Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

CHUYỆN ÍT BIẾT 11

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những nhân vật "khoác lác" khét tiếng trong lịch sử

00:00:10 01/10/2014

Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước khả năng diễn xuất tài tình của những kẻ lừa đảo.

Lịch sử thế giới chứng kiến không biết bao nhiêu lời giả mạo, nói dối nhằm "đánh bóng" tên tuổi của mình. Sau mỗi vụ, nhiều người trong chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước những lời nói dối trắng trợn và táo bạo đến không ngờ.

Cùng điểm lại một vài những nhân vật lừa đảo "khét tiếng" trong lịch sử. 

1. Gregor MacGregor - hoàng tử của một quốc gia bí ẩn ở Trung Mỹ

Trong thập niên 1820, người đàn ông Scotland - Gregor MacGregor (1786 - 1845) đã leo lên tầng lớp cao quý của Anh khi tự xưng mình là hoàng tử của một quốc gia ở Trung Mỹ - có tên là Poyais. Nhưng sự thật, y chỉ là một cựu chiến binh từng đóng quân ở Nam Mỹ mà thôi.


Để chứng minh thân phận của mình trước công chúng với danh nghĩa là hoàng tử của quốc gia Poyais, Gregor MacGregor đã vẽ một vài sơ đồ, bản vẽ, thậm chí là cuốn sách để chứng minh mình đến từ quốc gia nhỏ bé và vô cùng bí ẩn.

Gregor MacGregor đã quảng cáo về đất nước mình với vô vàn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bờ biển xanh trong - điểm đến lý tưởng cho những đại gia châu Âu muốn sở hữu một mảnh đất đắc địa.


Hình ảnh tờ tiền của vùng đất Poyais do Gregor MacGregor vẽ ra.

Nhờ câu chuyện bịa đặt, giả mạo của mình, MacGregor đã lừa dối lòng tin của không ít người. Y đã lừa bán được cho khoảng 250 người quyền sử dụng vùng đất "ma" và thu về vô số tiền bạc. 

Sau khi bán trót lọt, Gregor MacGregor đã trốn sang Pháp và tiếp tục mánh khóe của mình. Tuy nhiên, y đã bị bắt khi đang cố gắng lừa dối để rao bán vùng đất không có thật này.

2. Victor Lustig - kẻ rao bán tháp Eiffel

Sinh ra tại Áo - Hung, chàng thanh niên Victor Lustig (1890 - 1947) lớn lên khiến nhiều người thán phục khi thông thạo 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tiệp Khắc. 




Với vẻ ngoài lịch thiệp, cử chỉ đĩnh đạc, Lustig nhanh chóng chiếm được cảm tình của những vị khách mà y gặp trên đường. Sau một thời gian sống lang thang ở Pháp, Lustig quyết định định cư ở thành phố hoa lệ này. 

Dựa vào tài ăn nói thiên bẩm của mình, Lustig đã "lừa dối" không ít người: từ việc bán chiếc máy in tiền giả với giá 10.000 USD (khoảng 208 triệu VND theo tỷ giá hiện tại), hay bắt tay với "bố già Chicago" để buôn tiền.


Nhưng phi vụ khiến Lustig nổi đình đám chính là việc y rao bán tháp Eiffel - một trong những biểu tượng nổi tiếng của nước Pháp. Vào năm 1925, Lustig đóng giả làm Bộ trưởng Pháp và mời nhà đầu tư đấu thầu dự án bán sắt vụn tháp Eiffel sau khi nó rỉ sét vì phơi mưa nắng suốt 20 năm.

Một nhà đầu tư đã chấp nhận bỏ 50.000 USD (khoảng 1 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) để mua tháp Eiffel vì nghĩ nó đem lại lợi nhuận lớn. Nhưng khi tới tháo dỡ tháp ông mới phát hiện mình bị lừa. 


Đầu thập niên 1930, Lustig quay lại Paris và tiếp tục rao bán tháp Eiffel một lần nữa. Phi vụ thứ hai cũng trót lọt và số tiền mà Lustig thu về là 75.000 USD (khoảng 1,5 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại).

Sự nghiệp lừa dối của Lustig chỉ kết thúc khi y bị bắt vào năm 1935 và bị kết án 20 năm tù. Năm 1947, Lustig đã qua đời vì bị mắc chứng sưng phổi. 

3. Ferdinand Waldo Demara - kẻ mạo danh đại tài

Với sở thích thỏa mãn cảm giác được hóa thân thành những con người khác nhau và giao lưu với mọi tầng lớp xã hội mà Ferdinand Waldo Demara (1921 - 1982) từ một người bình thường bỗng được nổi tiếng với danh hiệu "kẻ mạo danh đại tài".


Trong suốt cuộc đời, y đã hóa thân thành nhiều "vai diễn" khác nhau, từ kỹ sư, bác sĩ tâm lý, luật sư, biên tập viên hay ngay cả giáo viên... 

Điều kỳ lạ là dù trình độ học vấn không cao (chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông) nhưng Demara lại có thể hoàn toàn làm tròn vai và diễn xuất vô cùng tài tình trong từng vai diễn của mình. 


Vai diễn đầu tiên của y là vào năm 1941, trong vai một quân nhân khi ông "núp" dưới cái tên của bạn. Vai diễn nổi tiếng nhất và cũng là vai diễn cuối cùng của Demara là vào vai một bác sĩ phẫu thuật. 

Ông vô cùng khéo léo và hào phóng khi kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Demara chỉ lộ diện khi người mẹ của bác sĩ thật phát hiện ra ông là kẻ giả mạo.

(Nguồn: Oddee, Listverse, Wikipedia)

Những người “ném tiền qua cửa sổ” nổi danh trong lịch sử

01:01:05 26/08/2014

Những nhân vật nổi danh nhờ sở thích tiêu xài như nước, đôi khi có phần hoang phí…

Nhắc tới lịch sử loài người từ khi xã hội hình thành, người ta thường nghĩ ngay tới các cuộc chiến tranh, những phát minh vĩ đại, các vĩ nhân, thiên tài tự cổ chí kim… 

Tuy nhiên, lịch sử nhân loại không chỉ dừng lại ở đó. Đôi khi, nó được tạo nên từ scandal hay thậm chí là từ thói quen có 1- 0-2 như ném tiền qua cửa sổ… 

Dưới đây là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử mà nhìn cách họ chi tiêu cũng khiến không ít người thấy "choáng váng".
 
1. William Randolph Hearst - "ông trùm" báo chí phá sản vì bất động sản
 
Người đầu tiên trong danh sách này phải kể tới William Randolph Hearst (1863 - 1951) - một người đàn ông giàu có và thành công nhưng lại không hề thích “tiết kiệm”. 

Ông trùm báo chí đầu thế kỷ XX này cực kì thích việc đầu tư nhiều, mua càng nhiều càng tốt. Đó là lý do mà vào giai đoạn thịnh vượng nhất, ông là chủ của 28 tờ báo lớn nhỏ khác nhau trên nước Mỹ. 
 
Chân dung William Randolph Hearst.

Trong đời sống cá nhân tình hình trên cũng không được cải thiện là mấy. Năm 1919, sau khi thừa hưởng khối tài sản khổng lồ của mẹ là 11 triệu USD (khoảng 232 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại), Hearst đầu tư rất nhiều vào bất động sản.

Hearst Castle - một trong những dinh thự đẹp nhất của Hearst còn lại cho tới nay.

Ông mua tới 127ha đất để xây dinh thự cho mình. Theo những ghi chép còn lại, nhà của Hearst xây theo phong cách Gothic với đá vôi và đồ cổ. Nhà ông có 56 phòng ngủ, 61 phòng tắm và 19 phòng khách, một rạp chiếu phim và một vườn thú tư nhân. Nội thất dinh thự hầu như là đồ cổ, gồm 155 bình từ thời Hy Lạp, các tác phẩm điêu khắc của Ai Cập…

Nội thất "sang chảnh" trong nhà của ông trùm báo chí người Mỹ.

Khung cảnh bình minh tuyệt đẹp nhìn từ Hearst Castle.

Tuy nhiên, sau này cũng chính vì thói quen tiêu xài hoang phí, đầu tư dàn trải mà khi đại khủng hoảng 1929 nổ ra, Hearst phá sản và sau đó không thể vực dậy lại cơ nghiệp của mình. Ông qua đời năm 88 tuổi tại Beverly Hills sau một cơn đau tim.
 
2. Evalyn Walsh McLean - người phụ nữ "phát cuồng" vì kim cương
 
Evalyn Walsh McLean (1886 - 1947) là con gái của tỷ phú Mỹ gốc Ireland - Thomas Francis Walsh. Bà cũng được biết tới khi là vợ của người thừa kế tờ Washington Post, Edward Beale McLean. 

Evalyn Walsh Mclean - quý cô trẻ xinh đẹp giàu có và vô cùng hào phóng.

Nhưng có lẽ cái tên Evalyn nổi danh nhất là bởi bà tiêu tiền rất hoang phí và chính là chủ nhân cuối cùng của viên kim cương Hy vọng - món đồ trang sức được cho là bị nguyền rủa tới từ phương Đông.
 
Với gia tài khổng lồ của mình, Evalyn có thói quen mua sắm rất đặc biệt. Trong cuốn hồi ký Father Struck It Rich của mình, bà từng kể lại những lần ngồi ở ghế sau xe Roll Royce đi mua hàng. 

Khi đó, bà thậm chí không cần rời khỏi xe và các chủ cửa hàng tự mang đồ tới để bán cho Evalyn. Tại Washington DC, Evalyn cùng chồng cũng cho xây một ngôi nhà khổng lồ có tới 60 phòng như để thể hiện đẳng cấp của mình.
 
Ảnh chụp căn nhà của hai vợ chồng Mclean ở Washington DC - sau này là Đại sứ quán Indonesia.

Trong tuần trăng mật, Evalyn đã bỏ 200.000 USD (hơn 4,2 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) để trở thành chủ sở hữu của viên kim cương Ngôi sao phương Đông nổi tiếng 94 carat (18,8g). 

Nhưng bà chưa dừng lại ở đó. Chỉ 3 năm sau, Evalyn tiếp tục bỏ ra 180.000 USD (hơn 3,6 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) để mua tiếp viên kim cương Hy vọng nặng 45 carat (9g). 

Evalyn và viên kim cương Hy vọng trên cổ - vật mà bà luôn coi là bùa may mắn...

Đặc biệt ở chỗ, Evalyn quyết định mua "Hy vọng" đơn giản vì bà tò mò về lời nguyền xung quanh viên kim cương này. Thậm chí, khi mua Hy vọng, bà còn coi nó là bùa may mắn cho bản thân.

Nhưng rồi cũng chính vì thói quen “ném tiền qua cửa sổ” và tò mò không đúng lúc mà Evalyn đã phải trả giá. Sau khi mua "Hy vọng", gia đình bà liên tục gặp phải những biến cố lớn. 

... nhưng sự thật thì lời nguyền của viên kim cương này đã linh ứng vào Evalyn.

Đó là việc con trai lớn của bà qua đời do tai nạn xe hơi, bà và chồng ly dị vì Edward yêu một người khác, tờ báo Washington Post cũng phá sản… Cuối cùng, Evalyn cũng qua đời năm 60 tuổi vì căn bệnh viêm phổi quái ác.

3. Imelda Marcos - chi hàng chục tỷ đồng mua giày và nữ trang
 
Imelda Marcos (02/07/1929), vợ của cựu tổng thống Philippines - Ferdinand Marcos được mọi người biết tới với thói quen chi tiêu hoang phí vào dạng bậc nhất trong lịch sử cận đại thế giới. 

Chỉ trong vòng 20 năm là đệ nhất phu nhân ở Philippines, người phụ nữ này tiêu hết số tiền 10 tỉ USD (hơn 210.000 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) cho việc mua sắm. Bà cũng là người từng sở hữu bộ sưu tập giày hàng hiệu khủng nhất thế giới với hơn 3.000 đôi khác nhau.
 
Chân dung kiều diễm của đệ nhất phu nhân Philippines thời còn trẻ.

Có thể nói, Imelda tạo ra "lịch sử" sau mỗi chuyến đi shopping của mình. Năm 1981, bà từng gây chấn động dư luận khi bỏ ra 5 triệu USD (hơn 105 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) để mua toàn bộ vật phẩm đấu giá của công ty Sotheby trước khi buổi đấu giá diễn ra. 

Thậm chí, để tổ chức đám cưới cho con gái mình, Imelda đã chi ra hơn 10 triệu USD (hơn 210 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) để cải tạo, xây dựng thị trấn quê hương ở Philippines.
 
Imelda tới Mỹ năm 1983 và thực hiện một trong những vụ mua sắm "khủng" nhất trong lịch sử thế giới.

Hai năm sau, bà từng du lịch tới New York, Rome và Copenhagen. Trong chuyến đi khoảng 90 ngày này, Imelda đã “ném qua cửa sổ” hơn 7 triệu USD (hơn 147 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại). 

Đặc biệt, chỉ với một ngày mua sắm ở New York, đệ nhất phụ nhân đã tiêu hết hơn 2 triệu USD (hơn 42 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) để mua nữ trang và 35.000 USD (hơn 735 triệu VND) cho chi phí đi lại bằng xe limousine.

Ảnh chụp bộ sưu tập hàng nghìn đôi giày hàng hiệu của Imelda.

Hình ảnh gần đây của cựu đệ nhất phu nhân Imelda Marcos.

Cho tới nay, tuy không còn địa vị như trước song theo ước tính của AFP năm 2012, tổng giá trị tài sản của Imelda Marcos cũng lên tới hơn 22 triệu USD (hơn 464 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại).
 
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: NY Mag, LA Times, Wikipedia...

(Antonio)

Truy tìm dấu vết những vụ trộm mộ hoàng gia Ai Cập

00:00:00 31/05/2014

Theo các nhà nghiên cứu, có khá nhiều vụ trộm đã được thực hiện tại mộ của vua Khufu, vua Tut hay Ramses II...

Một trong những điều thú vị về Thung lũng xác ướp ở Ai Cập, đó là mỗi lăng tẩm đều chứa rất nhiều gia tài của các vị vua chúa thời cổ đại. Đây là miếng mồi ngon kích thích lòng tham của vô số người. Trên thực tế, rất nhiều vụ trộm đã xảy ra, nhiều tên trộm mộ đã chấp nhận mạo hiểm cả tính mạng để có được số kho báu Ai Cập này. 

Nhiều thế kỷ trôi qua, các nhà khảo cổ học phải tốn rất nhiều công sức để tìm kiếm và khám phá bên trong các lăng mộ hoàng gia kiên cố. Tuy nhiên đến khi họ thành công, rất nhiều nơi đã không còn nguyên vẹn do bị bọn cướp xâm phạm.

1. Đại kim tự tháp Giza

Năm 820, Caliph Abdullah Al Manum quyết định tìm kiếm kho báu của vua Khufu. Ông tập hợp rất nhiều công nhân mà không thể tìm ra cánh cửa bí mật vào trong kim tự tháp nên đã cho người đào một lối đi bên cạnh bức tượng thần.


Sau khi đi qua rất nhiều hành lang, những người công nhân đã tìm thấy một lối đi nằm ngang ở dưới thấp dẫn họ đến một căn phòng nhỏ. Dù cho căn phòng hoàn toàn trống rỗng nhưng được đặt tên là "Queen’s Chamber" (tạm dịch: căn phòng của Nữ hoàng).

Khi quay trở lại con đường cũ, các công nhân nhận thấy một không gian mở ở trên trần của lối đi. Họ leo lên trên và tìm thấy một hành lang có trần rất cao gọi là “Grand Gallery”. 


Phía cuối hành lang là một căn phòng lớn, dài 10m, rộng hơn 5m, cao khoảng 6m mà ngày nay gọi là “King’s Chamber”. Ở trung tâm là một quan tài bằng đá hoa cương khổng lồ nhưng không có nắp, phía trong quan tài hoàn toàn trống rỗng.

Như vậy chuyện gì đã xảy ra với kho báu của vua Khufu? Nhiều người cho rằng, giống như rất nhiều ngôi mộ hoàng gia khác, kim tự tháp Giza là nạn nhân của bọn cướp thời cổ đại. 


Nếu như đúng theo lời của người đàn ông Manum này, lối vào vẫn bị bịt nguyên bằng đá hoa cương không có dấu vết xâm nhập khi họ bước vào hầm mộ thì những tên trộm làm thế nào để đi vào rồi đi ra.

Năm 1638, John Greaves, nhà toán học người Anh đã tới thăm kim tự tháp. Ông tìm ra một trục hẹp được dấu trong tường, nối giữa “Grand Gallery” với lối đi dốc xuống trong lăng. Hai đầu trục được niêm phong chặt chẽ còn phía dưới được bịt bởi gạch vỡ. 


Một số nhà khảo cổ học cho rằng, lối đi này đã được người cuối cùng đi ra khỏi lăng mộ sử dụng sau khi đặt cánh cửa bằng đá hoa cương và những tên trộm đã sử dụng lối đó để vào trong. Với kích thước nhỏ của lối đi và số lượng gạch vỡ thì có vẻ như khối lượng lớn châu báu bao gồm cả nắp của chiếc quan tài không thể nào bị rời đi theo cách này.

Một số người cho rằng Đại kim tự tháp không phải là một ngôi mộ mà giống một đài quan sát thiên văn. Richard Proctor - một nhà thiên văn học nhận thấy rằng lối đi dốc xuống trong kim tự tháp có thể được sử dụng để quan sát sự đi qua của các ngôi sao và cấu trúc của “Grand Gallery” khi mở phần trên có thể dùng để lập bản đồ sao.


Nhiều giả thuyết kì lạ thậm chí nực cười được nghĩ ra trong nhiều năm trời, tuy nhiên hầu hết các nhà khảo cổ đều đồng ý rằng Đại kim tự tháp Giza đơn thuần là một lăng tẩm truyền thống của các Pharaoh Ai Cập.

2. Lăng mộ của vua Tutankhamun

Nhiều người cho rằng, lăng mộ của vua Tutankhamun vẫn còn nguyên vẹn khi Howard Carter (1874 -1939) khám phá ra nó vào đầu thập niên 1900. Nhiều người tin, vua Tutankhamun có thể không phải là một Pharaoh vĩ đại cho nên lăng của ông không chứa nhiều kho báu giá trị. Tuy nhiên, mộ của ông không hề nguyên vẹn mà thực chất đã bị cướp không chỉ một lần.


Thậm chí ngay từ đầu, Carter và nhà cố vấn tài chính của mình - Lord Carnarvon biết rằng, ngôi mộ đã bị xâm nhập bởi họ phát hiện ra một lỗ được cố tình che giấu ở phía ngoài cánh cửa. 

Hơn nữa, khi họ bước vào lăng, đồ vật ở vị trí rất lộn xộn, nhiều thứ bị phá huỷ và rõ ràng thiếu đi những đồ vật thiết yếu như giường, thuỷ tinh, dầu và các loại cao… tất cả đều cho thấy nơi này đã bị trộm từ thời cổ đại.


Trong số các căn phòng khác nhau của kim tự tháp, phòng phụ là nơi cho thấy dấu vết rõ nhất của vụ cướp. Rất có khả năng là một người đã ở trong căn phòng chật hẹp này, vội vã nhưng rất chuyên nghiệp lục soát toàn bộ đồ đạc, vét hết mọi thứ trong các hộp, quẳng lung tung những thứ không có giá trị rồi chuyển mọi thứ qua lỗ thủng ở cánh cửa cho đồng bọn của mình đợi sẵn ở ngoài.


Có phỏng đoán cho rằng, vụ cướp xảy ra vào cuối triều vua thứ 20 nhưng những cuộc điều tra gần đây cho thấy, nhiều khả năng nó được thực hiện ở thời cận đại.

Thực tế, chúng ta phát hiện ra lăng mộ của vua Tut có thể đã bị xâm phạm không chỉ một mà những hai lần. Vụ trộm thứ hai có thể được mở rộng hơn vụ đầu tiên và cũng khó khăn hơn. 


Carter ước tính rằng, họ có thể phải mất từ 7 - 8 tiếng để đào một đường hâm xuyên qua lối đi đã được lấp đầy ở hành lang sau vụ trộm đầu tiên. Bên trong lăng tẩm có dấu hiệu, những tên cướp đã tiến hành dò xét toàn bộ. 


Carter cho rằng 60% những đồ trang sức ban đầu đã bị đánh cắp cùng với một loạt các hộp đựng kim loại quý.

Mặc dù đã mở nắp quan tài ngọc của nhà vua nhưng dường như chúng không mấy quan tâm tới chiếc hộp sơn véc ni đen đựng đồ tế lễ được mạ vàng bên trong. Carter cho rằng 60% những đồ trang sức ban đầu đã bị đánh cắp cùng với một loạt các hộp đựng kim loại quý.


Việc ngụy trang cho ngôi mộ giống như ban đầu có thể được thực hiện bởi người Maya - những người đã tiến hành khôi phục lại việc chôn cất vua Tuthmosis IV (sau khi lăng mộ của ông cũng bị trộm) trong thời gian vua Horemheb trị vì. 


Theo lời Carter, “có vẻ như họ đã làm việc này một cách vội vã vì mọi thứ trông khá ẩu”. Nhiều học giả sau này cho rằng, có thể người Maya sợ người sau sẽ hướng sự chú ý tới ngôi mộ nên mới ngụy trang như vậy.

3. Lăng mộ của Ramses Đại đế

Ramses Đại đế, hay còn gọi là Ramses II, có lẽ là vị vua vĩ đại nhất trong số các Pharaoh Ai Cập. Ông lên ngôi vào năm 1279 TCN, lúc đó Ramses ở độ tuổi đôi mươi còn các kim tự tháp của Ai Cập đã tồn tại được khoảng 1.300 năm. Ông trị vì trong vòng 67 năm và gây dựng nên thời đại hoàng kim của Ai Cập thời cổ đại. 


Ramses II cho xây dụng rất nhiều đền thờ, bia tưởng niệm và tượng đài khổng lồ của các Pharaoh khác. Không những vậy ông còn cai trị một đế chế với lãnh thổ trải dài từ Libya và Sudan ngày nay cho tới Iraq và Thổ Nhĩ Kì. Trong kinh thánh ngài chỉ được gọi một cách đơn giản là "Pharaoh" với ý nghĩa tôn thờ là Pharaoh của các Pharaoh.


Ramses II băng hà ở tuổi 92 và được mai táng tại Thung lũng của các vị vua trong lăng mộ KV7. Mộ của ông rất rộng lớn, chứa rất nhiều kho báu ngoài sức tưởng tượng của người thường, thậm chí còn hơn cả lăng của vua Tutankhamun. Nhưng 150 năm sau khi được mai táng, lăng của Ramses đã bị trộm xâm nhập, xác ướp bị mạo phạm, hầu hết mọi thứ bị lấy đi. 


Vào năm 1150 TCN, một tên cướp mộ bị bắt và tra tấn đã thừa nhận mình là người đã cướp lăng Ramses đại đế và các con trai của ngài. Tuy nhiên tính chính xác của thông tin này vẫn là câu hỏi lớn với các nhà khảo cổ. Ngày nay, xác ướp của Ramses được bảo quản tại bảo tàng Cairo cùng một số bức tượng còn sót lại trong lăng sau vụ trộm.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét