Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

BÍ ẨN LỊCH SỬ 119

(ĐC sưu tầm trên NET)
(Văn hóa) - Ngay cả cái chết của vị quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng cũng chứa đựng nhiều bí ẩn khó lý giải. 
Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số của Trung Hoa. Bởi vậy, ngay cả với cái chết của vị quân sư này cũng chứa đựng nhiều bí ẩn.
Bi an lang mo Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-3
Bức tượng Khổng Minh.
Theo Bách khoa toàn thư mở, Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).
Khổng Minh – Nhân vật xuất chúng của Trung Hoa
Không chỉ kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, chính trị, Khổng Minh còn là một học giả và nhà phát minh kỹ thuật đại tài. Ông đã sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).
Tài năng của Khổng Minh không chỉ dừng ở những lĩnh vực này. Với người Trung Quốc, Gia Cát Lượng còn là nhà tiên tri vô cùng vĩ đại. Ông được mệnh danh là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.
Năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức năm 234), Gia Cát Lương dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm.
Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu mà chết. Năm đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54 tuổi.
Bi an lang mo Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-2
Khổng Minh được mệnh danh là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
Là một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng rất chỉn chu với việc chọn nơi chôn cất cho chính mình. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ của mình sẽ là núi Định Quân. Núi Định Quân nay nằm ở phía nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dãy Hệ Mỹ Thương. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân.
Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn núi Định Quân mà không chọn chôn cất ngay tại nơi chốn hoặc mang hẳn về kinh đô nước Thục?
Có nhiều lý do khác nhau cho sự lựa chọn này. Người nói Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân là vì quan niệm khi sống thì quản lý nước Thục, khi chết thì bảo vệ nước Thục. Cũng có ý kiến lại cho rằng, do việc Bắc phạt thất bại nên Gia Cát Lượng không muốn đưa xác mình về chôn tại kinh đô, sợ bị Lưu Thiền trả thù. Tuy nhiên, có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất vẫn là Gia Cát Lượng đã tính toán rất kỹ về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định Quân này.
Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy. Tuy nhiên, ngọn núi Định Quân thì quá lớn, vậy nếu như chỉ nói rằng chôn cất ở núi Định Quân thì các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát Lượng ở đâu? Người ta nói rằng, chuyện này cũng đã được Gia Cát Lượng tính toán rất kỹ.
Sử sách Trung Quốc có ghi lại rằng Gia Cát Lượng dự đoán được vận mệnh của mình. Theo ghi chép, trước khi chết, ông nói với các tướng sỹ của mình rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác của ông vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.
Quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt.
Bỗng nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ quan tài xuống. Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng dặn dò quân lính không chon theo bất kỳ tài sản hay vật tuỳ táng nào, mộ huyệt chỉ vừa khít quan tài, không xây lớn, không trồng cây hay ám hiệu đánh dấu để bị phát hiện.
Bi an lang mo Khong Minh Gia Cat Luong
Chân dung Khổng Minh Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, những người đời sau để tưởng nhớ công đức của Gia Cát Vũ Hầu đã quyết định xây dựng khu mộ cho ông, lại còn trồng cây để ghi nhớ vị trí đặt mộ. Tuy nhiên, khi quyết định làm điều này, họ cũng tính đến việc giúp ngôi mộ chống lại bọn mộ tặc.
Vì vậy họ đã xây dựng rất nhiều ngôi mộ giả xung quanh ngôi mộ thật. Ngôi mộ mà ngay nay người ta vẫn gọi là “Mộ thật của Gia Cát Vũ Hầu” thực tế không phải là mộ thật. Nhiều người cho rằng, ngôi mộ chỉ vẻn vẹn dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới là mộ thật. Vì vậy mà người Trung Quốc đến nay vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mộ thật thì không thật mà mộ giả lại không giả”.
Ngôi mộ có tên là “Mộ Vũ Hầu” được đặt ở góc Tây Bắc của núi Định Quân, diện tích lên tới hơn 300 mẫu. Trên thực tế, nhiều chuyên gia lại cho rằng, ngay cả ngôi mộ có tên “Mộ Vũ Hầu” này cũng không phải là thực.
Bi an lang mo Khong Minh Gia Cat Luong-Hinh-4
Đền thờ Khổng Minh ở Thành Đô.
Trên đất Trung Hoa, rất nhiều nơi đã lập đền thờ Vũ Hầu để tưởng nhớ Gia Cát Lượng, trong đó nổi tiếng nhất là đền thờ ở huyện Miễn, dưới chân núi Định Quân, sau đó đến miếu Vũ Hầu ở Thành Đô, miếu Vũ Hầu ở thành Bạch Đế, huyện Phụng Tiết, Trùng Khánh, v.v…
(Theo Kiến Thức)
(Văn hóa) - Khổng Minh là một trong những nhà quân sự tài ba thời Tam Quốc, nhưng 6 lần Bắc phạt – “lục xuất Kỳ Sơn” của ông đều bất thành. Đã có nhiều tranh luận về nguyên nhân thất bại này.

Gia Cát Lượng là nhà chính trị – quân sự tài ba thời Tam Quốc. Một trong những điều làm nên danh tiếng của ông là “lục xuất Kỳ Sơn” – 6 chiến dịch Bắc phạt đối đầu Tào Ngụy.
Khổng Minh là một trong những nhà quân sự tài ba thời Tam Quốc, nhưng 6 lần Bắc phạt - "lục xuất Kỳ Sơn" của ông đều bất thành.
Khổng Minh là một trong những nhà quân sự tài ba thời Tam Quốc, nhưng 6 lần Bắc phạt – “lục xuất Kỳ Sơn” của ông đều bất thành.
Tuy nhiên, cả 6 lần xuất sư của Khổng Minh đều kết thúc mà không mang lại bất cứ kết quả nào.
Các nhà nghiên cứu nói rằng, tại Trung Quốc tự cổ đã tồn tại quy luật vô hình “Nam chinh dễ, Bắc phạt khó”.
Cho đến nay, mới chỉ có 2 trường hợp Bắc phạt thành công trong lịch sử nước này: một là cuộc Bắc phạt đánh Mông Nguyên của Chu Nguyên Chương, hai là cuộc Bắc phạt của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.
Tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung là tác phẩm tôn vinh hình tượng “Hán thất chính thống” của Lưu Bị và triều Thục Hán, vì vậy nguyên nhân 6 lần thất bại của Khổng Minh cũng được mô tả “muôn màu muôn vẻ”.
Lần đầu do Mã Tắc sai lầm để mất Nhai Đình; lần hai do quân lương thiếu hụt; lần thứ ba do Trương Bào hy sinh khiến Khổng Minh đổ bệnh.
Thất bại lần thứ tư do Lưu Thiện trúng kế phản gián của Ngụy, ra lệnh thu binh; lần thứ năm do Lý Nghiêm mắc lỗi khi vận chuyển lương thảo.
Lần thứ 6, Khổng Minh bệnh mất ở gò Ngũ Trượng, Dương Nghi dẫn đại quân rút về Tây Xuyên.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra, ở cả 6 lần phạt Ngụy, Thục Hán thực tế chỉ vấp phải khó khăn trên 2 phương diện chính.
Thứ nhất là vấn đề vận tải quân nhu. Đất Thục có địa thế hiểm trở, gây nên điểm yếu chí mạng của quân đội Thục Hán là không thể đánh trận trường kỳ.
Trong các chiến dịch Bắc phạt, quân Thục thường dễ bị đối thủ chặn đường tiếp tế lương thảo. Diễn biến giai đoạn sau của mỗi cuộc chiến Thục – Ngụy chủ yếu đều biến thành… chiến tranh cướp bóc lương thảo.
Khó khăn thứ hai đi liền với vấn đề đầu tiên, đó là bên cạnh khó khăn nội tại của Thục Hán, nước Ngụy thường “bám trụ” nguyên tắc “kiên quyết cố thủ không ra đánh”.
Thời kỳ ban đầu, quân Ngụy còn có một sốt đợt tấn công chủ động và truy đuổi “mù quáng”. Nhưng khi Tư Mã Ý quán triệt nguyên tắc nói trên, thì Thục quân gần như không còn cơ hội thực hiện sở trường đánh du kích, dẫn đến bế tắc.
Tư Mã Ý là đối thủ của Khổng Minh trong suốt nhiều năm Bắc phạt.
Tư Mã Ý kiên trì với nguyên tắc “thủ chặt” khiến Gia Cát Lượng không tìm ra đối sách?
Thực tế, Gia Cát Lượng đã giải quyết cơ bản vấn đề khó khăn trong quân nhu của Thục.
Ông phát minh ra “trâu gỗ, ngựa máy” – các phương tiện cải thiện đáng kể hiệu suất vận chuyển, giải tỏa vấn đề nguồn cung lương thảo ra tiền tuyến.
Bên cạnh đó, Khổng Minh cũng áp dụng chiến thuật cướp lương từ quân địch và đưa binh lính về làm ruộng.
Song, vấn đề cốt lõi là chiến lược “quyết không chiến” của Tào Ngụy được thực thi một cách nghiêm khắc, khiến cục diện chiến tranh Thục – Ngụy không thể phát sinh chuyển biến, cho đến ngày Gia Cát Lượng qua đời.
Sử gia Trần Thọ – tác giả “Tam Quốc Chí” quy kết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Bắc phạt bất thành xuất phát từ năng lực của Lượng.
Trần Thọ nhận định, “an bang trị quốc” là sở trường của Khổng Minh, nhưng ông không xuất chúng trong lĩnh vực cầm quân đánh trận.
Giai đoạn trước khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng phụ trách toàn bộ lĩnh vực nội chính như phát triển kinh tế, hậu cần… trong khi các “chuyên gia” quân sự phải kể đến Pháp Chính hay Bàng Thống, Mã Lương.
Trần Thọ chỉ ra, Khổng Minh ôm tham vọng thống nhất thiên hạ ngay trong thời đại của mình, cho nên liên tục động binh, khiến quân đội Thục Hán thường trong tình trạng “quá tải” vì bị điều động liên tiếp.
Vậy, năng lực quân sự thực tế của Khổng Minh ra sao?
Năng lực của Khổng Minh
Những năm cuối thời Đông Hán là thời kỳ chiến loạn của các thế lực quân phiệt. Chính vì vậy, đối tượng được gọi là “nhân tài” vào thời điểm này, trên thực tế có ý nghĩa là “nhân tài quân sự”.
“Nhân tài” được hiểu là chia làm 2 dạng, tướng đánh trận và quân sư tham mưu, nhưng đều được nhận định là “có giá trị tương đương”.
Gia Cát Lượng chính là “nhân tài tham mưu”.
Năng lực của Gia Cát Lượng là thực tế, và ông cũng xứng với danh xưng Ngọa Long.
Năng lực của Gia Cát Lượng là thực tế, và ông cũng xứng với danh xưng “Ngọa Long”.
Thời kỳ đầu gặp Lưu Bị, Khổng Minh đã “vẽ” ra một viễn cảnh “xưng bá Trung Nguyên” vô cùng hoành tráng: Phía Đông liên kết với Tôn Quyền, Bắc kháng Tào Tháo, Tây chiếm Kinh Ích (Châu).
Cũng chính Lượng là người theo đuổi “bản quy hoạch” này trong suốt nhiều năm.
Do đó, có thể xác định, Khổng Minh “tinh thông quân sự”.
Không thể phủ nhận, trong quá trình thực hiện quy hoạch vĩ mô, mà cụ thể là “Long Trung đối sách” – theo đuổi cục diện “tam phân thiên hạ”, Gia Cát Lượng đã giành được sự công nhận của Lưu Bị và được Bị phong làm “Quân sư tướng quân”.
Các học giả đương đại nhận định, tài năng quân sự của Khổng Minh “về cơ bản” phù hợp với mô tả trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.
Mặc dù Bắc phạt không thành công, song Lượng cũng nhiều phen khiến Tư Mã Ý “sứt đầu mẻ trán”. Sau cuộc lui binh ở gò Ngũ Trượng (Khổng Minh đã mất), Tư Mã Ý cũng phải tán thưởng Lượng là “thiên hạ kỳ tài”.
Lý giải nguyên nhân thất bại của Gia Cát Lượng
Trong 3 nước Ngụy – Thục – Ngô, Tào Ngụy là nước chiếm cứ Trung Nguyên, sở hữu ưu thế vượt trội về chính trị (với danh nghĩa “chính thống” của Hán triều), văn hóa, nhân khẩu.
Thực lực tổng thể của Ngụy vượt trội so với Thục là vấn đề hoàn toàn khách quan. Mặc dù vậy, vẫn có những nguyên nhân cụ thể được nêu ra để lý giải cho thất bại của “lục xuất Kỳ Sơn”:
Thứ nhất, cơ hội hoàn hảo nhất để Bắc phạt đã trôi qua.
Cuối thời Đông Hán, Hán thất đã vô cùng suy yếu, quân phiệt nổi lên khắp nơi. Nhờ ảnh hưởng của tư tưởng trung hiếu Nho gia được đẩy mạnh từ thời Hán Vũ Đế mà gia tộc họ Lưu còn giữ được vị thế trong xã hội, tránh được nguy cơ bị tàn sát.
Ngay cả Tào Tháo “văn võ toàn tài” cũng nghiêm ngặt tuân thủ nguyên tắc “phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu”, đến khi chết cũng vẫn chỉ là “Thừa tướng Đại Hán”.
Tuy nhiên, trong nhiều năm, Tào Ngụy đã liên tục thực hiện công tác tuyên truyền. Trong lãnh thổ của Ngụy, đại bộ phận người dân đã công nhận “tính hợp pháp” của chính quyền gia tộc họ Tào.
Vì vậy, giai đoạn Thục Hán Bắc phạt, khẩu hiệu “hưng phục Hán thất” thực chất đã không còn mang nhiều giá trị thực tiễn để huy động sự hưởng ứng trong dân nữa.
Đấu tranh chính trị trong nội bộ Thục Hán, đặc biệt là quan hệ Lưu Thiện - Khổng Minh dẫn đến thất bại của lục xuất Kỳ Sơn?
Đấu tranh chính trị trong nội bộ Thục Hán, đặc biệt là quan hệ Lưu Thiện – Khổng Minh dẫn đến thất bại của “lục xuất Kỳ Sơn”?
Thứ hai, hậu chủ Lưu Thiện có thái độ tiêu cực đối với Bắc phạt.
Thực ra, cho dù là Nam chinh hay Bắc phạt, vị hoàng đế kém tài Lưu Thiện cũng đều không mặn mà.
Khi Gia Cát Lượng Nam chinh, hậu chủ nói – “Đông có Tôn Quyền, Bắc có Tào Phi.
Nay tướng phụ bỏ Trẫm mà đi, Ngô Ngụy đánh tới, Trẫm biết làm sao?”
Khổng Minh Bắc phạt, Lưu Thiện cũng bàn lùi – “Tướng phụ Nam chinh xa xôi cách trở, vừa hồi kinh chưa được bao lâu, lại muốn Bắc phạt, e là hao tâm tổn sức”.
Một số học giả hiện đại cho rằng, thực tế, Gia Cát Lượng nắm hết binh quyền, chẳng khác nào “ông vua không ngai” của Thục Hán.
Có lẽ đây là nguyên nhân khiến Lưu Thiện e sợ mà thôi.
Gia Cát Lượng… không muốn thành công?
Có “thuyết âm mưu” cho rằng Khổng Minh xuất phát từ tâm lý bảo vệ bản thân, nên lợi dụng Bắc phạt là cách để “tránh họa”.
Khi Lưu Bị còn sống từng hỏi ý Lượng về việc lập người kế vị, Lượng khôn ngoan đáp – “Đây là việc nhà, hỏi Quan Trương là được”.
Đây là cách để Khổng Minh giữ vị thế trung lập, tránh khỏi tranh chấp chính trị nội bộ lúc bấy giờ. Song, câu nói “nước đôi” của Lượng cũng đồng nghĩa với “không ủng hộ Lưu Thiện”, điểm này Lưu Thiện và Lượng đều ngầm hiểu.
Vì vậy, biện pháp an toàn nhất của Lượng là nắm trọng binh trong tay, tất nhiên với tiền đề là Khổng Minh “không muốn đoạt ngôi Thục Hán”.
Nhưng, việc Lượng liên tục 6 lần phát binh đánh Ngụy, đặc biệt cả 6 lần đều nhằm vào Kỳ Sơn, đi ngược lại nguyên tắc dụng binh, được cho là điểm bất thường.
Việc Quan Vũ để mất Kinh Châu hiển nhiên đã khiến Thục mất bàn đạp phạt Ngụy ở phía Đông, song vẫn còn Phòng Lăng, Thượng Dung có thể làm mũi nhọn đe dọa Tào Ngụy. Nhưng Khổng Minh không làm như vậy.
Thậm chí, Ngụy Diên từng nhiều lần đề ra phương án đánh ra theo đường núi Tuần Tần, Tử Ngưu Cốc, nhưng đều bị Lượng gạt đi với lý do “mạo hiểm”.
Có ý kiến cho rằng, chiến dịch Bắc phạt của Khổng Minh thất bại là sự hy sinh bắt buộc của ông.
Có ý kiến cho rằng, chiến dịch Bắc phạt của Khổng Minh thất bại là sự hy sinh “bắt buộc” của ông.
Phải chăng, Gia Cát Lượng đã nhận định rằng, trước cục diện chính trị “quân thần nghi kỵ lẫn nhau” của Thục Hán, nếu thực sự Lượng đoạt được Trung Nguyên thì quan hệ của ông với Lưu gia rất có thể sẽ đi đến bờ vực.
“Điểu tận cung tàng” (hết chim thì cung bị cất đi) là đạo lý mà Khổng Minh hiểu rõ. Cho nên, ông thà “mèo vờn chuột” với Tư Mã Ý ở dọc vùng núi Thiểm Tây – Cam Túc, chứ không triển khai các mũi tấn công toàn diện khác.
Dựa trên “thuyết âm mưu” này, 6 chiến dịch Bắc phạt của Khổng Minh vừa là cách ông “tận trung” với Thục Hán, đồng thời duy trì cục diện cân bằng trong nội bộ triều đình cho đến cuối đời.
Trần Thọ đánh giá Lưu Thiện “nhu nhược”, còn Khổng Minh “vô năng”. Nhưng có lẽ, trên bàn cờ chính trị “nhạy cảm” của Thục Hán, cách làm của Gia Cát Lượng chính là hướng đi “tốt cho cả hai”.
(Giải trí) - Với người Trung Quốc, quân sư Khổng Minh là một nhà tiên tri vĩ đại. Tài tiên đoán, liệu sự như thần của ông khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục.
Trí tuệ tinh thông, tài năng lỗi lạc lẫn lòng trung hiếu sắt son của Khổng Minh luôn được hậu thế tôn vinh, trân trọng. Sử sách ghi nhận ông là một nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao tài ba, kiệt xuất thời Tam quốc.
1. Thân thế của Gia Cát Lượng
Theo Bách kho toàn thư mở, Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông).
Không chỉ kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, chính trị, Khổng Minh còn là một học giả và nhà phát minh kỹ thuật đại tài. Ông đã sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).
Cuộc đời của nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng 2
Tương truyền, chính vị quân sư này là nhà phát minh ra đèn trời (Khổng Minh đăng – một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu nổi tiếng của Trung Quốc.
Tài năng của Khổng Minh không chỉ dừng ở những lĩnh vực ấy. Với người Trung Quốc, Gia Cát Lượng còn là nhà tiên tri vô cùng vĩ đại. Ông được mệnh danh là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.
2. Những lời tiên tri chính xác của Gia Cát Lượng
Nói về kỳ tài “liệu sự như thần” của Khổng Minh, dân gian Trung Quốc hãy còn lưu truyền một câu chuyện khá thú vị. Tương truyền, trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng dặn dò con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”.
Sau khi ông qua đời, Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế. Nghe tin trong số quan quân triều đình có viên tướng quân là hậu thế của Gia Cát Lượng, Viêm bèn nghĩ cách trừng trị người này.
Cuộc đời của nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng 1
Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội chết cho viên tướng nhà Gia Cát. Trên Kim điện, Viêm cất lời hỏi: “Trước khi chết, tổ phụ nhà ngươi đã nói những gì?”. Kẻ “tội đồ” bèn thật thà truyền đạt tới vua lời dặn dò của Gia Cát Lượng. Nghe thấy vậy, Tư Mã Viêm bèn ra lệnh cho quân lính dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem. Bên trong chỉ có một phong thư kín, phía trên viết rằng: “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là đúng hoàng thượng mới mở ra xem).
Đám binh sĩ bèn dâng thư lên vua. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm lập tức làm theo. Vừa đứng vững đã nghe thấy một tiếng “rầm”, chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi, khiến bàn ghế tan tành. Viêm trông thấy vậy mà sợ hãi lạnh người, rồi lại xem tiếp những dòng ở cuối thư: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của con cháu ta”.
Xem xong thư, Tư Mã Viêm thầm thán phục tài tiên đoán như thần của Gia Cát Khổng Minh rồi ra lệnh phục nguyên chức cho vị tướng quân này. Còn theo Bách Khoa toàn thư mở, Khổng Minh bỗng lâm bệnh nặng khi ra Kỳ Sơn lần thứ 6.
Biết mệnh sắp tàn, ông cho gọi tướng tài Khương Duy vào truyền thụ 24 thiên binh thư của mình. Gia Cát Lượng còn cẩn thận dặn dò các tướng quân phải nêu cao cảnh giác, đề phòng mối nguy quân Ngụy tấn công, Ngụy Diên trở mặt làm phản rồi bày cho diệu kế đối phó.
Quả nhiên, mọi lo lắng, tiên liệu của ông trước khi qua đời đều thành hiện thực. Ngụy Diên tráo trở làm phản, nhưng vì nghe lời căn dặn của quân sư, Mã Đại đã chém chết Diên. Lại nói, khi Tư Mã Ý hô quân tới đánh, bên Thục bèn đẩy xe có tượng gỗ của Khổng Minh ra trận, khiến Ý hoang mang lo sợ rồi tháo chạy. Nhờ đó, quân Thục bình an vô sự rút về Thành Đô.
Thêm lần nữa, tài tiên liệu hơn người của Gia Cát Lượng đã bảo toàn mạng sống cho quân binh và cứu vãn thế sự cho cả vương triều. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, dân gian lưu truyền câu nói: “Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống”.
3. Tiên tri của Gia Cát Lượng về vận mệnh Trung Quốc
“Mã Tiền Khóa” được cho là một tác phẩm kiệt xuất của Gia Cát Lượng. Tương truyền, nhà quân sư trong lúc nhàn nhã việc quân đã hoàn thành “Mã Tiền Khóa” với những tiên đoán như thần về việc đại sự trong thiên hạ. Nếu giải nghĩa về mặt câu chữ, “Mã Tiền Khóa” ý chỉ việc gieo quẻ bói trước ngựa.
Theo những chiêm nghiệm của hậu thế, lời tiên đoán trong các khóa của Gia Cát Lượng vô cùng linh ứng và chính xác. Ví như khóa thứ nhất:
“Vô lực hồi thiên
Cúc cung tận tụy
Âm cư dương phất
Bát thiên nữ quỷ”
Nhiều quan điểm cho rằng, khóa này chính là lời dự ngôn về bản thân Gia Cát Lượng và thế sự thời Tam Quốc. Sớm biết vận mệnh nhà Hán đã tới hồi tận, mọi nỗ lực chỉ là “vô lực hồi thiên”, nhưng ông vẫn tận tâm tận sức phò tá Thục Hán, không phụ nghĩa bạc tình với chủ nhân Lưu Bị.
Cuộc đời của nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng 3
Tổng cộng, Khổng Minh đã 5 lần Bắc phạt Tào Ngụy để khôi phục trung nguyên, tái hưng giang sơn Đại Hán. Trong “Xuất Sư Biểu”, ông cũng bày tỏ nỗ lực tâm huyết tái hưng Hán thất của mình: “Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ” (ý chỉ: Cúc cung tận tụy tới chết mới thôi).
Vậy nên, hai câu trước: “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là viết cho chính mình. Trong hai câu sau: “Âm cư dương phất, Bát thiên nữ quỷ”, câu “Bát thiên nữ quỷ” được xem như một câu chơi chữ. Chữ “bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) rồi thêm chữ “nữ” (女) và chữ “quỷ” (鬼) hợp lại thành chữ “Ngụy” (魏). Điều ấy có nghĩa, nhà Thục Hán cuối cùng sẽ bị Ngụy Quốc tiêu diệt.
Còn ở khóa thứ hai:
“Hỏa thượng hữu hỏa
Quang chúc trung thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông hữu hổ”
là những dự ngôn của Khổng Minh về Tấn triều. Thực tế lịch sử cho thấy, gia tộc Tư Mã nắm đại quyền trong triều đình nhà Ngụy thời Tam Quốc, trong đó, Tư Mã Chiêu trở thành kẻ thống trị thực quyền. Tới năm 265, Chiêu qua đời, con là Tư Mã Viêm lập tức bắt Hoàng đế cuối cùng của Tào Ngụy là Tào Hoán thoái vị, giao lại triều đình cho mình. Viêm tức vị hoàng đế, lập ra triều Tây Tấn trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Tới khóa 10:
“Thỉ hậu ngưu tiền
Thiên nhân nhất khẩu
Ngũ nhị đảo trí
Bằng lai vô cữu”
là những dự ngôn của Gia Cát Lượng về sự ra đời của Trung Hoa Dân quốc. Ngày 13/2/1912, hoàng đế nhà Thanh chính thức thoái vị, vương triều Đại Thanh hoàn toàn sụp đổ. Câu: “Thỉ hậu ngưu tiền” (tức: Lợn sau trâu trước) chính là chỉ sự kiện này. Năm 1911 là năm Tân Hợi, tức năm lợn. Còn năm 1913 là năm con trâu. Trong khi đó, sự thống trị của vương triều nhà Thanh kết thúc vào năm 1912, chính là năm ở giữa: “Thỉ hậu ngưu tiền” (Lợn sau trâu trước).
“Ngũ nhị đảo trí” (tức năm và hai đảo ngược vị trí) ý chỉ chế độ và quốc thể của Trung Hoa Dân Quốc: mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Nguyên thủ quốc gia được gọi là Tổng thống và chức vụ này cũng là do dân bầu. Trước kia có câu: “Cửu ngũ chí tôn”, “ngũ” ở đây ý chỉ ngôi vua. Vì vậy, câu “Ngũ nhị đảo trí” là chỉ chế độ nhà nước do dân làm chủ, dân nắm quyền.
4. Tiên đoán trước được cái chết của chính mình

Cũng như các nhà tiên tri nổi tiếng khác, Gia Cát Lượng tính được mệnh của mình. Theo ghi chép, trước khi chết, nói về việc lo hậu sự của mình, Gia Cát Lượng nói với các tướng sỹ rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.
Truyền thuyết kể rằng, quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt.
Cuộc đời của nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng 4
Tuy nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ quan tài xuống. Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.
Thời kỳ Tam Quốc là thời kỳ “mộ tặc” cực kỳ lộng hành. Vì vậy, ngoài việc chọn phong thủy cho ngôi mộ, việc đầu tiên cần nghiên cứu đối với các nhà phong thủy chính là làm cách nào để chống lại bọn mộ tặc này. Tào Tháo vốn là một chuyên gia trộm mộ, vì vậy cũng trở thành một người cực kỳ tài năng trong việc chống lại mộ tặc.
Nghi án về 72 ngôi mộ của Tào Tháo cho tới tận ngày nay vẫn chưa có lời giải và người ta vẫn chưa thể nào tìm thấy ngôi mộ thật của nhà chính trị lừng danh thời Tam Quốc này.
Về mặt phong thủy, Gia Cát Lượng có lẽ không thua gì Tào Tháo, vì vậy, việc chống mộ tặc của Gia Cát Lượng cũng đặc sắc không kém. Gia Cát Lượng khi chọn mộ cũng đã nghĩ đến việc sẽ bị Tư Mã Ý hoặc những người đời sau đào và cướp mộ vì vậy đã yêu cầu tướng lĩnh dưới quyền không chôn theo các vật tùy táng, mộ huyệt cũng không cần đào lớn, chỉ vừa đủ để đặt quan tài là được. Khu vực đặt mộ cũng không cần xây kín, cũng không trồng cây đánh dấu hay làm bất cứ thứ gì có thể bị phát hiện.
(Văn hóa) - “Ngọa Long – Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ” là câu nói nổi tiếng thời Tam Quốc. Lưu Bị “kiêm đắc Long Phượng”, song thiên hạ vẫn tuột khỏi tay Thục Hán.
Bộ tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng và Bàng Thống là hai mưu sĩ hàng đầu, mệnh danh “Long Phượng”.
Ẩn sĩ thời Tam Quốc Tư Mã Huy từng tán dương hai người – “Ngọa Long (Gia Cát Lượng) – Phượng Sồ (Bàng Thống), được một trong hai người, có thể an định thiên hạ”.
Như vậy, Lưu Bị một tay sở hữu “cả Long lẫn Phượng”, cớ sao thiên hạ vẫn tuột khỏi tay Thục Hán?
Tam Quốc tứ đại danh sĩ
Tài năng Bàng Thống không thua Khổng Minh, song ông tự thấy chí hướng và tư tưởng của Gia Cát Lượng xứng đáng để hy sinh.
Tài năng Bàng Thống không thua Khổng Minh, song ông tự thấy chí hướng và tư tưởng của Gia Cát Lượng xứng đáng để mình hy sinh.
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” tồn tại một mối quan hệ liên đới “không bình thường” giữa 4 vị danh sĩ: Trình Dục, Từ Thứ, Gia Cát Lượng và Bàng Thống.
Bốn nhân vật này được đánh giá là “có phần giống như bạn đồng môn”, nhưng sự đồng điệu của họ được cho là chỉ giới hạn trong phạm vi tư tưởng triết học: từ Pháp gia đến Nho gia, cho tới Pháp – Nho kết hợp.
Cùng là những bậc kỳ tài, nhưng giữa họ lại có sự so sánh chênh lệch rõ rệt.
Thứ nhất là phạm trù thời gian. Một số nghiên cứu bình luận rằng, tiêu chuẩn của “cao nhân” là khả năng nhìn xa trông rộng, điềm tĩnh, không vội vàng “lạc vào hồng trần”.
Theo đó, thứ tự “xuất sơn” của 4 nhân vật trên lần lượt là Trình Dục, Từ Thứ, Gia Cát Lượng.
Bàng Thống là người có xuất phát điểm muộn nhất.
Thứ hai là phạm trù không gian. Cũng theo đánh giá trên, tiêu chuẩn so sánh chính là năng lực quản lý dựa trên phạm vi. Vì vậy mới có cách nói: nhân tài mười dặm, trăm dặm, nghìn dặm.
Chiến công “đầu tay” của bộ tứ này cũng giống như vậy. Trình Dục lấy được huyện Đông A, Từ Thứ lấy Phàn Thành, Gia Cát Lượng chiếm được Kinh Châu.
Bàng Thống ra tay lấy cả Tây Xuyên.
Tuy nhiên, trên thực tế, thành tựu cả đời của Trình Dục, Khổng Minh lại vượt xa so với Từ Thứ, Bàng Thống. Nguyên nhân còn xuất phát từ phạm trù so sánh thứ 3 – chính trị.
Hai phạm trù so sánh đầu tiên đều dựa trên cơ sở năng lực và tư tưởng tinh thần của bản thân nhân vật.
Nhưng trong “thực chiến” luôn tồn tại những người thông minh chấp nhận đi ngược lại đạo lý trung – hiếu – tín – nghĩa để đạt mục đích.
Trình Dục, Khổng Minh là những mưu sĩ có “đầu óc chính trị” sáng suốt hơn so với đám Từ, Bàng. Đây cũng là nguyên nhân giúp họ có sự nghiệp xán lạn hơn 2 người còn lại.
Tam Quốc có câu Ngọa Long - Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ.
Tam Quốc có câu "Ngọa Long - Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ".
Theo những đánh giá hiện đại, Bàng Thống ngay từ đầu đã “toàn tâm toàn ý” trung thành với Lưu Bị.
Ông gia nhập Đông Ngô nhằm mục đích “nội ứng ngoại hợp” với Khổng Minh, Từ Thứ, giúp liên minh Lưu Bị – Tôn Quyền giành thắng lợi tại Xích Bích, qua đó xoay chuyển cục diện đối với Lưu Bị, trước đó vốn rất tệ hại.
Sau khi kết thúc đại chiến Xích Bích, Bàng Thống ngay lập tức về đầu quân cho Lưu Bị. Thậm chí, ông cũng sẵn sàng “đi lên từ vị trí thấp nhất”, chứ không đem thư tiến cử của Khổng Minh, Lỗ Túc ra làm khó Lưu.
Quả nhiên, “chân tài thực học” của Bàng Thống không khiến Lưu Bị thất vọng. Ngay cả Khổng Minh cũng khiêm tốn nói rằng Phượng Sồ “tài giỏi hơn mình mười lần”.
Khổng Minh tiến cử Bàng Thống, sau lại muốn phế Bàng Thống
Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị lấy được Kinh Châu, nhưng khi đối diện với “đất dữ” Tây Xuyên cũng phải bó tay.
Vừa không thể khuyên Lưu Bị “trở mặt” với Lưu Chương, lại không dám tái diễn “Xích Bích đại chiến” với Tây Xuyên, Khổng Minh buộc phải mượn cớ tới Đông Ngô viếng Chu Du để cầu cứu Bàng Thống.
Về sau, Ngọa Long Khổng Minh trấn thủ Kinh Châu, trong khi Phượng Sồ Bàng Thống tấn công Tây Xuyên, hai ông trở thành tả hữu đắc lực của Lưu Bị.
So sánh thực lực giữa Bàng Thống và Gia Cát Lượng vẫn là chủ đề tranh luận không có hồi kết của các học giả đương đại.
Luồng quan điểm nói Bàng Thống tài năng hơn Khổng Minh cho rằng, về võ công, Bàng Thống chỉ dùng 2 “tướng già” là Hoàng Trung, Ngụy Diên đã có thể phá vây ở Tây Xuyên.
Tuy nhiên, vào thời điểm chiến dịch Tây Xuyên sắp “đại công cáo thành” thì tình hình đã xuất hiện “đột biến”. Theo nhiều tài liệu để lại, Khổng Minh đã gửi cho Bàng Thống một lá thư “đe dọa”.
Gia Cát Lượng lợi dụng lòng trung thành của Bàng Thống đối với Lưu Bị cũng như sự ưu ái của Lưu đối với Bàng để khiến Lưu Bị dao động, gián tiếp dẫn tới cái chết của Bàng Thống về sau.
Cái chết của Bàng Thống có lỗi của Khổng Minh hay không vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Cái chết của Bàng Thống có lỗi của Khổng Minh hay không vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Ngọa Long – Phượng Sồ mâu thuẫn, Lưu Bị tiến thoái lưỡng nan
Trong thư gửi Lưu Bị, Gia Cát Lượng mượn chuyện “quan sát tinh tượng” lành ít dữ nhiều để khuyên Lưu Bị lui quân, trong khi Bàng Thống cũng “chiêm tinh” nhưng nêu ra quan điểm trái ngược.
Vấn đề mâu thuẫn ý kiến giữa Ngọa Long – Phượng Sồ khiến Lưu Bị gặp khó khăn lớn trong việc quyết định chiến lược ở Tây Xuyên.
Một mặt, Lưu rất ưu ai mưu thần quân sự tài năng Bàng Thống, mặt khác cũng vô cùng tin cẩn Gia Cát Khổng Minh “liệu sự như thần”.
Về sau, để bảo toàn lực lượng, Lưu Bị đành phải quyết định lui về Kinh Châu.
Để khuyên giải Bàng Thống vốn chủ chiến, Lưu Bị nói với Bàng – “Ta nằm mơ thấy thần nhân cầm thiết bổng đánh vào tay phải, ngủ dậy vẫn còn thấy đau. Liệu có phải điềm dữ chăng?”
Bàng Thống vốn tính khảng khái, đặc biệt không tin chuyện điềm báo, cho nên thẳng thắn đáp lại – “Tráng sĩ ra trận bị thương là chuyện thường, chủ công hà tất phải đa nghi chuyện mộng mị?”
“Chủ công bị Khổng Minh che mắt. Người này cũng vì không muốn Thống độc chiếm đại công nên mới cố tình khiến chủ công nghi kỵ mà thôi.
Lòng nghi kỵ thành giấc mộng, chứ nào có điềm xấu gì?
Thống rút ruột rút gan, mong chủ công đừng nói thêm mà nên sớm quyết ngày tiến công”.
Những phát ngôn của Bàng Thống thời điểm đó được các nhà sử học đương đại đánh giá là “vượt qua tầm tri thức của thời đại”.
Tuy nhiên, khi Bàng Thống nói ra những lời khảng khái của mình, cũng là lúc lòng trung của ông đối với Lưu Bị “tuột dốc không phanh”.
Phượng Sồ đã không còn muốn dốc lòng tận tụy vì Lưu nữa. Song bi kịch của ông cũng đến từ đây, bởi Bàng Thống luôn tôn sùng tư tưởng trung nghĩa, trung thành tuyệt đối.
Nhìn thấu Lưu Bị, Bàng Thống lấy cái chết để “nhượng hiền”
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, các mưu sĩ thường rất ít nhắc đến cái chết trong lời thề của mình. Một khi chữ “chết” được buông ra, rất có thể nhân vật đó đã có động cơ để kết thúc sự sống.
Ví dụ, Quách Gia đã nói với Tào Tháo khi bắc phạt – “Mỗ cảm kích đại ân của Thừa tướng, đến chết cũng không báo đáp hết được”. Sau đó, Quách Gia bệnh mất.
Tương tự, Bàng Thống được cho là “không còn tâm huyết” với Lưu Bị, song vẫn phải sống tuân theo lý tưởng trung nghĩa mà bản thân theo đuổi.
Giống với Quách Gia, Bàng Thống cũng đặt tiền đồ của quốc gia cao hơn sinh tử cá nhân.
Dù Quách Gia không biết Lưu Bị là người ra sao, song ông tin rằng đường lối chính trị Nho gia của Thục Hán là ưu tú hơn Pháp gia của Tào Tháo.
Bàng Thống cũng vậy, mặc dù ông không thể xác định Gia Cát Lượng sẽ dẫn dắt Lưu Bị tới đâu trong tương lai, song ông tin tưởng “Nho – Pháp kết hợp” của Lượng cao hơn so với đường lối Nho gia của Lưu.
Bàng Thống được đánh giá rất cao ở lòng trung thành.
Đây cũng chính là điểm khiến Bàng không lựa chọn con đường đấu đá với Khổng Minh, mà quyết định dùng cái chết để “nhường” Gia Cát Lượng.
Động cơ của Bàng Thống được phân tích gồm một số điểm.
Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng và Bàng Thống là hai kỳ nhân bậc nhất Tam Quốc.
"Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng và Bàng Thống là hai bậc kỳ tài số 1 Tam Quốc.
Thứ nhất, nhằm bảo vệ tôn nghiêm của bản thân, thà “da ngựa bọc thây” chứ không “đào ngũ”.
Trên lý thuyết, Bàng Thống hoàn toàn có thể vâng lời Lưu Bị và lui quân ở Tây Xuyên để bảo toàn tính mệnh, nhưng ông không làm như vậy. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất trong tính cách của Lưu và Bàng.
Thứ hai, Bàng Thống vì muốn “bảo vệ” Gia Cát Lượng nên đã “đẩy” cái chết của mình về phía Lưu Bị.
Bàng Thống biết được Lưu Bị vô cùng mê tín, nên mới dựa vào sự quan tâm của Lưu Bị để khiến Lưu đổi ngựa cho mình.
Bàng Thống cưỡi ngựa của Lưu không chỉ “gặp nạn” chết rất nhanh, mà tội lỗi cũng đổ lên đầu Lưu Bị.
Như vậy, Lưu Bị sẽ không thể khép tội Khổng Minh.
Thực chất, “thần nhân” trong giấc mơ của Lưu cho thấy Lưu Bị rõ ràng đã có sự nghi ngờ Gia Cát Lượng. Đối với Lưu, người được gọi là “thần nhân” chỉ có Gia Cát Khổng Minh.
Thứ ba, Bàng Thống chọn địa điểm “ra đi” là đèo Lạc Phượng (ngầm ý Phượng Sồ ngã xuống ở đây) cũng để an ủi Lưu Bị rằng “số mệnh đã tới lúc chết, Lưu không nên quá tự trách”.
Thứ tư, Bàng Thống cố ý đẩy Ngụy Diên ra tiền tuyến, trong khi bản thân chỉ huy hậu quân vốn gặp nhiều nguy hiểm hơn.
Bàng Thống chết vì loạn tiễn xuyên tâm tại đèo Lạc Phượng.
Bàng Thống chết vì "loạn tiễn xuyên tâm" tại đèo Lạc Phượng.
Các nhà phân tích cho rằng, Bàng muốn gửi một thông điệp “thật rõ ràng” tới Gia Cát Lượng rằng “ta cam tâm tình nguyện nhường công lao và địa vị, chứ không phải chết trong tay Khổng Minh, cũng không phải không nhìn ra mưu kế của Khổng Minh”.
Căn cứ vào phân tích trên thì không thể buộc tội Khổng Minh là người chịu trách nhiệm về cái chết của Bàng Thống. Điều Lượng làm chỉ là một đòn tâm lý đối với Lưu Bị, nhằm đạt mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, chiêu này của Khổng Minh ngược lại đã khiến Bàng Thống nhìn thấu sự “ngu nhân, ngu nghĩa và ngu tín” của Lưu Bị, qua đó quyết định dùng cái chết để từ bỏ việc phò tá Lưu.
Có nhiều ý kiến bình luận cho rằng, với khả năng quân sự điều khiển “thiên quân vạn mãn” của mình, nếu Bàng Thống không định tự sát thì cho dù là cao nhân tầm cỡ Quách Gia cũng chưa chắc đánh hạ được ông.
Thêm vào đó, tại đèo Lạc Phượng, cho dù Bàng Thống không thể đánh thắng thì cũng thừa khả năng bảo toàn tính mạng, khi chủ tướng Tây Xuyên Trương Nhiệm chỉ là một nhân vật vô danh.
Ngày nay, nhiều học giả Trung Quốc vẫn phải cảm thấy “ngỡ ngàng” trước thực tế rằng đằng sau cái chết “loạn tiễn xuyên tâm” lại là cả một kế sách tinh vi được Phượng Sồ một tay sắp đặt.
Không nghi ngờ gì, Bàng Thống là người duy nhất có đủ tài cán “đả thông” đất Thục.
Cũng chính Bàng Thống mới đủ sáng suốt và tinh tế để chuyển giao quyền lực lại cho Khổng Minh “tài trí thấp hơn một bậc, chí hướng cao hơn một bậc”.
Ngọa Long học Phượng Sồ, thiên hạ về tay Tư Mã gia
Kiêm đắc Ngọa Long - Phượng Sồ, Lưu Bị vẫn mất thiên hạ.
"Kiêm đắc Ngọa Long - Phượng Sồ", Lưu Bị vẫn mất thiên hạ.
Bàng Thống không còn, nhưng có quan điểm cho rằng tư tưởng của ông đã để lại ảnh hưởng sâu sắc tới Gia Cát Lượng.
Quan điểm này được nêu ra dựa trên những hành động cụ thể của Khổng Minh, được cho là “mang tính chất ly khai và làm suy yếu” thế lực Lưu Bị: điều động Trương Phi – Triệu Vân đi nơi khác, chỉ giữ Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, từ đó chia rẽ bộ ba Lưu – Quan – Trương.
Sau này, Khổng Minh không phụ sự kỳ vọng của Bàng Thống, đã thi hành chính quyền “Nho – Pháp kết hợp” tại Tây Xuyên.
Quan trọng hơn, về sau khi Gia Cát Lượng lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan như Bàng Thống, ông cũng học theo cách làm lý trí của Bàng: trung thành với Thục Hán, song cuối cùng vẫn “giao thiên hạ” vào tay họ Tư Mã.
Người ta vẫn nghi hoặc, Lưu Bị “Long – Phượng kiêm đắc”, vì sao vẫn không “an thiên hạ”?
Có ý kiến cho rằng nguyên nhân chính bởi vì Lưu Bị “chỉ sờ được lông phượng, đuôi rồng”, chứ chưa từng thực sự “sở hữu” Ngọa Long – Phượng Sồ.
Nhân vật duy nhất được đánh giá có khả năng “đằng long giá phượng” chính là Tư Mã Chiêu. Tả hữu của Chiêu là Đặng Ngải, Chung Hội là 2 người được ví với cặp Khổng Minh – Bàng Thống của Thục.
Lịch sử Trung Quốc vẫn có câu “Long phượng thường thấy, nhưng chủ công biết an thiên hạ không thường gặp”.
(Theo Tri Thức)
(Văn hóa) - Quách Gia và Lưu Bị được đánh giá là những “kỳ nhân” trong giới mưu sĩ thời Tam Quốc. Có quan điểm cho rằng, nếu không mất sớm, Quách Gia mới là quân sư xuất chúng nhất.

Cánh tay phải của Lưu Bị, Tào Tháo
Tam Quốc mưu thần: Quách Gia tài cao vượt Gia Cát Lượng?
Tam Quốc mưu thần: Quách Gia tài cao vượt Gia Cát Lượng?
Quách Gia – quân sư của Tào Tháo – và Gia Cát Lượng không chỉ có nhiều điểm tương đồng về mặt cá nhân, mà vị thế hai nhân vật này trong đội ngũ của mình cũng “nặng ký” như nhau.
Lưu Bị sau khi có được Gia Cát Lượng theo phò tá đã nói – “Ta được Khổng Minh, như cá gặp nước”.
Tào Tháo được Quách Gia phò trợ, cũng cảm thán – “Kẻ giúp ta thành đại nghiệp, chính là người này”.
Lưu Bị trước lúc lâm chung đã tin tưởng đem giang sơn của mình phó thác lại cho Gia Cát Lượng, trong khi Tào Tháo cũng từng có ý định giao phó hậu sự cho Quách Gia.
Tuy nhiên, Quách Gia mất sớm khi mới 38 tuổi, thời đại Tam Quốc không được chứng kiến cuộc so tài giữa hai bậc cao nhân này.
Quách Gia được đánh giá là "thần cơ diệu toán" và là bậc kỳ tài quân sự, một tay giúp Tào Tháo thống nhất miền Bắc, trước khi ông qua đời.
Quách Gia được đánh giá là "thần cơ diệu toán" và là bậc kỳ tài quân sự, một tay giúp Tào Tháo thống nhất miền Bắc, trước khi ông qua đời.
Anh tài đoản mệnh
Các nhà nghiên cứu bình luận, cũng vì Quách Gia đoản mệnh, cho nên lịch sử đã không đánh giá đầy đủ tài năng của vị quân sư này.
Gia Cát Lượng 26 tuổi xuất sơn, 54 tuổi bệnh mất. Ông phò tá Lưu Bị suốt 28 năm ròng, trong đó có 11 năm nắm giữ đại quyền của Thục Hán.
Tài năng của Khổng Minh đã có cơ hội thể hiện trên tất cả các phương diện quân sự, kinh tế, chính trị… của nhà Thục.
Ngược lại, Quách Gia chỉ có 11 năm đi theo Tào Tháo, chủ yếu đóng vai trò mưu sĩ trong lĩnh vực quân sự, vào thời kỳ Tào Tháo nam chinh bắc chiến.
Mặc dù vậy, điều khiến các nhà sử học hiện đại đánh giá cao Quách Gia là bởi chỉ trong 11 năm ngắn ngủi ấy, ông đã lưu lại sự nghiệp huy hoàng.
Thời kỳ làm quân sư dưới trướng Tào Tháo, danh tiếng của Quách Gia có thể nói là vang khắp quân đội. Ông chính là cánh tay phải giúp Tào Tháo thống nhất thành công miền Bắc.
Vị thế Quách Gia – Khổng Minh đối với Tào – Lưu
Quan điểm đánh giá cao Quách Gia cho rằng, ông vượt trội hơn Gia Cát Lượng trong lĩnh vực quân sự.
Quan điểm đánh giá cao Quách Gia cho rằng, ông vượt trội hơn Gia Cát Lượng trong lĩnh vực quân sự.
Sau khi Quách Gia qua đời, sức mạnh quân sự của Tào Tháo bị tụt hậu rõ rệt.
Nhà nghiên cứu Châu Trạch Hùng bình luận về lực lượng Tào Tháo khi không còn Quách Gia – “Chỉ đối phó được đám thảo khấu Mã Đằng, Hàn Toại; còn đối với đám kiêu hùng Lưu Bị, Tôn Quyền thì có phần lực bất tòng tâm.
Trong trận chiến Xích Bích, đại quân Tào Tháo suýt chút nữa đã bị tiêu diệt”.
Ông Châu cũng nói, không thể thổi phồng quá mức vai trò của Gia Cát Lượng hay Quách Gia. Tuy nhiên, ông khẳng định cái chết của Quách Gia là tổn thất nghiêm trọng của Tào Ngụy.
Các nhà sử học Trung Quốc đánh giá, thời kỳ Lưu Bị còn sống, trong vấn đề quân sự, thực tế Lưu trọng dụng Pháp Chính, Bàng Thống hơn so với Gia Cát Lượng.
Ngoại trừ trận đại chiến Xích Bích và cuộc tiến quân 4 quận miền Nam Kinh Châu vốn không cần tác chiến nhiều, cùng với việc xuất hiện “phút cuối” trong cuộc chiến chiếm đất Thục, Khổng Minh gần như luôn xa rời chiến trường.
Trong khi đó, Quách Gia lúc sinh thời đã có mặt trong mọi chiến dịch trọng yếu của Tào Tháo như chiến Lữ Bố, phá Viên Thiệu, thảo phạt Viên Đàm – Viên Thượng…
Trên thực tế, việc Tào Tháo thất bại ở Xích Bích có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm lớn nhất không nằm ở quân sư.
Bên cạnh đó, các quân sư khác của Tào Tháo thực chất cũng là những người mưu sâu kế rộng. Ví dụ, việc Lưu Bị – Tôn Quyền lập liên minh quân sự, Trình Dục đã tiên liệu trước với Tào Tháo.
Việc Tào xua quân xuống Giang Đông đánh Lưu – Tôn dẫn đến thất bại ở Xích Bích, trước đó đã có Giả Hủ can ngăn, tiếc rằng Tào Tháo không nghe theo.
Tào Tháo khóc Quách Gia
Dù có nhiều quân sư tài năng, Tào Tháo vẫn cho rằng mình sẽ không thua tại Xích Bích nếu còn Quách Gia.
Dù có nhiều quân sư tài năng, Tào Tháo vẫn cho rằng mình sẽ không thua tại Xích Bích nếu còn Quách Gia.
Sau khi Tào Tháo bại lui ở Xích Bích, từng ngửa mặt lên trời than – “Nếu Phụng Hiếu (tức Quách Gia) còn, ta đâu đến nỗi này!”
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận, dưới trướng Tào Tháo không thiếu cao nhân hiền sĩ nhất mực trung thành với ông, vậy lý do gì khiến Tào phải “khóc than” Quách Gia như vậy?
Hiện nay, có quan điểm cho rằng, thực tế Tào Tháo có phần bất mãn trước thất bại của mình và cảm thấy “bất công” vì Quách Gia mất đi quá sớm.
Tào cho rằng, nếu Quách Gia còn, Ngụy đã không thua.
Sở dĩ Tào Tháo “đau đớn” đến vậy là bởi Quách Gia là một thiên tài quân sự.
Quách Phụng Hiếu được mô tả là “thần cơ diệu toán”, với tài mưu lược thâm sâu, khả năng tùy cơ ứng biến nhanh nhạy, bách chiến bách thắng.
Khi Tào Tháo 3 lần chiến Lữ Bố, sĩ tốt mệt mỏi, chuẩn bị rút quân. Lúc này, một mình Quách Gia chủ trương tái chiến, thậm chí khẳng định tái chiến tất thắng. Kết quả bắt sống được Lữ Bố.
Tào Tháo chinh phạt Viên Đàm, Viên Thượng, quân Tào thắng trận liên tiếp, chư tướng hô hào đuổi đánh, riêng Quách Gia kiến nghị rút binh.
Về sau huynh đệ Đàm – Thượng tự gây tai họa rơi vào thế đường cùng, Tào Tháo ngư ông đắc lợi.
Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, quan hệ “cá – nước” giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng chỉ tồn tại trong giai đoạn “trăng mật”.
Khi thời kỳ này trôi qua, đối với Lưu Bị, Gia Cát Lượng cũng không có vai trò nổi bật tuyệt đối so với các quân sư khác.
Theo đó, có quan điểm cho rằng nếu Quách Gia không mất sớm, nhiều khả năng quan hệ Tào – Quách cũng diễn biến theo chiều hướng như Lưu Bị – Khổng Minh.
Khi ấy, có thể Quách Gia sẽ mang một kết cục giống như Tuân Úc – một mưu thần công lao hiển hách, nhưng cũng vong mạng chỉ vì “xúc phạm” đến Tào Tháo?
(Văn hóa) - Trong khi Tào Tháo, Tôn Quyền đều có thực lực hùng mạnh, vì sao Lưu Bị trở thành lựa chọn duy nhất trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Gia Cát Lượng vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.
Có nhiều ý kiến cho rằng, Khổng Minh – Gia Cát Lượng – lựa chọn phò tá Lưu Bị không chỉ vì phù hợp với lý tưởng chính trị Nho gia của ông, mà còn bởi Lưu Bị cho Gia Cát Lượng đầy đủ không gian phát huy “sở học bình sinh” của mình.
Tuy nhiên, một luồng quan điểm khác tại Trung Quốc cho rằng, việc Lưu Bị trở thành “đáp án cuối cùng” của Gia Cát Lượng hoàn toàn không đơn thuần chỉ là vấn đề “không gian thăng tiến”.
1800 năm qua, các học giả Trung Quốc vẫn luôn đi tìm lời giải đối với vấn đề này.
Một bài phân tích đăng trên trang Phượng Hoàng nêu ra 4 luận điểm để giải thích cho việc Gia Cát Lượng chịu về dưới trướng Lưu Bị, chứ không phải Tào Tháo – người khi đó nắm danh nghĩa “triều đình Đông Hán” trong tay.
Con người của Gia Cát Lượng
Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược thế chân vạc - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc.
Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược "thế chân vạc" - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc Ngụy, Thục, Ngô.
Gia Cát Lượng là chính trị gia và quân sự gia được giới trí thức Trung Quốc sùng bái suốt hàng nghìn năm.
Một lý do quan trọng chính là việc Gia Cát Khổng Minh “là một nhà trí thức cơ bản và kiểu mẫu”. Khuôn mẫu này chủ yếu chỉ đạo đức cao thượng và sự nghiệp hiển hách.
Theo đó, “tam bất hủ” mà cổ nhân Trung Quốc đề ra – gồm lập đức, lập công, lập ngôn – đều được thể hiện ở “hình mẫu” Gia Cát Lượng.
Xét về “lập đức”, tức tiêu chuẩn hành vi của phần tử trí thức, mà theo Nho gia là trung, hiếu, nhân, nghĩa.
Là một nhà trí thức tiêu biểu và khắt khe, đương nhiên Khổng Minh hiểu rõ chính quyền trung ương mà Tào Tháo thao túng, thực chất đã không còn là chính phủ Hán triều.
Như vậy, nếu muốn “lập đức”, giữ trọn trung – nghĩa, Gia Cát Lượng không thể đầu quân dưới cờ Tào Tháo. Thay vào đó, ông lựa chọn Lưu Bị – nhân vật thực tế có huyết thống hoàng gia và được gọi là “Lưu hoàng thúc”.
Lý tưởng của Gia Cát Lượng
Theo phân tích của Phượng Hoàng, lý tưởng trị quốc của Gia Cát Lượng là chính trị Nho gia – đề cao chữ “Nhân”.
Trong khi đó, Tào Tháo thi hành chính sách bá quyền, thực hiện thể chế chính trị dựa trên cường quyền.
Có thể nói, Khổng Minh và Tào Tháo dù là 2 nhân vật xuất sắc, song cũng là 2 thái cực từ trong tư tưởng cốt lõi, dẫn đến việc 2 người này không thể bước chung một con đường.
Gia Cát Lượng là người tôn sùng Nho giáo, và ông cũng trung thành tuyệt đối với tư tưởng của mình. Đây là nguyên nhân căn bản nhất khiến ông không theo Tào Ngụy.
Sức hút của Lưu Bị

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đạo đức được đề cao hơn tất cả, đặc biệt là phẩm hạnh của bậc quân chủ.
Theo quan niệm này, chỉ cần vị lãnh tụ là nhân vật hiền đức thì có thể khiến trên dưới một lòng, triều đình kỷ cương, đi tới hiện thực hóa một xã hội hòa hợp.
Xét trên phương diện đạo đức, lịch sử Trung Quốc đã công nhận đây là “thế mạnh áp đảo” của Lưu Bị.
Lưu Bị vốn đã mang thân phận hoàng tộc, lại tham gia hành động ám sát Tào Tháo, thể hiện lòng trung thành đối với chính quyền Hán triều.
Về mặt cảm quan, những hành động của Lưu Bị đã “vô tình” đồng điệu với lý tưởng của Gia Cát Lượng – một đệ tử Nho gia sùng bái tư tưởng trung – hiếu.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ Lưu Bị nắm quyền ở Thái Nguyên, Từ Châu, đã thi hành chính sách cai trị “nhân nghĩa”.
Điều này cũng khiến tiếng tốt của Lưu đồn xa, hiển nhiên không nằm ngoài sự quan sát của Gia Cát Lượng.
Như vậy, về mặt công tác tuyên truyền, Lưu Bị đã xây dựng tốt hình ảnh của một “lãnh tụ kiểu mẫu” trong mắt các nhân sĩ Nho giáo nói chung và Khổng Minh nói riêng.
Lưu Bị cho Khổng Minh không gian phát triển
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Cũng theo phân tích của Phượng Hoàng, mặc dù Lưu Bị tạo lập được danh vọng, song trước khi có được Gia Cát Lượng, thì Lưu không có nhiều quân sư xuất chúng bên mình.
Nếu Khổng Minh về phò tá Lưu Bị, thì toàn bộ quá trình từ thoát ly khó khăn, ổn định lực lượng, phát triển hùng mạnh cho tới thống nhất thiên hạ, ông có thừa “sân khấu” để phô diễn hết tài năng của mình.
Đồng thời, tuy không có quân sư xuất sắc, nhưng ngược lại, Lưu Bị sở hữu một dàn võ tướng hàng đầu như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân… Gia Cát Lượng trở thành quân sư của Lưu, những hổ tướng này đều thuộc quyền sai khiến của ông.
Khổng Minh theo Lưu Bị chỉ vì “tiền đồ sự nghiệp”?
Tại Trung Quốc, có quan điểm cho rằng Gia Cát Lượng lựa chọn Lưu Bị chủ yếu nhằm vào “không gian thăng tiến”.
Sở dĩ có ý kiến này, bởi khi Gia Cát Lượng đi sứ Đông Ngô trước trận đại chiến Xích Bích, ông từng được Trương Chiêu dụ dỗ “nhảy việc” sang phò tá Tôn Quyền.
Tuy nhiên, Khổng Minh khước từ Trương, nói rằng – “Tôn Quyền là một chủ nhân tốt, nhưng không thể phát huy hết tài năng của ta”.
Câu nói này được cho là đã lộ ra “tham vọng” của Gia Cát Lượng.
Song luận điểm trên cũng vấp phải nhiều sự phản đối, bởi vào thời điểm đó Gia Cát Lượng ở vào vị thế “thỉnh cầu” sự giúp đỡ của Tôn Quyền, do đó ông buộc phải tìm những lý do “tế nhị” để từ chối lời đề nghị của Đông Ngô.
Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn cho rằng, thực chất Gia Cát Lượng “không màng đến Tôn Quyền” nhưng vẫn phải tỏ ra “lịch sự” như vậy mà thôi.
Các nhà sử học cũng đánh giá, quan điểm Khổng Minh “không có đất dụng võ” dưới trướng Tào Tháo chỉ là cách nhìn của người đời sau.
Nếu theo Tào Tháo, Khổng Minh hoàn toàn có thể đạt được sự nghiệp hiển hách, nhưng ông vẫn lựa chọn Lưu Bị.
Nếu theo Tào Tháo, Khổng Minh hoàn toàn có thể đạt được sự nghiệp hiển hách, nhưng ông vẫn lựa chọn Lưu Bị.
Đứng từ góc nhìn của Gia Cát Lượng, có thể thấy ông là người luôn tin bản thân có thể sánh ngang các bậc cao nhân trong lịch sử Trung Quốc như Quản Trọng, Nhạc Nghị.
Chính Gia Cát Lượng cũng có biệt hiệu “Ngọa Long tiên sinh”, cho thấy ông xem trọng bản thân và không lép vế so với nhóm quân sư Tuân Úc, Giả Hủ, Quách Gia của Tào Tháo.
Do đó, bài phân tích của Phượng Hoàng cũng bác bỏ khả năng Khổng Minh không theo Tào Tháo vì không thể phát triển.
Đồng thời, nếu chỉ xét về con đường sự nghiệp, thì thế lực Lưu Bị chắc chắn kém xa so với Tào Tháo.
Vào thời điểm Gia Cát Lượng đầu quân cho Lưu Bị, lực lượng của Lưu yếu kém, tương lai cũng không rõ ràng.
Ngược lại, Tào Tháo khi đó đã có thế lực mạnh và vững vàng. Nếu nói Khổng Minh chỉ nhìn vào tiền đồ sự nghiệp thì theo logic, Tào Tháo mới là phương án tối ưu.
Lưu Bị là lựa chọn ngay từ đầu
Là một thanh niên trí thức ôm nhiều hoài bão và lý tưởng, việc lựa chọn chủ nhân của Gia Cát Lượng sẽ không đơn giản chỉ phụ thuộc vào “miếng cơm”.
Gia nhập lực lượng của Lưu Bị, đồng nghĩa với Gia Cát Lượng đem toàn bộ “vốn liếng” của bản thân đặt vào Lưu.
Nếu Lưu Bị hùng mạnh, lý tưởng của Khổng Minh sẽ thành hiện thực. Ngược lại, tất cả tư tưởng của ông cũng sẽ tiêu vong và trở nên vô danh trong lịch sử.
Tam cố thảo lư - 3 lần tới lều cỏ thỉnh Gia Cát Lượng xuống núi, điển tích tô đậm hình tượng trọng hiền tài của Lưu Bị.
"Tam cố thảo lư" - 3 lần tới lều cỏ thỉnh Gia Cát Lượng xuống núi, điển tích tô đậm hình tượng "trọng hiền tài" của Lưu Bị.
Sự lựa chọn của Gia Cát Lượng cho thấy, ông sẵn sàng bước vào cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng của mình bên cạnh Lưu Bị, bất chấp khả năng thất bại rất lớn.
Điều thú vị là, nhiều học giả Trung Quốc cho hay, mặc dù Khổng Minh đã quyết tâm theo Lưu Bị ngay từ khi còn ở ẩn, song ông cũng không vội vàng “xuất sơn”.
Nguyên nhân do ông vẫn còn những hoài nghi, rằng liệu Lưu Bị có “nhìn trúng” ông hay không?
Lưu Bị sẽ đối đãi với ông như một mưu sĩ bình thường, hay trọng dụng ông như bậc quốc sĩ?
Liệu Lưu Bị có chấp nhận sách lược trị quốc của ông?
Xuất phát từ những “nghi vấn” trên, cho nên mặc dù bản thân đã có đáp án, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải “nằm im chờ thời”.
Ở thời điểm đó, Khổng Minh chỉ mới ngoài 20, và ông có đủ thời gian để chờ đợi ngày Lưu Bị “tam cố thảo lư”.
Khi ấy, con đường của Gia Cát Lượng mới thực sự bắt đầu.
(Theo Tri Thức)
(Văn hóa) - Dân gian biết tới câu chuyện Lưu Bị phải ba lần tới lều tranh để mời Gia Cát Lượng xuất núi cùng mình mưu tính đại sự, tuy nhiên thực tế lịch sử lại cho thấy một sự thật khác.
e
Lưu Bị ba lần tới lều tranh để mời Gia Cát Lượng làm quân sư. Ảnh minh họa: CRI
Gia Cát Lượng là một quân sư toàn tài có khả năng “liệu việc như thần”, một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng. Khi nhắc đến mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, dân gian vẫn thường lưu truyền câu chuyện Lưu Bị ba lần đến lêu tranh tìm Gia Cát Lượng cũng như sự trân trọng tài năng tuyệt đỉnh của Lượng.
Trong mắt của người đời sau, khi Gia Cát Lượng đồng ý về bên Lưu Bị làm quân sư, hai người thân thiết và gắn bó như cá với nước. Lưu Bị và Gia Cát Lượng trở thành hình mẫu chuẩn trong quan hệ quân – thần.
Tuy nhiên, theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI, điểm lại một số sự kiện trong thực tế lịch sử Trung Quốc, người ta hiểu rằng, sau khi Lưu Bị tam cố thảo lư đến khi gửi con ở Thành Bạch Đế, quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng không hề thân thiết như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” khắc họa. Khổng Minh càng không phải là người được Lưu Bị ưu ái nhất ở nước Thục.
Sau trận Xích Bích, Lưu Bị tiến hành giành Tây Xuyên, dù Gia Cát Lượng trấn giữ Kinh Châu, nhưng Lưu Bị vẫn dùng Bàng Thống và Pháp Chính làm người trợ thủ chính để lấy Thục. Chỉ tới sau này Lưu Bị mới điều Gia Cát Lượng dẫn quân vào Tây Xuyên.
Ở cuộc chiến giành Hán Trung, trợ thủ chính cho Lưu Bị vẫn là Pháp Chính, còn Gia Cát Lượng chỉ ở phía sau làm công tác hậu cần. Trong chiến dịch này, Gia Cát Lượng không có tác dụng nhiều ở vai trò tham mưu. Đến khi Lưu Bị ngồi vào chiếc ghế Quân Vương của Hán Trung, vị trí của Gia Cát Lượng vẫn xếp sau Pháp Chính.
Một thực tế khác mà sử sách ghi chép lại, rằng Lưu Bị vô cùng tin tưởng em trai thứ Quan Vũ. Ông giao cho Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, một nơi vô cùng quan trọng, nhưng cuối cùng thất bại. Nếu khi đó Lưu Bị cho Quan Vũ vào Xuyên Trung, để Gia Cát Lượng lưu lại Kinh Châu thì rất có thể kết cục không thảm hại như vậy.
Sau khi Quan Vũ thất thủ ở Kinh Châu, Lưu Bị điều binh đánh Ngô, nhưng cũng không cho Gia Cát Lượng tham gia, thậm chí không hề quan tâm tới ý kiến của Lượng. Sau khi quân Thục bị lửa bao vây, thất bại thảm hại, Gia Cát Lượng mới cảm thán rằng: “Nếu có Pháp Chính ở đây tất khuyên được Chủ không tiến quân sang phía đông, giờ tiến quân sang đông, tất rơi vào hiểm nguy.” Câu nói này cho thấy, trong mắt Lưu Bị, vị trí số một thuộc về Pháp Chính chứ không phải Gia Cát Lượng.
Bất đồng quan điểm

y
Lưu Bị và quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng. Ảnh minh họa: Sohu
Để giải thích cho thực tế này, có nhiều lý do. Đầu tiên, bởi tư duy chiến lược của Lưu Bị và Gia Cát Lượng không thể thống nhất. Theo “Long Trung đối sách”, Gia Cát Lượng cho rằng cách duy nhất để Lưu Bị củng cố quyền lực chỉ có thể là chiếm cứ Kinh Châu và Ích Châu.
Kinh Châu khi đó do Lưu Biểu, một người đã già lại không có người kế nghiệp thực sự tài giỏi, nắm giữ. Nếu Lưu Bị chiếm Kinh Châu thì đường vào nước Thục sẽ rộng mở, đồng thời có lợi thế về phòng thủ vì Kinh Châu được Hán Thủy và Miện Thủy che chở.
Về phần Ích Châu, đây là vùng đất do Lưu Chương, một tôn thất khác của nhà Hán, nắm giữ. Người này cũng không phải tay gian hùng tới mức không thể đánh bại. Ngoài ra, Ích Châu chính là đất khởi nghiệp của Bái Công Lưu Bang, là vùng đất cực kỳ hiểm trở, sản vật phong phú.
Sau khi chiếm cứ Kinh Châu, Ích Châu, Lưu Bị chỉ còn việc ổn định lãnh thổ, xây dựng quân đội, bắc địch Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền chờ thời cơ thiên hạ có biến để tiêu diệt cả hai đối thủ chính, thống nhất Trung Quốc.
Tuy nhiên, Lưu Bị lại là người theo chủ nghĩa cơ hội vô cùng nóng nảy, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, không có cái nhìn chiến lược lâu dài, chỉ muốn chiếm cứ một phương, làm vương ở một nước là thấy thỏa mãn rồi, nên không coi trọng ý tưởng liên kết với Ngô của Gia Cát Lượng.
Bên cạnh đó, Lưu Bị không tin tưởng Gia Cát Lượng. Anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn giữ trọng trách ở nước Ngô, hơn nữa từng là sứ thần nước Ngô sang Kinh Châu thương lượng. Phải đối mặt với mối quan hệ phức tạp ấy, Lưu Bị vẫn không xóa bỏ được mối nghi ngờ cá nhân với Gia Cát Lượng.
Trong “Độc thông niên luận”, Vương Phu Chi cũng có những phân tích rất sâu sắc về mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Ông viết rằng, ý tưởng của Gia Cát Lượng là nhất định phải giữ Hán, diệt Tào. Nếu không liên kết với Đông Ngô mà phải chịu sự khống chế của nó, thì khó lòng tiến hành Bắc Phạt. Còn ý đồ của Lưu Bị lại khác.
Lưu Bị lúc đầu muốn tự cường, sau lại muốn tự lập vương nên sau này đã hợp nhất với Quan Vũ. Vì thế Lưu Bị không tin Gia Cát Lượng bằng Quan Vũ. Lòng nghi ngờ mối quan hệ giữa Lượng và Đông Ngô quá sâu sắc, thậm chí Lưu Bị còn nghi ngờ Lượng câu kết với Tử Du.
Về sự kiện gửi con ở Bạch Đế Thành, Lưu Bị để Gia Cát Lượng nhận Lưu Thiện làm con nuôi có thể coi là chuyện cực chẳng đã. Khi Lưu Bị sắp lâm chung, mâu thuẫn giữa Ích Châu và Kinh Châu đã vô cùng sâu sắc, Lưu Thiện lại không phải là Quân Vương kiệt xuất, không đủ sức xử lý tình thế phức tạp khi đó, hơn nữa Pháp Chính, Bàng Thống đã qua đời, người còn lại có thể dựa vào chỉ có Gia Cát Lượng.
Những sự kiện lịch sử cho thấy Gia Cát Lượng và Lưu Bị không hề thân thiết như cá với nước mà “Tam Quốc Diễn Nghĩa” vẫn ca ngợi. Thậm chí Gia Cát Lượng còn không được Lưu Bị tin dùng vì mối quan hệ cá nhân.
(Văn hóa) - Ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…
Lâu nay, Gia Cát Lượng vẫn được người dân khắp khu vực Đông Á nhắc tới như một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc nhưng đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số có khả năng hô phong hoán vũ, nhìn sao đoán mệnh, dự báo tương lai. Có lẽ chính vì vậy mà ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí… “Xác giả” đánh lui quân Tư Mã Ý
Năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức năm 234), Gia Cát Lương dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm. Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu mà chết. Năm đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54 tuổi.

Tạo hình Gia Cát Lượng trên phim.
Gia Cát Lượng xuống núi theo Lưu Bị năm 27 tuổi, 14 năm sau thì làm tới chức thừa tướng nước Thục, 27 năm sau thì chết vì lo lắng phiền muộn. Người ta nói rằng, tất cả những sự kiện trọng đại xảy ra trong đời Gia Cát Lượng đều liên quan tới con số 7. Đây hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Con số 7 là con số định mệnh đối với Gia Cát Lượng.
Con trai Lưu Bị là Lưu Thiện nghe tin dữ từ tiền tuyến báo về kinh hoảng vô cùng. Vì lẽ, xưa nay, mọi việc trong triều đình nhà Thục đều trông vào một tay Gia Cát Lượng, nay Lượng vì chuyện Bắc phạt mà chết, ai sẽ là người thay Lưu Thiện lo lắng chuyện quốc gia đại sự. Vì vậy, người ta nói rằng, Lưu Thiện sau khi nghe tin là khóc lóc chạy tới nơi chôn cất của Gia Cát Lượng, tự mình chủ trì nghi lễ chôn cất còn phong cho Gia Cát Lượng là “Trung Vũ hầu”. Người đời sau vẫn gọi Gia Cát Lượng là “Gia Cát Vũ hầu” cũng là từ tước hàm này mà có.
Sách chép, trước khi chết, Gia Cát Lượng biết rằng sau khi mình nằm xuống, quân Thục không thể là đối thủ của quân đội Ngụy dưới sự chỉ huy của Tư Mã Ý. Vì vậy, mặc dù trong tình trạng bệnh tình nguy kịch vẫn cố gắng họp mặt các tướng lĩnh dưới quyền để bố trí thật chu đáo cho việc rút quân. Các tướng trung thành của Gia Cát Lượng là Dương Nghĩa, Khương Duy theo sự sắp xếp của Gia Cát Lượng, sau khi Lượng chết không phát tang ngay mà chỉnh đốn binh mã, rút quân về Hán Trung thật thần tốc nhưng phải trật tự, không để quân Tư Mã Ý phát hiện.
Tư Mã Ý biết chuyện quân Thục đang rút chạy, lập tức xua quân đuổi theo, quyết một phen tiêu diệt quân của Gia Cát Lượng. Dương Nghĩa ra lệnh cho binh lính rải đinh sắt trên đường rút quân để cản trở quân địch. Tư Mã Ý không phải tay vừa, ra lệnh cho hơn 2000 binh sỹ đi những đôi giày có đế làm bằng gỗ mềm chạy trước đoàn quân khiến đinh sắt do quân Thục rải trên đường găm hết vào đế giày.
Quân đội Ngụy cứ theo đoàn quân giày gỗ này thuận lợi truy đuổi quân Thục. Tuy nhiên, khi quân Ngụy đuổi tới gần, quân Thục đột nhiên dựng cờ, gõ trống giống như chuẩn bị phản kích quân Ngụy. Quân Tư Mã Ý thấy vậy không dám truy đuổi nữa. Quân Thục nhờ vậy mà an toàn rút về Hán Trung.
Vì sao một người thông minh như Tư Mã Ý lại không dám truy đuổi quân Thục? Nguyên nhân là vì, trước khi chết, dự liệu rằng khi quân Thục rút lui, Tư Mã Ý tất sẽ đuổi theo vì vậy Gia Cát Lượng đã cho người đẽo một bức tượng của mình rồi đặt lên xe. Đến khi quân của Tư Mã Ý đuổi theo đến gần thì đẩy xe có bức tượng của mình lên phía trước. Tư Mã Ý vốn nghe phong thanh Gia Cát Lượng bị bệnh mà chết, vì thế quân Thục mới rút quân.
Nay khi đuổi sát tới nơi lại thấy Gia Cát Lượng vẫn điềm nhiên ngồi trước xe ra trước ba quân thì sợ rằng cả cái chết lẫn việc rút quân chỉ là kế sách của Gia Cát Lượng nên không dám manh động. Tư Mã Ý quá thông minh do vậy cũng quá sức thận trọng vì thế đánh mất cơ hội tiêu diệt quân Thục. Người đời sau gọi sự kiện này là “Xác giả” Gia Cát Lượng đánh lui Tư Mã Ý.
Quái chiêu “điểm huyệt” định phong thủy
Là một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý vì vậy, Gia Cát Lượng đương nhiên rất chỉn chu với việc chọn nơi chôn cất cho chính mình. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ của mình sẽ là núi Định Quân.
Núi Định Quân nay nằm ở phía Nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dãy Hệ Mỹ Thương. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân. Một truyền thuyết khác nói rằng, khi Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt đã dùng ngọn núi này làm nơi tập Bát trận độ, luyện tập binh lính nên mới có tên là núi Định Quân.
Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn núi Định Quân mà không chọn chôn cất ngay tại nơi chốn hoặc mang hẳn về kinh đô nước Thục? Người ta đã đưa ra nhiều giải thích khác nhau. Người nói Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân là vì quan niệm khi sống thì quản lý nước Thục, khi chết thì bảo vệ nước Thục. Một thuyết khác lai nói rằng, do việc Bắc phạt thất bại nên Gia Cát Lượng không muốn đưa xác mình về chôn tại kinh đô, sợ bị Lưu Thiền trả thù. Tuy nhiên, có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất vẫn là Gia Cát Lượng đã tính toán rất kỹ về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định Quân này.
Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy. Tuy nhiên, ngọn núi Định Quân thì quá lớn, vậy nếu như chỉ nói rằng chôn cất ở núi Định Quân thì các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát Lượng ở đâu? Người ta nói rằng, chuyện này cũng đã được Gia Cát Lượng tính toán rất kỹ.
Theo ghi chép, trước khi chết, nói về việc lo hậu sự của mình, Gia Cát Lượng nói với các tướng sỹ rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.

Tranh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.
Truyền thuyết kể rằng, quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt. Tuy nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ quan tài xuống. Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.
Thời kỳ Tam Quốc là thời kỳ “mộ tặc” cực kỳ lộng hành. Vì vậy, ngoài việc chọn phong thủy cho ngôi mộ, việc đầu tiên cần nghiên cứu đối với các nhà phong thủy chính là làm cách nào để chống lại bọn mộ tặc này. Tào Tháo vốn là một chuyên gia trộm mộ, vì vậy cũng trở thành một người cực kỳ tài năng trong việc chống lại mộ tặc.
Nghi án về 72 ngôi mộ của Tào Tháo cho tới tận ngày nay vẫn chưa có lời giải và người ta vẫn chưa thể nào tìm thấy ngôi mộ thật của nhà chính trị lừng danh thời Tam Quốc này.
Về mặt phong thủy, Gia Cát Lượng có lẽ không thua gì Tào Tháo vì vậy, việc chống mộ tặc của Gia Cát Lượng cũng đặc sắc không kém.
Gia Cát Lượng khi chọn mộ cũng đã nghĩ đến việc sẽ bị Tư Mã Ý hoặc những người đời sau đào và cướp mộ vì vậy đã yêu cầu tướng lĩnh dưới quyền không chôn theo các vật tùy táng, mộ huyệt cũng không cần đào lớn, chỉ vừa đủ để đặt quan tài là được. Khu vực đặt mộ cũng không cần xây kín, cũng không trồng cây đánh dấu hay làm bất cứ thứ gì có thể bị phát hiện.
Tuy nhiên, những người đời sau để tưởng nhớ công đức của Gia Cát Vũ Hầu đã quyết định xây dựng khu mộ cho ông, lại còn trồng cây để ghi nhớ vị trí đặt mộ. Tuy nhiên, khi quyết định làm điều này, họ cũng tính đến việc giúp ngôi mộ chống lại bọn mộ tắc.
Vì vậy họ đã xây dựng rất nhiều ngôi mộ giả xung quanh ngôi mộ thật. Ngôi mộ mà ngay nay người ta vẫn gọi là “Mộ thật của Gia Cát Vũ Hầu” thực tế không phải là mộ thật. Nhiều người cho rằng, ngôi mộ chỉ vẻn vẹn dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới là mộ thật. Vì vậy mà người Trung Quốc đến nay vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mộ thật thì không thật mà mộ giả lại không giả”.
Ngôi mộ có tên là “Mộ Vũ Hầu” được đặt ở góc Tây Bắc của núi Định Quân, diện tích lên tới hơn 300 mẫu. Trên thực tế, nhiều chuyên gia lại cho rằng, ngay cả ngôi mộ có tên “Mộ Vũ Hầu” này cũng không phải là thực.
Ngôi mộ này được coi là ngôi thật của Gia Cát Lượng chỉ mới bắt đầu từ năm 1799, do Đô đốc tỉnh Thiểm Tây là Tùng Quân khẳng định dựa trên những truyền thuyết lưu truyền trong dân địa phương thời đó. Vì vậy, có thể nói rằng cũng giống như Tào Tháo, cho tới nay người ta vẫn chưa thể xác định được mộ thật của Gia Cát Lượng nằm ở đâu.
(Theo Kiến Thức)
(Văn hóa) - Cho tới nay, những lời tiên tri của Gia Cát Lượng trong “Mã Tiền Khóa” vẫn là một bí ẩn thú vị với hậu thế.
Với người Trung Quốc, quân sư Khổng Minh là một nhà tiên tri vĩ đại. Tài tiên đoán, liệu sự như thần của ông khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục.
Trí tuệ tinh thông, tài năng lỗi lạc lẫn lòng trung hiếu sắt son của Khổng Minh luôn được hậu thế tôn vinh, trân trọng. Sử sách ghi nhận ông là một nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao tài ba, kiệt xuất thời Tam quốc.
Theo Bách kho toàn thư mở, Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Không chỉ kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, chính trị, Khổng Minh còn là một học giả và nhà phát minh kỹ thuật đại tài. Ông đã sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy). Tương truyền, chính vị quân sư này là nhà phát minh ra đèn trời (Khổng Minh đăng – một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu nổi tiếng của Trung Quốc.
Liệu sự như thần
Tài năng của Khổng Minh đâu chỉ dừng ở những lĩnh vực ấy. Với người Trung Quốc, Gia Cát Lượng còn là nhà tiên tri vô cùng vĩ đại. Ông được mệnh danh là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.
Nói về kỳ tài “liệu sự như thần” của Khổng Minh, dân gian Trung Quốc hãy còn lưu truyền một câu chuyện khá thú vị.

Tương truyền, trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng dặn dò con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”. Sau khi ông qua đời, Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế. Nghe tin trong số quan quân triều đình có viên tướng quân là hậu thế của Gia Cát Lượng, Viêm bèn nghĩ cách trừng trị người này.
Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội chết cho viên tướng nhà Gia Cát. Trên Kim điện, Viêm cất lời hỏi: “Trước khi chết, tổ phụ nhà ngươi đã nói những gì?”. Kẻ “tội đồ” bèn thật thà truyền đạt tới vua lời dặn dò của Gia Cát Lượng. Nghe thấy vậy, Tư Mã Viêm bèn ra lệnh cho quân lính dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem. Bên trong chỉ có một phong thư kín, phía trên viết rằng: “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là đúng hoàng thượng mới mở ra xem). Đám binh sĩ bèn dâng thư lên vua. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm lập tức làm theo. Vừa đứng vững đã nghe thấy một tiếng “rầm”, chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi, khiến bàn ghế tan tành. Viêm trông thấy vậy mà sợ hãi lạnh người, rồi lại xem tiếp những dòng ở cuối thư: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của con cháu ta”. Xem xong thư, Tư Mã Viêm thầm thán phục tài tiên đoán như thần của Gia Cát Khổng Minh rồi ra lệnh phục nguyên chức cho vị tướng quân này.
Còn theo Bách Khoa toàn thư mở, Khổng Minh bỗng lâm bệnh nặng khi ra Kỳ Sơn lần thứ 6. Biết mệnh sắp tàn, ông cho gọi tướng tài Khương Duy vào truyền thụ 24 thiên binh thư của mình. Gia Cát Lượng còn cẩn thận dặn dò các tướng quân phải nêu cao cảnh giác, đề phòng mối nguy quân Ngụy tấn công, Ngụy Diên trở mặt làm phản rồi bày cho diệu kế đối phó.
Quả nhiên, mọi lo lắng, tiên liệu của ông trước khi qua đời đều thành hiện thực. Ngụy Diên tráo trở làm phản, nhưng vì nghe lời căn dặn của quân sư, Mã Đại đã chém chết Diên.
Lại nói, khi Tư Mã Ý hô quân tới đánh, bên Thục bèn đẩy xe có tượng gỗ của Khổng Minh ra trận, khiến Ý hoang mang lo sợ rồi tháo chạy. Nhờ đó, quân Thục bình an vô sự rút về Thành Đô.
Thêm lần nữa, tài tiên liệu hơn người của Gia Cát Lượng đã bảo toàn mạng sống cho quân binh và cứu vãn thế sự cho cả vương triều. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, dân gian lưu truyền câu nói: “Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống”.
Bí ẩn lời “sấm truyền” trong “Mã Tiền Khóa”
“Mã Tiền Khóa” được cho là một tác phẩm kiệt xuất của Gia Cát Lượng. Tương truyền, nhà quân sư trong lúc nhàn nhã việc quân đã hoàn thành “Mã Tiền Khóa” với những tiên đoán như thần về việc đại sự trong thiên hạ. Nếu giải nghĩa về mặt câu chữ, “Mã Tiền Khóa” ý chỉ việc gieo quẻ bói trước ngựa.

So với những ngự ngôn khác trong lịch sử Trung Quốc, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng được đánh giá là dễ phá dịch hơn. Tác phẩm này gồm 14 khóa, mỗi khóa có nội dung dự đoán về một triều đại Trung Quốc và các khóa tuân theo tuần tự diễn tiến của lịch sử.
Theo những chiêm nghiệm của hậu thế, lời tiên đoán trong các khóa của Gia Cát Lượng vô cùng linh ứng và chính xác. Ví như khóa thứ nhất:
“Vô lực hồi thiên
Cúc cung tận tụy
Âm cư dương phất
Bát thiên nữ quỷ”
Nhiều quan điểm cho rằng, khóa này chính là lời dự ngôn về bản thân Gia Cát Lượng và thế sự thời Tam Quốc. Sớm biết vận mệnh nhà Hán đã tới hồi tận, mọi nỗ lực chỉ là “vô lực hồi thiên”, nhưng ông vẫn tận tâm tận sức phò tá Thục Hán, không phụ nghĩa bạc tình với chủ nhân Lưu Bị.
Tổng cộng, Khổng Minh đã 5 lần Bắc phạt Tào Ngụy để khôi phục trung nguyên, tái hưng giang sơn Đại Hán. Trong “Xuất Sư Biểu”, ông cũng bày tỏ nỗ lực tâm huyết tái hưng Hán thất của mình: “Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ” (ý chỉ: Cúc cung tận tụy tới chết mới thôi). Vậy nên, hai câu trước: “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là viết cho chính mình. Trong hai câu sau: “Âm cư dương phất, Bát thiên nữ quỷ”, câu “Bát thiên nữ quỷ” được xem như một câu chơi chữ. Chữ “bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) rồi thêm chữ “nữ” (女) và chữ “quỷ” (鬼) hợp lại thành chữ “Ngụy” (魏). Điều ấy có nghĩa, nhà Thục Hán cuối cùng sẽ bị Ngụy Quốc tiêu diệt.
Còn ở khóa thứ hai:
“Hỏa thượng hữu hỏa
Quang chúc trung thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông hữu hổ”
là những dự ngôn của Khổng Minh về Tấn triều. Thực tế lịch sử cho thấy, gia tộc Tư Mã nắm đại quyền trong triều đình nhà Ngụy thời Tam Quốc, trong đó, Tư Mã Chiêu trở thành kẻ thống trị thực quyền. Tới năm 265, Chiêu qua đời, con là Tư Mã Viêm lập tức bắt Hoàng đế cuối cùng của Tào Ngụy là Tào Hoán thoái vị, giao lại triều đình cho mình. Viêm tức vị hoàng đế, lập ra triều Tây Tấn trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Nếu vận vào khóa thứ hai trong “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, có thể thấy, nhà quân sư đại tài đã tiên đoán như thần. Câu: “Hỏa thượng hữu hỏa” tức hai chữ “hỏa” (火) thành chữ “Viêm” (炎), ý chỉ Tư Mã Viêm. Tới năm 280, quân Tấn tiến đánh nhà Ngô, bắt sống Tôn Hạo và tiêu diệt nước Ngô, thống nhất thiên hạ. Nên câu thứ hai: “Quang chúc trung thổ” (ý chỉ soi sáng cả vùng trung thổ) là chỉ việc này. Nhưng vì Tư Mã Viêm lên ngôi, lập ra triều Tấn thực chất là cướp đoạt ngôi vị từ Tào Ngụy, nên đúng là “Xưng danh bất chính” như lời chiêm nghiệm trong khóa thứ hai này.
Tới năm 317, Tư Mã Duệ lên ngôi, đóng đô ở Kiến Khang mà sử sách gọi là Nguyên đế của triều Đông Tấn. Vùng Kiến Khang bấy giờ thuộc Giang Đông. Sự kiện ấy cũng trùng khớp với câu cuối: “Giang Đông hữu hổ”, ý chỉ Giang Đông có hổ và “hổ” ở đây chính là Tư Mã Duệ.
Các khóa tiếp theo đều linh ứng với những triều đại lịch sử khác nhau của Trung Quốc, như khóa thứ ba là những dự ngôn về giai đoạn Bát Vương chi loạn, Ngũ hồ thập quốc và Nam Bắc Triều; khóa thứ tư tiên đoán về đại sự nhà Đường, khóa thứ năm là lời “sấm truyền” về thời Ngũ Đại, khóa sáu ứng với triều Tống, khóa bảy ứng với triều Nguyên, khóa tám – triều Minh và khóa chín – triều Thanh.
Tới khóa 10:
“Thỉ hậu ngưu tiền
Thiên nhân nhất khẩu
Ngũ nhị đảo trí
Bằng lai vô cữu”
là những dự ngôn của Gia Cát Lượng về sự ra đời của Trung Hoa Dân quốc. Ngày 13/2/1912, hoàng đế nhà Thanh chính thức thoái vị, vương triều Đại Thanh hoàn toàn sụp đổ. Câu: “Thỉ hậu ngưu tiền” (tức: Lợn sau trâu trước) chính là chỉ sự kiện này. Năm 1911 là năm Tân Hợi, tức năm lợn. Còn năm 1913 là năm con trâu. Trong khi đó, sự thống trị của vương triều nhà Thanh kết thúc vào năm 1912, chính là năm ở giữa: “Thỉ hậu ngưu tiền” (Lợn sau trâu trước).
Riêng câu: “Thiên nhân nhất khẩu” (tức cả nghìn người một miệng) là một câu chơi chữ. Ba chữ “thiên” (千), “nhân” (人), “khẩu” (口) khi hợp lại sẽ thành chữ “hòa” (和) trong từ “Cộng hòa” (共和).
“Ngũ nhị đảo trí” (tức năm và hai đảo ngược vị trí) ý chỉ chế độ và quốc thể của Trung Hoa Dân Quốc: mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Nguyên thủ quốc gia được gọi là Tổng thống và chức vụ này cũng là do dân bầu. Trước kia có câu: “Cửu ngũ chí tôn”, “ngũ” ở đây ý chỉ ngôi vua. Vì vậy, câu “Ngũ nhị đảo trí” là chỉ chế độ nhà nước do dân làm chủ, dân nắm quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét