Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

KHỦNG BỐ TRÊN ĐẤT MỸ

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ sơ mật - Vén màn những vụ khủng bố trên đất Mỹ - Phần 1 + 2

Ngày này năm xưa: Ông Bush chấn động nghe tin Mỹ bị tấn công

Sáng 11/9/2001, Tổng thống Mỹ George W.Bush đang trên đường tới thăm một trường học ở Florida thì nhận được tin một máy bay đâm vào một trong hai tòa tháp của Trung tâm thương mại thế giới ở New York.
Trong vòng một tiếng kể từ khi nhận được báo cáo đầu tiên, lúc đang đọc truyện cùng các em nhỏ trong phòng học, người đứng đầu nước Mỹ lại được thông báo về việc chiếc máy bay thứ hai đã đâm vào tòa tháp còn lại.
Ngày này năm xưa: Ông Bush chấn động nghe tin Mỹ bị tấn công
Tổng thống Mỹ nhận tin khủng bố 11/9 khi đang ngồi nghe các em học sinh đọc truyện (Ảnh National Archieves)
Khoảnh khắc trên, được máy quay ghi lại cho thấy, sự chấn động hiện diện trên gương mặt ông Bush khi Chánh văn phòng Andy Card thì thầm vào tai ông rằng nước Mỹ đang bị tấn công.
Sáng sớm 11/9, ông Bush nhận được một thông báo an ninh ngắn như thông lệ nói rằng có mối đe dọa cao, nhưng không cụ thể về một vụ tấn công khủng bố có thể xảy ra trong ngày. Nhận cảnh báo nhưng không hề nao núng, Tổng thống vẫn thực hiện chuyến thăm được sắp xếp từ trước tới trường tiểu học Booker ở Saratosa, Florida để quảng bá một dự luật giáo dục mới.
Khi đang trên đường từ khách sạn tới trường, các trợ lý gửi thông tin tới xe của Tổng thống về việc một máy bay chở khách đã đâm vào tòa tháp phía bắc của Trung tâm thương mại thế giới lúc 8h46. Ban đầu, ông Bush cho rằng đó là một tai nạn khủng khiếp hoặc lỗi phi công, người đứng đầu nước Mỹ sau này kể lại với các phóng viên như vậy.
Ngày này năm xưa: Ông Bush chấn động nghe tin Mỹ bị tấn công
Tổng thống Bush theo dõi bản tin máy bay đâm vào tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới 
Tổng thống Bush tới trường sau khi nhận được tin báo. Tiếp đó, ông vào trong một phòng học trống, xem các báo cáo ban đầu trong khi những hình ảnh mới nhất về vụ máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp được trình chiếu trên màn hình tivi của trường. Chi vài phút sau khi chiếc máy bay lao vào tòa tháp còn lại, Tổng thống Bush đi vào một phòng học để gặp gỡ một nhóm học sinh lớp một.
Ngày này năm xưa: Ông Bush chấn động nghe tin Mỹ bị tấn công

Theo những hình ảnh được máy quay ghi lại, lúc 9h06, Chánh văn phòng Nhà Trắng Andrew Card đi vào phòng, thì thầm vào tai Tổng thống rằng chiếc máy bay thứ hai đã lao vào tòa tháp thứ hai và nước Mỹ đang bị một tổ chức chưa rõ tên tuổi tấn công. Ông Bush dường như bị tác động mạnh, song vẫn giữ được bình tĩnh và tiếp tục lắng nghe các em học sinh đọc từ 8-9 phút nữa.
Trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng diễn ra một tuần sau khi nước Mỹ bị tấn công khủng bố, ông Bush giải thích về phản ứng của mình vào ngày định mệnh đó như sau: "Tôi đang ngồi giữa một lớp học với các em nhỏ, lắng nghe một câu chuyện trẻ em, chợt nhận ra mình là Tổng tư lệnh và nước Mỹ đang bị tấn công".
Ngày này năm xưa: Ông Bush chấn động nghe tin Mỹ bị tấn công
Ông Bush đưa ra một số thông báo ngay tại trường tiểu học, sau khi Mỹ bị tấn công khủng bố
Sau khi nghe hết câu chuyện, ông Bush nhận xét về kỹ năng đọc của các em và khuyến khích các em đọc nhiều hơn nữa cũng như ít xem tivi. Tiếp theo, người đứng đầu nước Mỹ chụp ảnh cùng các học sinh, giáo viên và ban giám hiệu trường. Giữa ánh đèn sáng rực, trong khi các máy quay vẫn hoạt động, tiếng một phóng viên vang lên rằng Tổng thống có biết các vụ tấn công đã xảy ra không. Không muốn làm các học sinh sợ, ông Bush trả lời ngắn: "Tôi sẽ nói về việc đó sau".
Ngày này năm xưa: Ông Bush chấn động nghe tin Mỹ bị tấn công

Kết thúc màn chụp ảnh, Tổng thống Bush được đưa vào một phòng học trống. Tại đây, ông theo dõi các thông tin cập nhật về vụ tấn công và điện đàm với Phó tổng thống Dick Cheney, Thống đốc New York George Pataki.
Lúc 9h29, khi vẫn ở trường học, ông Bush đưa ra một số thông báo về thảm kịch vừa xảy ra. Các nhân viên mật vụ nhanh chóng đưa người đứng đầu đất nước lên chiếc Không lực 1 đang chờ sẵn trên đường băng của sân bay Saratosa. Trên đường tới sân bay, ông Bush nhận được thông tin về vụ tấn công thứ ba nhằm vào Lầu Năm Góc ở Washington.
Ngày này năm xưa: Ông Bush chấn động nghe tin Mỹ bị tấn công

Ngay khi Tổng thống đã yên vị, chiếc Không lực 1 lượn vài vòng lúc ông Bush và Phó tổng thống Cheney nói chuyện qua điện thoại, bàn về việc Tổng thống sẽ ở đâu là an toàn nhất.
Máy bay thẳng tiến và dừng một lúc tại căn cứ không quân ở Louisiana rồi tiếp tục bay đến căn cứ không quân Offutt ở Nebraska. Ông Bush chỉ rời thủ đô trong một thời gian ngắn, tới 6h42, ông đã quay lại Washington.
Ngày này năm xưa: Ông Bush chấn động nghe tin Mỹ bị tấn công

Hoài Linh



Bí ẩn nơi giam giữ nghi phạm vụ khủng bố 11/9 chấn động lịch sử


Thứ Sáu, ngày 28/07/2017 04:00 AM (GMT+7)

Bị giam giữ tại nhà tù vịnh Guantanamo (Cuba) trong một trại giam bí mật được canh gác nghiêm ngặt, nghi phạm vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001 đang phải sống những ngày tháng “không nhìn thấy mặt trời”.

Người xưa có câu “một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài”, để thấy rằng đây là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đến mức nào. Nhưng cũng có người kể lại rằng các “ông lớn” khi vào tù vẫn cứ “sướng như tiên”. Vậy sự thực điều gì đã và đang diễn ra đằng sau những chấn song sắt nhà tù? Loạt bài “Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào trả lời câu hỏi này.
Bí ẩn nơi giam giữ nghi phạm vụ khủng bố 11/9 chấn động lịch sử - 1
Chân dung nghi phạm khủng bố Ammar al-Baluchi.
Ammar al-Baluchi (còn có tên Abd al-Aziz Ali) là cháu của Khalid Sheikh Mohammed - kẻ chủ mưu của thảm kịch 11/9/2001 tại Mỹ.
Baluchi là một trong những kẻ chuyên lên kế hoạch cho các cuộc tấn công khủng bố của tổ chức al-Qaeda . Hắn bị buộc tội là kẻ đã gửi tiền cho những tên không tặc và lo công tác hậu cần cho chúng ở Mỹ trong vụ khủng bố đẫm máu 11/9.
Vào ngày bị bắt giữ ở Karachi, Pakistan tháng 4/2003, hắn vẫn đang tiếp tục lên kế hoạch cho các tội ác khác. Trong cuộc vây bắt, cảnh sát Pakistan đã tịch thu 150kg thuốc nổ và vật liệu chế tạo bom tại nơi ở của hắn.
Năm 2006, Baluchi bị chuyển về nhà tù ở Vịnh Guantanamo, bắt đầu chuỗi ngày đen tối trong cuộc đời.
Trại giam Guantanamo được thành lập năm 2002 tại căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Guantanamo trên phần lãnh thổ chiếm đóng ở Cuba, để giam giữ các nghi phạm khủng bố. Nơi đây khét tiếng về điều kiện giam giữ khắc nghiệt và thủ tục pháp lý không minh bạch, phần lớn tù nhân không qua truy tố, xét xử.
Các tài liệu mật còn cho thấy tù nhân bị tra tấn dã man, bị xiềng xích, đánh đập, giam trong phòng tối, không được ngủ, thậm chí bị ép uống nước tiểu của mình, bị xâm hại tình dục…
Baluchi bị giam giữ tại trại số 7 trong nhà tù, gồm những kẻ được liệt vào hàng đặc biệt nguy hiểm. Còn được gọi là “siêu nhà tù”, đây là trại giam được canh gác cực kỳ nghiêm ngặt, cách ly gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Kể từ khi được mở từ năm 2006 tới nay, mới chỉ có vài người bên ngoài được phép vào trại 7.
James Connell, luật sư bào chữa của Ammar al-Baluchi ví chuyến viếng thăm thân chủ mình vào tháng 8/2013 là “chuyến đi bí mật nhất mọi thời đại”. Được đưa đến Guantanamo trên một chiếc xe quân đội bịt kính đen, Connell là luật sư đầu tiên được gặp thân chủ của mình tại đây, sau khi nhận được thông tin Baluchi không được cung cấp lương thực trong suốt 12 tiếng đồng hồ.
Luật sư Connell đã dành 12 tiếng ở trại 7. “Trên trần nhà có điều hòa” – đó gần như là điều duy nhất ông tiết lộ về nơi ở của thân chủ mình. Ông Connell cũng “đã ghi chép lại tất cả những gì có thể” và hy vọng những tài liệu này sẽ thuyết phục thẩm phán cho Baluchi được giam giữ trong điều kiện tốt hơn. Nhưng tất cả những gì được hé lộ chỉ có thế. Câu hỏi Baluchi đang bị đối xử ra sao bên trong trại giam đặc biệt nhất ở nhà tù Guantanamo vẫn tiếp tục được giữ trong bí mật.
Bí ẩn nơi giam giữ nghi phạm vụ khủng bố 11/9 chấn động lịch sử - 2
Nhà tù Guantanamo khét tiếng về điều kiện giam giữ khắc nghiệt.
Tuy vậy, theo một báo cáo được tiết lộ năm 2014, Ammar al-Baluchi là 1 trong 5  tù nhân có dính líu đến vụ khủng bố 11/9 trong danh sách phải “thẩm vấn nâng cao” và chịu những hình thức tra tấn bằng các kỹ thuật khác nhau.
Trong một bức thư gửi cho  luật sư vào ngày 6/8/2015, Baluchi đã chính thức hé lộ phần nào cuộc sống của mình trong tù. Theo đó, khi bị giam giữ tại trại 7, hắn thường xuyên phải nghe những âm thanh chát chúa suốt cả ngày như một hình thức mà các quản giáo sử dụng để tước đoạt giấc ngủ của tù nhân. Ở đây, phạm nhân cũng không được điều trị y tế tử tế.
"Họ đập đầu tôi vào tường nhiều lần khiến tôi choáng váng", Baluchi viết về vụ tra tấn xảy ra vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6/2003. "Nhưng họ vẫn không tha. Rồi đột nhiên tôi cảm thấy như có một cơn sốc điện trong đầu và không thể nhìn thấy gì nữa. Mọi thứ trở nên tối tăm và tôi được đưa ra ngoài”.
"Sau lần tra tấn này, tôi mất ngủ triền miên và luôn gặp ác mộng mỗi khi nhắm mắt lại", Baluchi cho biết.
Nhiều năm trôi qua, dù nhiều tổ chức nhân quyền kêu gọi đóng cửa nhà tù Guantanamo nhưng nó vẫn tồn tại, các tù nhân khác trong đó có Ammar al-Baluchi tiếp tục bị giam giữ vô thời hạn mà không hề được đưa ra xét xử.
Luật sư Connell cho biết việc thuyết phục tòa án rằng Baluchi cần phải được xét xử công bằng là một trong những việc khó khăn nhất của ông và có lẽ những ngày tháng “không thấy mặt trời” của nghi phạm khủng bố này vẫn chưa đến hồi kết thúc.
-----------

Biệt kích Mỹ đã bắn chết Bin Laden lần đầu lên tiếng


Vụ khủng bố 11/9 là gì và những bí ẩn của vụ 11/9

16:01 09/09/2015

Vụ khủng bố 11/9 là gì và những bí ẩn của vụ 11/9. The “September 11 Attacks” hay Sự kiện 11/9 hay vụ tấn công 11/9 là cụm từ viết tắt của sự kiện diễn ra vào thứ 3 ngày 11/9/2001 tại...

Vụ khủng bố 11/9 là gì và những bí ẩn của vụ 11/9. The “September 11 Attacks” hay Sự kiện 11/9 hay vụ tấn công 11/9 là cụm từ viết tắt của sự kiện diễn ra vào thứ 3 ngày 11/9/2001 tại Mỹ, khi cùng một lúc một nhóm không tặc lái 4 chiếc phi cơ Boeing trong đó có hai chiếc lao vào Tòa Tháp đôi của Trung Tâm thương mại thế giới ở New York, một chiếc đâm vào Lầu năm góc – Trụ sở Bộ Quốc Phòng Mỹ, một chiếc rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville, bang Pennsylvania. 14 năm sau, thảm kịch vẫn còn ám ảnh và gây sốc bởi những bí ẩn của nó được vén màn.

Vụ khủng bố 11/9 là gì và những bí ẩn của vụ 11/9

Thiệt hại nặng nề nhất là Tòa tháp đôi cao 110 tầng của Trung tâm thương mại thế giới - WTC (World Trade Center) bị phá hủy hoàn toàn. Số người thiệt mạng lên đến 2977 người, 24 người được coi là mất tích, trong đó 90% là dân thường.
Ở New York, số người tử vong là 2603 người, trong đó có 343 lính cứu hỏa và 23 cảnh sát của thành phố New York. Các nạn nhân có độ tuổi từ 2 đến 85. Khoảng 75 – 80% người thiệt mạng là nam giới.
Toàn bộ số người trên 4 máy bay (bao gồm không tặc) được sử dụng là công cụ khủng bố đều không sống sót. Khoảng 200 người mắc kẹt trong tòa nhà sau vụ máy bay đâm vào Tháp Đôi WTC đã chọn cách tự tử để thoát khỏi sự khó chịu mà mùi nhiên liệu, sức nóng và khói bụi từ đám cháy gây ra.

Hơn 90 quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới.

Vụ khủng bố 11/9 là gì và những bí ẩn của vụ 11/9 – Biệt đội Thần Phong phiên bản 2

Vụ khủng bố 11/9 là vụ tấn công cảm tử cùng lúc diễn ra bởi lực lượng hồi giáo cực đoan Al-Qaeda lãnh đạo bởi Osama bin Laden. 19 không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Mười lăm không tặc đến từ Ả Rập Saudi, hai từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, một từ Ai Cập, và một từ Liban. Tất cả những kẻ đánh bom cảm tử đều là những người trưởng thành, có học thức và đào tạo bài bản.
  Bốn phi cơ hiệu Boeing lần lượt lao vào các mục tiêu dân sự và quốc phòng:
Chuyến bay 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào mé bắc của toà Tháp Bắc WTC vào lúc 8:46:40 sáng giờ địa phương (12:46:40 UTC). Lúc 9:03:11 sáng giờ địa phương (13:03:11 UTC), chuyến bay 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào toà Tháp Nam, được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay trước đó đang hướng ống kính về phía Tháp Bắc.
Chuyến bay 77 của hãng American Airlines lao vào Lầu Năm Góc vào lúc 9:37:46 sáng giờ địa phương (13:37:46 UTC). Chiếc phi cơ thứ tư, chuyến bay 93 của hãng hàng không United Airlines, rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville và thị trấn Stonycreek thuộc Quận Somerset, tiểu bang Pennsylvania vào lúc 10:03:11 sáng giờ địa phương (14:03:11 UTC).
Tại New York, Mike Smith, một người lính cứu hỏa, nói: "Khắp nơi tràn ngập hỗn loạn. Từ cảnh sát đến người đi đường, lính cứu hỏa,... ai cũng gào thét, khóc lóc và chạy loạn. Cảnh tượng hệt như một trận chiến ác liệt. Rất nhiều người bị thương".
Cơ quan chức năng đã tìm được 19.500 mảnh thi thể của các nạn nhân trong đống đổ nát sau khi biểu tượng của thành phố New York sụp đổ. Chỉ 291 thi thể trong số gần 3.000 người thiệt mạng còn nguyên vẹn.

Vụ khủng bố 11/9 là gì và những bí ẩn của vụ 11/9 – cuộc chiến khủng bố bắt đầu

Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới, tạo ra những thay đổi lớn trong chính sách của Hoa Kỳ - siêu cường mạnh nhất hành tinh.
Nhiều người Mỹ cho rằng vụ tấn công khủng bố 11/9 "đã vĩnh viễn làm thay đổi thế giới": nước Mỹ đang bị đặt trong nguy cơ bị tấn công khủng bố mà trước đây đất nước này chưa từng bị.
Nhiều nước khác, trong đó có Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nga, Indonesia, Pakistan, Jordan, Mauritius, Uganda và Zimbabwe thông qua luật "chống khủng bố" và cho đóng băng các tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp hoặc cá nhân bị tình nghi có liên quan đến al-Qaeda.
Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush cho biết trừ đám cưới con gái, vụ khủng bố 11/9 là sự kiện sâu sắc nhất trong cuộc đời ông. "Khi đó, tôi thực sự rất bàng hoàng và giận dữ. Nhưng trên cương vị là người đứng đầu một đất nước, tôi phải tỏ ra bình tĩnh", Bush nói. Tổng thống Bush đã tiến hành một đợt tái cấu trúc cơ cấu chính phủ lớn nhất trong lịch sử đương đại của đất nước này với quyết định thành lập Bộ An ninh Nội địa.
Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật USA PATRIOT (Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct Terrorism – Thống nhất và Củng cố nước Mỹ bằng cách Cung ứng những Phương tiện Thích ứng Cần có để Ngăn chặn Khủng bố), giải thích rằng đạo luật này sẽ giúp dò tìm và truy tố những phần tử khủng bố và tội phạm khác trong tương lại.

Vụ khủng bố 11/9 là gì và những bí ẩn của vụ 11/9 - Ảnh hưởng của September Attacks đến kinh tế, sức khỏe

Về sức khỏe, các độc chất amiăng, chì, thuỷ ngân, cũng như mức độ tăng cao chưa từng có của dioxin và PAH (Polycyclic aromatic hydrocarbon) sản sinh từ những đám lửa âm ỉ cháy suốt trong ba tháng trong hàng ngàn tấn vật liệu đổ nát từ sự sụp đổ toà tháp đôi gây ra chứng bệnh suy nhược cho các nhân viên cứu hộ và công nhân tái thiết, cư dân, sinh viên học sinh và nhân viên văn phòng ở khu Manhattan Hạ và Phố Tàu kế cận. 22.000 người New York bị rối loạn tâm lý sau sang chấn vì vụ 11/9. Số học sinh của thành phố mắc chứng này lên tới 10.000.
Glenn Garamella là một trong những người tham gia cứu hộ hiện trường 11/9. Người đàn ông 61 tuổi này đã mắc bệnh suyễn, ngừng thở khi ngủ và đang phải điều trị ung thư. "Các cơn ho trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng, họ phát hiện ra tôi bị ung thư cổ họng", Garamella nói. Bác sĩ Michael Crane, người vận hành Chương trình Sức khỏe WTC tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York, cho biết: "Những người tiếp xúc với đám bụi độc ngày hôm đó có nguy cơ mắc bệnh ung thư".
Các quan chức y tế cho biết, khoảng 2.000 chẩn đoán ung thư liên quan đến sự kiện 11/9. Nhóm người này chủ yếu là những người làm việc trực tiếp tại hiện trường và trong thời gian dài như nhân viên y tế, nhân viên cứu hộ, các tình nguyện viên... Những vấn đề họ gặp phải chủ yếu là các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Về kinh tế, cuộc tấn công cảm tử ngay lập tức gây ra những tác hại nghiêm trọng trên nền kinh tế của nước Mỹ và trên thị trường thế giới. Thị trường Chứng khoán New York (NYSE), Thị trường Chứng khoán Mỹ và NASDAQ đóng cửa trong ngày 11 tháng 9 và ngưng hoạt động cho đến ngày 17 tháng 9. Cơ sở vật chất và những trung tâm xử lý dữ liệu từ xa của NYSE không bị thiệt hại bởi vụ tấn công, nhưng các công ty thành viên, khách hàng và thị trường không thể liên lạc được vì những thiệt hại lớn mà các cuộc tấn công gây ra cho các phương tiện truyền thông gần WTC. Khi thị trường chứng khoán mở cửa trở lại vào ngày 17 tháng 9 năm 2001, sau thời gian đóng cửa lâu nhất kể từ Cuộc Đại Suy thoái (Great Depression) năm 1929, chỉ số Dow Jones (Dow Jones Industrial Average – DJIA) tuột xuống 684 điểm, tức 7,1%, chỉ còn 8920 điểm, sự tuột dốc chưa từng xảy ra chỉ trong vòng một ngày. Đến cuối tuần, chỉ số DJIA rơi tự do 1369,7 điểm (14,3%), lần tuột giảm lớn nhất trong vòng một tuần trong lịch sử của chỉ số này.Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ mất 1, 4 ngàn tỉ USD trong tuần này.
Hoạt động kinh tế khu Hạ Manhattan, khu vực kinh doanh lớn thứ ba tại Hoa Kỳ (sau Midtown Manhattan và Chicago Loop) bị tàn phá ngay sau đó. 31, 9 triệu ft. vuông của khu văn phòng quận Manhattan Hạ hoặc bị thiệt hại hoặc bị hủy diệt. Phần lớn những nơi bị hủy hoại là những khu xếp hạng A.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Cơ quan Quản trị Hàng không Hoa Kỳ (FAA) ra lệnh đóng cửa tất cả các phi trường trên nước Mỹ. Mọi chuyến bay đều bị hoãn. Những chuyến bay đang thực hiện hành trình đều phải hạ cánh khẩn cấp. Cơ quan an ninh tổ chức sơ tán tại nhiều khu vực quan trọng như Nhà Trắng, Tòa nhà Quốc hội, Trụ sở Liên Hiệp Quốc... Bầu trời khu vực Bắc Mỹ bị đóng cửa trong vài ngày sau vụ tấn công, các chuyến bay bị cắt giảm đáng kể cho đến khi có lệnh mới. Hệ quả của vụ tấn công là làm suy giảm các hoạt động hàng không đến gần 20%. Trong nhiều tiếng đồng hồ sau vụ tấn công, người ta phải cho di tản cư dân và người làm việc ở các tòa tháp cao trong các khu vực đô thị trên khắp nước Mỹ, kể cả Los Angeles, tại thành phố này lượng xe lưu thông giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay, trong khi những khu doanh nghiệp tại trung tâm các đô thị cũng trở nên hoang vắng.
Vụ khủng bố 11/9 là gì và những bí ẩn của vụ 11/9 – Cứu hộ và tái thiết
Với nỗ lực không biết mệt mỏi và phải mất hàng tháng mới có thể hoàn tất các nỗ lực cứu hộ và phục hồi. Chỉ với công tác dập tắt những ngọn lửa đang cháy âm ỉ trong đống đổ nát của toà nhà WTC, người ta phải mất hàng tuần, còn việc dọn dẹp thì mãi đến tháng 5 năm 2002 mới xong. "Trong những ngày đầu tiên, chúng tôi nghĩ rằng đội cứu hộ sẽ tìm thấy người còn sống mắc kẹt trong đống đổ nát, nhưng phép lạ đã không bao giờ đến", một phóng viên nói.
Ngay sau khi xảy ra vụ tấn công, Thị trưởng New York, Rudy Giuliani, tuyên bố, "Chúng ta sẽ xây dựng lại. Từ biến cố này chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mạnh mẽ hơn về chính trị, mạnh mẽ hơn về kinh tế. Đường chân trời sẽ được hàn gắn lại". Khu vực bị hư hại của Lầu Năm Góc đã được tái thiết chỉ một năm sau khi bị tấn công. 
One World Trade Center
Tại địa điểm trước là tòa nhà số 7 của WTC nay là tòa cao ốc văn phòng hoàn tất năm 2006. Tòa tháp One World Trade Center ( cao thứ 4 thế giới) đã được xây dựng ở khu Hạ Manhattan, New York như một biểu tượng quật cường và mạnh mẽ của người dân Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Khủng bố và chiến tranh

2001-09-30
Lời giới thiệu : Những ngày gần đây, tất cả các cơ quan truyền thông trên thế giới đều loan tin rằng Tổng thống Bush của Mỹ đang chuẩn bị chiến tranh chống chính quyền Taliban của Afghanistan. Trong bài diễn văn đọc trước quốc hội lưỡng viện Mỹ ngày 20-9-2001, Tổng thống Bush loan báo sẽ xử dụng tất cả những vũ khí chiến tranh, để tận diệt cho được hệ thống khủng bố trên thế giới nàỵ. Hải, lục, không quân Mỹ sau đó được lệnh lên đường sẵn sàng chiến đấu. Rõ ràng là nước Mỹ đang đi vào chiến tranh. Nhưng tiếng súng vẫn chưa nổ. Một câu hỏi đang được đặt ra là chiến tranh sẽ đến sớm hay muộn? Thiên Trungù có bài nhận định sau đây về tình trạng vừa có vừa không có chiến tranh này của nước Mỹ... Sau những biến cố đã xảy ra sáng ngày 11-9-2001 ở Nữu Ước và ở Hoa Thịnh Đốn, có nhiều nguời tiên đoán rằng tình thế nước Mỹ, trong tương lai, chưa biết chắc sẽ ra sao, nhưng trong mọi trường hợp, sẽ không thể nào trở lại như cũ. Nói cách khác, nhiều thay đổi đáng kể sẽ đến với nước Mỹ. Hãy giới hạn sự suy nghĩ của chúng ta trong vấn đề thời sự chống khủng bố. Ngay trước mắt, đã có những chỉ dấu cho thấy rằng lời tiên đoán trên không hoàn toàn vô căn cứ. Cách làm chiến tranh của chính quyền nước Mỹ có nhiều điểm khiến dư luận ngạc nhiên. Người ta phỏng đoán rằng sự thành công xuất sắc ngày 11-9 của nhóm đặc công khủng bốụ đã khiến cho chủ trương một nước Mỹ biệt lập bị đẩy lui. Sự xâm nhập của nhóm này vào sâu trong lãnh thổ Mỹ để công khai gây hấn với nước Mỹ là lời cảnh báo rằng nước này không phải là một thế giới riêng, bất khả xâm phạm. Do đó, người Mỹ không thể một mình giải quyết được mọi vấn đề, kể cả những vấn đề tưởng chỉ liên quan đến riêng người Mỹ. Mối liên hệ mới này không phải thuần ngoại giao, trao đổi lợi nhuận, mà là một sự liên đới hữu cơ của một toàn bộ các thành viên trong một cộng đồng nhân loại đồng chất đã hình thành. Đó cũng là điều dễ hiểu. Tai họa ngày 11-9 không phải tự trên trời rơi xuống hai thành phố hàng đầu của Mỹ, chôn vùi xấp xỉ 7000 nhân mạng, làm náo loạn đời sống cả trong lẫn ngoài nước Mỹ. Mà tai họa bắt nguồn từ một cơ cấu khủng bố quốc tế, với những khả năng phối hợp, điều động trên qui mô quốc tế. Do đó mà Mỹ, mặc dù đã có đủ danh nghĩa, đúng hơn, chính nghĩa, để hành sử quyền trả đũa tương xứng hầu trừng phạt các thủ phạm cũng như trừ hậu họa, lại phải tự chế, trông trước ngó sau, tham khảo sâu rộng các đồng minh của mình để tìm ra những những hình thức phản ứng thích hợp chung. Các đồng minh của My, tuy không tự cho quyền nhòm ngó vào chuyện riêng của nước Mỹ, nhưng cũng không ngần ngại đưa ra những khuyến cáo gián tiếp ngăn giữ nhà cầm quyền Mỹ không vượt qua lằn ranh của chừng mực. Nghĩa là quyền tự vệ cá thể của nước Mỹ trong vụ khủng bố 11-9, tuy được Hội Đồng Bảo An tự động nhìn nhận và không bị một thành viên Liên Hiệp Quốc nào phủ nhận, nhưng trong thực tế chính Mỹ đã tri tình biến nó thành một quyền tự vệ tập thể. Cho nên bộ máy chiến tranh diệt trừ khủng bốõ của Mỹ, dù được chuẩn bị chu đáo về các mặt người, vũ khí, tài chánh v.v...vẫn chưa được khởi động toàn bộ. Sự thận trọng này đang mang đến cho chiến tranh những thay đổi quan trọng về cả hình thức lẫn bản chất. Khủng bố đã toàn cầu hóa thì chống khủng bố cũng không thể không toàn cầu hóa. Nhưng sớm muộn thì cuộc đụng độ này cũng phải xảy ra, và phải đưa tới một xuất lộ tươi sáng hơn một tình trạng trong đó một nhóm người rất nhỏ mang đầu óc cuồng tín, hoang tưởng, cực đoan, tự cho quyền định đoạt số phận cho cả loài người, lạnh lùng xâm phạm thô bạo đến sinh mạng, an ninh nhân thân, tài sản của hàng vạn tha nhân vô can. Như đã xảy ra trên đất Mỹ và có thể cũng sẽ xẩy ra trên nhiều nơi khác, nếu những bàn tay sát nhân bệnh hoạn đó không sớm được chặn đứng. Nhân loại của thế kỷ 21 còn mang trong trí nhớ của mình những tai họa chiến tranh của thế kỷ 20, nên không muốn nhắc đến chiến tranh. Nhưng khủng bố hồi giáo vừa xuất hiện hồi đầu tháng 9, tự bản thân nó, là một hành vi chiến tranh cực kỳ nguy hiểm. Vì quy mô quốc tế của nó. Vì ý đồ quốc tế của nó. Vì cường độ bạo động mù quáng của nó Chiến tranh tất sẽ gợi thêm chiến tranh. Trên tuyến đầu của đạo quân chống khủng bố, Mỹ đã có mặt cùng với Anh, chờ thời cơ thuận tiện sẽ ra tay hành động. Và cách này hay cách khác, giờ hành động của họ cũng phải điểm và trước viễn tượng đó, nguy cơ chiến tranh vẫn còn nguyên vẹn. Có điều, như Tổng thống George W Bush cũng như hai cộng sự viên quan trọng của ông là ngoại trưởng Colin Powell, Bộ trưởng Quốc phòng và Donald Rumsfeld đã luân phiên nhắc nhở dư luận chung rằngụ Mỹ đã học tập kỹ lưỡng những bài học chiến tranh Việt Nam, Vùng Vinh, Somalia, Kosovo v.v...Cho nên chiến tranh chống khủng bố, nếu có xay ra, chắc chắn sẽ phải là một chiến tranh kiểu mới. Ta có thể coi thông điệp này như một lời hứa hẹn rằng cuộc chiến tranh sắp nổ ra sẽ tiến bộ hơn những cuộc chiến tranh của quá khứ. Và một khi, từ danh xưng ề Công Lý vô biên Ừ nó được đổi thành ề Kiên trì cho Tự doỪ, chúng ta có cơ sở đáng tin cậy để hy vọng rằng trong tương lai mọi hình thức khủng bố, riêng lẻ từng nhóm hay tập trung trong tay một số tàn dư chính quyền chuyên chế, sẽ được loại trừ khỏi đời sống chung của toàn thể cộng đồng nhân loại. Ai cũng tin như vậy, khi nghe Tổng thống Bush, ngày 20-9 vừa rồi, sau khi loan báo sẽ xử dụng tất cả những vũ khí chiến tranh, để tận diệt cho được hệ thống khủng bố trên thế giới này, đã biểu lộ quyết tâm chiến đấu của chính quyền Mỹ, của nhân dân Mỹ như sau: (trích dẫn)" Quốc gia này, thế hệ này, sẽ vén bức màn đen tối của bạo động đang trùm lấy dân tộc và tương lai của chúng ta. Chúng ta sẽ vận động cả thế giới cho mục đích này, bằng sự cố gắng, bằng sự quyết tâm. Chúng ta sẽ không mệt mỏi, chúng ta sẽ không lùi bước, và chúng ta sẽ không thất bại".
 
Sự thật khủng khiếp về ngày 11 tháng 9
Sự kiện 11 tháng 9: 102 phút thay đổi lịch sử nước Mỹ TPO - Số người bị thiệt mạng trực tiếp trong các vụ khủng bố ngày 11/9 là 2.996, trong đó có 2.669 người Mỹ, 372 công dân nước ngoài tính cả 19 tên không tặc của 90 quốc gia. Tuổi trung bình của các nạn nhân xấu số trong vụ này là 40. Khoảng 2.680 người bị thương trong thảm họa này. Ngày 11/9/2001, 9 tên không tặc cướp 4 máy bay chở khách hiệu Boeing đang trên đường từ Boston, Newark và Washington D.C tới San Francisco, Los Angeles và tấn công vào các địa điểm quan trọng của Mỹ, khiến khoảng 3.000 người tới từ hơn 90 quốc gia khác nhau thiệt mạng. Sự việc diễn ra trong 102 phút kinh hoàng chấn động toàn thế giới. Lúc 8 giờ 46 phút sáng, chiếc máy bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào tầng 93 đến 99 của tháp Bắc Trung tâm Thương mại Thế giới WTC. Chỉ 17 phút sau đó, chiếc máy bay thứ 2 mang số hiệu 175 của Hãng hàng không United Airlines đâm vào tầng 75 đến 85 của tòa tháp phía Nam. Ba tòa nhà trong khu Trung tâm Thương mại thế giới đổ sập vào ngày bị tấn công. Một nhóm không tặc khác điều khiển chiếc máy bay với số hiệu chuyến bay 77 của American Airlines đâm xuống Lầu Năm Góc lúc 9 giờ 37 phút khiến 125 người thiệt mạng, gồm 70 dân thường và 55 nhân viên quân sự. Chiếc thứ tư của United Airlines, số chuyến 93, đâm xuống gần Shankville, Pennsylvania lúc 10 giờ 3 phút, sau khi các hành khách trên boong vật lộn với những kẻ không tặc. Nếu không, theo kế hoạch chiếc máy bay thứ 4 này sẽ nhằm vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hoặc Nhà Trắng. Đến nay, hàng trăm tử thi vẫn chưa thể xác định được thân nhân. Theo báo chí Mỹ, có khoảng 10.000 mẩu xương và các phần mô chưa thể xác nhận là phù hợp với danh sách nạn nhân. Lịch sử nước Mỹ sang trang mới Ngay sau vụ khủng bố, Luật An ninh nội địa đã được Quốc hội Mỹ thông qua và cùng với nó, Bộ An ninh nội địa ra đời, một trong những thay đổi lớn nhất trong cơ cấu chính phủ Mỹ kể từ Thế chiến II. Quốc hội Mỹ cũng thông qua Luật Yêu nước, trao nhiều quyền hơn cho bộ máy thực thi luật pháp Mỹ và cho phép các cơ quan này can thiệp sâu vào nhiều khía cạnh đời tư của người dân. Chính quyền của Tổng thống Mỹ George Bush còn ban hành sắc lệnh cho phép Cơ quan An ninh quốc gia NSA được nghe lén điện thoại và bí mật kiểm tra thư tín của những người bị nghi có liên quan đến khủng bố. Hiếm có khi nào quyền tự do của người dân Mỹ bị xâm phạm nhiều đến thế. Khủng bố được coi là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia Mỹ. Mỹ đã phát động 2 cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq nhằm xóa bỏ căn cứ địa của khủng bố. Hàng loạt chiến dịch chống khủng bố ở Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi cũng đã được phát động, nhằm tiêu diệt các ổ nhóm khủng bố. 

Vén màn bí mật cơ quan nghe lén SCS của Mỹ

Nhân viên Cơ quan Thu thập thông tin đặc biệt (SCS) của Mỹ chịu trách nhiệm cài ''rệp'' nghe lén siêu công nghệ cao vào những nơi khó xâm nhập.
Theo tiết lộ của một cựu sĩ quan tình báo cao cấp, Cơ quan Thu thập thông tin đặc biệt (SCS) - một chương trình phối hợp bí mật giữa Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) với tên mã là F-6 - được thành lập vào năm 1978 sau sự cạnh tranh quyết liệt giữa CIA và NSA. Dữ liệu mà SCS thu thập được truyền về trụ sở NSA để giải mã và phân tích.

John Pike- chuyên gia thuộc Liên đoàn Khoa học gia Mỹ (FAS)- giải thích: "Khi nói đến NSA, mọi người sẽ nghĩ đến mạng lưới vệ tinh. Khi nói đến CIA, ta nghĩ đến James Bond và vi phim, nhưng không ai biết đến một tổ chức sử dụng công nghệ cao để nghe lén và truyền tín hiệu. Đó là SCS".



SCS trong bóng tối


Về mặt chính thức, SCS không tồn tại, không có trụ sở riêng và nằm ngoài "radar" của giới truyền thông. Theo nhà báo James Bamford, SCS là chương trình phối hợp giữa khả năng chắt lọc thông tin từ các mạng tình báo nước ngoài và năng lực xâm nhập các quốc gia ở hải ngoại của CIA. Theo quy định, giám đốc hai cơ quan CIA và NSA sẽ luân phiên lãnh đạo hoạt động của SCS. 

Theo một cuộc điều tra của chính quyền Hy Lạp về vụ nghe lén hơn 100 điện thoại di động của giới chức lãnh đạo nước này trong suốt Thế vận hội Athens năm 2004, một số cuộc trò chuyện bị nghe lén được truyền tín hiệu về một địa điểm nằm gần thị trấn Laurel, miền tây bang Maryland, Mỹ. John Pike tin rằng, khu vực đó là  nơi đặt trụ sở của SCS.

Vào những năm 1990, John Pike đưa lên Internet những hình ảnh vệ tinh về 2 tòa nhà nằm trên khoảng đất có rừng cây bao bọc ở vùng ngoại ô Beltsville, bang Maryland với dòng chú thích đầy nghi vấn: Đây là trụ sở của SCS (?). Những vị khách tò mò nào tiếp cận khu vực sẽ bị sĩ quan Bộ Quốc phòng Mỹ chặn lại và có thể bị bắt giữ ngay lập tức! Pike cho rằng, trụ sở của SCS giả trang như tòa nhà văn phòng bình thường và để nhận thông tin tín hiệu từ hiện trường, có lẽ SCS phải sử dụng các cơ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Vincent Cannistraro là cựu quan chức hàng đầu của bộ phận chiến dịch của CIA và cựu Giám đốc các Chương trình tình báo (DIP) thuộc Hội đồng An ninh quốc gia (NSC), cho biết: "SCS không hoạt động trong nước và không nhắm vào các mục tiêu chính trị. SCS là công cụ chiến thuật được triển khai ở hải ngoại để thu thập thông tin tình báo về các hoạt động khủng bố". Chỉ có một điều chắc chắn là các nhân viên của SCS hoạt động trong môi trường tuyệt mật.

Ở hải ngoại, SCS dựng lên các hệ thống nghe lén cực kỳ tinh vi với các tên mã như là Oratory và Austin. Các trạm tiếp sóng vệ tinh nằm trong các đại sứ quán Mỹ cũng như trong các đại sứ quán ở hải ngoại của các quốc gia đồng minh như Canada, Anh, Australia và New Zealand. Từ sau vụ tấn công khủng bố ở Mỹ ngày 11.9.2001, mọi nỗ lực thu thập thông tin tình báo của chính quyền Mỹ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết và Cannistraro tin rằng, SCS hiện nhận được nguồn ngân sách lớn nhất trong số các cơ quan tình báo bí mật của Mỹ.

Chiếu chùm tia laser vào cửa sổ để ghi âm

SCS có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Một nhóm đặc vụ của SCS bí mật xâm nhập Afghanistan để giám sát các trại huấn luyện của al-Qaeda nằm gần tỉnh Khost vào năm 1999. Cùng năm đó, họ tổ chức nghe lén những cuộc giao tiếp của giới chức Pakistan về kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Sau khi Mỹ tấn công Iraq vào năm 2003, Giám đốc NSA- Trung tướng Keith Alexander- đã biệt phái một nhóm đặc vụ SCS đến nước này để hỗ trợ cho Bộ Tư lệnh các Chiến dịch phối hợp Mỹ (JSOC) ở Balad (cá nhân Keith Alexander nói chuyện với tướng chỉ huy JSOC Stanley McChrystal qua cuộc họp video từ xa được bảo mật ít nhất một lần mỗi tuần).

 Bên trong trụ sở chính NSA ở bang Maryland.

Từ lâu trước khi Al - Qaeda trở thành mục tiêu theo dõi số 1 của Mỹ, SCS đã bí mật xâm nhập vào các mạng lưới thông tin liên lạc của các quốc gia đồng minh lẫn thù địch và hoàn thành những gì mà nhà báo Bob Woodward mô tả là "những kỳ tích gián điệp - nghe lén những cuộc họp chính quyền cao cấp ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Á".

Trước đó, SCS sử dụng một kỹ thuật siêu việt: Chiếu những chùm tia laser vào các cửa sổ của những căn nhà an toàn ở cách xa hàng chục kilômét từ những năm 1980. Các cuộc nói chuyện bên trong những căn nhà này được giải đoán và ghi lại bằng sự phân tích những rung động ở lớp kính cửa sổ!

SCS tổ chức từng nhóm khoảng từ 2 - 5 người hoạt động bên trong các đại sứ quán Mỹ ở khắp nơi trên thế giới, với vỏ bọc là giới chức ngoại giao hay thành viên của bộ phận phụ trách viễn thông phục vụ ngoại giao. Khi vỏ bọc "bong tróc", các đặc vụ SCS xâm nhập vào các quốc gia hải ngoại dưới lớp vỏ doanh nhân. Sau khi được triển khai, đặc vụ SCS bắt đầu sử dụng các công nghệ siêu việt được bí mật nghiên cứu phát triển ở Beltsville.

Một hệ thống như thế có tên mã là Oratory được sử dụng rộng rãi lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến tranh vùng Vịnh, và có khả năng được sử dụng tiếp tục sau đó với biến thể khác. Sau khi khoanh vùng các đối tượng, đặc vụ SCS tiến hành lắp đặt các ăngten vào những địa điểm không có gì nổi bật và Oratory bắt đầu hoạt động. Không chỉ nghe lén từ xa bằng công nghệ tiên tiến phát triển riêng cho hoạt động tình báo, mà SCS còn thực hiện các chiến dịch gọi là "bí mật đột nhập gia cư bất hợp pháp".

 Trạm nghe lén của NSA trên núi Quỷ ở Berlin bị bỏ hoang.

Do các thông tin nghe lén đều được mã hóa và cần có thời gian để giải mã, dịch sang tiếng Anh và sàng lọc những thông tin có ích; thế nên, đôi khi SCS phải vận dụng phương pháp nghe lén cũ rích là đột nhập một tòa nhà để bí mật cài thiết bị nghe lén. Thậm chí, thiết bị tinh vi có thể được giấu trong bàn phím máy vi tính, ghi nhận từng phím được chạm đến để sau đó phân tích phục hồi toàn bộ văn bản được soạn thảo!

Tuy nhiên, do công việc bẻ khóa đột nhập tòa nhà quá mạo hiểm và dễ bị phát hiện, cho nên đặc vụ SCS thường dùng tiền mua chuộc người trong nội bộ để thực hiện công việc bẩn thỉu này. SCS có thể chỉ giới hạn nghe lén ở một số mục tiêu nhỏ hoặc âm thầm kiểm soát toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của quốc gia mục tiêu.


Số phận cơ sở vật chất khổng lồ ở núi Quỷ


Trong thời Chiến tranh lạnh, hàng trăm căn cứ nghe lén được bí mật dựng lên và trải dài khắp thế giới. Từ những căn cứ quy mô nằm trên những vùng đất rộng hoang vắng ở Scotland và những vùng núi Thổ Nhĩ Kỳ cho đến các trạm lẻ tẻ hoạt động với chỉ vài ăngten tại những vùng bỏ hoang ở đảo Saint Lawrence- nằm giữa Alaska và Siberia. Dù vậy, những trạm nghe lén quy mô nhỏ như thế lại là cơ sở của tình báo tín hiệu (SIGINT).

 Cuốn sách "Nhà máy trong bóng tối: NSA tuyệt mật từ ngày 11.9 đến nghe lén công dân Mỹ" của nhà báo James Bamf.

Hoạt động dưới sự giám sát bí mật của NSA, những trạm nhỏ này được thiết kế nhằm bắt tín hiệu của mã morse, điện thoại, radar, radio và các tín hiệu khác phát đi từ đằng sau “Bức màn sắt” - biên giới quân sự giữa Tây Âu và Đông Âu trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Có một thời điểm, giới chức NSA từng nuôi ý định thực hiện tham vọng xây dựng một mạng lưới khổng lồ bao gồm 4.120 trạm nghe lén hoạt động liên tục bao trùm cả thế giớ;. nhưng cuối cùng NSA không bao giờ thực hiện được kế hoạch này, mà đành chấp nhận với vài trăm trạm nghe lén.

Hiện NSA còn tích cực bố trí các thiết bị nghe lén trên những chiếc tàu, tàu ngầm, máy bay (từ loại U-2 đến máy bay trực thăng), máy bay không người lái, xe tải, khí cầu và thậm chí trong các balô đeo vai cồng kềnh. Sau khi khối Đông Âu tan rã và với sự xuất hiện của công nghệ vi sóng, sợi quang học và điện thoại di động, nhu cầu của NSA đối với các trạm nghe lén trên mặt đất giảm sút. NSA hướng đến mạng lưới các vệ tinh tinh vi SIGINT với các tên mã như là Vortex, Magnum, Jumpseat và Trumpet nhằm giám sát chặt chẽ mọi sự giao tiếp bằng điện thoại di động cũng như tín hiệu vệ tinh trên khắp thế giới.

 Trung tâm dữ liệu Utah của NSA ở giữa sa mạc bang Utah miền tây nước Mỹ.

Trong Chiến tranh lạnh, NSA cho xây dựng ngọn núi nhân tạo gọi là núi Quỷ (Devil's Mountain hay Teufelsberg theo tiếng Đức) cao 115m ở Berlin. Tại đây, NSA thiết lập một trong những trạm nghe lén tuyệt mật và rộng lớn nhất thế giới để phục vụ mục đích nghe lén và gián điệp các cuộc giao tiếp tín hiệu của Liên Xô, CHDC Đức và các quốc gia khác. 

Trạm nghe lén ở núi Quỷ được cho là một phần trong mạng lưới thu thập thông tin tình báo Echelon nổi tiếng thế giới của NSA. Trạm vẫn hoạt động cho đến khi bức tường Berlin sụp đổ.

Sau khi trạm Núi Quỷ ngừng hoạt động và bỏ hoang, các thiết bị tình báo được di dời. Song 400.000 tòa nhà và các tháp vòm ăngten khổng lồ cao 80m vẫn còn đó. Trạm nghe lén Núi Quỷ của NSA được các binh sĩ Mỹ, điệp viên và các quốc gia đồng minh với Mỹ gọi là "The Hill" (Ngọn đồi).

Hiện nay, số phận mạng lưới các trạm nghe lén cũ được giải quyết theo 3 hướng: Chúng bị đóng cửa hoàn toàn, được di chuyển đến các cơ sở lớn hơn gọi là các trung tâm chiến dịch khu vực SIGINT (RSOCs), hoặc cải tạo thành các cơ quan nghe lén của nước chủ nhà để hoạt động phối hợp với NSA. Theo Hiệp ước Ukusa năm 1948 về tình báo tín hiệu ký kết giữa Mỹ và các quốc gia đồng minh, các cơ quan nghe lén của Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand cùng chia sẻ các thông tin mật với nhau.

Theo đánh giá của một quan chức tình báo Mỹ giấu tên, mối quan hệ giữa các đối tác trong Ukusa có giá trị rất lớn cho cộng đồng tình báo Mỹ, cho dù chính quyền các quốc gia đồng minh có mâu thuẫn nhau về các vấn đề chính sách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét