Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 38

(ĐC sưu tầm trên NET)
112 Robert_Brown_1797.jpg

Brown (1773-1858): Người phát hiện nhân tế bào

Đăng lúc: Thứ năm - 27/10/2005 07:44 - Người đăng bài viết: Administrator

Brown (1773-1858): Người phát hiện nhân tế bào

Robert Brown sinh ngày 21 tháng 12 năm 1773 tại Montrose, một thành phố cảng ở miền Đông Bắc Scotland, nằm dưới chân dãy núi Grampian. Ông bố là một mục sư của nhà thờ Tân giáo. Robert theo học trường Marischal ở Aberdeen, trường này được xây dựng từ những năm 1494 và 1593.

Lúc vừa 16 tuổi, Robert đến Đại học Edinburgh theo học y khoa. Sau 5 năm học tập, chàng thanh niên Robert 21 tuổi gia nhập quân đội Anh với cương vị trợ lý phẫu thuật viên. Theo các bạn đồng ngũ, anh đến đồn trú ở Ireland. Suốt 5 năm, ngoài công việc chuyên môn, Robert thường tìm hiểu và sưu tập các loại cây cỏ hiếm lạ.

Năm 1798, nhân dịp đến thăm Luân Đôn, anh có dịp quan biết ngài Banks1, Chủ tịch Hội Hoàng gia. Nghe nói ông này có 1 bộ sưu tập mẫu cây cỏ hiếm lạ nhất nước Anh, Robert đã ngỏ lời muốn ghé thăm và được ngài Banks chấpthuận.

Sẵn niềm ham mê tìm hiểu các loài cây cỏ nên trong nhiều tuần lễ, Robert luôn có mặt ở phòng mẫu cây của ngài Banks. Trong những buổi chuyện trò với ngài Banks, anh được biết ngài đã cùng thuyền trưởng James Cook thực hiện nhiều chuyến đi khảo sát trên con thuyền “Gắng sức” (Endeavour).

Ngày 18/7/1801, được sự giới thiệu của ngài Banks, nhà khoa học trẻ tuổi Brown hồ hởi bước lên con tàu “Người thám hiểm” bắt đầu cuộc hành trình dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Flinders. Ngày 8/12/1801, tàu cập bến tại Eo Vua George, ở bờ Tây nước úc. Brown rất ngạc nhiên và sung sướng khi nhìn thấy thảm thực vật của vùng đất mới thật phong phú. Trong khi chiếc tàu chạy vòng quanh bờ biển nước úc để thực hiện những khảo cứu hải dương học. Suốt 4 năm trời, Brown lang thang khắp đó đây. Anh mải mê quan sát, ghi chép và thu thập các mẫu cây cỏ mới lạ. Cùng tham gia những chuyến khảo sát, có Bauer2. Cũng may mắn cho Brown là dịp học hỏi ở khu vườn mẫu của ngài Banks, anh đã có đầy đủ kiến thức thực vật học. Sau này Ferdinand Bauer đã vẽ minh họa thật đẹp bộ sưu tập.

Ngày 13/10/1805, anh trở lại nước Anh và bắt tay ngay vào công việc sắp xếp phân loại bộ sưu tập gồm khoảng 3900 loài. Sau 5 năm nghiên cứu, tìm đọc các tài liệu rồi so sánh các mẫu vật, cuốn sách “Thảm thực vật ở Tân Hà Lan” (1810) ra đời gây ngạc nhiên cho giới khoa học vì tài quan sát tinh tường và văn phong rành mạch của nhà thực vật học Brown vừa tròn 38 tuổi. Do ở thời đó, người ta chưa chú ý nhiều đến các cây cỏ, nên mặc dù những ghi chép từ nước úc rất phong phú, ông cũng chỉ cho xuất bản một tập. Sau khi đọc cuốn sách, thêm một lần nữa, ngài Banks phát hiện tài năng của Brown nên đã mời nhà khoa học trẻ tuổi đến phụ trách khu vườn mẫu và cả thư viện quý giá của ngài, sau này ngài Banks đã ghi trong di chúc cho phép Brown toàn quyền sử dụng khu vườn mẫu và thư viện riêng của ngài. Từ năm 1825, liên tục suốt trong gần mười năm, các tác phẩm của Brown được xuất bản bằng tiếng Đức.

Năm 1827, Brown được mời đến làm việc ở Viện Bảo tàng Anh, đồng thời phụ trách khoa thực vật vừa mới được thành lập và mang tên Banks, lúc này ông đã 54 tuổi. Năm sau, giới khoa học lại ngạc nhiên khi đọc cuốn sách “Những nhận xét vi thể (1827) của Brown, trong đó, tác giả ghi nhận đã quan sát thấy những mảnh nhỏ chuyển động ở bên trong những hạt phấn hoa sống của giống Clarkia pulchella. Sau đó, khi tiếp tục quan sát thêm nhiều hạt phấn hoa cả sống lẫn chết của nhiều loại cây khác nhau, lần nào Brown cũng nhận thấy có hiện tượng chuyển động những mảnh nhỏ của chất dịch (về sau mới biết là dịch dạng keo). Sau phát hiện của Brown, nhiều nhà khoa học cũng nghiên cứu và đều xác nhận đúng như vậy. Hiện tượng này, về sau được gọi là chuyển động Brown. Trong suốt quá trình nghiên cứu và phân loại các cây cỏ, Brown không chỉ thể hiện tài năng mô tả, quan sát tinh tế mà còn biểu hiện rõ thái độ thận trọng, trung thực. Một lần sưu tập được một loại hoa rất đẹp, có đường kính tới 1m, khi khảo cứu tài liệu, ông biết rằng loại này, trước đây đã được một nhà khoa học trẻ tuổi tên là Arnold ghi nhận lần đầu tiên ở đảo Sumatra, thuộc Indonesia, cùng với một người bạn tên là Raflord. Vì vậy, trong bảng phân loại, ông đã đặt tên loài hoa đó là Rafloleza arnoldi.
Năm 1831, trong khi đang tiến hành những thử nghiệm với hai giống Orchidacea và Asclepiadaceae, với tài năng quan sát tinh tế vốn có, Brown lại ghi nhận và mô tả một hình thái đặc biệt, hiện diện bên trong tế bào mà chưa ai nói tới: nhân của tế bào. Leeuwenhoek có lẽ đã nhìn thấy nhân của hồng cầu cá và Franz Bauer có lẽ đã vẽ nhân tế bào để minh họa một mẫu vật của John Hunter. Nhưng việc phát hiện ra nhân tế bào chẳng làm ai chú ý cho tới 7 năm sau, khi Schleiden và Schwann công bố luận thuyết tế bào (1838).

Là một nhà thực vật học tài năng, Brown đã đi vào lịch sử sinh học khi phát hiện ra chuyển động (mang tên ông) và nhân tế bào. Ông còn có nhiều đóng góp vào việc phân loại thực vật học, mở rộng hiểu biết và hoạt động giới tính ở các loài cây cấp cao. Ông là người đầu tiên phân biệt những cây hạt trần (gymnosperm) với những cây hạt kín (angiosperm) và cũng là một trong số những người mở đường cho ngành cổ thực vật học (Paleobotany)(1851).

Brown qua đời tại Luân Đôn ngày 10/6/1858, hưởng thọ 85 tuổi.

 

Nguồn: “20 nhà sinh học tài danh” – Trần Phương Hạnh, Nxb Thanh niên




1 Joseph Banks (1743-1820), nhà khoa học tự nhiên, người Anh.
2 Ferdinand Bauer (1760-1826), nhà khoa học và là em trai của họa sĩ Franz Bauer (1758-1840).

Chuyển động Brown

Giới thiệu

"Brownian Motion" - "Chuyển động Brown" là chương trình máy tính miêu tả chuyển động Brown, một loại chuyển động của các hạt vĩ mô (bụi, phấn...) trong chất khí và chất lỏng. Nó giải thích cho sự linh hoạt thú vị của bụi phấn, cũng như sự lan toả mùi hương trong không khí.
Thông thường, chuyển động Brown được nhắc đến một cách định tính và ngắn gọn về một loại chuyển động hỗn loạn của hạt vĩ mô hình thành do va đập từ phía các phân tử môi trường. Tuy vậy trên thực tế, chuyển động Brown mang nhiều tính chất định lượng, được chứng minh đầy đủ bằng xác suất thống kê trên nền tảng lý thuyết động học phân tử. Chương trình mô phỏng này sẽ làm sáng tỏ các tính chất định lượng ấy.
Tải chương trình:

Video minh hoạ

Các tính chất của chuyển động Brown

Chuyển động Brown được phát hiện ra từ rất lâu về trước vào năm 1827, khi nhà thực vật học người Anh Robert Brown quan sát thấy chuyển động "tự phát ngẫu nhiên" của hạt phấn hoa trong nước. Tuy thế, chuyển động Brown chỉ được biết đến rộng rãi sau nghiên cứu của Albert Einstein vào năm 1905, về tính chất định lượng của nó. Từ một loại chuyển động hỗn độn khó hiểu, Einstein cùng nhiều nhà khoa học khác đã cho thấy đó là sự hỗn loạn có quy luật.
Do đó, khi nói về chuyển động Brown, chúng ta cần lưu ý đến một vài tính chất đặc trưng của nó.

Tính chất 1:

Chuyển động Brown nói về hạt vĩ mô, tức những hạt lớn hơn nguyên tử, phân tử rất nhiều. Theo lý thuyết động học phân tử, các hạt vĩ mô đều có động năng trung bình bằng động năng của mỗi hạt phân tử siêu nhỏ. Điều này có nghĩa rằng, vận tốc chuyển động của hạt bụi là đủ nhỏ để có thể quan sát, bởi vì khối lượng của chúng lớn.

Tính chất 2:

Quỹ đạo thực sự của hạt Brown không thể quan sát được. Người ta quan sát chuyển động của nó qua mỗi khoảng thời gian
nhất định, đo toạ độ rồi vẽ lại. Do đó "quỹ đạo" biểu kiến của hạt chỉ là một đường gấp khúc, cong gãy.

Một điều thú vị thấy được ở đây là, thực ra mỗi đoạn gấp khúc lại tương ứng với vô vàn đoạn gấp khúc ngắn hơn, nếu thời gian đo
thu nhỏ lại.
càng nhỏ, quỹ đạo hạt Brown càng gần với thực tế, nhưng không bao giờ là thực tế. Quỹ đạo thực tế không có thật, do tính chất va chạm rất phức tạp ở cấp độ phân tử.

Tính chất 3:

Lấy một đồng hồ bấm giây và theo dõi chuyển động của một hạt Brown từ một vị trí ban đầu cho trước. Hạt Brown sẽ dần dần lìa xa khỏi vị trí ban đầu theo quy luật nhất định. Theo chứng minh của Einstein, khoảng cách kìa xa khỏi vị trí ban đầu
tỉ lệ thuận với căn bậc hai của thời gian:
Nếu viết đầy đủ hơn, bình phương của
sẽ tỉ lệ thuận với nhiệt độ môi trường, tỉ lệ nghịch với hệ số nội ma sát và tỉ lệ nghịch với kích thước của hạt.

Mô tả chương trình

Giao diện của "Brownian Movement" thể hiện qua các hình sau đây:


Chương trình mô phỏng chuyển động của đúng 500 hạt "phân tử" hình cầu, lẫn trong đó là một hạt lớn Brown. Hạt Brown có khối lượng lớn gấp 10 lần hạt phân tử. Tất cả chỉ là mô phỏng, do không thể lấy số liệu thực, máy tính không có khả năng tính toán đến hàng tỉ hạt.
Các hạt va chạm với nhau đúng theo các định luật bảo toàn năng lượng và xung lượng trong vật lý.
"Quỹ đạo thực" được vẽ bởi đường màu vàng, quỹ đạo thực nghiệm (đo được qua từng khoảng thời gian
) vẽ bởi đường màu đỏ gấp khúc. Ta có thể thay đổi tức thời giá trị của
qua thanh trượt, sẽ thấy được thay đổi trực quan của quỹ đạo thực nghiệm Brown.
Khoảng cách dịch chuyển
từ vị trí đo được trước đó được biểu thị bằng mũi tên màu đỏ. Đồng thời khoảng cách đó cũng được vẽ theo kiểu "tường thuật trực tiếp" trên khung đồ thị bên phải. Đồ thị này biểu diễn quy luật 
tỉ lệ thuận với căn bậc hai của thời gian.
Trên khung đồ thị cũng biểu diễn một hàm số giải tích
, màu đen đậm, nhằm so sánh với đường thực nghiệm quan sát được. Đường giải tích có dạng một parabol nằm ngang (hàm căn thức). Đương nhiên, đường giải tích chỉ là lý thuyết, mô tả tính trung bình.


Robert Brown

1773-1858
Vương Quốc
113 John_Locke_1799.jpg

John Locke - Nhà tư tưởng lớn của phong trào khai sáng

Phạm Văn Đức(*)
Nguồn: Tạp chí Triết học, số 2 (201), tháng 2 - 2008
John Locke (1632 – 1704)
John Locke (1632 – 1704)
John Locke (1632 – 1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Ông là nhà triết học theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận. Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gốc nhà nước. Qua các tác phẩm của mình, J.Locke luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế và có những đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân lẫn mặt thể chế. Về cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí để đi tìm chân lý thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt hoặc được sinh ra bởi niềm tin mù quáng. Về mặt thể chế, cụ thể là nhà nước và nhà thờ, J.Locke tách biệt những chức năng chính đáng và không chính đáng của các thể chế này và từ đó mà có sự khác nhau trong việc sử dụng bạo lực của các thể chế này tương ứng với những chức năng của nó. Chính những khái niệm về quyền tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng góp khác đă khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Tiểu sử
John Locke sinh ở Wrington, một làng nhỏ ở Somerset, vào ngày 29 tháng 8 năm 1632. Ông sinh trưởng trong một gia đình Thanh giáo, là con trai của một chủ đất nhỏ hành nghề luật sư tại nông thôn và đã tham gia Nội chiến trong phe của Cromwell. Năm 1646, ông vào học trường Westminster tại London và học tiếp lên trường Christ Church của Đại học Oxford vào năm 1652. Ông lấy bằng cử nhân năm 1656 và thạc sĩ năm 1658, sau đó làm giảng viên tại trường từ 1660. Trong thời gian ở đây, ông còn quan tâm đến khoa học thực nghiệm và trở thành hội viên Hội Hoàng gia vào năm 1668.
Năm 1666, ông làm thư ký cho Huân tước toàn quyền Carolinas, Huân tước Ashley tức Bá tước Shaftesbury. Ashley đã thuyết phục vua Charles II thành lập Ban Thương mại và Thuộc địa và ông trở thành thư ký của Ban này. Sau 1674, khi Shaftesbury rời chính trường, J.Locke trở lại Đại học Oxford lấy bằng cử nhân Y học và giấy phép hành nghề rồi sang miền Nam nước Pháp. Khi Shaftesbury trở lại vũ đài chính trị thì ông cũng quay về Anh năm 1679. Do sợ bị nghi ngờ dính líu đến một âm mưu ám sát nhà vua nên ông quyết định sang Hà Lan vào năm 1683. Tại đây, ông viết Lá thư về lòng khoan dung bằng tiếng Latinh và trước khi rời Hà Lan vào tháng 2 năm 1689, tác phẩm Luận về sự hiểu biết của con người đã được ông hoàn thành.
Cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 đã đánh dấu một bước ngoặt không chỉ của nước Anh, mà với cả J.Locke. Ông trở lại Anh trên chiếc tàu chở Nữ hoàng Mary về nước để cùng chồng cai trị vương quốc. Trong giai đoạn này, ông xuất bản tác phẩm Luận về sự hiểu biết của con ngườiHai chuyên luận về nhà nước. Đồng thời, tác phẩm Lá thư về lòng khoan dung mà ông viết bằng tiếng Latinh cũng được dịch ra tiếng Anh. Trong những năm tiếp theo, ông có mối quan hệ thân thiết với Quý bà Masham và sống tại Oates, Essex. Ông viết nhiều thư từ, tranh luận để bảo vệ các tác phẩm của mình và cho xuất bản các cuốn sách  Tính hợp lý của Kitô giáo, Một số suy nghĩ về giáo dục.
Từ năm 1696 đến năm 1700, ông lại tham gia vào Ban Thương mại và Thuộc địa, một cơ quan quản lý nhiều việc, trong đó có cả các việc về nước Mỹ trước khi xảy ra Cách mạng Mỹ. Sau khi về hưu, Locke trở về Oates sống những ngày cuối đời và mất ngày Chủ nhật, 28 tháng 10 năm 1704.
Tác phẩm
Lá thư về lòng khoan dung (A Letter Concerning Toleration) (1689); Lá thư thứ hai về lòng khoan dung (A Second Letter Concerning Toleration) (1690); Lá thư thứ ba về lòng khoan dung (A Third Letter for Toleration)(1692); Lá thư thứ tư về lòng khoan dung (Fourth Letter for Toleration) (xuất bản sau khi J.Locke mất); Luận về sự hiểu biết của con người (An Essay Concerning Human Understanding) (1689); Lá thư gửi Giám mục xứ Worcester (A Letter to the Bishop of Worcester) (1697); Hai chuyên luận về Nhà nước (Two Treatises of Government) (1689); Một số suy nghĩ về hậu quả của việc hạ thấp tỷ giá và tăng giá trị của tiền tệ (Some Considerations of the Consequences of Lowering of Interest, and Raising the Value of Money) (1691); Một số suy nghĩ tiếp theo về tăng giá trị của tiền tệ (Further Considerations concerning Raising the Value of Money) (1693); Một số suy nghĩ về giáo dục (Some Thoughts Concerning Education) (1693); Tính hợp lý của Kitô giáo (The Reasonableness of Christianity, as Delivered in the Scriptures) (1695); Biện hộ cho tính hợp lý của Kitô giáo (A Vindication of the Reasonableness of Christianity)(1695); Biện hộ tiếp theo cho tính hợp lý của Kitô giáo (A Second Vindication of the Reasonableness of Christianity) (1695); Thuyết trình về phép màu của Chúa (Discourse on Miracles) (xuất bản sau khi J.Locke mất); Xem xét ý kiến của Cha Malebranche nhìn thấy tất cả mọi việc nhân danh Chúa (An Examination of Father Malebranche's Opinion of Seeing all things in God) (xuất bản sau khi J.Locke mất); Nhận xét về một số tác phẩm của Ông Norris (Remarks on Some of Mr Norris's Books) (xuất bản sau khi J.Locke mất); Con đường của trí tuệ (Conduct of the Understanding) (xuất bản sau khi J.Locke mất).
Ảnh hưởng
J.Locke có ảnh hưởng đến cả cuộc Cách mạng Mỹ lẫn Cách mạng Pháp. Ông có nhiều ảnh hưởng đến triết học, chính trị và đặc biệt là những cống hiến của ông cho chủ nghĩa tự do. J.Locke đóng góp cho nhân loại phương pháp thực nghiệm đi đến tri thức. Tư tưởng về chủ nghĩa tự do khế ước xã hội của ông đã có ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều nhà tư tưởng lớn, như Voltaire, Montesquieu và cả những người sáng lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, như  Alexander Hamilton, Jemes Madison và Thomas Jefferson. Tên tuổi của J.Locke được biết đến nhiều nhất qua cống hiến của ông cho chủ nghĩa tự do nói chung và ảnh hưởng với nước Mỹ nói riêng.
Con đường tri thức
Trong nhận thức luận, J.Locke xem con người bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh giống như khi sinh ra chỉ là tờ giấy trắng mà sự trải nghiệm tự do viết lên đó. Khi con người suy nghĩ, đối tượng của sự hiểu biết chính là ý niệm. Và ý niệm bắt nguồn từ kinh nghiệm (hay trải nghiệm). Kinh nghiệm có hai dạng, một dạng là thực tại bên ngoài mà qua các giác quan, con người có được những ý niệm đơn giản về sự vật và quá trình xung quanh. Một dạng khác chính là sự suy nghĩ cho ta biết sự vận động bên trong tâm thức của chúng ta, hay nói cách khác, qua suy nghĩ hoặc hồi tưởng mà ta có được những ý niệm mới dựa trên những ý niệm đơn giản đã có từ trước trong tâm thức của mình. Vì vậy, suy nghĩ cũng là một dạng nhận thức nội tại. Các ý niệm đều có nguồn gốc hoặc từ cảm giác, suy nghĩ hoặc là từ cả hai.
Từ kinh nghiệm, con người có được những ý niệm đơn giản. Khi đã trữ đầy những ý niệm đơn giản, tâm thức con người có thể kết hợp chúng lại thành những ý niệm phức tạp. Ý niệm đơn giản không thể do con người tự tạo ra, chúng chỉ có thể có được từ kinh nghiệm và trong quá trình nhận thức đó, tâm thức con người ở trạng thái thụ động. Còn khi kết hợp các ý niệm đơn giản thành những kiểu ý niệm phức tạp khác nhau, tâm thức con người ở trạng thái hoạt động. Chính vì vậy, ông được coi là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm, bởi không có cái gì ở trong thế giới tâm thức mà lại không ở dạng ý thức trước đó, khi ý thức được mở rộng để bao hàm cả sự suy nghĩ.
J.Locke cũng coi các ý niệm đơn giản chính là sự phản ánh thực tại sát nhất. Con người càng suy nghĩ làm giàu thêm những ý niệm mới bao nhiêu thì càng đi xa thực tại bấy nhiêu. Tuy nhiên, các ý niệm đơn giản này không có cùng mức độ ý nghĩa với thực tại. Có những ý niệm đơn giản như màu sắc, mùi vị, âm thanh không có sự tương đồng với vật thể, nhưng có thuộc tính về hình ảnh, về chuyển động của vật thể mà không cảm thấy được, tức là có “sức mạnh để tạo ra sự cảm nhận trong chúng ta” và được gọi là đặc tính thứ cấp của vật thể. Mặt khác, những khái niệm, như sự vững chắc, hình ảnh, chuyển động cũng là những ý niệm đơn giản nhưng lại có sự tương đồng với đặc trưng của vật thể, “mẫu hình của chúng có tồn tại thực bên trong bản thân vật thể và do vậy, chúng là đặc tính sơ cấp của vật thể.
Bản chất của ngôn ngữ là liên hệ với các ý niệm và nó có vai trò quan trọng trong tìm kiếm tri thức. J.Locke coi ngôn từ chỉ là cái để giao tiếp(1) và cần phân biệt cái danh với cái thực chất(2). Trong tự nhiện không hề có biên giới rõ ràng nào và luôn tồn tại các trường hợp nằm ở vùng giáp ranh. Do vậy, cái thực chất không thể được hiểu chỉ thông qua việc đưa ra ngữ nghĩa của cái tên được dùng để chỉ cái thực thể.
J.Locke cũng phân biệt giữa hình thức (mode) với thực thể (substance). Khác với thực thể, hình thức là một dạng tồn tại phụ thuộc mà Locke gọi nó là “ý niệm phức tạp mà dù bản thân nó được kết hợp như thế nào, nó không chứa trong nó cái giả định tồn tại của nó” (Luận về sự hiểu biết của con người q.II. xii.4, tr.165) hay nói đơn giản hơn, nó chính là cái được nghĩ tới khi sắp xếp trật tự cái thực tại. Theo ông, hình thức cũng có hai dạng:
“Có hai dạng Hình thức cần được xem xét. Dạng đầu là các dạng chỉ có sự biến đổi hay kết hợp khác nhau của các Ý niệm đơn giản mà không bị xáo trộn ...; chính không là cái gì khác ngoài các ý niệm đồng nhất khác rõ ràng được xếp lại bên nhau mà tôi gọi là Hình thức đơn giản.... Loại thứ hai kết hợp các Ý niệm thuộc các kiểu khác nhau được xếp cùng nhau để trở thành dạng phức tạp hơn...; và tôi gọi chúng là các Hình thức hỗn hợp” (Luận về sự hiểu biết của con người, q. II, xii. 5., tr.165).
Locke coi tri thức là "sự nhận thức về sự chuyển tiếp và đồng ý hoặc không đồng ý hay phản đối về bất kỳ một ý niệm nào trong các ý niệm của chúng ta " (Luận về sự hiểu biết của con người, q. IV. I. 1. tr. 525). Sự đồng ý hay không được chia thành bốn loại: đồng nhất hoặc đa dạng, quan hệ, cùng tồn tại hoặc chuyển tiếp nếu cần thiết và sự tồn tại thực. Ông cũng phân biệt hai mức độ của tri thức: trực giácchứng minh. Trong trực giác, sự đồng ý hay không được nhận thức ngay. Còn với loại sau, nó được nhận thức thông qua sự trung gian điều hòa của một ý niệm thứ ba, tuy nhiên từng bước của chứng minh cũng vẫn là trực giác khi sự đồng ý hay không được nhận thức tức thì. Ông coi toán họcluân lý học thuộc loại chứng minh. Về cái Tôi, Locke có cùng quan điểm với Descartes khi cho rằng, sự tồn tại của cái Tôi được biểu hiện trong mọi trạng thái ý thức.
Bên cạnh hai dạng tri thức trên, J.Locke còn đề cập đến một dạng tri thức thứ ba, đó là sự hiểu biết không phải về Chúa Trời và về cái Tôi, mà là tri thức về cái khách thể thực hay thế giới bên ngoài qua sự lĩnh hội của cảm giác. Ông viết: “Cả hai, trực giác và chứng minh, đều là các mức độ của tri thức của chúng ta; cái tiếp theo... chính là niềm tin hoặc quan niệm, nhưng chưa phải là tri thức,... Do vậy, cái nhận thức khác trong tâm thức vận dụng đến cả cái tồn tại cụ thể của sự sống hữu hình ngoài bản thân chúng ta, đi xa hơn sự thống kê đơn giản, và chưa đủ hoàn thiện đến mức chắc chắn, được biết đến với tên gọi tri thức”. (Luận về sự hiểu biết của con người, q. IV, xiv).
Cuối cùng, J.Locke đưa ra cái gọi là lương tri để phân biệt với tri thức khi tâm thức con người ngay lập tức đi đến sự đồng ý hay không trước một ý niệm mà không đòi hỏi “phải có bằng chứng chứng minh trong quá trình nhận thức” (Luận về sự hiểu biết của con người, q. 4, xix, tr.1-2).
Quyền tự nhiên và Khế ước xã hội
Chính lý thuyết về quyền tự nhiênkhế ước xã hội là cốt lõi cơ bản trong quan điểm của J.Locke về nhà nước và tổ chức nhà nước. Quyền tự nhiên trước hết là quyền mưu cầu sinh tồn của con người. Ông quan niệm tài sản là quyền tự nhiên và sinh ra do lao động. Chính lao động sinh ra giá trị tài sản của một vật thể. Tài sản là tính có trước cả nhà nước và do vậy, nhà nước không có quyền can thiệp.
Lao động tạo ra của cải, nhưng việc tích luỹ của cải cũng có giới hạn vì khả năng sản xuất và tiêu thụ có hạn của con người. Để giải quyết vấn đề này cần có lưu thông tiền tệ. Chính tiền tệ khiến việc tích lũy là có thể mà tránh không bị lăng phí hay hư hỏng như khi tích lũy hàng hóa. Ông cho rằng, bất bình đẳng sinh ra do sự thỏa thuận ngầm trong việc sử dụng tiền tệ chứ không phải từ khế ước xã hội trong xã hội văn minh hay do các luật lệ điều chỉnh quyền sở hữu đất đai. Ông cũng nhận thức được vấn đề đặt ra từ việc tích lũy không có giới hạn, nhưng mới chỉ ám chỉ rằng chính quyền cần điều hòa mâu thuẫn giữa việc tích lũy của cải không có giới hạn với việc phân phối của cải bình đẳng hơn, mà chưa hề đề cập đến những nguyên tắc mà dựa vào đó, chính quyền giải quyết được việc này.
Nhưng, nguồn gốc của thể chế nhà nước không chỉ xuất phát từ nhu cầu kinh tế. Cũng như Hobbes, J.Locke quan niệm trong trạng thái tự nhiên, tất cả mọi người đều bình đẳng và độc lập, không ai có quyền làm tổn hại đến người khác và mọi người đều có quyền trừng phạt kẻ vi phạm. Xã hội văn minh ra đời khi vì mục đích quản trị tốt hơn mà con người giao một số chức năng của mình cho các quan chức và do vậy, nhà nước hay hệ thống chính quyền ra đời và được thể chế bằng khế ước xã hội. Theo đó, quyền lực của nhà nước là có giới hạn và nhà nước có nghĩa vụ đối với người dân. Ngoài ra, quyền lực của nhà nước có thể bị thay đổi bởi chính người dân, người bị trị, những người đã trao quyền cho nhà nước.
J.Locke cũng cho rằng, con người luôn ích kỷ và đầy ham muốn. Chính vì vậy mà ngay từ thời kỳ còn trong trạng thái tự nhiên, khi nhà nước chưa ra đời, bên cạnh quyền tự nhiên của mình, con người đã phải tự cho mình quyền xét xử và trừng phạt kẻ khác để duy trì luật của tự nhiên. Khi xã hội văn minh ra đời, thể chế nhà nước là hệ quả của khế ước xã hội - một bước tiến văn minh hơn và giúp duy trì luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã hội văn minh. Ngay cả một nhà nước chuyên chế do vua chúa cai trị cũng phải thực hiện đúng các chức năng của khế ước xã hội như một chính quyền dân sự nếu không muốn bị diệt vong. Chức năng của một chính quyền dân sự hợp lý là phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người, tức quyền được sống, được tự do, có sức khỏe và của cải của mỗi công dân. Ông cũng phân biệt quyền hạn của nhà nước do truyền ngôi với quyền hạn chính trị và độc tài. Quyền hạn truyền ngôi là hạn chế, còn quyền hạn chính trị là lấy từ quyền của mỗi cá nhân để đảm bảo việc thực hiện luật của tự nhiên. Quyền độc tài thì ngược lại, nó lấy quyền sống, tự do, sức khỏe và cả một phần của cải của người khác để phục vụ cho quyền lực của mình.
Theo quan điểm của Locke về khế ước xã hội, nhà nước không cần có quá nhiều quyền lực, vì như vậy chỉ khiến người dân bị đè nén. Ông cũng nhận thấy nguy cơ của quyền lực tuyệt đối, quyền độc tài dù trao cho một cá nhân hay một nhóm người. Dạng nhà nước tốt nhất chính là quyền lực của hệ thống chính quyền được hạn chế bằng cách chia thành các nhánh và mỗi nhánh có quyền hạn riêng cần thiết đủ để thực hiện chức năng của mình. Theo ông, một hệ thống nhà nước cần có quyền xét xử độc lập mà việc ra quyết định được thực hiện chỉ dựa trên duy nhất hiến pháp của cả quốc gia. Ông cho rằng, trách nhiệm của quốc hội là lập pháp và nhiệm vụ của nhà vua là hành động như một người chấp pháp tối cao.
Để duy trì trật tự xã hội, bất kỳ nhà nước nào cũng đều phải có sự đồng thuận của những người bị trị (Chuyên luận thứ hai về nhà nước, tr. 95). Nhận thấy rằng, khó có thể đạt được sự đồng thuận tuyệt đối cho một luật lệ cụ thể được đưa ra, J.Locke chủ trương phải chấp nhận đặt sự quyết định dựa trên ý kiến của đa số lên trên hành vi của mỗi cá nhân (Chuyên luận thứ hai về nhà nước, tr. 97-98).
Đối với Locke, cơ cấu nhà nước không quan trọng bằng việc quyền lập pháp – quyền quyết định trật tự xã hội và phúc lợi chung qua việc đặt ra luật lệ về việc chuyển nhượng, bảo toàn và thu nhận tài sản – phải được thực hiện theo cách mà mọi người đều đồng thuận (Chuyên luận 2, tr.134 - 138). Vì luật lệ sẽ được duy trì trong một thời gian dài sau khi thiết lập, nên cơ quan lập pháp không cần phải họp thường xuyên. Tuy nhiên nhánh hành pháp - nơi chịu trách nhiệm đảm bảo luật pháp được thực thi cần duy trì hoạt động liên tục trong xã hội (Chuyên luận 2, tr. 144). Chức năng hành pháp được thực hiện bởi các quan chức, các vị bộ trưởng mà quyền lực của họ được trao từ nhánh lập pháp (Chuyên luận 2, tr.153). Khi nhánh lập pháp ngưng họp, cơ quan hành pháp có đặc quyền xử trí tình hình khẩn cấp khi chưa có luật lệ quy định cho những tình huống này (Chuyên luận 2, tr. 160). Locke cũng cảnh báo rằng, nếu lạm dụng đặc quyền này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và trật tự của quốc gia. Khi đó, một trật tự mới, một khế ước xã hội mới sẽ ra đời để thực hiện quyền phán xét tối cao theo đúng luật của tự nhiên (Cách mạng).
Khoan dung tôn giáo
J.Locke coi bản chất con người là lý trí và khoan dung. Ông tin vào Chúa Trời, nhưng không cho Chúa Trời một vị trí nào trong tâm tưởng hay trái tim của con người. Chính hành vi, ý chí của con người mới là điều Locke quan tâm và ông cũng là cha đẻ của ngành tâm lý học hiện đại.
Quan điểm về tôn giáo của J.Locke là phải khoan dung. Một xã hội mới muốn thực hiện tốt chức năng của nó cần phải thống nhất không phải bằng một tôn giáo mà bằng lòng khoan dung. Do vậy, nhà thờ phải là các tổ chức tự nguyện, chứ không gắn liền với nhà nước như Nhà thờ Anh giáo.
Cho dù mới chỉ giới hạn ở Kitô giáo, hay nói đúng hơn là các giáo phái Kháng Cách, song J.Locke là người đã đặt ra nguyên tắc khoan dung đối với tôn giáo. Quan điểm của J.Locke về khoan dung tôn giáo phù hợp với quan điểm của ông về chính quyền dân sự. Ông cho rằng, quyền sống, tự do, sức khỏecủa cải là các quyền lợi dân sự và đó cũng là mối quan tâm của chính quyền dân sự và các quan tòa. Các quan tòa có thể dùng sức mạnh và bạo lực nếu cần để duy trì các lợi ích dân sự và để chống lại bạo lực phá vỡ những quyền trên. Và đấy là chức năng của nhà nước. Còn đối với mối quan tâm tới sự cứu rỗi thì đó không phải là lợi ích dân sự, nằm ngoài quyền hạn của chính quyền dân sự và các quan tòa. Trên thực tế, Locke đã bổ sung vào các quyền tự nhiên, như quyền sống, quyền tự do, quyền có sức khỏe và của cải, một thứ quyền nữa – đó là quyền tự do lựa chọn con đường cứu rỗi của riêng mỗi người. Ông coi mọi sự can thiệp của nhà nước nhằm duy trì niềm tin đều không hợp lý, vì sức mạnh mà vị quan tòa sử dụng không phải là phương tiện hiệu quả để thay đổi niềm tin. Chỉ có nhà thờ chân chính mới có quyền lực đó, nhưng mỗi nhà thờ đều tự cho mình là chân lý, trong khi không ai ngoài Chúa Trời có thể phán xét điều này. Do vậy, điểm cốt lõi trong biện luận của ông về khoan dung tôn giáo là sự hoài nghi đối với khả năng hiểu biết tôn giáo.
Con người trí tuệ
Các nhà tự do như J.Locke cũng e sợ sự đa cảm của số đông. Người tự do phải là người đọc các tác phẩm trí tuệ, tin vào giáo dục và tin vào việc con người biết vượt lên hoàn cảnh như các nhà tư sản vẫn làm, và vì là người có trí tuệ nên cần biết đặt giá trị vào sự tự do tư tưởng, phản đối sự can thiệp của nhà thờ vào triết học và khoa học.
Chính từ quan niệm nhận thức luận của mình, J.Locke đã nhấn mạnh vai trò và quyền năng của giáo dục chính là tạo ra sự trải nghiệm trong tâm trí của trẻ em trong quá trình trưởng thành. Và “trí tuệ của đứa trẻ cũng dễ dàng thay đổi giống như nước vậy”. Ông quên sự khác nhau về bản năng giữa những đứa trẻ và nhấn mạnh tới mục tiêu rộng lớn của giáo dục chính là để có những con người phù hợp với cuộc sống, với thế giới chứ không phải là để vào đại học. Mục tiêu giáo dục quan trọng chính là đào tạo tính cách.
Giá trị và giá cả
J.Locke có ảnh hưởng đến kinh tế học tuy không nhiều như triết học(3). Ông cho rằng, giá trị và giá cả được quyết định theo luật cung cầu; rằng, tiền tệ có hai chức năng: đo giá trị và để tích trữ thay cho hàng hóa(4). Sự giàu có được đo bằng có nhiều vàng bạc và vàng bạc điều khiển tất cả mọi tiện nghi của cuộc sống. J.Locke cũng cho rằng, một quốc gia cần phải có cân bằng thương mại nếu không sẽ thua thiệt so với các quốc gia khác khi giao dịch. Và khi dự trữ tiền tệ của cả thế giới tăng lên thì quốc gia cũng phải tìm mọi cách gia tăng dự trữ của mình. Trong ngoại thương, bên cạnh luồng dịch chuyển hàng hóa còn có luồng dịch chuyển dự trữ tiền tệ của quốc gia và chính sự dịch chuyển lưu thông luồng tiền này quyết định tỷ giá hối đoái. Nếu dự trữ tiền tệ của quốc gia đủ lớn, quốc gia có thể ảnh hưởng đến việc gia tăng giao dịch ở mức giá trị cao hơn bình thường.
J.Locke cũng tính toán nhu cầu tiền tệ cho các nhóm kinh tế khác nhau liên hệ tới độ dài của quãng thời gian chi trả của từng nhóm (chủ đất, người lao động, người trung gian môi giới). Ông coi những người trung gian môi giới là những người góp phần mở rộng phạm vi lưu thông của tiền tệ và lợi nhuận của họ ăn vào phần lợi nhuận của người lao động và chủ đất.
Tựu trung lại, qua ngòi bút phê phán nhà thờ Anh giáo và nhà nước chuyên chế Anh, John Locke đã có những đóng góp lớn không chỉ cho triết học, chính trị, thần học (về khế ước xã hội, về tự do tôn giáo, về quyền tự nhiên của con người), kinh tế học và giáo dục, mà còn cho sự nghiệp giải phóng con người trước những ràng buộc của từng cá nhân và xây dựng thể chế tổ chức chung của xã hội. Chính vì vậy, ông không những là nhà tư tưởng Khai sáng vĩ đại, mà còn có những đóng góp đáng kể cho chủ nghĩa tự do.
Nguồn: Theo Wikipedia.
Người sưu tầm và giới thiệu
:
PGS.TS. Phạm Văn Đức(*) (Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam)


(1) Xem: Frank E.Smitha. Lịch sử thế giới: tự do đối lập với truyền thống ở Tây Âu, 2001.
(2) Xem: William Uzgalis. .Từ điển Bách khoa triết học Straford, John Locke, 2001.
(3) Từ điển Bách khoa triết học trên mạng, John Locke, 2006.
(4) Wikipedia tiếng Anh John Locke, 2006.

John Locke

1632-1704
Vương Quốc
Triết Lý
114 Thomas_Aquinas_1802.jpg

Thomas Aquinas – Tiến sĩ khiêm nhường

0
Thánh Thomas Aquinas (Toma Aquino, 1225–1274) là phát ngôn viên xuất sắc của truyền thống Công giáo về Tín lý và Mặc khải. Ngài là 1 trong 4 thầy dạy vĩ đại của Giáo hội Công giáo thời Trung cổ (3 vị kia là Alexandre Hales, Albert Cả và Bonaventura), Ngài được tôn vinh là Tiến sĩ Giáo hội và Tiến sĩ Thiên thần. Thomas thông thái xuất chúng nhưng rất khiêm nhường.
Thomas Aquinas chào đời vào mùa xuân năm 1225 tại Rocca-secca, gần Aquino, một thị trấn ở miền Nam nước Ý. Thomas là con trai thứ ba trong một gia đình vị vọng: Ông bà Bá Tước Landolfo và Theodora.
Lúc 5 tuổi (1230), Thomas được song thân gửi vào Đan viện Biển Đức tại Cassino để thụ huấn. Song thân của Thomas hy vọng con trai sẽ trở thành Tu viện trưởng của Đan viện này, vì điều đó sẽ làm cho ảnh hưởng của thân phụ lan rộng hơn, và để làm vẻ vang dòng dõi quý tộc. Nhưng năm 1235, Thomas phải rời Đan viện vì có sự tranh chấp giữa thần quyền và thế quyền, trong đó có sự tham dự của các vị lãnh đạo thành Aquino. Là con vị lãnh chúa vùng Aquinas thuộc hoàng tộc Hohenstanfen nhưng Thomas không thích thế quyền.
Năm 1239, Thomas bắt đầu theo học tại phân khoa nghệ thuật Đại học Neapoli, và tốt nghiệp năm 1244, lúc đó Thomas vừa tròn 19 tuổi. Tại đây, ngài rất say mê triết học của Aristote. Cũng chính thời gian này Thomas khám phá ra ơn gọi tu trì.
Năm 1243, Thomas bỏ kế hoạch của gia đình và xin vào Dòng Anh Em Thuyết Giáo (Dòng Đa-minh), mẹ ngài rất thất vọng. Thế nên mẹ ngài cho người bắt ngài về và biệt giam ngài ở nhà hơn 1 năm. Thậm chí gia đình còn thuê gái điếm vào quyến rũ Thomas, nhưng ngài đã lấy cây củi đang cháy trong lò sưởi mà đuổi đi. Ngài vẽ hình Thánh Giá trên tường và qùy xuống cầu nguyện. Thiên thần hiện ra thắt dây đồng trinh cho ngài. Vì thế, ngài còn được gọi là Tiến sĩ thiên thần. Sau 1 tháng, ả gái điếm đành chịu thua. Người chị thương em nên giúp Thomas trốn khỏi nhà.
Khi được tự do, ngài đi Paris rồi tới Cologne và hoàn tất việc học với Thánh Albert Cả. Ngài tốt nghiệp và làm giáo sư tại Paris khi mới ngoài 20 tuổi. Ngài sống trong dinh của ĐGH Urban IV, hướng dẫn các trường dòng Đa-minh ở Rome và Viterbo, tranh luận với các tu sĩ khất thực, tranh luận với một số tu sĩ Dòng Phanxicô về thuyết của Aristote, và chống lại giáo thuyết Manich, kể cả phái Averroist. Trong trường, Thomas rất ít nói. Ngài thường suy tư đến ngây người nên bị gán cho biệt danh “con bò câm xứ Silixia”. Giáo sư Albert biết lực học của Thomas nên nói trước lớp: “Hãy học theo Thomas trong cách suy nghĩ. Đó là một con bò, nhưng tiếng rống của con bò này sẽ vang dội khắp thế giới”. Quả thật, lời tiên báo đó của Thánh Albert Cả đã ứng nghiệm.
Năm 1248, Thomas theo thầy Albert về Cologne dạy học và tiếp tục nghiên cứu. Cũng tại đây, Thomas được lãnh tác vụ linh mục và dần dần trở nên nổi tiếng về sự thông thái và thánh thiện. Giáo quyền muốn dành cho Thomas nhiều chức tước và đặc ân, nhưng Thomas từ chối tất cả, chỉ muốn làm một tu sĩ bình thường, không danh vọng, không chức tước.
Trong thời gian làm giáo sư, Thomas đã đọc nhiều tác phẩm thuộc đủ các môn và đã sáng tác nhiều tác phẩm triết học và thần học rất có giá trị. Sinh thời, danh tiếng ngài vang dội, nhiều người đổ xô đến xin ý kiến ngài. Người ta hỏi:
    – Theo giáo sư, nhàn rỗi là gì?
    – Là cái búa mà kẻ thù bổ xuống đầu bạn.
    – Cái gì tạo ra sức mạnh của giáo sư: Kinh nguyện, việc làm hay ý chí?
    – Kinh nguyện. Ai không cầu nguyện thì như người lính ra trận không có vũ khí.
    – Làm thế nào để được cứu độ?
    – Phải khiêm nhường.
Khi ở Ý, ĐGH Urban IV giao cho ngài nhiều trọng trách – như giảng thuyết cho người Do Thái, và muốn trao mũ gậy giám mục cho ngài nhưng ngài từ chối để được dạy học và lo việc cho nhà dòng. Tương truyền, Thomas đã đàm đạo với Đức Mẹ, các thánh và cả với Chúa Giêsu nữa. Có lần Chúa Giêsu hỏi: “Sách con viết, Ta rất hài lòng. Con muốn được thưởng gì?”. Thomas đáp: “Con chỉ muốn được yêu mến Chúa mà thôi”.
Công đóng góp to lớn của ngài cho Giáo hội Công giáo là những sách ngài viết, đặc biệt là bộ Tổng luận Thần học (Summa Theologiae) được viết từ năm 1266–1273. Sự hiệp nhất, sự hài hòa và sự liên tục của đức tin và lý lẽ, của kiến thức con người tự nhiên và được mặc khải, tất cả đã thấm sâu vào những gì ngài viết. Thánh Thomas, với tư cách là người-của-Phúc-Âm, đã trở thành người hăng hái bảo vệ chân lý mặc khải. Ngài hiểu biết sâu rộng đủ để thấy trật tự thiên nhiên đến từ Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo, và thấy lý lẽ là tặng phẩm từ trời rất được yêu mến.
Nhưng tác phẩm cuối cùng của ngài bộ Tổng luận Thần học, giải quyết toàn bộ Thần học Công giáo, lại chưa hoàn tất. Ngài ngừng viết tác phẩm này sau khi cử hành Thánh lễ ngày 6-12-1273. Khi được hỏi tại sao ngài ngừng viết, ngài khiêm nhường cho biết: “Tôi không thể tiếp tục… Những gì tôi đã viết có vẻ như rơm rác so với những gì tôi nhìn thấy và những gì tôi được mặc khải”.
Có một thời gian, sách của Thánh Thomas đã bị Giáo hội cấm vì cho là lạc giáo, nhưng sau đó lại công nhận và tuyên bố rằng ai không đọc sách của ngài sẽ bị lầm lạc. Bất kỳ ai tu học làm linh mục đều phải học Triết học và Thần học của ngài. Trước đây, các trường học đời cũng học Triết học của ngài, và ngay từ các lớp tiểu học, các học sinh đều đọc kinh cầu nguyện với ngài trước giờ học: “Lạy Thánh Thomas là quan thày các nhà trường…”.
Ngài đã được ĐGH Grêgôriô mời đến dự Công đồng Lyon II. Nhưng khi đang trên đường tới dự Công đồng, ngài bị bệnh và qua đời ngày 7-3-1274 tại Đan viện Xitô Fossa Nuova, lúc đó ngài 49 tuổi – tuổi mà người ta cho là “tuổi độc” (49 chưa qua, 53 đã tới). Ngài được ĐGH Gioan XXII tôn phong hiển thánh năm 1323, và được ĐGH Piô V tôn phong Tiến sĩ Hội thánh năm 1567 vì đạo lý uyên bác và vững chắc của ngài. ĐGH Leo XIII đã đặt ngài là bổn mạng các nhà thần học và các trường học Công giáo. Giáo hội cử hành lễ nhớ Thánh Thomas Tiến sĩ ngày 28 tháng 1 hằng năm.
Lạy Thiên Chúa chí minh và chí thiện, con cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo hội một Thomas thánh thiện và thông thái, nhưng lại rất khiêm nhường; xin giúp con biết noi gương Thánh Thomas.
Lạy Thánh Thomas, bổn mạng đáng kính của con, xin soi sáng và hướng dẫn con ngay từ khi con suy nghĩ, và dạy con biết hành động như ngài, tất cả chỉ vì Danh Chúa chứ không vì thứ gì khác.
Con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên-Chúa-Làm-Người và cứu độ nhân loại. Amen.
Thom. Aq. TRẦM THIÊN THU

Thomas Aquinas

1225-1274
Ý
Triết Lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét