, chỉ sau một thời gian ngắn hệ thống trang web hero8.org đã huy động được 21.405 khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố đăng ký mã tiền ảo, thế nhưng những người đầu tư qua trang web đó chờ đợi mãi không hề nhận được tiền lãi và hoa hồng như đã rêu rao trước đó.
Theo điều tra của Công an, Phương và đồng phạm hoàn toàn không đầu tư gì mà chỉ lấy của người trước trả cho người sau, phần còn lại các đối tượng chia nhau tiêu xài.
Đến khi bị khởi tố, bắt tạm giam vào đầu tháng 10/2016, Công an xác định Nguyễn Thị Minh Phương và đồng bọn đã chiếm đoạt gần 140 tỷ đồng bằng chiêu thức huy động vốn thông qua trang web hero8.org. Hệ thống của các đối tượng có 21.405 mã khách hàng, trong số đó 14.637 mã đã kích hoạt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét