Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Tư liệu về tâm linh 25

(ĐC sưu tẩm trên NET)

CHUYỆN TÁI SINH CỦA SAMTEN
Thích Nguyên Tạng dịch

---o0o---


Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche, sáng lập viên Hội Bảo vệ Truyền thống Phật giáo Đại thừa (năm 1975, văn phòng trung ương đặt tại bang California, Hoa Kỳ). Hiện tổ chức này có gần một trăm chi nhánh trên khắp các châu lục. Vừa qua, một tu viện tại Nepal đã cử hành lễ "thụ phong" cho một chú bé bốn tuổi mà giới PG Tây Tạng xem đây là người tái sinh của cụ bà Amala (cố mẫu thân của Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche). Dưới đây là bài viết của Sư cô Robina Courtin, người Hoa Kỳ, đúc kết lại những gì đã nghe và thấy về cuộc "hành trình chuyển tiếp" khá lý thú này.

"Tôi đã tìm thấy được mẹ tôi", Ngawang Samten, chị của Thượng tọa Zopa, la lên một cách vui sướng khi vừa gặp lại cô Merry Colony (người Anh), vào tháng Tám năm 1993, sau hai năm vắng mặt từ ngôi làng bé nhỏ, nằm trong vùng núi đá lởm chởm thuộc vùng Khumbu, nước Nepal.

Trong thực tế, cụ bà Amala, bà thân sinh của Thượng tọa Zopa Rinpoche, được rất nhiều người biết đến, đã qua đời vào đầu năm 1991. Merry nghĩ rằng chắc Ngawang Samten muốn ám chỉ một điều gì đó có liên quan đến sự tái sinh của cụ Amala. Merry rất thân với cụ Amala và Ngawang Samten trong dịp cô đến tu thiền trong một hang động gần đó và thường đến thăm họ ở chùa Lawudo. cả hai đều là nữ tu, công việc chính của họ là chăm sóc các hang động và ngôi chùa này. Họ đến đây từ Thami, Tây Tạng.

"Gia đình tôi rất nghèo", Ngawang Samten nhớ lại, "bố tôi qua đời lúc em trai tôi-Sangye-còn trong bụng mẹ. Mẹ tôi suốt ngày đi chặt củi đổi lấy gạo để nuôi cả gia đình. Bà chỉ kiếm vừa đủ để nuôi anh em chúng tôi và bà thường lượm những mảnh vải người ta vứt trong thùng rác để may áo quần cho chúng tôi".

"Và bà ta thường đến biên giới Tây Tạng (hai ngày đi bộ) mua muối", Merry nói, "đem về bán cho người ở trong làng. Bà cụ là một người nhỏ nhắn nhưng rất khỏe mạnh, bà đã làm mất đi nhiều ngón tay của mình khi chặt củi. Giống như nhiều người ở miền núi, bà cụ không biết chữ, bà cũng không biết nhiều về giáo lý. Nhưng bà tin tưởng đức Bồ Tát Quán Thế Âm và siêng năng thọ trì câu thần chú "Án ma mi bát di hồng" trong mọi lúc, mọi thời. và bà cụ rất tận tụy với các Tăng Ni. Mỗi ngày bà đều chăm sóc hang động, quét dọn, cúng dường hương đăng trên các bàn thờ".

Gần đây, Thượng tọa Zopa Rinpoche cũng cho biết rằng: "Sau khi làm xong mọi việc trong chùa mỗi ngày, bà cụ đều đến đảnh lễ Phật và cầu nguyện cho tôi. Bà cụ nói là bà cầu nguyện cho tôi 3 lần trong một ngày-sáng, trưa và buổi tối".

"Mẹ cầu nguyện những gì?", tôi hỏi bà cụ, "bà nói rằng bà chỉ cầu mong chư Phật gia hộ cho tôi vượt qua mọi chướng ngại trên con đường tu học của mình" .

Vào tháng 12 năm 1990, cụ Amala muốn đi thăm đức Đạt Lai Lạt Ma (ở Ấn Độ) trước khi cụ qua đời. Già và yếu, nhưng bà vẫn cố gắng băng núi đèo để đến Kathmandu, và rồi đến đỉnh Sarnath (Bắc Ấn), đi cùng với bà có cậu út Sangye và Ngawang Samten.

"Đó là ngày trăng tròn tháng Giêng năm 1991", Sangye nhớ lại, "cũng là ngày cuối cùng của khóa tu mật tông Kalachakra. Suốt ngày hôm đó, cụ Amala, chị Ngawang và tôi đã dự lễ điểm đạo của đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau đó chúng tôi trở lại túp lều và cụ Amala bảo: "mẹ muốn nghỉ ngơi, đừng quấy rầy mẹ".

"Chúng tôi linh cảm là có một điều gì đó sắp xảy ra, chúng tôi quanh giường của cụ khoảng mấy phút sau, cụ trở mình nghiêng bên phải và rồi "mất" tại đó. Khuôn mặt của bà như đang ngủ". "Bà cụ vẫn nằm trong tư thế "kiết tường" như vậy trong 3 ngày, nét mặt đẹp hơn, sáng hơn. Chúng tôi không chạm đến thi thể của cụ cho đến chiều ngày thứ ba, nét mặt vẫn không thay đổi. Chúng tôi tiến hành tang lễ và hỏa táng sau đó. Có hơn 200 Tăng Ni và Phật tử đến dự". "Rõ ràng vào ngày cụ Amala qua đời là ngày trăng tròn, người dân trong vùng Lawudo (ở Nepal) nhìn thấy một con chim ưng lông trắng bay lượn ba vòng ở trong vùng rồi sau đó bay về hướng Đông Tây Tạng. Sau này họ nói với tôi về điều đó, họ nói là họ rất ngạc nhiên.

Trên đây là toàn bộ câu chuyện mà Ngawang đã kể cho cô Merry nghe, khi cô đến thăm Lawudo vào tháng Tám năm 1993.

Vào đầu tháng Bảy năm đó (1993), Ngawang Samten hay tin một người bạn láng giềng của chị là Lhakpa bị tai nạn, vì thế chị quyết định đi thăm cô ta. Ngawang không gặp cô ta từ khi cụ Amala qua đời. Gia đình cô dời về ở một ngôi làng Genukpa cách chùa Lawudo khoảng mười lăm phút đi bộ.

Đó không phải là nơi gần với Lawudo, nên Ngawang Samten và Lhakpa ít khi gặp nhau. Lhakpa bị thương ở chân nhưng không nặng lắm. Cô ta rất mừng khi gặp lại Ngawang Samten. Lhakpa có 4 đứa con, đứa nhỏ nhất là một cậu bé được sanh sau khi cụ Amala mất vài tháng ở Ấn Độ. Lhakpa bắt đầu nói với Samten về đứa con trai út của mình. Nó là một đưá trẻ thông minh lạ thường, cô ta nói, từ khi nó tập nói lúc 2 tuổi, chú bé thường nhắc đến chùa Lawudo, một ngôi chùa mà chú chưa từng biết đến bao giờ. Vì thế, điều này làm cho cô ta và cả gia đình rất kinh ngạc.

Và khi Ngawang Samten gặp riêng chú bé, chú dường như nhận ra chị, và chú yêu cầu chị đưa chú đi thăm chùa Lawudo. Chú bé là một đứa trẻ đẹp và khỏe mạnh, chú bày tỏ sự quen thuộc đối với Lawudo - nhắc đến tên của 3 con bò chẳng hạn. Và chú tiếp tục nói là chú muốn đi đến đó: "Đó là nơi mà cháu đã từng sống", chú nói. Ngawang Samten rất ngạc nhiên và chị bắt đầu đến thăm chú bé thường xuyên hơn và luôn luôn tìm thấy những điều tương tự. chú yêu cầu chị: "Hãy đưa cháu về Lawudo đi".

Một điều đáng chú ý hơn, là chú thường nhắc đến Sangye, Thượng tọa Zopa Rinpoche và ngôi tu viện Kopan của Ngài, trong khi tu viện đó ở dưới thung lũng Kathmandu. "Cháu tự hỏi không biết khi nào Thượng tọa và Sangye sẽ đến thăm cháu, chú nói. Ngawang Samten đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chú đưa ra những thông tin mới hơn: "con đường đi đến tu viện Kopan rất xấu, có lẽ họ đang bận rộn sửa sang lại nó". Rõ ràng, đó là sự thật. Chú bé cũng thường bày tỏ ý định muốn đến Kopan một mình.

Một ý tưởng nảy sinh, phải chăng chú bé này là một bằng chứng tái sinh của mẹ chị? Ý tưởng đó đã ngự trị và trở nên rối bời trong đầu óc của Ngawang Samten nghĩ rằng mình không thể ngạc nhiên và bỏ qua cơ hội này và chị quyết định trắc nghiệm chú bé.

Cuối cùng, chị đưa chú bé về thăm chùa Lawudo. "Ngay khi bước vào phòng ăn", chị nhớ lại "chú bé bắt đầu mô tả nhà bếp, những băng ghế, cái lò sưởi và điều đáng chú ý là chú chạy lên chánh điện và đi kinh thành mấy vòng-giống như cụ Amala đã từng làm, dù ở đây chú hay bị vấp và té, bởi vì chú nhỏ quá".

Ngawang Samten cùng kiểm tra với Hòa thượng Wangchuk, một Lạt Ma địa phương lừng danh trong việc quan sát các trường hợp như thế. Và Ngài đã xác nhận chú bé này đúng là người tái sinh của cụ Amala.

Thích Nguyên Tạng dịch
( Theo tạp chí Mandala,tháng 11/1997)
SỰ TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI CHỒNG TIỀN KIẾP
Năm 1974 gia đình chị Lê Thị Khanh H. tổ chức lễ cưới cho chị rất linh đình tại một khách sạn lớn ở Sài Gòn. Hai vợ chồng chị đi Ðà Lạt để hưởng tuần trăng mật. Trên đường xe chạy đến Ðà Lạt chồng chị là anh L., một sĩ quan không quân, cứ nhắc đi nhắc lại một câu chuyện thật lạ lùng: "Ðây là lần cuối cùng tụi mình đến Ðà Lạt chơi". Chị Khanh H. bảo chồng đừng nói câu kỳ quặc đó nhưng anh ta cứ nói và còn bảo: "Em à! Lần đầu và lần cuối em à!" Ngày trở về trong khi xe đang chạy thì tự nhiên một chiếc xe chở củi lớn ở bên đường chạy ra khiến chiếc xe chở hai vợ chồng chị Khanh H. phải quặt tay lái và lăn xuống cái dốc gần đó. Lạ lùng thay, chiếc xe chỉ nằm vắt ngang một thân cây to lớn ở sườn đồi. Chị Khanh H. không hề gì, chỉ xây xát mình mẩy nhưng người chồng chị lại bị thanh sắt ở phía trước đập mạnh vào phía lá gan nên bất tỉnh. Xe cứu thương cấp tốc chở hai vợ chồng về bệnh viện Sài Gòn. Bác sĩ cho biết anh L. khó sống, chỉ hy vọng còn chống chọi với tử thần độ một tuần lễ là nhiều. Chị Khanh H. khóc đến gần hết nước mắt. Chị không ngờ câu nói lạ lùng của người chồng mới cưới lại là một sự thật. Phải chăng đó là oan nghiệt, khổ đau, nghiệp chướng hay ma quỷ nhập?
Trong khi đó, anh L. khi tỉnh khi mê. Trước khi anh qua đời độ 3 ngày, tự nhiên anh L. tươi tỉnh hẳn lên, ngồi dậy ăn được và anh đòi ăn cháo cá. Trông anh có vẻ sảng khoái, vui vẻ, anh nắm tay chị Khanh H. và nói say sưa:
- Anh không chết đâu, em đừng lo. Mà nếu anh có chết thì chỉ có thể xác anh chết mà thôi vì anh sẽ quay về với em, sống với em mãi mãi. Tại sao chúng mình mới sống với nhau đã vội chia tay, tại sao lại có điều vô lý đắng cay đó?
Nói xong một hơi dài thì anh L. lại có vẻ mệt mỏi trở lại.
Ngày 10 tháng 12 năm 1974 lúc 1 giờ sáng, anh L. đang nằm thiêm thiếp bỗng ngồi nhỏm dậy nhìn quanh. Chị Khanh H. hốt hoảng chạy lại đỡ anh và hỏi:
- Sao anh trở dậy làm gì: Anh đi tiểu phải không?
Anh L. lắc đầu nói:
- Anh sắp xa em rồi. Nhưng em cứ tin tưởng rằng anh sẽ trở lại với em trong một thời gian không lâu. Lúc đó tuy em không thấy anh nhưng chính anh là người đó, anh quyết tâm thực hiện điều anh mong ước..."
Nói xong câu đó, anh L. từ từ nằm xuống có vẻ mệt lả và khoảng 4 giờ sáng thì anh trút hơi thở cuối cùng.
Chị Khanh H. khóc ngất và bất tỉnh nhiều lần tại bệnh viện. Người nhà và chính các y tá, bác sĩ ở bệnh viện đều biết về câu chuyện lạ lùng này, và ai cũng khuyên chị tin tưởng vào lời trăn trối của anh L..
Cha của chỉ Khanh H. là một người có đạo không tin chuyện đầu thai Luân Hồi nhưng mẹ của chị lại tin rằng người con rể của bà sẽ đầu thai trở lại.
Thời gian thấm thoát đã một năm qua. Năm 1975 người em gái của chị Kh. lên xe hoa về nhà chồng, và đến năm 1976 thì hạ sinh một cháu gái. Ðiều kỳ lạ là cháu bé này rất khôn ngoan. Mới 3 tuổi mà cháu đã nói được những câu như người lớn với lý luận rất rõ ràng. Chị Khanh H. cho biết tháng 3 năm 1980 chị quyết định vượt biên cùng với hai vợ chồng người em gái của chị.
Hôm chuẩn bị đồ đạc để đi, bỗng nhiên cháu bé nói cho cả nhà nghe:
- Nhớ đừng quên đem nước theo, tháng này đi biển êm nhưng thiếu nước cũng chết.
Nói xong cháu chạy vào phòng chị Khanh H. lấy cái bi đông nước của quân đội ra đưa cho chị Khanh H. và nói:
- Ðây là cái biđdông nước mà ngày xưa mình thường dùng khi về quê chơi chắc không ai còn nhớ. Vật kỷ niệm của mình mà. (Cái bi đông nước này là của anh L. mang về nhà)
Mọi người trong nhà đều ngạc nhiên. Riêng chị Khanh H. thì cảm thấy như có một luồng điện lạnh chạy từ chân tới đầu chị. Chị tự hỏi: Phải chăng anh L. đã đầu thai vào làm cháu gái của chị?
Mấy ngày sau có tin công an đi điều tra về vụ tổ chức vượt biên trong phường khiến mọi người lo sợ. Do đó, vợ chồng người em gái không dám vượt biên nữa. Trong khi chị Khanh H. vẫn giữ lập trường cương quyết. Một hôm, gần ngày lên đường, cháu bé chạy lại nói:
- Ðừng có lo, công an đi kiểm soát là mưu mô đó thôi, như vậy càng dễ đi, nếu không ai đi, cháu đi.
Vừa nói cháu vừa chuẩn bị đồ đạc cùng với chị Khanh H., cử chỉ chững chạc như người lớn.
Hôm xuống ghe hai vợ chồng của người em gái chị Khanh H., cứ ngập ngừng lo sợ, cuối cùng khi bước xuống ghe chỉ có chị và cháu bé đi thôi.
Khi ghe được kéo vào đảo Bi Ðông nằm trên cát tự nhiên cháu bé nói với chị Khanh H. giọng như người lớn:
- Nằm đây mà nhớ lại ngày xưa mình cùng nằm ngắm trời mây ở Vũng Tàu. Tự nhiên chị Khanh kinh ngạc, tại sao cháu bé lại nói điều kỳ lạ, chưa bao giờ bé đến Vũng Tàu. Vậy đó là lời nói của ai? Có phải là của chồng chị không? Vì kỷ niệm ấy không bao giờ phai trong trí chị, những ngày chưa cưới, chị và L. thường về Vũng Tàu nằm trên bãi cát ngắm biển và trời mấy. Khi qua Hoa Kỳ, càng ngày bé càng có những lời nói, cử chỉ hoàn toàn giống như chồng của chị Khanh H. ngày nào. Cho đến nay chị vẫn còn sống độc thân. Chị coi cháu gái ấy là nguồn sống độc nhất của chị, là niềm hy vọng của chị và cũng là toàn bộ những kỷ niệm của người chồng đáng thương của đời chị.
***Chị Khanh H. hiện giờ đang ở tại Florida với đứa cháu gái của chị.
Tamlinh.net

CON GÁI CON ÔNG CẢ HIÊU Ở CÀ MAU (VIỆT NAM)
Thượng Tọa Thích Thiện Hoa đã nêu lên một số bằng chứng về hiện tượng luân hồi, những bằng chứng nà được ghi lại trong cuốn Phật học Phổ Thông xuất bản tại Việt Nam vào cuối năm 1990. Sau đây là một trong những bằng chứng ấy: Câu chuyện có thật này sảy ra tại làng Tân Việt ở Cà Mau (vùng Ðầm Giơi). Ở đây có một gia đình gồm hai vợ chồng và 3 người con. Người cha trong gia đình này là ông Cả Hiêu. Cô con gái trong gia đình được ông Cả Hiêu cưng chìu như trứng mỏng nhưng không may, cô bị bệnh và qua đời lúc 19 tuổi. Cả nhà ai cũng đau buồn thương xót, ông Cả Hiêu thì như điên như dại.
Câu chuyện không chấm dứt ở sự qua đời của cô gái mà lại là chuyện bắt đầu vì do sự trùng hợp nào đó, (mà sau này người trong hai vùng này mới tìm thấy thêm chi tiết). Ở cách làng Tân Việt cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu) và qua đời. Người nhà khóc lóc, lo việc tẩm liệm thì bất ngờ ngày hôm sau cô gái sống lại làm mọi người vừa mừng vừa sợ. Cô gái tự nhiên mạnh khỏe, như không có gì gọi là đau ốm bệnh hoạn cả. Ðiều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái này cứ một mực đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu. Mọi người trong nhà đều hết sức ngạc nhiên vì không biết ông Cả Hiêu là ai. Khi hỏi cô gái thì cô cho biết cha của cô chính là ông Cả Hiêu người làng Tân Việt. Người nhà nghỉ rằng cô gái có lẽ bị ma nhập, quỷ ám nên lo sợ, đi tìm thầy về cúng và trừ tà. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp cha mình và bảo rằng cô biết rõ đường đến nhà ông Cả Hiêu. Cô mô tả đường đi, tả ngôi làng, tả cái nhà, số nhà từng chi tiết và kể về những người nhà ông Cả Hiêu nữa. Cô gái bảo ông bà Cả Hiêu là cha mẹ ruột của mình. Cuối cùng cha mẹ cô gái buộc lòng phải cùng đi theo chuyến xe đò đến làng Tân Việt để tìm hiểu thực hư.
Khi đến bến xe, mọi người xuống xe còn đang bỡ ngỡ không biết đi theo hướng nào để về nhà ông Cả Hiêu thì cô gái nói: "Ðừng có ngại, để con dẫn đường cho". Thế rồi khi đến cổng nhà ông Cả Hiêu, cô gái tỏ vẻ mừng rỡ vô cùng và chạy nhanh vào nhà. Lúc đó hai vợ chồng ông Cả Hiêu đang ngồi trong nhà. Cô gái chạy lại ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa khóc vừa nói: "Ba ơi, con đây ba ơi!" Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì sảy ra thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ chồng ông Cả Hiêu nghe. Ông Cả Hiêu lấy làm lạ, cũng kể lại cong gái mình bị bệnh đã qua đời cho cha mẹ cô gái nghe. Ông còn chỉ tay lên bàn thờ có đặt tấm ảnh của cô con gái con ông. Trong khi đó cô gái mới đến cứ đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó từ lâu rồi.
Câu chuyện đến hồi kết thúc khi sự kiện đã rõ ràng; cô gái nhất quyết ông bà Cả Hiêu là cha mẹ mình và ông bà Cả Hiêu cũng chấp nhận điều đó vì cô gái nói rõ những chi tiết mà ngoài con gái ông Cả Hiêu ra khó có ai biết rõ chuyện gia đình ông bà. Thế là hai gia đình kết thân với nhau. Dân chúng hai vùng Cà Mau, Bạc Liêu biết được một chuyện lạ lùng hãn hữu trên thế gian, họ bảo cô gái ấy có hồn là con của ông bà người làng Tân Việt nhưng thân xác lại là con của ông bà người làng Vĩnh Mỹ.
Tamlinh.net

NGƯỜI THANH NIÊN TÊN MICHAEL WRIGHT
Walter Miller là một thanh niên bảnh trai có nhiều nhân tình. Tuy nhiên trong số các người tình, anh ta yêu nhất là cô gái bạn học cũ. Hai người yêu thương nhau rất mực. Không may, vào năm 1967, Walter Miller bị tai nạn xe hơi và qua đời . Cô gái nghe tin bất tỉnh mấy lần. Cô quên ăn bỏ ngủ, khóc lóc suốt ngày đêm. Thế rồi liên tiếp mấy đên liền cô ta nằm mơ thấy Walter Miller trở về đứng trước mặt cô nét mặt hớn hở và nói: "Em à! Anh sẽ trở lại với em!". Cô gái mỗi lần tỉnh giấc đều buồn chán vì nghĩ rằng đó chỉ là giấc mơ mà thôi vì không bao giờ người yêu của cô lại có thể trở về với cô một lần nữa. Walter Miller đã chết và nấm mồ anh đã bị phủ biết bao lần lá rụng mùa thu rồi.
Bốn năm sau cô gái lấy chồng và sinh hạ một bé trai kháu khỉnh đặt tên là Micheal Wright. Khi đứa bé đúng 3 tuổi nó trở nên khôn lanh lạ lùng và nói chuyện như người lớn. Một hôm Micheal nói: "Con chính là Walter Miller. Cách đây khoảng ba bốn năm đã bị tai nạn xe hơi, chiếc xe lăn xuống dốc, cửa kính vở tan..." Sau đó, Michael kể hết tất cả những gì về mình, về cô nhân tình (giờ đây chính là mẹ của Micheal) và còn nói rõ tên người em gái của Micheal Miller nữa, đã mô tả rõ ràng thành phố mà Micheal Miller đã cùng người bạn dừng lại nghỉ ngơi trước khi tiếp tục lái xe lên đường rồi tai nạn chết người xảy ra... Câu chuyện này đã được tác giả Quỳnh Châu lược thuật lại trong Tiền Phong (1991-Hoa Kỳ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét