Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 39
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"! -QUAN "NỔ" = MỴ DÂN -Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường". -Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội! -Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT. -Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!?-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế! -Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" là như thế à? Thế nào là định hướng XHCN !?
--------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thương xót người nghèo sập bẫy “tín dụng đen.” (Ảnh: Báo lao động)
Do cuộc sống khó khăn, thiếu vốn
để sản xuất, thiếu tiền khi ốm đau, bệnh tật nên đã có biết bao nhiêu
người nghèo bị sa vào bẫy “tín dụng đen”, họ đang bị dồn vào đường cùng,
cuộc sống của họ bị đe dọa.
Nhưng hàng ngày, hàng giờ vẫn có những người nghèo đang tiếp tục bị dính bẫy này.
Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) công bố tại Hội thảo giải cứu người nghèo khỏi bẫy “tín dụng đen” tháng 9/2015,
từ năm 2010 đến nay, cả nước đã có hơn 49.000 vụ việc liên quan đến tội
phạm tín dụng đen, trung bình có 10.000 vụ/năm, mỗi ngày có 29 vụ lừa
đảo tín dụng đen xảy ra, mỗi giờ làm việc có 3,6 vụ xảy ra. Thử hỏi như
vậy có còn bình thường nữa không?
Tình hình vẫn đang ngày càng có xu hướng
gia tăng tại các thành phố lớn trong cả nước, lợi dụng sự thiếu hiểu
biết, khó khăn về kinh tế của người nghèo nên những đối tượng cho vay
tín dụng đen này đã tổ chức phát, dán tờ rơi ở tất cả các ngõ ngách, các
khu dân cư, các chợ, thậm chí công khai ở tất cả các nơi… với nội dung
“cho vay không thế chấp, nhận tiền ngay” kèm theo tên công ty, số điện
thoại liên lạc nhằm lừa người dân vay tiền với lãi suất cao.
Các biển quảng cáo cho vay này dán công
khai đầy các nơi như thế, mà không có ý kiến phản hồi, hoặc gỡ bỏ, hoặc
phạt của cơ quan chính quyền, có vẻ như chứng tỏ rằng hoạt động cho vay
“tín dụng đen” này là công khai? Vì có cả tên công ty cho vay, địa chỉ,
số điện thoại công khai? Thực chất theo quy định của Luật Tổ chức tín
dụng thì hoạt động này là bất hợp pháp, nhưng chính quyền các nơi đã
buông lỏng, cho rằng đó không phải là trách nhiệm của mình.
Người dân đang thực sự khó khăn, nên đã
rất nhiều hộ gia đình, cá nhân, chủ yếu là người nghèo khi cần tiền với
rất nhiều lý do như có người nhà bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn giao
thông; vay tiền cho con đi học đại học, đi lao động nước ngoài; vay vốn
bổ sung sản xuất và hàng trăm lý do mà người nghèo là tầng lớp dễ chịu
tổn thương nhất của tín dụng đen.
Ngân hàng nhiều như thế, đến phố phường
nào cũng có chi nhánh ngân hàng, nhưng người nghèo hầu như khó tiếp cận
tín dụng ngân hàng, vì có thể thiếu hiểu biết về thủ tục vay vốn ở ngân
hàng, không có tài sản thế chấp, thủ tục vay tiền rất rườm rà, phức tạp,
với khoản tiền trên 100 triệu còn không được nhận trực tiếp mà phải trả
thông qua đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Thêm một lý do nữa là trụ sở ngân hàng
nào cũng sang trọng, nhân viên mặc áo trắng tinh, đối với người nghèo,
công nhân, xe ôm, xích lô…thì chỗ đó quá sang trọng nên họ không dám vào
và họ đã chọn con đường vay tín dụng đen có ở mọi ngõ ngách, nhan nhản
khắp mọi nơi, vay được tiền rất đơn giản, nhanh gọn, có thể không cần
hợp đồng, chỉ cần ký vào sổ vay tiền và thực hiện biện pháp bảo đảm trả
tiền vay cho bên cho vay, hoặc có thể không cần thế chấp.
Khi người vay không có khả năng chi trả,
các tổ chức tín dụng đen này sẽ điện thoại chửi bới, đe dọa, đánh đập,
khủng bố tinh thần, đập phá tài sản, cưỡng đoạt tài sản của nạn nhân,
hàng loạt người vay đã dính bẫy này mà không biết tự bảo vệ mình. Khi
khoản vay cả gốc và lãi đã quá nhiều do lãi suất cắt cổ, người vay không
thể trả được nữa thì sẽ phải đưa sổ đỏ cho người cho vay, đưa công
chứng thế chấp cho người cho vay, hoặc họ giúp vay ngân hàng để lấy tiền
trả nợ và lãi của tín dụng đen, đẩy người vay vào mất khả năng trả nợ,
ngân hàng sẽ thu hồi tài sản thế chấp.
Ngày 17/2 Công an TP.HCM đã đưa ra cảnh
báo một số phương thức, thủ đoạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” xảy ra
trên địa bàn TP.HCM để người dân phòng tránh. Xin dẫn chứng một số vụ
sau:
Ngày 16/12/2015, Phòng Cảnh sát hình sự
Công an TP HCM kiểm tra hành chính các căn hộ tại chung cư SAMLAND và
chung cư Gia Việt phát hiện 22 đối tượng gốc Bắc không đăng ký tạm trú
và thu giữ 484 hồ sơ cho vay, 49 sổ theo dõi cho vay, 90 giấy thu tiền
góp, 01 khẩu súng quân dụng. Khoảng tháng 10/2015, các đối tượng này vào
Thành phố Hồ Chí Minh để đứng ra cho vay và thu tiền mỗi ngày với lãi
suất 15% đóng trong 40 ngày. Người vay thế chấp sổ hộ khẩu, chứng minh
nhân dân bản chính hoặc photo.
Ngày 24/6/2015, tại Phường 4, Quận 8,
Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP HCM bắt giữ 02 đối tượng cho vay nặng
lãi, thu giữ 01 gậy sắt, 01 dao dài 15cm. Từ tháng 4/2014 đến tháng
6/2015, các đối tượng đã tổ chức cho vay lấy lãi với lãi suất 15% – 20%
bằng hình thức đóng góp 24 ngày/tháng; số lượng người vay trên 20 người.
Ngày 09/3/2015, tại Phường 4, Quận 6,
Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ 02 đối
tượng cho vay nặng lãi. Khoảng tháng 10/2015, các đối tượng tổ chức cho
vay và thu tiền mỗi ngày với lãi suất 15% đóng trong 40 ngày; người vay
thế chấp sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân bản chính hoặc bản photo để vay
từ 01 đến 10 triệu đồng.
Tín dụng đen đã và đang hoành hành, gây
ra hậu quả đẩy hàng loạt người dân nghèo vào tình cảnh mất nhà, gia đình
ly tán, cuộc sống rất vất vả mà không biết kêu ai.
Chính quyền các cấp cần mạnh tay vào
cuộc, không thể để những biển quảng cáo dán đầy đường về cho vay tín
chấp trái luật công nhiên như thế được, xã hội văn minh không thể chấp
nhận có những hoạt động tín dụng chui thiếu nhân văn như thế này.
Các ngân hàng, công ty tài chính, công
ty cho vay tiêu dùng cũng cần cải tiến thủ tục cho sát với thực tiễn để
người dân có thể vay được tiền, đừng đẩy người dân khốn khổ vào vòng tay
của “tín dụng đen.”
Thành Tâm
Nợ xấu, trong đó hầu hết là nợ “tín dụng đen” ở Tây Nguyên: Vì đâu nên nỗi?
Đối với nhiều hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên gánh nặng nợ nần vẫn rất trầm trọng. (Ảnh: Internet)
Tình trạng nợ nần của người dân
tộc ở Tây Nguyên đang thực sự trở thành trầm trọng, gần 90% số hộ có nợ,
trong đó hầu hết là nợ “tín dụng đen” với lãi suất cao đang thiết chặt
vào cổ những người dân nghèo khổ.
Thảm cảnh người dân tộc Tây Nguyên đã
thực sự rung động, thu hút sự quan tâm của báo chí, truyền thông và dư
luận xã hội. Gần đây những thông tin xác thực từ Hội thảo “Chuyển đổi
sinh kế và tình trạng tài chính của một số tộc người thiểu số ở Việt
Nam” do Liên minh Nông nghiệp tổ chức, do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh
tế và Môi trường (iSEE) và Trung tâm chính sách và chiến lược phát triển
nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP) tiến hành tại Đắk Lắk và Lâm
Đồng.
Thực tế là từ khi trồng cây cà phê gần
30 năm trời, chưa lúc nào người dân thoát khỏi cảnh nợ nần, vay đầu vụ,
trả nợ cuối vụ, gần như tất cả số cà phê làm ra đều được gán để trả nợ,
vấn đề là nợ càng ngày càng nhiều hơn, người dân khó thoát ra khỏi cái
gông của tín dụng đen.
Nông dân Tây Nguyên là những người lao
động chăm chỉ, rất cần cù, nhưng nợ xấu không chừa một ai. Ví dụ, ở Buôn
Tinh 2, được coi là khá giả trong khu vực Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak, không
một gia đình nào là không mang nợ, ít thì vài chục, nhiều thì đến vài
trăm triệu đồng.
Nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho rằng 90% hộ dân tộc thiểu số Tây Nguyên được hỏi cho biết gánh nặng nợ nần đang rất trầm trọng với họ.
Theo một khảo sát khác thực hiện cách đây 2 năm, chỉ có hơn 13% số vốn vay ở nông thôn là qua hệ thống ngân hàng, còn lại phần lớn phải vay tiền sản xuất thông qua các kênh phi chính thức, “tín dụng đen”, với lãi suất tới 60%/năm.
Ban đầu thì người dân ở Buôn Tinh 2,
cũng có nhiều hộ tiếp cận được nguồn vốn vay có lãi suất thấp từ Ngân
hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(Agribank), có nguồn vốn ưu đãi cho nông dân, nhưng những khoản vay đó
là không đủ lớn để sản xuất, hơn nữa, những thủ tục ngân hàng phức tạp,
chưa phù hợp với thực tiễn của người dân tộc nên nhiều khi cũng làm họ
ngần ngại, rồi tặc lưỡi bỏ qua. Bà con phải đi vay tiền của các đại lý
thu mua cà phê, gọi là “bà buôn”.
Với lãi suất trên trời, 60%/năm, một gia
đình chỉ có hơn 1 mẫu cà phê gần như chắc chắn không bao giờ trả hết
nợ. Một vụ mùa thu được 20 triệu thì 18 triệu đã phải dành để gán nợ.
Chi tiêu của hộ gia đình, tiền đầu tư cho vụ mới, hay cả tiền học cho
con, người dân phải đi vay với lãi suất lên đến 50%– 60%/năm. Cứ thế,
năm này qua năm khác, quy trình này trở thành một vòng xoáy không lối
thoát. Bây giờ đã đến đỉnh điểm rồi, gánh nặng nợ quá lớn, lãi suất quá
cao, người dân gần như đã kiệt quệ, đang kêu cứu.
Vì sao phải vay tín dụng đen?
Tại các huyện đều có Ngân hàng Chính
sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhưng với 53
dân tộc khác nhau, có nhiều đặc điểm khác nhau, khó phù hợp với chính
sách cho vay đang áp dụng cho người Kinh được, bởi vì người dân tộc có
thể không thành thạo chữ viết để đọc hợp đồng tín dụng, thậm chí họ còn
chưa có cả giấy chứng minh thư.
Ngân hàng thì cứ thực hiện theo quy
trình cho vay để an toàn rủi ro, vì phải bảo toàn, tránh mất vốn. Còn
tín dụng đen thì cho vay dễ dàng, thuận tiện, phù hợp với người dân nên
dù có phải chịu lãi cao thì người dân cũng phải chấp nhận.
Ngay như ở các thành phố lớn như Hà Nội,
Sài Gòn thì tín dụng đen cũng tràn ngập, chỗ nào cũng gặp, thấy quảng
cáo công khai. Như vậy, thực tế là tín dụng đen đang có thị trường thực
sự, người dân đang phải vay tín dụng đen là có thực.
Ngõ ngách nào cũng có mời chào cho vay ngoài ngân hàng. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)Ở
Hà Nội, nơi có rất nhiều ngân hàng, mà vẫn công khai treo bảng cho vay
“tín dụng đen” ở phố Tây Sơn, quận Đống Đa, thì chuyện cho vay tín dụng
đen ở Tây nguyên cũng không lạ gì. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Như vậy, nếu không có những khoản vay
“đen”, người dân khó lòng tiếp tục quay vòng sản xuất, mất thu nhập, và
rơi vào tình trạng “phá sản”.
Nỗi lòng người mẹ dân tộc lo cho tương lai của con mình. (Ảnh: Báo Gia Lai)
Vậy là đành chấp nhận để người dân tộc ở Tây Nguyên nợ tín dụng đen?
Ở những quốc gia khác, từ những nước
phát triển như Đức, Canada, Nhật Bản cho đến nghèo như Bangladesh đều có
các tổ chức tài chính vi mô để lấp khoảng trống về hỗ trợ vốn này cho
nông dân, nông nghiệp.
Có những kinh nghiệm từ các ngân hàng vi
mô theo mô hình Grameen Bank của nhà kinh tế đoạt giải Nobel Muhammad
Yunus cung cấp tín dụng quy mô nhỏ cho nông dân, trong khi các hiệp hội
nghề độc lập sẽ hỗ trợ họ về kỹ thuật sản xuất, kỹ năng bán hàng, và cả
mối liên kết trong sản xuất, như mô hình ở Nhật Bản, Canada.
Nhiệm vụ của nhà nước đơn giản là cung cấp khuôn khổ pháp lý để các tổ chức đó hoạt động hiệu quả.
Ở Việt Nam, đáng tiếc là những mô hình
hỗ trợ độc lập kể trên chưa có điều kiện phát triển. Hệ thống tài chính
vi mô đang ở giai đoạn sơ khai, còn các hiệp hội độc lập chưa được tạo
hành lang pháp lý để hoạt động.
Các cơ quan chức năng cần nỗ lực để đưa
ra những chính sách phù hợp đối với người dân tộc ở Tây Nguyên nói riêng
và 53 dân tộc thiểu số khác nói chung để giúp nông dân thoát khỏi cảnh
nợ nần chồng chất, thoát khỏi đói nghèo, vươn lên.
Thành Tâm
Nông dân Tây Nguyên có thể thoát bẫy “tín dụng đen” khi được vay tái canh cà phê lãi suất 6,5%/năm?
Nông dân Tây Nguyên có thể thoát bẫy “tín dụng đen” khi được vay tái canh cà phê lãi suất 6,5%/năm? (Ảnh: thebank.vn)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) đã ban hành văn bản số 9973/NHNN-CSTT gửi Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc công bố lãi suất cho vay tái
canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên năm 2016 để thoát bẫy “tín dụng
đen”.
Theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại văn
bản 3227/NHNN-TD, để triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại
các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020, văn bản 9973/NHNN-CSTT công bố
lãi suất cho vay áp dụng trong năm 2016 đối với dư nợ các khoản cho vay
tái canh cà phê trong thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi của ngân hàng
đối với khách hàng là 6,5%/năm. Mức lãi suất cho vay sau thời gian ân
hạn trả nợ là 9%/năm.
Trước đó, theo văn bản 3227/NHNN-TD ngày
11-5-2015, NHNN quy định mức cho vay do khách hàng và ngân hàng thỏa
thuận nhưng đối với phương pháp trồng tái canh cà phê mức vay tối đa là
150 triệu đồng/ha, thời hạn cho vay tối đa 8 năm, trong đó thời gian ân
hạn trả nợ gốc và lãi là 4 năm tính từ thời điểm khách hàng và ngân hàng
ký hợp đồng vay vốn.
Đối với phương pháp ghép cải tạo cà phê
mức vay tối đa là 80 triệu đồng/ha. Thời hạn cho vay tối đa là 4 năm,
trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 2 năm tính từ thời điểm
khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng vay vốn.
Chương trình được triển khai trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên là Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, Việt
Nam hiện là nước đứng thứ 2 về sản xuất cà phê và là nước XK cà phê
Robusta (cà phê vối) đứng đầu thế giới. Trong đó, sản lượng cà phê Tây
Nguyên chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cà phê cả nước.
Tuy nhiên, diện tích cà phê già cỗi cho
năng suất, chất lượng thấp tại Tây Nguyên hiện chiếm tỷ lệ khá cao. Dự
kiến, từ nay đến năm 2020, có tới 120 nghìn ha cà phê già cỗi ở Tây
Nguyên cần được tái canh.
Mới đây, ngày 9/12/2015, tại Hà Nội,
đông đảo đại biểu đã tham dự và lắng nghe những phân tích, chia sẻ từ
những nghiên cứu về tình trạng mắc nợ của nông dân dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên hiện nay, trình bày tại Hội thảo “Chuyển đổi sinh kế và tình trạng tài chính của một số tộc người thiểu số ở Việt Nam” do Liên minh Nông nghiệp tổ chức.
Nghiên cứu này do Viện Nghiên cứu Xã
hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Trung tâm Chính sách và Chiến lược
phát triển Nông nghiệp Nông thôn miền Nam (SCAP) tiến hành tại Đắk Lắk
và Lâm Đồng.
Không thể tin được, phần lớn (khoảng
86%, theo thống kê đưa ra tại hội thảo) các hộ nông dân dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên đang phải gánh các khoản nợ khác nhau, đáng lo ngại là
phần lớn các hộ dân này đang phải vay nặng lãi từ tín dụng đen với lãi
suất lên tới 50-60%/năm để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, đang là thực
trạng đáng báo động hiện nay.
Kỳ vọng với quyết định này, cùng với sự
cố gắng của Ngân hàng Thương mại thì đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên sẽ
thoát được khỏi cái gông tín dụng đen đang thiết chặt vào cổ.
Thành Long
Trung bình mỗi ngày xảy ra 29 vụ lừa đảo tín dụng đen
Tín dụng đen công khai cả điện thoại và địa chỉ (Ảnh Đại kỷ nguyên VN)
Hội thảo giải cứu người nghèo khỏi bẫy “tín dụng đen”
vừa được Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển, thuộc Liên hiệp
các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 7/9/2015,
đã thu hút được sự quan tâm của dư luận.
Hội thảo đã gióng lên hồi chuông cảnh
báo về tín dụng đen đang nóng bỏng, đang hút máu người dân nghèo cho đến
kiệt sức. Đại Kỷ Nguyên VN sẽ đưa thông tin chân thực, đầy đủ về vấn
nạn tín dụng đen này và chuyện những người nghèo bị sập bẫy tín dụng
đen.
Những quảng cáo cho vay có thể gặp khắp nơi (Ảnh Đại Kỷ Nguyên VN)
Vài con số có thể bạn chưa biết
Theo tham luận của Tổng cục Cảnh sát
Phòng chống Tội phạm (Bộ Công an) công bố một con số khiến dư luận ngỡ
ngàng, từ năm 2010 đến nay, cả nước đã có hơn 49.000 vụ việc liên quan
đến tội phạm tín dụng đen được phát hiện. Như vậy, trung bình có 10.000
vụ/năm, mỗi ngày có 29 vụ lừa đảo tín dụng đen xảy ra, mỗi giờ làm việc
có 3,6 vụ xảy ra. Thử hỏi như vậy có còn bình thường nữa không? Biết bao
nhiêu người nghèo đã bị sa vào bẫy tín dụng đen, họ đang bị dồn vào
đường cùng. Thiết nghĩ, đối với xã hội văn minh hiện nay thì cần phải
hiểu và giải cứu những người nghèo này.
Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen, trước hết được hiểu là
hoạt động cho vay, thu hút tiền gửi một cách bất hợp pháp, làm chui, lãi
suất cao, có tính lừa đảo.
Ở Việt Nam “tín dụng đen” có hình thức
khá đa dạng, với quy mô, hệ quả ngày càng khó lường. Thực tế rất nhiều
hộ gia đình, cá nhân, chủ yếu là người nghèo khi cần tiền với rất nhiều
lý do như: có người nhà bị ốm đau, đi viện; vay tiền cho con đi lao động
nước ngoài, đi học đại học; cần vay vốn bổ sung sản xuất và hàng trăm
lý do mà người nghèo là tầng lớp dễ tổn thương nhất của tín dụng đen.
Nhưng suốt một thời gian dài người nghèo
hầu như khó tiếp cận tín dụng ngân hàng, có rất nhiều nguyên nhân, có
thể thiếu hiểu biết về thủ tục vay vốn ở ngân hàng, thủ tục mua bán
chuyển nhượng nhà đất nên đã chọn con đường vay tín dụng đen.
Do lợi nhuận cao nên tín dụng đen len
lỏi vào mọi ngõ ngách, nhan nhản khắp mọi nơi, vay được tiền rất đơn
giản, nhanh gọn, có thể không cần hợp đồng, chỉ cần ký vào sổ vay tiền
và thực hiện biện pháp bảo đảm trả tiền vay cho bên cho vay, hoặc có thể
không cần thế chấp.
Đến khi khoản vay cả gốc và lãi đã nhiều
lên, người vay không thể trả được thì sẽ phải đưa sổ đỏ cho người cho
vay, đưa công chứng thế chấp cho người cho vay, hoặc họ giúp vay ngân
hàng để lấy tiền trả nợ và lãi của tín dụng đen, đẩy người vay vào mất
khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ thu hồi tài sản thế chấp.
Với lợi thế là thủ tục nhanh gọn, vài
chục phút là người vay nhận được tiền, với lãi suất tính theo ngày,
thường là 2.000đ/triệu/ngày. Lãi trả theo ngày hoặc tuần, trong thời hạn
vay mà không trả được lãi, thì lãi sẽ được cộng vào gốc để tính lãi
tiếp, gọi là “lãi mẹ đẻ lãi con”. Chỉ sau một thời gian, tiền lãi có khi
gấp hàng chục lần tiền gốc. Hậu quả là từ đây sinh ra các tội phạm khác
như cưỡng đoạt nhà, cướp đoạt tài sản, đánh dằn mặt để đòi nợ gây
thương tích, gây chết người…
Tín dụng đen công khai cả điện thoại và địa chỉ (Ảnh Đại kỷ nguyên VN)
Khi cần vay đến hàng trăm triệu đồng thì
cần đưa sổ đỏ đất cho chủ nợ, thế chấp, bảo đảm trả tiền vay bằng cách
ký hợp đồng mua, bán, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng
đất ở cho bên cho vay, với giá chuyển nhượng bằng số tiền vay, thấp hơn
rất nhiều so với giá trị thực tế của tài sản chuyển nhượng, đây là một
hình thức thế chấp tài sản cho bên cho vay tín dụng đen; hoặc ký hợp
đồng ủy quyền, hoặc giấy ủy quyền cho bên cho vay tín dụng đen toàn
quyền định đoạt tài sản nhà đất của mình (mua bán, chuyển nhượng, tặng
cho, thế chấp), để bên cho vay được giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu hữu nhà ở, như một hình thức chế chấp tài sản.
Hậu quả là từ đây sinh ra chuyện lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sổ đỏ ấy được chủ nợ đem thế chấp
ngân hàng để vay số tiền lớn gấp cả chục lần như thế. Chỉ đến khi ngân
hàng thông báo sẽ thu hồi nhà trừ nợ, thì chủ nhân của sổ đỏ ấy mới biết
mình bị lừa mà không biết kêu ai.
Hiện tại, tín dụng đen đã đan xen vào
tín dụng ngân hàng ngày càng lớn, gây ra hậu quả tài sản thất thoát lớn,
số người phạm tội ngày càng gia tăng, đẩy hàng loạt người dân nghèo vào
tình cảnh mất nhà, gia đình ly tán, cuộc sống rất vất vả mà không biết
kêu ai.
Loạn cho vay tín chấp: vay 9 triệu trong 1 năm trả lãi 4,8 triệu
Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM), các công
ty tài chính đang ngày càng mở rộng, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch
hiện có khoảng 10.000 trải khắp từ các thành phố đến nông thôn. Nhưng
thị trường tín dụng đang rất tự do, vô tổ chức, ai muốn cho vay cũng
được, muốn cho vay lãi suất bao nhiêu cũng được, người vay thì bị bắt
chẹt đủ đường mà không có ai bảo vệ.
Rùng mình với những đường dây ‘tư vấn tài chính’ ở Hà thành
Khi đọc bài này trên Vietnamnet, bạn sẽ
không thể tin đó là sự thật, nhưng đó là sự thật, một sự thật xót xa, đã
tồn tại từ rất lâu nhưng chưa ai mạnh dạn dám nói ra.
Theo bài báo này, người cho vay nặng
lãi, quen gọi là dân làm tài chính, đa số đều đã từng có thời gian làm
cầm đồ. Những tiệm cầm đồ chính là bình phong để dân làm tài chính khởi
nghiệp.
Nghề này lúc nào cũng tồn tại trong mảng
tối của thị trường tín dụng, nhưng giờ đây thì có vẻ như hoạt động công
khai hơn. Hà Nội, Sài Gòn và ở bất cứ đâu đều có. Quảng cáo rầm rộ,
công khai, đi ngoài đường ở bất cứ đâu cũng gặp tờ rơi, tờ quảng cáo dán
khắp nơi, trên cột điện, trên bờ tường, treo trên dây điện… hoặc trên
mạng, tin nhắn trên điện thoại di động tràn lan những rao vặt về cho vay
tín chấp. Thường quảng cáo chỉ có số điện thoại liên hệ, nhưng cũng
không ít quảng cáo có tên công ty cho vay, địa chỉ cụ thể. Tên công ty
không phải là ngân hàng, không phải công ty tài chính, mà là một công ty
thương mại cũng có rất nhiều.
Xem quảng cáo, chúng ta tưởng rằng việc
cho vay này là hợp pháp, được nhà nước thừa nhận thì họ mới dám quảng
cáo thế. Thực chất thì trong đó có cả của một số ngân hàng, công ty tài
chính, nhưng đa phần là của các tiệm cầm đồ và của dân tài chính cho vay
nặng lãi nói trên. Theo luật các tổ chức tín dụng, thì chỉ các ngân
hàng và các công ty tài chính mới được cho vay, còn các tiệm cầm đồ và
các hoạt động cho vay của các tổ chức, cá nhân khác là bất hợp pháp.
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên VN)
Vậy thì tại sao họ lại được quảng cáo,
được tồn tại cho vay từ hàng bao nhiêu năm nay? Đây là câu hỏi mà chỉ có
cơ quan chức năng mới trả lời được? Có vẻ như nhà chức trách không nhìn
thấy, hoặc là phớt lờ đi, mặc kệ thị trường thuận mua vừa bán. Ngân
hàng nhà nước thì nói là trách nhiệm không phải của mình, công an thì
nói cũng không phải của mình, có lẽ còn phải chờ khi có cục cảnh sát
chống quảng cáo sai ra đời.
Tại sao có nhiều ngân hàng thế mà vẫn tồn tại cho vay nặng lãi?
Đúng là ở Hà Nội, Sài Gòn và ở các thành
phố khác thì ngân hàng nhiều nhan nhản, ra cửa là gặp ngân hàng. Trước
đây từng có thống kê rằng số lượng phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng,
công ty cho thuê tài chính ở thành phố nhiều hơn số quán phở.
Thực tế Việt Nam đang có 40 ngân hàng
thương mại, 17 công ty tài chính, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
1.050 quỹ tín dụng nhân dân. Với tổng số khoảng 10.000 chi nhánh, phòng
giao dịch, chủ yếu là ở Hà Nội và Sài Gòn. Theo đánh giá thì số lượng
này quá lớn, nên NHNN đang đưa ra lộ trình sáp nhập để hướng tới chỉ còn
khoảng 20 NH thương mại.
Ỏ đây đang có rất nhiều câu hỏi: nhiều
ngân hàng, công ty tài chính đến thế, tại sao lại vẫn có nhiều tiệm cầm
đồ và vẫn có nhiều công ty, cá nhân tham gia vào lĩnh vực cho vay? Nhu
cầu vay quá lớn ư, không phải, vì ngân hàng đang cố gắng mà vẫn không
đẩy dư nợ lên được.
Về lãi suất cho vay thì có khống chế
không? theo Điều 476 Bộ luật Dân sự, lãi suất hàng tháng do hai bên
thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN
công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong khi lãi suất cho vay tiêu
dùng đang vượt quá nhiều lần 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố
thì đúng là cho vay nặng lãi. Vậy tại sao mấy năm nay các công ty tài
chính, tổ chức, cá nhân khác đang cho vay nặng lãi vi phạm quy định, gây
thiệt hại cho người vay mà không có cơ quan nào lên tiếng?
Thực sự là những câu hỏi khó, chỉ có NHNN và các cơ quan có trách nhiệm mới trả lời được.
Một thực tế là hiện đang có số lượng rất
lớn người vay tiêu dùng tại các công ty tài chính, với hơn 2 triệu
người đang có dư nợ. Trong đó, khách hàng của Home Credit và Prudential
đã hơn 1 triệu người. Chưa kể đến số khách hàng của các tiệm cầm đồ, các
cá nhân cho vay tài chính nói trên, chắc chắn cũng là con số không nhỏ.
Chỉ tính 2 triệu người thôi cũng đã là 3,6% trên tổng số lao động Việt
Nam phải vay nặng lãi, thật là một con số không nhỏ. Và vấn đề này cũng
không phải là nhỏ để nói là thiểu số có thể bỏ qua. Mời xem thêm bài Người vay tiêu dùng đang bị “chặt” lãi suất cao và bài Cho vay tiêu dùng lãi suất cao, liệu có vi phạm pháp luật, chỉ có người dân thiệt mà Đại kỷ nguyên đã đưa trước đây.
Hậu quả khôn lường của cho vay nặng lãi
Người vay nặng lãi thường là dân nghèo
thành thị, công nhân, sinh viên. Nhưng thực chất là họ phải có nhà ở Hà
Nội, Sài Gòn, hoặc có việc làm ổn định, hoặc có tài sản như xe máy, tối
thiểu như sinh viên cũng phải có thẻ sinh viên, có người đã vay trước
giới thiệu.
Lý do họ phải vay thì có muôn vàn, có
thể người nhà bị ốm phải đi viện, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao
động phải đi bệnh viện với viện phí, chi phí thuốc rất lớn, có thể tới
vài chục triệu. Hoặc khi ma chay, giỗ, kỵ, cưới hỏi, có thể là sinh viên
nghèo đến kỳ đóng học phí, mua điện thoại, xe máy, máy tính… trả góp.
Họ phải vay với lãi suất rất cao. Đối
với các công ty tài chính trước đây có thể cho vay từ 4-7%/tháng, hiện
nay có giảm chút ít, nhưng vẫn rất cao , thường từ 36-70% năm. Với lãi
này, cũng gần tương đương lãi suất 1,5 triệu đồng/ ngày cho 100 triệu
đồng. Trường hợp anh Phùng Anh Dũng, ở phường An Hải Bắc, Đà Nẵng vay
của Home Credit chi nhánh Đà Nẵng để mua ipad 4, trả trước 5,7 triệu,
còn vay của Home Credit 9 triệu đồng, lãi suất 7 %/tháng, thời hạn 12
tháng, mỗi tháng trả 1.154.000 đ. Sau 12 tháng anh Dũng phải trả 13,848
triệu, trong đó tiền lãi là 4,8 triệu.
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên VN)
Nếu vay ở các nhân viên tài chính thì
còn kinh khủng hơn, mặt bằng cho vay lãi hiện nay là mỗi ngày con nợ sẽ
phải trả từ 2.000-3.000 đồng tiền lãi cho 1 triệu đồng vay. Vay 100
triệu đồng thì người vay sẽ phải trả chừng 6-10 triệu đồng tiền lãi mỗi
tháng. Thoạt nghe thì có vẻ ít, nhưng bài toán dùng 100 triệu “kinh
doanh” gì để trả lãi được số này cũng không hề đơn giản. Đa phần các con
nợ đều “lỗ chổng vó”, và buộc phải kéo dài thời gian vay nợ. Từ đó lãi
mẹ đẻ lãi con, chẳng mấy chốc số nợ phải trả thành một con số “khủng”.
Khi đã nợ thành rất lớn thì người vay
(mà lúc này phải gọi là con nợ) phải là theo những yêu cầu của chủ nợ.
Sinh viên thì phải làm bất cứ gì họ yêu cầu, vì thế có rất nhiều sinh
viên học rất giỏi nhưng phải đi làm những việc bán mình để trả nợ. Những
người có nhà cửa, tài sản thì đều được những nhân viên tài chính này
hướng dẫn thủ tục vay ngân hàng để có tiền trả họ, và dĩ nhiên họ sẽ
chẳng có tiền trả nợ ngân hàng, rồi đến một ngày sẽ bị ngân hàng xiết
nợ. Những thực tế này không phải là ít, nhưng họ là người nghèo, là thân
phận thấp hèn, quá khổ thì có ai còn lo cho họ nữa đây.
Không chỉ ở Hà thành mà Sài thành và hầu
hết các địa phương khác đều như vậy. Theo tôi biết thì chỉ có ở ta mới
có vậy, thật xót thương cho dân nghèo, đã nghèo thì lại bị o bế đến cùng
cực, họ ở giữa một thủ đô văn minh, sắp có tháp truyền hình cao nhất
thế giới, nhưng họ đang bị cùng quẫn mà không có ai bảo vệ. Các phương
tiện truyền thông dường như không nhìn thấy, hoặc cố tình tránh né. Vì
thế, đề nghị các nhà chức trách phải ra tay hành động, dẹp bỏ những thủ
đoạn cho vay nặng lãi bất lương này để người dân sớm ngày thoát khỏi bể
khổ của tín dụng đen.
Thanh Trung
Báo động 86 % nông dân dân tộc thiểu số đang phải vay tín dụng đen
Tín dụng đen đang thực sự ngày càng
phát triển, nó len lỏi đến khắp nơi, đến vùng sâu, vùng xa, với lãi suất
lên đến 60%/năm. (Ảnh: dantocviet.vn)
Một điều khó tin là phần lớn các
hộ nông dân dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang phải gánh các khoản nợ
khác nhau, đáng lo ngại là đó chính là các khoản vay nặng lãi từ tín
dụng đen với lãi suất lên tới 50-60%/năm để đầu tư cho sản xuất nông
nghiệp. Đây là thực trạng đáng báo động hiện nay.
Chiều 9/12, tại Hà Nội, đông đảo đại
biểu đã tham dự và lắng nghe những phân tích, chia sẻ từ một trong những
nghiên cứu đầu tiên về tình trạng mắc nợ của nông dân dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên hiện nay.
Đó là những điều được phân tích, trình bày tại Hội thảo “Chuyển đổi sinh kế và tình trạng tài chính của một số tộc người thiểu số ở Việt Nam”
do Liên minh Nông nghiệp tổ chức. Nghiên cứu này do Viện Nghiên cứu Xã
hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Trung tâm chính sách và chiến lược
phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP) tiến hành tại Đắk Lắk
và Lâm Đồng.
Nghiên cứu cho thấy một tỉ lệ rất lớn
các hộ nông dân dân tộc thiểu số tại chỗ đang phải gánh các khoản nợ
khác nhau, với mức độ nợ từ 50 – 240 triệu. Đáng chú ý, tới 70% mục đích
các khoản vay là để đầu tư cho nông nghiệp, 7 – 8% là để trả các khoản
nợ đã có (đảo nợ). Khoảng 90% số hộ được hỏi cho biết họ cảm thấy gánh
nặng nợ là nghiêm trọng cho tới rất nghiêm trọng.
Đáng chú ý hơn nữa, phần lớn các hộ dân
này đang phải vay nặng lãi từ tư nhân để đầu tư cho sản xuất nông
nghiệp, với lãi suất lên tới 50-60%/năm, thay vì có thể vay ở các ngân
hàng với lãi suất thấp như chính sách quy định.
Lý do người dân vay nặng lãi từ tư nhân
rất đa dạng, do không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, do thủ tục
vay ngân hàng quá phức tạp và giải ngân chậm, phải chờ đợi từng đợt vay
với lượng tiền quy định, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu đầu tư sản
xuất. Trong khi đó vay từ tư nhân thủ tục rất đơn giản, không yêu cầu
thế chấp, đáp ứng ngay khi có nhu cầu với lượng tiền cho vay cao hơn.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhiều khuyến
nghị cả ngắn hạn và dài hạn để giải quyết tình trạng nợ nghiêm trọng của
nông dân dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, bao gồm các công cụ tài
chính, tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, cũng như nhìn nhận lại các mô
hình sinh kế và triết lý phát triển vùng dân tộc thiểu số nói chung.
“Bên cạnh khuyến nghị một số giải
pháp ngắn hạn và lâu dài để giải quyết hiện trạng tài chính của người
nông dân dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, Liên minh Nông nghiệp sẽ tiếp
tục thực hiện các chương trình xây dựng sự tự chủ và tiếng nói của người
nông dân để họ có thể thực sự lên tiếng tham gia vì quyền và lợi ích
của chính mình” – Bà Lương Minh Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cơ quan chủ trì nghiên cứu nhận định.
Cuộc thảo luận bàn tròn tại hội thảo đã
thu nhận được nhiều ý kiến của các cơ quan liên quan như Bộ Nông nghiệp,
Ủy ban Dân tộc, đại diện nông dân, các tổ chức xã hội, báo chí và các
nhà nghiên cứu đóng góp cho báo cáo nghiên cứu và chương trình hành động
của Liên minh Nông nghiệp để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.
Theo đó, dựa trên các kết quả phân tích
về hiện trạng và nguyên nhân của vấn đề nợ ở một số địa phương thuộc Tây
Nguyên, cũng như hệ quả kinh tế- xã hội do vấn đề nợ tạo ra, nhóm
nghiên cứu gồm: Hoàng Cầm, Ngô Thị Phương Lan, Hoàng Anh Dũng, Đào Chí
Danh, Nguyễn Đức Lộc đã cùng đề xuất, cần thay đổi và bổ sung một số
điều khoản trong Nghị định 55/2015/NĐ/CP về chính sách “tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn” mà cụ thể là cần phải chỉnh sửa, bổ
sung Điều 3 và Điều 4 theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho nông dân là
người dân tộc thiểu số. Đồng thời, có thể xem xét nâng trần lãi suất cho
vay và chuyên nghiệp hoá tín dụng vi mô để tạo sự cạnh tranh giữa các
mô hình tín dụng.
Tín dụng đen đang thực sự ngày càng phát
triển, nó len lỏi đến khắp nơi, đến vùng sâu, vùng xa, với lãi suất lên
đến 60%/năm, sẽ làm cho giá thành sản phẩm nông nghiệp đắt lên nhiều,
nhưng nguy hiểm hơn là nó sẽ hút hết lợi nhuận còm cõi của người nông
dân, thậm chí sẽ lấy hết tài sản, đẩy cuộc sống người dân thiểu số vào
cùng cực. Các ban ngành có trách nhiệm cần khẩn trương đề ra giải pháp
để cứu nông dân thoát khỏi nạn tín dụng đen này.
Nhiều chỉ tiêu liên quan đến xóa bỏ đói
nghèo cùng cực và thiếu đói, phổ cập giáo dục tiểu học, giảm tỷ lệ tử
vong ở trẻ em, nâng cao sức khỏe bà mẹ, vệ sinh môi trường… ở các vùng
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn thấp. (Ảnh: sinhcafe.vn)
Đây là thông điệp được đưa ra
tại “Diễn đàn Phát triển dân tộc thiểu số 2015” do Hội đồng Dân tộc Quốc
hội, Văn phòng Chính phủ và Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)…
phối hợp tổ chức sáng 9/12 tại Hà Nội.
Nội dung chính của diễn tập trung bàn
thảo việc triển khai các mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số trong các
kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2016-2020.
Vùng dân tộc và miền núi chiếm gần 3/4
diện tích tự nhiên của Việt Nam, là địa bàn sinh sống của 54 dân tộc,
trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 13 triệu người, chiếm 14,28%
dân số cả nước. Nhưng 53 dân tộc thiểu số luôn bị thiệt thòi, tỷ lệ đói
nghèo rất cao, do hầu hết ở các vùng sâu, vùng xa, núi cao nên những
phúc lợi mà họ được hưởng rất ít, nhiều nơi còn chưa có điện, chưa phủ
sóng điện thoại, chưa có nước sạch, chưa có đường nông thôn, chưa có
trường học, trạm y tế…
Mặc dù công tác xóa đói, giảm nghèo đối
với dân tộc thiểu số đã đạt được một số kết quả, nhưng theo ông Danh Út,
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội thì có một thực tế vẫn rất đáng
quan tâm là ở các vùng dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm đến
47%, trong khi họ chỉ chiếm chưa đến 15% dân số cả nước, số hộ dân tộc
thiểu số tái nghèo còn rất phổ biến…
Ông Sơn Phước Hoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
dân tộc Chính phủ cũng thừa nhận rằng đến nay Việt Nam vẫn còn phải đối
mặt với rất nhiều thách thức mới có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra,
đối với dân tộc thiểu số đang còn cách khá xa so với mặt bằng chung của
cả nước. Nhiều chỉ tiêu liên quan đến xóa bỏ đói nghèo cùng cực và
thiếu đói, phổ cập giáo dục tiểu học, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, nâng
cao sức khỏe bà mẹ, vệ sinh môi trường… ở các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống còn thấp.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng,
hầu hết chính sách mới chỉ mang tính hỗ trợ, thậm chí một số chính sách
là bao cấp, cho không… nên một bộ phận người nghèo dân tộc thiểu số chỉ
trông chờ, ỷ lại vào nhà nước và xã hội mà không chủ động vươn lên khi
được tiếp động lực. Một số chính sách trùng lặp về đối tượng, địa bàn
thụ hưởng. Chính sách đề ra còn có quá nhiều đầu mối dẫn đến nguồn lực
bị phân tán, dàn trải, thiếu minh bạch, rõ ràng về đối tượng thụ hưởng;
mục tiêu đặt ra lớn, nhưng nguồn lực bố trí lại không đủ, thậm chí có
chính sách không được bố trí vốn… Quy trình xây dựng chính sách còn
nhiều bất cập, nhiều chính sách xây dựng chưa thực sự dựa trên nhu cầu
của đồng bào dân tộc thiểu số, chưa tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của
các cơ quan, bộ, ngành liên quan và ở cơ sở cũng như của các đối tượng
được thụ hưởng chính sách.
Vì vậy, ông Danh Út cho rằng, chính sách
ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng kinh tế – xã hội đặc
biệt khó khăn cần phải được thể hiện mạnh mẽ bằng các chỉ tiêu cụ thể
trong các chương trình, chính sách cụ thể trong giai đoạn phát triển
2016-2020…
Theo Đại sứ Ireland tại Việt Nam – Caits
Moran, giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt tới ngưỡng cần phải có một cách
tiếp cận dựa trên sự khác biệt và bản sắc của các nhóm đối tượng. Trong
quá trình lập kế hoạch, thực hiện chính sách và ra quyết định đối với
các dân tộc thiểu số trong 53 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau cần thấu
hiểu họ là ai, họ đang đối mặt với những khó khăn và nhu cầu ưu tiên của
họ là gì. Đáp ứng điều đó, cần phải có cách tiếp cận mới, cởi mở và đưa
ra các sáng kiến phù hợp, đảm bảo các nhu cầu của người dân tộc thiểu
số do chính họ đề xuất dựa trên những bằng chứng, hay kết quả nghiên cứu
phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu
số.
Thành Long
Sếp ngân hàng làm thất thoát 966 tỷ đồng: 'Tôi chỉ là nạn nhân'
Trả
lời toà về việc làm thất thoát số tiền lớn, nguyên giám đốc Agribank Chi
nhánh 6 thừa nhận sai phạm, song cho rằng mình "chỉ là nạn nhân của
hành vi lừa đảo".
Đến chiều 22/10, VKS mới công bố xong cáo trạng vụ đại án làm thất
thoát gần 1.000 tỷ đồng xảy ra tại ngân hàng Agribank Chi nhánh 6 (TP
HCM).
Là người đầu tiên được thẩm vấn, bị cáo Dương Thanh Cường (nguyên tổng
giám đốc và giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tấn Phát) thừa nhận
hành vi phạm tội như cáo trạng.
Theo đó, Thanh Cường đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ vay, tài sản thế
chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ (và trụ sở
công ty của Cường tại 44 An Dương Vương, quận 8, để vay 170 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6. Hồ sơ này không đủ điều kiện thế chấp.
Chỉ một tháng sau bị cáo tiếp tục vay 628 tỷ đồng để thực hiện dự án
khu biệt thự nhà vườn, thế chấp bằng 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất mà Cường thu mua của người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng
và 3 bất động sản khác. Toàn bộ số tiền vay được, Cường dùng để trả các khoản nợ trước đó và đầu tư bất động sản nhưng thua lỗ.
Nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 6 cho rằng mình chỉ là nạn nhân
của hành vi lừa đảo do Cường và đồng phạm thực hiện. Ảnh: Hải Duyên.
Trả lời xét hỏi của toà, bị cáo Thái Cường (nguyên giám đốc Công ty
TNHH đầu tư xây dựng Tấn Phát), Phạm Hoàng Thọ (nguyên phó giám đốc Công
ty TNHH sản xuất xây dựng thương mại Thanh Phát) thừa nhận hành vi phạm
tội nhưng cho rằng, các bị cáo chỉ là người làm công ăn lượng, tất cả
đều thực hiện theo chỉ đạo của Thanh Cường.
Đối với nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 6 Hồ Đăng Trung, cáo trạng xác định, bị cáo dù biết hồ sơ của Thanh Cường không đủ điều kiện nhưng vẫn ký duyệt cho vay đến 2 lần với số tiền cực lớn. Trả lời toà về hành vi sai phạm, ông
Trung thừa nhận sai phạm dẫn đến thất thoát số tiền 966 tỷ đồng. Tuy
nhiên, bị cáo cho rằng không cố ý mà là nạn nhân của hành vi lừa đảo do
Thanh Cường và đồng phạm thực hiện.
Bị cáo Hồ Văn Long (nguyên trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh 6),
Trương Quốc Bảo, Trương Nhật Quang (nguyên cán bộ tín dụng Agribank Chi
nhánh 6) thừa nhận có vi phạm quy định về cho vay như cáo buộc của
VKSND Tối cao. Tuy nhiên, theo bị cáo Quang, còn nhiều tình tiết trong
biên bản làm việc khi điều tra bổ sung chưa được đưa vào cáo trạng.
Riêng bị cáo Nguyễn Hoàng Quốc Thụy không đồng ý với cáo buộc đưa tài
sản không hợp lệ vào hợp đồng thế chấp. Cựu nhân viên tín dụng này cho
rằng không thực hiện đúng quy trình nhưng "việc phê duyệt là do cấp trên
chỉ đạo". Sau khi thực hiện hợp đồng tín dụng với công ty của Thanh
Cường, Thụy đã nghỉ việc tại Agribank Chi nhánh 6.
Bị cáo Thái Cường khai được Thanh Cường thuê là Giám đốc Công ty
Tấn Phát tuy nhiên ông không biết gì, chỉ ký các giấy tờ theo chỉ đạo
của Tổng giám đốc. Ảnh: Hải Duyên.
Trả lời HĐXX về việc hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi lập hồ sơ vay 170 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6, Thanh Cường cho biết, khoảng tháng 9/2007đã
chỉ đạo cho Thái Cường mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời
tại lô đất số 10 Âu Cơ, quận Tân Phú của Công ty Đông Phương để thế
chấp. Cùng với bất động sản khác tại 44 An Dương Vương do công ty của
Cường đứng tên.
Sau khi được giải ngân, Cường mượn lại giấy tờ đất đang thế chấp để đi
làm thủ tục. Tuy nhiên, sau khi làm được giấy tờ, Cường nghe nói
Agribank không đồng ý cho vay tiếp nên ông ta nảy sinh ý định không trả
lại tài sản thế chấp này mà mang sang Ngân hàng Phương Nam để vay hơn
15.000 lượng vàng.
"Thời điểm đó, nếu ngân hàng không cho vay, dự án xây Trung tâm thương
mại tại số 10 Âu Cơ sẽ bị thiệt hại nặng", Cường khai động cơ và cho
biết sau khi bị Agribank liên tục đòi lại giấy tờ lô đất đã dùng 13 tài
sản khác để bù cho ngân hàng.
Phiên tòa ngày mai sẽ tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo liên quan đến khoản vay 170 tỷ đồng của Agribank.
Hải Duyên
Vì sao doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận vốn ngân hàng?
BizLIVE - 23 Tháng Chín 2014
-
Thiếu tài sản thế chấp, tình hình tài chính không minh bạch, khó khăn
chồng chất trước bối cảnh kinh tế khó khăn…khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) vốn đã khó tiếp cận ngân hàng lại càng khó hơn khi gõ cửa nhà
băng, dù cầu vốn tăng.
Theo số liệu của NHNN, chỉ có hơn 1/3 DNNVV (chưa đến 36%) trong số các
doanh nghiệp đang hoạt động có tiếp cận vốn ngân hàng. Thực tế, các
DNVVN khó tiếp cận được vốn vay ngoài nợ xấu tăng và hết tài sản đảm
bảo, một phần do tăng trưởng
tín dụng bị hạn chế trong những năm gần đây.
Tất nhiên là với DNVVN cũng có những hạn chế của nó và không phải doanh
nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân
hàng. Ðáng chú ý là trước bối cảnh nợ xấu tăng hiện nay, các NHTM cũng
sẽ phải thận trọng khi trao vốn.
Nhưng theo TS. Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNVVN Việt Nam, trong bối
cảnh hiện nay, ngân hàng thừa, nghiệp đói vốn vốn hiện nay cũng cần có
chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp výợt quá khó khãn.
Cũng theo TS. Kiêm, hiện nhiều ngân hàng đã huy động đủ vốn vay nhưng
đầu ra lại đang hạn chế, do nợ xấu và nhu cầu vốn của doanh nghiệp tốt
không tăng.
Vì thế, các ngân hàng đành dùng nguồn vốn đó để mua trái phiếu Chính
phủ với lãi suất thấp hơn. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất ngày càng tăng
cao cũng khiến cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn.
Nhiều DNVVN chỉ còn hoạt động cầm chừng và nhiều DNVVN đang đứng trước
bờ vực phá sản. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng 8
tháng đầu năm, tín dụng tăng chưa đến 6%, dù thanh khoản của ngân hàng
đã được cải thiện đáng kể.
Vốn khả dụng bắt đầu dôi dư ở các nhà băng lớn, nhưng rất khó để cho vay ra.
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm dần trong thời gian
gần đây. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay giảm nhiều chỉ áp dụng cho đối
tượng khách hàng tốt và ngân hàng cũng có sự chọn lọc khá kỷ, tìm doanh
nghiệp khỏe mới có thể trao vốn.
Ðiều đó cũng có nghĩa, chỉ với DNVVN đáp ứng được các điều kiện tín
dụng của NH mới có thể vay được vốn lãi suất ưu đãi, chứ không phải
doanh nghiệp nào cũng được sử dụng vốn rẻ.
“Các DNVVN sẽ khó khăn hơn khi muốn vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh
doanh và không thể kỳ vọng tiếp cận được vốn giá rẻ để giảm chi phí
trong hoạt động”, T.S Kiêm nói và cho rằng, ngoài chính sách giảm lãi
suất, thuế và các ưu đãi DNVVN, ngân hàng cũng nên có chính sách cho vay
tín chấp để tháo gỡ khó khãn về vốn cho DNVVN dựa trên kết quả xếp hạng
tín nhiệm của từng NHTM ðối với doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản
lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng, để khơi thông được dòng chảy
tín dụng, hỗ trợ vốn cho DN sản xuất, kinh doanh, nhất là các DNVVN,
phía NHTM phải có sự chủ động xếp hạn tín nhiệm cho vay, nhưng doanh
nghiệp cần minh bạch thông tin hoạt động.
Theo TS. Thành, lãi suất hiện không còn là áp lực quá lớn đối với doanh
nghiệp, nhưng cái khó đó chính là nợ xấu tăng, ngân hàng ngại đẩy mạnh
vốn cho vay. Trong khi, cái khó của doanh nghiệp hiện nay chính là tồn
kho tăng, hết tài sản đảm bảo và có nợ xấu nên không thể tiếp cận được
vốn, nhất là với DNVVN.
Nhưng với quỹ bảo lãnh tín dụng của Việt Nam còn quá mỏng. Thực tế, đối
với các DNVVN để tiếp cận với Quỹ bảo lãnh tín dụng là điều hết sức khó
khăn, trong khi đó nhu cầu vốn của những doanh nghiệp này để đầu tư,
phát triển, kinh doanh là rất lớn.
“Ở Việt Nam quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập nhiều và tiếp tục
sửa đổi, nhưng kết quả đạt được rất hạn chế. Bởi không có độ dày về vốn.
Nhưng theo tôi, vấn đề quan trọng hơn trong việc bảo lãnh tín dụng là
năng lực và tính minh bạch cũng như rủi ro và hiệu quả trong quá trình
bảo lãnh ở mức có thể chấp nhận được. Có như vậy thì không chỉ có vai
trò nhà nước mà các tổ chức tư nhân cũng có thể tham gia thành lập Quỹ
bảo lãnh tín dụng để có thể hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với
các NHTM hiện nay cũng cần có sự thay đổi về cách nhìn đối với các DNVVN
và đây chính là thị trường và lợi nhuận của mình”, TS. Thành nói.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét