Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Câu chuyện lịch sử 13

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

    Sự kiện Vịnh Bắc Bộ

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
     
    Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
    Tonkingunboats.jpg
    Hình chụp từ tàu USS "Maddox" trong vụ việc, hiển thị ba tàu ngư lôi miền Bắc Việt Nam
    .
    Thời gian 2 tháng 8, 1964
    Địa điểm Vịnh Bắc Bộ
    Kết quả Quốc Hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ
    Chiến tranh leo thang
    Tham chiến
     Hoa Kỳ  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    Chỉ huy
    US Naval Jack.svg George Stephen Morrison Lê Duy Khoai


    Lực lượng
    Hải quân:
    1 tàu sân bay,
    1 tàu khu trục
    Không quân:
    4 máy bay chiến đấu F8 
    3 tàu ngư lôi
    Tổn thất
    1 tàu khu trục bị hư nhẹ
    1 máy bay bị hư nhẹ 
    1 tàu ngư lôi bị hư nặng,
    2 tàu ngư lôi bị hư hỏng,
    4 chết,
    6 bị thương 
    .
    Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là sự kiện được cho là hai cuộc tấn công của Hải quân Nhân dân Việt Nam chống lại hai tàu khu trục USS MaddoxUSS Turner Joy của Hải quân Mỹ. Hai cuộc tấn công được cho là đã xảy ra vào các ngày 2 tháng 84 tháng 8 năm 1964vịnh Bắc Bộ. Cuộc tấn công đầu được cả 2 bên xác nhận, nhưng cuộc tấn công sau đã được khẳng định chỉ là sự nhầm lẫn của Hoa Kỳ, nhưng lại trở thành cái cớ để Hoa Kỳ mở màn chiến dịch dùng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam.

    Sự kiện


    Sơ đồ của Hải quân Mỹ giải thích các biến cố của phần đầu sự kiện Vịnh Bắc Bộ
    Ngày 2 tháng 8, năm 1964, tàu khu trục USS Maddox, trong khi thực hiện một cuộc tuần tra thông tin tình báo tín hiệu như là một phần của chiến dịch DeSoto, đã có đụng độ với ba tàu phóng ngư lôi của hải quân miền Bắc Việt Nam của đơn vị Torpedo 135  . Một trận hải chiến xảy ra, trong đó Maddox sử dụng hơn 280 đạn pháo 3-inch và 5-inch, và bốn máy bay tiềm kích USN F-8 Crusader oanh tạc các tàu phóng ngư lôi. Một máy bay Mỹ đã bị hư hỏng, tàu khu trục bị một vết đạn 14,5 mm, ba tàu thuyền ngư lôi Bắc Việt đã bị hư hỏng, và bốn thủy thủ Bắc Việt Nam đã thiệt mạng và sáu người bị thương, phía Mỹ không có thương vong
    Sự kiện Vịnh Bắc Bộ lần thứ hai đã được tuyên bố bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã xảy ra vào ngày 4 tháng 8 năm 1964, như là một trận hải chiến, nhưng không có tàu ngư lôi Bắc Việt tấn công, thay vì đó có thể là tàu Tonkin Ghosts .
    Năm 1995 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thừa nhận sự kiện ngày 2 tháng 8 là có thật, nhưng ông phủ nhận sự tồn tại của vụ tấn công ngày 4 tháng 8. Ông tin rằng hôm đó tàu chiến Mỹ cố khiêu khích một cuộc tấn công để tổng thống Johnson có cớ để leo thang chiến tranh 
    Trong một cuốn băng thu âm được giải mật năm 2001, tổng thống Lyndon B. Johnson thừa nhận rằng vụ thứ hai trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa hề xảy ra .
    Các nghiên cứu sau này, trong đó có một báo cáo năm 2005 của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định cuộc tấn công thứ hai đã không xảy ra. Báo cáo này cũng đã cố gắng xua đi giả thuyết từ lâu rằng các thành viên của nội các tổng thống Lyndon B. Johnson đã cố tình nói dối về bản chất của sự kiện này  .
    Đầu tháng 1 năm 2008, Hiệp hội các nhà khoa học Hoa Kỳ (FAS) cho biết Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã giải mật bản báo cáo Spartans in Darkness  trong đó khẳng định Hải quân Nhân dân Việt Nam không hề tấn công tàu chiến Hoa Kỳ trong đêm 4 tháng 8 năm 1964 .

    Hậu quả


    Ngày 5 tháng 8 năm 1964, ngay sau sự kiện thứ 2, Hải quân Mỹ trả đũa bằng chiến dịch Mũi Tên Xuyên ném bom một số cửa biển quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, chiến dịch này đã mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại 9 năm bằng không quân và hải quân quy mô lớn đối với miền Bắc Việt Nam.
    Ngày 7 tháng 8 năm 1964, 3 ngày sau sự kiện thứ 2, Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Đông Nam Á (được biết nhiều hơn với cái tên Nghị quyết vịnh Bắc Bộ) cho Johnson quyền hỗ trợ bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào mà chính phủ nước đó được xem là bị đe dọa bởi "sự hiếu chiến của cộng sản". Nghị quyết này đã trở thành sự biện minh hợp pháp cho việc Mỹ leo thang chiến tranh tại Việt Nam.

    Nghị quyết vịnh Bắc Bộ

    Nghị quyết do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 7/8/1964 dựa trên lý do sự kiện vịnh Bắc Bộ. Cho phép tổng thống Hoa Kỳ Johnson lúc bấy giờ “được áp dụng mọi biện pháp cần thiết, đẩy lùi bất cứ một cuộc tiến công vũ trang nào chống lại lực lượng Hoa Kỳ và sẵn sàng tiến hành mọi bước cần thiết, kể cả dùng lực lượng vũ trang để giúp đỡ bất kì một nước đồng minh nào cần đến sự giúp đỡ để bảo vệ nền tự do của mình”. Đây là cơ sở để Johnson mở đầu chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc Việt Nam một cách hợp pháp, tiến hành chiến tranh hạn chế ở Miền Nam Việt Nam.
    Ngày 12/1/1971, do sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Hoa Kỳ, dư luận quốc tế và cả Quốc hội Hoa Kỳ, tổng thống Nixon đã phải kí văn bản chính thức bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ.

      
    Viết bởi: trithong (GÓP NHẶT CỔ KIM)  
    Ngày 11/8 /1963, lần đầu tiên Mỹ cho hai máy bay trinh sát phản lực RF.101 bay sâu vào vùng trời miền Bắc, trung đoàn pháo cao xạ 100 ly bảo vệ Hà Nội nổ súng (lúc đó là 9 giờ 12 phút). Nhưng đã bỏ lỡ thời cơ.
    Lần thứ hai, chúng lại xuất hiện, Đại đội 109, Trung đoàn 220, bắn được 11 viên, đại đội 130, Trung đoàn 260 bắn được bốn loạt (34 viên). Máy bay địch tránh hỏa lực và bay thoát.
    Đây là lần đầu tiên sau 10 năm hòa bình, bầu trời Hà Nội rền vang tiếng súng.
    Sau Tết Giáp Thìn, đế quốc Mỹ bí mật thực hiện chương trình mang bí danh: “Kế hoạch tác chiến 34-A” tổ chức những chuyến bay do thám miền Bắc Việt Nam bằng máy bay U2, bắt cóc người miền Bắc để lấy tin tức tình báo, thả dù tung biệt kích vào hậu phương miền Bắc, phá hoại các cơ sở kinh tế, quân sự và tiến hành chiến tranh tâm lý.
    Từ tháng 2/1964, đế quốc Mỹ lại cho các khu trục hạm thường xuyên hoạt động tuần tiễu do thám ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ trong một kế hoạch gọi là Desoto do Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương (CINPAC) điều hành, nhằm khống chế miền Bắc Việt Nam từ đường biển.
    Trước tình hình đó, ngày 26/3/1964, Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu trong lực lượng phòng không toàn miền Bắc. Sự kiện Hội nghị chính trị đặc biệt do Bác Hồ triệu tập tại Hội trường Ba Đình. Rồi đúng 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1964, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, đến thăm Quân chủng.
    Đại tướng chọn đúng thời điểm mà đúng 10 năm trước quân đội ta đã cắm lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nóc hầm Đờcát ở Điện Biên Phủ, để kiểm tra sẵn sàng chiến đấu Đại đội 7, Trung đoàn 220, bảo vệ Hà Nội. Những sự kiện ấy dường như mang lại cho quân đội ta một hào khí một quyết tâm mới!
    Từ sở chỉ huy quân chủng đến các trận địa pháo cao xạ, các chế độ trực ban chiến đấu được CBCS chấp hành nghiêm chỉnh. Các đài radar đã thay nhau mở máy 24/24 giờ cảnh giới theo dõi mọi hoạt động của không quân địch. Chính vì vậy chúng ta hoàn toàn không bất ngờ khi địch gia tăng những hoạt động khiêu khích phá hoại:
    Ngày 30/7/1964, Mỹ cho khu trục hạm Maddox vào tuần tiễu sâu trong Vịnh Bắc Bộ. Nửa đêm 30/7, biệt kích của hải quân quân đội Sài Gòn đột nhập đảo Hòn Mê, Thanh Hoá.
    Trưa 2/8/1964, chúng lại cho máy bay cánh quạt AD6 và máy bay T28 từ Lào sang bắn phá đồn biên phòng Nậm Cắn lần thứ hai.
    Từ tối 31/7/1964 cho đến chiều 2/8/1964, tàu khu trục Maddox thuộc Hạm đội 7 của Mỹ liên tục hoạt động sâu trong vùng biển giữa đảo Hòn Mê và Lạch Trường, khiêu khích, bắn phá các thuyền đánh cá của ta trên biển.
    Trước tình hình đó, để bảo vệ chủ quyền trên biển, ba tàu phóng lôi của hải quân ta được lệnh xuất kích trừng trị hành động cướp biển của Hải quân Mỹ.
    Ngày 4/8/1964, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ họp tại Nhà Trắng dưới sự chủ tọa của Johnson chính thức thông qua kế hoạch ném bom miền Bắc.
    Sáng 5/8, chúng dựng lên câu chuyện tàu chiến Mỹ đang ở hải phận quốc tế bị Hải quân Việt Nam tấn công lần thứ hai để đánh lừa và kích động nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới.
    Ngay từ trưa 5/8/1964, sở chỉ huy quân chủng PKKQ nhận được thông báo từ Cục Tác chiến: “Tổng thống Mỹ Johnson đã ra lệnh cho không quân của hải quân vào đánh phá miền Bắc nước ta”.
    Tham mưu trưởng Quân chủng lệnh cho toàn quân chủng vào cấp 1. Và cuộc chiến đấu đánh trả bọn cướp trời ở Vinh, Thanh Hóa, Hòn Gai diễn ra như mọi người đã biết


    CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA MĨ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM (1965 - 72): 
    Bộ phận của cuộc chiến tranh xâm lược mà Mĩ tiến hành ở Miền Bắc Việt Nam nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế - quốc phòng, phá rối việc tiếp nhận viện trợ nước ngoài vào Việt Nam, ngăn chặn việc chi viện của Miền Bắc cho Miền Nam Việt Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ cứu nước của Nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến tranh được Mĩ tiến hành chủ yếu bằng không quân và một bộ phận hải quân (2 tập đoàn không quân chiến thuật 7 và 12; tập đoàn không quân chiến lược Thái Bình Dương; 15/18 tàu sân bay; 62% tàu chiến của hạm đội 7). Thời kì cao nhất (1967 - 72), đã sử dụng 1.200 máy bay chiến thuật (chiếm 32% máy bay chiến thuật), gần 200 máy bay chiến lược B52 (chiếm 50% máy bay chiến lược). Đã ném khoảng 1 triệu tấn bom, thả khoảng 22 nghìn quả mìn phong toả các cửa sông và ven biển, bắn trên 850 nghìn đạn pháo (với mật độ  6 tấn bom trên 1 km2 và 45,5 kg bom trên đầu người ở Miền Bắc) - âm mưu "đẩy Miền Bắc lùi về thời đại đồ đá". CTPHCMƠMBVN (1965 - 72) đã giết hại và làm bị thương mấy chục vạn dân, phá huỷ hoàn toàn 3 thành phố, phá huỷ nặng 28 thị xã, trên 50 bệnh viện, 1.500 trường học, công trình thuỷ lợi, trên 5 triệu m2 nhà ở và toàn bộ hệ thống đường sắt, cầu cống. Nhưng CTPHCMƠMBVN (1965 - 72) đã không đạt các mục đích đề ra mà còn bị thiệt hại nặng nề.  

                                                                                                                                        DAITUDIEN.NET

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét