Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 7I/d (Sài Gòn)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Đi Tìm Ý Nghĩa Thực Sự Của Cái Tên “Sài Gòn”? Vì Sao Có Tên Sài Gòn?

Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Kỳ 4: Chuyện chợ xưa

Người dân Nam bộ có câu vè: “Chợ không đàn bà là chợ Cầu Ông Lãnh”. Tréo ngoe là ngôi chợ này mang tên người đàn ông nhưng người họp chợ lại đa số là đàn bà.

Người dân Nam bộ có câu vè: “Chợ không đàn bà là chợ Cầu Ông Lãnh”. Tréo ngoe là ngôi chợ này mang tên người đàn ông nhưng người họp chợ lại đa số là đàn bà.


Chợ Thái Bình ngày nay xây dựng trên khu đất chợ trời đầu tiên ở Sài Gòn - Ảnh: Quỳnh Trân
Chợ Thái Bình ngày nay xây dựng trên khu đất chợ trời đầu tiên ở Sài Gòn - Ảnh: Quỳnh Trân
Chợ mang tên đàn ông
Chợ Cầu Ông Lãnh vốn nằm trên đường Nguyễn Thái Học, Q.1, TP.HCM, được xây cất năm 1929. Chợ chuyên bán những loại trái cây tươi như cam, bưởi, quýt, dừa, dưa hấu, ổi, xoài và các thứ rau sống. Hàng được các ghe thuyền từ lục tỉnh chở lên đổ cho các chủ vựa ở chợ.
Chủ vựa bán sỉ hàng lại cho dân buôn bán ở các chợ nhỏ trong phố về bán lại. Chợ họp suốt ngày đêm nhưng từ nửa đêm tới sáng là đông và nhộn nhịp nhất. Cạnh chợ Cầu Ông Lãnh còn có một ngôi chợ nhỏ gọi là chợ Cầu Muối, chuyên bán cá tươi, tôm, cua… cũng do các ghe chài mang lên. Tuy nhiên, người ta vẫn hay gọi chung khu này là chợ Cầu Ông Lãnh, vì hai ngôi chợ sát nhau, cùng gần một nơi có cây cầu mang tên Ông Lãnh.
Lý do có cái tên này vì nơi đây có con rạch (nói là rạch chứ khi trước ghe thuyền đi lại ra cửa sông lớn rất rộng). Từ cuối đường Nguyễn Thái Học khi muốn qua bến Vân Đồn, khu Khánh Hội, Q.4, người ta phải dùng ghe mới sang được. Lúc đó có một ông Lãnh hảo ý đã bỏ tiền ra làm một cây cầu gỗ để dân chúng đi lại cho thuận tiện. Sau này, đến năm 1929, người Pháp cho xây dựng lại cây cầu bằng xi măng dài 120 m, do một hãng làm cầu của Pháp thiết kế. Đến nay, cây cầu đã gần một thế kỷ nên bị hư hỏng và đã được xây dựng lại.
Nhiều người thắc mắc: Ông lãnh ở đây là ông lãnh binh hay lãnh sự? Vì ở gần rạch này phía Chợ Lớn cũng có dinh của một viên lãnh sự VN là ông Nguyễn Thành Ý ở. Phải chăng cây cầu được dựng lên do một nhân vật tên tuổi tại địa phương nên người ta gọi là Cầu Ông Lãnh? Hay ông lãnh sự Thành Ý lúc đó cũng có hảo tâm đã góp tiền dựng nên cầu này cho dân chúng đi?
Cuối cùng, giả thuyết thứ hai nói tiền xây dựng cây cầu này là do một lãnh binh bỏ tiền ra nên người địa phương nhớ công ơn đặt cho tên cầu là cầu “Ông Lãnh” là thuyết phục hơn cả. Nhưng tên thật của “Cầu Ông Lãnh” này là gì thì không có sách báo nào từ xưa tới nay ghi lại. Người viết bài này phải tìm tới đình Nhơn Hòa, Q.1 thăm hỏi thì vị trụ trì cao niên ở đây cho biết: “Đình Nhơn Hòa đã được xây dựng hơn 150 năm, vào khoảng thế kỷ 19 và đã được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5 (1852). Đình được xây dựng theo lối kiến trúc xưa, có chính diện, võ ca, nhà túc mang sắc thái của một ngôi đình làng cổ đang thờ ba vị thần: Thành hoàng bổn cảnh (thần làng), thần Trần Triều hiển thánh, tức Linh vị đức Trần Hưng Đạo và thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (một vị tướng của triều Nguyễn, trấn giữ đồn Thủ Thiêm - Cây Mai, chống lại quân Pháp khi chúng tấn công thành Gia Định)... Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký có viết: “Chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh gần đó cho bắc qua, chắc là ông lãnh Binh Thăng này chứ không phải ai khác”.
Vậy, ông lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng có lẽ chính là nhân vật đã được người dân đặt tên cho cây cầu cùng ngôi chợ cũ nổi tiếng và được thờ trang trọng ở đình Nhơn Hòa để ghi ơn. Hiện nay tên ông Lãnh Binh Thăng còn được đặt cho một con đường ở Q.11, TP.HCM.
Ngôi chợ trời đầu tiên tại Sài Gòn
Người Việt ta vốn dễ dãi khi đặt tên, từ tên nhân vật thành tên địa phương như một ngã ba ở khu Chí Hòa, có một ông tên là Tạ. Ông này làm nghề bốc thuốc, hiệu thuốc của ông đặt ở ngã ba nên mấy chục năm qua, tên ngã ba Ông Tạ được nhiều người biết đến dù trong giấy tờ hành chính không ghi. Địa danh Gò Vấp cũng vậy. Từ gần một thế kỷ qua, ở khu vực này có một cái gò nhiều cây vắp lớn, một loại danh mộc nên người địa phương kêu là Gò Vắp, đọc trại lâu ngày trở thành Gò Vấp. Cứ như thế, nhiều địa danh Sài Gòn xưa được dân gian hóa, như tên các ngôi chợ trời dưới đây.
Nếu miền Bắc có chợ trời đầu tiên ở núi Sài Sơn, tỉnh Sơn Tây, thì miền Nam cũng có chợ đầu tiên ở đất Bến Nghé. Ngôi chợ này người dân quen gọi là chợ Chồm hổm hay chợ Lộ thiên, nằm trên một bãi đất trống gần dinh thành Ô-ma của Pháp. Ngày xưa chợ này họp vào buổi sáng, người cắp bửng, thúng, rau, thịt, hoa quả tới bán và không dựng quán, tủ, sập. Người mua kẻ bán cũng chỉ là những người dân địa phương và có tên gọi rất lạ: chợ “Cây da thằng mọi”. Trong tập Cổ Gia Định vịnh có ghi rõ: “Cây da thằng mọi, coi bán đủ thuốc xiêm cau mứt. Cái cầu Cao Miên thấy làm nguyên cột vắp ván chai”.
 
Xin đừng vội suy đoán nơi đây có người mọi làm nên ngôi chợ hay một người mọi coi chợ. Mọi là danh từ người Tây phương gọi những dân tộc ít người ở miền núi. Nguyên do là chỗ chợ có một cây đa to lớn, tán lá sum suê, và ở chợ này có bán một thứ đồ dùng trong nhà mà ở chợ khác không có là một loại đèn thắp bằng dầu đậu phộng hoặc dầu dừa, làm bằng đất nung. Kiểu đèn nắn hình một người hai chân quỳ và hai tay chắp lại, trên đỉnh đầu thì đội thếp dầu (lúc đó người ta cứ gọi chung là người mọi).
Ngôi chợ trời đầu tiên “Cây da thằng mọi” sau này được xây dựng lại và có tên mới, rất ý nghĩa là chợ Thái Bình (nằm góc Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM).
gian này phát sinh vài ba ngôi chợ mang tên của các bà nữa. Riêng quận Bình Thạnh, ngoài chợ Bà Chiểu có thêm chợ Bà Nghè mà người dân vẫn thường gọi Thị Nghè. Chợ có mặt tiền hướng ra con rạch cùng tên. Và bà Nghè cùng dân chúng địa phương quyên góp tiền của làm cây cầu gỗ cho người dân thuận tiện qua lại tạo nên hình ảnh của một ngôi chợ trên bến dưới thuyền để lại dấu ấn trong lòng người cố cựu.

cho-thi-nghe4
Quang cảnh Chợ Thị Nghè thập niên 40 của thế kỷ trước với nhà lục giác phía trước. Nguồn: Manhhaiflickr
Nhớ hồi thời trai trẻ đam mê môn thể thao bơi lội, tôi thường xuyên luyện tập tại Câu lạc bộ bơi lội Yết Kiêu mỗi ngày. Cứ mỗi lần cùng với thằng bạn thao tập khoảng cách dài là nó rủ tôi về nhà gần chợ Thị Nghè ăn uống bồi bổ sau một ngày tiêu hao sức lực. Cha mẹ thằng bạn rất vui tính, ngày trước cả hai làm nghề giáo. Ông già thỉnh thoảng viết bài biên khảo cho tạp chí Quê Hương của trường Ðại học Luật khoa chủ trương xuất bản. Sau năm 1975 hai ông bà tiếp tục đứng trên bục giảng, tiền bạc từ nghề dạy học thời đó chẳng là bao nhưng chắt chiu nấu ăn đầy đủ chất chăm chút cho thằng con thích môn thể thao mà ông già hồi còn thanh niên đam mê không kém.
Ông già kể chuyện: “Hồi thời Pháp, Sài Gòn chỉ có mỗi Câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais sát bên Vườn Ông Thượng (Tao Ðàn) dành cho công chức người Pháp. Mãi cho đến thời VNCH thì mới có hồ bơi An Ðông ở Chợ Lớn và Yết Kiêu cạnh Sở Thú giáp ranh Quận 1 và Quận Bình Thạnh. Lúc còn thiếu niên, bác mê bơi lội nên mỗi chiều đợi nước lớn rủ đám bạn trong xóm ra cầu dẫn vào Vườn Bách Thảo (sau 1956 mới gọi là Sở Thú) nhảy xuống tắm sông, bơi qua bơi lại rạch Thị Nghè cả chục bận mà không biết mệt. Cái cầu đó sau này chính quyền Ðô thành thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho làm lưới sắt ngăn lại ở giữa không cho người sống bên Thị Nghè qua lại Sài Gòn như ngày trước” (ngày nay là cầu Nguyễn Hữu Cảnh).

https://i2.wp.com/baotreonline.com/wp-content/uploads/2017/08/cho-thi-nghe3.jpg
Một góc Chợ Thị Nghè trên mảnh đất còn thưa thớt dân cư khoảng thập niên 30. Nguồn: Manhhaiflickr
Nghe chuyện kể của cha người bạn, tôi mường tượng ra con rạch Thị Nghè ngày xưa nước trong xanh chứ đâu phải giống như khoảng thời gian của thế hệ chúng tôi dòng nước chuyển màu đen xỉn, sình bùn thấy sợ. “Hồi đó, nước ròng còn thấy sạch huống chi nước lớn. Nước lớn lòng rạch nở rộng xanh trong”. Trong bài phú Gia Ðịnh phong cảnh vịnh miêu tả thế này: “Coi ngoài rạch Bà Nghè / Dòng trắng hây hây tờ quyến trải / Ngó lên Giồng Ông Tố / Cây xanh mù mịt lá chàm rai”.
Theo sách sử biên khảo của Trịnh Hoài Ðức, rạch Thị Nghè xuất hiện từ cuối thế kỷ 18, trước đó người Cao Miên cư trú ở vùng đất này gọi tên con rạch là Prêk Kompon Lư, người Việt di dân vào Gia Ðịnh kêu là Nghi Giang, rồi sau gọi là rạch Bình Trị theo cái tên làng thời khai hoang lập ấp hình thành tổng Bình Trị thuộc phủ Tân Bình. Bà Nguyễn Thị Khánh, trưởng nữ của quan Khâm sai Chánh thống Vân Trương Hầu Nguyễn Cửu Vân kêu gọi dân chúng trong vùng cùng nhau quyên góp tiền bạc bắc cầu qua con rạch để tiện việc đi lại làm ăn mua bán cho mọi người mà trong đó có phu quân của bà mỗi ngày phải đi ghe vào thành Phiên An làm việc thật là bất tiện. Cây cầu gỗ hình thành khoảng năm 1837. Sau đó mảnh đất bên cầu tự nhiên tập trung người dân buôn bán hình thành nên cái chợ. Người dân địa phương ghi nhớ công lao của bà nên gọi tên Cầu Bà Nghè, con rạch Bình Trị là rạch Bà Nghè và ngôi chợ trên bến dưới thuyền không do bà lập nhưng vẫn được mang tên Chợ Bà Nghè.
Cha người bạn nhận xét: Chắc thuở xa xưa đó, người dân tôn trọng danh xưng nên gọi là Bà Nghè, chứ từ thuở đời cha của bác (đầu thế kỷ 20) đã nghe cái tên Rạch Thị Nghè, Chợ Thị Nghè. Chỉ có tên con rạch trên bản đồ hành chánh do người Pháp thiết lập gọi là Avalanche. Chắc người Pháp xem Sài Gòn là Paris thứ hai của nước Pháp nên cứ đặt tên đường, sông, rạch theo tên Pháp bất kể người Việt có biết đọc tiếng Pháp hay không. Avalanche nguyên là tên của con tàu chiến của Pháp tiến vào sông Sài Gòn, đi sâu vào rạch Thị Nghè thám thính một ngày trước khi đại quân Pháp đánh chiếm thành Gia Ðịnh.

https://i0.wp.com/baotreonline.com/wp-content/uploads/2017/08/cho-thi-nghe1.jpg
Khu bán cá trong nhà lục giác thập niên 50. Nguồn: Manhhaiflickr
Con rạch Thị Nghè chạy ôm trọn một vòng cung phía Tây Bắc thành phố Sài Gòn được mở rộng sau này ăn thông với kênh Nhiêu Lộc. Kể từ đầu thập niên 1950, dân chúng khắp nơi kéo về Sài Gòn sinh sống dọc theo bờ kênh, lấn chiếm ra giữa dòng kênh tạo thành một khu gia cư nhà sàn nhếch nhác. Vệ sinh yếu kém, xả thải trực tiếp xuống dòng kênh gây nên tình trạng ô nhiễm dòng nước. Phía hạ lưu rạch Thị Nghè tương đối ít ô nhiễm hơn nhưng do ngôi chợ Thị Nghè nằm sát rạch, rác rến mỗi ngày dọn dẹp chất chứa một bãi ngay bên bờ. Ghe thương hồ chở hàng từ Ðồng Nai, Lục Tỉnh đổ về năm ba bữa mới nhổ sào cho nên vệ sinh môi trường sống ngay khu chợ càng ngày càng trở nên tệ hại. Bao nhiêu năm trôi qua, tình trạng sống của cư dân hai bên bờ rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè càng trở nên tồi tệ làm xấu cảnh quan đô thị. Mãi đến gần đây, nhà cửa bát nháo trên con rạch này được giải toả trả lại dòng rạch thông thương, bộ mặt hai bờ rạch trở thành đường Trường Sa và Hoàng Sa phủ bóng cây xanh, vườn hoa xinh tươi trải dọc theo bờ nước.
Mọi thứ đều phải thay đổi, cũng như ngôi nhà lục giác cột gạch tô xi măng, mái ngói ba tầng trước Chợ Thị Nghè. Ðây là một công trình trang trí khá chắc chắn mang hình dáng rất thôn quê dựng lên trước mặt tiền chợ. Từ lúc cha người bạn còn là một cậu bé thì đã thấy nhà lục giác này. Nhà kiểu thuỷ tạ không nằm trên mặt nước lại nằm trên bờ không biết để làm gì mà chỉ thấy mấy bà bán buôn cá sống, các bà gánh nước thuê và mấy ông thợ cạo đặt ghế bàn hớt tóc. Vào khoảng cuối thập niên 1960, nhà tròn này bị dỡ bỏ xây lại thành nhà lồng bán cá mắm.

cho-thi-nghe2
Nhà lục giác trước Chợ Thị Nghè làm nơi bán cá và hớt tóc. Nguồn: Fanhhaiflickr
Nhớ có lần ông kể chuyện xưa cho chúng tôi nghe. Hồi đó đâu khoảng giữa thập niên 1940, tổng Bình Trị còn là những làng thuần nông, dân chúng làm lúa mỗi năm 2 mùa. Một số nhà dân quanh chợ thì trồng rau màu chứ ít mở tiệm bán buôn chung quanh như mấy ngôi chợ khác ở Sài Gòn-Chợ Lớn. Vùng Thị Nghè này còn nét thôn quê, gìn giữ phong tục cúng bái cho thôn làng bình yên được mùa no ấm. Mỗi năm tổng Bình Trị đều tổ chức lễ cúng gọi là Kỳ Yên sau ngày Tết nhất hay cúng miễu vào tháng Tám. Ðám rước quần áo ngũ sắc, cờ lọng trống chầu, xếp hai hàng đi trước, chức sắc hương làng áo dài khăn đóng dẫn đoàn dân chúng mặc quần lãnh áo hoa, đầu đội mâm xôi, gà cúng, hương hoa bánh trái nối đuôi theo sau. Ðám rước khởi đầu từ ngôi chùa cổ Văn Thánh miếu cách đó không xa, tế lễ các bậc Thành hoàng rồi đi ngang qua Chợ Thị Nghè dừng lại trước ngôi nhà lục giác bày sẵn hương án, tế lễ cúng Bà Nghè và các bậc tiền hiền khai canh cho vùng đất Bình Trị để dân làng được ấm no hạnh phúc.
Theo tôi được biết, hiện nay không ít làng xã nông thôn các tỉnh vẫn còn duy trì việc cúng bái tiền hiền mỗi năm trong mùa lễ Kỳ Yên. Có một lần tôi về Cù lao Giêng (An Giang) tìm tài liệu về Tu viện dòng Chúa Quan Phòng có trên trăm tuổi xây dựng từ thời Pháp, sẵn dịp dự lễ Kỳ Yên của cư dân sống trên vùng đất cù lao. Một lễ hội với nhiều hình ảnh đẹp tôi còn nhớ đến giờ. Chẳng thế mà cha của người bạn từng ghi vào ký ức hình ảnh xưa đẹp đẽ đó để có dịp nhắc lại cho con cháu nghe.
Chợ Thị Nghè được xây cùng thời gian với Chợ Gò Vấp, Chợ Hóc Môn vào khoảng cuối thập niên 1920. Hình thức là một nhà lồng dài, kiểu cách thuần Việt, bốn phía đều trống không dựng sạp. Về sau từ thời VNCH, chợ bắt đầu che chắn các sạp mặt tiền chung quanh. Bãi xe chở hàng bên hông chợ cũng được di dời. Khu bán trái cây, rau cải mở rộng dọc theo bến sông do dân chúng kéo về định cư ngày càng đông làm tăng nhu cầu buôn bán ở chợ. Ghe thuyền khắp nơi vẫn tụ tập trên bến sông xưa tạo nên một hình ảnh trên bến dưới thuyền của một vùng đất Bình Thạnh sống thuần bằng nghề nông, chăn nuôi và trồng trọt hoa màu. Nhưng ngôi chợ Thị Nghè mang hình ảnh thôn quê ngày xưa đã thay đổi nhiều khoác lên mình một diện mạo mới.

cho-thi-nghe
Khu bán trái cây rau cải được mở rộng bên hông Chợ Thị Nghè hồi thập niên 60. nguồn: Fanhhaiflickr
TN
http://baotreonline.com/cho-thi-nghe/

Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Kỳ 5: Tỉ phú Đội Có

Trước năm 1975, nhân vật Đội Có được người dân Sài Gòn - Gia Định nhắc đến nhiều. Trong giới thương mại ngân hàng, xuất nhập cảng ai cũng biết ông Đội Có là một tỉ phú hào hoa, có tiếng ăn chơi.

Trước năm 1975, nhân vật Đội Có được người dân Sài Gòn - Gia Định nhắc đến nhiều. Trong giới thương mại ngân hàng, xuất nhập cảng ai cũng biết ông Đội Có là một tỉ phú hào hoa, có tiếng ăn chơi.


Sài Gòn - Gia Định một thời để nhớ - Kỳ 5: Tỉ phú Đội Có
Chợ Phú Nhuận, nơi “khởi nghiệp” của tỉ phú Sài Gòn Đội Có - Ảnh: Quỳnh Trân
Đội Có tên thật là Nguyễn Văn Có. Trước năm 1940, ông làm mã tà (cảnh sát) ở bót Tân Bình thuộc xã Phú Nhuận. Theo tài liệu ghi chép, trong thời gian đương chức ông Có đi bố ráp một vụ đánh bạc và bị du côn ở rừng cao su xông ra chém vào bả vai nên tên cò Tây đền công lao bằng cách cho ông lên chức đội. Sau đó Đội Có về coi trật tự ở khu chợ Phú Nhuận. Chợ này hình thành từ thế kỷ 19, ban đầu có tên “chợ Mới”, để lộ thiên, không có nhà lồng và mái che. Sau này ông Lê Tự Tài là xã trưởng Phú Nhuận quyên góp tiền của bà con bán hàng trong chợ mua vật liệu, dựng sườn tre lợp lá, mấy năm sau thay bằng cột gỗ và mái ngói. Để nhớ công, dân Phú Nhuận gọi là “chợ Xã Tài” - cũng là một trong các ngôi chợ lâu đời nhất ở Sài Gòn.
Nhà cửa hết một con hẻm
Qua đầu thế kỷ 20 người ta cho xây mặt tiền chợ nhà lồng và đắp chữ nổi “Marché de Xã Tài”, sau đó thay bằng chữ “Marché de Phú Nhuận” và cũng thời gian này Đội Có về coi trật tự tại đây. Hiện nay còn lác đác chục nhà bên hông chợ; những nhà mái thấp, có vòm tròn, cửa bán nguyệt có từ năm 1937, trong đó có những căn phố trệt của Đội Có mua lúc về coi chợ Phú Nhuận.
Đội Có nổi tiếng dữ dằn, bà con buôn bán trong chợ ai cũng sợ vì ông hay đá thúng, xô đổ hàng hóa bày choán lối đi. Việc thu tiền trả góp, tiền hụi các chủ cho vay nợ đều giao cho thầy Đội Có, vì với thầy Đội thì không ai dám trễ, quỵt. Nếu chạy làng thì thầy lôi ngay về nhốt ở bót Tân Bình nên người ta sợ… vãi đái.
Đội Có là người có óc kinh doanh, khi tích cóp được kha khá, thấy khu chợ Phú Nhuận tương lai phát triển, nhìn khu vực đất sình lầy còn trống nên ông bỏ tiền ra mua với giá rẻ mạt rồi cho lấy đất làm nhà gạch bán và cho thuê. Những dãy nhà phố của Đội Có thời đó từ chân cầu Kiệu tới chợ là khu thương mại hoành tráng. Vì vậy sau này dân địa phương mới gọi một con hẻm ở đây, với toàn nhà của ông, là hẻm Đội Có và được chính quyền Pháp công nhận, bây giờ là đường Cô Giang (Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Tỉ phú ngân hàng
Bạc đẻ ra bạc, chẳng mấy chốc Đội Có tậu thêm miếng đất khá rộng ở mặt đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng) mở rạp hát mang tên Cẩm Vân nhưng dân địa phương quen gọi là rạp Đội Có. Rạp chuyên cho mướn làm chỗ hát bội, cải lương và chiếu bóng, sau này ông sử dụng khu nền nhà hát này xây cất dãy phố cho thuê buôn bán.
Đội Có còn mua mấy chục chiếc xe đò mang tên Bửu Hiệp chạy tuyến Sài Gòn - Đà Lạt. Tại thành phố mờ sương, Đội Có mua đất trồng hoa đưa về Sài Gòn bán. Có tiền, ông mua hàng chục biệt thự ở Đà Lạt cho khách du lịch thuê. Ông còn nghĩ cách đem chó bẹc giê Tây Đức về nuôi sinh con giống bán cho ngoại kiều và nhà giàu nuôi để canh nhà. Thừa thắng, Đội Có mua căn biệt thự số 86 Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng) dùng làm ga ra sửa xe hơi. Khách vào ra nườm nượp như “thần Tài gõ cửa”. Vậy mà thấy chưa đủ, ông quay sang nghề nuôi ngựa đua. Đội Có cho người đi khắp ba kỳ trong xứ Đông Dương tìm chọn mua những con ngựa giống tốt về nuôi. Chuồng của Đội Có thời đó lúc nào cũng có trên 10 con ngựa để đem ra trường đua mỗi chủ nhật. Việc nuôi ngựa của ông hốt bạc triệu thời 1940 - 1945. Thấy việc nuôi ngựa đua phát đạt nên Đội Có đã ra tận ngoài Bắc Hà rước nài nổi danh Ba Tuấn, trả lương hậu hĩnh và tiền thưởng xứng đáng. Ít lâu sau Ba Tuấn “bán độ”, Đội Có nóng giận gọi người bán hết chuồng ngựa, quay về kinh doanh rạp hát.
Lúc này Đội Có sung túc, có xe hơi riêng. Ông to béo, để râu quai nón, đội mũ phớt, tay cầm ba toong, miệng ngậm ống vố (píp) oai vệ. Tuy tuổi đã tứ tuần nhưng ông vẫn được nhiều đào hát ngấp nghé vì vừa “tướng tốt” lại lắm bạc. Đội Có cưới một cô đào hát khá nổi danh của đất Sài Gòn làm vợ. Sau này ông xây nhiều ngôi nhà cao tầng (chung cư) cho ngoại kiều thuê. Đội Có còn cùng ông Nguyễn Tấn Đời mở Tín Nghĩa ngân hàng với số tiền ký thác của khách hàng gửi có lúc lên tới 20 tỉ bạc.
Năm 1978 Đội Có xuất cảnh sang Pháp thăm con trai, sau đó ông sang Mỹ ở với người con gái. Vì tin tưởng nên ông đã ký thác hàng triệu đô la đứng tên con để tậu nhiều biệt thự tại Mỹ cho thuê. Ngôi nhà mà Đội Có đang ở thì con gái ông đã cho người hầu gái Mỹ da đen đứng tên hộ và tin cậy trao tay hòm chìa khóa. Nhưng bất ngờ cô con gái của Đội Có chết đột ngột không kịp trăn trối gì nên chỉ ít lâu sau ông Đội Có bị người hầu kia đuổi ra khỏi ngôi biệt thự. Vì buồn cảnh con chết, biệt thự đang ở đoạt mất nên một thời gian ngắn sau khi con gái mất, ông Đội Có cũng đứt mạch máu, qua đời tại Mỹ.

Cuốn sách tái hiện hồn cũ dấu xưa của Sài Gòn


Tiếp nối trong dòng chảy những cuốn sách về Sài Gòn xưa xuất hiện gần đây trên thị trường, tác giả Nguyễn Ngọc Hà góp thêm vào mạch cảm xúc đó tập tản văn “Sài Gòn thương và nhớ".
Thời gian trôi qua, phủ lên ký ức những lớp bụi mờ. Có người quên, có người nhớ. Dù vậy, nhiều kỷ niệm nhiều câu chuyện vẫn nằm đâu đó tận trong thẳm sâu tâm hồn mỗi người; để mỗi lần có dịp nhớ về lại bồi hồi, bâng khuâng.
Vốn là một người sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trải qua biết bao biến cố thăng trầm của gia đình, của thời cuộc - chính điều này đã tạo nên sự giàu có trong ký ức của tác giả Nguyễn Ngọc Hà. Những ký ức đó, không còn nằm yên mà “thức dậy” trên từng trang viết, sống động như vừa mới hôm qua.
52 bài tản văn cùng rất nhiều tư liệu hình ảnh trong cuốn sách Sài Gòn thương và nhớ xoay quanh những ấn tượng và kỷ niệm về Sài Gòn - từ những món ăn, thức uống, quán cóc, chợ búa, đến những công viên, trường học, di tích lịch sử và văn hóa… Tất cả được khởi đi từ nỗi nhớ niềm thương của một người, bây giờ trở thành nỗi niềm chung với những ai đã và đang ở Sài Gòn; nhất là những người từng gắn bó với Sài Gòn trước kia. 
Như một hành trình ngược về quá khứ, đến với Sài Gòn thương và nhớ bạn đọc một lần nữa được quay về thập niên 70 của thế kỷ 20 rồi cùng chậm rãi bước lên chiếc xe thổ mộ, được “ngồi trên sàn xe bằng gỗ bóng mượt, rồi đong đưa chân theo nhịp đi của con ngựa”; được “lưu luyến cảm giác “lắc cùng nhịp đi với bước chân ngựa” của xe thổ mộ” (Chiếc xe thổ mộ).
Hành trình đó vẫn chưa dừng lại mà tiếp tục rong ruổi trên những con phố của Sài Gòn. Theo bước chân tác giả, người đọc lần lượt đi qua những nơi chốn, cũng chính là tên các bài viết trong sách: Chợ Nacy, Công viên Chi Lăng, Nhà mồ Trương Vĩnh Ký, Nhà hàng Brodard, Nhà thờ Huyện Sỹ… Trải qua thời gian, những địa danh này ít nhiều đã có sự thay đổi, thậm chí không còn nữa. Tuy vậy, những câu chữ của tác giả Nguyễn Ngọc Hà vẫn khiến người đọc bồi hồi.
Vẫn trên hành trình đó, bạn đọc lại có cơ hội thưởng thức những món ăn thức uống mà bây giờ, dù nhiều bạc tiền đến mấy cũng khó để tìm mua, như bánh pá chạng, bánh pẻng, xí muội cán dẹp…
Cũng có khi đó là món ăn quen thuộc, giản đơn như ổ bánh mì thôi, vậy mà qua ngòi bút của tác giả Nguyễn Ngọc Hà, người đọc không khỏi thổn thức: “Cầm ổ bánh nóng giòn trong hai bàn tay và đưa lên miệng cắn. Miếng bánh ngập giữa hai hàm răng, bột thơm ngọt hòa với vị bùi bùi của patê, chả, thịt, jambon, vị beo béo của sốt, vị gay gay của hành, ngò, cảm giác man mát của dưa leo, chua chua của cà chua, đồ chua và cay xè của ớt... thêm vào âm thanh giòn rụm của bánh mì. Chao ôi, tuyệt vời!” (Bánh mì Sài Gòn).
Cuon sach tai hien hon cu dau xua cua Sai Gon hinh anh 1
Tập sách Sài Gòn thương và nhớ của tác giả Nguyễn Ngọc Hà.
Với Sài Gòn thương và nhớ, tác giả Nguyễn Ngọc Hà còn đưa bạn đọc về với cuộc sống và nền nếp sinh hoạt của Sài Gòn xưa. Cuộc sống ấy bình dị, có thiếu thốn, lam lũ nhưng luôn an vui và ấm áp trong tình người nhân ái. Sự ấm áp ấy đến từ những người bán hàng rong ngày ngày vất vả mưu sinh; từ sự thương yêu, đùm bọc giữa các thành viên trong gia đình dành cho nhau.
Những bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Hà thiên về cảm xúc cá nhân, không phải là một cuốn sách mang tính khảo cứu về Sài Gòn xưa. Hầu hết, các bài viết có điểm chung giống nhau khi cùng nhìn về quá khứ với niềm rung cảm lắng sâu. Tình cảm ấy vẫn còn nóng hổi.
Ở đó, có những buồn vui, những tinh nghịch thơ trẻ; thậm chí tác giả không ngần ngại chia sẻ cả những tính xấu của bản thân. Chính điều này, đã tạo nên sự gắn bó và thiết thân giữa tác giả và bạn đọc. Không còn khoảng cách, tác giả Nguyễn Ngọc Hà giống như đang thủ thỉ tâm tình cùng bạn đọc về hồi ức vàng son vẫn luôn nằm trang trọng trong một góc nhỏ của trái tim.
Đọc Sài Gòn thương và nhớ, Giáo sư Huỳnh Như Phương đánh giá: “Nguyễn Ngọc Hà là một trường hợp đặc biệt: chị sinh trưởng, đi học, dạy học ở đây, cuộc đời chẳng mấy ngày xa thành phố, có thể tự hào là 'dân Sài Gòn chính hiệu'. Người đọc có cảm tưởng như ngả đường nào của thành phố cũng có dấu chân của chị; quán ăn nào, tiệm cà phê nào chị cũng từng ghé qua; hiệu sách nào, cửa hàng nào chị cũng có lần bước vào.
Thành ra, chị có cả một kho chuyện về Sài Gòn để kể, không phải chuyện lịch sử xã hội lớn lao mà là chuyện đời riêng, bình thường, dung dị của một người gắn bó với thành phố này như một người dân thuần lương, mặc cho vật đổi sao dời, vẫn tìm nguồn vui sống nơi từng bóng cây, góc phố.”

Trịnh Dung

Ba lý giải về tên gọi Sài Gòn

Thị trấn giữa rừng, Vùng đất ăn nên làm ra, Cống phẩm của phía Tây... là những cách lý giải của học giả về tên gọi thành phố hơn 300 tuổi.

Từ đầu thế kỷ XX người Pháp đã nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của địa danh Sài Gòn - thành phố mà họ muốn biến thành “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Nhưng cái tên dung dị, thân quen ấy kể cả người Việt cũng đều không rõ nghĩa.
Sau hơn 300 năm hình thành, phát triển, nhiều thế hệ học giả vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc tên gọi này. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu, Sài Gòn có 3 cách lý giải được đánh giá cao nhất.
ba-ly-giai-ve-ten-goi-sai-gon
Tàu bè ra vào sông Sài Gòn thế kỷ 19, thành phố còn hoang vu, nhiều rừng rậm. Ảnh: Flickr
Thị trấn giữa rừng
Căn cứ vào từ “Sài” nghĩa “củi” và “Gòn” tức “cây bông gòn”, quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của cho nghĩa của Sài Gòn là “củi gòn”.
Dựa theo thông tin này, học giả Trương Vĩnh Ký nói rằng tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ “Prei Nokor” của người Khmer. Giả thuyết này được ông Ký đưa ra trong giáo trình “Địa lý Nam Kỳ” của mình. Một loạt cách gọi tương tự về địa danh Việt - Miên ở Nam Kỳ phiên âm giống vậy như Cần Giờ là từ “Kanco”, Cần Giuộc là “Kantuộc”, Gò Vấp là “Kompăp”…
“Prei” theo tiếng Khmer nghĩa là “rừng”, còn “Nokor” là “thị trấn”. Như vậy “Prei Nokor” nghĩa là một “thị trấn ở trong rừng”. Nghĩa rộng hơn theo Phạn tự là "lâm quốc". Vùng này trước đây là đại bản doanh của một Phó vương nước Chân Lạp cũ.
Dần dần, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai” rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và từ “Kor” thành ra “Gòn”.
Căn cứ của lý giải này dựa vào việc Prei Nokor xưa kia là rừng rậm có nhiều cây gòn được dân cư sử dụng làm củi. Học giả Trương Vĩnh Ký kể lại rằng, người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai. Chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ tại đó năm 1885.
Sau Trương Vĩnh Ký, đốc phủ Lê Văn Phát đồng tình lý giải này. Ông cho rằng, không chỉ người Khmer mà người Lào cũng gọi vùng này là "rừng cây gòn" thông qua từ Cai Ngon. Vốn dĩ ngôn ngữ Lào giống tiếng Thái nên Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn.
Tuy nhiên giả thuyết này bị cho là không có căn cứ, vì qua thời gian, không ai tìm ra được dấu tích của một “khu rừng có nhiều cây gòn” tại Prei Nokor cả, mà đó chỉ là suy đoán.
ba-ly-giai-ve-ten-goi-sai-gon-1
Trung tâm của Sài Gòn xưa. Ảnh: Flickr
Vùng đất ăn nên làm ra
Học giả - nhà văn Vương Hồng Sển cho rằng không thể dựa vào ngữ nghĩa hai từ “Sài Gòn” hay “Prei Nokor” để phân tích. Trong cuốn “Sài Gòn năm xưa”, cụ Vương đã dày công tra cứu hàng loạt sách báo Pháp lẫn Việt. Ngoài ra, ông đi thu thập dữ liệu từ dân gian nên rút ra cách lý giải khác.
Theo Vương Hồng Sển, khi người Hoa rời Cù lao Phố (Biên Hòa) vào năm 1773, đã tụ về vùng đất mới Chợ Lớn ngày nay. Họ nhận ra đây là nơi “ăn nên làm ra” cần được củng cố cho thật bền vững. Người Hoa cho đắp thêm bờ kinh cao ráo và kiên cố hơn, và gọi vùng đất này là “Tai-Ngon” hay “Tin-Gan” mà theo Hán Việt là Đề Ngạn.
Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”. Và đó chính là âm để gọi vùng đất Chợ Lớn thời ấy. Theo thuyết này của cụ Vương thì âm “Sài Gòn” là từ “Thầy Ngồn”, “Thì Ngòn” mà ra.
Tuy nhiên theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn viết năm 1776 có dữ kiện “năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn”… Đây cũng là lần đầu tiên hai từ “Sài Gòn” xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Điều này chứng tỏ từ "Sài Gòn" có trước thời điểm người Hoa đến Chợ Lớn nên cách lý giải của Vương Hồng Sến không thuyết phục.
ba-ly-giai-ve-ten-goi-sai-gon-2
Sài Gòn ngày nay sau hơn 300 năm phát triển. Ảnh: Trần Bảo Hòa
Cống phẩm của phía tây
Còn học giả người Pháp Louis Malleret cho rằng Sài Gòn có nguồn gốc từ tiếng "Tây ngòn" - nghĩa là cống phẩm của phía tây (Tây Cống). Tiếng "Tây ngòn" phát âm theo giọng người Hoa thành Sài Gòn.
Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này vì dựa vào dữ kiện lịch sử do Trịnh Hoài Ðức chép lại. Khi Campuchia bị phân ra cho hai nhà nước thì cả hai vua đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor. 
Về lý giải này của học giả người Pháp, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng "Tây Cống" chỉ được người Hoa dùng sau này. Ngày trước vùng Chợ Lớn được gọi là Sài Gòn nhưng khi người Pháp chiếm các tỉnh Đông Nam bộ đã gọi vùng Bến Nghé là Sài Gòn vì tên Bến Nghé quá khó đọc với họ.
Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn sẽ còn nhiều tranh luận nhưng nhiều học giả nhận xét, việc không rõ thực hư như vậy càng khiến Sài Gòn hơn 300 năm càng thêm huyền bí, hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò khi muốn tìm hiểu.
Tên gọi Sài Gòn dù nguồn gốc như thế nào thì tính cách người Sài Gòn vẫn không đổi khác, vẫn là "Anh Hai Nam bộ", đi trước đón đầu trong nhiều lĩnh vực. Sài Gòn - TP HCM đang chuyển mình phát triển để lấy lại danh xưng một thời "Hòn ngọc Viễn Đông", là đầu tàu cả nước trong nhiều lĩnh vực.
Sơn Hòa

Vẫn còn nhiều tranh cãi về tên gọi Sài Gòn

Nếu lấy các quy tắc đặt địa danh của các cụ ngày xưa làm tiêu chuẩn để suy luận thì ta thấy ngay các thuyết trên đây về nguồn gốc và ý nghĩa của Sàigòn không ổn.
Xem thêm các kỳ:
Tên gọi vùng đất có lịch sử hơn 300 năm như một câu đố thách thức các nhà nghiên cứu và những ai yêu mến Sài Gòn lâu nay. Tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Huy đã có loạt bài viết xuất xứ, ý nghĩa tên gọi Sài Gòn, vốn có nhiều quan điểm khác nhau. Tạp chí Khám phá trân trọng gửi tới bạn đọc loạt bài nhiều thông tin thú vị này.
Các cụ có thể dịch nghĩa một địa danh Khmer đã có. Thí dụ như tên Bến Nghé phát xuất từ tiếng Khmer Kompong Krabei có nghĩa la Vũng Trâu. Theo sử Khmer mà ông Malleret viện dẫn thì ngoài Prei Nokor, vua Campuchia còn cho chúa Nguyễn đạt sở thuế ở Kas Krobey. Chữ Krobey rất gần Krabei, và có thể Kas Krobey với Kompong Krobei cũng là một và có nghĩa là Vũng Trâu, Bến Trâu gì đó.
Vẫn còn nhiều tranh cãi về tên gọi Sài Gòn - 1
Nhưng tên theo hai loại trên đây là do người Việt Nam bình dân đặt ra khi mới đến một địa phương, về sau, khi đã có nhiều người Việt Nam ở và triều đình Việt Nam đặt ra các đơn vị hành chánh, thì triều đình lại dùng tiếng Hán Việt như Trấn Biên, Phiên Trấn, Phước Long, Phước Tuy v.v…
Mặt khác, khi viết sử hay viết sách địa lý mà gặp một tên nôm do người bình dân đã đặt, các cụ đã dịch nó ra tiếng Hán Việt chứ ít khi chịu chép tên nôm. Như Ba Giỗng, các cụ dịch là Tam Phụ và Bến Nghé, các cụ dịch lại là Ngưu Chử khi chép vào sách chứ không chịu viết tên nôm là Ba Giồng, Bến Nghé.
Nếu lấy các quy tắc đặt địa danh của các cụ ngày xưa làm tiêu chuẩn để suy luận thì ta thấy ngay các thuyết trên đây về nguồn gốc và ý nghĩa của Sàigòn không ổn.
Vẫn còn nhiều tranh cãi về tên gọi Sài Gòn - 2
Nếu các cụ ta ngày xua muốn dịch tiếng Khmer Prei Kor ra tiếng Việt thì các cụ đã dùng tên Củi Gòn, Cây Gòn hay Rừng Gòn để đạt cho địa phương này, chứ không ghép một tiếng Hán Việt là Sài với một tiếng nôm là Gòn để thành Sàigòn. Cũng nhu khi dịch Kompong Krabei ra tiếng Việt, các cụ đã gọi là Bến Nghé chứ không nói Tân Nghé, Chử Nghế hay Ngạn Nghé (Tân, Chử và Ngạn là những tiếng Hán Việt có nghĩa là cái cồn nhỏ, bến sông, bờ sông).
Nếu bảo rằng gòn là một loại cây không có tên Hán Việt và các cụ đã dùng tên ấy như tiếng Hán Việt thì các cụ đã theo văn phạm Hán Việt mà gọi Củi Gòn là Gòn Sài chớ không thể gọi là Sài Gòn.
Vẫn còn nhiều tranh cãi về tên gọi Sài Gòn - 3
Chữ Sài là tiếng Hán Việt có nghĩa là Củi, nhưng cũng chữ ấy mà dùng làm chữ nôm thì lại đọc là Thầy. Vậy, nếu đọc theo tiếng nôm hoàn toàn hai chữ mà ông bà chúng ta dùng để chỉ tên đất ta đang nghiên cứu thì ta có Thầy Gòn. Tên này rất gần với Tây Ngòn hay Thầy Ngồnn là những tiếng Hán Việt Tây Công hay Ðề Ngạn đọc theo giọng Trung Hoa.
Nhưng các cụ ngày xưa rất sính dùng tiếng Hán Việt. Ðến như tiếng nôm hoàn toàn là Ba Giồng, Bến Nghé mà các cụ còn nhất định phải dịch ra là Tam Phụ, Ngưu Chử khi viết vào sách vở thì không lý do gì các cụ lại không dùng các tiếng Hán Việt đã sẵn có là Tây Cống hay Ðề Ngạn, mà lại dùng tiếng Thầy Gòn là tiếng phiên âm theo giọng của người Trung Hoa.
Vậy, các thuyết kể trên đây đều không vững cả.
Cuối cùng, chỉ còn một dấu vết nhỏ trong các tài liệu nói về ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có thể giúp ta một lối thoát: đó là việc ông Lê Văn Phát cho biết rằng người Lào đã gọi vùng Chợ Lớn ngày nay là Cai ngon, mà Cai ngon theo tiếng Thái có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn.
Chúng tôi không biết tiếng Lào hay tiếng Thái nên không thể xác nhận được ý nghĩa của Cai Ngon theo tiếng Thái, nhưng nếu quả đúng như ông Lê Văn Phát nói thì tên Sàigòn do ông bà ta phiên âm từ tiếng Thái Cai Ngon và bỏ dấu theo giọng Việt Nam như thông lệ.
Vẫn còn nhiều tranh cãi về tên gọi Sài Gòn - 4
Xét về mặt nguyên tắc đạt địa danh của ông bà chúng ta ngày xưa, thì vấn đề này có thể kể là tạm giải quyết. Nhưng nghi vấn còn lại là tại sao lại có tiếng Lào hay tiếng Thái lọt vào đây?
Nguyễn Ngọc Huy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét