Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 240
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bộ Giao thông Vận tải: Trong tháng 2 phải công khai giảm giá cước vận tải
(VietQ.vn) - Thứ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Hồng Trường yêu cầu, phải giảm giá cước taxi và vận tải khách
tuyến cố định. Trong tháng 2, phải công khai việc giảm giá cước.
Tại cuộc họp với các
đơn vị vận tải về vấn đề giảm giá cước ngày 22-2, lãnh đạo Bộ Giao
thông vận tải đã thẳng thắn yêu cầu các DN phải tính toán giảm giá cước
taxi và vận tải khách tuyến cố định. Trong tháng 2, phải công khai việc
giảm giá cước vận tải ở tất cả các thành phố trên địa bàn cả nước, có
khuyến cáo cho người dân cung đường này thì mức giá cước khoảng bao
nhiêu để người dân biết, lựa chọn.
Bức xúc vì giá cước vận tải chưa giảm
Tại cuộc họp, Thứ trưởng phụ trách Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã đề nghị các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp
(DN) có sự phân tích, đánh giá để đưa ra định hướng cụ thể trong việc
điều chỉnh giá cước vận tải tương ứng với mức dao động của giá xăng dầu.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các doanh nghiệp phải giảm giá cước. Ảnh ST
Thứ trưởng Trường cho biết, hiện giá
cước vận tải, đặc biệt là giá taxi chưa giảm theo xăng dầu khiến dư luận
bức xúc. Vì vậy, ông Trường đề nghị các đơn vị vận tải phải có định
hướng cụ thể trong việc điều chỉnh cước vận tải tương ứng với giá xăng dầu.
Theo ông Trường, dù nhiều doanh nghiệp
đã kê khai giảm giá nhưng chưa được như kỳ vọng của người dân. Ông đề
nghị các Hiệp hội và doanh nghiệp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, phải coi đó là văn hoá doanh nghiệp và yêu cầu phải giảm giá ngay.
Bên cạnh đó ông Trường cũng thừa nhận,
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính có trách nhiệm khi để việc kê khai
thủ tục phức tạp, việc điều chỉnh đồng hồ taximet còn mất nhiều thời
gian.
Vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đề
nghị Bộ Tài chính sớm ban hành quy trình triển khai thực hiện kê khai
giá một cách đơn giản, thuận tiện nhất đồng thời đề nghị Hiệp hội vận
tải phối hợp với Vụ Vận tải, kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ về vấn đề kiểm định giá, niêm yết giá một cách phù hợp, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô-tô Việt Nam
Nguyễn Văn Thanh cho biết, mấy ngày qua, dư luận nói quá nhiều về chuyện
giá cước vận tải, bảo DN vận tải chây ỳ, móc túi người tiêu dùng
khiến chúng tôi rất đau lòng. Tôi cảm thấy bị xúc phạm. Phần lớn DN vận
tải làm ăn nghiêm túc nhưng đều bị mang tiếng. Vì thế cần phải phân
loại, chỉ mặt đặt tên những DN làm ăn chụp giật. Mỗi DN có phương thức
quản lý và đầu tư khác nhau nên điều chỉnh cước cũng khác nhau.
Ông Thanh cũng thẳng thắn nhận định: Cái
dở nhất của các DN taxi là cơ chế khoán cho lái xe. Chính cơ chế đó nên
giá xăng giảm thì lái xe có lợi còn xăng dầu tăng thì họ đình công.
Việt Nam có hơn 80 triệu người nên số người đi taxi rất lớn. Để phục vụ
người dân tốt hơn thì DN phải đổi mới phương thức quản lý chứ không thể
khoán trắng cho lái xe.
Theo ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vận
tải (Bộ GTVT), trong năm 2015, phần lớn các DN trên cả nước đã kê khai
giảm giá cước vận tải, mức giảm phổ biến từ 3-5% trên mỗi lần kê khai.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn còn nhiều DN vận tải chưa giảm giá
hoặc chỉ giảm chiếu lệ. Đại diện Ban Giá thuộc Sở Tài chính Hà Nội cho
biết, hiện cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ kê khai giảm giá cước của 51
DN trên địa bàn, trong đó phần lớn kê khai lại giá cước nhưng vẫn giữ
nguyên giá kê khai liền kề trước đó.
Trong nhiều lý do không giảm giá được
các DN đưa ra, lý do được nhiều DN “vin” vào nhất là chi phí đầu vào
ngoài nhiên liệu đã tăng cao hơn mức giảm của xăng dầu, ví dụ như từ
ngày 1-1-2016, lương tối thiểu vùng tăng lên, dẫn đến chi phí bảo hiểm
cũng tăng, ngoài ra chi phí cầu đường cũng điều chỉnh tăng.
Việc trạm BOT làm tăng giá thành đầu vào
của nhiều doanh nghiệp vận tải là rõ ràng, ví dụ như Hà Nội - Hải
Phòng, Hà Nội - Thái Bình có tới bốn trạm thu phí, một lượt đi xe con
hết 140 nghìn đồng tiền cầu đường, với các DN vận tải hàng hóa, chi phí
cầu đường và chi phí nhiên liệu là tương đương nhau.
Lý do không giảm giá cước còn được các
DN “đồng thanh” kêu khó nữa là sự nhiêu khê trong mỗi lần kê khai tăng,
giảm giá cước. Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh cho
biết, các hãng cũng không muốn tăng hay giảm giá, vì mỗi lần điều chình
tốn kém rất nhiều.
Mặc dù các DN kêu khó nhưng Bộ GTVT vẫn
kiên quyết cho rằng, xăng dầu chiếm đến 25-35% chi phí vận tải thì dứt
khoát xăng dầu giảm, cước vận tải phải giảm, tùy theo mức độ, không thể
vin vào những lý do này kia để không giảm cước.
Hoàn thiện quy định về cước vận tải
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho
biết, hiện hai Bộ GTVT và Tài chính đang xin ý kiến các cơ quan liên
quan dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư liên tịch 152 hướng dẫn thực hiện
cước vận tải bằng ô-tô theo hướng bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân
và DN, đồng thời nâng cao hiệu quả của quản lý NN.
Trong đó, dự kiến khi giá nhiên liệu
giảm đến 20% các DN phải tự động giảm, không cần phải ra văn bản để giục
nữa, nếu DN nào không giảm sẽ xử phạt. Dự thảo cũng đang tiếp thu các ý
kiến và xem xét kỹ việc có thể cho phép các doanh nghiệp taxi tự điều
chỉnh đồng hồ hay không. Theo kế hoạch, Thông tư này sẽ được ban hành
vào đầu tháng 4-2016.
Chây ỳ không chịu giảm giá cước vận tải, người tiêu dùng bức xúc. Ảnh ST
Tuy nhiên, các địa phương cần chỉ đạo
mạnh và quyết liệt hơn nữa trong kiểm tra và xử lý vi phạm về giá cước
vận tải tại địa phương mình. Thứ trưởng Trường cũng yêu cầu, ngay sau
cuộc họp này, các DN phải tính toán giảm giá cước taxi và vận tải khách
tuyến cố định. Trong tháng 2, phải công khai việc giảm giá cước vận tải ở
tất cả các thành phố trên địa bàn cả nước, có khuyến cáo cho người dân
cung đường này thì mức giá cước khoảng bao nhiêu để người dân biết, lựa
chọn.
Các sở GTVT cần có hướng dẫn việc kê
khai giá cước giảm phù hợp với giá xăng dầu cho các DN trên địa bàn mình
quản lý. Bộ GTVT cũng đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành quy trình để
triển khai việc kê khai giảm giá cước vận tải một cách đơn giản, thuận
tiện hơn nữa cho DN.
Vậy làm thế nào để cơ quan quản lý nhà
nước dễ dàng trong việc quản lý, còn doanh nghiệp thì tự giác điều chỉnh
giá giảm cước khi giá nhiên liệu giảm? Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp
hội Taxi Hà Nội kiến nghị, để thuận lợi và tiết kiệm thời gian, nếu thay
đổi giá cước 5%-7% thì không cần kê khai, và 7% trở lên mới phải làm hồ
sơ đăng ký.
Ông Đào Minh Dương, Chủ tịch hãng taxi
Vinasun lại cho rằng, cần “số hóa” về giá cả vận tải, giá xăng dầu chiếm
20-30% trong giá cước vận tải, vậy thì cứ căn cứ vào mức điều chỉnh của
xăng dầu để tăng giảm cước vận tải tương ứng, tuy nhiên giá vận tải chỉ
được lên xuống khi xăng dầu tăng hoặc giảm 10% trở lên.
Đặc biệt, các DN đều kiến nghị các cơ
quan nhà nước phải rà soát lại thủ tục hành chính theo hướng đơn giản
hóa, giao quyền chủ động cho các DN vận tải. Bên cạnh đó, phải xác định
khoản mục trong kinh doanh vận tải của từng loại hình, từng luồng tuyến,
từng địa phương và có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm minh các DN vi
phạm.
Về quản lý doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn
Thanh cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần có quy định về quản trị
DN rõ ràng hơn. Thí dụ, taxi là loại hình vận tải liên quan trực tiếp
tới người dân đặc biệt là các TP lớn với khoảng trên 300.000 xe taxi
đang hoạt động, nếu tiếp tục khoán trắng cho tài xế như hiện nay thì rất
khó quản lý giá, bởi giá xăng dầu giảm thì lái xe được lợi chứ doanh
nghiệp không được gì.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM Tạ
Long Hỷ, giá cước taxi tại TP HCM đã giảm 300-500 đồng/km sau đợt giảm
giá xăng ngày 18/2. Ông khẳng định, giá nhiên liệu tăng - giảm từ 10-12%
thì giá cước taxi sẽ được điều chỉnh tăng - giảm từ 2,5-3%.
Còn đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến
nghị các Bộ, ngành thay đổi tư duy quản lý giá cước vận tải, tiếp tục
sửa đổi hoàn thiện quy định hướng dẫn thực hiện cước vận tải của xe ô tô
và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Ông cho biết, các doanh nghiệp taxi tại Hà Nội đang trong tiến hành các khâu giảm giá cước, giảm từ 300-500 đồng/km.
Về những vấn đề này, thứ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải Lê Đình Thọ cho rằng để doanh nghiệp có được sự chấp thuận
về giá từ cơ quan quản lý là không đơn giản.
Vì vậy, Bộ Tài chính cần công khai, minh bạch, giảm thủ tục để doanh nghiệp có thể giảm giá cước phù hợp với giá xăng dầu.
Đánh giá về tình hình giá cước, Phó Cục
trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính Nguyễn Thị Thúy Nga cho biết, trong
thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp đều chấp hành tốt các quy định
về giá, có nhiều doanh nghiệp điều chỉnh giảm cước khi giá nhiên liệu
giảm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp không điều chỉnh.
Thời gian tới, Cục sẽ xem xét, sửa đổi
các quy định về giá cước, đồng thời mong muốn Bộ Giao thông Vận tải sớm
tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp, Hiệp hội để sớm ban hành Thông tư
phục vụ công tác quản lý có hiệu quả, phù hợp với thị trường.
Về việc các doanh nghiệp kiến nghị thủ
tục hành chính còn rườm rà, Cục ghi nhận và sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ
Giao thông Vận tải có những điều chỉnh để quản lý giá cước hiệu quả hơn.
Hồng Anh (T/h)
Ấn đền Trần có thực sự giúp thăng quan tiến chức?
(Kiến Thức) - Không biết tự khi nào, nhiều người
tin rằng mỗi năm xin được ấn đền Trần thì sẽ dễ được thăng quan tiến
chức nên cố xin cho bằng được.
Mỗi
năm vào đêm 14 tháng Giêng, hàng vạn người lại đổ về khu di tích đền
Trần ở ngoại ô thành phố Nam Định để dự hội khai ấn. Cũng không biết tự
bao giờ, người ta cho rằng xin được mảnh giấy có đóng cái ấn ở đền Trần
thì công danh sự nghiệp sẽ thăng tiến. Bởi vậy mấy năm trở lại đây, hội
khai ấn đền Trần càng ngày
càng thu hút đông người tới dự. Mỗi tờ giấy đóng cái ấn của nhà đền được
niêm yết giá tùy theo năm. Cũng do lượng người quá đông nên có năm đã
phát sinh các vấn đề đầu cơ giấy có đóng ấn.
Để có cái nhìn rõ ràng về hội khai ấn
đền Trần cũng như ý nghĩa của cái ấn này có phải là “linh vật” giúp
đường công danh hay không, chúng ta hãy nhìn thẳng vào trong gốc gác của
ngày hội này.
Cảnh lễ hội khai ấn. Ảnh: Vnexpress.
Trên nhiều trang báo, trang mạng lâu nay thường cho rằng hội khai ấn ở đền Trần
vốn là truyền thống từ thời các vua Trần còn trị vì. Theo đó, có thuyết
nói mỗi năm vào dịp tết Nguyên đán, các vua Trần từ Thăng Long về đất
tổ Thiên Trường ăn tết và vào đêm 14 tháng Giêng các vua Trần thường tổ
chức lễ khai ấn để chấm dứt kỳ nghỉ tết, bắt đầu công việc triều chính
trở lại. Có lẽ cũng vì quan niệm như thế, người ta tin rằng nếu xin được
tờ giấy có đóng ấn của vua Trần thì mọi việc trong quan trường, thương
trường sẽ hanh thông, thuận buồm xuôi gió.
Tuy nhiên trong các tài liệu lịch sử chính thống như Đại Việt sử ký, Đại Việt sử lược... đều không thấy nói gì đến tục khai ấn ở đền Trần. Mặt khác, các sách lịch sử, cũng hầu như không nói rằng hàng năm các vua Trần về Thiên Trường (Nam Định ngày nay) để ăn tết.
Trong bài viết "Về lệ khai ấn đền
Trần" đăng trên website Thuviennamdinh.vn (của Thư viện tỉnh Nam Định)
hai tác giả Trần Mỹ Giống và Dương Văn Vượng cũng viết: “Chúng tôi đã bỏ
nhiều thời gian tra cứu, nhưng không tìm thấy một bộ chính sử nào của
nước ta chép việc nhà Trần có lệ khai ấn đền Trần (Nam Định)”.
Hai tác giả cũng lần lượt liệt kê một
số ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên ngành của Nam Định được đưa ra
trong hội thảo “Lễ khai ấn đầu xuân tại đền Trần Nam Định – giá trị và
giải pháp bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc”. Theo đó, tất
cả các ý kiến của các nhà nghiên cứu địa phương đều không có một bằng
chứng bằng văn bản đáng tin cậy nào, chỉ dựa trên lời kể của các vị cao
niên.
Một vị du khách cầm trên tay tờ điệp có đóng ấn ghi chữ "Trần miếu tự điển". Ảnh: Tuổi trẻ.
Tuy vậy, hai tác giả cũng đưa ra một
tư liệu có liên quan đến nguồn gốc lễ hội khai ấn. Đó là bài thơ “Thập
tứ dạ quan khai ấn hội” (tức Đêm 14 xem hội khai ấn), của Đỗ Hựu được
chép trong cuốn 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Thiên Trường do Hội Văn
học Nghệ thuật Nam Định xuất bản năm 2010. Theo sử sách, Đỗ Hựu sinh năm
1441, quê xã Đại Nhiễm nay là xã Yên Bình, huyện Ý Yên, Nam Định. Ông
này đỗ Tiến sĩ năm 1478 đời Lê Thánh Tông.
Bài thơ chữ Hán được Dương Văn Vượng dịch thơ như sau:
Từng nghe ngày trước Trần Vương
Tức Mặc còn có tổ đường nơi đây
Dời về Vạn Khoảnh đất này
Khang thôn định trạch thảo ngay hòa hài
Lòng thành tế cá hôm mai
Khai ấn cầu vọng lâu dài yên vui
Đến nay đâu sánh ở đời
Dân thôn mãi mãi bày lời tạ ơn.
Đến đây giả dụ chúng ta cứ cho rằng
tục khai ấn có từ đời Trần như bài thơ của Đỗ Hựu thì một vấn đề nữa
phát sinh. Đó là khai ấn nào. Theo nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang trong
bài Tìm hiểu lệ khai ấn thì cái ấn khai vào đêm 14 tháng giêng là ấn
điển thờ ở miếu tổ nhà Trần. Ấn đó dành cho nhân dân đi lễ đầu năm, xin
tờ điệp có đóng ấn đem về nhà treo để trừ tà ma, cầu bình an khỏe mạnh,
mọi việc như ý.
Những năm gần đây, ban tổ chức lễ hội
đều sử dụng loại ấn điển thờ có chữ “Trần miếu tự điển” để đóng vào các
tờ giấy trong mỗi dịp hội khai ấn đầu xuân.
Như vậy, đối với tục khai ấn, bảo rằng
là việc làm nối tiếp truyền thống khai ấn để quay lại việc quan của vua
Trần thì chưa có căn cứ để chứng minh. Còn nếu mong rằng xin được ấn
thì công danh sẽ thuận lợi thì lại càng sai lầm. Bởi vì ấn đó ngày nay
chỉ đóng ấn điển thờ của tổ miếu nhà Trần với chữ “Trần miếu tự điển”.
Ấn đó như đã nói là có tác dụng trừ tà ma, cầu bình an khỏe mạnh. Mặt
khác, dù có xin được ấn triện dùng trong việc triều đình của vua Trần đi
chăng nữa thì có thuận công danh hay không cũng là do chính năng lực
của mỗi người. Không thể làm sai, làm hỏng mà vẫn mong “lên như diều” là
điều không thể có được.
Cuộc
chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa, v.v
sẽ được xem xét vào sách giáo khoa sắp biên soạn với dung lượng phù hợp.
Thứ
trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, sách giáo khoa hiện hành tuy
không đề cập đầy đủ nhưng cũng đã nói đến cuộc chiến tranh biên giới
Việt - Trung, chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia và một số nội
dung liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa.Các kiến thức này được đề cập ở bài học chính hay các bài đọc thêm.Tuy
nhiên, do hạn chế số trang sách giáo khoa trong khi nội dung cần truyền
đạt nhiều nên thông tin sự kiện được viết ngắn gọn, chưa thỏa mãn được
cả những nhà viết sách sử, thầy cô giáo và học sinh."Thông
qua nhiều kênh khác nhau, Bộ đã được nghe ý kiến của các chuyên gia,
nhà sử học về việc cần đưa nội dung các cuộc chiến tranh vào sách giáo
khoa với dung lượng phù hợp", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay.Trong
lúc chưa có bộ sách giáo khoa mới, Bộ khuyến khích các trường học, tổ
bộ môn sử đưa nội dung trên vào bài giảng, hoặc có thể là hoạt động
ngoại khóa, chuyên đề, như nhiều trường đã làm.
Ví dụ trường học
ở TP Đà Nẵng đã tổ chức đưa học sinh đến bảo tàng, lồng ghép nội dung
về chủ quyền biển đảo vào bài học và được các em hưởng ứng nhiệt tình.Trước
đó nhắc đến sự kiện 17/2/1979 khi Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh
biên giới của Việt Nam, nhiều người bày tỏ bất bình khi thông tin về
cuộc chiến chỉ có 11 dòng trong sách giáo khoa.Về
vấn đề này, GS.TS, Nhà giáo ưu tú Đỗ Thanh Bình đến từ Trường ĐH Sư
phạm Hà Nội trong một lần trả lời phỏng vấn đã cho rằng cuộc chiến tranh
biên giới 1979 đến nay đã hơn 30 “đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho
học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là
sự thật lịch sử”.Nhà sử học
Dương Trung Quốc phân tích: “Lịch sử là cái khách quan, không thể quên
được. Ngày nay, các bạn trẻ muốn quan tâm tới lịch sử dân tộc có nhiều
công cụ phương tiện tiếp cận. Cái cần làm là cung cấp cho các bạn phương
pháp khai thác, xử lí lịch sử như thế nào”.Ông
khẳng định: “Đây không phải là lúc bàn nên hay không nên đưa nội dung
cuộc chiến vào SGK. Chắc chắn phải đưa vào. Đề cập với lưu lượng, định
lượng và nội dung như thế nào phải bàn bạc kĩ, không thể che giấu sự
thật”.Đồng chủ biên cuốn
sách, GS Vũ Dương Ninh trả lời trên báo chí cho biết, ban đầu cuộc chiến
được viết chi tiết với 4 trang, nhưng sau đó vì khuôn khổ sách giáo
khoa quy định và chủ yếu vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội
dung này bị sửa đi sửa lại nhiều và bị cắt chỉ còn 11 dòng.
Những tác giả viết sách lúc bấy giờ cảm thấy không thỏa mãn, nhưng buộc phải chấp nhận.
Chiến tranh biên giới 1979 chỉ được ghi 11 dòng trong sách giáo khoa
Chiến tranh biên giới chỉ có 11 dòng trong SGK, chủ biên lý giải
Nguồn: Vietnamnet
- See more at:
http://m.vtc.vn/bo-giao-duc-se-dua-chien-tranh-bien-gioi-1979-hai-chien-hoang-sa-vao-sgk.538.596056.htm#sthash.ERkVfvA1.dpuf
Cuộc
chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa, v.v
sẽ được xem xét vào sách giáo khoa sắp biên soạn với dung lượng phù hợp.
Thứ
trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, sách giáo khoa hiện hành tuy
không đề cập đầy đủ nhưng cũng đã nói đến cuộc chiến tranh biên giới
Việt - Trung, chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia và một số nội
dung liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa.Các kiến thức này được đề cập ở bài học chính hay các bài đọc thêm.Tuy
nhiên, do hạn chế số trang sách giáo khoa trong khi nội dung cần truyền
đạt nhiều nên thông tin sự kiện được viết ngắn gọn, chưa thỏa mãn được
cả những nhà viết sách sử, thầy cô giáo và học sinh."Thông
qua nhiều kênh khác nhau, Bộ đã được nghe ý kiến của các chuyên gia,
nhà sử học về việc cần đưa nội dung các cuộc chiến tranh vào sách giáo
khoa với dung lượng phù hợp", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay.Trong
lúc chưa có bộ sách giáo khoa mới, Bộ khuyến khích các trường học, tổ
bộ môn sử đưa nội dung trên vào bài giảng, hoặc có thể là hoạt động
ngoại khóa, chuyên đề, như nhiều trường đã làm.
Ví dụ trường học
ở TP Đà Nẵng đã tổ chức đưa học sinh đến bảo tàng, lồng ghép nội dung
về chủ quyền biển đảo vào bài học và được các em hưởng ứng nhiệt tình.Trước
đó nhắc đến sự kiện 17/2/1979 khi Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh
biên giới của Việt Nam, nhiều người bày tỏ bất bình khi thông tin về
cuộc chiến chỉ có 11 dòng trong sách giáo khoa.Về
vấn đề này, GS.TS, Nhà giáo ưu tú Đỗ Thanh Bình đến từ Trường ĐH Sư
phạm Hà Nội trong một lần trả lời phỏng vấn đã cho rằng cuộc chiến tranh
biên giới 1979 đến nay đã hơn 30 “đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho
học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là
sự thật lịch sử”.Nhà sử học
Dương Trung Quốc phân tích: “Lịch sử là cái khách quan, không thể quên
được. Ngày nay, các bạn trẻ muốn quan tâm tới lịch sử dân tộc có nhiều
công cụ phương tiện tiếp cận. Cái cần làm là cung cấp cho các bạn phương
pháp khai thác, xử lí lịch sử như thế nào”.Ông
khẳng định: “Đây không phải là lúc bàn nên hay không nên đưa nội dung
cuộc chiến vào SGK. Chắc chắn phải đưa vào. Đề cập với lưu lượng, định
lượng và nội dung như thế nào phải bàn bạc kĩ, không thể che giấu sự
thật”.Đồng chủ biên cuốn
sách, GS Vũ Dương Ninh trả lời trên báo chí cho biết, ban đầu cuộc chiến
được viết chi tiết với 4 trang, nhưng sau đó vì khuôn khổ sách giáo
khoa quy định và chủ yếu vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội
dung này bị sửa đi sửa lại nhiều và bị cắt chỉ còn 11 dòng.
Những tác giả viết sách lúc bấy giờ cảm thấy không thỏa mãn, nhưng buộc phải chấp nhận.
Chiến tranh biên giới 1979 chỉ được ghi 11 dòng trong sách giáo khoa
Chiến tranh biên giới chỉ có 11 dòng trong SGK, chủ biên lý giải
Nguồn: Vietnamnet
- See more at:
http://m.vtc.vn/bo-giao-duc-se-dua-chien-tranh-bien-gioi-1979-hai-chien-hoang-sa-vao-sgk.538.596056.htm#sthash.ERkVfvA1.dpuf
Ngày 22/2, nhân dịp ngày Thầy thuốc VN (27/2), Bí thư
Thăng đã đến thăm GS.BS. Trẩn Đông A và nghe ông hiến kế nhiều vấn đề
nhạy cảm của ngành y tế
GS. BS Trần Đông A - Anh hùng Lao động, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện
(BV) Nhi Đồng 2 (TP.HCM) khi về hưu ông ngụ tại căn hộ trên địa bàn quận
2. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), chiều ngày 22/2, Tân Ủy viên
Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã dẫn đầu đoàn công
tác đến thăm GS.BS Trần Đông A.
Câu chuyện về các vấn đề nhạy cảm của ngành y tế được GS Trần
Đông A trao đổi thẳng thắn và chân tình với Tân Bí thư Thành ủy TP.HCM
Với việc xuất hiện của người đứng đầu thành phố, GS. BS Trần Đông A
rất xúc động. Vị giáo sư bày tỏ tin tưởng với phong cách làm việc “nói
đi đôi với làm”, lắng nghe ý kiến người dân của Bí thư Thăng, TP.HCM sẽ
có những bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, sớm trở thành
trung tâm kinh tế xã hội lớn trong khu vực như trước đây từng là “Hòn
ngọc Viễn Đông”. GS. BS Trần Đông A nhận định, hiện nay ngành Y học Việt
Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực ghép tạng.
Song theo GS. Đông A, việc dùng kháng sinh của người Việt còn khá tùy
tiện. Theo Luật Dược của Việt Nam, thì kháng sinh là loại thuốc phải
được bác sĩ khám bệnh, kê đơn mới được mua (hoặc cấp) và sử dụng. Tuy
nhiên, hiện việc dùng kháng sinh ở nước ta còn tuỳ tiện, nên người dân
cứ "trái gió trở trời" thì đến các điểm bán lẻ thuốc hợp pháp (nhà
thuốc, quầy thuốc) mua bao nhiêu cũng được.
Mặt khác, việc kê đơn thuốc kháng sinh của một số bác sĩ cũng chưa
được quản lý chặt chẽ, không làm các xét nghiệm cần thiết mà chỉ đoán
bệnh rồi kê đơn, nhiều khi lại dùng thuốc kiểu "bao vây" không làm kháng
sinh đồ. “ người Việt hiện đang thuộc top các nước sử dụng kháng sinh
bừa bãi. Những việc làm đó đã làm cho vi khuẩn lờn thuốc, kháng lại
kháng sinh ngày càng nhiều. Người bệnh thì kiệt quệ sức lực và tiền bạc
mà bệnh vẫn không khỏi, có khi còn gây tai biến (dị ứng; rối loạn tiêu
hoá;
hại gan, thận; suy tủy; đứt gân gót; sinh quái thai...), thậm chí tử
vong”, GS. Đông A nhận định.
Thực tế hiện nay, dù các phương tiện truyền thông không ngừng cảnh báo
việc sử dụng kháng sinh không đúng cách là mối nguy hiểm dẫn đến nhiều
hệ lụy cho sức khỏe, nhưng xem ra tình hình lạm dụng kháng sinh vẫn rất
đáng lo ngại. Việc cứ ốm là dùng thuốc kháng sinh sẽ khiến những căn
bệnh viêm nhiễm thông thường cũng không có thuốc điều trị trong tương
lai. Không chỉ có thói quen sử dụng trong gia đình điều trị kháng sinh
trực tiếp trên người mà ngay cả trong chăn nuôi.
GS. Trần Đông A nói với Bí thư Thăng rằng, cần thắt chặt lại Luật Dược
và Sở Y tế cũng cần giám sát chặt chẽ hơn nữa việc kê đơn, bán
thuốc,... “Nếu không được kiểm soát tốt, việc sử dụng các loại hoạt
chất, thuốc thú y trong chăn nuôi sẽ gây ra một nguy cơ rủi ro lớn cho
môi trường và sức khỏe con người”, GS. Đông A nói.
Đồng thời với tầm nhìn và kinh nghiệm lâu năm trong ngành y tế, GS.
Trần Đông A cũng nói đến vấn đề xã hội đang quan tâm, trong đó đặc biệt
là sự quá tải bệnh viện. Theo ông, cách chống quá tải bệnh viện không gì
tốt bằng phát triển hệ thống bác sĩ gia đình. “Nếu phát triển được hệ
thống bác sĩ gia đình, khi người dân có bệnh, bác sĩ gia đình sẽ là
người đầu tiên và trực tiếp thăm khám, biết được tình trạng bệnh, phân
loại bệnh, tư vấn để chuyển bệnh nhân đến bệnh viện nào, từ đó sẽ giải
quyết triệt để tình trạng người dân cứ có bệnh là tới bệnh viện gây
quá tải”, GS Đông A nói.
Để thực hiện điều này, ngành y tế TP.HCM cần đẩy mạnh đào tạo đội ngũ y
bác sĩ tại các trường y khoa và nâng cao chất lượng quản lý y tế tại
các quận huyện để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chuyển bệnh nhân đúng
tuyến.
Bí thư Thăng đã rất trăn trở sau khi nghe sự chia sẻ của GS Trần Đông
A. Ông nói, tình hình sử dụng kháng sinh bừa bãi của người Việt mà rất
mong GS "hiến kế". Ông mong, GS. Trần Đông A tiếp tục cống hiến cho sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, tại TP.HCM nói riêng.
Bí thư Đinh La Thăng nhận định, để xây dựng một thành phố văn minh, có
chất lượng cuộc sống tốt, hiện đại nghĩa tình thì sự nghiệp chăm sóc y
tế cho người dân đóng vai trò hết sức quan trọng. GS. Trần Đông A là tài
sản quý giá của quốc gia!
Trần Nguyên
Những bài học để đời từ cuộc khủng hoảng Triều Tiên
(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng Triều Tiên cung cấp
cho thế giới nhiều bài học để đời về quan hệ giữa các cường quốc và an
ninh ở Đông Á.
Đó là nhận định của học giả Zhiqun Zhu,giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bucknell ở Pennsylvania.
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thị sát một vụ phóng tên lửa.
Theo giáo sư Zhiqun Zhu, những người thực dụng trong quan hệ quốc tế tin
rằng các nước nhỏ ít cơ hội để có tiếng nói trong một thế giới bị chi
phối bởi các nước lớn, nhưng trong trường hợp Triều Tiên, xem ra “cái
đuôi đã được vẫy con chó” trong nhiều thập kỷ. Cuộc khủng hoảng Triều
Tiên gần đây cung cấp một số bài học để đời về quan hệ giữa các cường quốc và an ninh Đông Á.
Những bài học để đời
Trước hết, với sự suy thoái của môi trường an ninh ở Đông Bắc Á, không bên nào nổi lên trở thành người chiến thắng trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên, trong khi Trung Quốc và Mỹ là các bên thua cuộc lớn nhất.
Trong con mắt của nhiều nhà quan sát,
Trung Quốc đã không đóng vai trò được chờ đợi là một cường quốc có
trách nhiệm, đặt lợi ích riêng của nước này trên lợi ích toàn cầu. Nếu
Trung Quốc siết chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên, chế độ ở Bình
Nhưỡng sẽ sụp đổ và gây ra một làn sóng người tị nạn khổng lồ đổ vào
Trung Quốc và có thể dẫn tới một Bán đảo Triều Tiên thống chịu ảnh hưởng
của Mỹ. Đây là lý do vì sao Trung Quốc không chịu làm tê liệt nền kinh
tế của CHDCND Triều Tiên.
Nhưng Bắc Kinh sẽ phải trả giá cho
việc tiếp tục dung dưỡng cho Bình Nhưỡng. Nếu hệ thống chống tên lửa
THAAD được triển khai tại Hàn Quốc, tuần trăng mật Trung Quốc-Hàn Quốc
sẽ vĩnh viễn đi vào dĩ vãng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ nắm lấy cơ
hội để thúc đẩy thay đổi hiến pháp và theo đuổi chính sách quốc phòng
quyết đoán hơn, với việc Trung Quốc có thể là mục tiêu thực sự. Trong
một khoảng thời gian ngắn, Trung Quốc đã và đang phải đương đầu với
những thách thức về đạo đức, ngoại giao và chiến lược.
Tiến bộ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
cũng đánh dấu sự thất bại của chính sách đối ngoại Mỹ. Chính quyền
Obama đã đặt nhiều hy vọng vào Trung Quốc để phi hạt nhân hóa Triều
Tiên. Tin rằng Trung Quốc đang nắm giữ chìa khóa giải quyết vấn đề
CHDCND Triều Tiên, Washington chuyển tất cả trách nhiệm cho Trung Quốc
trong khi chờ đợi cho Triều Tiên sụp đổ hoặc thay đổi lập trường. Trên
cương vị nước lãnh đạo toàn cầu, Mỹ đã tỏ ra vô trách nhiệm khi trông
đợi Trung Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Các phân tử diêu hâu ở Mỹ sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng Triều Tiên để
chỉ trích chính sách “xoay trục” sang Châu Á của chính quyền Obama.
Nhưng bất cứ điều gì mà Mỹ có thể đạt được từ cuộc khủng hoảng tên
lửa-hạt nhân Triều Tiên đều không thể bù đắp những tổn thất bởi sự nghi
ngờ và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thứ hai, Trung Quốc và CHDCND Triều
Tiên không phải là đồng minh như các nhà quan sát và báo chí phương Tây
thường mô tả. Trên thực tế, CDHCD Triều Tiên không phải là chư hầu của
Trung Quốc và cũng không hề quan tâm đến thái độ của Trung Quốc. Thái độ
khinh thường CHDCND Triều Tiên cũng đang gia tăng ở Trung Quốc. Nhiều
người Trung Quốc coi Triều Tiên là một gánh nặng và là một hàng xóm khó
chịu thay vì một người bạn cũ. Nỗ lực vào phút cuối cùng của nhà ngoại
giao kỳ cựu Ngô Đại Vĩ nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng phóng vệ tinh thất
bại. CHDCND Triều Tiên không thích để cho Trung Quốc lên lớp. Bình
Nhưỡng bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Trung
Quốc, và phóng vệ tinh vào đêm giao thừa năm mới của. Cái hố rạn nứt
Trung-Triều đang ngày càng trở nên sâu rộng hơn.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần
đây với tờ New York Times, học giả Yan Xuetong của Đại học Thanh Hoa nói
rằng Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên không phải là đồng minh. Ông Yan
Xuetong lưu ý rằng kể từ năm 2013, Bắc Kinh đã coi quan hệ Trung
Quốc-CHDCND Triều Tiên là mối quan hệ bình thường giữa hai nhà nước. Học
giả Yan không phải là người đầu tiên công khai thực tế này. Trong
thực tế, không một quan chức hoặc nhà ngoại giao Trung Quốc nào trong
thời gian gần đây gọi Triều Tiên là một đồng minh. Điều này cho thấy cái
gọi là “đòn bẩy Trung Quốc” hầu như không có mấy tác dụng đối với Bình
Nhưỡng.
Thứ ba, đây không còn là một vấn đề
của Triều Tiên mà là vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù chia sẻ mục
tiêu một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân, nhưng cách tiếp cận của Mỹ và
Trung Quốc lại rất khác nhau, trong khi tầm nhìn của hai nước về tương
lai của Đông Á cũng không giống nhau. Từ CHDCND Triều Tiên đến Đài
Loan, từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông, hai cường quốc hàng đầu thế giới
này không thể hoặc không muốn thỏa hiệp. Cốt lõi của cuộc khủng hoảng
hạt nhân-tên lửa Triều Tiên là sự thiếu tin tưởng chiến lược giữa Mỹ và
Trung Quốc. Hai cường quốc này đã mất đi cơ hội đạt được một thỏa thuận
lớn để xây dựng lòng tin và thúc đẩy hòa bình ở Đông Nam Á.
Cuối cùng, thế giới bên ngoài đã đánh
giá thấp nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Nhiều người cho rằng nhà lãnh đạo
trẻ thiếu kinh nghiệm này khó có thể duy trì quyền lực lâu dài. Tuy
nhiên, trong hơn bốn năm sau khi kế vị người cha, nhà lãnh đạo trẻ họ
Kim dường như đã củng cố được vị trí của mình. Nhận thức đầy đủ mâu
thuẫn Mỹ-Trung Quốc, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thúc đẩy chương trình
hạt nhân của Triều Tiên một cách có tính toán. Trong khi Tổng thống Mỹ
Barack Obama theo đuổi "kiên nhẫn chiến lược" và Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình được nhấn mạnh "sự ổn định" ở Đông Bắc Á, nhà lãnh đạo Kim
Jong-un đã thúc đẩy công nghệ hạt nhân của Triều Tiên và tăng cường vị
thế ở trong nước.
Có người hy vọng rằng sau khi thử
nghiệm thành công vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa, ông Kim Jong-un ây
giờ có thể chuyển sự trọng tâm vào nền kinh tế Triều Tiên. Việc thực
hiện các chính sách phát triển kinh tế song song với chương trình hạt
nhân có thể sớm được thực hiện trong thời gian tới. Nhưng thế giới bên
ngoài không có cách nào biết được những toan tính thực sự của nhà lãnh
đạo trẻ Kim Jong-un. Điều duy nhất có thể dự báo về CHDCND Triều Tiên là
là chính sách không thể nào tiên đoán của nước này.
Cuộc khủng hoảng Triều Tiên cho thấy
những vấn đề sâu xa trong khu vực. Khi cộng đồng quốc tế có kế hoạch áp
đặt lệnh trừng phạt mới với hiệu quả đáng ngờ, tất cả các bên can dự cần
phải dành thời gian để suy nghĩ những vấn đề cơ bản và tăng gấp đôi nỗ
lực của mình để tăng cường an ninh khu vực.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Tình tiết khó hiểu vụ hai người đàn ông cùng nhảy cầu tự tử
(Kiến Thức) - Nạn nhân còn sống vụ 2 người đàn ông
nhảy cầu tự tử đang điều trị tại BV Quân y 7 trong tình trạng nặng và
không hợp tác với bác sĩ.
Thông tin mới nhất liên quan đến vụ hai người đàn ông cùng nhảy cầu tự tử ở Hài Dương, trao đổi với PV Kiến Thức,
Đại tá Đặng Văn Đạm, Trưởng công an Thành phố Hải Dương cho biết, đến
chiều ngày 22/2, vẫn chưa xác định được thân nhân các nạn nhân. Hiện thi
thể em nhỏ 6 tuổi, nạn nhân tử vong trong vụ tự tử đang được
lưu giữ tại nhà xác Bệnh viện Quân Y 7 (Phố Tuệ Tĩnh, TP Hải Dương). Nạn
nhân còn lại khoảng 36 tuổi hiện đang được điều trị tại Khoa Hồi sức
cấp cứu Bệnh viện Quân Y 7 trong tình trạng nặng.
Bệnh nhân đang được điều trị tại khoa HSCC, Bệnh viện Quân Y 7.
Trao đổi với PV, đại diện Bệnh viện
Quân Y 7 cho biết, trong sáng ngày 22/2, bệnh viện tiếp nhận 2 bệnh
nhân. Một thiếu niên tử vong đã được chuyển xuống nhà xác bệnh viện.
Bệnh nhân trung niên đang được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh
viện.
“Hiện bệnh nhân trong vụ nhảy cầu tự
tử đang điều trị trong Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện vẫn trong tình
trạng nặng. Khi tiếp nhận bệnh nhân chúng tôi đã đưa đi chiếu chụp, làm
xét nghiệm và điều trị. Tuy nhiên đến nay, bệnh nhân không hợp tác với
bác sĩ, không nói gì, cũng chưa có người nhà nào đến nhận”, vị đại diện
này cho biết.
Nói về trường hợp nếu người thân bệnh
nhân không đến, có ảnh hưởng đến quá trình điều trị hay không?, Đại tá,
bác sĩ Phạm Văn Khiêm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bệnh viện Quân Y 7 cho
biết: “Bệnh nhân nhập viện, chưa có người thân thì các bác sĩ vẫn làm
các thủ tục, tiến hành cấp cứu, điều trị theo đúng quy định về chuyên
môn. Chúng tôi sẽ làm hết khả năng của bệnh viện vì đó là trách nhiệm
của những người bác sĩ. Sau này người nhà đến, nếu là người dân thì vẫn
phải thanh toán viện phí. Trong trường hợp hoàn cảnh khó khăn, gia đình
làm đơn xin miễn, chúng tôi sẽ xem xét miễn phí một phần hay toàn bộ.
Trường hợp bệnh nhân tử vong, chúng tôi sẽ phối hợp với công an để tìm
người thân, báo chính quyền địa phương để lo hậu sự cho nạn nhân".
Hiện trường vụ việc.
Trước đó, vào khoảng 8h hơn sáng ngày 22/2/2016, người dân phát hiện hai người đàn ông nhảy cầu
tại khu vực cầu Phú Lương, hướng Hà Nội – Hải Phòng (trên QL 5 qua TP
Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Ngay sau đó, người dân đã báo cáo sự việc
lên Công an TP Hải Dương.
Vụ việc đang được điều tra làm rõ...
Hải Ninh
Indonesia đánh chìm tàu cá đánh bắt không phép
23:48 22/02/2016
Indonesia ngày 22/2 cho nổ tung hoặc đánh chìm 27 tàu cá nước ngoài, gồm
tàu Việt Nam bị bắt giữ trước đó trong chiến dịch chống đánh bắt cá
trái phép.
Một trong 7 tàu cá nước ngoài bị phía indonesia đánh chìm tại Batam, tỉnh Kepulauan Riau, ngày 22/2. Ảnh: AFP
Channel News Asia dẫn thông tin từ Bộ trưởng Ngư nghiệp
Indonesia, ông Susi Pudjiastuti, cho hay, các tàu rỗng của Philippines,
Việt Nam, Malaysia và Myanmar bị cho nổ tung hoặc đánh chìm tại 5 địa
điểm khác nhau tại Indonesia. Ngoài ra, 4 tàu Indonesia cũng bị đánh
chìm sau khi đánh bắt cá khi không có giấy tờ hợp lệ.
Động thái đánh chìm các tàu cá này nằm trong chiến dịch chống đánh bắt cá trái phép tại quốc đảo với hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ.
"Chính phủ đang thực hiện các hành động mạnh mẽ và cứng rắn hơn để
thi hành các quy định nhằm bảo vệ vùng biển của chúng ta”, Pudjiastuti,
một nhân vật chủ chốt trong chiến dịch chống đánh bắt cá bất hợp pháp,
cho hay.
Indonesia đã đánh chìm tàu thuyền nước ngoài nhiều lần kể từ khi
chính phủ đưa ra các quy định nghiêm ngặt chống đánh bắt cá bất hợp
pháp.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố, việc rà soát nghiêm ngặt
các tàu thuyền đánh cá bất hợp pháp đã cứu nền kinh tế nước này hàng tỷ
USD mỗi năm.
Tuy nhiên, chiến dịch đã tạo căng thẳng giữa Jakarta với các nước
khác trong khu vực. Trung Quốc năm ngoái bày tỏ lo ngại sau khi một tàu
của họ đã bị phía Indonesia cho nổ tung.
Việt Nam nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc lực lượng chức
năng Indonesia đánh chìm một số tàu cá của Việt Nam vi phạm vùng biển
của Indonesia.
Tháng 8/2015, Việt Nam gửi công hàm cho Indonesia, yêu cầu nước này
khi xử lý các ngư dân Việt Nam vi phạm lãnh hải cần phải phù hợp với
quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, cùng là thành viên của ASEAN
và trên tinh thần đối xử nhân đạo với các ngư dân.
Hải Anh
Việt Nam đẩy mạnh mua vũ khí
Việt Nam đã mua tàu ngầm của Nga
Việt Nam là một trong 10 nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới giai đoạn 2011-2015.
Đây là kết luận từ báo cáo mới nhất, công bố hôm 22/2, từ SIPRI (Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm).
Việt Nam xếp thứ tám giai đoạn 2011-2015, chiếm 2,9% tổng khối lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu, tăng 699% so với 5 năm trước đó.
Trong giai đoạn từ năm 2006-2010, Việt Nam xếp vị trí 43 với 0,4%.
Theo báo cáo, Mỹ là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu, chiếm 33% tổng số bán, theo sau là Nga 25%.
Khách hàng chính của Mỹ là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Thổ Nhĩ Kỳ.
Khách hàng chính của Nga là Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc đã vượt qua Pháp và Đức, đứng thứ ba, chiếm 6%, với Pakistan là khách hàng lớn nhất.
Trong
giai đoạn 2011-2015, Ấn Độ nhập vũ khí nhiều nhất, chiếm 14% tổng doanh
số toàn cầu, theo sau là Saudi Arabia, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả
Rập Thống nhất và Úc.
Theo SIPRI, Việt Nam xếp thứ tám về nhập khẩu vũ khí giai đoạn 2011-2015, tăng đến 699% so với 2006-2010.
Vũ khí của Nga chiếm 93% lượng hàng Việt Nam mua.
Học sinh VN sẽ học về cuộc chiến 1979?
Cảnh diễn ra ở Hà Nội ngày 17/2/2016
Bộ Giáo dục và Đào
tạo Việt Nam nói sẽ xem xét việc đưa cuộc chiến biên giới chống Trung
Quốc năm 1979 và hải chiến Hoàng Sa 1974 vào sách giáo khoa sắp biên
soạn.
Trả lời báo trong nước, Thứ trưởng giáo dục Nguyễn Vinh Hiển
nói sách giáo khoa hiện nay cũng đã nhắc đến chiến tranh biên giới Việt
- Trung, chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia và một số nội dung
liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa.
"Thời gian tới, khi công bố
khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, Bộ sẽ xem xét để đưa
nội dung về các cuộc chiến vào sách giáo khoa với dung lượng phù hợp,",
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay.
Hôm 21/2, trang tin VnExpress dẫn lời GS Vũ Dương Ninh, đồng chủ biên cuốn sách Lịch sử lớp 12, cho biết khó khăn khi làm sách.
Nghĩa trang quân đội Trung Quốc sau cuộc chiến 1979
Cựu binh VN tưởng nhớ trận Vị Xuyên
Ông Ninh kể lại cuốn sách ra đời đầu những năm 2000.
“Sự
kiện Hoàng Sa thời điểm đó chưa công bố thông tin nên chỉ có vấn đề
chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc được đưa vào sách.”
“Ban
đầu các tác giả viết khá dài và chi tiết về chiến tranh biên giới phía
Bắc. Sau vì khuôn khổ sách giáo khoa quy định, chủ yếu vì lý do "quan hệ
tế nhị" với nước bạn nên nội dung này bị sửa đi sửa lại nhiều. Từ 4
trang xuống chỉ còn 11 dòng.”
Ông Ninh nói tiếp: “Cuối cùng, chúng tôi đành chấp nhận vì ít nhất, sự kiện đã được nêu ra để học sinh biết đến.”
Ông Putin gửi "thông điệp đặc biệt" tới nhà lãnh đạo Iran
Bộ trưởng Sergei Shoigu và người đồng cấp Iran Hossein Dehqan. (Ảnh: itar-tass.com)
IRNA dẫn nguồn tin từ phủ tổng thống cho biết ông Shoigu đã gặp Tổng
thống nước chủ nhà Hassan Rouhani để chuyển một "thông điệp đặc biệt"
của người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Theo IRNA, Bộ trưởng Shoigu cũng
đã đưa ra đánh giá tổng quan về "tình hình liên quan tới sự ổn định
trong khu vực và tiến trình đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Syria."
Về phần mình, nhà lãnh đạo Iran nhấn mạnh: "Việc
giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria chỉ có thể đạt được thông qua các
cuộc đàm phán chính trị và tôn trọng các quyền lợi của người dân Syria."
Trước đó, thông báo từ Bộ Quốc phòng và Chính phủ Nga gọi chuyến thăm
Iran của ông Shoigu là để đáp lại chuyến thăm Moskva mới đây của Bộ
trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan, trong đó hai bên thảo luận việc triển khai hiệp định liên chính phủ về hợp tác quân sự, ký năm 2015./.
Thể thao 24h: Futsal Việt Nam lập kỷ lục buồn, Arsenal quyết hạ Barca
VOV.VN - ĐT Futsal Việt Nam lập kỷ lục buồn, Arsenal
quyết hạ Barca, Argentina tái đấu Chile là những tin chính trong bản tin
thể thao tối 22/2.
ĐT Futsal Việt Nam lập kỷ lục buồn:
Ở VCK Futsal châu Á 2016, ĐT Futsal Việt Nam đã cán đích ở vị trí thứ
Tư. Đây là kết quả vượt xa kỳ vọng của người hâm mộ trước ngày các tuyển
thủ lên đường sang Uzbekistan.
Mặc dù, thi đấu tốt và
giành tấm vé tham dự vòng chung kết World Cup 2016 tổ chức tại Colombia
sắp tới, nhưng ĐT Futsal Việt Nam lập kỷ lục buồn. Cụ thể, thầy trò HLV
Bruno Formoso trở thành đội bóng lọt lưới nhiều nhất VCK Futsal châu Á
2016 với 33 bàn.
ĐT Futsal Việt Nam (áo trắng) để lọt lưới nhiều nhất ở VCK Futsal châu Á 2016 (Ảnh: Quang Thắng).
Arsenal quyết hạ Barca:
HLV Wenger tỏ ra rất tự tin trước trận lượt đi vòng 1/8 Champions
League với Barca: “Tôi có niềm tin vào những trận đấu quan trọng như thế
này. Ở trận lượt đi trên sân nhà, chúng tôi phải chơi thật tốt, nhiều
lần chúng tôi thi đấu thành công ở sân khách, nhưng lại gây thất vọng
trên chính sân nhà. Chúng tôi phải tìm ra phương án tấn công và phòng
ngự thật hợp lý”.
Bình Dương sẽ chơi cống hiến trước Jiangsu Suning:
Phát biểu trước trận đấu với Jiangsu Suning ở vòng bảng AFC Champions
League, HLV Nguyễn Thanh Sơn cho biết: “Trước đối thủ rất mạnh, toàn đội
cũng sẽ thi đấu hết sức để đạt kết quả tốt nhất, mục tiêu đầu tiên của
Bình Dương là cống hiến một trận đấu hay cho khán giả. Về lối chơi, sẽ
tùy vào tình hình thực tế sẽ có chiến thuật hợp lý chứ không đặt mục
tiêu cụ thể”.
Bình Dương sẽ chơi vì khán giả nhà (Ảnh: Hà Khánh).
Sanchez không hối hận khi rời Barca:
“Tôi không bao giờ hối hận với quyết định của mình. Đúng là không dễ
dàng gì để đưa ra quyết định rời khỏi Barca, nhưngtôi đã hoàn thành được
ước mơ của mình, đó là chơi bóng ở Tây Ban Nha và chơi bóng cho một nhà
vô địch. Tuy nhiên, rất ít cầu thủ có thể thi đấu ở một đội bóng trong
suốt sự nghiệp. Việc tôi ra đi cũng là hết sức bình thường. Ở Barca có
rất nhiều ngôi sao tấn công thượng hạng và lựa chọn ra đi là hoàn toàn
đúng đắn” - Sanchez cho biết.
Argentina tái đấu Chile:
Mới đây, BTC Copa America 2016 đã tiến hành bốc thăm chia bảng. Theo
đó, các nhà đương kim vô địch Chile sẽ nằm ở bảng D, nơi họ tái ngộ bại
tướng ở trận chung kết năm ngoái là Argentina.
VOV.VN - Nếu thêm một
giọt nước làm tràn ly thì sự nghiệp Van Gaal tại MU sẽ kết thúc sớm.
Theo đó, nhiều khả năng Mourinho là người kế nhiệm.
Cách đây một năm, Messi
và các đồng đội đã phải nhận thất bại trước Chile sau loạt “đấu súng”
căng thẳng trên chấm 11m. Vì vậy, siêu sao của Barca và các đồng đội
đang quyết tâm trả món nợ này ở giải đấu trên đất Mỹ. Cùng nằm ở bảng D
với Argentina và Chile còn có hai đội bóng khác là Bolivia và Panama./.
Hoàng Yến/VOV.VNTổng hợp
Tổng thống Hàn Quốc hối thúc đối phó các cuộc “tấn công” từ Triều Tiên
VOV.VN - Tổng thống Park Geun-hye vừa nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc bảo vệ người dân Hàn Quốc tránh khỏi các cuộc “tấn công
khủng bố” từ phía Triều Tiên.
Trong cuộc
họp với các thư ký cấp cao của mình, bà Park Geun-hye khẳng định, Hàn
Quốc phải luôn sẵn sàng đối phó với những động thái khiêu khích từ phía
Triều Tiên, nhấn mạnh sắc lệnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mang đến khả năng nảy sinh các cuộc tấn công “khủng bố” nhằm vào Hàn Quốc.
Bà Park. Ảnh: ArabNews.
Tổng thống
Park Geun-hye cho biết, chính phủ Hàn Quốc đang triển khai một số hoạt
động đặc biệt để đảm bảo an ninh quốc gia cũng như sự an toàn cho người
dân. Bà Park Geun-hye cũng cho biết thêm, Hàn Quốc sẽ sử dụng tất cả các
biện pháp cần thiết, phối hợp với cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc
Bình Nhưỡng phải thay đổi. Đề cập tới lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Hàn
Quốc Park Geun-hye cho biết, cả điều kiện kinh tế trong và ngoài nước
hiện đều xấu hơn hơn so với dự kiến. Bà Park Geun-hye hối thúc nỗ lực tích cực
hơn nhằm khôi phục nền kinh tế và thực hiện các cải cách, nhấn mạnh rằng
căng thẳng liên Triều leo thang có thể đặt ra gánh nặng lớn về kinh tế
cho Hàn Quốc./.
Phương Anh/VOV-Trung tâm Tin Theo KBS
Chiếc xe đạp 'huyền thoại' của ông hoàng nhạc sến Ngọc Sơn
22/02/2016 09:41 GMT+7
Câu
chuyện về 'chiếc xe đạp huyền thoại' được treo trang trọng trong nhà
Ngọc Sơn được nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy chia sẻ khiến không ít fans rưng
rưng xúc động.
Đó
là chiếc xe đạp đầu đời của Ngọc Sơn. Chiếc xe đạp gắn với chặng đường
khởi nghiệp đầy gian nan của "Ông hoàng nhạc sến". Chiếc xe đạp mà giờ
đây nó quý giá hơn bất cứ kỷ vật gì Ngọc Sơn có, dẫu thường ngày anh lên
xuống từ những siêu xe.
"Ghé nhà anh ba Ngọc Sơn, nơi trang trọng
nhất của "biệt điện" là nơi anh treo chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp huyền
thoại này gắn với một thời oanh liệt lẫy lừng chạy từ tụ điểm này đến tụ
điểm kia để... xin hát lót của anh ba. Và hôm nay dù lên BMW xuống
Limousines nhưng chiếc xe đạp vẫn được ở một nơi trang trọng nhất. Anh
là người đầy tài năng cũng đầy hoài niệm, biết trân trọng quá khứ lẫn vị
lai.
Nguyễn Nhất Huy chia sẻ đầy xúc động câu chuyện về "chiếc xe đạp huyền thoại" treo trong nhà Ngọc Sơn
Chợt
nhớ năm xưa từ Cà Mau lên Sài Gòn, cũng như anh, nhưng mình không may
mắn có được một chiếc xe đạp để "cong đít lên đạp với đời". Lúc đó
phương tiện di chuyển chính của mình là... xe ba gác thuê vì ngày đó gia
đình chỉ có một chiếc xe đạp chỉ "phụ huynh mới được dùng" - cụ thể là
ba dùng để chỡ mẹ đi bán dưa hấu và đưa rước em gái đi học, còn mình
chạy thẳng xe ba gác tới trường Nguyễn Thượng Hiền và quẳng sau bãi rác,
chiều tan học là hốt luôn mớ rác hữu cơ về quẳng xuống ao cá coi như
vừa có phương tiện di chuyển vừa kiếm được tiền. Và ước mơ "có xe đạp
riêng" của mình sắp thành hiện thực khi ki cóp tiền mua được cái lip rồi
căm xe, vành xe...
Nói chung là được một cái bánh sau của chiếc
xe đạp, nhưng "mưu sự do nhân, thành sự do... xe" khi em gái lên cấp 3
phải bận áo dài và mình phải bán đi cái bánh sau xe đạp để em gái cắt
được đúng cái áo dài tung tăng dưới nắng sân trường thì mình phơi đầu
dưới nắng đạp xe ba gác và tự hào với cuộc mưu sinh vì ít ra cũng lần
đầu trong đời cho em gái một chút "của hồi môn" dù ngày cầm cái bánh xe
đạp đi bán, mình khóc sướt mướt như "Lưu Bị mất Kinh Châu"... Bởi vậy
lúc chụp hình với anh ba Ngọc Sơn bên chiếc xe đạp ảnh hỏi: "Huy sống
tình nghĩa vậy chắc cũng còn giữ chiếc xe đạp năm xưa em hả em!", mình
lại một lần nữa khóc sướt mướt như "Steve Jobs mất iPhone demo". Anh ba
ơi lúc em khởi nghiệp chỉ là thằng "suýt có nửa chiếc xe đạp" thôi chứ
đâu may mắn bằng anh có nguyên một chiếc xe đạp hoành tráng để "cong đít
đạp xe vào huyền thoại" như thế này. Thôi kệ, mấy thằng quá đẹp đôi khi
đời quá nhọ anh ba hé.
Trong loạt ảnh mới, nam ca sĩ Ngọc Sơn gầy hơn trước khá nhiều
Nghe đâu anh Ba Ngọc Sơn hiện đã đăng ký hiến xác cho khoa học, hiến tài
sản cho hội từ thiện, hiến biệt thự triệu đô để xây nhà cho trẻ mồ côi,
chỉ còn cái xe đạp là ổng chưa có hiến, hy vọng mai mốt là ổng cho
mình. Kaka, ít ra thì tuổi già cũng có cái xe để tập thể dục, thoã
nguyện ước mơ "có xe đạp riêng" thời trai trẻ chưa thành" - Nhạc sĩ
Nguyễn Nhất Huy chia sẻ.
Bên cạnh status đầy cảm động, nhạc sĩ
Nguyễn nhất Huy còn chia sẻ thêm ảnh chụp chung với Ngọc Sơn và "chiếc
xe đạp huyền thoại". "Ông hoàng nhạc sến" trông già và gầy hơn trước khá
nhiều. Có lẽ gánh nặng của thời gian và tuổi tác đang bắt đầu ảnh hưởng
đến anh. (Theo Giadinhvn)
Hari Won làm giám khảo cuộc thi ca hát và vũ đạo
21:00 22/02/2016
17
Cuộc thi âm nhạc "Q Idol" do Hari Won làm giám khảo đã đi được hơn nửa
chặng đường. Nữ ca sĩ đang rất hào hứng khi bắt tay vào chấm từng bài dự
thi.
Hari Won cũng không quên bật mí bí quyết giúp các bạn trẻ dễ dàng chinh phục cuộc thi này. Q Idol diễn ra từ ngày 18/1 đến ngày 28/2, là sân chơi mang
đến cơ hội cho các bạn yêu nhạc thể hiện sở trường ca hát, vũ đạo hay
tài diễn xuất trên nền nhạc Con gái có quyền điệu. Những tác phẩm đầu tiên đã được các thí sinh gửi về sau một thời gian ấp ủ. Hari Won cho biết với hình thức Dance cover - vũ đạo, cuộc thi đã phát hiện nhiều thí sinh nặng ký.
Hari Won trong vai trò “cầm cân nảy mực” cho cuộc thi Q Idol.
Nhóm nhảy Oops với bài dự thi đầy màu sắc dễ thương và đậm chất Tết.
Nhóm Panoma với bài dance cover không kém phần nữ tính dễ thương.
Về hạng mục Lip sync - Hát theo bài nhạc có sẵn, cuộc thi cũng thu hút nhiều thí sinh tham gia. Theo Hari Won, đây là phần thi đơn giản nhất, chỉ cần ngân nga theo nền nhạc Con gái có quyền điệu và làm động tác dễ thương là bạn đã có bài dự thi. Do đó, Lip sync cũng là phần được các bạn dự thi nhiều nhất.
Hạng mục Ca hát vẫn còn khá im ắng. Biết nhiều bạn chưa đủ
mạnh dạn để khoe giọng của mình, giám khảo Hari Won đã gửi lời khích lệ:
“Các bạn hãy tự tin lên vì hạng mục này vẫn chưa có đối thủ nặng ký nào
xuất hiện đâu”.
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, cuộc thi sẽ kết thúc. Độc
giả có thể nhanh chóng chọn hạng mục phù hợp với mình nhất để tham gia,
nhiều giải thưởng hấp dẫn đang chờ bạn. Các tiết mục xuất sắc nhất được
chọn sẽ đi tiếp vào vòng chung cuộc và trình diễn tại buổi offline do
chính Hari Won làm ban giám khảo. Giải đặc biệt do ban tổ chức bình chọn
sẽ được nhận 10 triệu đồng, giải được yêu thích nhất sẽ nhận được 5
triệu đồng và 4 giải khuyến khích mỗi giải được nhận 1 triệu đồng cùng
với bộ son LipIce Sheer Color Q.
Nhanh tay truy cập Facebook fanpage http://bit.ly/1PlxQps để xem chi tiết thể lệ cuộc thi.
Mộc Trà
Hoài Linh lên tiếng về thông tin nhà thờ Tổ nghiệp bị dỡ
20:27 22/02/2016
120
120
Danh hài đang bận rộn với lịch quay phim mới nên không quan tâm đến
những tin đồn thất thiệt. Nhưng vì sợ dư luận hoang mang nên đại diện
của “Sáu Bảnh” đã lên tiếng phủ nhận.
Những ngày qua cộng đồng mạng xôn xao thông tin Hoài Linh bỏ về Mỹ sau khi UBND TP HCM yêu cầu dỡ bỏ dự án xây đền thờ Tổ nghiệp của
anh. Nhiều người cho rằng quyết định của chính quyền không hợp lý vì dự
án đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nam danh hài khởi công dự án từ
tháng 9/2014 trên khu đất rộng tại quận 9, TP HCM. Vì bận rộn với lịch làm việc dày đặc, nam danh hài đã nhờ nghệ sĩ Nguyên Lộc trông nom đền thờ.
Hoài Linh đang ở Đồng Nai quay phim Bảo mẫu siêu quậy 2. Ảnh: FB Nguyên Lộc
Dự án này là tâm huyết cả đời của Hoài Linh nên anh từ chối mọi đóng
góp của đồng nghiệp. Lý do thời gian gần đây “Sáu Bảnh” liên tục xuất
hiện trong các game show truyền hình và đóng phim vì muốn kiếm tiền lo
cho dự án. Danh hài cũng chưa một lần lên tiếng trước truyền thông, anh
chỉ chia sẻ cùng cộng sự thân thiết.
Những ngày gần đây cư dân mạng loan tin sau cuộc họp UBND thành phố đã yêu cầu phá bỏ công trình nhà thờ Tổ nghiệp của Hoài Linh. Điều này khiến nam danh hài buồn bã và trở về Mỹ.
Đại diện Hoài Linh cho biết, những ngày qua anh bận rộn với
công việc đóng phim chứ không quay về Mỹ như tin đồn. Dự án vẫn đang
trong quá trình hoàn thiện và anh sẽ sớm công bố để trấn an dư luận.
Nhiều đồng nghiệp cũng xác nhận, nam nghệ sĩ vốn không thích nói về
mình, công trình vẫn đang dang dở nên anh không phát ngôn trên các
phương tiện truyền thông. Hoài Linh muốn tự bản thân công bố với công
chúng khi mọi thứ đã hoàn tất. Cũng theo quản lý của nam danh hài, khi
dự án còn nằm trên giấy, chính quyền địa phương đã hỗ trợ các thủ tục.
Kim Chi
Nhật Bản: Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối xây căn cứ quân sự Mỹ
Thứ hai, 22/02/2016 | 09:32 GMT+7
28.000 người biểu tình bao vây tòa nhà quốc hội Nhật Bản ở
Tokyo vào ngày 21/2 để phản đối kế hoạch xây căn cứ quân sự Mỹ mới ở đảo
Okinawa.
Theo thông tin từ truyền thông Nhật Bản cho biết, khoảng 28.000
người đã bao vây tòa nhà quốc hội, cầm biểu ngữ với dòng chữ “Không xây
thêm căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Okinawa” và “Hãy tuân theo ý nguyện của
Okinawa”.
Okinawa chỉ chiếm khoảng dưới 1% tổng diện tích lãnh thổ của Nhật
Bản, nhưng đây là nơi tập trung đến 75% các cơ sở quân sự của Mỹ tại
Nhật Bản.
Chính quyền Nhật Bản hiện có ý định xây dựng một căn cứ không quân
mới của Thủy quân lục chiến Mỹ tại khu vực xa xôi hẻo lánh trên đảo
Okinawa. Hành động này của phía Nhật Bản nhằm thay thế căn cứ không quân
Mỹ Futenma ở khu Ginowan đông dân cư.
28000 người biểu tình phản đối xây dựng căn cứ quân sự Mỹ tại đảo Okinawa.
Nhưng thống đốc Okinawa là Takeshi Onaga và nhiều người dân trên
đảo không muốn xây căn cứ mới tại đây và đưa ra đề nghị xây ở nơi khác
hoặc nước khác.
Họ cho biết, họ không thể chịu đựng được tiếng ồn, những vụ tai nạn
và những hành động tội phạm của lính Mỹ tại đây. (chẳng hạn hiếp dâm
phụ nữ Nhật ở Okinawa).
Nhật Bản và Mỹ lần đầu tiên đề xuất chuyển căn cứ Futenma đi nơi
khác vào năm 1996. Nhưng hai bên đều khẳng định căn cứ mới thay thế cho
Futenma cũng phải nằm ở Okinawa, để từ đó lính và máy bay quân sự Mỹ có
thể ứng phó nhanh chóng trước nguy cơ xung đột ở khắp châu Á.
Nghiêm Thu (Tổng hợp)Nguồn : Người đưa tin
Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ việc triển khai chiến dịch quân sự trên bộ tại Syria
VOV.VN - Ngày 22/2, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng
bác bỏ việc nước này và Saudi Arabia tiến hành một chiến dịch quân sự
trên bộ tại Syria.
Nhà ngoại
giao Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định những hành động như vậy cần sự tham gia của
tất cả các nước trong liên minh chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự
xưng do Mỹ dẫn đầu. Phát biểu ngày 22/2 trong cuộc họp báo chung
với người đồng cấp Italiy, Paolo Gentiloni tại thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ,
Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu nói: “Chúng tôi đã tuyên bố rằng thay vì
hỗ trợ các tổ chức phiến quân khác chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự
xưng Thổ Nhĩ Kỳ có thể chiến đấu chống các nhóm khủng bố cùng 65 nước
trong liên minh do Mỹ dẫn đầu. Bên cạnh đó, một chiến dịch quân sự trên
bộ tại Syria chưa bao giờ là chủ để bàn luận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi
Arabia”.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. (Nguồn: theiranproject.com)
Cũng tại buổi họp báo, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ
Kỳ nói rằng liên minh quốc tế chống khủng bố IS do Mỹ dẫn đầu đã thất
bại vì thiếu chiến lược và giải pháp. Hiện cộng đồng quốc tế đang thúc đẩy nỗ lực
chấm dứt các hành động thù địch trên toàn lãnh thổ Syria. Đây được coi
là nền tảng cho giải pháp chính trị nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đã bước
sang năm thứ 5 tại quốc gia Trung Đông này. Trước đó, trong phát biểu ngày 20/2, Tổng
thống Syria, Bashar al-Assad cho biết ông sẵn sàng ngừng bắn với điều
kiện các nhóm khủng bố sẽ không lợi dụng việc ngừng bắn này để mở rộng
các khu vực chiếm đóng tại Syria và các nước phải ngừng hỗ trợ các lực
lượng đối lập. Trong khi đó, theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ,
phe đối lập Syria ngày 23/2 sẽ có cuộc gặp tại thủ đô Riyahd của Saudi
Arabia cho vấn đề này./.
Pháo kích vào Syria, Thổ Nhĩ Kỳ thổi bùng chiến tranh ở khu vực
VOV.VN -Nga thực sự lo ngại rằng hành động của Thổ
Nhĩ Kỳ sẽ thổi bùng nguy cơ chiến tranh khu vực biên giới sau vụ pháo
kích vào Syria.
Hoàng Lê/VOV-Trung tâm Tin
Nguy cơ khủng bố ở Malaysia và Đông Nam Á đang gia tăng
VOV.VN - Nhiều nước cảnh báo nguy cơ khủng bố đặc biệt
cao ở Malaysia, nhất là thủ đô Kuala Lumpur. Malaysia đang thắt chặt các
biện pháp an ninh.
Hôm qua
(21/2) , nhiều quốc gia như Anh, Australia, New Zealand đã lên tiếng
cảnh báo về nguy cơ xảy ra khủng bố tại hàng loạt vùng ở Malaysia, trong
đó có cả thủ đô Kuala Lumpur, đồng thời khuyến cáo công dân tránh du
lịch tới quốc gia có đông người Hồi giáo sinh sống này.
Cảnh sát Malaysia. Ảnh: Wordpress.
Theo bài đăng
trên tờ báo điện tử "Straits Times" của Australia thì Anh và Australia
cảnh báo, các vụ tấn công sẽ không phân biệt mục tiêu và cũng có thể
nhắm vào các địa điểm mà công dân các nước phương Tây thường đến du
lịch. Khuyến cáo đi lại trên trang web của Chính phủ Australia nêu rõ,
những những kẻ khủng bố có thể đang lên kế hoạch tấn công hàng loạt bên trong và xung quanh Kuala Lumpur. Cả hai nước cùng khuyến cáo người dân nên
tránh đi du lịch tại Malaysia, đặc biệt là đến các vùng phía Đông Sabah,
nơi có nhiều bãi biển và hòn đảo giáp ranh với Philippines. Trong khi
đó, nhà chức trách New Zealand cũng khuyến cáo người dân nước này không
nên đến Malaysia do "mức độ nguy hiểm cao".
VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng
bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì
sao lại dai dẳng đến như vậy?
Trước những cảnh báo quốc tế, Cảnh sát
trưởng Kuala Lumpur, ông Tajundin Isa tuyên bố chưa nhận được thông tin
nào về nguy cơ khủng bố, song cho biết gần đây lực lượng an ninh
Malaysia đã được đặt trong tình trạng "sẵn sàng chiến đấu". Còn Bộ Ngoại
giao Malaysia cho biết đã nhận được những cảnh báo đi lại và sẽ tiếp
tục cập nhật thông tin về diễn biến an ninh cho các phái bộ nước ngoài. Nguy cơ khủng bố tại nhiều khu vực ở Malaysia đã được Thủ tướng Malaysia Najib Razak đưa ra trước đó: “Mối đe dọa từ IS
là rất nghiêm trọng. Đây là một thách thức mà mọi người trên khắp thế
giới phải đối mặt và Malaysia không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Chính phủ Malaysia đang rất nghiêm túc về vấn đề này, bởi Malaysialà
quốc gia có rất nhiều nhóm sắc tộc và chúng tôi phải bảo đảm sự ổn định
và hòa bình.” Theo Bộ trưởng các vùng liên bang của
Malaysia Adnan Mansor, một số khu nổi tiếng với hoạt động về đêm tại thủ
đô Kuala Lumpur như Bangsar, các trung tâm thương mại lớn như tòa tháp
đôi Petronas, đều thuộc diện các địa điểm có nguy cơ xảy ra khủng bố. Chính phủ Malaysia đã tăng cường tối đa các
đơn vị tuần tra của cảnh sát và quân đội tại các thành phố lớn và điểm
du lịch. Tất cả các cửa ngõ ra vào đất nước đều đã được áp đặt các biện
pháp an ninh tăng cường ở mức cao nhất.
VOV.VN - Loạt đánh bom ở thủ đô Jakarta của nước
Hồi giáo đông dân nhất thế giới cho thấy mối nguy của chủ nghĩa khủng bố
đối với Đông Nam Á không hề nhỏ.
Trong một nỗ lực ngăn chặn nguy cơ khủng bố,
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Ahmad Zahid Hamidi hôm qua
tuyên bố, hơn 130 công dân Malaysia đang ở Syria và Iraq để tham chiến
trong hàng ngũ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo
(IS) tự xưng sẽ bị cấm về nước. Theo đó, cảnh sát Malaysia sẽ hợp tác
với tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) để đảm bảo những tay
súng đó không thể trở về Malaysia./. Mai Liên/VOV-Trung tâm Tin
Bản tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 22/2
Phan Huyền
(VietQ.vn) - Bản tin tai nạn
giao thông mới nhất 24h qua ngày 22/2 gồm ‘Xe container gây tai nạn liên
hoàn ở Nghệ An’, ‘Đôi vợ chồng chết thảm vì tai nạn’,…
Xe container gây tai nạn liên hoàn, 7 người bị thương
Theo những tin tức mới nhất trên báo Thanh Niên, vụ tai nạn giao thông
liên hoàn xảy ra vào chiều ngày 21/2 trên quốc lộ 1A, đoạn qua xóm 13
(xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Vào thời điểm xảy ra tai nạn, xe
ô tô 5 chỗ ngồi BKS 37A -27689 do chị Phạm Thị Thảo (34 tuổi, trú khối
10, phường Hà Huy Tập, TP.Vinh, Nghệ An) điều khiển chở theo bố mẹ đẻ là
ông Phạm Minh Phương (63 tuổi, trú xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ
An) và bà Nguyễn Thị Vinh (59 tuổi) lưu thông theo hướng Nam - Bắc.
Khi đến địa phận xóm 13, xã Nghi Yên
(huyện Nghi Lộc), chị Thảo điều khiển xe rẽ sang đường thì bị xe
container mang biển kiểm soát 51R - 5535 do lái xe Đặng Văn Thức (33
tuổi, trú TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa) điều khiển chạy theo hướng ngược lại
đâm trúng, bị lật, nằm "phơi bụng" giữa đường.
Vụ tai nạn giao thông khiến chiếc xe ô tô 5 chỗ ngồi bị xe container đâm nằm "phơi bụng" giữa đường. Ảnh Thanh Niên
Chưa dừng lại, xe container tiếp tục lao
qua dải phân cách, đâm vào xe ô tô 4 chỗ mang biển kiểm soát 36A -16952
do anh Nguyễn Huy Hiệu (33 tuổi, trú thôn Bắc Hải, xã Hải Thưởng, huyện
Triệu Sơn, Thanh Hoá) điều khiển.
Vụ tai nạn khiến 7 người trên 2 xe ô tô
bị thương, trong đó có 3 người bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu. Xe
ô tô 5 chỗ và xe ô tô 4 chỗ bị hư hỏng nặng. Nhận được tinbáo, CSGT Công an huyện Nghi Lộc triển khai lực lượng tới hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông.
Quảng Bình: Tai nạn nghiêm trọng, 2 vợ chồng chết tại chỗ
Báo Lao Động đưa tin, khoảng 16h ngày
21/2, trên QL 1A đoạn qua thị trấn Quán Hàu (huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 2 vợ
chồng chết tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến đôi vợ chồng chết thảm. Ảnh Lao Động
Tại thời điểm trên, xe ôtô khách mang
BKS 75B – 011.77 của nhà xe Bảo Yến do ông Trần Quang Mẹo (SN 1975, trú
tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang điều khiển theo
hướng Bắc – Nam, khi đến ngã tư đường Lê Duẩn cắt QL1A (thuộc tổ dân
phố 5, thị trấn Quán Hàu) đã va chạm với xe máy mang BKS 73G1 - 127.82
do anh Nguyễn Viết Hùng (SN 1989, trú xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh)
điều khiển chở vợ là chị Hoàng Thị Thắm (SN 1992) và con trai khoảng 5
tuổi.
Hậu quả khiến xe máy văng ra xa gần 70m,
anh Hùng và chị Thắm chết tại chỗ, người con trai bị thương nặng hiện
đang được cấp cứu tại bệnh viện. Nguyên nhân vụ tai nạn giao thông hiện
đang được điều tra, làm rõ.
Tông vào đầu xe ô tô, một nam thanh niên bị thương nặng
Khoảng 12h20 ngày 21/2, tại xã Tam Dân,
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông
nghiêm trọng khiến một nam thanh niên bị thương nặng. Theo thông tin ban
đầu trên báo Công Lý, vào thời điểm trên, xe máy mang BKS 92C1-009.08
do một nam thanh niên (chưa rõ danh tính) điều khiển lưu thông trên Quốc
lộ 40B theo hướng Tiên Phước - Tam Kỳ.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông. Ảnh Công Lý
Do chạy với tốc độc cao nên khi đến đoạn
đường qua xã Tam Dân chiếc xe máy đã tông vào đầu xe ô tô mang BKS:
92A- 005.93 do tài xế Võ Tấn Bưu (34 tuổi, trú xã Tiên Lãnh, huyện Tiên
Phước, tỉnh Quảng Nam) điều khiển. Cú va chạm mạnh khiến nam thanh niên
điều khiển xe máy văng ra gần 2 mét và bị thương nặng.
Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao
thông, người dân hai bên đường đã đưa nạn nhân đi cấp cứu và báo cáo lên
cơ quan chức năng để xử lý vụ việc. Cả hai phương tiện bị hư hỏng nặng.
Hiện, vụ tai nạn đang được CSGT huyện Phú Ninh tiếp tục điều tra làm
rõ.
Phan Huyền (T/h)
Khai thác 1 tấn dầu thô phải nộp 100.000 đồng phí bảo vệ môi trường
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 12/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản và đối tượng chịu phí là dầu
thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không
kim loại.
Theo đó, nghị định này áp dụng đối
với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan nhà
nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Nghị định quy định mức phí đối với khai
thác khoáng sản như sau: Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô
là 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than 50 đồng/m3.
Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành) là 35 đồng/m3.
Nghị định cũng ban hành khung mức phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác 14 loại khoáng sản kim loại và 23
khoáng sản không kim loại.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí đối với loại khoáng sản tương
ứng quy định tại Biểu khung phí ban hành kèm theo Nghị định này.
Nghị định quy định, căn cứ mức phí quy
định tại biểu khung phí ban hành kèm theo nghị định này, Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với
từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình
thực tế trong từng thời kỳ.
Nghị định cũng quy định, Bộ Tài chính
hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản; đồng thời, chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp với cơ quan
quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương tổ chức thu phí theo quy
định.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có
trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường có trách
nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân được phép
khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp với cơ
quan thuế quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp phí.
Đặc biệt, chậm nhất đến ngày 31/7/2016,
hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết về phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản áp dụng tại địa phương.
Nghị định 12/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2016 và thay thế Nghị định 74/2011/NĐ-CP.
Biểu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:
Uyên Linh
Không công bằng nếu so lãi suất vay công ty tài chính với ngân hàng
Lãi suất các khoản vay tiêu dùng trên thị trường
được các công ty tài chính áp dụng thường dao động từ 1,6-7%/tháng tùy
thuộc vào từng đối tượng khách hàng thỏa mãn được nhiều hay ít các điều
kiện cho vay.
Ảnh minh họa.
Huy động vốn, rủi ro “kéo” lãi suất cho vay
Dựa vào lịch sử tín dụng, khả năng chi trả của khách hàng, đặc thù
sản phẩm vay..., công ty tài chính sẽ đặt ra nhiều mức lãi suất cho các
đối tượng khách hàng. Những khách hàng càng có nhiều thông tin chứng
minh khả năng trả nợ sẽ càng được hưởng mức lãi suất cho vay thấp. Bên
cạnh đó, lãi suất cũng phụ thuộc vào thời gian vay, khoản trả trước.
Theo ThS. Trần Ngọc, chuyên gia tài chính ngân hàng, các khoản vay
tiêu dùng của các công ty tài chính thường có mức lãi suất cao hơn mức
cho vay thông thường của các ngân hàng thương mại do phân khúc khách
hàng mà công ty tài chính hướng đến phục vụ là những đối tượng không đủ
điều kiện hoặc ngại tiếp cận tín dụng từ ngân hàng. Hơn nữa, hình thức
cho vay tiêu dùng là cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo trong
khi vay ngân hàng thường dưới hình thức thế chấp, do đó, rủi ro tín dụng
lớn sẽ phải đi kèm với lãi suất cao.
Cũng theo ông Ngọc, với đặc thù không được huy động vốn trực tiếp từ
dân cư mà phải vay lại từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác nên chi
phí vốn đầu vào của công ty tài chính cũng sẽ cao hơn nhiều so với các
ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài
chính cũng không giống như hoạt động cho vay mua nhà, mua ô tô của ngân
hàng mà thường là những khoản vay nhỏ, gắn liền với hoạt động mua sản
phẩm của khách hàng tại điểm bán.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ở các nước châu Âu hay Ấn Độ, Trung
Quốc..., lãi suất vay tiêu dùng do các công ty tài chính cung cấp thường
cao gấp 10 lần so với lãi suất của ngân hàng thương mại, tuy nhiên, thị
trường này vẫn phát triển và khách hàng hoàn toàn chấp nhận mức lãi
suất trên.
Tương tự, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển cũng so sánh với một
số nước như Đức, Mỹ, các khoản cho vay tiêu dùng của các công ty tài
chính cũng có mức cao từ 0,5 đến 3 lần so với mức lãi suất cho vay của
các ngân hàng. Cụ thể, mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại ở
Đức có thế chấp chỉ ở khoảng 2-6% /năm nhưng mức cho vay tín dụng tiêu
dùng lại lên đến 9%/năm.
"Việc lãi suất thấp hay cao không có sự khác biệt theo góc độ tổ chức
tín dụng mà thực chất là theo mức độ rủi ro của việc thu hồi vốn và đây
mới chính là bản chất kinh tế của thị trường vốn. Ngân hàng thương mại
luôn có lãi suất tốt nhất trong các hoạt động cho vay nhưng họ cũng đòi
hỏi chỉ tiêu chặt chẽ về khả năng trả nợ như đòi hỏi khách hàng phải có
tài sản thế chấp hoặc chứng minh được phương án trả nợ và mức thu nhập
an toàn. Trong khi đó, công ty tài chính có mức độ yêu cầu cho vay
thoáng hơn so với hệ thống ngân hàng thương mại song bù lại, họ buộc
phải định ra mức lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro", ông Hiển phân tích.
Đại diện một công ty tài chính cũng cho biết, không công bằng nếu so
sánh lãi suất cho vay của công ty tài chính với ngân hàng thương mại vì
các công ty tài chính không có chức năng huy động vốn trực tiếp từ người
dân như các ngân hàng thương mại, nguồn vốn được tạo lập qua hình thức
phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…
Hầu hết, các kênh huy động qua phát hành trái phiếu, tín phiếu… kể
trên đều có giá khá đắt đỏ.Lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp phát
hành phải hấp dẫn hơn trái phiếu Chính phủ mới có thể huy động được vốn.
Trái phiếu phát hành luôn có kỳ hạn dài 3-5 năm, trong khi cho vay tiêu
dùng chủ yếu là kỳ hạn ngắn, chỉ từ 6-18 tháng, và giá trị khoản vay
rất nhỏ. Áp trần lãi suất: Nên hay không?
Những lý giải của các chuyên gia hay đại diện các công ty tài chính
đưa ra liên quan đến chênh lệch lãi suất cho vay giữa công tài chính và
các ngân hàng thương mạichắc hẳn không làm tất cả người tiêu dùnghài
lòng. Vậy, câu hỏi đặt ra là liệu có nên áp trần lãi suất đối với vay
tiêu dùng hay không?
Theo TS. Cấn Văn Lực, Ngân hàng Nhà nước không nên áp dụng lãi suất
trần đối với lĩnh vực vay tiêu dùng bởi lãi suất phải tuân theo cơ chế
thị trường. "Lãi suất được ví như giá cả của một loại hàng hóa.Nếu như
rủi ro cao thì đương nhiên lãi suất phải cao", ông Lực nói.
Cũng theo ông Lực, nếu áp trần lãi suất thì lập tức sẽ làm méo mó thị
trường và đi ngược lại với tinh thần hội nhập của Hiệp định TPP. Đối
với các điều khoản của TPP, Nhà nước sẽ phải hạn chế can thiệp thị
trường.
Ngoài ra, việc định giá lãi suấtnên để cho công ty tài chính và khách
hàng tự thỏa thuận với nhau. "Tuy nhiên, khách hàng cũng cần thông minh
hơn hoặc có thông tin minh bạch hơn để có thể đàm phán cũng như có thể
hiểu về lãi suất, đặc biệt là lãi suất quá cao theo kiểu lãi suất tín
dụng đen để mà phòng tránh. Nếu như các công ty tài chính cho vay lãi
suất quá cao thì cơ quan quản lý cũng cần thiết phải vào cuộc", ông Lực
khuyến cáo.
Ngoài ra, ông Lực cũng cho biết, việc mở rộng kênh cho vay tiêu dùng
từ các công ty tài chính sẽ giúp người tiêu dùng tăng khả năng tiếp cận
vốn mà không cần tài sản đảm bảo mặc dù với hình thức này, rủi ro cho
các công ty tài chính sẽ cao hơn nên có thể lãi suất sẽ cao hơn. "Trong
cuộc đua khốc liệt này, công ty tài chính nào đưa ra được mức lãi suất
tốt nhất sẽ có lợi thế nhất", ông Lực nói.
Theo Trí Thức Trẻ
Khẳng định chủ quyền biển đảo bằng thơ
TPO - “Tuần trăng mật Trường Sa/ Tại sao không, em
nhỉ/ Ta đón tia nắng đầu tiên bên gốc phong ba/ Chiều thong thả ngắm đàn
bò đủng đỉnh..., trích đoạn trường ca Hạ thủy những giấc mơ của nhà thơ
Nguyễn Hữu Quý (tạp chí Văn nghệ Quân đội) tại Ngày thơ Việt Nam.
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đọc thơ về biển đảo
Văn Miếu Nguyên tiêu năm nay đông đột biến. Đang đi thỉnh thoảng lại
phải dừng lại một lúc vì tắc nghẽn. Không hẳn vì khách thơ đến dự hội
thơ mà toàn khách Tây. Hình như nhiều hãng lữ hành đã biết tận dụng ngày
hội thơ để tăng độ hấp dẫn của Văn miếu đối với khách ngoại.
Vài năm trở lại đây, tiết Nguyên tiêu mới không mưa, ấm áp. Sân thơ
truyền thống phần nhiều là khán giả đầu hai thứ tóc đông chưa từng thấy.
Cùng lúc, khán giả sân thơ thiếu nhi phía trong toàn các em học sinh
THCS mặc nguyên đồng phục đến nghe thơ. Các tiết mục thơ thiếu nhi kéo
dài chỉ 30 phút. Các em vẫn nán lại tiếp tục nghe Thơ trẻ. Đến phần Thơ trăm miền (của đại diện các tỉnh, các dân tộc) cũng đã gần trưa. Thiếu nhi bỏ về để lại nhiều ghế trống.
Nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Anh Vũ đạo diễn sân thơ trẻ năm ngoái năm nay
chỉ phụ trách mỗi phần thiếu nhi. Bao nhiêu khả năng dàn dựng sân khấu
anh dồn cả vào đấy khiến phần này được nhiều khán giả thích thú, có khi
cười thành tiếng hoặc đứng lên vỗ tay. Vũ muốn có nhiều thời gian hơn,
tăng thơ thiếu nhi lên, nhưng anh không phải người quyết định. Thực tế
trong 30 phút thời lượng chỉ có độ 15 phút đọc thơ. Và cũng chỉ có hai
tác giả nhí được đọc 2 bài thơ do chính các em sáng tác. Còn lại là
thiếu nhi trình diễn thơ người lớn viết cho thiếu nhi.
Sự xuất hiện của sân thơ Thiếu nhi gây phấn khích
Đứng trong dàn tứ trụ đọc thơ về biển đảo tại sân thơ truyền thống, bên
cạnh Nguyễn Việt Chiến, Trần Đăng Khoa, Anh Ngọc có nhà thơ Nguyễn Hữu
Quý (tạp chí Văn nghệ Quân đội). Anh đọc trích đoạn trường ca Hạ thủy những giấc mơ- giải B Giải thưởng Bộ Quốc phòng về Văn học Nghệ thuật Báo chí 2009- 2014. Khúc thứ 9 của trường ca có đoạn:
“Tuần trăng mật Trường Sa/ Tại sao không, em nhỉ/ Ta đón tia nắng đầu
tiên bên gốc phong ba/ Chiều thong thả ngắm đàn bò đủng đỉnh/ Gặm hoàng
hôn mặn mòi/ Ngắm đàn chim bồ câu lượn vòng lên xuống/ Như những nốt
nhạc đang bay/ Ngõ nhà ai thánh thót tiếng đàn bầu/ Anh đưa em vào chùa
lạy Phật.” Tác giả nói: “Tôi không liệt kê những sự kiện đã xảy ra
trên biển đảo của mình, mà muốn nói văn hóa Việt truyền thống ẩn tàng
trong vùng biển đảo tổ quốc ta. Thể hiện được, giữ được, phát triển được
văn hóa Việt Nam trên vùng biển đảo. Đấy là sự khẳng định chủ quyền
vững chắc nhất.”
Nguyễn Hữu Quý cũng cho hay, trước khi ngày thơ diễn ra, anh nhận
được thơ của nhiều chiến sĩ Trường Sa gửi về hưởng ứng ngày thơ. Anh cho
biết: “Đó là những bài thơ viết về mẹ, về hội Lim, về hoa xoan, về đồng
đội ở Trường Sa… hết sức xúc động. Lính mình viết mộc mạc, hồn nhiên
thôi nhưng ẩn chứa trong đó tình yêu quê hương đất nước, quê hương không
bao giờ phai mờ. Với tình yêu đó chắc chắn các chiến sĩ ta hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình.”
Bên hồ Văn là các quầy thơ quần chúng. Nào là CLB thơ Lục Bát, Thơ
Hán Nôm, Thơ Dịch… Có cả CLB Hoa Điện của những người làm điện lực yêu
thơ. Trong số các bài thơ được trưng bày ở đây có Cô gái thu ngân của
Nguyễn Thị Tấc: "Thu ngân đâu được an nhàn/ Nhiều khi đi lại chứa
chan nỗi buồn/ Tình người em vẫn luôn luôn/ Khách hàng thượng đế lỡ
chuồn được sao." Xem ra thơ Hoa Điện đọc vui không kém của CLB Thơ Trào
Phúng (thuộc Hội Nhà Văn Hà Nội): “Là người quen viết văn vần/ Tự mình
thấy chưa đủ tầm nhà thơ/ Tâm hồn lãng mạn mộng mơ/ Nhưng làm thơ chẳng
bao giờ được hay…” (Nguyễn Văn Thọ)
Cụ Lam Điền- Chủ tịch CLB Thơ Trào Phúng, năm nay bước sang tuổi bát
thập cho hay, CLB thành lập năm 1990, lúc đông đảo nhất số hội viên lên
tới tám chục, giờ còn độ một nửa. Hàng tháng vẫn có buổi sinh hoạt đọc
thơ tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 19 Hàng Buồm. Tới
nay, CLB đã in 18 tập thơ chung, còn thơ riêng phải đến hàng trăm. Thơ
in ra thường không bán, mà mỗi hội viên chia nhau đôi chục cuốn tặng bạn
bè.
‘Giết con chim nhại’ – tác phẩm đưa tên tuổi Harper Lee đến gần công chúng
Cập nhật 21:07 ngày 22/02/2016
(Sách hay) - Harper Lee đã đạt được danh tiếng lớn kể từ năm 1960 khi cho ra mắt tác phẩm đầu tay - cuốn tiểu thuyết Giết con chim nhại.
Harper Lee - tác giả nổi tiếng của tác phẩm “Giết con chim nhại”
đã vừa qua đời ở tuổi 89. Nổi tiếng là một cây bút trí tuệ và dí dỏm,
nhưng lại rất dè dặt trước truyền thông và công chúng, Harper Lee đã đạt
được danh tiếng lớn kể từ năm 1960 khi cho ra mắt tác phẩm đầu tay -
cuốn tiểu thuyết “Giết con chim nhại”.
“Giết
con chim nhại” là câu chuyện kể về cuộc đấu tranh của luật sư tỉnh lẻ
Atticus Finch nhằm cứu tính mạng của một người da đen, trở thành tác
phẩm bất hủ tôn vinh sự nghiệp chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Cuốn sách bán được hơn 40 triệu bản trên toàn thế giới và đem về cho bà
Harper Lee một giải Pulitzer cho hạng mục tác phẩm hư cấu vào năm 1961.
Tác phẩm cũng được các nhà sản xuất tại Hollywood chuyển thể thành Phim vào năm 1962 và giành ba giải Oscar.
Trong
gần suốt cuộc đời mình, Harper Lee được xem là một trong những trường
hợp hiếm hoi trong giới văn chương khi bà trở nên nổi tiếng chỉ bằng một
tác phẩm đầu tay duy nhất, kể từ sau đó, bà không công bố thêm bất cứ
tác phẩm nào nữa.
Mãi
tới năm 2015 vừa qua, bà mới cho ra mắt phần thứ 2 của tác phẩm “Giết
con chim nhại” - tập truyện này có tên tiếng Anh là “Go Set A Watchman”
(tạm dịch: Giá của tỉnh ngộ).
Trong
cuộc đời mình, Harper Lee luôn lảng tránh truyền thông và công chúng,
bà có lối sống khá ẩn dật, biệt lập, và cũng là một trong những tên tuổi
nổi tiếng trong giới văn chương giữ cho mình cuộc sống “phong kín” nhất. Rất hiếm khi Harper Lee nhận trả lời phỏng vấn.
Dù
là một tên tuổi nổi tiếng trong giới văn chương, nhưng như đã nói, nhắc
đến Harper Lee, cho tới giờ, người ta mới chỉ được biết tới hai tác
phẩm của bà.
Thông tin nữ tác giả qua đời đã được những tờ tin tức chính thống đăng tải, và được khẳng định bởi đại diện chính quyền nơi bà sinh sống - thành phố Monroeville, bang Alabama, Mỹ.
Harper
Lee tên đầy đủ là Nelle Harper Lee, bà được sinh vào ngày 28/4/1926.
Năm 1960, bà cho ra mắt tác phẩm đầu tay “Giết con chim nhại” và ngay
lập tức trở thành hiện tượng trên văn đàn Mỹ cũng như thế giới.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét