Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG 27

-Thật lạ lùng, cuộc sống dù thế nào đi chăng nữa thì người ta vẫn yêu nó và tìm mọi cách để bám víu lấy nó vô điều kiện!
-Trong mọi trường hợp, cuộc sống là thứ ưu tiên lựa chọn số một, sau đó mới đến danh lợi. Bè lũ tham nhũng thường không hiểu điều đơn giản đó.
-Như vậy, phải cho rằng, cuộc sống là thiêng liêng, là vô giá. Nhưng chỉ vô giá đối với mỗi con người sở hữu nó và trong thời bình. Trong chiến tranh, nó không đáng giá lấy một xu!
-------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thăm Ngôi Nhà Bà Cụ Nghèo Nhất Việt Nam - Xem Video Xong Bạn Đừng Khóc Nhé...!ĐÔNG BẮC QUÊ TÔI

Cận cảnh túp lều 2 bà cụ "nghèo nhất Sài Gòn mà tôi từng biết"

Huy Hậu – Hà Kiều |

Cận cảnh túp lều 2 bà cụ "nghèo nhất Sài Gòn mà tôi từng biết"

Hơn 70 năm lang bạt khắp các ngõ ngách Sài Gòn, khi ở tuổi xế chiều, hai chị em cụ bám víu vào cuộc sống bằng tình thương của những người tốt bụng quanh mình.

Túp lều tranh tạm bợ “dột như tắm mưa giữa trời” là tổ ấm hạnh phúc phận đời côi cút của hai chị em cụ. Họ tâm niệm:
“Đời khổ thì khổ thật đấy, nhưng có ai được như tụi tui sống giữa hàng trăm người luôn giang tay giúp đỡ. Sống được đến cái tuổi này cũng là mừng, có ai dám mơ nhiều”.
“Cụ bà nghèo nhất Sài thành”
Men theo con hẻm nhỏ dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ (Phường Cầu Kho, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), tôi đến thăm hai chị em cụ bà Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Mai (85 tuổi, cùng TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) trong một buổi chiều.
Chỉ cần đặt chân đến đầu hẻm, hỏi hai chị em bà cụ người dân khắp xóm ai cũng biết. Họ tếu táo bảo nhau: “Đó là hai cụ bà nghèo nhất Sài thành mà họ từng biết. Không tin cứ tìm hiểu sẽ rõ…”
Như lời người dân “đồn đại”, phận đời hai cụ quả là hết sức thương tâm. Một cái lều xiêu vẹo nằm ngay ngắn trong con hẻm nhỏ, rộng khoảng 4m vuông.

Túp lều dột nát của hai chị em cụ Trắng.
Túp lều dột nát của hai chị em cụ Trắng.
Chỗ che nắng trú mưa không mấy tươm tất, chỉ giản đơn là tấm bạt rách toác những lỗ lớn, không có nổi một chiếc giường ngay ngắn, cùng vài vật dụng sinh hoạt vẫn thường thấy trong các tiệm đồng nát.
Kèm theo đó là mùi ẩm mốc xông vào tận mũi của vài thứ đồ đạc dường như đã lâu không có người dọn dẹp. Những gì hiện hữu trong “căn nhà” hai cụ khiến tôi không khỏi xót xa.
Hỏi về cuộc đời, hai cụ chỉ biết nhìn bảo nhau rồi lặng thinh. Họ không nhớ quê hương, bản quán của mình. Trong ký ức nhập nhòa, hai chị em cụ Trắng không nhớ nổi ngày rời quê lên Sài Gòn đã bao lâu.
Lúc đi hai chị em vẫn còn bé xíu, họ chỉ biết quê mình là ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp) mà thôi. Thế rồi, năm tháng qua đi, họ cũng đã đi qua hơn nửa cuộc đời với cảnh sống “tha hương cầu thực” nơi xứ người với ước mong duy nhất thoát khỏi cái khổ.
Những niềm hạnh phúc hiếm hoi cuộc đời cũng đến. Thời con gái, cụ Trắng sớm bén duyên cùng một người đàn ông đạp xích lô và sinh ra được hai người con, một trai một gái. Còn người em – cụ Mai vẫn ở vậy.

Gia sản mà cụ Trắng, cụ Mai sau 70 năm lang thang ở Sài Gòn
"Gia sản" mà cụ Trắng, cụ Mai sau 70 năm lang thang ở Sài Gòn
Không lâu sau, người “đầu gối tay ấp” với cụ Trắng gặp chuyện chẳng lành và qua đời, mọi gánh nặng gia đình đè lên vai người mẹ tảo tần.
Cụ Trắng nhớ : “Ngày ấy, dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ bây giờ vẫn còn có ngôi chợ, chị em tui cứ 4 giờ sáng lại gánh từng bó rau ra bán, kiếm tiền nuôi hai con.
Sau đó, nhà nước quy hoạch chợ xây cầu Nguyễn Văn Cừ vậy, hai chị em tui không còn đất làm ăn. Cái ước mơ kiếm chút tiền lo cho con cho cái cũng dập tắt. Những ngày dài kham khổ lại bắt đầu.”
Để trang trải cuộc sống khó khăn trăm bề, hai chị em cụ Trắng lại dắt díu nhau đi làm đủ thứ nghề như bán vé số, nhặt ve chai, rửa chén bán, tạp vụ, phụ hồ... không nề hà khổ cực, nặng nhọc miễn sao có tiền là làm.
“Làm chẳng được mấy đồng, tiền nhà không đủ trả nên hai chị em quyết đưa mấy đứa nhỏ ra con hẻm dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ sống tạm bợ qua ngày. Thế là sống mãi tới giờ”- cụ Mai rơm rớm nước mắt tâm sự.
Đến tuổi 50, sức khỏe hai cụ bắt đầu yếu dần, đủ thứ bệnh hành hạ không thể làm lụng. Thế là hàng ngày, hai chị em cụ ngồi lại căn lều nhặt rau hư bán cho mấy người nuôi heo kiếm vài đồng bạc. Nếu ngày nào khỏe thì đèo nhau đi bán vé số.
Hai đứa con cụ Trắng cũng phải trải trăm thứ nghề, kiếm miếng cơm thêm vào bữa cơm đạm bạc, hoặc khi thuốc thang cho hai cụ lúc trái gió trở trời.
“Ngày có miếng cơm cùng rau chấm mắm, đã là bữa cơm ngon nhất của nhà tui. Những ngày không có gì ăn, tui với chị cùng mấy cháu phải ăn cả rau heo để đỡ đói” - cụ Mai sụt sùi nhớ lại.
Cô con gái Lê Thị Thanh Xuân (con gái cụ Trắng) chỉ biết nuốt nước mắt vào trong tiếng thở dài ngậm ngùi: “Bao nhiêu năm chỉ biết lang bạt cùng mẹ và dì khắp các con hẻm bán từng tấm vé số nuôi thân. Tối về, cả nhà lại che tạm miếng bạt lên mà ngủ.
Ngày đó sợ nhất những ngày dột như tắm mưa giữa trời, cả nhà lại ôm nhau khóc.”

Hai cụ vẫn lạc quan sống cho dù đời bao biến cố
Hai cụ vẫn lạc quan sống cho dù đời bao biến cố
Trong khi đó, anh Hùng (con trai duy nhất cụ Trắng) những tưởng sẽ hạnh phúc khi có gia đình riêng, và sẽ là niềm an ủi, nguồn lao động đỡ đần hai cụ.
Nhưng cũng kém may mắn thay, vợ anh Hùng lại bị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Anh vừa lo kiếm tiền nuôi các con, vừa phải chăm sóc vợ trong bệnh viện.
Số tiền ít ỏi kiếm được không đủ trang trải cho gia đình mình nên mặc cảm, hổ thẹn với mẹ mà bỏ đi biệt xứ.
Cụ Trắng cặp mắt kèm nhèm khi nhắc đến con trai. Cụ nói trong dòng nước mắt nghẹn ngào: “Nó thương tui lắm!
Ngày xưa, cuối tuần nào cũng về thăm, không có tiền nuôi tui, để tui ăn kham ăn khổ nên chỉ biết khóc. Tối nó không ngủ mà chỉ ngồi bóp chân cho tôi suốt đêm rồi thút thít.”
Mong ước cuối đời
Tuy hoàn cảnh nghèo khổ nhưng hai chị em cụ Trắng chưa một lần than trách. Ngược lại, hai cụ lại rất lạc quan trước sự yêu thương đùm bọc của bà con lối xóm dành cho mình. Hại cụ xem đó là niềm hạnh phúc mà mình may mắn được sống và có được.

Cụ Trắng luôn ao ướt một lần được gặp đứa con trai mình
Cụ Trắng luôn ao ướt một lần được gặp đứa con trai mình
Cụ Trắng vui vẻ nói: “Đời khổ thì khổ thật đấy, nhưng có ai được như tụi tui sống giữa hàng trăm người luôn giang tay giúp đỡ. Sống được đến cái tuổi này cũng là mừng, có ai dám mơ nhiều”.
Giờ sức khỏe yếu, chân tay run rẩy, bước còn vững vàng, đi đâu phải nhờ người con gái cụ Trắng dắt tay. Thế mà trong con mắt cụ Trắng, cụ Mai vẫn sáng lạ thường. Hàng ngày, hai chị em cụ vẫn hay ra ngồi trước hẻm hóng gió.
Hễ có mấy cô chú vé số, anh chị ve chai đi ngang qua lại tạt vào đôi lát mà hàng huyên với hai cụ. Hai cụ cũng đỡ buồn bã hơn.
Anh Dũng, một người bán vé số, cho biết: “Sao mà lạ thế không biết, ngày nào sang con hẻm này tôi cũng vào hỏi thăm cụ vài câu mới có thể đi bán được tiếp.
Chuyện nhà, chuyện đời,... cứ nói ra hết là thấy vui. Số tôi cũng không cha không mẹ nên từ lâu xem hai cụ là người thân của mình rồi. Và chỉ mong sao hai cụ khỏe mạnh mà thôi.”
Nghĩ đời đã không có tuổi thanh xuân, những ngày tháng ngắn ngủi còn lại của mình, hai cụ cũng không mong ước gì nhiều. Chẳng cần ở nhà cao, cửa rộng, ăn sung, mặc sướng, chỉ mong sao có sức khỏe để có thể cùng dìu nhau đi nốt quãng đời còn lại.
Đang trò chuyện, cụ Trắng bỗng lặng người: “Cậu chụp cho tui tấm ảnh, xem như đi lạc còn có người biết dắt về, không thì cũng có tấm ảnh thờ sau này.
Tui già cả lắm rồi, chẳng mong gì nhiều, chỉ mong thằng Hùng - con tôi - nó không giàu nhưng cũng bớt khổ đi. Tui thương, tui nhớ nó quá”.

Cụ Mai hạnh phúc khi được sống trong tình thương
Cụ Mai hạnh phúc khi được sống trong tình thương
Người chị vừa nói xong, cụ Mai tiếp lời: “Hơn 70 năm ở Sài Gòn rồi, hồi rời quê còn thời con gái giờ đã ngoài 85. Tui mong sau này có chết thì cũng được đem về Sa Đéc cho gần tổ tiên ông bà. Đó là niềm mong ước không những cho tui mà cả chị tui nữa.”.
Nói xong, hai cụ lại nở nụ cười phúc hậu, têm miếng trầu bỏ vào miệng ngón nghén ngon lành. Đôi mắt cụ Trắng lại nhìn xa xăm vô định, thi thoảng từ khóe mi lại rỉ ra vài giọt nước mắt. “Có lẽ, cụ đang nhớ con, mong con về. Nỗi niềm người mẹ ai thấu” (tôi tự thầm).
Trời bắt đầu ngả tối, màng đêm buông, ánh sáng hiu hắt không đủ soi tỏ 2 gương mặt mờ nhạt. Tôi ra về, nhưng trong đầu vẫn nhớ mãi nụ cười cụ Trắng cùng câu nói:
“Trải qua trăm thứ chuyện để còn biết mùi đời. Sống hơn 80 năm trên đời, không chết đói, đó không phải phúc hay sao?...”
theo Thế giới trẻ

Chàng trai 17 tuổi mắc chứng tự kỉ vẫn đàn giỏi, vẽ đẹp và nhẩm tính con số thần tốc

Thu Hường |

Chàng trai 17 tuổi mắc chứng tự kỉ vẫn đàn giỏi, vẽ đẹp và nhẩm tính con số thần tốc

Và bên cạnh Hiếu luôn có một người mẹ tuyệt vời. Người mẹ đã sẵn sàng bỏ việc, bán cả nhẫn đính hôn để chữa bệnh cho con.

Giữa buổi chiều đầu tháng 4, khi đi ngang qua con ngõ nhỏ 103 phố Nguyễn An Ninh (Hà Nội), tôi chợt nghe thấy tiếng đàn piano ngân vang từ nhà ai đó. Từng nốt nhạc trong bản "A Comme Amour" vang lên một cách nhẹ nhàng, êm ái.
Bạn cứ tưởng tượng đến một chiều đầu hạ, không gian vụt sáng sau những ngày mưa phùn lẹp nhẹp, khi lòng mình vốn đang rất thanh thản mà nghe được tiếng đàn "Như thể là tình yêu" ấy cất lên, còn gì tuyệt vời hơn!
Khi bản nhạc đến đoạn điệp khúc, nhịp điệu lên bổng và dồn dập hơn đến choáng ngợp hai bên tai. Tôi tin chắc, những ai lần đầu nghe thấy thứ âm thanh đó đều giống tôi, không khỏi tò mò về người đánh đàn.
Trung Hiếu chơi piano đầy ngẫu hứng
Lần theo tiếng đàn, tôi đến trước một ngôi nhà nhỏ và không mấy khó khăn để nhận ra người chơi đàn là một thanh niên 17 tuổi. Bên cạnh cậu là người mẹ đang bắt nhịp cho con.
Chị là Nguyễn Mai Anh và con trai Nguyễn Trung Hiếu. Cảnh chơi đàn không có gì khác lạ, cho đến khi tôi hỏi chuyện Hiếu, mới biết cậu gặp khó khăn trong giao tiếp.
Dù đã 17 tuổi nhưng khả năng giao tiếp của cậu chỉ như một đứa trẻ lên 5-6.
Dù đã 17 tuổi nhưng khả năng giao tiếp của cậu chỉ như một đứa trẻ lên 5-6.
Chị Mai Anh nói cậu là một trẻ tự kỉ điển hình và ít ai biết, để giúp Hiếu có thể chơi đàn như hôm nay, 17 năm qua, chị đã phải đánh đổi bằng biết bao mồ hôi, công sức lẫn những giọt nước mắt đắng cay.
Bỏ việc, bán nhẫn đính hôn để chạy chữa cho con
Hiếu sinh ra với một thể chất khỏe mạnh nhưng đến khi 7-8 tháng tuổi rồi vẫn không nhận biết được ai là cha mẹ của mình. Đôi mắt Hiếu khi ấy hầu như vô hồn và không bao giờ, chị Mai Anh thấy con có hành vi giao tiếp bằng mắt.
Chuyện người mẹ 17 năm vất vả nuôi dạy Trung Hiếu
Những năm đầu đời, Hiếu rất biếng ăn, còm cõi, không phát triển ngôn ngữ, không biết thể hiện mong muốn của bản thân và rất hay quấy khóc.
"Gần như ban đêm con không ngủ, quấy khóc liên tục. Con hay cáu bẳn và mỗi khi bứt rứt thường cào cấu bản thân, la hét và ăn vạ rất kinh khủng".
Hành trình chạy chữa cho con dù rất vất vả nhưng chị Mai Anh chưa khi nào xem đó là điều gì quá lớn lao, khác biệt.
Hành trình chạy chữa cho con dù rất vất vả nhưng chị Mai Anh chưa khi nào xem đó là điều gì quá lớn lao, khác biệt.
Chị Mai Anh nhắc lại chuyện từng bán nhẫn đính hôn để chạy chữa cho con và hứa với chồng, khi có tiền nhất định sẽ mua lại.
Chị Mai Anh nhắc lại chuyện từng bán nhẫn đính hôn để chạy chữa cho con và hứa với chồng, khi có tiền nhất định sẽ mua lại.
Khi Hiếu cáu, trông cậu khá dữ tợn. Có lúc Hiếu cắn cả mẹ và vết cắn, sưng tấy một tuần mới khỏi.
Khi Hiếu cáu, trông cậu khá dữ tợn. Có lúc Hiếu cắn cả mẹ và vết cắn, sưng tấy một tuần mới khỏi.
Những biểu hiện bệnh tự kỉ của Hiếu ngày một rõ nhưng quãng thời gian gần 20 năm về trước, căn bệnh này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Trong số đó, có chị Mai Anh và cả những bác sĩ mà chị tìm đến cầu cứu.
"Mãi đến năm con 2 tuổi rưỡi, tôi mới biết là bé mắc phải hội chứng tự kỉ". Lúc đó, chị Mai Anh quyết định nghỉ việc, xếp lại những hoài bão riêng để toàn tâm chăm sóc con.
Một mình chị vất vả mày mò qua các tài liệu nước ngoài, hội thảo và các khóa đào tạo cách nuôi dạy trẻ tự kỉ.
Trong cuộc sống hàng ngày, chị Mai Anh luôn đồng hành cùng con.
Trong cuộc sống hàng ngày, chị Mai Anh luôn đồng hành cùng con.
Khi con chơi đàn...
Khi con chơi đàn...
... Lúc con học vẽ, chị đều ở bên.
... Lúc con học vẽ, chị đều ở bên.
Cho đến khi chị thấy mình đủ hiểu biết về căn bệnh mà con mắc phải thì Hiếu đã được 3,5 tuổi. Đó là một điều khiến chị vô cùng tiếc nuối bởi trong việc can thiệp cho trẻ tự kỉ thì quãng từ 0 đến 3 tuổi được xem là thời gian "vàng".
Hành trình để chị Mai Anh nhận thức về bệnh của con, nói ra nghe thì đơn giản. Thế nhưng đó thực sự là một con đường không hề bằng phẳng mà từ một người thấy phía trước dày đặc sương mù, đã phải tự mình mò mẫm để tìm lấy đường đi.
Từ một người không hiểu về bệnh tự kỉ, vì Hiếu, chị đã không ngừng nỗ lực học hỏi cách trị bệnh. Giờ đây, người phụ nữ này không chỉ chữa cho con của mình mà còn can thiệp giúp rất nhiều trẻ tự kỉ khác.
Các khóa học chăm sóc và nuôi dạy trẻ tự kỉ khá đắt đỏ. Vì hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, chị Mai Anh phải bán nữ trang và cả chiếc nhẫn đính hôn của mình.
Chị kể tất cả những chuyện này bằng thái độ rất bình thản và cho rằng, đó chẳng hề là sự hy sinh nào lớn lao.
"Tôi nghĩ nếu ai đó ở vào hoàn cảnh như tôi, họ cũng sẽ hành động như thế. Tôi chẳng qua cũng chỉ là một bà mẹ có con mắc bệnh thì tìm cách vái tứ phương, gom góp tiền của để chạy chữa cho con mà thôi".
"Đối với tôi, Hiếu luôn là một ẩn số"
Ngày nhỏ, Hiếu không biết giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì thế, để dạy con, chị Mai Anh phải chụp lại rất nhiều bức ảnh và chỉ cho cậu đâu là bố, mẹ, ông bà, thế nào là quả cam, quả táo...
Cứ như thế, Hiếu dần nhận thức được những thứ xung quanh và cậu biết chỉ vào những bức ảnh thể hiện ý muốn của bản thân.
Những bức vẽ của Hiếu ngày mới theo học hội họa.
Những bức vẽ của Hiếu ngày mới theo học hội họa.
Bây giờ thì chúng rất đẹp và tươi sáng.
Bây giờ thì chúng rất đẹp và tươi sáng.
Trải qua nhiều cố gắng, dần dần, Hiếu phát triển tư duy hình ảnh. Cậu bắt đầu vẽ những nét nguệch ngoạc về bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu.
"Ban đầu con chỉ vẽ mèo và chữ số lung tung khắp tường nhà. Điều ấy khiến tôi hiểu, thế giới của con rất lộn xộn và nghèo nàn".
Chị Mai Anh lại cố gắng chụp nhiều ảnh và dạy con vẽ, mỗi lúc mở rộng hiểu biết của Hiếu thêm một chút. Để rồi trong các bức vẽ của Hiếu đã có thêm mây, trời, sông, nước.
Bố cục tranh cũng gọn gàng lại, đồng nghĩa với việc thế giới trong cậu cũng dần ngăn nắp, rõ ràng hơn.
Cho đến khi chị Mai Anh dạy Hiếu vẽ được các bức tranh nhiều gam màu tươi sáng, đẹp đẽ như bây giờ, chặng đường ấy, chẳng cần phải nói ra, cũng biết là nó vất vả biết bao.
Những chiếc bút vẽ...
Những chiếc bút vẽ...
Hay màu bột...
Hay màu bột...
...Tất cả đều được chị Mai Anh quan tâm, chuẩn bị chu đáo.
...Tất cả đều được chị Mai Anh quan tâm, chuẩn bị chu đáo.
Đến năm hơn 5 tuổi, Hiếu bắt đầu học nói, dù thế, khả năng giao tiếp xã hội vẫn rất kém. Cậu học mọi thứ rất máy móc và mẹ dạy đến đâu mới hiểu đến đấy.
Chỉ cần thực tế sai lệch đi một chút, Hiếu lập tức trở nên lúng túng. "Ví dụ hôm nay dạy con ra siêu thị gặp người quen, nên chào hỏi như thế nào thì con chỉ biết nói đúng như thế và nếu tình huống khác đi một chút, con sẽ không biết cách xử lý".
Thông thường, Hiếu mất 2 tuần để hoàn thiện 1 tác phẩm. Có nhiều bức tranh được khách đặt mua ngay khi còn chưa kịp vẽ xong.
Thông thường, Hiếu mất 2 tuần để hoàn thiện 1 tác phẩm. Có nhiều bức tranh được khách đặt mua ngay khi còn chưa kịp vẽ xong.
Tâm lý Hiếu cũng diễn biến rất phức tạp. Dù luôn theo sát con nhưng có những lúc, chị Mai Anh vẫn thấy cậu là một ẩn số khó nắm bắt.
Tâm lý Hiếu cũng diễn biến rất phức tạp. Dù luôn theo sát con nhưng có những lúc, chị Mai Anh vẫn thấy cậu là một ẩn số khó nắm bắt.
Tiếng đàn, nét vẽ đánh thức những ước mơ của cậu bé tự kỉ
Dù chậm phát triển nhưng chỉ số IQ của Hiếu ở mức 90, tức là vẫn có khả năng học hỏi. Điều ấy là một may mắn khiến chị Mai Anh không ngừng nỗ lực. Năm lên 6-7 tuổi, Hiếu tỏ ra thích chơi đàn. Thế là chị sắm cho con cây đàn organ.
"Hiếu khi làm gì thì sẽ rất tập trung. Lúc mê say với đàn, con suốt ngày nghịch nó. Khi chưa biết chơi thì nhấn phím lung tung, tạo nên những âm thanh rất lộn xộn".
Ngoài Piano, Hiếu rất thích chơi đàn organ.
Ngoài Piano, Hiếu rất thích chơi đàn organ.
10 ngón tay cậu sử dụng bàn phím rất uyển chuyển.
10 ngón tay cậu sử dụng bàn phím rất uyển chuyển.
Thế là chị Mai Anh kiên trì dạy Hiếu tập đàn và bây giờ thì cậu chơi rất hay. Hiếu có thể đánh thạo những chương giao hưởng dài dằng dặc hay những bản ballad nhẹ nhàng. Ngoài piano, organ, cậu còn có thể chơi saxophone, sáo, guitar, trống, kèn...
Từ một đứa trẻ tưởng như vô vọng về tương lai, chị Mai Anh đã dần giúp con mình phát triển cao độ các khả năng vốn có như nhớ rất lâu, tính toán con số nhanh, có năng khiếu nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, biết thêu thùa, may vá...
Hiếu chơi guitar những bản nhạc cổ điển như Romantic amour cũng rất hay.
Hiếu chơi guitar những bản nhạc cổ điển như "Romantic amour" cũng rất hay.
"Hiếu bây giờ có thể tự chăm lo các việc sinh hoạt cá nhân của mình, biết giúp mẹ làm việc nhà. Con cũng biết kiếm tiền đấy (cười)".
Điều quan trọng khiến chị Mai Anh thấy vui là Hiếu ý thức được giá trị đồng tiền, có ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Chị bật mí, tranh của Hiếu được rất nhiều người yêu thích và có bức được đấu giá tới 8 triệu đồng.
"Dù không kiếm được nhiều tiền bằng việc chơi đàn, vẽ tranh nhưng nó là động lực để con cố gắng, giúp con hiểu là để đáp ứng sở thích của chính mình thì con phải làm việc".
Việc đàn, vẽ cũng mở ra cho Hiếu rất nhiều hy vọng, giúp cậu biết ước mơ những điều nho nhỏ và là cánh cửa để Hiếu dễ dàng hòa nhập với thế giới xung quanh.
Chị Mai Anh bật mí, ngoài chơi nhạc cụ, Hiếu còn mix nhạc DJ rất hay.
Chị Mai Anh bật mí, ngoài chơi nhạc cụ, Hiếu còn mix nhạc DJ rất hay.
Vì thế, cậu rất thích ghi âm lúc mình đánh đàn rồi cho vào máy tính để trộn nhạc.
Vì thế, cậu rất thích ghi âm lúc mình đánh đàn rồi cho vào máy tính để trộn nhạc.
Theo chị, mỗi trẻ tự kỉ đều có những giới hạn về khả năng. Có những trẻ dù vất vả dạy 10 năm cũng không nhận thức được nhiều. Có trẻ, khả năng tối đa của họ chỉ là biết sinh hoạt cá nhân tự lập.
"Vì thế, tôi cũng mong các cha, mẹ có con tự kỉ, nếu không dạy cho con phát triển được các kỹ năng đặc biệt thì cũng đừng nên nản lòng".
Bệnh tự kỉ thực sự không thể chữa khỏi. Dù cố gắng cách mấy, cha, mẹ và xã hội chỉ giúp họ phát triển bản thân hoàn thiện nhất có thể.
"Khi hiểu bệnh này không thể chữa khỏi, tôi cũng buồn nhưng bây giờ thì không. Cách quan sát mọi thứ của Hiếu rất khác với người thường và ở bên con, tôi cũng thấy mình rất vui vì có thể hiểu về cuộc sống qua những góc nhìn mới cùng con .
Bây giờ Hiếu sống rất tốt và ngần ấy thôi, cũng đủ khiến tôi thấy rất vui rồi".
Ảnh: Mai Lân
theo Kenh14/TTVN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét