Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 55/b

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những phát minh nổi bật của người Ai Cập cổ đại

Tóc giả, kim tự tháp, chữ viết là ba trong những phát minh nổi bật của người Ai Cập cổ đại.
     
    Trong ảnh là tóc giả, gồm nhiều bím tóc kết lại với sáp ong, khiến nó khá cứng.
    Những tài liệu đầu tiên về tóc giả được ghi chép trên đồ tạo tác của người Ai Cập cổ đại và tranh trên tường các khu lăng mộ cổ. Rất nhiều người Ai Cập cạo đầu để giữ cho đầu sạch sẽ, tránh chấy rận.
    Tại thời điểm đó, trọc đầu không thẩm mỹ nên họ phát minh ra tóc giả. Tuy nhiên tu sĩ và người lao động không đội tóc giả.
     
    Đồng hồ Mặt Trời do người Ai Cập cổ đại phát minh có dạng tháp. Dựa trên bóng của tháp di chuyển trên mặt đất, người Ai Cập chia ngày thành sáng và chiều.
    Họ xác định thời gian, ngày dài nhất và ngắn nhất trong năm cũng dựa trên đồng hồ Mặt Trời.
     
    Đồng hồ nước là loại đồng hồ thứ hai do người Ai Cập phát minh. Các bằng chứng vật lý đầu tiên về đồng hồ nước cho thấy nó xuất hiện từ năm 1417 đến năm 1379 trước Công nguyên, khi pharaoh Amenhotep III đang trị vì Ai Cập. Thiết bị này từng được sử dụng trong Đền thờ Amen-Re ở Karnak.
     
    Trong ảnh là dụng cụ phẫu thuật của người Ai Cập cổ đại.
    Tài liệu y khoa đầu tiên còn sót lại cho đến ngày nay là cuốn Edwin Smith Papyrus. Cuốn sách mô tả 48 trường hợp phẫu thuật thương tích phần đầu, cổ, vai, vú, ngực. Nó cũng liệt kê danh sách dụng cụ dùng trong quá trình phẫu thuật như xơ vải buộc vết thương, gạc, băng dán, kim, chỉ khâu phẫu thuật.
    Ngày nay, du khách tới bảo tàng Cairo có thể quan sát bộ sưu tập dụng cụ phẫu thuật của người Ai Cập bao gồm: dao, kéo, kim đồng, kẹp, thìa, lưỡi trích, móc, thiết bị thăm dò và kìm.
     
     Kim tự tháp cổ nhất tính đến nay được xây dựng dành cho vua Zoser (triều đại thứ 3 của Ai Cập) vào năm 2750 trước Công nguyên. Kim tự tháp Ai Cập lớn nhất là Giza, diện tích chân đế của nó lên tới 52.600 m2.
     
    Giấy làm bằng cói.
    Cây cói từng là cây trồng phổ biến nhất ở vùng đồng bằng sông Nile của Ai Cập. Người Ai Cập sử dụng phần ruột cây cói để tạo ra giấy, thuyền, chiếu, dép và rổ.
     
    Người Ai Cập cổ đã phát minh ra chiếc bừa dùng sức bò kéo, mang lại cuộc cách mạng kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp ở Ai Cập. Nó giúp xới đất nhanh hơn, dễ dàng hơn so với khi làm bằng tay hoặc dùng sức người kéo cày.
     
    Người Ai Cập đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của dương lịch. Họ phát triển bộ lịch  Mặt Trời, có 365 ngày trong 12 tháng (30 ngày trong mỗi tháng và cộng thêm 5 ngày cuối năm).
    Để điều chỉnh chính xác cách tính lịch trùng với chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, vua Ptolemaios III Euergetes (Ai Cập) quyết định sau 4 năm cộng thêm một ngày vào 365 ngày.
     
    Mực đen cũng là một trong những phát minh của người Ai Cập cổ.
    Để chế tạo mực đen, họ tạo ra hỗn hợp bao gồm muội than, thực vật và sáp ong. Nếu muốn mực có màu sắc khác nhau, họ thay thế muội than bằng những vật liệu hữu cơ khác, ví dụ như đất hoàng thổ.
     
    Hệ thống chữ viết đầu tiên ở Ai Cập và Lưỡng Hà là chữ tượng hình, xuất hiện vào khoảng năm 6000 trước Công nguyên.
    Chữ tượng hình khắc họa từ ngữ, giúp người Ai Cập viết ra tên gọi, ý tưởng trừu tượng, chiến tranh, chính trị, văn hóa, thậm chí cả âm thanh.
    Lê Hùng (Theo Infoniac)

    Người Ai Cập có thể sản xuất bia từ 5.000 năm trước

    Các nhà khảo cổ Israel phát hiện các mảnh bình gốm nhỏ, từng được người Ai Cập cổ đại sử dụng trong sản xuất bia từ cách đây khoảng 5.000 năm.
      beerVessels-3250509b-6234-1427783620.jpg
      Một mảnh vỡ từ bình đựng được khai quật ở Tel Aviv. Ảnh: AFP
      Nhóm nghiên cứu phát hiện các mảnh vỡ ở một công trường xây dựng ở Tel Aviv, Israel. Đây là dấu vết của một nhá máy bia có từ cách đây khoảng 5.000 năm, thuộc về một khu định cư của người Ai Cập cổ đại.
      "Chúng tôi tìm thấy 17 hốc nhỏ tại khu vực khai quật. Chúng được dùng để lưu trữ các sản phẩm nông nghiệp trong thời kỳ đồ đồng sớm (3500-3000 trước Công nguyên). Trong số hàng trăm mảnh gốm mang đặc trưng của văn hóa địa phương, một số mảnh vỡ từ chậu gốm lớn được làm theo phương thức truyền thống của Ai Cập và dùng để chuẩn bị bia", Telegraph hôm qua dẫn lời Diego Barkan, giám đốc hoạt động khai quật khảo cổ của Bộ Cổ vật Israel (IAA), nói.
      Phát hiện này đồng thời cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy người Ai Cập từng hiện diện ở vùng đất thuộc Tel Aviv ngày nay. Trước đây, giới chuyên gia chỉ biết rằng họ có mặt ở vùng Negev hoặc đồng bằng ven biển phía nam.
      Theo các nhà khoa học, bia là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của Ai Cập. Các công nhân xây dựng kim tự tháp cũng từng nhận bia trong khẩu phần ăn hàng ngày và bình đựng bia được chôn theo người chết.
      Năm 1990, một nhóm khảo cổ từng khám phá nơi sản xuất bia của hoàng gia Ai Cập. Tại đây, họ nhận thấy dấu vết của 10 khoang sản xuất và bã bia.
      Anh Hoàng

      Sổ tay phép thuật của người Ai Cập cổ đại

      Các nhà nghiên cứu giải mã một cuốn sổ tay có từ thời Ai Cập cổ đại, tiết lộ nhiều câu thần chú, phép thuật về tình yêu, phương pháp trừ tà và chữa bệnh.
        Anh-Giai-ma-cuon-so-tay-phep-t-9443-9380
        Sổ tay phép thuật của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Malcolm Choat/Live Science
        Các nhà nghiên cứu gọi cuốn sách cổ là "sổ tay sức mạnh của lễ nghi". Theo Live Science, nó tiết lộ nhiều câu thần chú, cách sử dụng phép thuật tình yêu, xua đuổi tà ma và chữa trị bệnh vàng da đen.
        Cuốn sách có niên đại khoảng 1.300 năm, viết bằng ngôn ngữ Coptic cổ. Toàn bộ 20 trang sách đều được làm từ giấy da.
        "Sách cổ bao gồm nhiều câu thần chú kèm bản vẽ, một số quy định hoặc phù chú để chữa bệnh bằng tinh thần, mang lại thành công trong tình yêu và kinh doanh", giáo sư Malcolm Choat của Đại học Macquarie và Iain Gardner của Đại học Sydney, Australia, cho hay.
        Cuốn sách đề cập đến vị thánh Baktiotha, một người có danh tính khá bí ẩn, có sức mạnh lớn và là người cai trị các thế lực trong thế giới vật chất. Phong cách viết của cuốn sách cho thấy nó có từ vùng Thượng Ai Cập. Trong khoảng thời gian sách ra đời, nhiều người Ai Cập theo đạo Kitô giáo.
        Danh tính những người sử dụng cuốn sách và nguồn gốc của vẫn còn là một bí ẩn. Năm 1981, các chuyên gia của Đại học Macquarie mua cuốn sách từ đại lý đồ cổ Michael Fackelmann ở Vienna, Áo. Tuy nhiên, lý do Michael Fackelmann có được cuốn sách hiện chưa được rõ.
        Lê Hùng

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét