Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

DU LỊCH KHÔNG TỐN TIỀN 21

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ethiopia huyền bí

Thám hiểm dãy núi Semien, núi lửa Dallol, hồ Tana, thăm thành phố thánh Lalibela và tham dự lễ hội Timkat sẽ mang lại cho bản những trải nghiệm thú vị về Ethiopia đầy bí ẩn.

Ethiopia, đất nước với lịch sử lâu đời – một đất nước đa sắc tộc và giàu bản sắc văn hoá. Nơi đây có tới 200 bộ tộc đang sinh sống và sử dụng 83 ngôn ngữ khác nhau, nhiều bộ tộc vẫn duy trì lối sống nguyên thủy như cha ông họ cách đây hàng thiên niên kỷ.
Vườn quốc gia Simien, nằm trong khu vực Amhara của Ethiopia – thuộc núi Semien, một cảnh quan ngoạn mục với những đỉnh núi cao vút nối tiếp nhau, đỉnh núi cao nhất là 1.500m, các vách núi có hình dạng rất ấn tượng được hình thành do xói mòn lớn xảy ra cách đây nhiều năm.
Đây là ngôi nhà của 130 loài chim khác nhau và 20 loài động vật có vú, những loài động vật quý hiếm mà không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Ba loài động vật phổ biến nhất và dễ gặp nhất ở đây là khỉ đầu chó mõm dài Gelada, chó sói Ethiopia và dê núi Walya. UNESCO đã liệt kê Vườn quốc gia vào danh sách di sản thế giới từ năm 1978.

Vườn quốc gia Siemen.

Thác Nil Bleu.

Tana là hồ lớn nhất Ethiopia (diện tích 3.630 km², chiều rộng khoảng 70 km, dài 80 km), với khoảng 37 hòn đảo. Du khách sẽ rất thích thú khi ghé thăm lâu đài Guzra được xây dựng bởi người Bồ Đào Nha, chiêm ngưỡng dòng thác khổng lồ Nil Bleu đổ xuống hồ, hay đi thuyền đến thăm các tu viện Narga Selasie, bán đảo Daga Estifanos Zeghe, nơi nổi tiếng với những nhà thờ từ thế kỷ 14.
Vùng Danakil Depression của Ethiopia được coi là nơi nóng nhất trái đất, nhiệt độ ở đây có khi lên tới 42 độ C, nơi đây có núi lửa Dallol lừng danh. Dallol, theo tiếng địa phương nghĩa là “sự hòa tan”, cái tên lột tả chính xác vùng đất này – nơi có nhiều oxit sắt, lưu huỳnh và những sa mạc muối.
Nằm ở khu vực thấp hơn mực nước biển khoảng 130m, Dallol được coi là núi lửa trên cạn thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, Dallol không phải là một núi lửa thực sự. Khi mạch nước ngầm chảy sâu xuống lòng đất, gặp nhiệt độ cao và chuyển thành dạng hơi, đến lúc áp suất lên tới đỉnh điểm thì tạo ra một vụ nổ và hình thành nên miệng núi lửa.

Xung quanh hồ Tana.

Vùng đất lạ kỳ rực rỡ, phủ một màu đỏ xẫm, pha lẫn màu xanh lá, vàng và trắng của muối kali, các ao nước và dòng suối khoáng nóng. Chính bởi vẻ đẹp lạ lùng này, hàng năm nơi đây thu hút vô vàn du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Thành phố thánh Lalibela với đặc trưng là 11 nhà thờ đơn khối đục vào núi đá ở vùng cao nguyên Abyssinia với độ cao hơn 2.600m. Thành phố được xây dựng từ thế kỷ thứ mười hai bởi Vua Gebre Meskel, giống như một Jérusalem mới.
Thành phố linh thiêng này vẫn phát triển Kitô giáo chính thống Ethiopia bất chấp sự mở rộng của Hồi giáo trên đất nước này. Khi khám phá thành phố trung cổ này du khách vô cùng thích thú khi đi qua một mê cung hết sức ấn tượng của những con hẻm nhỏ nối tới các nhà thờ, hay những đường hầm dẫn đến những địa đạo.
Gondar là thủ đô của Ethiopie từ thế kỷ 16, được xây dựng bởi vua Fasillades năm 1632 – triều đại lớn thứ ba sau triều đại Axum và Zagwe. Nơi đây có rất nhiều lâu đài và nhà thờ từ thế kỷ 17. Lâu đài lớn nhất là lâu đài Fassil được nhà nước bảo tồn, nơi cư ngụ của 7 triều vua và nhà thờ Debre Berhan Sislasie nổi tiếng với kiến trúc điển hình Gondarine: trên trần sơn những khuôn mặt của chúa và thiên thần. Gondar còn là nơi tổ chức lễ hội Timkat. lễ hội lớn nhất nước.
Ethiopie có lịch riêng gồm mười ba tháng. Đối với dân Ethiopie, ngày 19 tháng 1 là ngày Lễ hiển linh – Lễ hội Timkat ở Ethiopia, tương tự như lễ Tôn thờ Thánh ở phương Tây, nhằm kỷ niệm ngày lễ rửa tội đặc biệt của Chúa Kitô, lễ hội kéo dài trong vòng ba ngày đêm.

Núi lửa Dallol.
Vào những ngày này, mỗi nhà thờ đều cử một ban đại diện rước đoàn thuyền tượng trưng (theo Kinh thánh đoàn thuyền này do Noé chế tạo để tránh nạn đại hồng thuỷ) đến dòng sông linh thiêng, nơi vua Fasilades tắm trước kia.
Vào những ngày lễ hội, tất cả các thành viên trong mọi gia đình tụ tập ở những nhà thờ để tham dự cuộc diễu hành. Các linh mục mặc áo choàng, thêu vàng bên dưới, các vũ công, nhạc sĩ ca hát, nhảy múa tưng bừng cộng với rợp trời ô dù đầy màu sắc làm cho lễ hội hết sức nhộn nhịp.
Đối với du khách đã từng tham dự lễ hội khi tạm biệt Ethiopia, trong lòng họ vẫn mãi lắng đọng nhịp điệu lễ hội Timkat.

Nhà thờ Saint George.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Giới thiệu đất nước - con người Ethiopia

( Thứ tư 25/11/2009 | Lượt xem: 6000 )

Du Lịch Huế - Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một đất nước ở phía đông châu Phi. Phía bắc giáp Eritrea, phía đông bắc giáp Djibouti, phía đông giáp Somalia, giáp Sudan ở phía tây, và phía nam giáp Kenya.

Lịch sử

Thời kì Cộng sản

Vào những năm 70 của thế kỉ XX, nước Ethiopia lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc. Ethiopia diễn ra nạn đói nhiều năm làm nhiều người bị chết. Trong khi đó, Hoa Kì cũng nhòm ngó và xâm nhập mạnh mẽ vào Ethiopia (vì vị trí chiến lược và nhiều thứ khác). Ngày 13 tháng 2 năm 1971, nhân dân thủ đô Addis Ababa xuống đường biểu tình chống lại chính phủ của Hoàng đế Haile Selassie I.

 Phong trào ủng hộ lan rộng ra khắp cả nước. Tháng 2 năm 1974, được sự ủng hộ của nhân dân, các lực lượng quân đội bắt giữ Hoàng đế và cả triều đình, chính quyền về tay Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang. Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang và sau đó là Hội đồng Quân chính lâm thời đã tịch thu toàn bộ tài sản nhà vua như các lâu đài, cung điện...

Tháng 9 năm 1974, Hội đồng Quân chính lâm thời được thành lập thay cho Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang do lãnh tụ cuôc cách mạng là Mengistu Haile Mariam làm chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời có nhiệm vụ như là một chính phủ lâm thời.

Hội đồng Quân sự Hành chính Lâm thời đã công bố bản "Hiến pháp", theo đó Ethiopia theo chủ nghĩa xã hội và thời kì 1974 đến 1987, thế giới quen gọi Ethiopia là nước Ethiopia xã hội chủ nghĩa.

Năm 1987 (có lẽ là do Hiến pháp mới) Ethiopia đổi tên là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia và thay đổi về hệ thống chính trị với cương vị lãnh đạo nhà nước là Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia nhưng cương vị này đến khi bị bãi bỏ vẫn do Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời nắm giữ.

Về một số chính sách của Ban lãnh đạo Nhà nước đã xây dựng những trại định cư cho nhân dân ở những nơi có nguồn nước và đặc biệt hơn cả là chống lại sự xâm lược của quân Somalia Nhưng những vấn đề về nông nghiệp vẫn không được Nhà nước chú ý và quan tâm đúng mức.

Nhà nước này còn tiến hành cuộc Khủng bố Đỏ giết hại hàng chục nghìn người.

Đó là nguyên nhân của những cuộc nổi dậy của các lực lượng chống đói. Đặc biệt là vào tháng 5 năm 1991, sau khi nhiều nước xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, các cuộc nổi dậy tiến sát vào thủ đô Addis Ababa. Trước tình hình đó Mengistu tuyên bố từ bỏ chức vụ và lưu vong sang Zimbabuê. Các lực lượng chống đối lên nắm chính quyền, thay đổi quốc hiệu, quốc huy, quốc khánh thiết lập nhà nước tư sản.

Chính trị

Ethiopia đã từng theo Xã hội chủ nghĩa và là thành viên của phe này, có tên là nước Ethiopi xã hội chủ nghĩa (đến năm 1987, sau cải cách chính trị và sự thông qua Hiến pháp mới, đổi tên nước là Cộng hoà Dân chủ nhân dân Ethiopi), có quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Và cũng đứng về phía Liên Xô trong thời kì Trung - Xô chia rẽ. Đã là quan sát viên của SEV với Lào, Triều Tiên, Nam Tư và Angiêri.

Sau khi Liên Xô và các quốc gia Đông Âu sụp đổ, Êtiôpia cũng thay đổi hệ thống chính trị, thực hiện đa nguyên đa đảng về Chính trị, áp dụng nền kinh tế thị trường.

Địa lý

a. Đối nội: Sau khi lên nắm quyền, Mặt trận Cách mạng Dân chủ nhân dân Ethiopia (EPRDF) chủ trương hoà giải dân tộc nhằm tạo sự ổn định, xây dựng lại đất nước và đã để cho Eritrea tuyên bố độc lập.

Năm 2002, Ethiopia và Eritrea chấp thuận ký Hiệp định hòa bình tuân thủ phán quyết của UBQT về biên giới, theo đó xác định vùng đất Badme và một số vùng lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa Ethiopi và Eritrea là thuộc chủ quyền của Eritrea, kết thúc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Hai bên thành lập vùng đệm, do lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ kiểm soát.

 Nhưng đến năm 2005, tình hình lại có dấu hiệu căng thẳng trở lại vì Eritrea cho rằng Ethiopia đã không tuân thủ những cam kết trong Hiệp định. Để phản ứng lại thái độ thờ ơ của Liên Hợp quốc trước sự vi phạm Hiệp định của Ethiopia, tháng 10/2005, Chính phủ Eritrea đã ra lệnh cấm máy bay trực thăng vào không phận cũng như mọi phương tiện tuần tra của LL gìn giữ HB được hoạt động vào ban đêm trên lãnh thổ của mình.

Hiện LHQ vẫn đang nỗ lực giải quyết tranh chấp này và đề nghị Eritrea rỡ bỏ lệnh cấm vận đối với lực lượng LHQ đang có mặt ở vùng biên giới Eritrea và Ethiopia.

Từ khi lên cầm quyền, chính phủ chuyển tiếp Ethiopia đã thông qua chính sách kinh tế chuyển tiếp ( TEP ). Nội dung chính là : hạn chế vai trò của Nhà nước, đề cao vai trò của tư bản tư nhân, khuyến khích viện trợ của bên ngoài. Chính sách này bước đầu đã gây được sự chú ý của các công ty nước ngoài, các nước EC đã quyết định tăng viện trợ cho Ethiopia. Tuy nhiên, kinh tế Ethiopia vẫn ở trong tình trạng rất khó khăn.

b. Đối ngoại: Ethiopia thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Ethiopia tranh thủ tối đa viện trợ của các nước để cứu đói và phục hồi kinh tế. Hiện nay, Ethiopia đã được nhiều nước phương Tây, Mỹ, Trung Quốc quan tâm giúp đỡ những hầu hết mới chỉ dưới hình thức viện trợ nhân đạo.

Ethiopia là nước Thiên chúa giáo nằm giữa 2 nước Hồi giáo (Xuđăng, Xô-ma-li). Ethiopia lại có quan hệ khá mật thiết với Israel nên các nước Hồi giáo vừa gây sức ép, vừa tranh thủ Ethiopia. Libi muốn lôi kéo Ethiopia ra nhập Liên đoàn A-rập. Quan hệ Ethiopia với Xuđăng, Xô-ma-li khá căng thẳng và đã xẩy ra xung đột.

 Hai bên tố cáo nhau giúp đỡ lực lượng chống đối lật đổ chính quyền. Ethiopia và Xô-ma-li có tranh chấp về vùng Ogaden và đã nổ ra chiến tranh giữa hai nước.

Với vị trí trung tâm ở Vùng Sừng, cửa ngõ của khu vực Đông phần châu Phi, Ethiopia là nơi đóng trụ sở của hơn 90 tổ chức quốc tế và khu vực như UN, UNDP, WB, AU...

Giao thông vận tải

Ethiopia có 681km đường sắt từ Addis Ababa đi Djibouti, tất cả 1.000 mm (3 ft 3+3⁄8 in) tầm hẹp. Hiện tại đường sắt nằm dưới sự kiểm soát công giữa Djibouti và Ethiopia, nhưng đang dưới sự đàm phán của tư nhân cho phương tiện tiện ích này.

Với một phần đầu tiên cho một chương trình phát triển 10 năm cho đường xá, giữa 1997 và 2002 chính phủ Ethiopian bắt đầu duy trì nổ lực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng đường xá. Kết quả là năm 2002 Ethiopia có tổng (Liên tỉnh và khu vực) 33.297km đường, gồm rải nhựa và rải sỏi.


Nguồn: Wikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét