Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 55/c

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bao cao su 200 tuổi làm từ ruột cừu đắt nhất thế giới

Chiếc bao cao su với chất liệu khác thường là thước đo cho sự giàu có cách đây 200 năm.
    bao-cao-su-200-tuoi-lam-tu-ruot-cuu-dat-nhat-the-gioi
    Chiếc bao cao su bằng ruột cừu có giá 462 USD. Ảnh: Catawiki.
    Mirror hôm 17/2 đưa tin, chiếc bao cao su làm từ ruột cừu được sử dụng vào thế kỷ 18 - 19. Đạt mức giá kỷ lục 462 USD khi bán qua mạng, chiếc bao cao su lâu đời này thực sự hiếm và chỉ có một số mẫu tương tự được lưu giữ trong các viện bảo tàng.
    Bao cao su ở thời Trung Cổ thường được làm từ ruột cừu, lợn, bò và dê. Do giá đắt và việc sản xuất đòi hỏi nhiều thời gian, chúng chỉ dành cho những người giàu có. Sau khi bao cao su giá rẻ ra đời vào thế kỷ 19, bao làm từ ruột cừu không còn được sử dụng.
    Buổi bán đấu giá trên trang Catawiki thu hút nhiều sự quan tâm, khiến chiếc bao cao su đạt giá bán cao gấp đôi so với ước tính ban đầu và trở thành sản phẩm đắt nhất thế giới.
    Chiếc bao cao su tìm thấy ở Pháp dài tới 19 cm. Những mẫu bao khác cùng thời đang được bảo tồn chỉ dài 15 cm. Chiều dài trung bình của bao cao su ngày nay là khoảng 18 cm.
    "Chiếc bao cao su cổ làm từ ruột cừu thực sự đáng chú ý. Nó giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về lịch sử và cách con người tiến hóa theo thời gian. Do đó, trong suốt buổi đấu giá, có rất nhiều bảo tàng bày tỏ hứng thú", đại diện trang Catawiki cho biết.
    Người trả giá cao nhất đến từ Amsterdam, Hà Lan. Theo Catawiki, người mua này không cho biết sẽ làm gì với chiếc bao cao su.
    Phương Hoa

    Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao

    00:14:54 07/01/2013

      Hệ thống sưởi ấm, phòng tắm hơi, tháp thông gió...

      Chúng ta đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi con người biết sử dụng nhiên liệu sinh học để đốt cháy cách đây hơn 800.000 năm. Thiết kế xanh, đổi mới bền vững, năng lượng thay thế là những cụm từ được đặt ra gần đây nhưng thực chất đã được áp dụng từ hàng chục ngàn năm trước. 

      Trung Quốc cổ đại đã sử dụng năng lượng Mặt trời để sưởi ấm và nấu ăn, người Mỹ bản địa sử dụng suối nước nóng như nguồn tái tạo năng lượng địa nhiệt để nấu ăn và chữa bệnh, còn người Ai Cập sử dụng năng lượng gió trong việc xây dựng kim tự tháp. 

      Dưới đây là những phát kiến vô cùng sáng tạo về địa nhiệt, gió, nước và năng lượng Mặt trời từ khắp nơi trên thế giới thời cổ đại.

      1. Cối xay gió của Ba Tư cổ đại

      Thiết kế cối xay gió đầu tiên được biết đến cách đây 3.000 năm vào thời Ba Tư cổ đại, nơi chúng được sử dụng để xay ngũ cốc và bơm nước. Các cây sậy được xếp lại với nhau để tạo ra các mái chèo thẳng đứng quay quanh một trục trung tâm. 

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 1

      Các bức tường bên ngoài được đặt cẩn thận để đảm bảo rằng gió có thể điều khiển hệ thống hai chiều theo hướng mong muốn. 

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 2

      Tất nhiên, việc sử dụng năng lượng gió trong việc điều khiển thuyền buồm có trước cả những phát minh về cối xay gió, nhưng đây là phát kiến đầu tiên sử dụng gió để tự động hóa các công việc thủ công hàng ngày.

      2. Tháp thông gió thời Ba Tư cổ đại

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 3

      Người Ba Tư cổ đại là một trong những "kiến trúc sư" đầu tiên tạo ra tháp thông gió và hệ thống làm mát phức tạp nhất từng tồn tại. 

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 4

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 5
      Nắm bắt được sự kết hợp giữa sự chênh lệch áp suất không khí, kết cấu định hướng và vận hành nước, những cấu trúc đón gió giúp điều chỉnh nhiệt độ khắc nghiệt nhất của môi trường sa mạc thành những đêm mát mẻ, giải tỏa những ngày nóng.

      3. Hệ thống dẫn nước trọng lực của La Mã cổ đại

      Người La Mã được biết đến với nhiều công trình kiến trúc khổng lồ với kỹ thuật khéo léo nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến hệ thống cống dẫn nước sử dụng trọng lực để cung cấp nước và thoát chất thải. 

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 6
      Các thủy lộ cũng là một ví dụ đầu tiên của việc dẫn nước cho các mỏ, các lò rèn, các nhà máy và phòng tắm. 

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 7

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 8

      Nước được sử dụng trong khai thác thủy lực, nghiền, rửa quặng và có khả năng vận hàng búa để nghiền nát quặng và quay bánh xe nước.

      4. Hệ thống dẫn nước của Jerusalem cổ đại

      Với vị trí cao, cách xa các nguồn nước bề mặt dồi dào, thành phố cổ Jerusalem đã dựa trên các sông ngầm và nhiều nguồn nước khác để tiếp cận các nguồn nước ngầm cách đây gần 15.000 năm. Đến nay, họ vẫn còn giữ được các giếng ngầm có niên đại từ thế kỷ thứ 12 TCN. 

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 9
      Thành phố ngày càng phát triển nên việc sử dụng nước và xây dựng hệ thống tái sử dụng nước là điều cấp thiết.

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 10

      Nước bẩn được lưu giữ trong các lưu vực nhỏ và thường được sử dụng để dội chất thải như các cống hiện đại bây giờ, nhưng đôi khi cũng được dùng để tưới cây trong vườn, trong khi các hạt bụi được lọc để cung cấp phân bón ở xung quanh.

      5. Phòng tắm hơi của La Mã cổ đại

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 11
      Người La Mã cổ đại sử dụng năng lượng địa nhiệt gián tiếp để đun nước nóng, sử dụng cho phòng tắm và để sưởi ấm. Thành phố như Pompeii có núi lửa ở bên dưới đã sử dụng triệt để nguồn năng lượng này.

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 12

      Các dự án năng lượng nhiệt này luôn bị giới hạn bởi vị trí và phụ thuộc vào khoảng cách đến những địa điểm quanh núi Vesuvius - nơi có dòng magma nóng gần với bề mặt Trái đất. 

      6. Hệ thống sưởi ấm của Hy Lạp cổ đại

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 13

      Khi người Hy Lạp cổ đại bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu nhiên liệu (giống nhiều nước đương đại phương Tây), họ bắt đầu suy nghĩ đến việc làm thế nào để thiết kế tòa nhà nhằm tối đa hóa quá trình hấp thu nhiệt và duy trì trong suốt những tháng mùa đông.

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 14

      Về thời cổ đại xem phát minh đỉnh cao 15

      Họ bắt đầu định hướng các tòa nhà và lưới điện toàn thành phố theo hướng tiếp xúc với phía Nam để nắm bắt các tia Mặt trời từ thấp đến cao trong các thời điểm lạnh nhất trong năm. 

      Cuối cùng họ đã tiến một bước xa hơn bằng cách thêm kính cửa sổ để giữ lại nhiệt nhiều hơn.


      Bạn có thể xem thêm:

      Theo Bích Ngọc / Mask Online
       

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét