Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

XÃ HỘI SUY ĐỒI 22

-Nguyên nhân sâu xa là:
1. Thực trạng ngày một "băng giá" của tình cảm nhân ái trong xã hội làm tăng bản tính ích kỷ trong tâm hồn con người (suy đồi đạo đức).
2. "Bần cùng sinh đạo tặc". Sự chán nản cuộc sống, uất ức xã hội.
3. Thèm khát danh lợi đến mức mù quáng (xã hội đồng tiền!).
-Nói cách khác: nhà nước đã để mặc gần thành công...xã hội tư bản (!), một xã hội mà bản chất của nó là đề cao chủ nghĩa cá nhân đầy ích kỷ lên tối thượng, lấy thương tiền làm ưu tiên lựa chọn số một, thay cho lòng nhân ái!

-----------------------------------
(ĐC sư tầm trên NET)

Đánh lộn - ‘tệ nạn đặc thù’ của lễ tết Việt?

Con số gần 4.000 người Việt nhập viện vì đánh nhau trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua đã đặt ra một câu hỏi: Liệu đánh nhau có phải là “đặc sản” mới của lễ, Tết Việt?

Một bức ảnh chụp cảnh đánh nhau ngày Tết tại Việt Nam.
Một bức ảnh chụp cảnh đánh nhau ngày Tết tại Việt Nam.
Theo thống kê, tết 2012 gần 4.000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau, dịp tết 2013 cả nước có hơn 4.700 trường hợp, tết 2015 cả nước có 6.200 trường hợp và tết 2016 cả nước có gần 4.000 trường hợp. Con số nhập viện vì đánh nhau còn cao gấp 6 lần so với tai nạn giao thông. Vậy thì có phải chỉ người Việt mới đánh nhau trong dịp lễ Tết hay không?
Truyền thông nước ngoài cũng ghi nhận tình trạng bạo lực trong dịp lễ tết song chủ yếu là bạo lực gia đình. Có thể lý giải là vào những dịp này, các khu vui chơi giải trí, nơi công cộng ở phương Tây thường đóng cửa. Dưới đây là một vài ví dụ mà chúng tôi thu thập được:
Theo một báo cáo đăng trên tờ The Standard của Australia (Police and family violence services report a slight increase in domestic violence),tình trạng bạo lực gia đình đã tăng nhẹ trong dịp nghỉ lễ năm 2016.
Thanh tra cảnh sát Warrnambool, Australia, Gary Goombes nói rằng sự tăng nhẹ này phản ánh tình trạng dân số tăng lên trong dịp Giáng sinh và năm mới và việc người dân sử dụng nhiều rượu bia hơn.
Tuy nhiên, "mức độ gia tăng không đáng kể. Chỉ tăng nhẹ hơn so với mức trung bình", ông Gary nói.
Người quản lý Dịch vụ Bạo lực gia đình Emma House, Pat McLaren cho biết trong khi tổ chức này đóng cửa từ Giáng sinh tới ngày tặng quà Boxing Day đã có 20 vụ bạo lực gia đình mà cảnh sát tiếp nhận. Theo bà thì mức tăng này là nhẹ và được tổ chức mong đợi.
Trung bình tổ chức Emma House nhận được 1.200 báo cáo về bạo lực gia đình trong vòng 12 tháng. Cảnh sát Warrambool ghi nhận 632 vụ bạo lực gia đình từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015, 300 vụ từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011.
Dịp lễ, Tết tại các nước phương Tây có đánh nhau nhưng chủ yếu là bạo lực gia đình. 
Còn ở Mỹ thì sao? Trong bài viết “Does Domestic Violence Actually Rise During the Holidays?”, Norma Mazzei, Giám đốc điều hành Đường dây nóng về Bạo lực gia đình Quốc gia (NDVH) cho biết: "Chúng tôi đã có những dữ liệu cho thấy điều ngược lại. Chúng tôi không nhận được nhiều hơn các cuộc gọi trong dịp nghỉ lễ, trong thực tế, đôi khi còn giảm hơn một chút".
Mazzei và một số chuyên gia khác đồng quan điểm rằng trên toàn quốc, bạo lực gia đình không tăng trong dịp lễ, thậm chí nó còn có thể giảm tại một số nơi vào một số thời điểm cụ thể.
Ví dụ, một nghiên cứu về bạo lực gia đình năm 2005 báo cáo cho cảnh sát Idaho cho thấy các vụ bạo lực gia đình trong dịp giao thừa và năm mới đã tăng gấp 2,7 lần so với trung bình ngày thường, bạo lực trong mùa hè cũng tăng hơn so với các thời điểm khác.
Một nghiên cứu vào năm 2010, phân tích các cuộc gọi cho cơ quan thực thi pháp luật "ở một thành phố lớn của Mỹ" cho thấy sự gia tăng của các cuộc gọi về bạo lực gia đình trong dịp nghỉ lễ, đáng chú ý nhất là vào dịp năm mới, Lễ tưởng niệm Chiến sĩ trận vong (Memorial Day), ngày Quốc khánh, Quốc tế Lao động.
Kim Pentico đến từ Mạng lưới chấm dứt Bạo lực gia đình quốc gia cho biết bạo lực gia đình thường thực sự xảy ra sau dịp nghỉ lễ, "khi mà mọi thứ đã lắng xuống".
Michelle Kaminsky, giám đốc Cục Bạo lực gia đình thuộc quận Brooklyn cho biết tình trạng bạo lực gia đình tại địa phương mình không tăng trong dịp nghỉ lễ từ 2001-2013. Các dịp này là thời điểm cho các gia đình đoàn tụ, hạnh phúc nên bạo lực thường không xảy ra, thậm chí lắng xuống.
Như vậy, có thể thấy, tình trạng bạo lực dịp lễ, Tết ở đâu cũng có, từ Đông sang Tây. Nhưng việc đánh nhau nơi công cộng, số lượng tăng đột biến trong dịp Tết cổ truyền thì chỉ Việt Nam mới có.

Suy ngẫm về việc 6200 người nhập viện do đánh lộn trong dịp Tết Ất Mùi?

Vũ Xuân Bân | Thứ Năm, 26/02/2015 12:11 GMT +7
Chỉ trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Mùi 2015, theo thống kê của Bộ Y tế báo cáo tại tại cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 24/2 đã có khoảng 6200 người phải nhập viện vì đánh nhau, trong đó có 15 trường hợp tử vong. Những con số trên đã đáng để cho chúng phải suy ngẫm?

Tại sao lại có hiện tượng này và vì cớ gì đã khiến cho một dịp lễ tốt đẹp để sum họp gia đình, thờ cúng, tri ân tổ tiên,  mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như Tết Nguyên Đán Ất Mùi lại có nhiều vụ đánh nhau, ẩu đả dẫn đến hàng ngàn người phải nhập viện, thậm chí tử vong, khiến đối với nhiều gia đình, cái Tết vừa qua không được trọn vẹn, thậm chí là bi kịch? Trong đó, các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang... là những địa phương có số người phải vào viện vì... đánh nhau cao nhất nước. Người trực tiếp đánh nhau bị thương đã đành, có một số trường hợp do can ngăn hàng xóm, hay thậm chí là khách qua đường dừng lại xem đánh nhau mà bị vạ lây.




Chị Lê Thị Lành buồn bã chăm sóc chồng là anh Lê Văn Ngọc Hùng (42 tuổi) tại khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai  - Ảnh: A Lộc. Nguồn: TTO

Trong buổi họp về tình hình Tết Nguyên Đán vào chiều 24/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh cần phải có giải pháp tổng hợp về vấn đề này và lưu ý các lãnh đạo địa phương có tình trạng đánh nhau trong những ngày Tết vừa qua không được xem thường hiện tượng trên. Thủ tướng yêu cầu: “Phải có giải pháp tổng hợp về vấn đề này. Các đồng chí lãnh đạo địa phương hết sức chú ý hiện tượng này, không thể xem thường”.

Đã có một số lý giải hiện tượng xã hội đáng buồn nêu trên, trong đó có ý kiến cho rằng, nguyên nhân lớn nhất thuộc về việc lạm dụng bia rượu trong những dịp ăn nhậu và tham gia giao thông trong tình trạng say xỉn đã khiến cho nhiều người mất kiểm soát, dẫn tới đánh nhau đến mức phải nhập viện.

Không những thế, có đối tượng vi phạm giao thông, dùng tuýp sắt tấn công cảnh sát. Khi tổ công tác ra tín hiệu yêu cầu hai đối tượng điều khiển chiếc xe máy không biển kiểm soát dừng lại để kiểm tra, đối tượng cầm lái đã lao thẳng xe vào tổ công tác, dùng tuýp sắt tấn công khiến một chiến sĩ trong tổ công tác bị thương nặng. Ngày 24/2, thông tin cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết, đơn vị đã quyết định tạm giữ đối tượng Nguyễn Văn Hòa (SN 1985), trú tại xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu để điều tra làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra lúc 16h, ngày 21/2,  trên quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn xã Quỳnh Giang.

Lại có ý kiến cho rằng: Rượu chỉ là đồng phạm, một loại xúc tác làm tăng cường cảm xúc của người ta, không phải nguyên nhân chính dẫn tới các vụ đánh nhau. Như trong vụ trộm chó chẳng hạn, nếu cơ quan chức năng làm việc tốt để bảo vệ tài sản của người dân, trong trường hợp này là con chó, và xử lý những kẻ trộm chó một cách thỏa đáng, thì đã không có cảnh cả một làng kéo ra để đánh, để giết kẻ trộm chó như vậy.

Hoặc vụ loạn đả cầu lộc vừa xảy ra tại lễ hội Đền Gióng (tổ chức ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội – diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 8 âm lịch) đã khiến cho nhiều người phải khiếp sợ.


Đội bảo vệ kiệu hoa tre lễ hội Đền Gióng (Hà Nội) chật vật trước hành động quá khích của những người muốn cướp hoa tre sáng 24/2/2015 (Ảnh: Thể thao & Văn hóa)

Nguyên nhân của vụ loạn đả trên là do nhiều thanh niên vì cầu một chút may mắn mà không tiếc mọi giá lao vào cướp lấy hoa tre khi đội kiệu hoa tre đang rước kiệu, thậm chí dùng cả gậy để đánh những người bảo vệ kiệu. Vụ loạn đả diễn ra khi chính những người khênh và bảo vệ kiệu không còn cách nào khác phải đánh trả những thanh niên hung hãn trên.

Vậy là, xuất phát từ nghi thức tranh cướp hoa tre truyền thống, điểm nhấn độc đáo của hội Gióng đã trở thành cuộc ẩu đả thật sự. Không chỉ hoa tre bị cướp một cách bạo lực, lễ rước trầu cau diễn ra ngay sau đó cũng gặp phải tình huống tương tự. Vụ đánh nhau diễn ra khoảng vài phút cho đến khi lực lượng công an bảo vệ lễ hội can thiệp.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên diễn ra cảnh ẩu đả bạo lực tranh cướp hoa tre tại hội Gióng. Theo GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, thì nghi thức tranh cướp truyền thống cầu may tại lễ hội đang bị tha hóa, biến thành những màn đánh lộn, đổ máu…

Lý giải về nguyên nhân “đánh lộn” cũng có ý kiến cho rằng do “Văn hóa thấp ắt gây ra bạo lực” và từ đó suy luận quá đà “Người dân tự giải quyết mâu thuẫn vì không còn tin vào hệ thống pháp luật?”

Cũng có người lý giải, nguyên nhân chính là do nền “giáo dục giáo điều” không mang được những bài học thiết thực của cuộc sống vào trong giảng dạy, không đào tạo cho học sinh các kỹ năng sống.

Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu văn hóa học lại cho rằng, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử chỉ là cái ngọn, không phải gốc rễ của vấn đề.

Trong  bối cảnh chính gây ra tình trạng này (đánh lộn nhau) là việc phát triển kinh tế thị trường không gắn liền với phát triển văn hóa, pháp luật chưa nghiêm minh, dẫn đến việc tự giải quyết những mâu thuẫn riêng; và cách quản lý, thực thi các chính sách văn hóa thiếu hiệu quả.

Cũng có ý kiến cho rằng: Trên thực tế thì nhiều trường hợp đánh nhau đi trình báo không mang lại kết quả, thậm chí người trình báo còn phải chịu phiền hà thêm nên mới dẫn đến chuyện “tự xử”.

Rõ ràng là có rất nhiều vấn đề đặt ra nhưng tổng hợp những ý kiến nêu trên thì một trong những cách giải quyết là phải xây dựng hệ giá trị định hướng văn hóa, mà chúng ta đã xây dựng được từ nhiều năm nay.

Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII-một nghị quyết có ý nghĩa như chiến lược văn hóa của Đảng trong thời kỳ đầu đổi mới, tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó, nói văn hóa là nói tới con người, là nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Do đó, khái niệm văn hóa chứa đựng tính chất nhân văn. Cơ sở của mọi hoạt động văn hóa là khát vọng hướng tới chân, thiện, mỹ. Vì văn hóa là sự phát huy các năng lực bản chất của con người, là sự thể hiện đầy đủ nhất chất người, nên văn hóa có trong tất cả các hoạt động của con người. Cũng từ quan niệm bản chất văn hóa trên, chúng ta nhận thức được vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa. Nhà nước ta đang từng bước thể chế hóa để bên cạnh phát triển kinh tế theo xu hướng chủ động hội nhập sâu rộng phải xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, từng bước đẩy lùi, hạn chế tối đa tình trạng “đánh lộn” xảy ra như trong dịp nghỉ Tết Ất Mùi.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều đến “văn hóa giao thông”, “văn hóa ứng xử” nhưng xem ra vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong 9 ngày nghỉ Tết đã xảy ra 536 vụ tai nạn giao thông, làm chết 317 người, bị thương 509 người. So với Tết năm 2014, giảm 40 vụ, tăng 35 người chết, giảm 82 người bị thương.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá các Bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, đảm bảo cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm.

Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng nêu lên một số việc cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, trong đó nổi lên là tai nạn giao thông tuy giảm về số vụ, số người bị thương nhưng số người chết tăng cao. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo và triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông.

Như vậy, bên cạnh công tác truyền thông giáo dục, thuyết phục, điều quan trọng nhất, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nghiêm minh, công bằng, khiến người dân tin tưởng, tôn trọng pháp luật, “không dám lờn với pháp luật nữa”. “Thực sự người Việt Nam hoàn toàn không phải đến mức không thay đổi được (đánh lộn),” như một vị Gs đã bày tỏ./.

315 người chết trong dịp Tết vì tai nạn, đánh nhau, say rượu ở VN

Tại Hà Nội và Tp. HCM hơn 50% các vụ tai nạn có liên quan đến sử dụng rượu bia.
Tại Hà Nội và Tp. HCM hơn 50% các vụ tai nạn có liên quan đến sử dụng rượu bia.
Cùng với những lời chúc phúc đầu năm, Tạp chí Thanh niên mang đến quý vị không khí đón xuân Bính Thân 2016 ở một số địa phương tại Việt Nam
    Báo chí Việt Nam hôm 15/2 dẫn lời Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia và Bộ Công an cho hay trong 9 ngày Tết, các bệnh viện đã cấp cứu cho gần 44.000 người bị tai nạn giao thông, trung bình mỗi ngày các bệnh viện tiếp nhận gần 5.000 người; còn tổng số người tử vong do tai nạn giao thông là 300, số người bị thương là 380.
    Đài truyền hình VTV lưu ý rằng tại Hà Nội và Tp. HCM hơn 50% các vụ tai nạn có liên quan đến sử dụng rượu bia. Con số này tăng lên trong những ngày cuối của nghỉ Tết, khi lượng người đi du xuân, thăm hỏi người thân và trẩy hội trở nên đông hơn.
    Bên cạnh tai nạn giao thông, một vấn đề nhức nhối khác trong dịp Tết là nạn đánh nhau, cũng có nguyên nhân lớn là rượu bia. Ngày 14/2, Bộ Y tế cho báo chí Việt Nam biết trong 9 ngày nghỉ Tết, từ 6/2 đến sáng 14/2 các bệnh viện tiếp nhận hơn 5.100 người nhập viện vì đánh nhau, trong đó ít nhất 13 người đã tử vong.
    Theo Bộ Y tế, số người phải đi khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hoá, ngộ độc rượu là gần hơn 2.000; đã có ít nhất 2 người tử vong trong số này.
    Thống kê công bố ngày 5/1/2016 của Hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho thấy năm 2015, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia đạt 3,4 tỷ lít, tăng 10% so với năm 2014, còn sản lượng sản xuất và tiêu thụ rượu là 70 triệu lít. Một lãnh đạo của VBA cũng cho biết thêm: “Mức tiêu thụ rượu tự nấu trên thị trường ước đạt 200 triệu lít một năm, gấp 3 lần rượu sản xuất công nghiệp. Đó còn chưa kể các loại rượu ngoại nhập về cũng tăng dần trong các năm".
    VBA dự báo năm 2020, sản lượng bia có thể sẽ tăng đạt mức 4 tỷ lít đến
    4,25 tỷ lít/năm và rượu tăng lên mức 320-360 triệu lít.
    Năm ngoái, báo chí Việt Nam dẫn một báo cáo của VBA cho hay Việt Nam đứng thứ 5 Châu Á và thứ 25 thế giới về lượng tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người.

    Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đứng thứ 8 trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và thứ 54 trên thế giới, theo Ngân hàng Thế giới.
    Theo Tuoi Tre, Tin Tuc, VTV, Dan Tri, Phap Luat, Dat Viet, VNExpress.
    Những con số thống kê được Bộ Y tế đưa ra về các vụ đánh nhau trong Tết Bính Thân 2016 liên tục nhảy vọt. Trong 3 ngày đầu tiên, báo cáo tạm thời cho biết có gần 2.000 người phải nhập viện vì loại sự cố đặc biệt này (trong đó có 10 người tử vong). Để rồi, thêm 5 ngày nữa, tức là tới hôm qua (mùng 8 Tết Âm lịch), con số này đã gần chạm mức 4.000 ca.
    Và, nếu xét theo cách tính phổ biến rằng ngày Tết chỉ thật sự chấm dứt sau rằm tháng Giêng (thậm chí lâu hơn, với nhiều người là cả tháng Giêng), hẳn những người lạc quan nhất cũng phải tin rằng: số vụ đánh lộn sẽ còn tiếp tục tăng trong vài ngày tới.
    Cơ sở của dự cảm đáng buồn ấy nằm ở những thống kê tương tự từng được thực hiện trong vài năm qua: số trường hợp đánh nhau phải nhập viện năm 2012 là gần 4.000 trường hợp, năm 2013 là 4.700 trường hợp và năm 2015 là… 6.200 trường hợp. Nghĩa là, cứ theo từng cái Tết, sự hăng máu của người Việt chúng ta lại càng… tăng dần đều?
    Cũng cần nói thêm, con số này chỉ là bề nổi được biết tới kể từ khi Bộ Y tế có chủ trương công bố số liệu thống kê tại các bệnh viện trong dịp Tết. Còn lại, chưa ai tính nổi số vụ đánh nhau “mở rộng” ngoài thống kê- nghĩa là các vụ đánh lộn không khênh nạn nhân vào bệnh viện mà lại đưa về gia đình, hoặc mang tới trạm y tế hay phòng mạch riêng để xử lý.
    1. Một cách tự nhiên, khi nghe tới những con số khủng khiếp này, rất đông người trong số chúng ta đều nghĩ lý do đầu tiên để người Việt trở nên… hung hãn trong ngày Tết đó là rượu. Và, để làm “nền” cho sự liên tưởng này, thêm một thống kê khác của Bộ Y tế được dẫn ra: mỗi ngày trong Tết 2016, có khoảng 200 bệnh nhân phải nhập viện vì… ngộ độc rượu.
    Ai cũng hiểu, khi lạm dụng thứ đồ uống có cồn này, mọi cá nhân đều có xu hướng không kiềm chế nổi bản thân mình. Không kiềm chế, nên người ta có thể dễ dàng buông thả cả lời nói và hành động trước những va chạm rất tình cờ trong cuộc sống.
    Và vào ngày Tết, những va chạm ấy lại rất dễ xảy ra khi đụng xe trên đường du Xuân, khi chen lấn xếp hàng mua vé, hoặc ngay khi cùng uống rượu nhưng cả chủ và khách lại sơ ý để nảy nở những bất đồng.
    2. Ngày Tết tất nhiên không thể thiếu rượu. Và, cũng… tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của các vụ ẩu đả trong ngày Tết, chưa bao giờ chúng ta lại thấy thị trường rượu bia của Việt Nam phong phú đến thế. Đơn cử, nếu chỉ mươi năm trước, một chai rượu ngoại vẫn là thứ đồ xa xỉ đối với một gia đình có mức thu nhập thấp tại đô thị – thì ở thời điểm này, người ta đã có thể rất dễ dàng sắm một chai rượu, một két bia có xuất xứ đủ “xịn” nhưng vẫn phù hợp với túi tiền của mình.
    Phần nào, chính từ sự đi lên về mức sống ấy, rượu bia bỗng trở thành thứ đồ uống được sử dụng dễ dãi và thừa mứa trong những ngày đầu năm mới – vốn là dịp vui truyền thống của dân tộc Việt. Phần nào, cũng chính từ sự phát triển của cuộc sống hiện đại, ngày Tết lại càng dễ trở thành dịp để cộng đồng chúng ta có tâm lý xả hơi “hết cỡ” – mà một phần trong đó chính là việc cùng nhau uống “tẹt ga” để tìm kiếm sự sảng khoái cho bản thân?
    Có nghĩa, câu chuyện lại quay về một vấn đề muôn thủa: bia rượu cần được sử dụng thế nào để trở thành bạn – thay vì kẻ thù – của con người? Và kèm với đó cũng là một trả lời muôn thủa: sự điềm đạm, biết điểm dừng của người uống rượu.
    Nhìn vào “trào lưu” choảng nhau ngày Tết, rất nhiều người đã nói tới những lý do sâu xa về sự băng hoại đạo đức, về sự xuống cấp của giáo dục trong xã hội hiện đại. Còn với người viết, trước khi bàn về những vấn đề vĩ mô ấy, chắc chắn chúng ta có thể làm được một điều đơn giản và thực tế hơn: Hãy uống rượu có ý thức!
    Theo TT&VH

    9 vụ án mạng kinh hoàng trong dịp Tết Bính Thân

    Vợ đâm chết chồng vì xin tiền đánh bạc; Mẹ sát hại con rồi tự vẫn; Truy sát bạn thân vì chén rượu chúc Tết đầu năm... là những vụ án mạng đau lòng xảy ra trong dịp Tết Bính Thân.
    Truy sát bạn thân vì chén rượu chúc Tết đầu năm
    Khoảng 16h ngày 8/2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), anh Ngô Minh Quang (31 tuổi, trú tại tổ 2, phường Hương Sơn, TP Thái Nguyên) đến nhà Trần Bình Trọng (34 tuổi, địa chỉ tổ 24A, phường Trung Thành, TP Thái Nguyên) chúc Tết.
    Tại đây, trong quá trình uống rượu chúc Tết, giữa Trọng và anh Quang xảy ra mâu thuẫn. Lời qua tiếng lại, anh Quang bực tức đứng dậy bỏ về.

    Trọng dùng dao truy sát rồi đâm chết bạn nhậu ngay tại cổng nhà.
    Trọng dùng dao truy sát rồi đâm chết bạn nhậu ngay tại cổng nhà. Ảnh: Vtc.vn
    Nghĩ rằng mình bị coi thường, nên khi anh Quang đang đi bộ ra đến đầu ngõ, Trọng chạy đuổi theo dùng dao nhọn đâm anh này một nhát trúng lưng. Anh Quang gục xuống chết tại chỗ. Sau khi gây án, Trọng lấy xe máy bỏ trốn.
    Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, anh Quang bị đâm một nhát thấu phổi dẫn đến tràn dịch màng phổi, mất máu cấp.
    Được biết anh Quang và Trọng là bạn bè thân thiết của nhau. Trọng còn là con nuôi của gia đình anh Quang và đã từng hiến máu cứu sống anh Quang khi anh này bị tai nạn trước đó.
    Nghi án mẹ giết con rồi tự sát sáng mùng 3 Tết
    Một trong những án mạng nghiêm trọng gây rúng động dư luận trong những ngày Tết vừa qua là vụ phát hiện hai mẹ con gồm một bé gái 2 tuổi và người mẹ tên Phượng (38 tuổi) thương vong trong nhà ở TP.HCM, nghi án mẹ giết con rồi tự sát.
    Thông tin ban đầu, khoảng 8hngày 10/2, người thân của chị Phượng là anh Hòa đến nhà chị Phượng chơi. Khi anh Hòa đến nơi thì thấy cửa khóa, gọi điện thoại cho chị Phượng nhưng không được.

    Hẻm 449 Hương lộ 2 bị phong tỏa để điều tra vụ việc .
    Hẻm 449 Hương lộ 2 bị phong tỏa để điều tra vụ việc . Ảnh: Tuoitre.vn
    Anh Hòa và nhiều người dân xung quanh đã phá khóa xông vào bên trong thì phát hiện chị Phượng nằm bất động trong phòng ngủ ở trên tầng 2 của ngôi nhà. Trên tay người phụ nữ này có một vết cắt, chảy nhiều máu. Sát bên chị Phượng là đứa con gái 2 tuổi đã tử vong. Bà con xung quanh nhanh chóng đưa chị Phượng đi cấp cứu tại bệnh viện.

    Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, rất có thể chị Phượng đã sát hại con gái mình rồi tự sát sau đó.
    Vợ đâm chết chồng vì xin tiền đánh bạc
    Ngày 9/2 (tức mùng 2 tết), tại xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) đã xảy ra một vụ vợ dùng dao đâm chết chồng. Nạn nhân là ông L. H. N. (ngoài 50 tuổi) ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương).
    Theo lời người dân cho biết, vào chiều tối ngày 9/2, ông N. uống rượu về đến nhà thì xảy ra lời qua tiếng lại với vợ tên là Mai. Trong lúc bực tức, ông N. đã cầm dao dọa dẫm Mai.
    Lúc này, vợ chồng ông N. không ngừng to tiếng với nhau. Thấy ông N. cầm dao tiến lại gần thì Mai nhanh tay giật lấy và đâm trúng vào bụng chồng. Do vết thương quá nặng, ông N. đã tử vong.

    Căn nhà xảy ra vụ việc.
    Căn nhà xảy ra vụ việc.
    Được biết, ông N. thường xuyên sử dụng bia rượu và có máu chơi cờ bạc. Mấy năm trở lại đây, con gái của vợ chồng ông đi xuất khẩu lao động nên đã cho bố mẹ một khoản tiền để xây dựng căn nhà tầng khang trang.
    Một người dân sống trong làng cho hay, khi các con của vợ chồng ông N. lớn và lập gia đình thì ông N. hay uống rượu và nhiều lần đánh đập vợ. Bà Mai vô cùng khổ cực, là người giỏi chịu đựng chứ không gia đình đã tan đàn xẻ nghé từ lâu. Nhiều người hàng xóm xung quanh nhận định, rất có thể bà Mai không may đâm chồng chết, vì đó chỉ là những uất ức dồn nén bấy lâu. Cũng theo những người này, bà Mai thường ngày được xem là người hiền lành, chịu khó làm lụng, quanh năm bán rau ở chợ.
    Trước hôm xảy ra án mạng, ông N. đi đánh bạc và thua một khoản tiền. Nhiều người dân trong làng cho biết, có thể hôm ấy ông N. chơi bị thua nên đã về nhà bảo vợ đưa tiền. Khi vợ không đưa cho để đi chơi tiếp nên mới xảy ra như thế.
    Dùng xà beng đánh chết người tình 16 tuổi rồi tự tử
    Cũng trong ngày 9/2 (tức mồng 2 Tết), một vụ án mạng xảy ra tại địa bàn xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. 
    Theo kết quả điều tra ban đầu từ cơ quan công an, vào khoảng 12h cùng ngày, anh Võ Minh Trí (22 tuổi) là anh ruột của Võ Minh Thức (16 tuổi, cùng ngụ xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông) nhận được điện thoại của ông Trương Hồng Phúc (40 tuổi, ngụ xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông) là đã đánh chết Thức.

    sát hại bạn đồng tính
    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
    Ngay sau đó, anh Trí chạy về tới chòi của vuông tôm thì thấy ông Phúc nằm trên võng và bị sùi bọt mép bên cạnh có chai thuốc diệt cỏ. Anh Trí nhìn xuống rạch của vuông tôm thì thấy Thức nằm chết dưới đó. Lập tức, anh Trí vội tri hô và đưa cả ông Phúc và Thức đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã chết trên đường đi.
    Tại hiện trường, công an thu giữ được một đoạn cây xà beng dài khoảng 60 cm cùng với một chai thuốc sâu dùng để diệt cỏ.
    Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy trên người anh Thức có nhiều thương trên người do bị đánh, trong đó có một vết đánh vào đầu làm nạn nhân lún sọ dẫn đến chết do chấn thương sọ não. 
    Theo một điều tra viên, ông Phúc và Thức có quan hệ đồng tính. Ông Phúc thuê đất của gia đình nhà Thức để canh tác nuôi tôm và thuê Thức phụ làm công cho ông. Thời gian gần đây hai người có xảy ra mâu thuẫn xảy ra ghen tuông trong chuyện tình cảm.
    Kiếm tiền tiêu Tết, nam sinh lớp 12 giết người dã man
    Vào khoảng 9h sáng 3/2 (tức ngày 25 tháng Chạp) Công an nhận được thông tin tại xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam xảy ra một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Thụ (SN 1956) sống độc thân và có một quán tạp hóa nhỏ.
    Kết quả khám nghiệm cho thấy, nạn nhân tử vong bởi vết cắt trên cổ cùng nhiều thương tích ở vùng đầu, mặt. Dấu hiệu vụ án giết người, cướp tài sản thể hiện rõ nét khi cơ quan công an xác định một số tài sản của nạn nhân đã biến mất.
    Bằng các biện pháp nghiệp vụ, quá trình sàng lọc thông tin, Công an thấy nổi lên đối tượng nghi vấn là Phạm Minh Vương, học sinh lớp 12. Vương có những dấu hiệu bất minh về thời gian và tài sản.

    Phạm Minh Vương (giữa) dẫn giải về trụ sở công an
    Phạm Minh Vương (giữa) dẫn giải về trụ sở công an. Nguồn: Congly.com.vn
    Bám sát di biến động của nghi can này, trinh sát nắm được chiều 11/2 (tức mùng 4 Tết), Vương lén lút rời khỏi địa phương lên Hà Nội và mất hút trong một căn nhà ở quận Hai Bà Trưng. Hai ngày đêm liên tục, các trinh sát theo sát ngôi nhà, song bóng dáng nghi can sát hại bà Thụ vẫn không xuất hiện. Mãi đến 10h ngày 13/2, nam học sinh này mới bước ra ngoài và lập tức bị bắt giữ.
    những vụ án mạng kinh hoàng Tết Bính Thân
    Trong người Vương lúc đó có 1 chiếc ĐTDĐ, chính là chiếc điện thoại nạn nhân Thụ từng sử dụng. Cùng thời điểm này, các tổ công tác đồng loạt tiến hành khám xét các địa điểm liên quan đến Phạm Minh Vương và thu được 1 con dao nhọn, bộ quần áo và đôi dép dính máu.
    Tại cơ quan công an, Vương khai nhận do biết bà Thụ sống một mình nên đã lập kế hoạch cướp tài sản.
    Táo tợn cầm dao đâm chủ tiệm cướp vàng vào ngày Tết
    Vào khoảng 20h ngày 11/2 (tức mùng 4 tết),Dương Văn Cảnh (22 tuổi, quê huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đã táo tợn mang theo dao, đi xe gắn máy BKS 61E1-25449 đến tiệm vàng Kim Sơn (TX. Thuận An) giả vờ mua vàng để cướp.
    Sau một hồi xem vàng, Cảnh nói mua một dây chuyền vàng với giá gần 2,7 triệu đồng. Trong lúc chủ tiệm đang viết biên nhận thì bất ngờ Cảnh rút dao chuẩn bị sẵn đi vào trong quầy nơi vợ chồng chủ tiệm đứng, đâm vào người bà Nở.

    Dương Văn Cảnh tại cơ quan điều tra .
    Dương Văn Cảnh tại cơ quan điều tra. Ảnh: Tuoitre.vn
    Thấy vợ bị đâm, ông Lâm cầm ghế có sẵn trong tiệm đập vào tay của Cảnh làm rớt dao vừa hô “cướp! cướp!...” cầu cứu mọi người xung quanh vừa tiếp tục cầm ghế phòng thủ. Thấy vợ chồng chủ tiệm vàng chống trả quyết liệt, Cảnh bỏ trốn nhưng sau đó đã bị phát hiện và bị bắt gần nơi tạm trú tại thị xã Thuận An.
    Khai với cơ quan điều tra, Cảnh đã thừa nhận hành vi cướp tiệm vàng nói trên.
    Bị ngáng đường, đâm chết người
    Tin trên Tuổi trẻ cho biết, ngày 12/2 (tức mùng 5 Tết), Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận đã quyết định khởi tố, bắt giam Cà Ron Giản (19 tuổi, ở xã Phước Hà, huyện Thuận Nam) về hành vi Giết người. Nạn nhân trong vụ án là Ma Nhớ Vy (19 tuổi, ở cùng xã), tử vong tối 11/2.
    Theo cơ quan điều tra, chiều 7/2, Giản chạy xe máy trên đường liên thôn thì gặp Ma Nhớ Vy (19 tuổi, ở cùng thôn) đi bộ giữa đường. Giản lách xe qua rồi dừng lại nói: “Mày đi ngáng đường như vậy tao đâm thì sao?”

    đâm chết người vì bị ngáng chân
    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
    Sau đó Giản tát hai cái vào mặt nạn nhân. Bạn của Vy (chưa rõ danh tính) thấy vậy lao vào đánh vào gáy Giản. Trong lúc xô xát, nghi phạm rút dao bấm đâm nạn nhân tử vong.
    Người đàn ông bị kẻ ngáo đá đâm xuyên phổi từ phía sau
    Chiều 13/2 (tức mùng 6 Tết), ông L.P.T.T (45 tuổi, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ) bị một người ngáo đá ở gần nhà dùng kéo đâm từ phía sau, phải đi cấp cứu trong tình trạng khó thở, có vết đâm thấu ngực và dị vật là cây kéo còn dính trên lưng.

    Kết quả X- quang cho thấy nạn nhân bị tràn khí màng phổi phải, vết thương dị vật thấu ngực phải; khám lâm sàng thấy bệnh nhân khó thở, đau nhiều ở vùng bị đâm, vết thương còn dính cây kéo vùng lưng phải cạnh cột sống, phế âm phổi (P) giảm.

    Nạn nhân nhập viện với cây kéo bị đâm trên lưng - Ảnh do bác sĩ cung cấp
    Các bác sĩ chẩn đoán nạn nhân bị vết thương thấu ngực thủng phổi và chỉ định mổ cấp cứu.
    Bệnh nhân bị lưỡi kéo đâm xuyên vào liên sườn 3, thủng thùy trên phổi phải khoảng 1cm; vết thương chảy máu và gây xẹp phổi. Các bác sĩ đã rút bỏ dị vật và khâu phổi cầm máu.
    Đôi nam nữ chết trong phòng trọ sau đêm cãi vã
    Sau vụ việc trên chỉ một ngày, tức ngày 14/2, tại khu nhà trọ thuộc xã Hóa An (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã xảy ra một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Nạn nhân là chị Trần Thị Mỹ Xuân (35 tuổi) và anh Phan Huy Kế (36 tuổi) cùng quê Quảng Bình.

    Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực nhà trọ.
    Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực nhà trọ. Ảnh: Ngọc An.
    Theo thông tin ban đầu, chị Xuân và người đàn ông 36 tuổi đều có con riêng ở quê. Nhiều năm nay, họ thuê phòng trọ tại xã Hóa An sống chung với nhau như vợ chồng. Đêm 13/2, giữa hai người xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cự cãi. Đến trưa nay, những người sống cạnh phòng không thấy chị Xuân và bạn tình mở cửa nên đến kiểm tra.

    Khi nhìn qua khe cửa, họ phát hiện người phụ nữ 35 tuổi gục chết dưới nền phòng với nhiều vết đâm trên cơ thể. Nạn nhân Phan Huy Kế cũng tử vong trong tư thế treo cổ.

    Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra nguồn cơn sự việc.

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét