Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 08 (Thằng Thăng)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                   
                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là phải nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Đồng Tâm, Thủ Thiêm...
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Tiểu sử ông Đinh La Thăng

Ông Đinh La Thăng sinh năm 1960 tại Nam Định.
Ông Đinh La Thăng
Sinh ngày: 10/09/1960
Quê quán: Nam Định
Học vị: Tiến sỹ
Ủy viên Trung ương Đảng Khóa X, XI, XII
Đại biểu Quốc hội khóa: X, XI, XII, XIII
Quá trình công tác
1983-1988: Công tác tại Công ty Cung ứng vật tư thuộc Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà, là Kế toán viên, Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng công ty, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Công ty.
1989-1994: Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng, Ủy viên Ban Thưởng vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà, Ủy viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng.
1995-3/2001: Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công đoàn Tổng công ty Sông Đà; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
4/2001-10/2003: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà. Đại biểu Quốc hội Khóa XI, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Ủy viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
11/2003-12/2005: Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên – Huế. Đại biểu Quốc hội Khóa XI, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
1/2006-12/2008: Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khóa XI, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Từ tháng 12/2008: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy,Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
2011
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII.
Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2016
Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
N.K

Ông Đinh La Thăng trải qua những vị trí nào trước khi bị bắt?

Ở tuổi 57, ông Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan công an đang điều tra.
Ong Dinh La Thang trai qua nhung vi tri nao truoc khi bi bat? hinh anh 1


Bị cáo Đinh La Thăng nhận thêm bản án 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ

VOV.VN - Bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên 18 năm tù trong vụ PVN mất 800 tỷ đồng góp vốn vào Oceanbank.
Sau thời gian nghị án, chiều nay (29/3), HĐXX đã tuyên án đối với bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN cùng 6 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank).
ong dinh la thang bi tuyen 18 nam tu vu pvn mat 800 ty dong hinh 1
Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa. (Ảnh: TTXVN)
Bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt 18 năm tù giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới bồi thường 800 tỉ cho cho PVN. Trong đó, ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỉ đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính.
ADVERTISEMENT
Ads by AdAsia
Theo luận tội của VKS, ông Đinh La Thăng với chức trách Chủ tịch HĐQT PVN đã có hành vi ký Thỏa thuận hợp tác, tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Oceanbank, nhưng không thông qua HĐQT; quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn.
Hậu quả toàn bộ số 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Ngân hàng Oceanbank.
Theo bản luận tội, hành vi của các bị cáo không chỉ gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn của Nhà nước mà còn xâm hại đến sự đúng đắn trong công tác quản lý tài sản nhà nước, xâm hại nghiêm trọng đến uy tín đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung và quản lý doanh nghiệp, Tập đoàn Nhà nước nói riêng, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước và tạo ra dư luận xấu trong xã hội.
Các bị cáo đều là những người có chức vụ, quyền hạn, là những cán bộ đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, có quá trình rèn luyện, phấn đấu để đạt vị trí cao trong công tác, nhưng các bị cáo đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật với những quyết định làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây thiệt hại cho Nhà nước, lợi ích chung.
Vì vậy, việc đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh đối với các bị cáo thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về kinh tế, chức vụ, tội phạm tham nhũng, thể hiện rõ pháp luật không có vùng cấm, bất cứ ai, dù ở cương vị nào, nếu vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước./.

Hai bản án và nỗi day dứt suốt cuộc đời của ông Đinh La Thăng

Dằn vặt vì những biến cố ập đến khiến cha sớm ra đi, ông Đinh La Thăng tự nhận là người con bất hiếu. Cựu Chủ tịch PVN lo ngại ông không thể thi hành xong 2 bản án mà tòa đã tuyên.
Sau gần 120 ngày bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến 2 vụ án kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ông Đinh La Thăng lần lượt phải lĩnh 2 bản án: 13 và 18 năm tù.
Kể về gia đình trước khi nhận bản án thứ 2 (18 năm tù, tuyên ngày 29/3), ông Đinh La Thăng nói: "Bị cáo trở thành người con bất hiếu vì khi bố mình mất đi, không được lo các công việc hậu sự cho bố. Đây là điều day dứt trong suốt quãng đời còn lại của bị cáo".
Tòa tuyên án bị cáo Đinh La Thăng và 6 đồng phạm HĐXX cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Đinh La Thăng 18 năm tù, 6 đồng phạm còn lại trong vụ PVN mất 800 tỷ nhận các mức án từ 15 tháng cải tạo không giam giữ đến 23 năm tù.

Vụ án 'thần tốc' trong lịch sử tố tụng Việt Nam

Chiều muộn hôm 8/12/2017, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết "Về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV", nhiều người tập trung gần nhà ông Thăng ở khu đô thị Sông Đà, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cảnh sát khu vực cũng có mặt để đảm bảo an ninh, kiểm soát người lạ ra vào. Tối đó, tại đây có khoảng 40 phóng viên các báo, đài đến thu thập thông tin liên quan đến cựu Chủ tịch HĐTV PVN.
Cũng ngay trong ngày hôm đó, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) cũng có lệnh khởi tố, bắt tạm giam ông Thăng để điều tra tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hai ban an va noi day dut suot cuoc doi cua ong Dinh La Thang hinh anh 1
Ông Đinh La Thăng cùng 6 bị cáo liên quan đến vụ án. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Chưa đến 20 ngày sau (25 và 27/12/2017), VKSND Tối cao lần lượt có 2 bản cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng và các đồng phạm trong 2 vụ án xảy ra tại PVN.
Chia sẻ với Zing.vn thời điểm đó, thạc sĩ Trần Thanh Thảo, giảng viên Khoa Luật hình sự ĐH Luật TP.HCM cho biết lần đầu trong lịch sử tố tụng Việt Nam, một người từng là Ủy viên Bộ Chính trị bị cơ quan tiến hành tố tụng truy tố và đưa ra xét xử về Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999.
Theo diễn biến vụ án, từ khi Cơ quan điều tra của Bộ Công an ra quyết định khởi tố đến lúc TAND Hà Nội đưa ra xét xử chỉ có 30 ngày, trong đó thời gian ra bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can chỉ mất 12 ngày kể từ thời điểm khởi tố.
Đây là lần đầu trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam, một vụ án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với số lượng bị cáo đông lại có thời gian tiến hành tố tụng nhanh như vậy.
Một lãnh đạo Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (Bộ Công an) nói từ việc khởi tố rồi đi đến kết luận điều tra trong thời gian ngắn là đáng mừng trong hoạt động tố tụng. "Nếu vụ án có kết luận điều tra sớm tức là chứng cứ tội phạm đã rõ, như vậy là đáng mừng", vị này nhấn mạnh.
Hai ban an va noi day dut suot cuoc doi cua ong Dinh La Thang hinh anh 2
Ông Đinh La Thăng bị Bộ Công an khởi tố, bắt giam tháng 12/2017. Ảnh: Việt Hùng.

Bản án nghiêm với cựu Chủ tịch PVN

Hôm 8/1 - thời điểm cách Tết Mậu Tuất hơn một tháng - nhiệt độ Hà Nội khá lạnh. Khi trời còn chưa hửng sáng, đoàn xe đặc chủng chở ông Đinh La Thăng cùng các bị cáo liên quan vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) hú còi chạy thẳng từ Trại tạm giam T16 (xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đến TAND Hà Nội nằm trên phố Hai Bà Trưng. Ông Đinh La Thăng hôm đó dáng vẻ mệt mỏi phải đeo còng số 8, bị 2 cảnh sát áp giải lên phòng xử.
Đây là phiên tòa đầu tiên áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự mới để đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng. Phiên tòa này cũng không vành móng ngựa.
Nhiều hôm, phiên tòa kéo dài đến khoảng 18h30 mới dừng. Bị cáo Đinh La Thăng từng phải từ chối trả lời câu hỏi của luật sư vì huyết áp không được ổn định.
Cáo trạng xác định ông Thăng chỉ định PVC thực hiện, ký gói thầu EPC trái quy định. Sau đó, cựu Chủ tịch PVN chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ sai mục đích.
Sau nửa tháng xét hỏi và tranh tụng, HĐXX thấy rằng vào ngày 15/10/2010, HĐQT Tập đoàn PVN đã ra nghị quyết phê duyệt phương án thành lập liên doanh tổng thầu EPC nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trong đó có nội dung: PVC là thành viên đứng đầu liên doanh, nhà thầu nước ngoài tham gia lựa chọn theo hình thức đấu thầu quốc tế. Như vậy nghị quyết của HĐTV PVN đã nêu rất rõ, PVC phải thực hiện liên doanh tổng thầu với các nhà thầu nước ngoài đủ năng lực và kinh nghiệm.
Tuy nhiên lúc đó bị cáo Đinh La Thăng đã chỉ định PVC là tổng thầu duy nhất, EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, vi phạm nghị quyết của HĐTV của PVN, điều lệ PVN. Lời khai bị cáo thừa nhận việc này do sức ép tiến độ, nên có sai phạm trong quy trình chỉ định thầu PVC khi không qua HĐTV. Bị cáo khai do nôn nóng, sức ép công việc nên bị cáo Thăng đã chỉ đạo ký hợp đồng số 33 trái quy định.
Tại tòa, Nguyễn Quốc Khánh khai chỉ đạo việc nhanh chóng ký hợp đồng EPC, do bị cáo Thăng và Phùng Đình Thực chỉ đạo ký cho kịp tiến độ trước ngày 28/2/2011. Do vậy có cơ sở khẳng định bị cáo Đinh La Thăng được báo cáo đến trung tuần tháng 6/2011 mới có đủ hồ sơ EPC để ký, nhưng vẫn chỉ định cấp dưới ký trước ngày 28/2/2011, trái quy định. Hợp đồng số 33 cũng thiếu nhiều nội dung quan trọng, vi phạm nghị định 48 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
PVC tại thời điểm được chỉ định thầu trái pháp luật, ký hợp đồng số 33 là doanh nghiệp đang thâm hụt tài chính, không đủ kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn. Thời điểm đó PVC được PVN chỉ định thầu một số dự án như: Dự án Ethanol Dung Quất, Ethanol Phú Thọ… cho đến nay xác định thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Mỗi dự án như vậy có thể trở thành một vụ án, lãnh đạo PVC đang phải đối mặt với nguy cơ điều tra, truy tố, xét xử trong các vụ án hình sự khác.
Với vai trò người đứng đầu, ông Thăng xin được nhận trách nhiệm cho tất cả những người không có động cơ vụ lợi, vi phạm vì sự quyết liệt với công việc.
Suốt 25 phút nói lời sau cùng, bị cáo cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, người dân, các thế hệ công nhân lao động ngành dầu khí, giao thông vận tải...
Với cương vị từng là người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải, ông Thăng nói còn nợ người dân nhiều dự định như tuyến đường sắt Bắc Nam, một sân bay Long Thành, một đường cao tốc Bắc Nam... Giọng nghẹn ngào, cựu Chủ tịch PVN mong HĐXX xem xét cho được ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, bạn bè, người thân, sau đó chấp hành án phạt tù.
Theo lời bị cáo, sau khi xử xong vụ án này, ông còn phải đối mặt với một án phạt khác cũng xảy ra tại PVN về tội Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian làm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN giai đoạn 2006-2011. Bị cáo cho rằng không thể lường trước được ngoài lời nói cuối cùng ngày hôm đó, lời nói cuối cùng trong trong phiên tòa sắp tới thì có còn lời nói cuối cùng nào nữa không hay không.
Với bản án 13 năm tù mà TAND Hà Nội tuyên, bị cáo Thăng đã có đơn kháng cáo vì cho rằng HĐXX cấp sơ thẩm chưa đánh giá phù hợp vai trò, trách nhiệm của mình trong vụ án xảy ra tại PVN. Cựu Chủ tịch PVN nói bản án dành cho ông là quá nghiêm khắc.

Day dứt vì các thành viên HĐTV bị quy kết là đồng phạm

Gần 60 ngày sau khi phiên tòa lần 1 kết thúc, hôm 19/3, Đinh La Thăng tiếp tục phải hầu tòa cùng 6 bị cáo khác liên quan đến vụ án PVN mất 800 tỷ khi đầu tư vào Oceanbank.
Ra tòa lần 2 với 5 luật sư bào chữa, cựu Chủ tịch Tập đoàn dầu khí tỏ ra khá thoải mái khi trả lời các câu hỏi của HĐXX. Vẻ mặt không còn chất chứa âu lo như lần hầu tòa trước, ông Thăng chủ động bắt chuyện với người quen trong phòng xử trong giờ giải lao. Cách ông bước lên bục xét hỏi, trả lời câu hỏi của HĐXX và luật sư cũng khác so với 2 tháng trước.
Hai ban an va noi day dut suot cuoc doi cua ong Dinh La Thang hinh anh 3
Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa xét xử vụ án PVN mất 800 tỷ khi góp vốn vào Oceanbank. Ảnh: P.Đ.
Sau nhiều ngày xét hỏi và đối đáp, HĐXX đánh giá ông Thăng biết rõ hiện trạng yếu kém của Oceanbank, biết rõ yêu cầu của Bộ Tài chính nhưng cố ý không thực hiện và vẫn quyết định góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank.
Khi Luật tổ chức tín dụng đã có hiệu lực quy định: “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…”, với vai trò Chủ tịch HĐTV, Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn mà tiếp tục ký quyết định giao người đại diện 20% vốn góp của PVN tại Oceanbank trái Luật Tổ chức tín dụng 2010, tạo điều kiện cho các bị can Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỷ đồng (đợt 3) vào Oceanbank.
PVN mất 800 tỷ khi đầu tư vào Oceanbank, HĐXX buộc các bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền trên. Trong đó ông Đinh La Thăng 600 tỷ, ông Ninh Văn Quỳnh 100 tỷ...
Giải thích về chủ trương góp vốn vào Oceanbank, bị cáo Thăng cho rằng đây là cách để giải quyết hệ lụy của chủ trương thực hiện thí điểm đề án thành lập ngân hàng Hồng Việt nhưng không thành công. Trong suốt những ngày diễn ra phiên xử, ông Đinh La Thăng nhiều lần khẳng định việc PVN đầu tư vào Oceanbank là có hiệu quả, đúng luật.
Nữ chủ tọa phiên tòa nói ông Đinh La Thăng giữ vai trò chính, là người đề ra chủ trương để các bị cáo khác thực hiện gây hậu quả đặc biệt lớn. Quá trình điều tra và xét xử, bị cáo Thăng thành khẩn khai báo một phần.
HĐXX cho rằng ông Đinh La Thăng phải chịu mức án cao hơn, 6 bị cáo còn lại phạm tội với vai trò thứ yếu nên được hưởng mức án thấp dưới khung hình phạt có thể áp dụng.
"Bị cáo rất day dứt về việc các thành viên HĐTV bị quy kết là đồng phạm", ông Thăng nói ở phiên tòa.
Hai ban an va noi day dut suot cuoc doi cua ong Dinh La Thang hinh anh 4
Các bị cáo liên quan vụ PVN mất 800 tỷ khi đầu tư vào Oceanbank trong buổi tuyên án chiều 29/3. Ảnh: P.Đ.

'Bị cáo trở thành người con bất hiếu'

Nếu ở phiên tòa lần một, người dự khán nghe ông Đinh La Thăng nhắc đến chuyện vào nghề hơn 30 năm trước, chuyện xin lỗi Đảng, Nhà nước, người dân và các thế hệ công nhân lao động ngành dầu khí, giao thông vận tải vì để xảy ra những sai phạm... Thì ở phiên tòa lần 2, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí dành nhiều thời gian kể về biến cố gia đình.
Cầm tờ giấy chuẩn bị sẵn đứng trên bục khai báo, bị cáo sinh năm 1960 gửi lời cảm ơn đến cơ quan điều tra, luật sư... đã chia sẻ với biến cố vừa qua của gia đình ông.
Ông Đinh La Thăng nghẹn giọng nói cha ông đã mất trong tâm trạng u uất, đau buồn vì chuyện của bị cáo. "Nếu không có những chuyện xảy ra thì bố bị cáo không mất sớm như vậy", cựu Chủ tịch PVN nói rồi phân trần gia đình bị cáo đã rơi vào sự tột cùng của đau thương, mất mát. Bị cáo trở thành người con bất hiếu bởi khi bố mất đã không lo được công việc hậu sự.
"Đây là điều day dứt trong suốt quãng đời còn lại của bị cáo", bị cáo Thăng nói.
Giọng trầm buồn, bị cáo nói đã nhiều năm chưa có cái Tết nào sum họp cùng gia đình. "Tưởng năm vừa qua được đón Tết cùng người thân nhưng rồi gia đình và vợ con phải vào tù thăm bị cáo. Vô cùng đau xót", ông Đinh La Thăng nghẹn ngào.
Ngoài bản án 13 năm tù ở phiên xử lần một, cộng thêm mức án đề nghị của VKS ở phiên xử lần 2 (gần như kịch khung so với điều luật), ông Đinh La Thăng lo lắng sẽ không còn đủ thời gian để thực hiện hết các bản án.
"Tôi thành tâm mong vong linh của bố tha thứ cho tôi", bị cáo kết thúc lời nói cuối của mình trước khi về trại tạm giam trong buổi chiều muộn trung tuần tháng 3.
Theo luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa), điều 55 Bộ luật hình sự quy định với bị cáo phạm nhiều tội, nếu các bản án tuyên có thời hạn thì tổng hợp hình phạt bị cáo phải thi hành án không quá 30 năm.
Trong vụ án PVN mất 800 tỷ, luật sư cho hay bị cáo Đinh La Thăng lĩnh 18 năm tù. Ông Thăng đang chấp hành và chờ phúc thẩm bản án 13 năm tù ở vụ Cố ý làm trái xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC). Do đó, nếu giữ nguyên hình phạt ở 2 bản án sơ thẩm, bị cáo Đinh La Thăng cũng chỉ phải thi hành tổng cộng 30 năm tù.
Ngoài ra, Điều 63 luật này quy định, nếu chấp hành được 1/3 bản án, phạm nhân cải tạo tốt và bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự thì được xét giảm án.
Hai ban an va noi day dut suot cuoc doi cua ong Dinh La Thang hinh anh 5



Bá Chiêm - Tâm Hoàng

Cáo trạng chỉ rõ sai phạm của các bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và đồng phạm

0 Trịnh Tuyến
ANTD.VN - Sau nửa buổi sáng (8-1) kiểm tra căn cước các bị cáo, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng cùng đồng phạm chuyển sang phần công bố cáo trạng truy tố. 
ảnh 1
Bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trả lời câu hỏi của HĐXX
Đầu tư tài chính vượt gần 1.000 tỉ đồng
Theo cáo trạng truy tố các bị cáo, từ năm 2008 đến năm 2012, Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) do Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT và Vũ Đức Thuận là Tổng giám đốc đã thi công 67 công trình. Công ty mẹ - PVC trực tiếp thi công 20 công trình, nhưng chỉ có 8 công trình có khả năng cân đối tài chính.
Trong khoảng thời gian 2010-2011, PVC góp vốn đầu tư vào hơn 40 công ty. Thậm chí, có thời điểm, tổng giá trị đầu tư tài chính lên tới gần 3.500 tỉ đồng, vượt gần 1.000 tỉ đồng so với vốn điều lệ (2.500 tỉ đồng). Việc này đã làm mất cân đối dòng tiền đầu tư của PVC.
Để tạo điều kiện cho PVC, đầu năm 2010, ông Đinh La Thăng khi đó là Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) ký văn bản gửi Thủ tướng đề xuấtcho phép PVN tiếp tục được giao nhiệm vụ cho PVC và một số đơn vị có năng lực thuộc Bộ Xây dựng được thực hiện xây lắp các dự án do PVN, đơn vị thành viên PVN làm chủ đầu tư theo hình thức chỉ định thầu”.
ảnh 2
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và đồng phạm 
Gần ba tháng sau, ông Thăng tiếp tục có văn bản gửi Thủ tướng xin đưa Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vào danh mục các dự án PVN sẽ triển khai thực hiện trong năm 2010 cần được chỉ định thầu, đồng thời đề xuất Chính phủ ủy quyền cho HĐQT PVN quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
Cáo trạng truy tố các bị cáo xác định, mặc dù chưa có đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của PVC, chưa làm các thủ tục liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu nhưng tháng 6-2010, ông Thăng vẫn ký Nghị quyết đồng ý về chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, theo hình thức chỉ định thầu.
Tại Bản Kết luận giám định ngày 11-12-2017, Giám định viên tư pháp Bộ Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư kết luận “PVC không đảm bảo các yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực tài chính để thực hiện gói thầu EPC dự án”. Việc lựa chọn PVC là nhà thầu EPC không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Gây thiệt hại gần 120 tỉ đồng
Cũng liên quan đến việc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ngày 28-2-2011, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) Vũ Huy Quang và Tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận đã ký Hợp đồng EPC số 33 và PVPower là công ty TNHH một thành viên do PVN là chủ sở hữu vốn.
Tài liệu truy tố các bị cáo cho rằng, hợp đồng EPC số 33 nêu trên được lập, ký không đúng quy định của pháp luật, có nhiều nội dung không có thật, nhất là điều khoản quy định về giá trị hợp đồng và thanh toán...
Ngày 1-3-2011, PVN và PVPower tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Một ngày sau đó, theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh và Tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận, Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam có công văn gửi PVPower đề nghị tạm ứng 72 triệu USD.
ảnh 3
Bị cáo Trinh Xuân Thanh (đứng giữa, hàng đầu) tại phiên tòa 
Do không có vốn nên ngày 2-3-2011, Chủ tịch PVPower Đỗ Chí Thanh đã ký công văn gửi PVN đề nghị cấp bổ sung vốn điều lệ quý I-2011 cho doanh nghiệp này, để có tiền tạm ứng cho Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam. 
“Với lý do PVPower không đủ năng lực làm chủ đầu tư, Đinh La Thăng chỉ đạo Phùng Đình Thực và Nguyễn Quốc Khánh (Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc PVN) làm thủ tục để PVN thay PVPower trực tiếp làm chủ đầu tư dự án và nhận trách nhiệm tạm ứng cho PVC theo Hợp đồng EPC”- cáo trạng nêu rõ.
PVN sau đó đã chuyển gần 8,3 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng cho Ban quản lý dự án Thái Bình 2 để chuyển tạm ứng cho PVC số tiền hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng. Sau đó, Trịnh Xuân Thanh đã dùng số tiền tạm ứng nói trên để trả gốc, lãi đối với các khoản nợ, đầu tư, góp vốn vào các dự án, công trình, công ty khác.
Xác định hành vi phạm tội của các bị cáo, cáo trạng cũng thể hiện, ngay từ ngày 7-9-2011, PVN đã biết rõ việc PVC sử dụng số tiền tạm ứng trong dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 sai mục đích, nhưng lãnh đạo PVN không có ý kiến thu hồi.
Gần nửa năm sau, Chủ tịch PVN khi đó là ông Phùng Đình Thực mới yêu cầu người đại diện phần vốn góp của PVN tại PVC là Trịnh Xuân Thanh báo cáo tình hình sử dụng nguồn kinh phí PVN đã tạm ứng cho dự án Thái Bình 2. Và phải đến tháng 3-2012, Trưởng Ban quản lý dự án Thái Bình 2 mới có công văn yêu cầu PVC hoàn trả tiền tạm ứng bị sử dụng sai mục đích.
Kết quả điều tra xác định, số tiền tạm ứng bị PVC sử dụng sai mục đích là trên 1.115 tỉ đồng và đến tháng 11-2017 mới thu hồi được trên 1.087 tỉ đồng. Theo kết luận giám định, ông Đinh La Thăng và các bị cáo liên quan đã gây thiệt hại cho PVN tổng số tiền gần 120 tỉ đồng.
Ông Đinh La Thăng thừa nhận có sai phạm trong chỉ đạo thực hiện dự án
Cáo trạng truy tố các bị cáo nhận định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn, trong đó có dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, vì những động cơ khác nhau, các bị cáo đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế cho Nhà nước.
Thậm chí, một số bị cáo còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập chứng từ khống, rút tiền của Dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Cơ quan truy tố cũng cho rằng, hành vi này của các bị cáo đã “gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân, cần được xét xử nghiêm minh trước pháp luật”.
ảnh 4
Bị cáo Đinh La Thăng trả lời các câu hỏi của HĐXX
Quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN Đinh La Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định và chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA cấp tạm ứng trái quy định.
Bản cáo trạng truy tố các bị cáo cũng cho biết, quá trình điều tra, bị cáo Đinh La Thăng thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. Bị cáo có nhiều thành tích trong quá trình công tác là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.
Trong khi đó, cáo trạng xác định Trịnh Xuân Thanh có hành vi chỉ đạo Tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng trên 6,6 triệu USD và trên 1.300 tỉ đồng, quyết định sử dụng trái mục đích trên 1.115 tỉ đồng trong số tiền tạm ứng, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỉ đồng.
Ngoài ra, Trịnh Xuân Thanh còn đề ra chủ trương và cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó tổng giám đốc PVC) và Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC) lập khống hồ sơ, rút trên 13 tỉ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.
Chiếm đoạt số tiền hàng chục tỉ đồng, Trịnh Xuân Thanh hưởng lợi cá nhân 4 tỉ đồng và phải chịu trách nhiệm cùng các bị cáo khác trong việc sử dụng chung số tiền 1,5 tỉ đồng. “Sau khi phạm tội, bị cáo bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra là những tình tiết cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét